Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Êphêsô 4:1-6: " Bài Tín Điều Các Sứ Đồ: Đức Chúa Trời có một đại gia đình—Phần 2: “Tôi Tin Hội Thánh Phổ Thông”



Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Đức Chúa Trời có một đại gia đình—Phần 2

“Tôi Tin Hội Thánh Phổ Thông”
Êphêsô 4:1-6
Chúng ta hãy bắt đầu với điểm cơ bản nhất. Chữ “Hội thánh” có ý nói tới điều gì? Trong Tân Ước, chữ “Hội thánh” dịch từ chữ Hylạp ekklesia, bản thân nó ra từ hai chữ Hylạp có nghĩa là “ra khỏi” và “kêu gọi”. Khi bạn ghép hai chữ nầy lại với nhau, bạn có chữ ekklesia, ý nói “hội chúng những người được kêu gọi ra khỏi thế gian để đi theo Đức Chúa Jêsus Christ”. Cách định nghĩa ấy cho chúng ta biết Hội thánh đang nói tới con người. Nói theo cách mạnh mẽ hơn, Hội thánh là những người nhóm lại với nhau trong vai trò các tín đồ trong Đức Chúa Jêsus Christ. Đó không phải là tòa nhà nơi họ nhóm lại đâu. Kiểu như hội chúng của chúng ta nhóm lại trong một nơi thánh được xây dựng bởi hệ phái trưởng lão vào năm 1902. Chúng ta thường nghe những lời khen ngợi về vẻ đẹp của loại kính màu, những hàng ghế bằng gỗ uốn cong, và mái vòm khảm đá thật lộng lẫy. Khi bạn nhìn vào ngôi nhà thờ của chúng tôi, bạn nghĩ: “Đấy là những gì một hội thánh trông giống như thế”. Nhưng bạn có thể dẹp bỏ toà nhà đi và điều đó chẳng gây tổn hại gì cho Hội thánh đâu. Tôi biết rõ như thế vì khi trở lại với năm 1977, khi chúng tôi còn ở trong một tòa nhà nhỏ hơn nhiều trên đường Madison, tòa nhà của chúng tôi bị cháy thiêu vào một tối Chúa nhựt. Mặc dù nơi thánh chẳng còn lại gì cả trừ ra đống đổ nát còn âm ỉ cháy, hội chúng đã nhóm lại ở một chỗ tạm mượn vào sáng hôm ấy. Và mặc dù hết thảy chúng tôi đều rất vui vẻ về những sự nâng cấp mà chúng tôi mới vừa hoàn tất, chúng tôi hiểu ngôi nhà ấy thực sự có ý nghĩa như thế nào!?! Chúng tôi rất vui về mái cổng mới — song nó chỉ là mái cổng mới. Nó không phải là Hội thánh. Phần mặt bằng được nâng cấp, ở đó ban thăm viếng nhóm lại — song nó chỉ là mặt bằng được nâng cấp. Nó không phải là Hội thánh.
Hội thánh là con người. Đôi khi Tân Ước sử dụng từ “Hội thánh” để nói tới tất cả những người thuộc dân sự của Đức Chúa Trời trên khắp thế giới. Chúng ta gọi đấy là “Hội thánh phổ thông”. Thường thì chữ “Hội thánh” đề cập tới một nhóm tín hữu ở một địa điểm thật đặc biệt — hội thánh địa phương. Cả hai cách sử dụng từ ngữ đều hợp lệ. Hội thánh Cơ đốc vừa là Hội thánh phổ thông vừa là Hội thánh địa phương. Nó bao gồm tất cả các tín đồ thật trên khắp thế giới, và Hội thánh cũng tự tỏ ra trong hàng triệu hội chúng địa phương trên khắp thế giới.
Đấy là theo truyền thống để nói tới bốn “mặt” của Hội thánh. Bốn “mặt” nầy có thể được trình bày như bốn từ chính. Hai từ ra trực tiếp từ Bài Tín Điều Các Sứ Đồ, và hai từ ra từ Bài Tín Điều Nicene. Chúng ta cần phải xem xét hết thảy bốn mặt để có đủ bức tranh những gì chúng ta muốn nói tới khi chúng ta nói: “Tôi tin Hội thánh”.
I. Hội thánh là Một
Êphêsô 4:4-6 sử dụng chữ “một” bảy lần để nhấn mạnh sự hiệp một cơ bản của chúng ta trong vai trò các tín đồ trong Đấng Christ. Có một thân thể, một Thánh Linh, một sự trông cậy, một Chúa, một đức tin, một phép báptêm, và một Đức Chúa Trời và một Cha cho hết thảy chúng ta. Sự hiệp một có bảy phần đó nhấn mạnh lẽ thật cho rằng Đấng Christ đang xây dựng một Hội thánh — chớ không phải 2 hay 3 hoặc 15, hay 20.000 Hội thánh. “Một hội thánh” mà Đấng Christ đang xây dựng bao gồm tất cả các tín đồ thật, họ đã được sanh lại nhơn đức tin nơi Đấng Christ. Họ là “Hội thánh” bất chấp sự gia nhập hệ phái nào đặc biệt của họ.
Tuần nầy, một người bạn gửi email cho tôi yêu cầu tôi nhắc tới thắc mắc nói tới Cơ đốc nhân trong Giáo hội Công giáo Lamã. Đôi khi thắc mắc được đưa ra rất thẳng thừng: “Có Cơ đốc nhân nào trong Giáo hội Công Giáo không?” hay “Bạn có thể là một Cơ đốc nhân và là tín đồ Công giáo Lamã không?” Ở một cấp độ, thật là dễ chỉ trích những câu hỏi như thế là xẳng xớm và bất công. Song ở cấp độ khác, những câu hỏi ấy phản ảnh những sự chia rẻ rất là trầm trọng (và thù hận liên tục trong một số trường hợp) giữa Công giáo và Tin lành kể từ thời Cải Chánh. Trong khi sự thực cho thấy rằng trong mấy năm gần đây, cấp độ đã giảm xuống, điều nầy cũng rất thực ở nhiều nơi trên khắp thế giới, lằn ranh phân cách giữa hai nhóm rất sâu đậm và rộng khắp. Và chắc chắn một số người ở cả hai phía đã gửi gắm mọi người trong “nhóm kia” vào ngọn lửa hừng địa ngục rồi. Câu trả lời của tôi cho thắc mắc ấy đại loại như sau: Khi chúng ta sau cùng đứng trước mặt Chúa, Ngài sẽ không hỏi về Hội thánh của chúng ta: “Có phải ngươi ở trong Hội thánh Luther không?” hay “Có phải ngươi ở trong giáo hội Công giáo?” hoặc “Có phải ngươi nhóm lại ở Hội thánh Calvary Memorial không?” Trong ngày trọng đại ấy, Đức Chúa Trời sẽ hỏi từng người chỉ một câu thôi: “Ngươi đã làm gì với Con Ta, là Đức Chúa Jêsus Christ?” Từng người sẽ trình sổ về cách thức mình (nam hay nữ) đáp ứng với Chúa Jêsus. Bạn có tin cậy Ngài chưa? Bạn có tin theo Ngài không? Bạn có tiếp nhận Ngài làm Chúa và Cứu Chúa chưa? Hay có phải bạn đã chối bỏ Ngài? Có phải bạn tin cậy vào những việc lành, tôn giáo, tiếng tăm hay công trạng nào đó của bạn hầu kiếm được lối vào trong thiên đàng? Việc duy nhứt sẽ là vấn đề trong ngày ấy là bạn có tin cậy Đấng Christ làm Cứu Chúa hay chưa!?!
Tôi đã nói trong tuần qua, và tôi nói lại vấn đề ấy trong tuần nầy, là có những dị biệt quan trọng giữa những người Tin lành và Công giáo Lamã ở nhiều lãnh vực quan trọng trong lẽ đạo của Kinh thánh. Chúng ta không những bất đồng — chúng ta bất đồng trầm trọng về những vấn đề tối quan trọng. Cũng rất là thực khi chúng ta có những lãnh vực nhất trí với nhau rất lớn — về Đức Chúa Trời, về Ba Ngôi Đức Chúa Trời, về thần tánh của Đấng Christ, về sự chết và sự sống lại của Ngài, về tính cần thiết của ơn cứu rỗi, và còn nhiều điều nữa. Chúng ta thực sự có một quan điểm khác biệt về vai trò của Mary, sự xưng công bình chỉ bởi một mình đức tin, sự công bình của Đấng Christ được quy cho, vai trò của mối thông công, và địa vị của hàng thánh đồ, đặt tên cho một vài lãnh vực chính. Tôi không muốn làm giảm đi trong một phút tầm quan trọng của các vấn đề nầy. Chúng là vấn đề — đấy là lý do tại sao chúng ta không hiệp với các nhà thờ Công giáo trong các buổi thờ phượng chung. Quả là không thích ứng khi làm như vậy. Nhưng nói như thế không có nghĩa là chúng ta nghĩ chẳng có một Cơ đốc nhân nào hết trong Giáo hội Công giáo. Chúng ta nghĩ đức tin cứu rỗi chơn thật sẽ không sánh với địa vị thuộc viên trong hội thánh — của chúng ta hay của họ.
Có những Cơ đốc nhân chân chính trong Giáo hội Công giáo. Có những Cơ đốc nhân chân chính trong Hội thánh Luther. Có những Cơ đốc nhân chân chính trong Hội thánh Episcopal. Có những Cơ đốc nhân chân chính trong Hội thánh Methodist. Có những Cơ đốc nhân chân chính trong Hội thánh Calvary Memorial.
Và có những thuộc viên trong Hội thánh chưa được cứu trong tất cả các nhóm nầy, tôi dám chắc như thế. Một số người trong họ đã được truyền dạy cho các giáo lý sai lầm. Nhiều người khác chỉ bám vào truyền thống của tôn giáo. Có người thừa hưởng đức tin mình mà chẳng chịu xem xét nó. Và có người tin chưa đúng là sống theo tôn giáo sẽ mở hai cánh cổng thiên đàng ra.
Tôi muốn nói rằng chúng ta không xét đoán người ta chỉ qua những cái nhãn mà họ đang mang lấy. Chúng ta hãy đối xử với mọi người giống như từng cá nhân và không chỉ là thuộc viên của một nhóm. Đức Chúa Trời có dân sự của Ngài trong nhiều chỗ rất đáng kinh ngạc. Chắc chắn Ngài có người trong những nơi mà chúng ta sẽ không muốn có họ một khi chúng ta là Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta không phải là Đức Chúa Trời. Đấy là lời nói tận cùng đối với tôi. Tôi rất vui sướng khi nhóm lại thông công Cơ đốc với tất cả các tín đồ thật trong Đấng Christ — và đồng thời tôi duy trì quyền bất đồng với họ về các vấn đề quan trọng. Khi nói rằng Hội thánh là một thì có nghĩa là Hội thánh thật gồm có tất cả những tín đồ thật trong Đấng Christ bất chấp họ đang mang lấy nhãn hiệu gì. Và trong sự hiệp một cơ bản ấy, có nhiều chỗ dành cho sự dạy giáo lý và cũng dành cho sự bất đồng chơn thật. Hiệp một không có nghĩa là hoàn toàn nhất trí đâu.
II. Hội thánh là Thánh
Chữ “Thánh” làm cho nhiều người hoảng sợ vì họ kết nó với một loại giả hình tôn giáo ngạo mạn. Khi nói hội thánh là thánh dường như có ý nói “thánh hơn ngươi”. Hội thánh ấy có khi lại thiếu sót trong thiết kế của Đức Chúa Trời không thể cãi được. Và hết thảy chúng ta đều hiểu rằng Cơ đốc nhân đôi khi cũng giả hình khủng khiếp lắm. Nhưng đấy chưa phải là trọng tâm của vấn đề. Chữ “thánh” có ý nói “biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời”. Bất cứ điều chi thuộc về Đức Chúa Trời đều là thánh do hội hiệp với Ngài. Chúng ta gọi Sách Thánh là Kinh Thánh vì nó ra từ Đức Chúa Trời và nó thuộc về Ngài. Hội thánh là thánh vì dân sự là thánh. Và dân sự trong Hội thánh là thánh vì họ thuộc về Đức Chúa Trời do ưu điểm huyết của Đức Chúa Jêsus Christ chuộc tội cho họ. I Phierơ 2:9 chép rằng người tin Chúa là dòng giống được chọn, là thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, và là “dân thuộc về Đức Chúa Trời”. Bốn mệnh đề ấy mô tả chúng ta là ai là bởi nhờ vào ân điển của Đức Chúa Trời. Những việc ấy trở nên hiện thực cho chúng ta chẳng bởi điều chi khác hơn công việc của Đức Chúa Trời ở trong chúng ta. Ngài đã cứu chúng ta và rồi Ngài công bố chúng ta là dân được chọn, là thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh của Ngài — hết thảy vì chúng ta thuộc về Ngài. Nhưng đấy chưa phải là cuối cùng của câu chuyện đâu. Câu Kinh thánh nói Đức Chúa Trời đã làm như vậy để chúng ta “rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài”. Đấy là chỗ mà sự thánh khiết trở nên rất thực tế. Chúng ta là dân thánh của Đức Chúa Trời cần phải sống sao cho chúng ta đem lại sự vinh hiển cho Chúa.
Được nên thánh có nghĩa là đi ngược lại với trào lưu vì trào lưu đang chảy theo hướng sai lầm. Nên thánh có nghĩa là lội ngược dòng vì dòng nước đang chảy vào cái hố sâu hủy diệt. Sự nên thánh luôn luôn bao gồm cả sự chối bỏ những phương thức tối tăm rồi bước đi trong sự sáng láng của Chúa. Khi Hội thánh thực sự là Hội thánh, nó sẽ trở thành muối và sự sáng trong thế gian. Hãy nhớ rằng muối là chất kích thích và có tính cách bảo tồn. Nếu Hội thánh không kích thích thế gian, nó chưa làm tròn công việc của nó. G. K. Chesterton nói theo cách nầy: “Cái gì chết có thể trôi xuôi với dòng nước, nhưng chỉ có cái gì sống mới có thể lội ngược dòng của nó”. Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta phải “lội ngược dòng” mỗi ngày, và rồi Ngài ban cho chúng ta năng lực để làm công việc ấy.
III. Hội thánh là phổ thông
Một số nhà truyền đạo bị bối rối bởi từ ngữ “phổ thông” vì họ nghĩ nó có cái gì đó phải làm với Giáo hội Công giáo Lamã. Không một điều gì có thể xa rời đối với lẽ thật. Hãy chú ý, khi chúng ta đến với cụm từ nầy, từ ngữ “phổ thông” luôn luôn bắt đầu bằng chữ “c” nhỏ [theo Anh ngữ]. Nếu đó là “Catholic”, thì thật nó đề cập tới Giáo hội Công giáo Lamã. Nhưng “catholic” với chữ “c” viết thường, có ý nói tới “phổ thông”. Khi áp dụng cho Hội thánh, nó có ý nói rằng sứ điệp Tin lành là dành cho mọi người ở khắp mọi nơi, trong từng thế hệ và trong từng tình huống. Chúng ta thấy phần nhấn mạnh nầy ở nhiều nơi trong Tân Ước. Mác 16:15 dạy chúng ta phải rao giảng Tin Lành cho từng dân tộc. Chúa Jêsus truyền cho chúng ta phải ra đi và môn đồ hóa từng dân tộc (Mathiơ 28:19). Ngài phán rằng sự ăn năn và sự tha tội sẽ được rao giảng trong danh của Ngài cho các nước (Luca 24:47). Chúng ta cần phải trở thành chứng nhân cho đến cùng trái đất (Công Vụ các Sứ đồ 1:8). Vì vậy, ở một mặt, trở nên “phổ thông” có nghĩa là chúng ta dự tính rao giảng Tin lành bởi từng phương tiện khả thi, đến với nhiều người nếu khả thi, ở từng địa điểm khả thi, hầu cho bởi ân điển của Đức Chúa Trời chúng ta có thể đem được nhiều người có sự khả thi của chúng ta đến với đức tin cứu rỗi trong Đức Chúa Jêsus Christ. Hội thánh cần phải là “catholic” hay phổ thông trong tầm với của nó.
Nhưng Hội thánh cần phải trở nên “phổ thông” trong bản chất của nó nữa. Chúng ta nên trông mong và cầu nguyện để hội chúng địa phương của chúng ta sẽ ở trong phương thức nhỏ nhoi phản ảnh tấm lòng của Đức Chúa Trời cho cả thế gian. Rõ ràng điều nầy sẽ xảy ra hiển nhiên trong khu vực thành phố như Chicago hơn trong một thị trấn nhỏ ở Kansas. Tôi thường nghe người ta nói rằng giờ phân cách trong nước Mỹ là 11 giờ sáng Chúa nhựt. Điều đó không thật ở nhiều hội thánh ngày nay. Khi nước Mỹ ngày càng thay đổi nhiều hơn, chúng ta đang nhìn thấy những kết quả trong các hội chúng của chúng ta. Tôi lấy làm lạ trước những gì đã xảy ra tại Hội thánh nầy trong mấy năm trở lại đây. Một số Chúa nhựt dường giống như thể chúng ta đã trở thành một Hiệp Chủng Quốc thực sự, với đủ hạng người đến từ Nigeria, Ghana, Brazil, China, India, Korea, Greece, Costa Rica, và hàng tá quốc gia khác nữa. Tôi mong xu hướng nầy cứ tiếp diễn mãi — và tôi hoan nghênh về điều đó.
Mới đây, tôi có lượt qua một số thông tin rất đáng kinh ngạc. Bạn có biết rằng vào năm 1900, 80% Cơ đốc nhân sinh sống ở Bắc Mỹ và châu Âu không? Đến cận năm 2000, nhiều số liệu đã được nâng lên cho thấy 60% tất cả các Cơ đốc nhân hiện đang sống ở Nam Mỹ, châu Phi và châu Á. Đến năm 2050, không một người da trắng Latinh nào trong 20% nhà thờ Cơ đốc trên khắp thế giới. Có nhiều tín đồ Trưởng Lão hơn gấp bốn lần ở Hàn quốc so với nước Mỹ và có nhiều tín đồ thuộc giáo phái Anh ở châu Phi hơn là ở Anh quốc. Ở Scotland chỉ có 10% các thuộc viên Hội thánh đi nhà thờ vào bất kỳ Chúa nhựt nào trong khi ở Phi luật Tân 70% các thuộc viên Hội thánh đi nhà thờ mỗi tuần.
Và trung tâm hấp dẫn trên thế giới chuyển từ Hoa kỳ và châu Âu đến nam bán cầu. Điều nầy có những hàm ý to lớn và đáng khích lệ — và nó báo hiệu những cuộc xung đột đang phát triển với Hồi giáo hung hăng ở nhiều phần trên thế giới. Trong hội chúng của chúng ta, chúng ta đang nhìn thấy Sứ Mệnh Cao Cả đang ứng nghiệm như một mùa gặt linh hồn đến từ từng chi phái, từng dân tộc và từ từng nhóm sắc tộc ở trên đất.
IV. Hội thánh là hội thánh mang vai trò sứ đồ
Mang vai trò sứ đồ của ý nói rằng Hội thánh đang chạy theo đức tin do các sứ đồ của Chúa Jêsus rao giảng. Công Vụ các Sứ đồ 2:42 chép rằng vào ngày Lễ Ngũ Tuần, 3.000 tân tín hữu đã dâng chính mình họ cho “đạo của các sứ đồ”. Có hai cách để nhìn biết một Hội thánh có thực sự mang vai trò của sứ đồ hay không — nhưng chỉ có một cách là đúng thôi. Giáo hội Công giáo nói tới “sự nối tiếp vai trò sứ đồ” là một sự nối tiếp cấp lãnh đạo con người khởi sự với Phierơ và tiếp tục trải qua nhiều năm tháng xuống tới Giáo Hoàng hiện tại — John Paul II. Họ tin rằng Đức Chúa Trời đã chú trọng đến cấp lãnh đạo con người và “chìa khóa vào trong Nước Trời” đã được chuyển giao từ cấp lãnh đạo nầy sang cho cấp lãnh đạo khác trải qua nhiều thế đại. Kinh thánh chẳng nói gì về việc tìm thấy uy quyền trong một sự nối tiếp cấp lãnh đạo của con người. Ấy chẳng phải các sứ đồ là con người mà chúng ta chạy theo; chúng ta chạy theo đạo của họ. Một Hội thánh mang vai trò sứ đồ đạt tới tầm cỡ nó chạy theo sự dạy của các sứ đồ trong Tân Ước. Tất cả 27 sách đều là chi tiết của “đạo sứ đồ” hình thành nền tảng cho đức tin của chúng ta. Khi Kinh thánh nói tới “đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi” (Giuđe 3), đây là những gì Kinh thánh muốn nói tới. Hội thánh thật bám chặt vào sự dạy đã đề ra trong Tân Ước. Sự dạy ấy giữ cả hai việc: đức tin và truyền bá đức tin ấy cho nhiều người khác.
Vậy thì, đâu là Hội thánh? Nếu chúng ta lấy ý nghĩa cơ bản của ekklesia rồi thêm ý nghĩa của bốn câu nầy, chúng ta có một kết quả đại loại như sau: Hội thánh là …
1) Bộ phận rộng khắp các tín đồ thật trong Chúa Jêsus,
2) Những người đi ngược lại với trào lưu xã hội,
3) Đức tin của họ đặc cơ sở nơi Kinh thánh và
4) Họ rao giảng tin lành cho từng dân tộc.
J. I. Packer gọi Hội thánh là “cộng đồng siêu nhiên dân được chuộc của Đức Chúa Trời”. Tôi thích cụm từ đó, vì nó nhắc cho chúng ta nhớ rằng Hội thánh không phải là một tổ chức như Rotary Club hay Câu lạc Bộ Thế Kỷ thứ 19. Vì Hội thánh thuộc về Đức Chúa Trời, nó thực sự là một cộng đồng siêu nhiên gồm những người mà đời sống của họ đã được biến đổi bởi Đức Chúa Jêsus Christ.
Điều nầy muốn nói điều gì cho chúng biết đây? Sau đây là một số hàm ý cho chúng ta xem xét.
A. Chúng ta là một chi thể trong một hữu thể lớn lao — lớn lao hơn chúng ta nhiều lắm.
Nếu chúng ta nắm bắt một chi tiết nhỏ trong những gì Đức Chúa Trời muốn làm qua Hội thánh, chúng ta sẽ được chữa lành cho đến đời đời về sự hiện thấy nho nhỏ, về sự suy nghĩ thiển cận, về thái độ xu hướng giáo hội một cách ích kỷ. Tôi thấy thật là thoải mái khi nhớ rằng Hội thánh ở đây không phải là trung tâm của thế giới. Đôi khi tôi có thể bị ràng buộc (hay sa lầy) trong các chi tiết sinh hoạt của Hội thánh đến nỗi dường như Hội thánh nầy là mọi vấn đề vậy. Nhưng quan sát một cách thích ứng, chúng ta chỉ là một tiền đồn nhỏ trong đạo quân lớn của Đức Chúa Trời đang rãi khắp thế giới. Chúng ta nhận một vai trò để lo thực hiện, như từng Hội thánh khác trên thế giới cũng nhận một vai trò thể ấy.
B. Chúng ta cần đến nhau.
Hết thảy chúng ta đều quen thuộc với hình ảnh ngọn lửa là dấu hiệu công việc của Đức Chúa Trời trên thế gian. Khi Đức Thánh Linh ngự đến, Ngài đặt trong lòng chúng ta sự nóng nả dành cho Chúa. Nhưng ngay cả ngọn lửa sáng rực nhất dần dần rồi cũng phải tàn lịm đi. Nhưng khi các khúc gỗ âm ỉ cháy được chất chồng lên nhau, ngọn lửa hực lên ngày càng sáng thêm lên. Đức Chúa Trời không hề dự tính cho bạn phải sống đời sống Cơ đốc một mình đâu. Chúng ta được dựng nên để sống chung với nhau trong sự hiệp một với các anh chị em trong Hội thánh. Và tôi không có ý nói tới hội thánh phổ thông. Tôi muốn nói Hội thánh địa phương nhóm lại vào sáng Chúa nhật không xa xôi đối với nơi bạn sinh sống. Bạn có thể lớn lên về mặt thuộc linh mà chẳng cần Hội thánh không? Có lẽ chỉ một thời gian ngắn thôi — nhưng không thể trọn đời được đâu, và không nằm trong phương thức mà Đức Chúa Trời đã dự trù. Chúng ta cần đến nhau — vì tình bạn, mối tương giao, địa vị môn đồ, cầu nguyện, khích lệ, ủng hộ, thờ phượng, hiệp một truyền giảng, và khi cần thiết, để chỉnh đốn và sửa đổi.
C. Chúng ta cần hành động hiệp một hôm nay.
Hãy xem xét cơn khủng hoảng đạo đức hiện nay trong nước Mỹ xem. Chỉ trong một năm thôi, những kẻ ủng hộ hôn nhân đồng phái tính đã thực hiện những bước thật dài. Những gì dường như không thể được cách đây 12 tháng giờ đã trở nên hiện thực — hàng ngàn cặp đồng giới tính đã “thành hôn”. Làm sao một việc như thế lại xảy ra cho được chứ? Có nhiều câu trả lời hợp lý cho câu hỏi ấy, nhưng đây là một câu trả lời cần phải suy gẫm: Họ, những người đề xuất hôn nhân đồng giới tính đã được tổ chức thật chu đáo, và họ cùng làm việc với nhau để biến loại hôn nhân nầy thành ra hiện thực. Và Hội thánh ở đâu đang khi điều nầy xảy ra? Erwin Lutzer có một quyển sách mới xuất bản có đề tựa là “Sự thực về hôn nhân đồng giới tính”. Ông đã ghi đề tựa cho Chương 1: “Khi bạn nằm ngủ”. Điều đó nhắc cho tôi nhớ tới thí dụ về lúa mì và cỏ lùng ở Mathiơ 13:24-30, 36-43. Sau khi nhà nông gieo lúa mì, kẻ thù đã đến rồi gieo ra cỏ lùng trong khi ai nấy đều đi ngủ. Đấy là điều đã xảy ra trong nước Mỹ. Trong khi chúng ta đi ngủ, nhóm người đồng tính luyến ái đã làm công việc gian ác của nó.
Sau buổi thờ phượng vào ngày Chúa nhựt, một người bạn đến từ Ân độ thuật cho tôi nghe một câu chuyện thật hay. Trong cuộc bầu cử mới đây ở xứ sở của bà ấy, đảng cầm quyền Hindu mất quyền điều khiển chính phủ. Bạn tôi nói rằng các nhà thờ khắp Ấn độ cùng nhau nhóm lại để cầu thay trong ba ngày trước khi bầu cử. Đức Chúa Trời đã trả lời từ thiên đàng, và bây giờ có một chính quyền thực thụ không thù nghịch với Cơ đốc giáo. Khi các Cơ đốc nhân cùng nhau làm việc, thờ phượng và cầu nguyện, những câu trả lời đáng kinh ngạc đều đến từ Đức Chúa Trời.
D. Chúng ta cần một mục tiêu cấp thế giới.
Thế giới rất to lớn, các nhu cần cũng rất to lớn, và Hội thánh được kêu gọi đi vào trong thế gian rao giảng Tin lành. Không một hội thánh địa phương nào có thể làm việc ấy một mình được. Một hội thánh “phổ thông” thực sự có tấm lòng dành cho các nước trên thế gian. Cách đây không lâu, tôi có đi ngang qua một nhà thờ với danh xưng thật lạ lùng — Hội Thánh Của Các Dân Tộc. Ý tưởng rất hay, tùy thuộc vào Kinh thánh, khuấy đảo linh hồn — một Hội thánh với mục tiêu chắc chắn về các dân tộc trên thế giới. Theo một ý nghĩa sâu sắc, mỗi Hội thánh đáng phải là “Hội Thánh Của Các Dân Tộc”.
E. Chúng ta cần Hội thánh và Hội thánh cần chúng ta.
Chúng ta phải sống tốt đẹp hơn, phải mạnh mẽ hơn khi chúng ta tìm được vị trí của mình trong Hội thánh, và Hội thánh sẽ tốt đẹp hơn và mạnh mẽ hơn khi chúng ta có mặt ở đó. Đôi khi chúng ta nói tới Hội thánh là chỗ “tương giao của đức tin” và là một “cộng đồng các tín hữu”. Song chẳng có sự thông công nào hết trừ phi những “tín hữu” đứng dậy và chào hỏi nhau. Và sẽ chẳng có một cộng đồng nào trừ phi chúng ta cố ý quyết định “tương giao” với nhau. Giáo phụ Hội thánh đầu tiên Cyprian đã nói: “Người nào có Đức Chúa Trời làm Cha mình có Hội thánh là mẹ của mình”. Trong khi chúng ta không lượng tính theo cách ấy, câu nói chứa đựng lẽ thật quan trọng. Chính qua Hội thánh và trong Hội thánh và bởi Hội thánh mà tin lành đến với thế gian. Và Hội thánh là nơi mà ở đó chúng ta có thể học tập và lớn lên bằng cách dựa vai với các tín hữu khác rồi nhờ đó học tập trở thành hạng tín đồ tin kính của Đấng Christ.
Dietrich Bonhoeffer nói rằng Hội thánh là nơi mà ở đó những giấc mơ của chúng ta được rãi ra — và đấy là một việc tốt lành. Mọi người đến Hội thánh với một loạt những trông mong nhất định. Các tân tín hữu thường bước vào Hội thánh trông mong tìm được một chút thiên đàng ở trên đất. Hết thảy chúng ta suy nghĩ, kỳ vọng và trông đợi anh chị em của chúng ta trong Đấng Christ sẽ đối đãi với chúng ta tốt hơn người ở ngoài thế gian. Và hết thảy chúng ta đều có những ý tưởng nhất định về âm nhạc, sự thờ phượng, rao giảng và về những công việc mà Hội thánh phải làm và cách thức mà Hội thánh sẽ tiến tới trước. Song chẳng sớm thì muộn, chúng ta khám phá ra rằng các thánh đồ không luôn luôn là thánh, và dân sự của Đức Chúa Trời không luôn luôn tin kính. Đôi khi họ hay gắt gỏng, không tử tế, khó chịu, và có khi lại nghiệt ngã nữa. Hội thánh — bởi đó tôi có ý nói tới Hội thánh địa phương — làm cho chúng ta rất đỗi thất vọng. Khi điều đó xảy ra, đức tin của chúng ta bị rãi tan đi và có khi kỳ vọng của chúng ta bị hủy diệt. Những trông mong giả dối của chúng ta từng bị tan rãi đi trên những vầng đá thực tại cứng ngắt, khi ấy (và chỉ khi ấy) chúng ta mới bắt đầu kinh nghiệm được ân điển của Đức Chúa Trời. Chính trong thực chất của cuộc sống chung với nhau với mọi thất vọng não nề của nó và những lần tỉnh thức mà chúng ta khám phá ra Đức Thánh Linh đang hành động trong chúng ta. Trong nhà thờ, chúng ta đến nhóm với những người mà chúng ta không bao giờ hội hiệp được. Và đấy là một việc tốt lành vì Đức Chúa Trời sử dụng “hạng người cộc lốc” đó để nắn đúc chúng ta ra giống theo ảnh tượng của Đấng Christ.
Khi Hội thánh nầy chuyển hướng vào tương lai, tôi tin chúng ta sẽ trở thành hai điều ngày càng rõ ràng hơn nữa:
Một cộng đồng yêu thương và
Một ngọn đèn của lẽ thật.
Lẽ thật và tình yêu thương. Tình yêu thương và lẽ thật. Nếu chúng ta có thể kết hai việc nầy vào sinh hoạt hội chúng của chúng ta, chúng ta sẽ nhìn thấy bàn tay phước hạnh của Đức Chúa Trời và chúng ta sẽ nhìn thấy những dòng người ngày càng tăng đến hiệp với chúng ta.
Tôi là người của Hội thánh
Khi tôi đến với phần cuối của sứ điệp nầy, tôi vui sướng tái khẳng định rằng tôi vẫn tin nơi Hội thánh. Tôi là “tù chung thân” trong Hội thánh. Tôi có mặt trong lớp ấu nhi, khi tôi mới biết đi, rồi tôi lên mẫu giáo, rồi là một thiếu niên, rồi là một người lớn. Tôi là một ấu nhi trong Hội thánh, rồi thiếu niên trong Hội thánh, rồi thanh niên trong Hội thánh, và giờ đây tôi là một người của Hội thánh. Tôi có mặt trong nhiều buổi thờ phượng của Hội thánh, tôi không thể bắt đầu đếm lại hết thảy những buổi ấy. Tôi đã dự nhiều buổi nhóm cầu nguyện, các buổi nhóm tư gia, những nhóm nhỏ, Lớp Trường Chúa Nhựt, và tôi đã dự nhiều bữa ăn tối, nhiều cuộc picnic của Hội thánh, nhiều trò chơi, các bữa tiệc có bơi lội trong Hội thánh, những buổi hòa nhạc của Hội thánh, những lần phấn hưng trong Hội thánh, và nhiều lần nhóm lại của Hội thánh. Tôi đã đứng trên tòa giảng và ngồi ở hàng ghế kia, có mặt cả hai bên bàn tiệc thánh, tôi đã chịu phép báptêm và làm phép báptêm, và tôi đã nhóm lại ở mấy Hội thánh trải qua bao năm tháng.
Tôi đã nhìn thấy điều tốt lành và tôi đã nhìn thấy sự xấu xa. Khi Hội thánh tốt lành, thì cái gì trông cũng tốt hết. Khi Hội thánh trở xấu đi, quả thật trông nó rất tồi tệ.
Và trải qua mọi sự, tôi vẫn tin nơi Hội thánh của Đức Chúa Trời — yếu đuối, dễ sai lầm, và đang có cần sự cải thiện. Hội thánh vẫn còn là kỳ vọng tốt nhứt của thế gian. Thế gian sẽ ở đâu nếu không có Hội thánh? Sẽ ra sao nếu các môn đồ thất bại? Hay sẽ ra sao nếu Đức Chúa Trời phán: “Các ngươi, con người đã thất bại. Ta sẽ hủy diệt hết Hội thánh?” Hãy suy nghĩ đến thế gian nếu không có các giáo sĩ Cơ đốc, hay bịnh viện Cơ đốc, các viện điều dưỡng, nhà nghỉ, và các cơ quan cứu tế Cơ đốc. Sẽ ra sao nếu chẳng có một trường trung học và đại học Cơ đốc nào hết? Hãy tưởng tượng một thế giới không có Kinh thánh hay âm nhạc Cơ đốc hoặc sứ điệp tin lành cứu rỗi xem. Thế giới đang tồi tệ hôm nay, nó sẽ tệ hại hơn nữa nếu không có Hội thánh của Đức Chúa Jêsus Christ. Một thế giới không có ảnh hưởng Cơ đốc quả thật sẽ trở thành một nơi buồn bã nhất.
Và Oak Park sẽ ở đâu nếu không có Hội thánh Calvary Memorial? Chúng ta không phải là Hội thánh duy nhứt trong thành phố. Nhiều hội chúng khác cũng rao giảng Tin lành trong cộng đồng của chúng ta và chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời vì chức vụ của họ. Nhưng sẽ ra sao nếu những nhà sáng lập của chúng ta không khởi sự Hội thánh nầy cách đây 89 năm? Hoặc sẽ ra sao nếu họ chuyển nhà thờ sang một thị trấn khác? Thị trấn Oak Park cần chúng ta thậm chí có ai đó không tán thưởng sự hiện diện của chúng ta. Chúng là một phần của muối và sự sáng mà ngôi làng nầy có cần.
Chúng ta không thể xây khỏi Hội thánh.
Chúng ta phải tin nơi một Hội thánh duy nhứt, thánh khiết, phổ thông, mang trọng trách của sứ đồ.
Chúng ta phải tin nơi Hội thánh địa phương dù yếu đuối và dễ sai lầm.
Chúng ta không thể xây lưng đi vì Hội thánh là bất toàn. Nếu chúng ta xây đi khỏi Hội thánh, chúng ta đang xây lưng đối với chính mình Chúa Jêsus vì Hội thánh là thân thể của Đấng Christ ở trên đất.
Chúa Jêsus phán: “ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó” (Mathiơ 16:18). Hội thánh dường như không luôn luôn theo cách ấy:
Hội thánh bị chia rẻ và yếu đuối. Nhưng nó sẽ đắc thắng.
Các cấp lãnh đạo của nó thường thất bại. Nhưng Hội thánh sẽ đắc thắng.
Đôi khi các buổi thờ phượng rất ảm đạm. Điều đó không thành vấn đề đâu. Hội thánh sẽ đắc thắng.
Những tòa nhà có thể trống rỗng, nhưng đấy chẳng phải là toàn bộ câu chuyện đâu. Hội thánh sẽ đắc thắng. Không phải vì bất cứ điều chi chúng ta nói hay làm, nhưng chỉ vì Chúa Jêsus đã phán như thế. Các ngôi nhà thờ thịnh rồi suy, quí Mục sư đến rồi đi, một số nhà thờ làm mồi cho đạo giả, và các cấp lãnh đạo làm cho chúng ta phải thất vọng. Nhưng Hội thánh của Đức Chúa Trời sẽ đắc thắng. Chúa Jêsus phán Hội thánh và Lời của Ngài sẽ không thất bại.
Trong ánh sáng của mọi điều nầy, chúng ta sẽ làm gì?
Cầu thay cho Hội thánh!
Yêu mến Hội thánh!
Tham gia vào Hội thánh!
Phục vụ trong Hội thánh!
Ủng hộ Hội thánh!
Dấn thân vào Hội thánh!
Làm cho Hội thánh được tốt hơn qua việc trở thành một chi thể!
Đừng làm một khán giả! Hãy tham gia vào một đội!
Tại sao? Chúa Jêsus đang hiện diện ở đây! Bấy nhiêu đó đủ là lý do rồi.
Tôi vẫn tin nơi Hội thánh của Đức Chúa Trời. Còn bạn thì sao?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét