Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Mác 1.21-22: "SỰ GIẢNG DẠY CỦA NGƯỜI ĐẦY TỚ LẠ LÙNG"



Mác 1.21-22
SỰ GIẢNG DẠY CỦA NGƯỜI ĐẦY TỚ LẠ LÙNG
Phần giới thiệu: Mác đang ở trong sự vội vã. Ông thường xuyên theo sát với công việc. Ông sử dụng những từ như “kế đó”, câu 21; “tức thì”, câu 28; “vừa”, câu 29; và “tức thì”, câu 30. Đây là những từ ngữ mô tả hành động. Chúng mô tả những sự kiện như đang xảy ra hết việc nầy tới việc khác.
Mác đang ra sức nhắm vào mũi trọng tâm của chức vụ trên đất của Đức Chúa Jêsus Christ. Mác nổ lực phác họa Chúa Jêsus là người Đầy Tớ; là Đấng chuyển từ phần việc nầy sang phần việc khác khi Ngài làm mọi sự trong năng lực của Ngài để lo hoàn thành sứ mệnh của Cha Ngài dành cho cuộc sống của Ngài. Mác đang dẫn chúng ta đến với đồi Gôgôtha và hướng vào ngôi mộ trống. Ông muốn chỉ ra Chúa Jêsus là Người Đầy Tớ Chịu Thương Khó, là Đấng đã phó mạng sống của Ngài để chuộc lấy dân sự Ngài.
Trong khi chu toàn mục đích của Ngài, Mác nhảy sang những khó khăn trong chức vụ của Chúa Jêsus. Giữa các câu 13 và 14 có một khoảng trống hơn một năm. Mác hoàn toàn loại ra chức vụ của Chúa Jêsus trong xứ Giuđê. Giữa các câu 20 và 21, một khoảng thời gian trống đã trôi qua mà chẳng có lời bình nào hết. Trong mấy tuần lễ mà Mác không có nhắc tới, Chúa Jêsus đã thi hành chức vụ của Ngài tại thành Nazarét. Chính trong suốt thời gian nầy Ngài đã giảng Bài Giảng Trên Núi, Mathiơ 5-7 và đã kêu gọi phần còn lại trong 12 môn đồ. Cũng chính trong thời gian nầy Chúa Jêsus đã chịu đựng sự chối bỏ nơi tay của dân chúng thành Nazarét. Theo Luca 4.16-30, Chúa Jêsus đã giảng dạy trong các nhà hội tại thành Nazarét và tự công bố Ngài là Đấng Mêsi mà dân Israel đã từ lâu mong đợi. Dân chúng đã chối bỏ những lời xưng nhận của Ngài và thậm chí còn tìm cách giết Ngài nữa. Kết quả là, Chúa Jêsus và nhân sự của Ngài đã rời khỏi thành Nazarét rồi chuyển chức vụ của Ngài sang thành Cabênaum. Chính tại đó mà một lần nữa Mác thu thập lấy câu chuyện.
Khi Chúa Jêsus dạy dỗ và phục vụ cho dân chúng tại thành Cabênaum, họ đã bị cuốn hút với sứ điệp của người nầy có tên là Jêsus. Kinh Thánh cho chúng ta biết họ “đều cảm động”, câu 22 và “lấy làm lạ”, câu 27 bởi những điều mà họ đã thấy và nghe.
Phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta nhắm vào một ngày trong cuộc sống của Chúa Jêsus. Chúng ta được phép quan sát Ngài khi Ngài phục vụ trong một ngày Sabát thật đặc biệt. Tôi nghĩ chúng ta sẽ quan sát thật kỹ khi xem xét các biến cố trong ngày Sabát đó. Khi chúng ta quan sát, chúng ta sẽ thấy lý do tại sao dân chúng thành Cabênaum “đều cảm động” và “lấy làm lạ” bởi lời nói và việc làm của Chúa Jêsus.
Tôi muốn lấy các câu nầy rồi giảng trong một lúc về Sự Giảng Dạy Của Người Đầy Tớ Lạ Lùng. Tôi muốn chỉ cho bạn thấy những đặc điểm trong sự giảng dạy của Ngài đã làm cho những ai nghe Chúa Jêsus giảng dạy phải ngạc nhiên.

I. NỘI DUNG SỰ GIẢNG DẠY CỦA NGÀI:
A. Chúa Jêsus và nhân sự của Ngài bước vào nhà hội vào ngày Sa-bát. Nhà hội rất giống với nhà thờ địa phương trong thời buổi ấy. Từng cộng đồng Do thái có khoảng mười gia đình thì luật của các rabi đòi hỏi phải có một nhà hội.
Hệ thống nhà hội được thiết lập trong các năm tháng làm phu tù cho người Babylôn, khoảng năm 586TC. Họ không thể đi lên Đền Thờ để thờ phượng, vì vậy họ đã nhóm lại trong các nhà hội để nghe đọc Luật pháp; dạy dỗ Luật pháp và thờ lạy Đức Chúa Trời.
Nhà hội mau chóng trở thành trung tâm của từng cộng đồng Do thái. Dân chúng nhóm lại ở đó đặng thờ phượng vào những ngày Sa-bát, nhằm vào ngày thứ Bảy. Họ sẽ nhóm lại thêm một lần vào ngày thứ Hai và một lần nữa vào ngày thứ Năm. Nhà hội nầy cũng được sử dụng làm nhà trường và phòng xét xử trong cả tuần lễ.
B. Một loại thờ phượng mẫu bao gồm sự cầu nguyện, đọc sách Luật pháp, và một bài giảng do thầy rabi hay thầy thông giáo. Mấy người nầy được giao thác cho việc bảo hộ Lời của Đức Chúa Trời. Họ được giao thác cho trách nhiệm dâng đời sống mình vào việc học đòi Luật pháp rồi chia sẻ luật ấy với dân sự của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, các bài giảng do các thầy thông giáo nầy phát ra đều dài dòng văn tự, khô khan và vô vị. Thầy thông giáo hay rabi sẽ đứng rồi đọc một vài đoạn Kinh Thánh, sau đó ông ngồi xuống và bắt đầu trưng dẫn các rabi khác. Ông sẽ trưng dẫn hết điều nầy tới điều khác, để cho họ lựa chọn, song không hề nói cho dân sự biết Luật pháp thực sự nói hay dạy điều gì!?! Thường thì họ sẽ nói về những điều nghiêm cấm trong ngày Sa-bát. Họ đã lấy một ngày mà Đức Chúa Trời đã dự trù là ơn phước và đã đổi ngày ấy bởi hình thái thiên về với Luật pháp của họ thành một gánh nặng mà người ta không thể kham nổi. Khi dân sự rời khỏi nhà hội, họ sống trong tối tăm mà họ ra từ đó. Chẳng có ánh sáng thuộc linh hay chân lý nào trong sự thờ phượng của họ.
C. Chính trong bầu không khí nầy mà Chúa Jêsus đã đến đặng rao giảng Lời của Đức Chúa Trời. Dân sự đã đến vào buổi sáng Sa-bát đó mong nghe được Mục sư Khô Khan và Lờ Mờ phân phát sứ điệp gồm một chuỗi trưng dẫn kiểu rabi không hề dứt của ông ta. Những gì họ thu lượm được chẳng có chi là khác biệt cả! Những điều họ đã nghe trong ngày ấy khiến cho họ phải “lấy làm lạ”. Cụm từ nầy có ý nói: “bắt lùng bùng lỗ tai; bị sự kinh ngạc phủ lấy; rất đổi ngạc nhiên”. Khi những người nầy nghe Chúa Jêsus rao giảng, đúng nghĩa thì sự giảng dạy ấy khiến cho họ phái há hốc mồm vì ngạc nhiên!

(Lưu ý: Khi ngày Sa-bát đến, Chúa Jêsus đã lên đường đến với nơi nhóm lại. Chúng ta không còn thờ phượng vào ngày Sa-bát nữa, chúng ta thờ phượng vào ngày của Chúa. Chúng ta nhóm lại để tưởng niệm và thờ lạy Đấng Cứu Thế phục sinh của chúng ta.
Chúa Jêsus nghĩ, đến với nhà hội đặng thờ phượng là điều rất quan trọng. Thực vậy, Kinh Thánh nói rõ rằng chính “thói quen” của Ngài phải đi đến nhà hội, Luca 4.16. Từ những gì chúng ta biết về sự thờ phượng trong nhà hội, họ đã dãy chết, buồn tẻ và nhạt nhẻo, thế rồi Chúa Jêsus đã đến. Hội Thánh duy nhứt Ngài đã đến tham dự là một Hội Thánh chết, nhưng Chúa Jêsus đã bước vào trong nhà thờ.
Ngài chẳng mong gì hơn từ chúng ta! Thực ra, chúng ta được truyền cho phải trung tín với sự nhóm lại của các thánh đồ, Hêbơrơ 10.25. Tôi không giảng về việc đi nhà thờ thường xuyên. Tôi nghĩ nếu bạn yêu mến Chúa Jêsus như bạn đã yêu mến, bạn sẽ ở trong nhà Ngài khi có cơ hội. Tôi cũng không nghĩ là khôn ngoan khi quấy rối những ai đang có mặt ở đó chỉ vì một số người khác vắng mặt. Những người nào cần sứ điệp thì chẳng có mặt ở đó để mà nghe, vì vậy tại sao phải nện nhừ tử bầy chiên đã đến trong ngày đó. Nhưng, nếu vấn đề tự nó tỏ ra trong phân đoạn Kinh Thánh, như phân đoạn hôm nay, thì tôi không phiền xử lý với nó.
Chúng ta cần phải đi nhà thờ vì chúng ta yêu mến Chúa. Khi chúng ta yêu mến Ngài, sẽ có một sự khát khao muốn nhóm lại với các thánh đồ Ngài để thờ lạy và ngợi khen Ngài.
Chúng ta cần phải đi nhà thờ vì đây là một bằng chứng. Khi bạn bè, gia đình và người lân cận nhìn thấy bạn lo sửa soạn để đến với nhà của Đức Chúa Trời, điều nầy nhắc cho họ nhớ đến nơi mà họ cũng cần phải có mặt.
Chúng ta cần phải đi nhà thờ dầu khi ở đó buồn tẻ và nhạt nhẻo. Bạn không hề biết khi nào Chúa Jêsus sẽ hành động, phá vỡ tình trạng tẻ nhạt đó và làm một việc gì đó có tính cách đời đời. Nếu bạn không có mặt ở đó, bạn sẽ bỏ sót một việc không thể xảy ra được hai lần; Minh họa: Thôma, Giăng 20.19-29.
Bạn cần phải đi nhà thờ vì đấy là một việc làm phải lẽ và việc ấy tôn cao Chúa! Chẳng nên cải vả chi ở nhà của bạn, khi chính thời gian ở nhà thờ ai nấy đều biết việc gì đã xảy ra. Bố mẹ và tất cả con cái đều cần phải sẵn sàng và phải đi nhà thờ!
Chúng ta cần phải đi nhà thờ vì một lần vắng mặt ở nhà thờ là một lá phiếu chọn đóng hai cánh cửa lại! Việc ấy nói: “Tôi chẳng quan tâm về việc có mặt ở đó!”)

II. ĐẶC ĐIỂM SỰ GIẢNG DẠY CỦA NGÀI
A. Kinh Thánh cho chúng ta biết Chúa Jêsus đã phán dạy giống như một Đấng có “quyền phép”. Nói như thế có nghĩa là Chúa Jêsus đã phán dạy như một người biết rõ Ngài đang nói gì! Các thầy thông giáo chỉ có thể trưng dẫn lời nói của nhau, còn Chúa Jêsus thì phán dạy với quyền phép và tri thức.
B. Một cái liếc nhanh qua phương thức các thầy thông giáo dạy dỗ ngược lại với phương thức Chúa Jêsus dạy dỗ cho thấy lý do tại sao dân sự đã lấy làm lạ bởi những gì họ đã nghe.
 Các thầy thông giáo chủ yếu nhắm vào những việc không đáng kể. Họ nâng những truyền thống của con người lên cao hơn Lời của Đức Chúa Trời. Họ lo lắng về những việc như của dâng phần mười và một người có thể đi bao xa trong ngày Sa-bát, Mathiơ 23.23.
Mặt khác, Chúa Jêsus đã phán dạy về những vấn đề có chất lượng như sự sống và sự chết, Thiên đàng và Địa ngục, sống, chết và cõi đời đời. Khi họ nghe Chúa Jêsus giảng dạy, họ biết rõ họ đang nghe thấy những lời nói có giá trị đời đời.
 Các thầy thông giáo cứ lan man dông dài, trưng dẫn của nhau từng lời nói mà chẳng hề nói ra một điều gì quan trọng hết. Chúa Jêsus đã dạy dỗ rất có hệ thống. Ngài đã đọc và trưng dẫn Lời của Đức Chúa Trời. Ngài đã giải thích Lời ấy và áp dụng Lời ấy.
 Các thầy thông giáo rất khô khan cũng như nhạt nhẽo. Họ nói đến những việc mà chẳng ai dám nghĩ đến, với những giới hạn mà chẳng ai hiểu được. Chúa Jêsus đã sử dụng những minh họa cụ thể và lời lẽ trong sáng phác họa ra nhiều lợi ích trong sự dạy dỗ của Ngài.
 Các thầy thông giáo không quan tâm đến dân chúng, với những người mà họ đang giảng dạy cho. Họ đã sử dụng con người vì lợi ích riêng của họ, Mác 12.40. Chúa Jêsus đã giảng dạy như Đấng Yêu Thương loài người. Ngài quan tâm đến từng người mà Ngài trao đổi với và Ngài chỉ cho họ đến với tình yêu thương của Đức Chúa Cha.
 Khi các thầy thông giáo dạy dỗ, chẳng có một giá trị đời đời nào diễn ra. Sự dạy của họ thì khô hạn và nông cạn, sự dạy ấy chẳng đem lại thay đổi cho cuộc sống nơi những kẻ nghe họ giảng.
D. Khi Chúa Jêsus giảng dạy, Ngài đã sử dụng Lời của Đức Chúa Trời như thanh gươm hai lưỡi. Khi Ngài giảng dạy, nhiều tấm lòng bị đâm thủng, nhiều linh hồn được cứu và nhiều đời sống được thay đổi cho đến đời đời.

(Lưu ý: Đấy là cách thức sự giảng dạy đáng phải có trong thời buổi nầy. Có quá nhiều trung tâm giảng dạy nhắm vào những vấn đề tầm thường. Sự giảng dạy về đàn ông phải mang lấy xiềng xích, đàn bà mang lấy những đôi giày phục tùng sát đất, hay giảng về con người mang loại kính tròng đen không phải là sự giảng dạy theo Kinh Thánh! Giảng dạy theo Kinh Thánh lấy câu gốc từ Lời của Đức Chúa Trời và công bố sứ điệp của Ngôi Lời theo cách rõ ràng và dạn dĩ. Trách nhiệm của nhà truyền đạo là phải “giảng đạo”, II Timôthê 4.2, và chẳng giảng chi khác trừ ra giảng đạo! Đôi khi sứ điệp sẽ được đầy dẫy với ngọn lửa và sự vinh hiển. Nhiều lúc khác sự giảng dạy ấy đầy dẫy với điều tầm thường và đều đặn. Có khi hơi thở của thiên đàng sẽ chiếu trên sự giảng dạy và có khi hơi thở ấy dường như đều đặn và tầm thường. Nhưng, khi sứ điệp đã được giảng ra bằng lẽ thật và quyền phép, Đức Chúa Trời sẽ sử dụng nó cho sự vinh hiển của Ngài. Ngài sẽ không sử dụng những sự say mê của những kẻ nào ở trong số đông, mà Ngài nhắm vào những người thiểu số! Hỡi nhà truyền đạo, phải biết chắc sứ điệp của bạn là sứ điệp theo Kinh Thánh. Nếu sứ điệp ấy trổi hơn Ngôi Lời, sứ điệp đó trổi hơn ý chỉ của Đức Chúa Trời!)

III. NỘI DUNG SỰ GIẢNG DẠY CỦA NGÀI
A. Kinh Thánh không nói rõ Chúa Jêsus đã dạy dỗ gì trong ngày đó. Nhưng, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng dân chúng đã “cảm động về sự dạy dỗ của Ngài”. Khi họ nghe Ngài giảng sứ điệp đó, đây là điều mà họ chưa từng nghe trước đây. Nghe xong, họ chỉ im lặng và lấy làm lạ mà thôi!
B. Chúa Jêsus đã dạy dỗ với quyền phép vì Ngài đã được xức dầu bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời để rao giảng những tin tức tốt lành của Tin Lành, Luca 4.16-21. Các câu nầy cung ứng cho chúng ta một ít thông sáng trong sứ điệp mà Chúa Jêsus đã giảng dạy ở các nhà hội trong thời của Ngài.
Chúng ta hãy xem qua phần nội dung sứ điệp của Ngài.
 Giảng Tin Lành cho người nghèo – Từ ngữ “nghèo” đề cập tới những ai là “không giàu có, địa vị, ảnh hưởng và vinh quang; người nào thấp hèn, có cần, thiếu thốn và bất lực”.
Ngài đang nói tới tình trạng thuộc linh của những kẻ chưa nhìn biết Chúa. Ngài đã đến để cứu vớt linh hồn và làm thay đổi nhiều đời sống! Ngài đã đến để ban hy vọng cho kẻ bất lực; giúp đỡ cho kẻ vô dụng và sự sống cho kẻ không phương sinh sống. Ngài đã đến với những tin tức tốt lành mang theo tình yêu thương, hy vọng và sự cứu rỗi.
Có phải bạn đang thiếu thốn mọi thứ trong đời nầy không? Có phải bạn khốn khó và bất lực hôm nay không? Có phải bạn đang cần một Cứu Chúa, là Đấng có thể làm thay đổi đời sống của bạn không? Có một người tên là Jêsus, Ngài sẽ nắm lấy bạn, dù bạn có như thể nào đi nữa, cứu lấy linh hồn bạn và làm thay đổi đời sống của bạn, và điều ấy bạn sẽ không phải trả chi hết, dù chỉ một xu, Êsai 55.1; Khải huyền 22.17.
 Chữa lành kẻ có lòng tan vỡ – Từ ngữ “tấm lòng tan vỡ” nói tới người nào “bị tan vỡ thành nhiều mảnh; bị hạ thấp và bì chà đạp dưới chơn”. Từ ngữ nầy nói tới những ai bị tội lỗi và Satan áp bức. Chúa Jêsus đã đến để ban sự chữa lành cho người nào đang sống trong tình trạng đó.
Nếu tấm lòng bạn tan vỡ bởi sự ngược đãi nghiệt ngã của cuộc sống; nếu bạn bị tàn hại bởi mọi tác dụng của tội lỗi; nếu bạn bị Satan chà đạp dưới chơn, Chúa Jêsus đang hiến sự chữa lành cho bạn đây.
Ngài có thể nắm lấy đời sống bị thương tích và tâm linh bị chà đạp của bạn, và Ngài bó rịt bạn với tình yêu thương và ân điển của Ngài. Ngài có thể nắm lấy bạn y như bạn hiện có đây, những tổn thương và mọi sự, và Ngài có thể ban cho bạn một đời mới ở trong Ngài, Êphêsô 2.1-10.
 Giảng sự giải cứu cho những kẻ phu tù – Từ ngữ “phu tù” sát nghĩa là: “những kẻ bị giữ bằng mũi giáo”. Hình ảnh nói tới những người nào bị quân thù bắt dẫn tù và sắp sửa bị đem hành hình. Họ bị bắt dẫn tù và quân thù chỉa ngọn giáo vào mạch máu của họ. Một cái đâm mạnh thì kẻ tù sẽ ngã chết, máu của người sẽ bị đổ ra trên đất và kẻ thù sẽ bỏ đi.
Chúa Jêsus đang nói tới hạng người bị cầm giữ trong cuộc phu tù và cái nắm bắt của tội lỗi. Khi ra đời, con người là tội nhân, Rôma 3.10-13. Là tội nhân, con người là kẻ thù của Đức Chúa Trời, Rôma 8.7. Hạng người bị hư mất đứng nghịch với Đức Chúa Trời và ý chỉ của Ngài. Họ phạm tội vi phạm Luật pháp của Ngài, chối bỏ Con của Ngài và xây lỗ tai điếc về phía Tin Lành của Ngài, kết quả là họ bị định cho sự phán xét, II Têsalônica 1.8-9. Quí bạn ơi, nếu bạn bị hư mất, bạn đang ở trong cái nắm bắt của kẻ thù! Tội lỗi, giống như mũi giáo nhọn kia, đang ấn mạnh vào mạch máu của linh hồn bạn. Chỉ một cái đâm mạnh thôi, bạn sẽ lìa đời nầy rồi bước vào cõi đời đời hư mất! Nếu bạn chết trong tình trạng hư mất, bạn sẽ đi thẳng đến Địa Ngục và bạn sẽ qua cõi đời đời trong nơi khủng khiếp đó. Bạn sẽ bị phân cách với Đức Chúa Trời và với mọi sự tốt lành và đẹp đẽ. Sẽ chẳng có một sự ân xá nào hết; sẽ chẳng có một sự phóng thích nào cả; sẽ chẳng có chi hết trừ ra đau đớn, khổ sở và lửa đốt cho cả cõi đời đời, Mathiơ 8.12; Khải huyền 14.10-11; Mathiơ 25.41.
Chúa Jêsus hứa sự giải cứu cho những ai đang ở trong tình trạng đó. Từ ngữ “giải cứu” có ý nói “phóng thích ra khỏi vòng nô lệ hay tù đày; tha thứ tội lỗi (để cho họ đi giống như thể họ chưa hề phạm tội), miễn án phạt”.
Chúa Jêsus sẽ nắm lấy hết thảy những ai đến với Ngài bởi đức tin và Ngài sẽ cất bỏ tội lỗi của họ đi cho đến đời đời, Thi thiên 103.12; Êsai 38.17; 43.25; Giêrêmi 50.20; Michê 7.19; I Giăng 1.7; Côlôse 2.13-14. Ngài sẽ giải cứu họ ra khỏi quyền lực của kẻ thù, Côlôse 1.13. Ngài sẽ ban cho họ sự sống đời đời, vĩnh cửu, Giăng 3.16; 6.47; 10.28. Ngài sẽ giải phóng họ ra khỏi vòng nô lệ của họ, Khải huyền 5.9; Galati 4.5; I Phierơ 1.18-19. Ngài sẽ rút họ ra khỏi đời sống cũ rồi khiến họ trở thành con người mới cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, II Côrinhtô 5.17.
Một số thánh đồ còn bị giữ trong sự phu tù. Giống như Samsôn, bạn sẽ thấy rằng tội lỗi đang làm cho mù quáng, nó trói buộc, và nó sẽ nghiền nát! Đúng ra, nó sẽ dẫn tới câu lạc bộ riêng của nó – (Châm ngôn 13.15). Chúa Jêsus có thể giải phóng cho bạn ra khỏi, I Giăng 1.9!
 Khiến cho người mù được thấy – Chúa Jêsus chắc chắn đã mở mắt mù lòa trong khi Ngài còn ở đây trên đất, thế nhưng sứ mệnh chính của Ngài là mở mắt cho những ai đang bị mù về mặt thuộc linh. Đấy là tình trạng của những ai chưa nhìn biết Chúa Jêsus là Cứu Chúa của họ hôm nay, II Côrinhtô 4.4.
Họ bị mù đối với tình trạng của họ. Họ không biết họ đang bị hư mất. Họ bị mù đối với nhu cần của họ. Họ tưởng họ có thể xây sang một cái lá mới, nhận lấy một thứ tôn giáo nào đó, làm một vài việc thiện, và mọi sự đều sẽ ra tốt đẹp hết. Họ bị mù như thế đó, và họ đã bị lường gạt như thế đó.
Khi Chúa Jêsus đến với một linh hồn trong tình trạng ấy, Ngài mở mắt họ ra và Ngài để cho họ nhìn thấy bản thân mình y như vốn có thật vậy. Điều nầy được gọi là sự thuyết phục tội lỗi và Đức Thánh Linh bày tỏ ra sự việc đó, Giăng 16.7-11. Khi sự thuyết phục đến với tấm lòng của một tội nhân bị hư mất, người ấy hiểu rằng họ là một tội nhân. Họ hiểu rõ họ đang ở trong mối nguy hiểm về mặt thuộc linh. Họ nhận biết tầm quan trọng của tội lỗi họ và cái giá kinh khủng mà họ sắp phải trả vì cớ chúng. Họ khởi sự tìm kiếm một con đường thoát. Đấy là khi Đức Thánh Linh chỉ cho họ nhìn về Chúa Jêsus!
Ngài nhắc cho họ nhớ đến thập tự giá và về ngôi mộ trống. Ngài chỉ cho họ thấy Chúa Jêsus đã chịu chết thay cho họ vì Ngài yêu thương họ nhiều hơn Ngài yêu chính mạng sống của Ngài, Rôma 5.6-8. Họ được dẫn tới chỗ hiểu biết quyền phép của sự sống lại. Họ được dẫn tới chỗ nhìn biết một Cứu Chúa hằng sống có thể tha thứ tội lỗi của họ và làm thay đổi đời sống họ.
Khi họ làm theo lời chỉ dẫn nầy và tiếp nhận Chúa Jêsus vào trong đời sống của họ, Ngài giải cứu họ bởi ân điển của Ngài. Ngài ban cho họ mặc khải thuộc linh mới và một đời mới. Và, hết thảy mọi điều nầy đều đến với họ vì họ đã làm một việc đơn sơ khi tin theo sứ điệp Tin Lành, Rôma 10.9-10; 13; Công Vụ các Sứ đồ 16.31.
 Kẻ hà hiếp được tự do – Chữ “hà hiếp” đề cập tới những kẻ nào bị “tan vỡ, bị tan rãi và bị đánh đập”. Nó nói tới những ai bị ngược đãi bởi quyền lực và mọi tác dụng của tội lỗi. Chúng ta đã chạm đến quyền lực của tội lỗi chuyên hủy diệt và tàn phá, nhưng chúng ta không thể quá chú trọng vào sự thực chẳng có gì tốt lành trong tội lỗi. Chẳng có gì hết trừ ra sự phá diệt, thất vọng và hư mất trong tội lỗi.
Tội lỗi hủy diệt tuổi thanh xuân. Nó cướp đi tình trạng vô tội của người ta. Nó phả hủy hôn nhân và làm tan nát nhiều gia đình. Tội lỗi đem lại sự chết, bịnh tật và rủa sả vào trong đời sống của một người. Tội lỗi sẽ cướp đi sự làm chứng của bạn; cướp mất niềm vui và làm câm nín tiếng reo cười của bạn. Tội lỗi sẽ làm cho tấm lòng bạn chai cứng đi, lương tâm bạn khô héo dần và khiến cho bạn phải xa cách Đức Chúa Trời. Tội lỗi là kẻ lừa đảo, kẻ hủy diệt và kẻ đáng rủa sả. Nó sẽ cướp đi mọi sự có giá trị rồi chẳng để lại gì cho bạn trừ ra nổi thất vọng, ám ảnh và sự tàn phá. Tội lỗi, dù bất cứ hình thức nào, hay tầm cỡ nào, đều sẽ hủy phá đời sống của bạn!
Chúa Jêsus đã đến để thực hiện mọi sự khả thi cho kẻ bị hà hiếp, bị tội lỗi đánh đập, để buông tha cho họ. Ngài có quyền phép để giải cứu bạn ra khỏi những gì đang trói buộc bạn. Ngài có thể thay đổi đời sống của bạn, nếu bạn chịu để cho Ngài làm. Bạn không phải làm một nô lệ cho tội lỗi, xác thịt và ma quỉ nữa. Bạn không phải sống thêm một phút như nô lệ cho tội lỗi của bạn nữa. Chúa Jêsus có thể mở toang những chấn song của tội lỗi bạn và ban cho bạn sự tự do. Ngài có thể xức dầu ân điển trên những vết thương của tội lỗi và khiến cho bạn được lành, nếu bạn chịu tiếp nhận Ngài. (Minh họa: Phaolô, ông đã làm gì và những gì Chúa đã làm trong ông, I Timôthê 1.1-17).
 Đồn ra năm lành của Chúa – Chúa Jêsus đã đến để khiến cho những ai bị lọt bẫy trong tội lỗi nhìn biết cánh cửa hy vọng đã được mở ra. Giờ đây, họ đã được buông tha ra khỏi tội lỗi của họ và khỏi mọi sự đã ràng buộc họ. Mọi sự họ phải làm là đến với Ngài!
Sứ điệp ấy vẫn còn là sứ điệp cho ngày hôm nay! Cánh cửa hy vọng vẫn còn mở toang hôm nay. Chúa Jêsus đang mời gọi hết thảy những ai chịu đến với Ngài bởi đức tin và tiếp nhận Ngài vào trong đời sống của họ. Ngài đang gọi mời những ai bị tội lỗi hà hiếp, chà đạp và đánh đập chạy đến với Ngài để tìm sự giải cứu, hy vọng và phước hạnh. Có hy vọng, nhưng chỉ nếu bạn chịu đến với Chúa Jêsus, Giăng 14.6; Công Vụ các Sứ đồ 4.12. Thế thì, đây là sứ điệp, và đấy vẫn còn là sứ điệp cho ngày hôm nay!

Phần kết luận: Khi dân chúng nghe Chúa Jêsus giảng dạy, họ thấy mình như bị câm nín đi. Đây là một con người, Ngài đã rao giảng theo như Ngài biết rõ những gì Ngài đã nói tới. Đây là một con người, Ngài yêu thương hội chúng của mình. Đây là một con người đang rao giảng sứ điệp nói tới sự sống, sự tự do và sự trông cậy.
Chúa Jêsus là một nhà truyền đạo lạ lùng và Ngài đã giảng một sứ điệp thật lạ lùng. Đây là một sứ điệp đã được giảng ra cách đây 2.000 năm, nhưng đây là một sứ điệp tươi mới giống như các nhu cần ngày hôm nay. Chúa Jêsus vẫn ban hiến sứ điệp nói tới sự trông cậy của Ngài cho hết thảy những ai chịu tin theo và tiếp nhận nó. Sứ điệp Chúa Jêsus đã rao giảng là sứ điệp chúng ta đang có cần ngày hôm nay!
Nếu bạn chưa được cứu hôm nay, có một sứ điệp nói tới hy vọng cho bạn đây. Tội lỗi đã đánh đập và phá hại đời sống bạn, Chúa Jêsus có thể buông tha cho bạn được tự do!
Bạn có thể được cứu đấy, nhưng bạn chưa sống giống như bạn đáng phải sống. Có hy vọng cho bạn nếu bạn chịu đến với Chúa Jêsus. Ngài sẽ phục hồi bạn.
Sứ điệp của Ngài là một sứ điệp lạ lùng, làm thay đổi đời sống. Hãy chú ý đến sứ điệp của Ngài và hãy đến với Ngài ngay hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét