Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Mác 12:18-27: "NHỮNG THẮC MẮC VỀ CÕI ĐỜI ĐỜI"



Mác 12:18-27
NHỮNG THẮC MẮC VỀ CÕI ĐỜI ĐỜI
Phần giới thiệu: Gần như mỗi nền văn hóa từng tồn tại đều có một loại niềm tin về sự sống sau khi chết. Một giáo sư thuộc thế kỷ thứ 19 ở Đại học đường Yale có tên là James Dwight Dana đã tóm tắt hy vọng nầy về sự sống vĩnh cữu khi ông cho rằng ông không tin Đức Chúa Trời dựng nên con người và rồi bỏ mặc con người trong mồ mả. Một cái liếc nhanh vào lịch sử cho thấy con người luôn luôn có một hy vọng ở bên kia mồ mả.
+ Quyển sách Cổ của người Aicập nói tới người chết đầy dẫy những truyền thuyết về sự sống sau khi chết. Ngôi mộ của Pharaôn Cheops, là người đã chết cách đây khoảng 5.000 năm, chứa một chiếc thuyền hình mặt trời, nó được thiết kế để chở ông qua các từng trời mà vào trong cõi đời đời.
+ Những người Hy lạp cổ đại thường được chôn với đồng tiền trong miệng của họ để trả tiền đò cho họ băng qua sông Styx vào trong đất của người chết.
+ Một số người Mỹ bản xứ đã được chôn cất với những cây cung, nhiều mũi tên và những chú ngựa nhỏ, để họ có thể sẵn sàng săn bắn khi họ đến vùng đất săn bắn đầy phước hạnh.
+ Những người Vikings ngày xưa ở một nơi được gọi là Valhalla, ở đó họ tin họ sẽ đánh trận suốt cả ngày. Người chết sẽ sống lại và kẻ bị thương được chữa lành vào từng buổi chiều. Thế là họ sẽ tiệc tùng và uống rượu thâu đêm, rồi lại bước ra đánh trận nữa.
+ Người theo đạo Hồi nhìn thấy phiên bản thiên đàng của họ, ở đó từng khoái lạc về phần xác, về nhục dục có thể được thỏa thích suốt cõi đời đời.
+ Trong kỷ nguyên của chính chúng ta, gần như tất cả những hệ thống tôn giáo thờ lạy hình tượng phi Cơ đốc đều giữ lấy một nhận định về sự sống sau khi chết.
+ Ngay cả một số người đã từ chối không chịu tin theo Chúa Jêsus để được cứu đã cảm thấy cái lôi kéo của cõi đời đời. Benjamin Franklin, sâu xa như chúng ta biết, ông không phải là người tin Chúa, đã có những lời lẽ sau đây đặt trên bia mộ của ông.
Thi hài của Benjamin Franklin, chủ nhà in, (giống như cái bìa của một quyển sách cũ, nội dung của nó không còn nữa, không còn có một chữ nào mạ vàng ở đó hết)
Nằm ở đây, làm đồ săn cho sâu bọ! Tuy nhiên, công việc của nó không bị hư mất, như ông ấy đã tin, nó sẽ xuất hiện một lần nữa trong phiên bản mới và xinh đẹp hơn, được hiệu đính và chỉnh sửa sao cho tốt hơn.
Tác giả của nó!
Những người Do thái xưa kia cũng không là ngoại lệ. Họ cũng tin nơi sự sống sau khi chết. Kinh Talmud của họ, kinh nầy chứa những truyền khẩu vừa thành văn vừa truyền miệng của họ, đầy dẫy với những tham khảo đến sự sống sau khi chết. Đấy là vấn đề đương diện với chúng ta trong mấy câu nầy.
Khi người Pharisi và đảng Hê-rốt thất bại không gài bẫy được Chúa Jêsus trong lời nói của Ngài, một nhóm tôn giáo khác của người Do thái tưởng họ sẽ thực thi được một nổ lực. Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét cuộc gặp gỡ nầy giữa Chúa Jêsus và người Sa-đu-sê. Trong khi nghiên cứu mấy câu nầy, chúng ta sẽ xem xét một số Thắc Mắc Về Cõi Đời Đời.
Hết thảy chúng ta đang có những thắc mắc về sự sống sau sự chết.
+ Thế giới bên kia sẽ giống với điều gì?
+ Chúng ta sẽ như thế nào khi chúng ta đến tại đó?
+ Những mối quan hệ của chúng ta với nhau sẽ ra sao?
Chúa Jêsus nhắc tới những thắc mắc y như những thắc mắc nêu trên. Chúng ta cùng nhau hãy xem xét sự phân chia trong phân đoạn Kinh Thánh nầy khi chúng ta nhìn vào một số Thắc Mắc Về Cõi Đời Đời.
I. NHỮNG KẺ ĐỐI KHÁNG (câu 18)
+ Khi Chúa Jêsus phục sự trong Đền Thờ, một nhóm người Do thái khác tới đến cùng Ngài. Mathiơ cho chúng ta biết cuộc gặp gỡ nầy đã diễn ra cùng một ngày khi người Pharisi cũng đến đó, Mathiơ 22:23. Họ đã đến với cùng một lý do; họ muốn làm cho Chúa Jêsus bị mất uy tín với dân chúng.
+ Người Sa-đu-sê là một đảng phái nhỏ giữa vòng người Do thái. Có thể họ rất ít người, nhưng họ rất có quyền lực và ảnh hưởng trong tất cả các đảng phái của người Do thái. Người Sa-đu-sê đã cai quản hết mọi công việc buôn bán đang diễn ra tại Đền Thờ. Vì thế, họ đã nổi giận với Chúa Jêsus vì Ngài đã can thiệp vào công việc làm ăn của họ khi Ngài dọn dẹp Đền Thờ, Mác 11:12-19.
Người Sa-đu-sê cũng cai quản chức vụ thầy tế lễ nữa. Tất cả những thấy tế lễ thượng phẩm và thầy cả thượng phẩm đều là người Sa-đu-sê. Người Sa-đu-sê cũng có được đại đa số trong Tòa Công Luận, hay Tòa Án Tối Cao của người Do thái. Họ thuộc dòng dõi quí tộc và rất giàu có. Họp sống thân thiện với Rome. Hầu hết, họ, cùng với người Pharisi và đảng Hê-rốt, đều ghét Chúa Jêsus.
+ Người Sa-đu-sê vốn bị người Do thái bình dân không ưa thích. Họ thường sống tách biệt, họ nghĩ họ tốt đẹp hơn bao người khác. Họ khiếm nhã, vô tình, và rất gay gắt trong những sự xét đoán mà họ đưa ra. Họ chẳng quan tâm gì đến hạng người bình dân.
Họ cũng không được ưa thích vì cớ thần học của họ. Người Sa-đu-sê là hạng người rất cực đoan trong cách giải thích Kinh Thánh của họ. Hết thảy họ đều chấp nhận sách Ngũ Kinh là sách có thẩm quyền thực sự, hay 5 sách của Môise: Sáng thế ký, Xuất Êdíptô ký, Lêvi ký, Dân số ký và Phục truyền luật lệ ký. Họ tin rằng người ta không nên tiếp thu giáo lý căn cứ vào những gì các tiên tri hay các trước giả khác trong Cựu Ước đã nói. Phần giáo lý đã khiến cho họ gặp rắc rối nhiều với dân chúng là sự họ chối bỏ mọi vấn đề siêu nhiên.
Họ tin nơi sự tồn tại của Đức Chúa Trời, song họ lại chối bỏ mọi sự nào thuộc về bản chất siêu nhiên. Họ không tin nơi ma quỉ, thiên sứ hay quỉ sứ, họ không tin vào các phép lạ. Họ không tin vào Thiên đàng hay Địa Ngục. Họ không tin vào sự phán xét trong tương lai. Họ không tin vào sự sống sau khi chết, họ cũng không tin vào sự sống lại của kẻ chết nữa. Đấy là lý do tại sao bạn thấy họ là “đáng tiếc thay”. Họ không thể tìm được những lẽ đạo nầy trong sự họ đọc sách Ngũ Kinh, vì thế họ đã chối bỏ chúng liền tay.
+ Người Sa-đu-sê đã được mô tả là rất hào phóng. Khi kỳ thực, họ là những tay trào lưu chính thống tôn giáo trong thời buổi ấy. Họ đã từ chối không chấp nhận thẩm quyền nào khác, một khi họ cứ miệt mài đọc sách Luật của Môise.
+ Tuy nhiên, vì họ không tin vào sự sống sau khi chết, sự sống lại hay sự phán xét trong tương lai, họ có khuynh hướng sống trong một thời gian nào đó thôi. Họ sống đời sống của họ vì quyền lực và lợi ích. Triết lý của họ có thể được mô tả là thứ triết lý “ăn, uống và sung sướng đi, rồi ngày mai chúng ta chết”.
+ Đồng thời, đây cũng là thứ lý trí đang bắt lấy con người hiện đại. Người ta trong thời buổi của chúng ta đã chối bỏ không nhận Kinh Thánh là tiêu chuẩn và luật lệ cho sự sống. Vì họ đã sống như thế, họ chẳng có hy vọng gì về sự sống sau khi chết, và họ chẳng có hy vọng gì về sự sống lại. Họ chẳng có sợ hãi gì về sự phán xét trong tương lai. Con người không tin vào sự hiện hữu của điều ác hay Địa Ngục. Con người không tin rằng mình sẽ đối diện với Đức Chúa Trời trong sự phán xét, vì vậy người sống theo như người đẹp lòng, Rôma 1:18-31.
Nhưng, có một Đức Chúa Trời. Lời của Ngài vẫn là thẩm quyền sau cùng. Sẽ có một sự sống lại. Con người sẽ sống ở đâu đó cho đến đời đời. Con người sẽ đối mặt với Đức Chúa Trời trong sự phán xét. Có một Địa Ngục. Chúa Jêsus là hy vọng duy nhứt để được cứu rỗi, Giăng 14:6; Công Vụ các Sứ đồ 4:12. Hy vọng duy nhứt mà linh hồn bị hư mất có trong ơn cứu rỗi là đến với Đức Chúa Jêsus Christ bởi đức tin và tin theo đạo Tin Lành! Bạn đã làm điều đó chưa?
II. ĐIỀU VÔ LÝ (các câu 19-23)
+ Mấy người nầy đến với Chúa Jêsus rồi gọi Ngài là “Thầy”. Từ ngữ có ý nói “giáo sư” và nó được đưa ra để tâng bốc Chúa Jêsus rồi khiến cho Ngài phải vấp ngã. Chuyện ấy không xảy ra đâu!
+ Mấy người nầy viện ra “Môise”. Ông là đấng vĩ đại ban luật pháp ra. Ông là phát ngôn viên của Đức Chúa Trời. Ông được hầu hết người Do thái tôn trọng. Người Sa-đu-sê vốn biết rõ Đấng Christ rất tôn trọng Kinh Thánh, vì vậy họ tiếp cận với những gì họ xem là một nan đề từ Lời của Đức Chúa Trời.
Mấy người nầy đã dựng lên một câu hỏi khó trả lời, họ cảm thấy Chúa Jêsus không thể giải quyết đặng. Mục đích của họ là làm cho Ngài phải lúng túng ở trước mặt dân chúng, họ đã nhóm lại trong Đền Thờ.
+ Họ bắt đầu kể cho Chúa Jêsus nghe một câu chuyện dựa theo luật pháp Cựu Ước về hôn nhân. Luật nầy được truyền dạy trong Phục truyền luật lệ ký 25:5-10. Luật nầy mở ra điều khoản cho gia đình, danh xưng chi phái và cơ nghiệp không bị sứt mẻ. Nếu một người chết đi, không có con cái, người em kế sẽ lấy người góa phụ rồi nuôi dạy con cái theo danh của người quá cố.
Luật nầy là luật đã đem lại sự hiệp một giữa Giuđa và Tama, Sáng thế ký 38, bảo đảm cho Chúa Jêsus sẽ ra đời trong chi phái Giuđa. Nó cũng làm cho cuộc hôn nhân của Bôô và Rutơ ra khả thi, Rutơ 4, bảo đảm cho Chúa Jêsus sẽ ra đời từ chi phái Giuđa. Đây là điều luật rất quan trọng cho dân tộc Israel. Nó bảo đảm cơ nghiệp của một gia đình sẽ còn nguyên trong gia đình.
+ Căn cứ theo luật lệ nầy, người Sa-đu-sê đã đến với Chúa Jêsus bằng câu chuyện nói tới một người nam và một người nữ. Người nam chết đi không có kẻ thừa tự. Người nam có 7 anh em. Khi người chết đi, người em kế đã lấy người vợ đó, nhưng người chết đi trước khi có được kẻ thừa tự. Từng người em kia đều đã lấy người nữ nọ và mỗi người đều chết đi trước khi có kẻ thừa tự. Sau cùng, chính người nữ đã qua đời. Thiệt là tội nghiệp!
Thắc mắc của họ là, nàng sẽ thuộc về ai khi có sự sống lại của kẻ chết? Người Do thái, những ai đã tin vào sự sống lại, họ tin rằng sự sống trong cõi đời đời sẽ là một sự tiếp diễn của sự sống ở đây trên đất. Họ đã tin rằng một người sẽ có cùng gia đình mà người đã có ở đây trên Thiên đàng.
Tất nhiên, người Sa-đu-sê thậm chí đã không tin vào sự sống lại, họ chỉ đang ra sức làm cho Chúa Jêsus phải lúng túng mà thôi. Có lẽ họ đang tìm cách chế nhạo niềm tin của Ngài và sự sống lại nữa đấy. Những gã nầy tưởng họ đã dựng nên một câu hỏi khó trả lời, mà Chúa Jêsus không thể giải quyết đặng. Họ tưởng thắc mắc của họ đã chỉ ra sự vô lý tuyệt đối của sự sống lại. Họ tưởng họ đã gài bẫy được Chúa Jêsus. Trong ánh mắt của họ, dù Ngài có trả lời được hay không, họ đã tin họ có thể xưng họ đã thắng hơn Ngài. Bất chấp dự tính của họ có như thế nào đi nữa, thắc mắc của họ thật là vô lý và Chúa Jêsus đã minh chúng điều đó qua câu trả lời của Ngài.
III. CÂU TRẢ LỜI (các câu 24-27)
(Minh họa: Họ tưởng Chúa Jêsus không thể đánh bại được họ. Trong câu trả lời của Ngài, Ngài đặt họ vào trong chỗ của họ và Ngài đã giải đáp một số thắc mắc quan trọng nhất liên quan tới cõi đời đời).
A. Một sự đối mặt (câu 24) – Chúa Jêsus bắt đầu đáp ứng bằng cách tố cáo mấy người nầy đang ở trong chỗ sai lầm. Từ ngữ “lầm” có ý nói “sai lạc, đi bên kia con đường đúng”. Đôi khi từ ngữ ấy mang ý tưởng nói tới “sống trong thế giới mộng mơ”.
Chúa Jêsus nhìn vào những kẻ giả hình tôn giáo nầy rồi Ngài phán: “Các ngươi chẳng biết gì về điều các ngươi đang nói đến. Các ngươi đang sống trong thế giới của mộng tưởng!” Chúa Jêsus tiếp tục nói rằng họ đang suy nghĩ sai, lối suy nghĩ ấy đến từ hai lãnh vực rất đặc biệt:
1. Họ chẳng biết gì về Lời của Đức Chúa Trời – Mấy người nầy đã đọc Kinh Thánh, và họ tin theo những gì họ đã đọc, nhưng họ rất dốt nát về sứ điệp của Ngôi Lời. Nếu họ chỉ dành thì giờ để đọc toàn bộ Ngôi Lời rồi tin theo, họ sẽ không nhầm lẫn về sự sống lại – Minh họa: Gióp 19:25-27; Êsai 26:19; Đaniên 12:2. Lẽ thật nói tới sự sống lại được in ấn trên khắp cả Cựu Ước.
(Minh họa: Mấy người nầy rất giống với nhiều người trong thời buổi của chúng ta. Họ chỉ biết Kinh Thánh rất là nguy hiểm. Họ chạy vòng quanh rồi nói: “Kinh Thánh nói như vầy, và Kinh Thánh nói như thế kia”, nhưng họ lại sai lầm về những gì họ đã tin Kinh Thánh nói).
Cũng chính sự việc ấy là rất thực cho hôm nay. Bạn có từng nghe điều nào trong những điều sau đây chưa?
+ Ađam và Êva đã ăn trái táo trong Vườn Êđen.
+ Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm không hề bước vào Nơi Chí Thánh mà không có dây cột quanh mắt cá chân.
+ Chúa cứu giúp người nào biết tự cứu lấy mình.
+ Sự thanh sạch đang đứng sau sự tin kính.
+ Mary đã cỡi một con lừa vào thành Bếtlêhem khi nàng đang có thai Chúa Jêsus.
+ Có ba thầy bác sĩ.
+ Các thiên sứ vui mừng khi có ai đó được cứu.
+ Nôê chỉ bắt lấy mỗi loài thú hai con đưa vào tàu.
Hầu hết mọi người đều tin những việc nầy là thực, nhưng chúng là những sự lý giải sai những gì Kinh Thánh chép, hay chúng là những câu chuyện rất xưa cũ không thể tìm gặp trong Lời của Đức Chúa Trời. Đọc Kinh Thánh sẽ hủy diệt phần lớn những gì người ta nói họ đang tin. Cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng chúng ta có bổn phận phải nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời, II Timôthê 2:15. Chúng ta biết rõ những gì chúng ta tin và lý do tại sao chúng ta tin nó, I Phierơ 3:15.
2. Họ chẳng biết gì về quyền phép của Đức Chúa Trời – Mấy người nầy đã tin rằng Đức Chúa Trời dựng nên vũ trụ từ chỗ không không. Họ tin rằng Đức Chúa Trời đã nắn nên Ađam từ bụi đất rồi hà sanh khí vào lỗ mũi. Họ tin Đức Chúa Trời có thể làm hết mọi sự ấy, nhưng họ không tin Ngài có quyền làm cho kẻ chết lại sống.
Cho phép tôi để ra một phút để nhắc cho bạn nhớ rằng Đức Chúa Trời mà chúng ta đang phục sự là một Đức Chúa Trời toàn năng. Chẳng có một việc gì nằm ngoài lãnh vực tiềm năng của Ngài cả. Đây là những gì Kinh Thánh dạy về sự ấy, Luca 1:18; Gióp 42:2; Sáng thế ký 18:14; Êphêsô 3:20. (Minh họa: Cuộc trao đổi giữa Giêrêmi và Chúa ở Giêrêmi 32:17 và 27). Nếu bạn có thể tin theo Ngài, bạn có thể nhìn thấy điều bất khả thi sẽ diễn ra. Đấy là quyền phép của đức tin nơi một Đức Chúa Trời Toàn Năng, Hêbơrơ 11:1.
B. Làm cho dễ hiểu (các câu 25-27a) – Giờ đây, Chúa Jêsus tiếp vào lòng câu đố khó hiểu của họ. Ngài chỉ thẳng vào những sai lầm trong hệ thống tín điều của họ.
1. Chúa Jêsus chỉ ra bản chất của những mối quan hệ thiên thượng (câu 25). Trong khi mối quan hệ hôn nhân là một thể chế rất kỳ diệu và được ấn định bởi Chúa, đây là một thể chế tuyệt đối theo đời nầy. Hôn nhân được ấn định cho tình bạn, Sáng thế ký 2:18, sự tiếp diễn của các loài, Sáng thế ký 1:22, và vì sự phu phỉ cho nhu cần tình dục hợp pháp, I Côrinhtô 7:2. Khi chúng ta lên Thiên đàng, chúng ta sẽ giống như hàng thiên sứ, chỉ trong nhận thức chúng ta sẽ là những hữu thể thuộc linh sẽ không còn cần đến những cấp thiết theo xác thịt của đời nầy nữa. Ở trên trời, giống như hàng thiên sứ, chúng ta sẽ không còn chết nữa, không phạm tội, không tình dục, được vinh hiển và sống đời đời. Nhưng, không giống như hàng thiên sứ, chúng ta sẽ ra giống như Chúa Jêsus, 1 Giăng 3:2. Sự sống sẽ rất khác biệt khi chúng ta đến tận đó.
Sẽ không còn cần đến sanh sản hay mang thai vì sẽ không còn có sự chết nữa. Sẽ chẳng còn có những mối quan hệ theo phần xác thể giống như đang có ở đây, vì trên Thiên đàng mọi người đều được trọn vẹn và quan hệ mật thiết với người khác, kể cả Đức Chúa Trời.
2. Chúa Jêsus chỉ ra thực tại của sự sống lại (các câu 26-27a) – Người Sa-đu-sê đã đến với Chúa Jêsus rồi nói về Môise, vì thế Chúa Jêsus xây sang Môise để trả lời cho thắc mắc của họ. Chúa Jêsus chỉ cho họ Xuất Êdíptô ký 3-4 khi Môise có cuộc gặp gỡ với Đức Chúa Trời nơi bụi gai cháy. Bốn lần trong phân đoạn Kinh Thánh 3:6, 14-15, 16; 4:5, Đức Chúa Trời phán: “Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Gia-cốp”.
Trong mấy câu nầy, Đức Chúa Trời phán về Ápraham, Ysác và Giacốp không phải như những kẻ đã chết rồi đâu, mà như những người hiện đang còn sống vậy. Thực thế, họ đang sống mà. Mấy nhân vật nầy còn sống sau khi họ qua đời hơn là họ hãy còn sống trong khi họ đang sống trong thế gian. Khi họ qua đời, họ bước vào sự hiện diện của Chúa để sống cho đến đời đời. Chúa Jêsus đã nhắc cho những người nầy nhớ rằng Đức Chúa Trời “không phải là Đức Chúa Trời của kẻ chết, mà là Đức Chúa Trời của kẻ sống”. Đối với Đức Chúa Trời khi đề cập đến ba người nầy trong thì hiện tại có nghĩa là họ đã, và đang sống động rất nhiều!
Bạn sẽ để ý thấy rằng Chúa Jêsus không tranh luận về thực tại của sự sống lại. Ngài chỉ nói đấy là một sự thực. Ở câu 25 Chúa Jêsus phán: “Vì đến lúc người ta từ kẻ chết sống lại…”. Sự sống lại là một thực tại vì chính mình Chúa Jêsus đã thắng hơn sự chết khi Ngài sống lại từ kẻ chết. Ngài đã trở thành lời hứa của sự sống lại cho hết thảy những ai tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của họ, I Côrinhtô 15:20-23. Vì Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết, người nào đặt đức tin của họ nơi Ngài để được cứu đều đã “trải qua sự chết mà đến sự sống”, Giăng 5:24.
Khi Chúa Jêsus cứu một linh hồn, Ngài làm cho người ấy sống lại từ cái chết thuộc linh, Êphêsô 2:1. Ngài khiến họ sống động ở trong chính mình Ngài. Ngài ban cho họ sự sống của Ngài. Đấy là lý do tại sao sự cứu rỗi được đề cập đến là “sự sanh lại”, Giăng 3:3, 7. Khi một người tiếp nhận Chúa Jêsus, họ đã trở thành kẻ kế tự “sự sống đời đời”, Giăng 3:16; 6:47. Họ đã được ban cho “sự sống dư dật” của Ngài, cả ở đây và đời sau, Giăng 10:10.
Người nào qua đời sẽ kinh nghiệm sự sống lại, Giăng 5:29. Có người sẽ sống lại và nhận lãnh sự sống đời đời. Nhiều người khác sẽ sống lại để đối mặt Đức Chúa Trời với sự phán xét. Điều nầy là thật cho bạn, sẽ được quyết định bởi những gì bạn đối xử với Đức Chúa Jêsus Christ, 1 Giăng 5:12. Ngài là lằn ranh phân biệt giữa sự sống và sự chết, giữa Thiên đàng và Địa ngục.
+ Phần lớn bản chất sự tồn tại của chúng ta ở Thiên đàng sẽ bị giữ lại trong chỗ kín nhiệm cho tới chừng nào chúng ta về đến đó. Nhưng, có một số việc chúng ta có thể biết chắc. Cho phép tôi chia sẻ một đôi điều với bạn.
+ Bạn sẽ vẫn chính là bạn trên Thiên đàng. Bạn sẽ giữ lấy tính cách của mình ở đó. Bề ngoài thuộc thể của bạn sẽ nói rằng bạn chính là bạn. Bạn sẽ là bạn đã được trọn vẹn, được vinh hiển, được tốt hơn. (Minh họa: Môise và Êli trên Núi Hóa Hình – Mathiơ 17. Họ đã được công nhận và được nhìn biết). Người nào qua đời trong Chúa Jêsus chẳng mất mát chi hết, nhưng họ trở nên tốt hơn, được làm cho vinh hiển. Bạn sẽ nhìn biết những người thân yêu dấu của mình trên Thiên đàng. Nhưng một người đã nói: “Tôi biết bạn ở đây và tôi thà không làm kẻ dại khẳm hơn ở đó hơn là tôi dại dột ở đây”.
+ Sẽ chẳng còn có hôn nhân ở Thiên đàng nữa, mà tình yêu thương sẽ được trọn vẹn ở đó. Chúng ta sẽ yêu thương nhau trọn vẹn, đầy đủ và chẳng còn có ganh tỵ nữa. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta sẽ nhớ đến những quan hệ đời nầy ở Thiên đàng. Chúng ta sẽ nhìn xem chúng qua ánh mắt đã được làm cho vinh hiển.
+ Sẽ chẳng còn có sự chết nữa trên Thiên đàng. Người nào đến được đó sẽ sống cho đến đời đời, Khải huyền 21:4.
+ Chúng ta sẽ nhận lãnh một thân thể mới trên Thiên đàng – I Côrinhtô 15:42-57.
+ Với điều đó trong trí, chúng ta sẽ đối diện với những cái chết của người thân chúng ta với lòng tin cậy. Nếu họ biết rõ Chúa Jêsus, họ càng sống động hôm nay hơn là họ đã từng sống. Nếu chúng ta nhìn biết Chúa Jêsus, chúng ta sẽ gặp lại nhau trên Thiên đàng. Chúa Jêsus sẽ tái lâm, và khi Ngài đến, Ngài sẽ đem những thánh đồ đã quá cố theo với Ngài. Ngài sẽ làm cho sống lại và làm cho vinh hiển thân thể của họ, và Ngài nhóm chúng ta lại rồi đưa chúng ta về quê hương trên trời, I Têsalônica 4:13-18.
Phần kết luận: Chúa Jêsus kết thúc lời lẽ của Ngài bằng câu nói: “Thật các ngươi lầm to”. Chữ “lầm”, như tôi đã nói ở trên, có nghĩa là “sai lạc, đi bên kia con đường đúng”. Nhưng, ở đây chữ ấy đang ở trong một hình thái cho thấy rằng người Sa-đu-sê đang phạm tội “tự dẫn mình vào chỗ sai lạc”. Họ vốn mù lòa trước lẽ thật hiển nhiên đúng ở trước mặt họ và họ đã chọn con đường sai trật chớ không chọn con đường đúng đắn.
Còn bạn thì sao? Có phải bạn đang đi theo con đường đúng đắn hôm nay? Có phải bạn đã tin cậy Chúa Jêsus làm Cứu Chúa và Chúa của bạn? Có phải bạn sẵn sàng lên Thiên đàng chưa, hay có phải bạn vẫn hướng tới Địa Ngục? Hãy đến với Chúa Jêsus mà được cứu!
Có phải bạn có những nổi sợ hãi và những thắc mắc về cõi đời đời? Chúa sẽ giúp cho bạn tìm thấy những câu trả lời. Hãy đến với Ngài!
Có phải bạn đã được cứu hôm nay? Có phải Chúa đã khẳng định một số việc ở trong tấm lòng của bạn? Có phải Ngài đã ban cho bạn sự khích lệ về nơi bạn hướng đến khi sự sống nầy qua đi? Nếu thế, hãy đến trước mặt Ngài rồi cảm tạ Ngài vì Ngài là ai và vì những gì Ngài đã làm cho bạn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét