Mác 1.12-13
SỰ THỬ THÁCH CỦA NGƯỜI ĐẦY TỚ
Phần giới thiệu: Khi chúng ta tiếp tục chuyển sang sách Tin Lành Mác, chúng ta đang quan sát Chúa Jêsus khi Ngài bắt đầu chức vụ trên đất của Ngài. Giăng Báptít đã loan báo về sự đến của Ngài, các câu 7-8. Thế rồi Chúa Jêsus xuất hiện và chịu phép báptêm, các câu 9-11. Chúa Jêsus đã chịu phép báptêm, không phải để làm sạch Ngài bất cứ tội lỗi nào, vì Ngài chẳng có tội nào để làm sạch cả. Chúa Jêsus chịu phép báptêm để công khai tiếp nhận sứ mệnh của Cha Ngài làm Cứu Chúa của thế gian. Không lâu sau khi Ngài chịu báptêm, Chúa Jêsus đã được Thánh Linh của Đức Chúa Trời xức dầu để phục vụ, và Chúa Jêsus nghe thấy giọng nói của Cha Ngài công nhận Ngài là Con Đức Chúa Trời và tán thưởng Ngài trong từng phương diện.
Mấy câu Kinh Thánh ngày hôm nay của chúng ta tỏ ra phần sửa soạn của Đức Chúa Jêsus Christ lãnh lấy sứ mệnh phục vụ của Ngài cho nhân loại sa ngã. Sau khi Ngài chịu báptêm, Thánh Linh của Đức Chúa Trời “giục” Chúa Jêsus vào trong đồng vắng. Chữ “giục” là một chữ rất mạnh. Nó có ý nói “đưa vào hay đẩy vào”. Chữ nầy không có ý nói rằng Chúa Jêsus đã bị buộc phải làm theo ý chỉ của Đức Chúa Cha; nó chỉ muốn nói rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời tác động vào Chúa Jêsus theo một tư thế rất mạnh mẽ rồi đưa Ngài vào trong đồng vắng để chịu thử nghiệm.
Tôi rất thích phân đoạn Kinh Thánh nầy vì Đức Chúa Jêsus Christ đã nếm trải thời gian thử thách và Ngài trở ra với sự đắc thắng ở mặt kia. Mỗi người trong phòng nhóm nầy đều đối diện với một thời gian thử thách nữa đấy. Chúng ta cần giúp đỡ khi thời điểm thử thách của chúng ta đến, vì không như Chúa Jêsus, chúng ta thất bại trong lãnh vực nầy nhiều hơn là chúng ta thành công.
Phân đoạn nầy hiến cho nhiều sự giúp đỡ và hy vọng có cần khi thời điểm thử thách và cám dỗ của chính chúng ta đến. Chúng ta hãy nhìn vào mấy câu nầy rồi xét xem Sự thử thách của người đầy tớ.
Kể từ lúc câu chuyện của Mác nói tới sự cố nầy rất là hạn chế, chúng ta sẽ nhờ đến chứng cớ của Mathiơ để giúp cho chúng ta trong sự thông biết về phần thử thách của Chúa. Bạn có thể tìm câu chuyện của Mathiơ ở Mathiơ 4.4-11. Cho phép tôi chỉ ra cho bạn thấy một số chi tiết trong sự cám dỗ của Chúa chúng ta, chúng có thể giúp đỡ chúng ta khi chúng ta đối diện với sự cám dỗ trong chính đời sống của mình.
I. THỜI ĐIỂM CÁM DỖ CỦA NGÀI (câu 12)
A. Từ ngữ “tức thì” khiến cho chúng ta nhìn biết rằng sự thử thách Chúa Jêsus đã đối diện với trong đồng vắng đã diễn ra khi phép báptêm của Ngài đã hoàn tất. Không có một sự chậm trễ nào hết. Một phút Chúa Jêsus nghe thấy sự tán thưởng của Đức Chúa Cha; sau khi nhận lãnh sự xức dầu của Đức Thánh Linh và khẳng định việc nhận lãnh sứ mệnh của Ngài; phút kế đó, Ngài thấy mình bị buộc phải bước vào thời điểm thử thách nầy.
B. Có một bài học quan trọng ở đây dành cho con cái của Đức Chúa Trời. Chúng ta rất dễ bị tấn công khi chúng ta bước ra khỏi thời điểm đắc thắng lớn lao. Satan thích tấn công chúng ta khi chúng ta nghĩ chúng ta là người mạnh nhất. Điều nầy đã được dạy dỗ rất rõ ràng trong Kinh Thánh, I Côrinhtô 10.12.
Hãy nhìn xem Êli trên Núi Cạtmên. Ông đưa ra một lời cầu nguyện ngắn và lửa của Đức Chúa Trời giáng xuống thiêu đốt của lễ thiêu. Ông bắt lấy 450 tiên tri Baanh rồi khiến họ phải chịu chết. Ông lại cầu xin nữa, và trời mưa xuống lần đầu tiên trong ba năm rưỡi. Thậm chí ông chạy trước xe ngựa của Vua Aháp trên đường trở lại thành Samari. Êli đang ở đỉnh cao cuộc chơi của mình! Không đầy 24 giờ đồng hồ cứ chạy mãi. Giêsabên gửi đến ông một lời rằng bà ta sẽ lam cho ông y một việc mà ông đã làm cho các tiên tri thần Baanh, I Các Vua 19.2. Thế rồi Êli làm gì? Có phải ông nhớ đến quyền phép Đức Chúa Trời rồi đáp: “Thử coi Giêsabên! Đức Chúa Trời có thể xử ngươi đấy!”? Không, ông đã bỏ chạy trong sợ hãi.
C. Hãy tỉnh thức khi bạn vui hưởng một sự đắc thắng thuộc linh lớn lao hay gắn bó với Đức Chúa Trời trong một việc thiện tốt đẹp nào đó. Bạn nên nghĩ rằng bạn là vô địch và bạn đã đạt tới một vị trí mà ở đó ma quỉ không thể đụng đến bạn được. Khi bạn suy nghĩ như thế, bạn đang đối mặt với thời điểm thử thách rồi đấy! (Minh họa: Có bao nhiêu người đã đối diện với thử thách trong buổi thờ phượng tối thứ Tư?) (Minh họa: Satan cũng sẽ đến khi bạn mệt mõi và yếu đuối – Minh họa: Chúa Jêsus!)
II. KHU VỰC CÁM DỖ CỦA NGÀI (câu 12)
A. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus đã được đưa vào trong “đồng vắng”. Người Do thái nhìn xem đồng vắng là một nơi rất nguy hiểm, tối tăm và là nơi ở của ma quỉ. Đối với họ, đồng vắng tiêu biểu cho mọi sự xấu xa và bị phân cách đối với Đức Chúa Trời.
B. Chúa Jêsus bị đưa vào trong đồng vắng để đánh trận với ma quỉ ngay trên lãnh địa của hắn.
Chúa Jêsus đã vây lấy lãnh địa của ma quỉ khi Ngài giáng sanh vào thế giới nầy. Satan là “chúa đời nầy”, II Côrinhtô 4.4. Khi chúng ta vào trong thế gian nầy, Ngài đã tuyên chiến với ma quỉ và đưa chiến trận đến với hắn. Trong sự cám dỗ, những chiến tuyến giữa Chúa Jêsus và Satan đã được vạch ra ngay từ đầu.
C. Sự cám dỗ của Chúa Jêsus đã phục vụ ba mục tiêu:
1. Ma quỉ nhận ra đúng hắn đang đối phó với ai.
2. Đức Chúa Con kinh nghiệm khả năng của Đức Chúa Cha quan phòng trên Ngài.
3. Chúng ta có thể nhìn thấy có sự trợ giúp cho chúng ta khi chúng ta đối diện với thời điểm thử thách của chính chúng ta.
(Minh họa: Chúa Jêsus đã chịu đựng sự cám dỗ và sự thử thách. Ngài có khả năng trợ giúp chúng ta khi chúng ta đối viện với những thời điểm đó trong cuộc sống của chính chúng ta, Hêbơrơ 2.18).
III. NHỮNG CÁM DỖ TRONG THỬ THÁCH (Các câu 12-13)
(Minh họa: Phần mô tả của Mác về các biến cố nầy rất ngắn gọn, nhưng chúng ta có thể nhìn thấy một số lẽ thật quan trọng ở đây).
A. Chức năng lãnh đạo – Sự thử thách trong đó cho thấy Chúa Jêsus đang đánh trận với ma quỉ. Thế nhưng, Mác mau mắn thuật cho chúng ta biết rằng “Thánh Linh” của Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng đã khiến cho Chúa Jêsus phải đi vào đồng vắng.
Khi những sự cám dỗ về điều ác đến, chúng không hề đến từ bàn tay của Đức Chúa Trời đâu, Giacơ 1.13. Đức Chúa Trời không hề đưa người ta vào trong tội lỗi bao giờ. Ngài đang vận hành đưa chúng ta ra khỏi tội ác, I Côrinhtô 10.13. Tuy nhiên, Ngài sẽ đưa chúng ta vào những thời kỳ thử thách. Ngài đang làm điều nầy, không phải để khiến cho chúng ta thất bại, mà để giúp cho chúng ta lớn lên trong Chúa.
Ngài biết rõ chúng ta làm hết sức mình để lớn lên khi áp lực gia tăng. Đức Chúa Trời sẽ không đưa bạn vào thời điểm thử thách để phạm tội, mà Ngài sẽ đưa bạn vào thời điểm thử thách để giúp cho bạn lớn lên. Giống như hỏi Giôsép về lý do tại sao ông lại kết thúc trong cái hố kia, Sáng thế ký 37; 50.20. Đức Chúa Trời sẽ không hề giục bạn phải phạm tội đâu, nhưng Ngài sẽ đặt bạn trong những chỗ mà ở đó đức tin của bạn sẽ được thử nghiệm! Satan cũng sử dụng những thời điểm nầy để cám dỗ chúng ta.
B. Sự cô độc – Trong chỗ đồng vắng đó, Chúa Jêsus đã bị cắt đứt khỏi bạn bè và gia đình. Ngài bị khóa lại trong một thời gian để Ngài chịu thử nghiệm. Bạn hữu duy nhứt của Ngài ở đó là “thú rừng”, “thiên sứ” và “ma quỉ”.
Chúng ta không biết lý do tại sao Mác nhắc tới “thú rừng”. Có thể ông đã nhắc tới chúng để nhấn mạnh sự kiện Chúa Jêsus đã ở trong một nơi trơ trụi chỉ có thú hoang ở mà thôi. Sa mạc trong thời Chúa Jêsus chỉ có những bầy sư tử, linh cẩu, lợn rừng, và chó rừng ở mà thôi. Đây là những loài thú dữ ham tìm mồi lén bám theo Chúa Jêsus. Có người tin rằng các loài thú nầy đã nhận ra Đấng Tạo Hóa của chúng và đã đến gần để yên ủi Ngài trong những cơn thử thách của Ngài.
Các thiên sứ không cung ứng đồ ăn cho Ngài cho tới chừng sự thử thách của Ngài đã xong, Mathiơ 4.11. Từ ngữ “hầu việc” cũng chính là chữ được dịch là “chấp sự”. Nó có ý nói “hầu bàn, dọn thức ăn thức uống cho khách”. Nhưng, họ đã ở với Ngài trong toàn bộ cơn thử thách. Họ giao thông với Ngài và cung ứng cho Ngài sự ủng hộ về tình cảm, về thuộc linh và lý trí suốt thời gian thử nghiệm.
Thánh Linh của Đức Chúa Trời cũng có mặt ở đó để cung ứng cho Chúa Jêsus sự yên ủi trong suốt kỳ thử thách nầy. Đức Thánh Linh được gọi là “Đấng Yên Ủi” trong sách Giăng, Giăng 14.16. Từ ngữ “Đấng Yên Ủi” đề cập tới “Đấng đứng một bên người khác để cung ứng sự trợ giúp và yên ủi”.
Tất nhiên, ma quỉ cũng có mặt ở đó. Hắn có mặt ở đó để nhìn xem Chúa Jêsus thất bại. Hắn đã đến để đánh hạ Chúa rồi đánh bại Ngài nếu hắn có thể. Bao nhiêu lần trong suốt 40 năm đó, Satan đã nói với Chúa Jêsus là chẳng có ai quan tâm đâu? Bao nhiêu lần hắn nói cho Chúa biết dại dột là dường nào một khi Ngài đem lòng tin cậy Đức Chúa Trời? Bao nhiêu lần hắn chỉ ra sự thực là Chúa Jêsus chỉ có một mình, chẳng có đồ ăn và không bạn hữu?
(Minh họa: Có nhiều lúc chúng ta cảm thấy như chỉ có một mình đi ngang qua những chỗ khó khăn trong cuộc sống. Dường như kẻ duy nhứt có mặt ở quanh đấy là ma quỉ mà thôi. Hắn đến quanh đó để làm cho chúng ta đúng những gì hắn đã làm cho Chúa Jêsus. Hắn đến để nhiếc móc chúng ta rồi thách thức lòng chúng ta quyết tâm đối với lẽ thật của Chúa.
Thậm chí khi dường như bạn chỉ có một mình, không phải như thế đâu! Các thiên sứ của Chúa có mặt ở đó đặng phục sự cho bạn theo các phương thức mà bạn không nhìn biết cho tới chừng bạn về đến thiên đàng, Hêbơrơ 1.14; 13.2. Chính mình Chúa có mặt ở đó! Thậm chí khi bạn không thể nhìn thấy Ngài, nhận định được Ngài hay cảm nhận Ngài, Ngài vẫn có mặt ở đó để giúp đỡ cho bạn đấy, Hêbơrơ 13.5; Mathiơ 28.20. Ngài đang ở trong bạn. Ngài đang ở với bạn. Và Ngài sẽ không hề lìa bỏ bạn, Giăng 14.16-18.
Chúa chúng ta biết phải giúp đỡ cho những ai cô độc là thế nào rồi! Ngài đã có mặt ở đó!)
C. Lượng thời gian – Lần thử thách nầy đã kéo dài trong bốn mươi ngày. Con số 40 trong Kinh Thánh được sử dụng để chỉ “thời gian thử thách, thời gian quản chế; và thời gian chuẩn bị”. Israel đã tốn bốn mươi năm trong đồng vắng. Môise đã tốn bốn mươi năm ở đàng sau sa mạc đặng chịu luyện tập. Các thám tử tốn bốn mươi ngày do thám xứ Canaan. Những trận mưa đổ xuống trên đất bốn mươi ngày đêm trong nạn lụt. Vì thế, con số 40 là con số được gắn với thử thách.
Mathiơ cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus đã kiêng ăn trong bốn mươi ngày, Mathiơ 4.2. Ngài cũng để ra thời gian ấy tương giao mật thiết với Cha của Ngài. Ngài đang tự mình chuẩn bị về mặt thuộc linh cho sự xuất hiện hầu đến khi Satan thả lỏng những sự cám dỗ của hắn. Chúa Jêsus đã sẵn sàng cho chiến trận.
(Minh họa: Lần thử thách nầy kéo dài bốn mươi ngày cho Chúa Jêsus. Chúng ta không hề biết thời điểm thử thách của chúng ta sẽ là bao lâu khi chúng đến trên đường lối của chúng ta. Bổn phận của chúng ta là phải sửa soạn tiếp đón chúng khi chúng đến; phải khắc phục chúng trong ân điển của Đức Chúa Trời; và tiếp xúc với chúng bằng cái chạm làm chứng của chúng ta. Chúng ta không biết các trận chiến sẽ khó nhọc dường nào, nhưng chúng ta có lời hứa của Ngài, Ngài sẽ giúp đỡ cho chúng ta qua khỏi chúng hết thảy, II Côrinhtô 12.7-10).
D. Gánh nặng – Mác chỉ nói cho chúng ta biết Chúa Jêsus chịu “quỉ Satan cám dỗ”. Nói như vầy ám chỉ rằng Ngài bị ma quỉ tấn công trong suốt thời gian bốn mươi ngày đó. Mathiơ cho chúng ta biết chính ở phần cuối của bốn mươi ngày ấy, khi Chúa Jêsus yếu sức do kiêng ăn, Satan đã đến nghịch lại Ngài với những cuộc công kích mạnh mẽ và kịch liệt nhất, Mathiơ 4.2.
Muốn hiểu những gì Chúa Jêsus đã đối diện và những gì sự thử thách ấy dạy dỗ chúng ta, chúng ta cần phải nhìn vào câu chuyện của Mathiơ nói tới các biến cố nầy. Hãy mở ra ở Mathiơ 4. Chúng ta hãy xem xét ba sự thử thách được nhắc tới ở đây và nhìn thấy những bài học nào chúng ta có thể mót lấy từ nơi chúng.
1. Thử thách thứ nhứt – Mathiơ 4.3-4 – Trong phần thử thách nầy, Satan thắc mắc mối quan hệ của Đức Chúa Con với Đức Chúa Cha. Chắc chắn là Satan đã nghe thấy lời tuyên bố của Đức Chúa Cha ở Mác 1.11. Bây giờ, Satan đưa mối quan hệ đó vào thắc mắc. Hắn chế giễu Chúa Jêsus rồi nói: “Hãy xem kìa, ngươi đang đói khát ở đây trong đồng vắng! Nếu ngươi thực sự là Con Đức Chúa Trời, tại sao người cứ đói khát cho tới chết trong đồng vắng mà chi? Hãy sử dụng quyền phép của ngươi rồi biến những đá nầy thành bánh đi. Hãy tự nuôi mình nếu như ngươi là Con của Đức Chúa Trời”.
Bây giờ, chẳng có thắc mắc nào nếu như Chúa Jêsus có thể hóa đá thành bánh một khi Ngài muốn thế. Ngài vốn có quyền phép để làm việc đó. Và, muốn làm thỏa mãn một nhu cần hợp lẽ chẳng phải là tội lỗi đâu. Nhưng, sử dụng quyền phép của Ngài theo cách ấy trong thời điểm nầy chỉ tỏ ra thiếu đức tin nơi Đức Chúa Cha mà thôi. Sự thử thách ở đây cho Chúa Jêsus phải hành động độc lập đối với Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh. Ma quỉ muốn Chúa Jêsus phải làm việc của Riêng Ngài.
Câu trả lời của Đấng Christ cho ma quỉ chỉ ra tình trạng trong tấm lòng của Ngài. Ngài thà đói đến chết còn hơn là sống ngoài ý chỉ của Cha Ngài! Trụ ngay trọng tâm ý chỉ của Đức Chúa Cha đối với Chúa Jêsus còn có ý nghĩa nhiều hơn là bánh hay sự sống.
(Minh họa: Đúng là một thách thức đối với chúng ta! Chúng ta dễ dàng xòe tay ra đón lấy những thứ mà chúng ta ao ước dường bao! Chúng ta dễ dàng nhượng bộ trong thỏa hiệp và phạm tội hầu cho chúng ta có thể thỏa mãn các tư dục xác thịt của mình. Giống như những người Do thái dại dột kia, có nhiều lúc chúng ta ưa bánh hơn là chúng ta yêu mến Đức Chúa Cha, Giăng 6.26!)
2. Thử thách thứ hai – Mathiơ 4.5-7 – Ở đây, Satan tìm cách buộc Chúa Jêsus phải làm phép lạ nằm ngoài ý chỉ của Đức Chúa Cha. Satan đưa Chúa Jêsus lên nóc đền thờ. Địa điểm nầy có người nói là cao những 450 feet. Satan đã trưng dẫn sai Thi thiên 91.11-12. Satan bỏ đi cụm từ nói rằng “gìn giữ ngươi trong các đường lối ngươi”. Đây là lời hứa của Đức Chúa Trời bảo hộ cho Đấng Mêsi khi Ngài lo thể hiện ý chỉ của Đức Chúa Cha. Satan đang ra sức buộc Chúa Jêsus phải bước ra khỏi ý chỉ đó và làm một phép lạ để minh chứng rằng Ngài là Đấng mà Ngài hiện xưng nhận. Hắn cũng ra sức buộc Chúa Jêsus phải nhận lấy tiếng tăm ngay khi đó. Nếu nhảy ra khỏi nóc đền thờ và lao xuống đất, Ngài sẽ nổi tiếng ngay tức khắc.
Một lần nữa, Chúa Jêsus đã đáp ứng theo một phương thức rất thích nghi. Đáp ứng của Ngài là đáp ứng của đức tin. Chúa Jêsus đang nói: “Hành động ngược lại với ý chỉ của Đức Chúa Trời bất chấp hậu quả là không đúng”. Đức Chúa Trời tôn cao sự vâng lời, chớ không tôn cao những hậu quả. (Minh họa: Saulơ - I Samuên 15.1-33).
(Minh họa: Một lần nữa, có một bài học cho chúng ta. Có quá nhiều người trong thời của chúng ta dường như nghĩ cứu cánh xưng công bình cho phương tiện. Họ có tánh cho rằng mọi sự đều đúng hết bao lâu chỉ có ít người được đem về với Chúa, và bao lâu mọi việc đến cuối cùng chẳng còn đúng nữa.
Đức Chúa Trời không chúc phước cho các chương trình, con người, con rối và những con thú kiểng đâu. Ngài chúc phước cho Lời của Ngài và Ngài chúc phước cho sự vâng theo Lời của Ngài. Sự lớn lên thuộc về Chúa, I Côrinhtô 3.7. Sự vâng theo Lời Ngài là trách nhiệm của chúng ta! Sự thịnh vượng ở ngoài mặt không có nghĩa là Đức Chúa Trời tán thành những gì chúng ta đang làm đâu. Đức Chúa Trời luôn luôn đã và luôn luôn sẽ chúc phước cho sự vâng lời! Ngài sẽ không chúc phước bằng những phương thức mặt ngoài đâu, để cho nhiều người công nhận, mà Ngài luôn luôn tôn vinh người nào tôn cao Ngài!)
(Minh họa: Môise và việc đập hai lần vào hòn đá – Dân số ký 20.1-12 – Môise được truyền cho chỉ phán với hòn đá để nó phun nước ra. Thay vì thế, ông đã đập vào hòn đá hai lần. Đức Chúa Trời giàu ơn đã ban cho nước, nhưng Môise không được phép vào trong Đất Hứa vì ông không vâng lời. Tôi muốn có nhiều ơn phước và sự hiện diện của Đức Chúa Trời hơn là sự thịnh vượng có thể đạt được qua phương tiện con người!)
3. Thử thách thứ ba – Mathiơ 4.8-10 – Ở đây, Satan, là chúa của đời nầy, hiến cho Chúa Jêsus các nước trên thế gian. Satan đang nổ lực buộc Chúa Jêsus lãnh lấy mão triều thiên rồi bỏ qua thập tự giá. Chỉ cần cái cúi đầu đơn sơ trước quyền cai trị hạn chế của Satan, Chúa Jêsus sẽ bỏ qua nổi đau của đồi Gôgôtha thì có cả thế gian phủ phục dưới chơn Ngài.
Rõ ràng, Satan vốn có quyền lực để thực thi lời hứa nầy. Nhưng, Chúa Jêsus đáp ứng theo một phương thức tôn cao Đức Chúa Trời một lần nữa. Ngài nhắc cho Satan nhớ rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới xứng đáng được thờ lạy. Bạn thấy đấy, Chúa Jêsus không đến với thế gian nầy để chỉ lấy có mão triều thiên. Ồ, có mão triều thiên trong tương lai của Ngài, nhưng đối với Chúa Jêsus, con đường đến với mão triều thiên phải được thập tự giá soi dẫn! Chúa Jêsus đã đến với thế gian nầy để chịu chết. Ngài sẽ nhận được mão triều thiên bằng cách phó sự sống Ngài trên cây thập tự.
(Minh họa: Một lần nữa, có một bài học ở đây dành cho Chúa Jêsus. Satan muốn chúng ta bắt lấy con đường an nhàn, không đau đớn. Hắn hứa với chúng ta một con đường dễ dàng nếu chúng ta chịu đến cho hắn trở thành ông chủ cai trị đời sống chúng ta. Nhưng, nếu bạn nhường cho ma quỉ một cm, hắn sẽ trở thành ông chủ của bạn cho xem!
Ý chỉ của Đức Chúa Trời, ấy là chúng ta bước theo các lối của Ngài, và chúng ta tin cậy Ngài ban cho chúng ta những việc Ngài muốn đem vào đời sống chúng ta trong thì thuận tiện của Ngài, Thi thiên 37.5).
IV. LÀM CHỨNG TRONG SỰ THỬ THÁCH (câu 13).
A. Luca chép: “Ma quỉ dùng hết cách cám dỗ Ngài rồi, bèn tạm lìa Ngài” Luca 4.13. Đây chắc chắn chẳng phải là lần gặp gỡ sau cùng mà Chúa Jêsus đã có đối với ma quỉ. Chắc chắn Ngài sẽ đánh bại Satan cho đến đời đời khi Ngài chịu chết trên thập tự giá. Nhưng ở đây, trong sự thử thách của Ngài, Chúa Jêsus đã thắng một trận đại thắng đối với Satan.
Cần phải nói ra ở đây rằng sự thử thách của Chúa Jêsus không phải là nổ lực để khiến Ngài phạm tội. Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời ở trong xác thịt loài người và phạm tội là việc khó có thể được đối với Ngài. Kinh Thánh nói rất rõ vấn đề nầy. Thứ nhứt, Ngài chẳng biết đến tội lỗi, II Côrinhtô 5.21. Thứ hai, Ngài chẳng phạm tội, I Phierơ 2.22; Hêbơrơ 4.15. Thứ ba, Ngài chẳng có một tội nào hết, I Giăng 3.5; Giăng 14.30; Hêbơrơ 7.26.
Tuy nhiên, Ngài bị cám dỗ trong từng phương thức mà nhân loại bị cám dỗ, I Giăng 2.16; Hêbơrơ 4.15. Ngài bị cám dỗ trong lãnh vực xác thịt, trong lãnh vực tình cảm và lãnh vực thuộc linh, giống như chúng ta bị cám dỗ vậy.
Nếu Ngài không thể phạm tội, sự cám dỗ của Ngài có thật không? Phải, những sự cám dỗ ấy rất thật. Sự cám dỗ của Chúa Jêsus không phải để xem Ngài có phạm tội hay không, mà để chứng minh rằng Ngài không thể phạm tội. Ngài đã chứng minh rằng Ngài là Con vô tội của Đức Chúa Trời trong đồng vắng đó!
Có một số bài học mà chúng ta có thể tiếp thu từ sự cám dỗ của Ngài; những bài học có thể giúp chúng ta trong ngày thử thách của chúng ta.
B. Chúa Jêsus đã đắc thắng vì Ngài vô tội. Chúng ta sa ngã vì chúng ta phạm tội. Làm sao chúng ta đạt được chiến thắng trong chiến trận của chính chúng ta với tội lỗi?
Quan sát Chúa Jêsus trong thử thách của Ngài có thể giúp đỡ chúng ta trong thử thách của chúng ta. Có hai điều chúng ta cần phải lưu ý. Thứ nhứt, Ngài được đầy dẫy Đức Thánh Linh, Mác 1.10. Thứ hai, Ngài được đầy dẫy Lời của Đức Chúa Trời. Ba lần Chúa Jêsus bị cám dỗ và ba lần Ngài trở lại với sách Cựu Ước Phục truyền luật lệ ký, (Phục truyền luật lệ ký 8.3; 6.16; 6.13), vì Ngài chỉ cần đến Ngôi Lời.
Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài khả năng để đứng vững nghịch lại những lần tấn công của ma quỉ. Lời của Đức Chúa Trời cung ứng cho Ngài sức lực để tự biện hộ khi Ngài phản công.
Nếu chúng ta muốn thành công trong chiến trận của chúng ta với xác thịt và ma quỉ, chúng ta cần phải biết chắc rằng chúng ta đang sống loại đời sống được Thánh Linh của Đức Chúa Trời cai quản, Êphêsô 5.18, và được đầy dẫy Lời của Đức Chúa Trời, Thi thiên 119.11. Chúng ta cần Ngài và quyền phép của Ngài nếu chúng ta muốn có đắc thắng trong thời điểm thử thách của chúng ta.
C. Ađam thứ nhứt đã được đặt vào một ngôi vườn đẹp đẽ. Ông đã sống trong một bối cảnh thật trọn vẹn, thế mà ông vẫn thất bại. Vì sự sa ngã của Ađam, hết thảy con cái của ông đều được sanh ra trong tội lỗi, Rôma 5.12. Hết thảy chúng ta đều ở trong nhu cần đến một Cứu Chúa và hết thảy chúng ta đều có rắc rối với tội lỗi và sự thử thách.
Ađam thứ hai, là Chúa Jêsus, đã bị giục vào trong đồng vắng trơ trọi. Ở đó, Ngài đã đánh trận với ma quỉ và Ngài đễ kết thúc với đắc thắng.
Chúa Jêsus đã đi vào trong đồng vắng đó và đã đối mặt với ma quỉ trên chính lãnh thổ của hắn. Ngài đã làm như thế để Ngài có thể giúp chúng ta khi thì thử thách của chúng ta đến. Ngài hiểu rõ vì Ngài đã có mặt ở đó. Ngài có khả năng giúp đỡ những ai chịu nhìn về Ngài để có sức lực thắng hơn những sự thử thách và cám dỗ của chính họ, Hêbơrơ 4.15. Ngài đã đánh trận để Ngài có thể giúp cho chúng ta đắc thắng!
Phần kết luận: Năm 1961, một người có tên là Adolph Eichmann đã bị xét xử vì những tội ác của ông ta là một trong những kiến trúc sư chính của cuộc diệt chủng Do thái. Một trong những người đã làm chứng chống lại cựu Phátxít là một kẻ sống sót trong trại tù tập trung có tên là Yehiel Dinur. Một đoạn phim từ cuộc xét xử Eichmann năm 1961 cho thấy Dinur đang bước vào phòng xử, dừng lại một chút, nhìn thẳng vào Eichmann lần đầu tiên kể từ khi quân Phátxít đưa ông vào trại tập trung Auschwitz 18 năm trước. Dinur bắt đầu nức nở không kềm chế được nữa, rồi ngất đi, sụp xuống sàn nhà khi quan tòa đập cái búa để ra lịnh cho phòng xét xử đông người.
Có phải Dinur đã bị thù hận thắng hơn không? Sợ hãi? Những ký ức khủng khiếp?
Không; chẳng có điều nào trong những điều nầy. Dinur giải thích rằng khi ông Ngài nhìn thấy Eichmann, ông nhận ra Eichmann không phải là một sĩ quan quân đội giống như hung thần, là kẻ đã đưa nhiều người đến chỗ chết. Eichmann nầy là một con người bình thường. Dinur nói: “Tôi đã sợ ở trong lòng. . .Tôi nhìn thấy mình có khả năng làm điều nầy. Tôi sợ. . . mình giống như hắn”.
Mike Wallace, trong chương trình 60 phút của đài CBS đã tóm tắt khám phá kinh khủng của Dinur bằng câu nói: “Eichmann đang ở trong hết thảy chúng ta”. Đấy là câu nói thật kinh khủng; nhưng nó bắt lấy lẽ thật trọng tâm nói tới bản chất của con người. Là kết quả của sự Sa Ngã, tội lỗi đang ở trong mỗi một người chúng ta, không những nhạy cảm phạm tội, mà còn nhạy cảm với chính tội lỗi nữa.
Quả là thật dường bao! Khả năng phạm tội ác trọng đại nhất đang tồn tại trong mỗi một người chúng ta. Hy vọng duy nhứt chúng ta có; sự giúp đỡ duy nhứt chúng ta có, là Đức Chúa Jêsus Christ.
Thứ nhứt, bạn cần phải biết chắc rằng bạn đang ở trong mối quan hệ đức tin cá nhân với Ngài. Có phải vậy không?
Thứ hai, nếu bạn đã được cứu, bạn cần phải biết chắc rằng bạn đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh và Lời của Đức Chúa Trời. Có phải vậy không?
Hết thảy chúng ta đều đánh trận với sự cám dỗ, nhưng có sự trợ giúp trong Chúa nếu bạn chịu tiếp nhận ơn ấy. Ngài đang chờ đợi để cứu bạn nếu bạn bị hư mất. Ngài đang chờ đợi để thêm sức cho bạn nếu bạn đang yếu đuối. Ngài đang chờ đợi để tha thứ cho bạn nếu bạn đã sa ngã.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét