Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Mác 11:12-14; 20-21: "CÂY VẢ KHÔNG TRÁI"



Mác 11:12-14; 20-21
CÂY VẢ KHÔNG TRÁI
Phần giới thiệu: Chúng ta đang đồng đi với Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài qua tuần lễ cuối của chức vụ Ngài trên đất. Cái điều đáng ngạc nhiên, ấy là Chúa Jêsus có khả năng gói ghém nhiều hoạt động như thế vào trong thời gian có 7 ngày. Ngài đã hoàn thành nhiều việc trong 7 ngày ấy và không một giây phút nào bị Chúa chúng ta phí phạm.
Trong sứ điệp nầy, chúng ta sẽ nhìn vào một biến cố đã xảy ra rất sớm vào sáng ngày thứ Hai trong tuần lễ thương khó của Chúa chúng ta. Biến cố nầy đã được ấn định để dạy dỗ chúng ta về sự phán xét của Đức Chúa Trời sẽ giáng trên dân Israel. Họ đã chối bỏ Đấng Mêsi của họ và họ sắp sửa trả một cái giá rất là kinh khiếp.
Trong khi phân đoạn Kinh Thánh nầy chủ yếu là nói tới dân Israel, cũng có một lời cảnh cáo ở đây cho mọi người. Chúa Jêsus muốn hết thảy chúng ta đều nhìn biết rằng Ngài đang xem xét mọi đời sống của chúng ta. Ngài muốn chúng ta nhìn biết rằng Ngài đang tìm kiếm bông trái thuộc linh chân chính trong đời sống của chúng ta. Khi Ngài tìm gặp bông trái ấy, chúng ta được chúc phước cho. Khi Ngài không tìm được nó, có một giá cao phải trả đấy.
Chúng ta hãy bước theo Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài qua mấy câu Kinh Thánh nầy hôm nay. Tôi muốn rao giảng về Cây Vả Không Trái. Tôi muốn bạn cùng xem với tôi Sự Ước Ao Của Chúa; Nổi Thất Vọng của Chúa; Lời Công Bố của Chúa và Sự Bày Tỏ của Chúa. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét những tư tưởng nầy. Chúng ta cũng phải biết chắc rằng chúng ta đang nghe sứ điệp của Ngài với tấm lòng của chúng ta. Đây là một sứ điệp quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua được.
I. ƯỚC AO CỦA CHÚA (câu 12)
+ Khi Chúa Jêsus cùng người của Ngài rời khỏi thành Bêthani trở về lại Jerusalem, Chúa Jêsus đã bị đói. Lẽ thật đơn sơ nầy có ít việc phải làm với sứ điệp mà tôi muốn rao giảng hôm nay, nhưng đây là một sự thật cần phải được phơi ra trong vài phút đồng hồ.
+ Khi Chúa Jêsus vào thành Jerusalem trên lưng con lừa con kia, Kinh Thánh chép, về con lừa đó: “Chúa cần dùng nó”, Mác 11:3. Như tôi đã nói, tôi lấy làm ngạc nhiên vì Chúa có thể cần bất cứ thứ gì. Rốt lại, Ngài là Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng Tạo Hóa. Ngài là Chúa vinh hiển.
Tuy nhiên, khi Chúa Jêsus ra đời trong thế gian nầy, Ngài đã gạt qua một bên sự vinh hiển của Ngài ở trên trời trong một thời gian để sống trong trần gian nầy như một con người. Đấng đã dựng nên muôn vật lại phải nương cậy vào những vật mà Ngài đã dựng nên. Cái điều nghịch lý trong đời sống trên đất của Đức Chúa Jêsus Christ được tóm lại trong lời lẽ của Phaolô ở II Côrinhtô 8:9: “Vì anh em biết ơn của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài vốn giàu, vì anh em mà tự làm nên nghèo, hầu cho bởi sự nghèo của Ngài, anh em được nên giàu”.
+ Đấng Tạo Hóa đã trở nên một con trẻ vô dụng, nương cậy vào mẹ Ngài về mọi việc.
+ Ngài làm chủ muôn vật, thế mà Ngài lại chẳng có chi hết. Ngài đã dựng nên các vì sao, thế mà Ngài chẳng có chỗ để gối đầu, Mathiơ 8:20.
+ Ngài mặc lấy cho muôn vật từ chỗ không không, thế mà Ngài phải mượn một chiếc thuyền để từ đó Ngài rao giảng Tin Lành.
+ Ngài đã dựng nên từng giọt nước đang hiện hữu trong thế gian, thế mà Ngài lại kêu lên: “Ta khát” khi Ngài hấp hối trên thập tự giá, Giăng 19:28.
+ Ngài đã dựng nên từng cây cối, song Ngài là chết trên một thập tự giá mượn.
+ Ngài đã dựng nên từng vầng đá, thế mà Ngài phải mượn một ngôi mộ để được chôn cất trong đó.
+ Ngài đã sử dụng những đám mây làm xe ngựa của Ngài, Thi thiên 104:3, thế mà Ngài phải mượn một con lừa để cỡi nó.
+ Tất cả mọi sự nầy đều làm chứng rõ ràng về nhân tính của Chúa. Khi Chúa Jêsus chào đời trong thế gian nầy, Ngài vẫn là Đức Chúa Trời trọn vẹn, nhưng Ngài đã trở thành con người trọn vẹn, Philíp 2:5-8. Điều nầy được thấy trong nhiều lãnh vực của đời sống Ngài. Hãy xem xét những điều sau đây:
+ Chúa Jêsus biết đói – Mác 11:12 (Minh họa: Thi thiên 50:12)
+ Chúa Jêsus biết khát – Giăng 19:28 (Minh họa: Êsai 40:12)
+ Chúa Jêsus kinh nghiệm sự yếu đuối – Giăng 4:6; Mác 4:38 (Minh họa: Thi thiên 121:4)
+ Chúa Jêsus kinh nghiệm đau khổ – Mathiơ 27:35; Êsai 52:14; Êsai 53:4-6 (Minh họa: Thi thiên 2:4)
+ Chúa Jêsus kinh nghiệm sự chối bỏ – Giăng 1:11; Giăng 7:3-5 (Minh họa: Sáng thế ký 1:26)
+ Chúa Jêsus kinh nghiệm sự cô đơn – Mathiơ 26:56 (Minh họa: Châm ngôn 15:3; Hêbơrơ 13:5)
+ Chúa Jêsus kinh nghiệm sự nghèo khổ – Mathiơ 8:20 (Minh họa: Thi thiên 50:10-12)
+ Có nhiều điều được nói về kinh nghiệm con người của Ngài. Nhưng, chúng ta cần phải nhớ rằng Ngài đã gánh chịu mọi sự hầu cho Ngài có thể đồng hóa với chúng ta. Ngài đã làm mọi sự Ngài đã làm để Ngài có thể bước lên thập tự giá rồi chịu chết cho dân sự của Ngài, II Côrinhtô 5:21. Ngài đã làm mọi sự Ngài đã làm để Ngài có thể kinh nghiệm cuộc sống từ nhận định của chúng ta rồi trải dài sự thương xót mà cứu giúp cho dân sự Ngài, Hêbơrơ 4:15-16.
+ Tôi ngợi khen Đức Chúa Trời vì Chúa Jêsus đã trở thành con người hầu cho chúng ta có một Đấng Cứu Chuộc và một Thiết Hữu biết chịu đựng gần gũi hơn một anh em ruột!
II. NỔI THẤT VỌNG CỦA CHÚA (các câu 12-13)
+ Phân đoạn Kinh Thánh thuật lại rằng Chúa Jêsus bị đói. Khi Ngài bước đi, Ngài nhìn thấy “đàng xa có một cây vả”. Cây vả đầy những lá, vì vậy Chúa Jêsus đến gần hy vọng tìm được mấy trái vả để ăn đở đói. Khi Ngài đến gần cây vả, Ngài chẳng tìm được trái nào hết, chỉ có lá mà thôi. Khi ấy, phân đoạn Kinh Thánh cho chúng ta biết “vì bấy giờ không phải mùa vả”. Để hiểu rõ những gì đang xảy ra ở đây, cần phải xem xét kỹ hơn một chút mấy câu Kinh Thánh nầy.
+ Cây vả đã và đang rất phổ thông ở trong xứ Israel. Cây vả, được nhắc tới hơn 60 lần trong Kinh Thánh, là một trong những cây quan trọng nhất có trong Lời của Đức Chúa Trời.
+ Cây nầy được nhắc tới trong Sáng thế ký 3:7, khi Ađam và Êva sử dụng lá có khổ rộng của nó che đậy sự trần truồng của họ.
+ Trái vả là một phần quan trọng trên thực đơn của vùng Trung đông. Trái nếm rất ngọt, Các Quan Xét 9:11.
+ Trái vả hái đầu tiên đặc biệt được đánh giá cao, Giêrêmi 24:2; Ôsê 9:10.
+ Cây vả được đánh giá cao vì bóng mát của nó. Ngồi dưới bóng cây vả là một dấu chỉ về sự bình an và thịnh vượng, I Các Vua 4:25; Michê 4:4.
+ Chính dưới bóng cây vả mà Chúa Jêsus đã nhìn thấy Nathanaên trước tiên, Giăng 1:48.
+ Cây vả tốt đã được sử dụng làm hình ảnh nói tới các tín đồ biết vâng phục, Giêrêmi 24:2-3; trong khi cây vả xấu được sử dụng như một hình ảnh nói tới kẻ gian ác, Giêrêmi 24:2-8.
+ Cây vả được sử dụng bởi các tiên tri Cựu Ước như một dấu chỉ về sự phán xét, Êsai 34:4; Giêrêmi 29:17; Ôsê 2:12, 9:10; Giôên 1:7; Michê 7:1.
+ Cây vả đã được sử dụng như một biểu tượng nói tới quốc gia Israel, Giêrêmi 8:13, 29:17; Ôsê 9:10, 16; Giôên 1:7; Michê 7:1-6.
Đấy là tiêu biểu về những gì Kinh Thánh nói tới cây vả.
Khi tôi nghĩ tới cây vả, tôi bắt nghĩ tới bụi vả mà tôi đã nhìn thấy trọn đời mình. Chúng mọc to lên, nhưng thấp lè tè dưới đất. Cây vả theo nhận định ở đây không phải là một bụi, mà là một cây. Cây vả nầy có thể mọc cao tới 20 – 30 feet với thân cây khoảng ba feet đường kính. Bề rộng của những nhánh vả có thể vào khoảng 25 – 30 feet. Nói khác đi, cây vả có thể có táng rất rộng lớn.
Cây vả là bất thường trong chỗ chúng có thể ra trái khoảng ba vụ trong một năm. Vụ thứ nhứt được sản sinh ra trên cây già. Lúc đầu năm, những cái chồi xanh xuất hiện ở cuối nhánh. Chúng được gọi là paggim và trong khi trái nầy không mọng nước và đậm đà như trái sau đó nhưng nó vẫn ăn được.
Sau khi paggim xuất hiện, cây vả sẽ bắt đầu ra lá và lớn thêm lên. Cây vả vốn có một không hai trong chỗ nó có thể kết quả đầy đủ, lá nhiều và đầy hoa, tất cả đều cùng một thời điểm. Vụ thứ nhứt sẽ chín vào tháng Sáu, vụ thứ hai vào tháng Chín và có khi, có vụ thứ ba vào tháng Chạp.
Khi trái lớn lên trong lúc cây cho ra nhiều lá, Chúa Jêsus cho rằng sẽ có trái trên cây vả khi Ngài đến gần nó là điều khả thi. Tuy nhiên, khi Ngài tìm kiếm trên cây, Ngài thấy cây chỉ toàn là lá; chẳng có một trái nào cả. Cây vả nầy giống như dối trá vì lá của nó hứa hẹn một việc mà cây không thể làm được. Lá hứa hẹn trái, thế mà chẳng có trái nào hết. Chẳng có việc gì sai với đất hết. Chẳng có việc gì sai với nhựa cây. Chỉ đơn giản là không có trái mà thôi.
Dại dột nằm ở cây nầy. Nó đứng ở một vị trí rất tốt. Nó mọc lên trong chỗ đất tốt. Nó đã tận hưởng đủ mưa và ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, cây nầy vẫn không có trái.
Một cây vả có đầy đủ lá vào tháng Tư sẽ không có trái sớm. Một khi cây nầy không có trái sớm, đó là dấu hiệu cho thấy sẽ chẳng có quả ngọt lúc thời điểm mùa vụ đến. Cây nầy chẳng cho một trái nào và vì lẽ đó nó vô dụng! Cây nầy chẳng thích ứng với điều gì trừ ra bị đốn hạ và để làm củi.
+ Khi chúng ta xem xét phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta phải đi sát với nội dung của nó. Trong các câu 1-11, Chúa Jêsus vừa giới thiệu chính mình Ngài cho Israel là Vua của họ. Ngài đã công khai tuyên bố ra lai lịch của Ngài và Israel hoàn toàn chối bỏ Vua của họ.
Israel giống như cây vả không trái nầy. Họ có đủ thứ dấu chỉ về sự sống thuộc linh, song họ chẳng kết quả. Họ tuân giữ văn tự của luật pháp. Họ thực hành mọi nghi thức trong Đền Thờ. Họ tuân giữ những kỳ lễ lạc và những thứ con sinh. Họ sống rất tôn giáo trong từng chi tiết, nhưng họ chẳng có trái thuộc linh nào hết.
Israel hứa với hết thảy những ai gặp nó và nó sẽ tỏ cho họ thấy con đường dẫn đến Đức Chúa Trời. Trong thực tế, nó chỉ tỏ ra cho họ thấy con đường dẫn tới chỗ làm nô lệ cho tôn giáo và con đường dẫn đến Địa Ngục. Israel đã đi với lá. Israel chẳng có bông trái nào hết. Israel trông sống đấy, nhưng nó lại trơ trụi về mặt thuộc linh.
Israel đã được ban cho từng cơ hội, được ban đủ điều kiện cho một dân tộc. Họ đã nhận lãnh sự chú ý riêng tư và sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Họ đã được trồng trong một đất thật tốt. Họ đã có Lời của Đức Chúa Trời, các tiên tri của Đức Chúa Trời và Đền Thờ của Đức Chúa Trời. Họ có mọi sự họ cần cho một vụ mùa bội thu thuộc linh, nhưng họ vẫn cứ mãi không kết quả.
Israel không có một trái nào giờ đây và sẽ chẳng có một trái nào trong tương lai. Họ đã vô dụng về mặt thuộc linh và chẳng thích ứng với việc gì khác hơn là lửa phán xét.
+ Như bạn có thể tưởng tượng ra, có một sứ điệp ở đây dành cho chúng ta. Khi Chúa xem xét đời sống của chúng ta, và Ngài đang xem xét, vậy thì Ngài đang nhìn thấy điều chi thế? Có phải Ngài nhìn thấy chúng ta đang kết quả cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời không? Hay, có phải Ngài nhìn thấy một cây chỉ toàn có lá thôi?
Chúng ta hãy đối diện với sự thật ngay hôm nay. Chúng ta đã được ban cho từng cơ hội thuộc linh mà Đức Chúa Trời đã hiến cho. Chúng ta có Lời của Ngài, Hội Thánh của Ngài và Thánh Linh của Ngài. Ngài đã chúc phước cho chúng ta thật dư dật. Chẳng có một sự chữa mình nào cho chúng ta khi là một nhánh không trái!
Chúng ta có đủ thứ diện mạo của cuộc sống. Chúng ta sử dụng đúng Kinh Thánh, hát lên những bài hát thật hay, rao giảng đúng sứ điệp và bước đi đúng đường lối. Khi người ta nhìn vào Hội Thánh nầy, họ có thể nhìn thấy toàn là lá. Chúng ta có tiếng tăm trong cộng đồng. Họ nói chúng ta là một nhóm “người thánh”. Họ nhìn thấy toàn là lá, còn có trái nào không?
Có phải chúng ta thực sự đang ở trong tình yêu thương với Chúa Jêsus không? Có phải chúng ta thực sự đang ở trong tình yêu thương với nhau không? Có phải Ngài là trọng tâm trong mọi sự chúng ta làm không? Có sự đầu phục thực sự đối với Đức Chúa Jêsus Christ, hay có phải chúng ta chỉ dâng cho Ngài sự phục vụ bằng môi miếng? Có phải Hội Thánh nầy chỉ toàn là lá thôi? Hay, có phải chúng ta có bông trái làm vinh hiển cho Chúa?
+ Còn về đời sống riêng tư của bạn thì sao? Có phải bạn chỉ toàn là lá, hay có phải bạn đang có trái? Chúng ta hãy dành ra một phút để xét mình trước mặt Chúa. Hãy tự hỏi mình những câu sau đây:
+ Có phải Chúa Jêsus thực sự là trái đầu tiên trong đời sống của bạn, hay có phải ý chỉ của Ngài, sự thờ lạy Ngài và công việc của Ngài chỉ là lời giải thích đến sau?
+ Có phải bạn có đủ thứ lễ phục của tôn giáo và sự cứu rỗi, song chẳng có một sự đầu phục thật sự nào với Đức Chúa Trời?
+ Có phải bạn reo hò, làm chứng và giả vờ thờ lạy đang khi bạn nắm giữ nhiều thứ ở trong lòng nghịch lại các điều kia?
+ Có phải bạn trông như đã được cứu ở nhà thờ, song đang sống giống như ma quỉ ở chỗ khác?
+ Có phải bạn đang hoạch định đời sống mình quanh những việc bạn muốn làm, nhưng không nhìn thấy nhu cần phải hoạch định quanh công việc của Chúa?
+ Có phải bạn đang có bất kỳ bông trái nào trong đời sống của bạn?
+ Bông trái luôn luôn là bằng cớ của việc được cứu hiển nhiên. Khi một người được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời, họ sẽ mang bông trái cho sự vinh hiển của Ngài! (Minh họa: Giăng 15:5 – Trái của gốc nho là bằng chứng của sự sống bên trong nhánh nho. Khi nhánh phục theo gốc nho và gốc nho sống nhờ nhánh nho, trái sẽ đốc ra). Loại bông trái nào vậy?
+ Một đời sống được thay đổi – II Côrinhtô 5:17
+ Một sự làm chứng sôi nổi – Công Vụ các Sứ đồ 1:8
+ Bằng chứng về sự sống ở bên trong – Galati 5:19-23
+ Không phải ai cũng mang lấy cùng một lượng bông trái, Giăng 15:1-8. Nhưng, người nào được cứu thì mang lấy một số bông trái! Thật vậy, từng đời sống, được cứu hay bị hư mất, đều mang một loại bông trái, nhưng chỉ có những ai đang ở trong mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời sẽ mang bông trái của Ngài, Mathiơ 7:18.
+ Khi chúng ta chỉ toàn là lá mà chẳng có trái nào hết, chúng ta đang sống trong tình trạng giả hình thuộc linh. Chúng ta sống chẳng thích ứng chi điều gì trừ ra sự phán xét.
+ Vì thế, Chúa Jêsus nhìn thấy gì khi Ngài nhìn vào đời sống của bạn?
III. LỜI CÔNG BỐ CỦA CHÚA (câu 14)
+ Vì cây vả bị đưng đi khi nó lẽ ra phải có trái, Chúa Jêsus tuyên bố một lời rủa sả trên nó. Ngài tuyên bố rằng nó sẽ chẳng có trái cho đến đời đời. Có người đọc chỗ nầy rồi đến với kết luận rằng Chúa Jêsus đã đã tỏ ra giận dữ ở đây. Cụm từ ở cuối câu 13: “vì bấy giờ không phải mùa vả”, dẫn họ đến chỗ kết luận rằng Chúa Jêsus đang trông đợi một việc từ cây ấy mà cây ấy không thể làm được. Chúng ta đã bàn bạc rồi vấn đề đó. Nếu đã có nhiều lá trên cây, thì sẽ có nhiều trái nữa. Chúa Jêsus đã rủa sả cây ấy vì sự giả hình của nó. Thiếu bông trái không phải là lý do cho sự rủa sả. Mà là tính tự phụ của lá! Cây vả đã đưa ra nhiều lời hứa mà nó không thể làm được!
+ Một lần nữa, đây là hình ảnh nói tới quốc gia Israel. Vì họ đã hứa đưa ra sự sống nhưng chỉ đưa ra sự nô lệ và tôn giáo chết mà thôi, họ cũng bị rủa sả nữa. Chúng ta biết từ bản tường trình lịch sử rằng Israel bị xét đoán vì sự họ chối bỏ Chúa Jêsus. Họ đã trả một giá rất cao cho tình trạng giả hình của họ. Họ bị hủy diệt bởi Rome vào năm 70SC và dân cư còn sống sót bị tan rãi ra khắp thế giới. Xứ sở của họ đã bị đình chỉ thôi không tồn tại nữa trong gần 1.900 năm. Quốc gia Israel đã được tái sinh vào năm 1948, nhưng họ vẫn đứng dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời cho tới ngày nay. Một ngày kia, khi Chúa Jêsus tái lâm trong sự vinh hiển, sự rủa sả sẽ được cất đi và Israel sẽ được hưng thịnh lại. Nhưng kể từ bây giờ, họ đang trả một giá rất cao về sự lừa lọc và giả hình của họ.
+ Tôi mới vừa nhắc cho bạn nhớ rằng cũng bối cảnh ấy sẽ được bày ra trong đời sống của chúng ta hôm nay. Khi chúng ta có cái bề ngoài của sự sống, mà chẳng có trái nào hết, chúng ta có thể trông mong một sự thăm viếng đến từ Chúa. Câu 13 cho chúng ta biết rằng cây vả còn ở “đàng xa”. Chúa Jêsus đã thực thi một nổ lực để đến với cây vả ấy và Ngài cũng sẽ đến để xem xét bông trái trong đời sống của chúng ta nữa đấy.
Nếu chúng ta sống giả hình và không mang bông trái như Ngài ước ao chúng ta phải có, Ngài sẽ gạt chúng ta qua một bên. Đây là nổi lo của Phaolô, I Côrinhtô 9:27. Đây cũng là lời hứa của nhà nông đối với những nhánh nho trong vườn nho của ông ta, Giăng 15:2. Nếu chúng ta cứ ra vẻ tôn giáo qua cách phô bày toàn những lá, mà chẳng có một trái nào hết, Ngài cũng sẽ xét đoán chúng ta nữa đấy!
Câu nói ấy xứng đáng cho một sự xét nét kỹ càng hơn. Khi Chúa nhìn thấy một nhánh không có trái, Ngài “cất nó đi”. Điều nầy không có nghĩa là Ngài cắt bỏ nhánh ra khỏi gốc. Nó có nghĩa là Ngài bắt đầu làm việc trong nhánh đó để làm cho nó được kết quả. Ngài “nâng đỡ nó, rồi chỉ dẫn cho nó mọc lên như Ngài dự tính nó phải mọc lên”. Có phải bạn để ý thấy “từng nhánh” đang nhận lãnh sự chú ý nầy không?
Khi Chúa tìm gặp một nhánh không kết quả đối với mọi nổ lực của Ngài hướng dẫn nó và khiến cho nó kết quả, nhánh ấy sẽ kinh nghiệm công việc của gốc nho chăm chút hơn với một cấp độ sâu sắc và đau đớn hơn. Giăng 15:6 chép: “Nếu ai chẳng cứ ở trong ta thì phải ném ra ngoài, cũng như nhánh nho; nhánh khô đi, người ta lượm lấy, quăng vào lửa, thì nó cháy”. Điều nầy không có ý nói rằng nhánh nho đã bị cắt đứt ra khỏi gốc nho đâu. Câu nầy có ý nói rằng nó sẽ được tỉa sửa lại trong một nổ lực buộc nó phải kết quả.
Hết thảy những điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng người nào biết Chúa đều được trông mong phải sống thật kết quả. Khi chúng ta không kết quả, chúng ta có thể trông mong sự chú ý riêng tư của Đấng Trồng Nho trong đời sống của chúng ta. Ngài sẽ đến với chúng ta bằng sự sửa phạt để dạy dỗ và hướng dẫn trở nên kết quả hơn cho sự vinh hiển của Ngài, Hêbơrơ 12:5-11; Khải huyền 3:19.
+ Chúa cũng làm việc trên nhánh kết quả để giúp nó càng kết quả hơn, Giăng 15:2. Ao ước của Ngài, ấy chúng ta phải được “kết quả”, Giăng 15:2; “sai trái hơn”, Giăng 15:2, và “lắm trái”, Giăng 15:5. Nếu chúng ta đầu phục Ngài, công việc của Ngài và ý chỉ của Ngài trong đời sống của chúng ta, chúng ta sẽ là những nhánh nho kết quả cho sự vinh hiển của Ngài!
+ Đây là những gì chúng ta cần phải xem xét hôm nay. Chúa đang tìm kiếm bông trái. Nếu Ngài tìm thấy trái trong đời sống của chúng ta, Ngài sẽ chúc phước cho chúng ta và khiến cho chúng ta càng được kết quả nhiều hơn. Nếu Ngài không thấy bông trái trong đời sống của chúng ta, Ngài sẽ nắm lấy những bước cần thiết để khiến cho chúng ta được kết quả. Thắc mắc là, cần phải nắm lấy điều gì để đưa bạn đến một chỗ thật kết quả đây? Chúa phải làm gì trong đời sống của bạn để đốc ra bông trái của Ngài? Có những câu hỏi xứng đáng cho sự xem xét hôm nay!
IV. SỰ BÀY TỎ CỦA CHÚA (các câu 20-21)
+ Các môn đồ đã nghe Chúa Jêsus nói khi Ngài rủa sả cây vả, câu 14. Qua ngày sau, khi họ đi ngang qua đó, họ nhìn thấy cây vả đã “khô cho tới rễ”. Phierơ mời Chúa để ý tới phép lạ nầy. Mấy người nầy có thể nhìn thấy Chúa đã làm ra một phép lạ và phép lạ nầy có một bài học đặc biệt để dạy dỗ. Phép lạ nầy là một sự bày tỏ rõ ràng về quyền tể trị của Chúa trên muôn vật, kể cả thiên nhiên.
+ Thường thì khi một cây “khô đi”, nó phải khô từ trên ngọn xuống gốc. Hệ thống rễ sẽ là phần cuối cùng của cây phải chết đi. Còn cây nầy thì không phải vậy! Chúa Jêsus đã rủa nó và nó đã chết từ gốc trở lên. Đây là một hình ảnh nói tới sự hủy diệt hoàn toàn!
+ Một lần nữa, cây nầy là một hình ảnh nói tới Israel. Họ đã bị Chúa xét đoán vì sự giả hình và sự họ chối bỏ Đấng Mêsi. Họ bị hủy diệt từ gốc rễ trở lên.
Đây là sứ điệp của Giăng Báptít cho dân Israel: “Bây giờ cái búa đã để kề rễ cây; vậy hễ cây nào không sanh trái tốt, thì sẽ phải đốn và chụm” Mathiơ 3:10. Israel không luôn luôn sống theo cách ấy. Sẽ có một thời điểm khi họ kết quả và tôn vinh Chúa. Còn bây giờ, họ đang ở trong sự chối bỏ và giả hình, số phận của họ đã bị đóng ấn rồi. Họ đã bị rủa sả và họ sẽ bị hủy diệt.
+ Tôi mới vừa nhắc cho mọi người trong phòng nhóm nầy nhớ rằng chính Đức Chúa Trời ấy, là Đấng có thể bắt lấy một tội nhân bị hư mất, cứu lấy linh hồn người rồi chúc phước cho đời sống của người, cũng chính là Đức Chúa Trời Ngài sẽ xét đoán đời sống ấy nếu thấy cần thiết.
Nếu chúng ta chịu tôn vinh Ngài, vâng theo Ngài và hầu việc Ngài, Ngài sẽ chúc phước cho chúng ta trong những phương thức thật lạ lùng. Nếu chúng ta từ chối không tôn vinh, không vâng theo và không hầu việc Ngài, Ngài sẽ đem sự sửa phạt của Ngài vào trong đời sống của chúng ta. Cũng chính Chúa là Đấng có thể làm đầy dẫy chúng ta và sử dụng chúng ta, Ngài có thể lìa bỏ chúng ta trong khô hạn và trống không. Ngài có quyền chúc phước và Ngài có quyền rủa sả chúng ta, hết thảy đều nương vào khả năng kết trái cho sự vinh hiển của Ngài!
Phần kết luận: Các môn đồ nhìn thấy những gì đã xảy ra rồi nhận vào lòng. Ít nhất, một số người trong họ đã làm thế! Một người trong số họ, là Giuđa Íchcariốt, đã sống y như Israel. Ông ta chỉ có toàn lá mà chẳng có trái nào hết. Ông ta đã giảng đạo, đã chữa lành, đã đuổi tà ma, nhưng đấy chỉ là toàn lá! Chẳng có một thực tại nào trong những gì ông ta đã làm, hết thảy chỉ là giả hình! Ông ta đã không nhìn biết Chúa. Phải chắc chắn là bạn nhìn biết Ngài! Nếu bạn không dám chắc, hãy chạy đến với Chúa Jêsus và được cứu ngay hôm nay đi!
Hãy nhận sứ điệp nầy vào lòng để mà tin theo. Chúa đang tìm kiếm bông trái trong đời sống của dân sự Ngài. Chúa đang tìm kiếm bông trái trong Hội Thánh của Ngài. Khi Ngài tra xét chúng ta, có phải Ngài tìm gặp điều Ngài đang tìm kiếm không? Hay, có phải Ngài nhìn thấy toàn là lá mà chẳng có trái nào hết? Bạn cần phải làm gì hôm nay chứ!?!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét