Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Mác 1.40-45: "CÁI CHẠM LÀM BIẾN ĐỔI"



Mác 1.40-45
CÁI CHẠM LÀM BIẾN ĐỔI
Phần giới thiệu: Phân đoạn Kinh Thánh nầy ghi lại một trong những phép lạ đầy năng quyền và đáng kinh ngạc nhất từng được làm ra bởi Chúa Jêsus. Thực vậy, đây là một trong hai sự chữa lành duy nhứt cho người phung được ghi lại trong các sách Tin Lành. Sự chữa lành kia ở trong Luca 17.12-19. Ở đây, Chúa Jêsus chữa lành cho một người phung, ở chỗ kia, Ngài chữa lành cho mười người phung. Sự chữa lành cho những người phung là một trong những dấu lạ Chúa Jêsus đã nhắc tới minh chứng Ngài là Đấng Mêsi, Mathiơ 11.5.
Trong câu chuyện tuyệt vời nói tới sự chữa lành cho người phung nầy, chúng ta có được cái nhìn thoáng qua tấm lòng của Cứu Chúa. Chúng ta được phép nhìn thấy lòng thương xót của Ngài và quyền phép Ngài tỏ ra cách trọn vẹn.
Chúng ta hãy hiệp với Chúa Jêsus trong sự Ngài gặp gỡ với người phung nầy. Chúng ta hãy quan sát, khi Ngài thay đổi đời sống của con người khốn khổ nầy cho đến đời đời. Chúng ta cũng phải hiểu rằng những gì Chúa Jêsus đã làm cho người nầy, Ngài có thể làm cho bất kỳ người nào trong phòng nhóm nầy hôm nay.
Có thể bạn không mắc bịnh phung, nhưng nếu bạn có nan đề với tội lỗi; nếu bạn cần một Cứu Chúa; nếu bạn cần giúp đỡ, có một lời ở đây dành cho bạn về phép lạ đáng nhớ nầy. Chúng ta hãy học biết thể nào Chúa Jêsus làm thay đổi nhiều đời sống. Tôi muốn giảng từ phân đoạn Kinh Thánh nầy về tư tưởng Cái Chạm Làm Biến Đổi.
I. MỘT KẺ BỊNH HOẠN (câu 40).
A. Bản chất căn bịnh của người nầy – Kinh Thánh gọi người nầy là “người phung”. Căn bịnh nầy được biết trong thời của chúng ta là chứng Hanson. Đây là căn bịnh lây nhiễm cao độ thuộc dạng nan y trong các thời kỳ Kinh Thánh, nhưng là căn bịnh có thể điều trị được hôm nay. Trong các thời kỳ Kinh Thánh, không một chứng bịnh nào khác đáng sợ cho bằng bịnh phung.
 Chứng bịnh nầy tác động vào cả thân thể.
 Chứng bịnh nầy thường bắt đầu với sự mệt mõi và đau đớn ở các khớp xương.
 Những vết uế sẽ phát triển trên da, khi chứng bịnh tiến triển, thân thể sẽ bị bao phủ với gương mặt đầy những đốm nhỏ.
 Bề ngoài của gương mặt sẽ thay đổi, người bịnh sẽ đạt tới chỗ giống như một người sắp chết. Những đốm nhỏ sẽ ngứa mãi đến nỗi người phung sẽ nói với giọng bực bội.
 Thân thể đang ở trong tình trạng thối rửa, mùi hôi khủng khiếp vây quanh người phung cách thường trực.
 Binh phung tấn công hệ thống thần kinh, gây thương tổn khả năng của thân thể luôn cảm thấy đau đớn. Nó hành động như một chất gây tê, làm cho thân thể tê cóng đi.
Người phung phải bước lên đá hay cọng gai nhọn, gây thường tích cho chân mình mà hoàn toàn chẳng biết có vấn đề gì. Sự lây nhiễm sẽ tác động và hiển nhiên, cái chân bị thương tích kia sẽ rụng dần đi. Người phung phải rửa mặt mình trong nước sôi và tự làm cho mình phải mù. Người ấy phải đến gần ngọn lửa để để lấy củ khoai mà chẳng biết mình bị đốt cháy rụi. Loài chuột và loài ký sinh khác thường gậm nhấm khi người phung nằm ngủ. Một vị bác sĩ trong quốc gia thuộc thế giới thứ ba thường gửi con mèo về nhà với bịnh nhân bị phung của mình sau khi ông làm giải phẩu cho họ.
 Căn bịnh thường diễn tiến khoảng 9 năm.
 Người bịnh thường chết một cái chết rất kinh khủng.
 Một trong những phương diện tệ hại nhất của bịnh phung là sự cách biệt đối với xã hội do căn bịnh mang lại. Luật Lêvi nói rất rõ ràng, ấy là người phung phải biết rõ mọi lịnh lạc dành cho người bị phung, Lêvi ký 13.45-46.
 Vào thời của Chúa Jêsus, các vị rabi đã thêm nhiều điều luật cấm vào Luật pháp quản lý người phung. Nếu một người phung đụng đầu mình vào một nhà kia, ngôi nhà ấy bị xem là ô uế. Luật nầy ngược lại với điều luật phải tiếp đón một người phung.
 Khi đã quyết một người có bịnh phung, họ sẽ trục xuất người ấy ra khỏi làng, người ấy không còn được phép giao thông với người khác. Người ấy phải rời khỏi gia đình mình; người ấy phải tránh xa bạn hữu của mình.
 Không thích hợp cho người phung tiếp cận người thanh sạch trong vòng 50 feet. Nếu khi ấy là một ngày có gió, điều luật thay đổi đến 200 feet.
 Người ấy không được tiếp xúc với gia đình của mình; người ấy chỉ có thể nhìn thấy họ từ một khoảng xa xa.
 Nhiều gia đình đã đem thức ăn và quần áo đến trong một thời gian, nhưng sau đó, hầu hết các gia đình đều có một đám tang và xem kẻ bị bịnh phung là người đã chết.
 Người phung phải xé quần áo mình hầu cho người ta nhận ra mình là người phung.
 Người ấy phải ăn mặc như một kẻ khóc than trong một đám tang: chính đám tang của mình!
 Người phải khoác áo choàng cao hơn môi trên của mình để người không để lây nhiễm và mỗi lần người thấy có ai đi đến, người phung buộc phải la lên: “Ô uế! Ô uế!”
 Tiếng kêu của người phung sẽ cảnh báo cho người ta biết rằng có người phung ở gần và người ta sẽ nhặt mấy hòn đá để ném vào người phung để người không đến gần.

(Minh họa: Trong Kinh Thánh, binh phung còn hơn là một thứ bịnh tật nữa. Nó cũng là một loại tội lỗi!)
 Người phung bị coi là hiện thân của sự ô uế. Sự ô uế bề ngoài của chứng bịnh bị coi là tiêu biểu cho sự ô uế bên trong của tấm lòng.
 Người phung là sự diễn giải sống động về mọi tác dụng của tội lỗi!
 Không một ai ở đây mắc bịnh phung, nhưng mọi người ở đây đều có nan đề với tội lỗi.
Lêvi ký 13, rõ ràng đề ra những luật lệ cho sự chẫn đoán và xử lý với bịnh phung. Hãy chú ý bịnh phung thể nào đã phác họa ra tội lỗi.
1. Bịnh phung hủng sâu xuống da – Lêvi ký 13.3 – Những thể hiện bề ngoài của tội lỗi là cánh cửa sổ trong tấm lòng, Mathiơ 15.18-19. Con người không phải là tội nhân vì họ phạm tội; con người phạm tội vì họ là tội nhân!
2. Bịnh phung khởi đầu chỉ nhỏ thôi, song nó lan rộng – Lêvi ký 13.7 – Giống như người phung đã nhìn thấy đốm trắng nhỏ trên da mình một ngày kia, không phải đợi nhiều ngày cho tới chừng thịt của người bị hủy hết bởi chứng bịnh ghê tởm đó.
Đúng là một hình ảnh của tội lỗi! Hãy nhìn vào David, II Samuên 11! Một đốm nhỏ biếng nhác và tư dục chuyển thành nạn dịch tà dâm, mang thai không mong muốn, dối trá và giết người!
Uống chút ít thôi có thể chuyển thành “hủ chìm”. Một chút xíu trìu mến hẹn hò có thể đổi thành một cái thai không mong muốn.
Hãy đến với các bức tường một chút xíu đó ở đây, cho phép một tội lỗi nhỏ ở kia, và trước khi bạn nhìn biết nó, toàn bộ đời sống của bạn sẽ bị hủy hoại và phá tán bởi ma quỉ!
3. Bịnh phung làm ô uế mọi sự nó đụng đến – Lêvi ký 13.44-46 – Khi một người bị nhiễm phung, chúng ta hoàn toàn bị ô uế!
Tội lỗi có một phương thức gây nhiễm toàn bộ đời sống của một người. Nó sẽ gây nhiễm cho gia đình và các mối quan hệ của bạn. Nó sã tàn phá và hủy hoại mọi sự nó đụng đến trong đời sống của bạn!
Hãy hỏi Acan xem, không biết một chút vàng, bạc và bộ áo xống kia là có giá trị trong đời sống ông và đời sống của gia đình ông không, Giôsuê 7. Hãy hỏi David xem, không biết mấy giây phút cướp lấy vợ của người khác là có giá trị cho ông, và kết quả là sự tàn phá và thảm họa bước vào trong gia đình ông, có phải như thế không!?!
4. Bịnh phung tạo sự cách biệt – Lêvi ký 13.46 – Người phung bị cách biệt đối với trại quân của người thanh sạch. Người bị buộc phải ở một mình ngoài lề của xã hội. Tội lỗi cũng tạo sự cách biệt đó. Nó đẩy cái nêm vào giữa các thành viên trong gia đình và nó phân rẽ tội nhân ra khỏi Đức Chúa Trời, Êsai 59.2.
5. Bịnh phung định mọi thứ dành cho lửa – Lêvi ký 13.52 – Mọi sự người phung chạm đến đều phải bị thiêu đốt đi! Cũng một thể ấy đối với tội lỗi! Nó định cho những ai bị nó đụng đến chỉ phải dành cho ngọn lửa hình phạt đời đời, Thi thiên 9.17!
B. Tính chất sự tiếp cận của người – Điều chi đã đưa con người khốn khổ nầy đến với Chúa Jêsus? Có lẽ người nầy trong khu xóm người phung thức giấc vào sáng hôm ấy rồi nghe thấy những tin tức nói rằng Jêsus người Nazarét sắp đi ngang qua đó. Có lẽ người đã nghe nói về các tin tức tốt lành mà Chúa Jêsus đã chữa cho kẻ đau và đuổi tà ma.
Không cứ cách nào, người đã nghe Chúa giảng đạo và đức tin đã được đánh thức trong tấm lòng của người. Có thể người tự nhũ thầm rằng: “Nếu Chúa Jêsus có thể làm mọi sự đó cho người khác, tôi dám chắc Ngài có thể chữa lành cho tôi!”
Người lên đường đến nơi mà Chúa Jêsus đang ở đó. Người nầy cần phải có can đảm rất lớn để tiếp cận Cứu Chúa trong ngày ấy. Người liều chịu ném đá, sĩ nhục và sự chết để đến gần Chúa.
Bạn có thể tưởng tượng phản ứng của đám dân đông khi người phung bắt đầu chen lấn vào không? Họ đã rẽ ra trong kinh khủng, họ lùi lại, khi người phung cứ đến gần với tiếng la: “Ô uế! Ô uế!”
Chắc chắn, một số bạn hữu người phung của người đã tìm cách ngăn trở người, có thể họ đã nói: “Anh nên ở lại đây với chúng tôi. Jêsus không giúp anh đâu. Ông ấy không quan tâm đến kẻ khốn khổ giống như anh đâu”. Nhưng, đức tin đã thức tỉnh trong tấm lòng của người nầy và đức tin đã đẩy người đến gần Chúa Jêsus.

(Chú ý: Đấy là cách mà sự chữa lành tác động. Thánh Linh của Đức Chúa Trời làm cho đức tin chổi dậy trong tấm lòng của kẻ bị hư mất. Người ấy nhìn thấy tình trạng của mình và nhìn biết rằng hy vọng duy nhứt người ấy có là đến gần Chúa Jêsus. Khi sự tỉnh thức ấy ló dạng trong tấm lòng của kẻ bị hư mất, chúng sẽ vượt xuyên qua bất cứ thứ chúng phải vượt qua để đến gần Ngài!
Khi kẻ bị hư mất đến với Chúa Jêsus, ma quỉ nói: “Ngươi không xứng đáng để đến với Chúa Jêsus!” Hắn nói đúng đấy! Tấm lòng của bạn nói: “Ngươi không xứng đáng để đến với Chúa Jêsus!” tấm lòng của bạn nói đúng đấy! Thế nhưng, đừng để chúng ngăn trở bạn không đến với Ngài!
Có thể bạn không xứng đáng để đến với Ngài, nhưng Ngài không hề xua đuổi bạn khi bạn đến, Giăng 6.37. Đấy là quyền phép của ân điển lạ lùng của Đức Chúa Trời! Khi xác thịt và ma quỉ nói: “Ngươi không xứng đáng đến với Ngài”, chúng nói đúng đấy! Nhưng, khi chúng nói: “Ngài không cần ngươi đâu”, chúng đã rất sai lầm!)

C. Tính chất lời kêu nài của người – Người nầy đã đúng khi chạy đến với Chúa Jêsus. Người đã đến với sự hạ mình và người đã đến với đức tin, Minh họa: Thi thiên 51.17. Người nhìn biết rằng người chẳng đáng được chi hết, nhưng người biết đủ về Chúa Jêsus khi hiểu rằng nếu Chúa khứng, Ngài sẽ chữa lành thân thể người. Lời lẽ của người thì đầy dẫy với đức tin!
Khi người phung nầy nói, người đang công nhận quyền phép của Chúa, và quyền tể trị của Chúa. Người nói: “Nếu Chúa khứng”. Câu nói ấy công nhận lẽ thật nói rằng sự chữa lành nằm trong ý muốn của Đức Chúa Trời.
Người không biết rõ Chúa Jêsus sẽ làm gì; người chỉ trao vấn đề vào trong tay của Chúa rồi để nó lại cho Ngài. Đúng là đức tin! Khi ấy người nói: “Ngài có thể khiến tôi sạch được”. Câu nói nầy công nhận Chúa Jêsus và quyền phép chữa lành của Ngài. Người nầy tiếp cận Chúa Jêsus trên cơ sở đức tin.
Người nầy đã đến tận chỗ mà ở đó người nhìn biết mình cần một phép lạ của Đức Chúa Trời giải cứu người ra khỏi căn bịnh của mình. Chắc chắn là người đang ở chặng cuối cùng, Luca 5.12 thuật lại cho chúng ta biết người “mắc bịnh phung đầy mình”. Người sắp sửa qua đời và người cần sự can thiệp thiêng liêng. Vì thế, người đã đến với Chúa Jêsus.

(Minh họa: Nếu đời sống của bạn sắp đắm chìm và bị tội lỗi hủy phá, bạn cũng cần sự can thiệp thiêng liêng nữa đấy. Bạn cần những gì chỉ có Chúa Jêsus mới có thể cung ứng cho bạn. Bạn cần một phép lạ! Bạn cần phải làm giống như người phung nầy, hãy đến tại chơn của Chúa Jêsus!
Nếu bạn chịu đến với Ngài bằng một tinh thần hạ mình và một tấm lòng đức tin: “Ngài sẽ không xua bạn đi đâu. Ngài sẽ xoay bạn lại”. Đấy là lời hứa của Ngài. Giacơ 4.10; Rôma 10.9, 13).

II. ĐẤNG MÊSI TỐI THƯỢNG (các câu 41-42).
A. Lòng thương xót của Đấng Mêsi (câu 41a) – Chúa Jêsus nhìn thấy con người khốn khổ nầy và Ngài nhìn thấy tình trạng của ông ta. Ngài không rùn vai lại trong sợ hãi đối với người phung như những người khác đang làm. Người không bị phản đối bởi diện mạo hay mùi hôi của người. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus “động lòng thương xót”.
“Thương xót” là một từ có ý nói tới “một cảm xúc đồng cảm và buồn rầu sâu sắc dành cho người khác, những kẻ bị rủi ro vùi dập, kèm theo một ước ao mạnh mẽ muốn làm dịu đi nổi thống khổ”. Khi Chúa Jêsus nhìn vào con người khốn khổ, què quặt nầy và nhìn thấy tình trạng của người ấy, tấm lòng của Ngài bị khuấy khuất phải hành động! Thực thế, tư tưởng tỏ ra ở đây là “tình yêu thương và lòng thương xót tỏ ra cho những người ở trong chính gia đình của một người”. Chúa Jêsus đã yêu thương con người nầy giống như bao người khác yêu thương một người em, hay một con trai! Đúng là tình yêu thương!
Khi ấy, Chúa Jêsus đã làm một điều rất lạ lùng. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Ngài “giơ tay rờ người”. Có rất nhiều năm tháng qua, kể từ khi chẳng có ai đụng đến người nầy. Đã nhiều năm tháng người nầy phải sống xa cách vợ con của mình. Người đã sống biệt lập và một mình!
Chạm đến một người phung làm cho một người bị ô uế và bị Luật pháp ngăn cấm. Rờ đến một người phung cũng có thể làm cho người rờ đến đó sẽ bị lây nhiễm nữa. Thế nhưng, Chúa Jêsus đã làm gì thế? Ngài giơ tay ra rờ đến người!
Tôi chẳng biết người phung ấy trông đợi điều gì!?! Có lẽ tốt nhứt là bỏ chạy đi và tệ nhất là bị ném đá cho đến chết. Hãy tưởng tượng nổi kinh ngạc của ông ta xem, khi Chúa Jêsus giơ tay ra rờ đến người! Bạn có thể nghe thấy đám dân đông bị sốc, bị kinh ngạc khi họ nhìn thấy Chúa Jêsus chạm đến con người ô uế nầy? Thế nhưng, ôi vinh hiển thay, một cái chạm đã dành cho con người nầy! Nếu đã có bất kỳ cảm giác nào để lại trên da của người, người sẽ chẳng cảm nhận được chi hết như trước đây!
Khi Chúa Jêsus rờ đến người nầy, cái chạm của Ngài nói: “Ta yêu ngươi y như ngươi hiện có và ta có mặt ở đây để giúp đỡ ngươi”. Khi Chúa Jêsus rờ đến người nầy, Chúa Jêsus đã bước vào thế giới của Ngài!
Nhiều người khác chắc sẽ không dám rờ đến người phung mà chẳng sợ về bịnh lây nhiễm cho họ. Chúa Jêsus, con người thanh sạch nhất trong toàn bộ thế gian, đã không e sợ sự lây nhiễm, vì vậy Ngài đã rờ đến người ấy mà chẳng chút sợ hãi.
Điều chi là khác biệt về cái chạm nầy? Người phung không thể chuyển tải qua Chúa Jêsus sự đồi bại của căn bịnh mình. Thần tính không thể bị ô uế! Khi Ngài rờ đến người phung, Chúa Jêsus đã chuyển tải cho người ấy sự thanh sạch của thần tính Ngài!

(Chú ý: Bạn có biết rằng Chúa Jêsus vẫn đang rờ đến nhiều đời sống hôm nay? Chẳng có chi khác biệt khi bạn là ai hay bạn đã làm gì, bạn không đến nổi tồi vượt quá cái chạm vinh hiển của Ngài đâu.
Khi Chúa Jêsus bước vào thế giới nầy để chịu chết vì tội lỗi chúng ta, Ngài đã bước vào thế giới của chúng ta. Ngài đã dự vào nổi đau khổ của chúng ta. Ngài đã chịu chết trên thập tự giá và gánh lấy tội lỗi chúng ta trên chính mình Ngài để Ngài có thể rờ đến chúng ta và thay đổi chúng ta bởi ân điển và quyền phép của Ngài. Ngài có lòng thương xót đối với bạn hôm nay và Ngài sẽ rờ đến bạn, nếu bạn chịu để cho Ngài rờ đến!
Có phải bạn đã kinh nghiệm cái chạm kỳ diệu, riêng tư của Ngài? Bạn có nhớ cảm giác thể nào khi ở trong ngục tù tối tăm của tội lỗi, bất lực và hư mất vô hy vọng trong tội lỗi của mình không? Bạn có nhớ vinh hiển dường bao khi Chúa đến tận địa ngục đời sống của bạn rồi rờ đến bạn không?)

B. Mạng lịnh của Đấng Mêsi (câu 41b-42) – Chúa Jêsus chỉ rờ đến người phung rồi ban ra một mạng lịnh cho người khi được sạch rồi. Và, ngay lập tức, bịnh phung của người liền biến đi. Cái thân thể ô uế kia đã được lành ngay tức khắc.
Gương mặt đã trở lại bình thường. Hai bàn tay và hai bàn chân tan nát đã được phục hồi trọn vẹn. Làn da bị hủy hoại ngay tức khắc mượt mà như da của một em bé. Sự ô uế của bịnh tật người ngay tức khắc không còn có nữa. Mọi sự đà thay đổi khi Chúa phán! Người phung ấy đã đổi thành một người mới trong chính giờ phút đó.

(Chú ý: Đấy là những gì Chúa Jêsus đã làm khi Ngài chạm đến một đời sống! Ngài ban cho người mà Ngài chạm đến một đời mới ngay tức khắc. Ngài khiến họ trở nên “một con người mới” bởi quyền phép lạ lùng của Ngài, II Côrinhtô 5.17. Ngài ban cho họ một sự “sanh lại”, Giăng 3.3, 7, và họ không còn sống như trước nữa!
Họ không còn bị ruồng bỏ nữa, nhưng họ được đem vào. Không còn là con cái của ma quỉ nữa, mà là con cái của Đức Chúa Trời. Họ không còn ô uế nữa, mà họ “được Đấng Yêu Thương tiếp nhận”. Đúng là cái chạm của Chúa tạo ra một sự khác biệt! Có phải Ngài đã chạm đến đời sống của bạn không?)

III. SỰ ỦY THÁC LẠ LÙNG (các câu 43-45).
A. Mạng lịnh (các câu 43-44) – Ngay sau khi Ngài đã chữa lành cho người nầy, Chúa Jêsus đã sai người đi. Minh họa: Đây là một cụm từ mạnh mẽ nói rằng Chúa Jêsus “cho người ra”. Quả là ngược lại với cách thức một “người chữa lành bằng đức tin” sẽ làm. Người chữa lành bằng đức tin sẽ giữ người bịnh quanh đó để quảng cáo. Còn Chúa Jêsus không cần quảng cáo, vì vậy Ngài cho người ấy ra. Tại sao?
Chúa Jêsus đang cố gắng tránh một bầu không khí xoay tròn quanh chức vụ của Ngài. Ngài muốn dân chúng chạy theo sứ điệp chớ không theo các phép lạ. Ngài biết rõ khi họ nhìn thấy một người phung được chữa lành trước mắt của họ, họ sẽ nhanh chóng xem Ngài là một người chuyên làm phép lạ chớ không phải một thầy giảng Tin Lành nói về ân điển. Tiếp xúc với một người phung cũng cung ứng cho các kẻ thù của Ngài lý lẽ để nghịch lại Ngài.
Chúa Jêsus không để cho người đi khơi khơi đâu. Ngài sai người đến với thầy tế lễ tại đền thờ. Người nầy được sai đi và chu toàn mọi đòi hỏi của Luật pháp về sự thanh sạch của mình.
Người phung nầy cần phải đi tỏ mình với thầy tế lễ và nhận lấy giấy chứng nhận về sự thanh sạch trên cơ sở của một nghi thức ở Lêvi ký 14. Người phung cần phải đến với thầy tế lễ và thầy tế lễ cần phải đi ra ngoài trại quân nơi người phung sinh sống.
Đấy chính xác là những gì Chúa Jêsus đã làm cho chúng ta. Khi chúng ta không thể lên thiên đàng được, đó là nơi mà Chúa Jêsus đã giáng xuống đây, là nơi chúng ta sinh sống. Khi chúng ta không thể đến gần Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã đến với chúng ta! Kinh Thánh chép ở Hêbơrơ 13.12 rằng Chúa Jêsus đã chịu khổ ở ngoài cửa thành, Chúa Jêsus đã giáng xuống đây, nơi chúng ta đang sinh sống, rồi trên một ngọn đồi ngoài thành phố Jerusalem, Chúa Jêsus đã chịu khổ.
Thế thì, thầy tế lễ phải lấy cái bình bằng đất, hai con chim, một số cây gỗ. Người phải giết một trong hai con chim đó, lấy huyết nó đổ vào cái chậu bằng đất. Khi đó thầy tế lễ sẽ lấy máu của con chim chết rồi bôi máu dưới cánh của con chim sống. Người lấy con chim sống kia, với máu nhỏ từng giọt dưới hai cảnh của nó, đem ra cánh đồng trống rồi người để cho con chim đó bay lên không.
Người phung sẽ nhìn thấy huyết nhỏ giọt từ đôi cánh của con chim và người sẽ hiểu cái giá của sự thanh sạch mình và sứ điệp sẽ đến với người phung đó: “Mình được sạch vì cớ huyết”.
(Chú ý: Chỉ có một yếu tố có thể thanh tẩy bạn khỏi tội lỗi của bạn ngay hôm nay và đấy là huyết của Chúa Jêsus. Bạn nói: “Được thôi, tội lỗi của tôi rất sâu sắc”, nhưng Đức Giêhôva phán: “Huyết ta vốn sâu sắc như vậy”. Ôi nhưng, như: “Lạy Chúa xin đem tội lỗi con đi thật xa”, nhưng Ngài phán: “Huyết của ta còn đi xa hơn”. Ồ, nhưng, “Lạy Chúa, tội lỗi tôi trọng lắm”; Chúa Jêsus phán: “Huyết ta còn trọng hơn”. Giống như người phung kia đã được sạch trọn vẹn bởi sự ứng dụng của huyết, cũng vậy tội nhân ngày nay đang được luyện lọc sạch sẽ qua huyết đổ ra của Đức Chúa Trời, Khải huyền 5.9; I Phierơ 1.18-19! “Điều chi có thể thanh tẩy tội lỗi tôi? Không chi hết trừ ra huyết của Đấng Christ!”)

B. Sự bất tuân: (câu 44-45) –Người nầy sắp sửa ra đi và tỏ mình cho thấy tế lễ thượng phẩm. Hãy chú ý những gì Chúa Jêsus đã phán phải là: “làm chứng cho họ”. Đây là sự thanh sạch được ghi lại đầu tiên về một người phung kể từ thời Êlisê, II Các Vua 5. Thầy tế lễ thượng phẩm chưa bao giờ nhìn thấy một người phung được sạch. Ông ta chưa bao giờ tận dụng tới các mạng lịnh được ghi lại ở Lêvi ký 14. Ngày ấy, thầy tế lễ cần phải lưu ý đã có một Người trong thành phố, Người nầy có quyền phép cất bỏ đi chứng bịnh phung!
Đúng đây là một bằng chứng khi người phung khốn khổ kia được tẩy sạch rất vinh hiển và đã đến đền thờ trình về sự thanh sạch của mình! Phép lạ nầy sẽ báo cho thầy tế lễ biết Đấng Mêsi đã đến rồi!
Buồn thay, người đã bất tuân và những gì là bằng chứng quan trọng đã không được kể đến. Chúa Jêsus bảo người kia đừng kể lại cho ai nghe biết, trừ ra thầy tế lễ. Người kia đi ngay rồi thuật lại cho mọi người trừ ra thầy tế lễ! Thay vì kêu la: “Ô uế! Ô uế”; Người đã kêu la: “Sạch! Sạch! Hãy nhìn xem tôi nè, tôi được sạch rồi”.
Người phung đã bất tuân mạng lịnh của Chúa Jêsus, rồi kết quả là: Chúa Jêsus đã buộc phải chuyển chức vụ của Ngài vào trong xứ. Nhiều người đã nghe Lời của Chúa mà không hề làm theo vì cớ sự bất tuân của một người!
(Lưu ý: Giờ đây, tôi hiểu sự phấn khích của người ấy. Đúng là một sự rung động khi Chúa Jêsus làm thay đổi một đời sống! Khi Ngài giải phóng một linh hồn ra khỏi vòng nô lệ của tội lỗi rồi buông tha cho tội nhân ấy, người được chuộc muốn thuật lại co ai nấy đều biết!
Nhưng, khi Chúa cứu chúng ta, Ngài cứu chúng ta để sống một đời sống vâng phục, Minh họa: I Samuên 15.22. Khi chúng ta bất tuân Ngài, không những chúng ta gây thiệt hại cho sự làm chứng của riêng mình, chúng ta còn không đem lại sự vinh hiển cho Chúa nữa. Một hành động bất tuân có khả năng ngăn trở khả năng phục vụ của Chúa chúng ta!
Tư tưởng khác phát sinh ở đây phải lo liệu với lời lẽ của chúng ta. Có thể nói ra những lời lẽ phải thì vào thời điểm sai lầm và gây thiệt hại trầm trọng! Chúng ta nên cầu thay cho sự phân biện thuộc linh khi đến với những gì chúng ta nói và làm cho Chúa. Lời lẽ phải thì nói ra vào thời điểm đúng đắn và được Chúa đại dụng trong những phương thức thật là tuyệt vời, Châm ngôn 25.11. Tuy nhiên, lời lẽ phải thì thốt ra ở thời điểm không đúng có thể gây thiệt hại lớn lao lắm).

Phần kết luận: Sứ điệp nầy tìm gặp bạn ở đâu hôm nay? Có phải bạn giống như người phung khốn khổ nầy trước khi người được sạch, bị tội lỗi hành hại và phá tán không? Nếu đúng như thế, có hy vọng và tên của hy vọng là Jêsus! Hãy đến với Ngài và tìm được sự thanh sạch và một đời mới!
Có phải bạn đã được sạch và được nhắc nhớ về Chúa Jêsus đã làm gì cho bạn khi Ngài cứu bạn chăng? Đây sẽ là thì thuận tiện để làm đúng việc ấy.
Có thể giống như người phung nầy, bạn đã được sạch, nhưng có những lãnh vực bất tuân trong đời sống của bạn. Và, Chúa không thể sử dụng bạn cho tới khi bạn được trọn vẹn nhất. Hôm nay sẽ là ngày tốt để hạ mình xuống trước mặt Ngài và tiếp lấy ơn ấy.
Bất cứ bạn ở đâu trong chuyến hành trình thuộc linh của mình, Ngài đang quan phòng! Ngài sẵn sàng đến với đời sống của bạn và chạm đến bạn ngay thời điểm có cần nhất của bạn. Ngài sẵn sàng trợ giúp cho bạn, nếu bạn chịu đến với Ngài bởi đức tin giống như người phung khốn khổ nầy đã đến vậy!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét