Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Mác 3.31-35: "BẠN CÓ MẶT TRONG GIA ĐÌNH CHƯA?"



Mác 3.31-35
BẠN CÓ MẶT TRONG GIA ĐÌNH CHƯA?
Phần giới thiệu: Tôi muốn lấy bạn nhập bối cảnh nầy vào trong đầu của bạn. Chúa Jêsus đang dạy dỗ trong thành Cabênaum. Một đám dân đông đang vây quanh Ngài. Hầu hết họ có mặt ở đó để nghe những điều Ngài phán dạy vì họ bị cuốn hút bởi sứ điệp của Ngài và bởi các phép lạ của Ngài, câu 20. Những người nầy có mặt ở đó để lắng nghe Chúa rao giảng.
Nhiều người khác có mặt ở đó để tìm lỗi lầm nơi Chúa Jêsus và nơi lời lẽ, việc làm của Ngài, câu 22. Các cấp lãnh đạo tôn giáo đã đến để nghe Chúa giảng và khi họ nghe những điều Ngài phán dạy, họ tố cáo Ngài vì đã liên kết với Satan. Những người nầy có mặt ở đó để ngăn trở Chúa.
Có một nhóm khác ở thành Cabênaum trong ngày ấy. Họ được gọi là “bạn hữu” của Chúa Jêsus tronmg câu 21. Cụm từ “bạn hữu” đúng ra có ý nghĩa “bà con”. Nhóm người nầy là gia đình của Chúa chúng ta.
Họ đã đến thành Cabênaum để giải cứu Chúa Jêsus. Họ không đến để cứu Ngài ra khỏi đoàn dân đông hay ra khỏi các thầy thông giáo; họ đã đến để cứu Ngài ra khỏi chính mình Ngài. Họ nghĩ Chúa Jêsus đã mất trí rồi. Họ lo lắng cho Ngài và họ đã đến để bắt lấy Ngài, để đưa Ngài về nhà, để Ngài có thể nghỉ ngơi. Họ đã lo lắng cho Ngài. Số người nầy có mặt ở đó để giúp cho Chúa, hay họ nghĩ như vậy.
Vì vậy, ở gần Chúa là những người đã đến để nghe Ngài giảng đạo. Họ vây quanh Ngài khi Ngài phán dạy. Xa hơn một chút nữa, chúng ta nhìn thấy những người muốn ngăn trở Chúa, có những thầy thông giáo và phe đảng của họ. Ngay phía sau đám dân đông là gia đình của Chúa chúng ta, những người đã đến để giúp Ngài. Mấy câu Kinh Thánh nầy nhắm vào Chúa Jêsus và gia đình của Ngài theo đời nầy. Chúa Jêsus sử dụng sự đến của gia đình của Ngài làm một cơ hội để dạy cho chúng ta biết về mối quan hệ của Ngài với gia đình thuộc linh của Ngài.
Ngày nay, khi Chúa ban cho cơ hội, tôi muốn xem xét các lẽ thật đã được tỏ ra trong mấy câu nầy. Chúng có một số bài học thuộc linh rất quan trọng dạy cho chúng ta, nếu chúng ta chịu tiếp nhận chúng. Chúng ta hãy nhìn vào bối cảnh nầy và thấy rõ, nếu chúng ta nắm bắt được những lẽ thật đã được chứa đựng ở đây. Tôi muốn giảng về thắc mắc: Bạn có mặt trong gia đình chưa? Chúng ta hãy chú ý những gì Kinh Thánh muốn dạy dỗ chúng ta về gia đình thuộc linh của chúng ta.
I. THỜI ĐIỂM CĂNG THẲNG (các câu 31-33)
(Minh họa: Khi Chúa Jêsus đang giảng dạy, thì gia đình của họ cũng tới đến. Sự đến của họ tạo ra thời điểm căng thẳng cho mọi người có mặt ở đó).
A. Yêu cầu của gia đình (câu 31) – Chúa Jêsus đang dạy dỗ và gia đình của Ngài đang ở ngoài kia trong đám đông. Họ không thể níu kéo Ngài được vì cớ đoàn dân đông, vì vậy họ gửi lời qua đám đông để nói cho Chúa Jêsus biết phải ra gặp họ. Gia đình của Ngài muốn Ngài phải chấm dứt việc dạy dỗ, rời khỏi đám đông, mà về nhà với họ.
Như tôi đã nói, họ tưởng Ngài mất trí và họ đã đến đó để xen vào. Họ muốn Chúa Jêsus trở về nhà, vì vậy họ xen ngang sự dạy dỗ của Ngài để tìm cách lôi kéo được sự chú ý của Ngài.
B. Phản ứng của đám đông (câu 32) – Bạn có thể nhìn thấy bối cảnh một khi bạn cố gắng. Mary mẹ Ngài, hay có lẽ một trong các em Ngài, nói với ai đó ở phía sau đám đông chuyển lời cho Chúa Jêsus biết rằng họ đang có mặt ở đó để gặp Ngài. Người ấy nói với người khác và người nầy cũng nói cho người khác nữa biết. Không lâu sau đó, lời chuyển kia đã đến với Chúa Jêsus rằng gia đình của Ngài có mặt ở đó muốn gặp Ngài và họ muốn Ngài chấm dứt việc giảng dạy rồi cùng đi với họ.
Đám đông chẳng thấy gì sai với việc nầy. Trong xã hội thời ấy, chẳng có gì quan trọng cho bằng gia đình của một người. Mọi sự đều tập trung vào gia đình. Nếu gia đình của Chúa Jêsus cần đến Ngài, đám đông đã trông mong Chúa Jêsus chấm dứt việc giảng dạy cho họ rồi cùng đi với người thân của Ngài.
C. Đáp ứng của Chúa (câu 33) – Thay vì kết thúc mọi chuyện Ngài đang làm rồi cùng đi với mẹ và các em Ngài, Chúa Jêsus chỉ đáp: “Ai là mẹ ta, ai là anh em ta?” Đám đông đã bị sốc. Mẹ Ngài đã bị sốc. Các em Ngài có lẽ đã nổi giận. Họ đã đi suốt con đường từ thành Nazarét đến để gặp Ngài, còn Ngài thì từ chối không chịu chấm dứt sự giảng dạy kia để trò chuyện với họ.
(Lưu ý: Đây là một bối cảnh rất căng thẳng và phản ứng của Chúa đối với gia đình Ngài dường như rất lạnh lùng ở bề mặt. Nhưng phản ứng của Ngài đối với họ đã được ấn định để dạy dỗ một số lẽ thật rất quan trọng.
1. Việc thuộc linh phải chiếm vị trí ưu tiên hơn việc đời nầy – Gia đình của Chúa, khuynh hướng của họ chỉ nhắm vào những bận tâm thuộc về đời nầy mà thôi. Chúa Jêsus, xu hướng của Ngài nhắm vào việc bày tỏ ra công việc của Đức Chúa Cha. Đối với Chúa Jêsus, chẳng có việc gì quan trọng hơn việc làm theo ý chỉ của Cha Ngài, John 4.32.
Dân sự của Đức Chúa Trời đang cần đến tấm lòng nào dành cho những vụ việc ở trên trời. Chúa đã cứu chúng ta để phục vụ Ngài, Êphêsô 2.10, và Ngài có quyền trông mong chúng ta đặt ý chỉ của Ngài trước ý muốn của chúng ta. Tuy nhiên, hầu hết thời gian mục tiêu của chúng ta là nhắm vào những vụ việc của đời nầy mà thôi.
+ Chúng ta bận tâm với việc kiếm sống hơn là làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời.
+ Chúng ta bận tâm với mọi nhu cần của riêng mình hơn chúng ta bận tâm đến nhu cần của người khác.
+ Chúng ta bận tâm đến những vụ việc tầm thường trong cuộc sống hơn chúng ta bận tâm đến linh hồn của người ta.
+ Có lẽ chúng ta dành nhiều thời gian cầu nguyện cho mọi nhu cần của một vài cá nhân hơn là chúng ta cầu xin quyền phép của Đức Chúa Trời ngự trên đời sống của chúng ta và trên Hội Thánh của chúng ta.
+ Chúng ta cần phải điều chỉnh tiêu điểm trong tấm lòng của chúng ta, Côlôse 3.2.
2. Các mối quan hệ thuộc linh phải ưu tiên hơn các mối quan hệ của con người – Gia đình rất quan trọng, nhưng đấy chưa phải là quan trọng nhất đâu. Có nhiều lúc khi gia đình có thể xen vào giữa người tin Chúa và những gì Chúa muốn người tin Chúa phải làm. Đấy là vấn đề mà Chúa chúng ta đã đối diện với trong mấy câu nầy. Gia đình của Chúa Jêsus đã đến để ngăn Ngài đừng làm những việc mà Cha Ngài sai Ngài đến để làm. Họ đã đến để ngăn trở Ngài và để đứng giữa Ngài và ý chỉ của Cha thiên thượng của Ngài dành cho đời sống và chức vụ của Ngài.
Khi đến thời điểm phải chọn lựa giữa Chúa và gia đình của một người, người tin Chúa nên luôn luôn chọn lấy Chúa. Bạn không hề yêu thương gia đình của bạn nhiều hơn khi bạn đã dâng mình hoàn toàn cho ý chỉ của Chúa trong đời sống của bạn! Có thể họ không nhìn thấy sự ấy, tuy nhiên, đấy là sự thực! Trong khi những ràng buộc đời nầy rất mạnh mẽ và chúng rất quan trọng, chúng bị lu mờ bởi các mối quan hệ thuộc linh của chúng ta, Minh họa: Mathiơ 10.34-39.
Có nhiều người cam kết với sinh hoạt gia đình của họ đến nỗi họ để cho những cam kết đó đứng trước sự cam kết của họ đối với Chúa.
+ Mỗi sự hy sinh đều được lập ra ở đó.
+ Mỗi sự cam kết được lập ra ở đó.
+ Mỗi giây phút bị chiếm hữu ở đó.
+ Mọi sự xoay tròn quanh những gì đang xảy ra trong gia đình.
Chẳng có gì sai trái trong việc yêu thương gia đình của bạn, bạn nên, bạn phải yêu gia đình của mình, I Timôthê 5.8, nhưng công việc gia đình không bao giờ quan trọng hơn công việc của Chúa.
+ Khi công việc của gia đình bạn giữ bạn không đến được với Hội Thánh, có việc gì đó sai rồi.
+ Khi công việc của gia đình bạn giữ bạn lại không hầu việc Chúa, có việc gì đó sai rồi.
Có những thời điểm khi sự cam kết của bạn với gia đình và sự cam kết của bạn với Chúa va chạm nhau. Chúa Jêsus đang ra sức nói cho chúng ta biết rằng trách nhiệm của chúng ta khi hầu việc Chúa thì cao cả hơn trách nhiệm của chúng ta đối với các mối quan hệ của con người.
Bạn thấy đấy, từng mối quan hệ thuộc thể trong đời sống của bạn sẽ kết thúc nơi sự chết; nhưng các mối quan hệ thuộc linh bạn có với Chúa Jêsus là đời đời vô cùng! Vì thế, khi những cam kết của bạn đối với những mối quan hệ thuộc đời nầy đang nằm trong sự va chạm với các cam kết đối với những quan hệ thiên thượng, mọi bổn phận của bạn đối với Thiên Đàng luôn cao cả hơn! Đây là phương thức Chúa Jêsus đặt để cho bổn phận ấy, Luca 14.25-33.
II. THỜI ĐIỂM DẠY DỖ (các câu 33-35)
(Minh họa: Thay vì tìm cách xoa dịu sự căng thẳng, Chúa Jêsus đã đẩy tần số lên đến mức cao nhất. Thay vì ra ngoài để gặp gia đình theo đời nầy của Ngài, Ngài phán với tất cả các thành viên trong gia đình thuộc linh của Ngài. Chúa Jêsus sử dụng thời điểm nầy như một cơ hội để dạy dỗ một vài lẽ thật đời đời cho những ai chịu tiếp nhận nó).
A. Câu hỏi (câu 33) – “Ai là mẹ ta, ai là anh em ta?” - Câu hỏi nầy quan trọng lắm đây! Vấn đề ở đây là về các mối quan hệ thuộc linh. Ai là người ở trong mối quan hệ cá nhân, thuộc linh với Đức Chúa Jêsus Christ?
Đây là câu hỏi mà bạn phải tự hỏi mình hôm nay. Tôi có ở trong mối quan cá nhân với Chúa Jêsus không? Tôi có được cứu bởi ân điển của Ngài không? Tôi có phải là một con cái của Đức Chúa Trời không?
Khi cuộc sống của bạn kết thúc, chẳng có gì là vấn đề nữa, trừ ra mối quan hệ của bạn với Chúa Jêsus. Nếu bạn nhìn biết Ngài, bạn sẽ lên Thiên Đàng. Nếu bạn không nhìn biết Chúa Jêsus, bạn sẽ đi Địa Ngục, I Giăng 5.12.
Điều nầy dường như quá giản đơn trong thế giới đa nguyên, hiện đại của chúng ta. Con người ở chung quanh chúng ta đang nói cho chúng ta biết có nhiều con đường dẫn tới thiên đàng. Tuy nhiên, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng chỉ có một con đường duy nhứt và danh Ngài là Chúa Jêsus, Công Vụ các Sứ Đồ 4.12; John 14.6; Công Vụ các Sứ Đồ 16.31.
B. Các phẩm chất (các câu 34-35) – Sau khi Ngài đưa ra câu hỏi, Chúa Jêsus nhìn vào đám đông, họ đang bám lấy từng lời nói của Ngài và Ngài công bố cho họ biết về gia đình thuộc linh của Ngài. Khi ấy Ngài phán về một người phải như thế nào mới được xem là thành viên trong gia đình thuộc linh của Ngài.
1. Có một đòi hỏi về mặt thuộc linh – Chúa Jêsus phán rằng hễ ai làm theo ý chỉ của Đức Chúa Cha thì là thành viên trong gia đình thuộc linh của Ngài. Có phải điều nầy có ý nói rằng người được nhận vào trong gia đình thuộc linh của Chúa là vì cớ những việc họ “làm”? Có phải điều nầy ám chỉ rằng việc làm là cơ sở để được cứu? Không, tôi nghĩ Kinh Thánh nói rất rõ ràng, việc làm không thể cứu linh hồn được, Êphêsô 2.8-9; Tít 3.5. (Minh họa: Chúa Jêsus ĐÃ LÀM mọi sự có cần để tạo ra sự cứu rỗi sẵn sàng cho người nào chịu tin theo).
Vì vậy, Chúa Jêsus đang nói tới “ý muốn của Đức Chúa Trời” ở đây là như thế nào? Ở Giăng 6.37-40, Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết bằng những từ ngữ rất rõ ràng ý muốn của Đức Chúa Trời là gì rồi.
Ý chỉ của Đức Chúa Cha dành cho hạng tội nhân là phải tin nơi Đức Chúa Con. Khi một người bị hư mất tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình (nam hay nữ), ngay lập tức và đời đời họ được cứu rỗi. Ngay thời điểm được cứu, họ trở nên con cái của Đức Chúa Trời, I Giăng 3.1-3; Rôma 8.15-16. Nếu bạn có thể “nhìn xem Đức Chúa Con”, nghĩa là, nếu bạn có thể tin Chúa Jêsus đã đến trần gian nầy y như Kinh Thánh nói, đã sống như Kinh Thánh nói, đã chịu chết như Kinh Thánh nói và đã sống lại như Kinh Thánh nói, bạn đã được cứu. Nếu bạn có thể “tin theo Ngài”; nếu bạn có thể tin rằng Ngài đã chịu chết thay cho bạn và đã sống lại từ kẻ chết, bạn đã được cứu, 1 Cor. 15.3-4; Rôma 10.9, 10.13.
Đấy là đòi hỏi thuộc linh duy nhứt! Đức Chúa Trời không đòi bạn phải tham gia vào một nhà thờ. Ngài không đòi bạn phải chịu phép rửa tội. Ngài không đòi bạn phải dâng phần mười. Ngài không đòi bạn phải khởi sự sống một đời sống nhơn đức. Mọi sự trong những việc ấy đều có chỗ của nó, nhưng chẳng là gì hết trước sự cứu rỗi! Không một điều nào trong những việc nầy có thể cứu được linh hồn.
Có một đòi hỏi và đấy là tin nơi công tác đã hoàn tất của Đức Chúa Jêsus Christ: không thêm không bớt! Nếu bạn có thể tin nơi Ngài và những gì Ngài đã làm cho bạn, bạn sẽ được cứu và sẽ nhận lãnh “sự sống đời đời”.
2. Có một số thực tại thuộc linh – Tôi dám chắc rằng Chúa Jêsus có những điểm tương đồng với Mary mẹ Ngài. Chắc chắn Ngài có vài nét bề ngoài và phong cách của bà. Đấy là những gì thực sự có trong mọi gia đình.
Con cái mang lấy hình ảnh của bố mẹ. Họ có cái nhìn của họ. Họ có cách sống của họ. Họ có những xu hướng trong cách họ nói năng.
Một đứa trẻ sanh vào trong gia đình con người luôn luôn có những dấu hiệu và đặc điểm cho thấy nó (nam hay nữ) là con cái của bố mẹ nó. Họ hay nói: “Trái không rụng xa khỏi cây”.
Cũng thực như thế trong gia đình thuộc linh của Đức Chúa Trời. Mỗi một con cái của Ngài đều mang những cái bớt cho thấy họ là con cái của Đức Chúa Trời.
Bạn có muốn biết các dấu bớt đó không? Nếu bạn có những dấu bớt ấy, bạn có thể yên chí rằng bạn là con cái của Đức Chúa Trời. Nếu chúng không có ở đó, thì bạn cần phải đến với Chúa Jêsus và bạn cần được cứu. Đây là những dấu bớt giúp nhận dạng một con cái của Đức Chúa Trời.
a. Cái bớt chào đời – Mỗi con cái thật của Đức Chúa Trời đều đã kinh nghiệm sự tái sanh. Có một thời điểm trong thời gian, khi họ nhìn thấy tội lỗi của họ rồi hiểu rõ rằng chúng sẽ bị xét đoán trước mắt Đức Chúa Trời. Chính thời điểm đó, họ xây lại bởi đức tin nhìn vào Chúa Jêsus. Họ tiếp nhận sự chết của Ngài là sự trả giá cho tội lỗi của họ. Họ tin Ngài là Chúa phục sinh và họ đã được cứu. Đấy là cốt lõi của sự tái sanh. Họ đi xuống là một tội nhân hư mất rồi đi lên là một con cái của Đức Chúa Trời, một tạo vật mới trong Đấng Christ. Dấu bớt chào đời nầy rất cần thiết, Giăng 3.3-8. Người nào đã nhận lãnh dấu bớt chào đời cũng đã nhận lãnh bổn tánh thiêng liêng, II Phierơ 1.4. Họ là những tạo vật mới và rõ ràng là họ đã được thay đổi, II Côrinhtô 5.17.
b. Dấu bớt Quyển Sách – Mỗi con cái thật của Đức Chúa Trời là một người của Quyển Sách. Họ yêu mến Kinh Thánh và trưởng dưỡng bằng Kinh Thánh hầu cho họ cứ tấn tới trong Chúa, Mathiơ 4.4; I Phierơ 2.2. Họ có sự khao khát Kinh Thánh giống như sự khao khát mà Gióp đã mô tả, Gióp 23.12. Họ được nhận biết là “người của Quyển Sách” và họ sống theo những sự dạy của sách ấy, Thi thiên 119.11, 105. Người nào chẳng hữu dụng đối với Lời của Đức Chúa Trời thì không phải là con cái của Đức Chúa Trời!
c. Dấu bớt quì gối – Người được sanh lại là con người của sự cầu nguyện. Họ hiểu cầu nguyện là sự nối kết với Đức Chúa Cha ở trên trời và họ gặp gỡ Ngài trên một cơ sở đều đặn.
Giống như con lạc đà tìm được khuây khỏa không có gánh nặng nữa bằng cách sụm gối nó xuống, con cái của Đức Chúa Trời tìm thấy sự trông cậy, yên ủi và trợ giúp trong khi để thì giờ ra trước ngôi ơn phước, Mathiơ 6.6; 7.7-8; Philíp 4.6. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì ân ban cầu nguyện!
d. Cái bớt chịu khổ – Chất tẩy tốt thường hứa hẹn rằng nó sẽ dời đi “lớp mồ hôi bám quanh cổ áo”. Mồ hôi bám quanh cổ áo thường được sử dụng để chỉ ra công việc khó nhọc. Người nào có mồ hôi bám quanh cổ áo đã đổ thật nhiều mồ hôi nên nỗi áo người phải vấy bẫn như thế.
Người tin Chúa thành thật sẽ được nhận ra bởi các việc làm của người. Khi một người thực sự được cứu, họ sẽ rất bận rộn vì cớ Chúa Jêsus. Đấy là sự dạy rất rõ ràng trong Kinh Thánh, Giacơ 2.18; Êphêsô 2.10. Người tín đồ sẽ có thái độ của Chúa Jêsus, Ngài đến không phải để được người ta phục vụ, mà chỉ lo phục vụ cho người ta, Mathiơ 20.28.
Phần kết luận: Vậy, bạn có mặt trong gia đình chưa? Có phải bạn đang có mấy cái bớt của người tín đồ không? Nếu bạn có, thì hãy ngợi khen Chúa đi. Nếu bạn chưa có, bàn thờ nầy đang rộng mở và bạn có thể được cứu nếu bạn chịu đến với Chúa Jêsus hôm nay.
Nếu bạn đang có mặt trong gia đình, có phải Chúa phán với bạn về chỗ những vụ việc thuộc linh đang nắm giữ trong đời sống của bạn không? Có phải bạn sống giống như nhiều người khác, họ đặt các mối quan hệ thuộc đời nầy ở trước các mối quan hệ về mặt thuộc linh không? Có phải bạn rơi vào chỗ dâng cho Chúa chiếc ghế ở phía sau trong cuộc đời bạn, trong khi gia đình bạn và mọi sở thích của bạn đang chiếm lấy chỗ hạng nhứt?
Nếu Ngài đã phán với bạn dù ở cấp độ nào, bạn cần phải đến trước mặt Ngài để cầu xin Ngài sự giúp đỡ mà bạn có cần giống như bạn là một thành viên trong gia đình đời đời của Ngài vậy!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét