Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

Mác 9:42-50: "NHỮNG LỜI CẢNH CÁO ĐẾN TỪ CHÚA"



Mác 9:42-50
NHỮNG LỜI CẢNH CÁO ĐẾN TỪ CHÚA
Phần giới thiệu: Phân đoạn Kinh Thánh nầy tìm gặp các môn đồ của Chúa đang dong buồm trên vùng đại dương đầy nguy hiểm. Chúa Jêsus đang trên đường lên thành Jerusalem để chịu chết trên thập tự giá và số người nầy đang ở trên một con đường dài từ chỗ sẵn sàng cho sự chết của Ngài và ra đi về lại Thiên đàng.
Ngay ở đầu phân đoạn Kinh Thánh nầy, họ đã tranh đấu ở trong lòng về việc ai là lớn nhứt, câu 34. Chúa Jêsus đã sử dụng phần bàn cãi của họ để dạy dỗ họ một lẽ thật tối quan trọng. Ngài đã dạy cho họ biết rằng sự cao trọng nằm ở chỗ phục vụ, các câu 35-37. Phương thức trở nên cao trọng trong Nước Trời là do sự phục vụ kẻ thấp kém nhất, câu 41. Con đường lên tới đỉnh cao chạy qua sự hạ mình phục vụ cho những ai không thể hồi báo lại cho chúng ta.
Đấy là một bài học mà các môn đồ có cần. Đấy là một bài học mà chúng ta cũng có cần trong thời buổi của chúng ta. Có rất nhiều người muốn chiếm lấy chỗ ngồi cao nhất và có rất ít người có tấm lòng của một tôi tớ.
Ở cuối biến cố nầy, Chúa Jêsus phát ra một loạt những lời cảnh cáo nghiêm trọng cho các môn đồ Ngài. Những câu nầy sử dụng lối nói thẳng thừng lưu ý chúng ta phải cẩn trọng về phương thức chúng ta sống đời sống của mình.
Sau khi tôi giảng vào sáng Chúa nhựt rồi, một trong các thuộc viên của chúng ta đã đến gần với một lời phê bình về bài giảng. Thuộc viên ấy nói cho tôi biết rằng mấy sứ điệp nầy đến từ sách Tin Lành Mác đang “đưa chúng ta ra khỏi khu vực an nhàn của chúng ta”. Người ấy đã đúng một cách chính xác! Lời của Đức Chúa Trời sẽ yên ủi kẻ khốn khổ, nhưng Lời ấy cũng sẽ làm cho kẻ an nhàn phải đau buồn.
Giống như các môn đồ, Hội Thánh hiện đại đã quá nhàn hạ trong thế gian nầy. Chúa Jêsus vốn biết rõ người của Ngài cần phải bị sốc khi trở thành hạng người mà Ngài đã cứu họ phải trở thành. Ngài biết rõ chính việc ấy về chúng ta.
Trở lại với chính mình, chúng ta sẽ chẳng khác gì đâu. Vì lẽ đó, Chúa đã đến với từng người trong lúc bây giờ và khi ấy, Ngài khuấy động chúng ta để buộc chúng ta phải để ý. Đấy là những gì mấy câu Kinh Thánh nầy được định cho phải lo làm.
Tôi muốn lấy mấy câu Kinh Thánh nầy rồi rao giảng với đề tài Những Lời Cảnh Cáo Đến Từ Chúa hôm nay. Tôi muốn bạn nhìn thấy Một Lời Cảnh Cáo Về Các Thánh Đồ; Một Lời Cảnh Cáo Về Tội Lỗi; và Một Lời Cảnh Cáo Về Sự Phục Vụ. Chúng ta hãy nhìn vào phân đoạn Kinh Thánh rồi nhìn xem Chúa phán dạy chúng ta hôm nay.
I. MỘT LỜI CẢNH CÁO VỀ CÁC THÁNH ĐỒ (câu 42)
+ Chúa Jêsus đã sử dụng một đứa trẻ để minh họa loại người mà chúng ta cần phải phục vụ cho trong thế gian nầy, các câu 36-37. Chúng ta cần phải phục vụ cho những kẻ bị bỏ bê và bị chối bỏ bởi nhiều người khác. Chúng ta cần phải phục vụ những ai không thể phục vụ trả lại chúng ta. Nói cách khác, chúng ta không phục vụ tha nhân để chúng ta sẽ được thăng chức. Chúng ta phải bằng lòng chiếm lấy chỗ của một tôi tớ trong Nước Trời, hầu việc Đấng Christ bằng sự hạ mình phục vụ đồng loại chúng ta.
+ Trong câu nầy, Chúa Jêsus sử dụng chính đứa trẻ ấy để dạy dỗ chúng ta nguyên tắc quan trọng khác. Không những chúng ta phục vụ cho kẻ thấp kém nhất giữa vòng chúng ta theo cách sẵn lòng; chúng ta còn được truyền cho phải bảo hộ kẻ thấp kém nhất giữa vòng chúng ta không sa vào tội lỗi nữa.
+ Từ ngữ “phạm” có ý nói “làm điều trái lẽ”. Nó có ý tưởng “dẫn dắt ai đó vào trong tội lỗi”. Chúa Jêsus phán đúng là một vấn đề nghiêm trọng khi chúng ta khiến cho một trong các con cái của Đức Chúa Trời sa vào trong tội lỗi.
+ Chúa Jêsus phán rằng tốt hơn là bạn nên cột cái “cối đá” quanh cổ của bạn rồi quăng xuống biển. Từ ngữ dịch “cối đá” sát nghĩa có ý nói “đá cột vào lừa”. Nó đề cập tới một hòn đá được dùng để chà xát lúa, nó nặng lắm nên phải cột vào con lừa để nó làm công việc ấy.
Nếu một cối đá được đem cột quanh cổ của một người và người đó bị quăng xuống biển, người ấy sẽ bị kéo xuống đáy và bị chìm luôn dưới đó. Khi Chúa Jêsus sử dụng hình ảnh nầy, khán thính giả của Ngài rất quen thuộc với những gì Ngài đã nói. Hơn một cơ hội người Lamã đã thực hiện những cuộc hành hình bằng cách cột những hòn đá quanh cổ của các nạn nhân rồi quăng họ xuống sông và hồ. Hình ảnh rất sinh động! Chúa Jêsus đang mô tả một cái chết khủng khiếp mà bất kỳ ai cũng có thể tưởng tượng được. Tuy nhiên, Ngài phán một người phải chết theo cách nầy thì tốt hơn khi phải khiến cho một con cái Ngài phải sa vào tội lỗi.
+ Chúa Jêsus phán rằng đây là một tội trọng! Thật vậy, người nào làm hại cho một trong số con cái Ngài hiển nhiên là đang làm hại đến chính mình Chúa, Minh họa Xachari 2:8: “…vì ai đụng đến các ngươi tức là đụng đến con ngươi mắt Ngài”. Câu nói ấy cũng rất là sinh động. Người nào lìa khỏi Ngài và khiến cho một trong số con cái Ngài phải vấp phạm là đang chọt ngón tay vào con mắt của Đức Chúa Trời!
+ Làm sao tín đồ có thể khiến cho người khác phải vấp phạm? Có nhiều cách lắm! Cho phép tôi chia sẻ một ít điều với bạn hôm nay.
+ Bằng cách cám dỗ trực tiếp người khác phạm tội – Cách xử sự như thế nầy được thấy có trong cả Kinh Thánh – Êva, Arôn, Giêrôbôam, và người dòng Pharisi. Minh họa: Mathiơ 5:32; Hội Thánh Bẹt-găm, Khải huyền 2:14; Hội Thánh Thiatirơ, Khải huyền 2:20. (Minh họa: Một người bạn đời hướng dẫn cho người kia lừa đảo các thứ thuế; một người nam Cơ đốc rủ rê một người nữ Cơ đốc hay ngược lại).
+ Người ta có thể bị dẫn vào tội lỗi một cách gián tiếp – Khi chúng ta tiếp đãi người khác với sự vô tình; những cách thức không thiện cảm và không tử tế, chúng ta có thể khiến cho họ phạm tội qua sự loạn nghịch. Chúng ta có thể nhen lên một phản ứng giận dữ nơi người khác, hoặc chúng ta có thể khiến cho họ phải vỡ mộng.
+ Người ta có thể bị dẫn vào trong tội lỗi bởi một tấm gương xấu – Nếu một tín đồ yếu đuối trong đức tin nhìn thấy một tín hữu đáng kính phạm tội, người tín đồ còn non nớt hơn có thể sa vào trong tội lỗi bằng cách làm theo gương xấu đó. (Minh họa: I Têsalônica 5:22; I Timôthê 4:12).
Có thể sự tự do của chúng ta gây cho nhiều người khác phải phạm tội. Một tín đồ trưởng thành biết rõ lẽ thật ở I Côrinhtô 6:12. Câu nầy chép: “Mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích…”. Là một tín đồ đã được chuộc, tôi có sự tự do rất lớn trong Chúa Jêsus. Tôi không còn ở dưới luật pháp nữa, song tôi ở dưới ân điển. Tuy nhiên, nếu một tín đồ non nớt nhìn thấy tôi đang làm những việc mà người ấy tin là sai trái và tôi đang khích lệ người ấy phạm tội nghịch lại lương tâm của người, tôi phạm vào việc hướng dẫn người ấy phải sai lạc.
+ Người ta có thể bị dẫn vào tội lỗi vì tín hữu khác không dẫn họ vào sự công bình – Nói cách khác, chúng ta không chia sẻ sự giàu có của Đấng Christ với các tân tín hữu, chúng ta không kỷ luật họ, và kết quả là, họ cứ yếu đuối và không hề lớn lên trong Chúa. Chúng ta thất bại không cung ứng cho họ thức ăn thuộc linh họ cần và họ đói khát ở giữa sự dư dật!
+ Người ta có thể bị dẫn sai lạc qua đạo dối – Các giáo sư của tôn giáo giả đều dẫn người ta sai lạc hết. Khi họ làm vậy, họ đang phạm vào một tội gấp bằng hai. Thứ nhứt, họ phạm tội vì họ theo thứ tôn giáo giả. Thứ hai, họ phạm tội vì họ hướng dẫn những ai đi theo họ lạc sai phải sa vào địa ngục.
+ Tôi là một người đàn ông, nhưng tôi cũng là một người làm cha nữa. Tôi có thể tha thứ một chuyện không đáng kể nghịch lại tôi rất dễ dàng, nhưng bạn đụng đến một trong mấy đứa con của tôi thì tôi khó mà tha thứ lắm. Song, tôi đang ở trong hội đoàn tốt! Đức Chúa Trời phán rằng người nào gây cho con cái Ngài phạm tội sẽ gặp rắc rối lớn! Dù chúng ta có nhìn thấy điều nầy hay không, đây là một lời cảnh cáo rất nghiêm trọng! Có Một Lời Cảnh Cáo Về Các Thánh Đồ.
II. MỘT LỜI CẢNH CÁO VỀ TỘI LỖI (các câu 43-48)
Mấy câu kế tiếp nầy tự nhiên rất sinh động và chúng cung ứng một lời cảnh cáo nghiêm khắc cho cả thánh đồ và tội nhân như nhau.
+ Chúa Jêsus đề cập tới “tay” “chân” và “mắt”. Đây là ba lãnh vực là nan đề khi phải xử lý với tội lỗi. “Tay” đề cập tới “những việc chúng ta làm”. “Chân” đề cập tới “những nơi chúng ta đến”. “Mắt” đề cập tới “những thứ chúng ta nhìn hay ao ước muốn có”. Ba từ nầy mô tả tất cả những lãnh vực, những chỗ mà con người bị cám dỗ phải phạm tội, I Giăng 2:16; Sáng thế ký 3:6.
+ Chúa Jêsus phán rằng nếu tay, chân hay mắt khiến cho chúng ta phải phạm tội, chúng ta cần phải có hành động thật quyết liệt và cắt bỏ chi thể đó, để chúng ta sẽ không nhượng bộ trước những ham muốn của nó. Cho phép tôi nói rằng Chúa Jêsus đang phán dạy theo nghĩa bóng ở đây. Ngài đang sử dụng cách nói ngoa dụ. Chúa Jêsus đang sử dụng cách cường điệu để nhấn mạnh bản chất ghê khiếp của tội lỗi. Ngài không truyền cho chúng ta phải cắt xẻo thân thể của mình.
Vào những ngày đầu tiên của Hội Thánh, một số người đã làm đúng mấy lời nầy theo nghĩa đen. Một trong các trường hợp là Origen xứ Alexandria. Ông đã có nan đề với tình dục đến nỗi ông tự mình gây hoạn để bỏ đi sự cám dỗ đó.
Cái điều Origen đã khám phá là điều mà bạn và tôi cần phải biết hôm nay. Không một lượng giải phẩu nào ở bề ngoài sẽ chữa lành nan đề ở bên trong! Con người không cần một sự thay đổi ở bề ngoài; con người cần một sự đổi thay trong tấm lòng! Con người cần phải được sanh lại. Tất cả những tội lỗi của chúng ta đều tiến hành từ trong tấm lòng, Mác 7:18-23.
Cái điều mà Chúa Jêsus đang nói đến trong mấy câu nầy là cách thức chúng ta xử lý với tội lỗi của chúng ta. Khi sự cám dỗ phạm tội đến trong đời sống của chúng ta, chúng ta phải xử lý với nó ngay tức thì, thật gay gắt, không thương xót, chắc chắn và thật quả quyết! Tội lỗi chẳng nhận được một phần gì trong đời sống của bạn hay của tôi!
Nếu một mối quan hệ đang dẫn bạn vào sự cám dỗ và phạm tội, bạn cần phải tách ra khỏi mối quan hệ đó ngay! Nếu một sinh hoạt nào đó đang dẫn bạn vào sự cám dỗ và tội lỗi, bạn cần phải cắt đứt nó ra khỏi đời sống của bạn ngay lập tức.
Trong xã hội Do thái, con mắt bên phải, chân phải và tay phải tiêu biểu cho phần tốt nhứt và khả năng quí báu nhứt của con người. Mắt phải nói tới cái nhìn rõ nhứt của một người. Chân phải nói tới cách đi đứng chững chạc nhứt của một người. Tay phải nói tới những năng khiếu tài giỏi nhứt của một người. Chúa Jêsus đang nói rằng chúng ta phải bằng lòng bỏ đi những thứ có giá trị nhứt, quí báu nhứt chúng ta có trong nổ lực của chúng ta hòng lẫn tránh tội lỗi.
+ Chúa Jêsus cảnh cáo các môn đồ Ngài không một điều gì trong thế gian nầy có giá trị, xứng đáng để phải đi đến địa ngục hết. Đúng, Chúa Jêsus đã tin có địa ngục! Những tham khảo của Ngài đến địa ngục rất là sinh động. Chúng ta hãy xem xét những điều Chúa Jêsus đã phán dạy”
Từ ngữ “địa ngục” ra từ chữ “Gehenna”. Gehenna là một nơi nằm trong trũng Him-nôm ở gần thành Jerusalem. Trong các thời xa xưa, đây là một bối cảnh dành cho sự thờ lạy của người theo tà giáo. Chính ở đây dân Israel đã hy sinh con cái họ cho các tà thần của người Canaan. Vua Giô-sia đã phá đổ các bàn thờ tà thần và làm hư hại bối cảnh đó, biến nó thành một đống rác rưỡi.
Đến thời của Chúa Jêsus, Gehenna là một nơi rất kinh khiếp! Lửa thiêu đốt nơi đó không hề tắt. Bầy chó hoang sủa vang nơi rác rưỡi ấy, ăn xác thú vật và xác tội phạm. Kẻ điên và những bị xã hội ruồng bỏ khác cũng đã đến sống ở đó nữa. Đây là phần mô tả rất thích ứng về địa ngục là một nơi chốn như thế đó.
Chúa Jêsus đang ra sức dạy dỗ người của Ngài nếu sự cắt bỏ cụ thể bị buộc cho một người để được cứu, sự cắt bỏ ấy là cần thiết và được bảo đảm. Chúa muốn người ta phải nhìn biết rằng có một nơi rất kinh khiếp gọi là địa ngục và hạng người bị hư mất sẽ qua cõi đời đời ở đó.
+ Chúa Jêsus phán rằng địa ngục sẽ được đánh dấu bởi hai thực tại rất kinh khiếp. Chúa Jêsus trưng dẫn Êsai 66:24 và nói cho chúng ta biết người nào ở trong địa ngục sẽ chịu khổ theo hai cách rất khủng khiếp:
Thứ nhứt, “sâu bọ của chúng nó chẳng hề chết…”. Cụm từ nầy đã được giải thích bằng nhiều cách thức trải qua bao năm tháng. Có người nghĩ nó đề cập tới loài sâu bọ đang gậm nhấm thân thể trong địa ngục. Tôi không nghĩ đấy là điều mà Ngài đang nói tới! Nhiều người khác nghĩ Chúa Jêsus đang nói tới linh hồn. Họ cảm thấy Ngài đang nói người nào đi địa ngục sẽ sống cho đến đời đời. Họ đang sống, nhưng tôi không nghĩ đấy là điều mà Ngài đang nói tới ở đây. Khi Chúa Jêsus phán: “sâu bọ của chúng nó chẳng hề chết…”. Tôi nghĩ Ngài đang nói tới những hình khổ ngoại tại mà con người sẽ hứng chịu trong địa ngục. Khi người giàu chết rồi vào trong địa ngục ở Luca 16, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng người ấy có ký ức rất chính xác và năng động, Luca 16:25. Những kẻ ở trong địa ngục sẽ nhớ từng cơ hội họ sắp được cứu. Họ sẽ nhớ đến tình yêu và ân sũng của Đức Chúa Trời. Họ sẽ nhớ đến thập tự giá và ngôi mộ trống. Họ sẽ được nhắc nhớ về cõi đời đời mà họ không nên sống trong cái nơi ghê khiếp đó.
Thứ hai, Chúa Jêsus phán: “và lửa chẳng hề tắt”. Cụm từ nầy đề cập tới những thống khổ theo phần xác trong địa ngục. Những hình khổ của địa ngục là rất thực và chúng rất kinh khiếp. Chúng hiện hữu không ngừng nghỉ và chúng khó mà tưởng tượng được. Trên hết mọi sự, cần phải lẫn tránh chúng! Bạn đừng nên đi đến đó!
+ Địa ngục là một chốn khổ hình - Mathiơ 25:41
+ Địa ngục là một nơi có lửa - Luca 16:24; Mác 9:43-44
+ Địa ngục là một nơi của đói khát – Luca 16:24-25
+ Địa ngục là một nơi rất đau đớn - Luca 16:24,25,28; Khải huyền 14:10-11
+ Địa ngục là một nơi dành cho sự thạnh nộ thiêng liêng – II Têsalônica 1:8-9
+ Địa ngục là một nơi của thất bại và giận dữ - Mathiơ 13:42; Mathiơ 24:51
+ Địa ngục là một nơi phân rẻ đời đời ra khỏi Đức Chúa Trời - II Têsalônica 1:8-9
Quí bạn ơi, Địa Ngục là một nơi có thật! Nếu bạn không nhìn biết Chúa Jêsus là Cứu Chúa của bạn, bạn sẽ qua cõi đời đời ở đó. Không nên rơi vào tình trạng đó! Bạn có thể được cứu, một khi bạn chịu đến với Chúa Jêsus!
+ Tội lỗi không phải là thứ để đùa giỡn với! Bạn có thể nghĩ mình là thầy của nó, trong thực tế bạn là tôi tớ của nó. Khi nó hủy phá và cất hết mọi sự bạn có, nó sẽ quăng bạn vào trong địa ngục rồi khổ hình bạn ở đó cho đến đời đời. Bất luận độc tố đặc biệt của bạn là gì đi nữa, không nên đi đến địa ngục! Thà là bạn sống đời sống nầy tự mình chối bỏ “những khoái lạc của tội lỗi trong một lúc” để bạn sẽ được vào thiên đàng và lẫn tránh địa ngục. Có Một Lời Cảnh Cáo Về Địa Ngục.
III. MỘT LỜI CẢNH CÁO VỀ SỰ PHỤC VỤ (các câu 49-50)
+ Hai câu nầy kết thúc chương Kinh Thánh khó lý giải nhất trong Tân Ước. Nhưng, tôi nghĩ chúng ta có thể hiểu mọi điều hai câu đó đang nói với chúng ta, nếu chúng ta lấy theo nội dung tự nhiên của chúng. Trong tất cả các câu nầy, Chúa Jêsus đang nói với dân sự Ngài. Ngài đang nói với dân sự của Đức Chúa Trời. Thứ nhứt, ở câu 42, Chúa Jêsus cảnh cáo dân sự Ngài chống lại việc gây vấp phạm cho các tín hữu yếu đuối hơn. Thứ hai, ở các câu 43-48, Chúa Jêsus cảnh cáo dân sự Ngài phải lẫn tránh những hậu quả ghê khiếp của tội lỗi. Ngài không nói rằng một tín đồ có thể mất đi ơn cứu của mình (dù là nam hay nữ); Ngài đang nói rằng tội lỗi là một kẻ hủy diệt và nó đã được vận dụng mà chẳng có lòng thương xót. Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus cảnh cáo dân sự Ngài rằng sự hầu việc Ngài sẽ đòi hỏi hy sinh và sự thanh sạch. Cho phép tôi giải thích:
+ Ở câu 49, Chúa Jêsus phán: “Vì mỗi người sẽ bị muối bằng lửa”. Như bạn biết đấy, lửa là thứ để làm cho sạch. Lửa là một thứ chuyên luyện lọc. Chúa Jêsus đang nói rằng người nào là tôi tớ có thể trông mong được làm cho sạch nhờ vào lửa. Nói cách khác, Đức Chúa Trời sẽ để cho chúng ta nếm trải sự bắt bớ và thử thách trong một nổ lực để khiến chúng ta ra giống như Chúa Jêsus hơn. Minh họa: II Timôthê 3:12; I Têsalônica 3:3-4; Công Vụ các Sứ đồ 14:22; I Phierơ 4:12-13. Đức Chúa Trời đưa chúng ta qua lửa để xác thịt và quyền lực của nó trên chúng ta sẽ bị thiêu đốt đi.
+ Khi ấy Chúa Jêsus phán: “và mỗi người sẽ bị muối bằng lửa”. Đây là một tham khảo lần trở lại với những của lễ trong kỷ nguyên Cựu Ước. Khi một của lễ được dâng lên, nó phải được nêm với muối, Lêvi ký 2:13; Êxêchiên 43:25. Một lần nữa, muối là chất luyện lọc và nó làm cho của lễ đáng nhận đối với Chúa. Chúa Jêsus đang nói với các môn đồ Ngài rằng chúng ta cần cần phải trở thành một của lễ đẹp lòng, từ bỏ hết mọi quyền lợi của mình để hầu việc Ngài và tha nhân trong đời nầy, Rôma 12:1-2.
+ Ở câu 50, Chúa Jêsus phán: “Muối là vật tốt!” Và quả thật vậy! Muối là thứ hàng hóa có giá trị trong thời buổi ấy. Người Do thái thời xưa có một câu nói như sau: “Thế giới không thể tồn tại nếu không có muối”. Từ ngữ “salary” (tiền công) ra từ chữ La tinh “salarium”. Chữ nầy đề cập tới sự thực các binh lính Lamã thường được trả lương bằng muối, muối có thể được trao đổi, buôn bán hết ounce nầy đến ounce khác để lấy vàng. Muối cũng rất cần thiết cho cuộc sống vào thời buổi trước khi có tủ lạnh. Thịt sẽ bị hỏng rất nhanh, song nếu thịt được ướp bằng muối, nó sẽ giữ được lâu. Muối cũng là vật tốt vì nó được dùng cho việc nêm nếm. Một số thực phẩm chỉ cần một ít muối để khiến chúng có thể dùng được. Muối thường được xát vào các vết thương để giúp chúng được lành và không bị thoái hóa. Muối là thứ có tính bảo tồn, nêm nếm, khử trùng, và là một thứ tiền tệ.
Muối là vật tốt, nhưng nếu muối mất mặn đi, thì nó tốt chỗ nào? Muối trong thời của chúng ta là sạch sẽ và nó không mất mùi mặn. Trong thời ấy nó bị hỏng đi với các khoáng chất khác và sau một thời gian ngắn, muối sẽ phát ra một mùi rất kinh khiếp. Muối trong tình trạng đó chẳng tốt cho một việc gì cả, nhưng nó sẽ bị bỏ đi.
Khi ấy Chúa Jêsus phán: “Các ngươi phải có muối trong lòng mình…”. Trong văn mạch nầy có muối có nghĩa là phải sống thực. Chúa Jêsus đang nói cho chúng ta biết rằng nếu chúng ta thực sự là con cái của Đức Chúa Trời, thì chúng ta phải hành động và sống giống như con cái của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải làm thế bằng cách nào?
1. Chúng ta không gây cho người khác vấp ngã và sa vào tội lỗi.
2. Chúng ta lẫn tránh tội lỗi với mọi giá trong chính đời sống chúng ta.
3. Chúng ta bằng lòng nêm lấy muối của một đời sống hy sinh và sự bắt bớ đến với nó. Khi chúng ta làm theo điều nầy, chúng ta sẽ chứng tỏ đức tính khác của muối. Muối tạo ra sự khát. Khi các tín đồ được nêm muối và ăn ở theo như Chúa Jêsus muốn họ ăn ở, họ tạo ra một sự khao khát về các vụ việc của Đức Chúa Trời trong đời sống của kẻ bị mất ở quanh họ. Chứng nhân giỏi nhất cho Đức Chúa Jêsus Christ là Cơ đốc nhân được nêm muối, họ sống giống như Chúa Jêsus, I Giăng 2:6.
4. Giống như muối, chúng ta cần phải trở thành tố chất có tính cách bảo tồn trong thế gian. Khi chúng ta nhóm lại, sự hiện diện của chúng ta sẽ làm dấy lên bầu không khí đạo đức, kích thích sự thành thật, nâng cao mối giao hảo, khuấy động lương tâm và làm cho người ta muốn sống thanh sạch hơn. Đời sống của chúng ta sẽ tạo ra một sự khác biệt trong thế giới ở chung quanh chúng ta!
Giống như muối, chúng ta cần phải làm cho thế giới nầy biết khát khao về Chúa Jêsus. Giống như muối, chúng ta cần phải làm cho thế gian nầy trở thành một nơi tốt hơn, đáng sống hơn. Giống như muối, chúng ta cần phải giúp ngăn chặn sự đồi bại lan rộng trong thế gian.
+ Chúa Jêsus đang nói với các môn đồ Ngài, rằng nếu họ muốn trở thành tôi tớ Ngài, họ có thể trông mong Ngài gửi đến những phương thức để luyện lọc họ. Và, họ mong đón nhận những thử thách của họ và trở thành muối và sự sáng cho một thế giới đang có cần trong tuyệt vọng mọi điều mà người tin Chúa có! Có Một Lời Cảnh Cáo Về Sự Phục Vụ!
Phần kết luận: Chúa Jêsus kết thúc chương nầy bằng câu nói: “lại phải hòa thuận cùng nhau”. Bạn sẽ nhớ lại rằng các môn đồ đang tranh nhau ai là lớn nhứt giữa vòng họ, câu 34. Và, họ đã quở trách một người nhơn danh Chúa mà làm việc, chỉ vì người ấy không nằm trong số họ, câu 38.
Tôi nghĩ Chúa đang nói rằng dân sự của Ngài không nên lo lắng về ai là người lớn nhứt, và dân sự Ngài không nên quở trách người khác. Dân sự của Đức Chúa Trời phải ở trong việc xem xét chính tấm lòng của họ. Chúng ta phải tự “muối” mình và xét đoán mọi lỗi lầm của chính mình!
Thật là dễ cho chúng ta mất mặn đi và trở thành vô dụng đối với Chúa. Chúng ta cần phải nhớ rằng khi dân sự Ngài sống đầu phục từng ngày một, điều đó làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Khi chúng ta quên đi việc ai là lớn nhứt giữa vòng chúng ta và minh chứng rằng chúng ta thuộc về Ngài qua việc yêu thương nhau và qua việc hòa thuận với nhau, điều nầy cũng làm vinh hiển cho Ngài!
Sứ điệp nầy tìm gặp bạn ở đâu hôm nay?
+ Có phải bạn bị hư mất trong tội lỗi và hướng đến địa ngục? Bạn có muốn được cứu không? Bạn có thể được cứu nếu bạn chịu đến với Chúa Jêsus. Chúa có thể cứu giúp bạn, hãy đến với Ngài!
+ Có phải bạn phấn đấu để sống loại đời sống đúng đắn và gặp rắc rối? Chúa có thể giúp đỡ bạn, hãy đến với Ngài!
+ Có phải bạn cần được nêm muối thêm? Chúa có thể vùa giúp cho bạn, hãy đến với Ngài!
+ Có phải Chúa đang luyện lọc bạn qua những cơn thử thách? Chúa có thể vùa giúp bạn đấy, hãy đến với Ngài!
+ Có phải bạn đang hướng dẫn người ta đến với Chúa hay xa khỏi Ngài? Chúa có thể giúp đỡ cho bạn đấy, hãy đến với Ngài!
Chúng ta hãy vâng theo tiếng phán của Ngài khi Ngài phán với mọi lòng hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét