Mác 8:34-38
KHÔNG MỘT CƠ NGƠI NÀO RẺ RÚNG HẾT
Phần giới thiệu: Chúa nhựt vừa qua là ngày Chúa nhựt Super Bowl. Hàng triệu người Mỹ đã xem đội Giants của Nữu ước chà nát ước mơ của đội Patriots New England về việc đạt được mùa giải với 19 bàn thắng thật trọn vẹn.
Trong khi tôi chẳng phải là một fan hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt, tôi rất tò mò muốn biết cái giá như thế nào khi xem thi đấu. Sau một vài phút dò xem, tôi khám phá ra chẳng có một chỗ ngồi nào là rẻ rúng khi xem giải Super Bowl.
Các loại vé mà tôi biết được xếp từ 1.674USD nóng hổi lên tới 11.668USD để có một chỗ ngồi tốt. Dù nhận định thế nào đi nữa, phải tốn tiền khi đi xem giải Super Bowl. Chẳng có một chỗ ngồi nào rẻ tiền hết!
Nếu bạn muốn xem Celine Dion trên sân khấu ca nhạc, thì phải tốn giữa 100USD và 2.000USD. Nếu bạn muốn xem một ban nhạc rock xưa có tên là Journey, chắc phải tốn từ 100USD đến 500USD. Ít nhất bạn phải tốn đến 250USD để chạy tới Daytona vào tuần tới. Bạn phải tốn mất cả trăm đô để xem, một là Dolly Parton hay là Willie Nelson! Chẳng có một chỗ ngồi nào là rẻ tiền cả!
Chúa Jêsus muốn dạy chúng ta cũng một sự ấy về việc trở thành môn đồ của Ngài. Ngài muốn chúng ta biết rằng Chẳng Có Một Cơ Ngơi Nào Là Rẻ Rúng hết trong sự hầu việc Ngài.
Chúa Jêsus vừa tỏ ra lai lịch của Ngài cho các môn đồ Ngài. Ngài vừa nói cho họ biết rằng Ngài phải chịu chết vì tội lỗi của họ trên thập tự giá. Ngài vừa đánh tan hết từng tư tưởng và mơ ước mà họ đã ôm ấp về Đấng Mêsi.
Không lâu sau khi luồng thông tin ấy đã được tung ra, Chúa Jêsus gọi các môn đồ Ngài đến ở xung quanh Ngài. Ngài cũng triệu tập đám dân đông lại gần để họ có thể nghe Ngài nói. Khi ấy, Chúa Jêsus bắt đầu phán dạy.
Khi Ngài phán dạy, Chúa Jêsus nói cho đoàn dân đông biết rằng có một cái giá rất cao gắn chặt với việc làm môn đồ của Ngài. Lời lẽ của Chúa Jêsus trong mấy câu nầy tung ra một cú nốc ao chết chóc cho thứ tôn giáo rẻ rúng, thoải mái, trông tốt lành đương hiện giống như Cơ đốc giáo trong thời buổi nầy vậy.
Nhiều người tin họ có thể có Chúa Jêsus và cũng có thế gian nữa. Nhiều người tin họ có thể xưng mình là môn đồ của Đấng Christ, đang khi họ sống loại đời sống mà họ đẹp lòng. Chúa Jêsus làm cho chúng ta phải biết rõ với những giới hạn không chắc chắn, các tư tưởng như thế đều hoàn toàn là giả dối. Nếu một người sẽ trở thành môn đồ của Đức Chúa Jêsus Christ, có một giá rất cao phải trả đấy.
Phân đoạn Kinh Thánh nầy nói rõ rằng Chẳng Có Một Cơ Ngơi Nào Là Rẻ Rúng cho các môn đồ của Đức Chúa Jêsus Christ. Tôi muốn chỉ cho bạn thấy Chúa Jêsus đã phán dạy điều gì về vấn đề làm môn đồ của Ngài. Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus chia sẻ một khuôn mẫu; Chúa Jêsus chia sẻ một sự nghịch lý và Chúa Jêsus chia sẻ một án phạt. Chúng ta hãy dành chút thì giờ hôm nay để mở ra mấy câu nầy và xem coi Ngài phán gì với chúng ta.
I. JESUS CHIA SẼ MỘT KHUÔN MẪU (câu 34)
(Minh họa: Chúa Jêsus chỉ ra cơn ác mộng trong các mối quan hệ công cộng! Mỗi lần Ngài bắt đầu lôi cuốn một đám đông đi theo, Chúa Jêsus dựng lên một vấn đề. Ngài sẽ nói cho họ biết cái giá rất cao của việc đi theo Ngài sẽ như thế nào và đám dân đông sẽ lẫn mất. Chúa Jêsus đã làm như vậy để dân chúng sẽ nhìn biết sự thật. Ngài muốn họ phải biết rõ làm môn đồ của Ngài sẽ chẳng phải là rẻ rúng hay thoải mái đâu. Đồng thời, tuyên xưng đức tin hay tham gia vào một Hội Thánh là một việc rất long trọng! Trong câu nầy, Chúa Jêsus chia sẻ một khuôn mẫu về địa vị môn đồ thật.
Cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng không phải ai xưng mình là Cơ đốc nhân đều thực sự được gọi là một môn đồ của Chúa đâu. Người nào muốn làm môn đồ của Ngài, các môn đồ của Ngài đều có bốn đòi hỏi mà họ phải thỏa mãn trong đời nầy. Cho phép tôi chia sẻ chúng với bạn hôm nay).
1. “Hãy đến mà theo Ta” – Khi Chúa Jêsus phán mấy lời nầy, người của Ngài chắc chắn nhớ lại lần đầu tiên Ngài đã kêu gọi họ hãy theo Ngài. Cách đấy khoảng 2 năm rưỡi, họ đã bỏ hết mọi sự mà đi theo Chúa Jêsus. Họ đã để gia đình, bạn hữu, công ăn việc làm, và mọi sự khác trong đời sống của họ lại để đi theo Chúa Jêsus.
Đối với phần còn lại của đám đông trong ngày ấy, đây là một lời kêu gọi đến với sự sanh lại. Đây là một lời kêu gọi để đưa ra một sự cam kết riêng tư với Đức Chúa Jêsus Christ. Đây là một lời kêu gọi dành cho họ phải xây lưng họ lại với mọi sự khác mà đi theo Chúa Jêsus.
Được sanh lại, được cứu, hay bất cứ điều chi bạn muốn gọi nó, thì sâu xa hơn cả một lời cầu nguyện tại bàn thờ. Có nhiều người đã đến với bàn thờ, đưa ra một lời cầu nguyện rồi xưng mình nhìn biết Đức Chúa Jêsus Christ. Ơn cứu rỗi thật nói tới một sự cam kết dứt khoát để đời sống cũ lại sau lưng rồi bước theo Chúa Jêsus vào một đời sống mới rất khác biệt. Được sanh lại nói tới việc được dựng “nên mới”, II Côrinhtô 5:17.
Bạn thấy đấy, bạn có thể đưa ra lời cầu nguyện của tội nhân suốt cả ngày mà chưa được cứu. Bạn bước đi trên con đường Lamã, thực hiện chuyến hành trình qua sách Tin Lành Giăng, hay lược qua bất kỳ một phương pháp nào mà người ta nói đem lại ơn cứu rỗi. Sự thực là, bạn chỉ được cứu khi Đức Chúa Trời thuyết phục bạn về tội lỗi rồi kéo bạn đến với chính mình Ngài, Giăng 6:44. Khi Ngài kéo bạn đến và bạn đáp ứng bởi đức tin, ơn cứu rỗi bèn diễn ra, Êphêsô 2:8-9. (Minh họa: Có người ở đây đang ở một nơi rất nguy hiểm – Sáng thế ký 6:3).
Tuy nhiên, ơn cứu rỗi thực không phải là loại hình thái “dễ tin” để rồi cho thấy bạn chẳng có gì thay đổi hết. Ơn cứu rỗi thực, khi nó diễn ra trong đời sống của bạn, nó sẽ thực thi một sự biến đổi triệt để trong đời sống của bạn đến nỗi bạn sẽ bắt đầu hành động giống như một người thật khác biệt. Mọi ao ước và thói quen của bạn sẽ thay đổi. Những sở thích và cam kết của bạn sẽ đổi thay.
Khi bạn đến với Đức Chúa Jêsus Christ và thực sự được cứu, bạn sẽ muốn đi theo Ngài. Ở đâu có Chúa Jêsus, thì bạn sẽ ao ước được sống ở đó.
“Hãy đến mà theo Ta”. Đối với hạng người bị mất, đây là lời kêu gọi để được cứu. Bạn đã được cứu chưa? Đối với người đã được cứu, đây là lời kêu gọi đến với sự cam kết triệt để. Bạn có hoàn toàn, thực sự và triệt để đi theo Chúa Jêsus hôm nay không?
2. “Phải liều mình” – Cụm từ nầy sát nghĩa có ý nói: “chối hoàn toàn, phân rẻ hoàn toàn với người khác”. Đây cũng chính là cụm từ để mô tả sự Phierơ chối Chúa Jêsus ở bên ngoài nhà của thầy thế lễ thượng phẩm, Mathiơ 26:34!
Chối bỏ bản ngã không phải cùng là một việc với tự chối mình. Có người sẽ thực hành việc tự chối mình bằng cách giữ lại những việc nhất định nào đó đối với họ, giống như một số chức sắc trong nhà thờ làm trong mùa chay. Đấy chẳng phải là những gì Chúa muốn nói tới.
Chối bỏ bản ngã còn sâu xa hơn thế. Chối bỏ bản ngã ám chỉ rằng tôi thôi không nghe theo chính tiếng nói của mình nữa. Tôi thôi không nương cậy vào sức riêng của mình nữa. Tôi thôi không tìm cách làm cho phỉ ý chí và ước muốn của riêng mình nữa.
Khi tôi thực sự chối bỏ mình, tôi chẳng có chút ý muốn nào của mình mà chỉ có ý muốn của Ngài mà thôi. Tôi chẳng có một chương trình nào hết trừ ra mọi chương trình của Ngài. Tôi chẳng mong muốn chi cả trừ ra những gì Ngài mong muốn nơi tôi. Khi tôi chối bỏ mình, tôi từ bỏ mọi quyền hạn của mình rồi tôi buông hết quyền hành của đời sống tôi cho Đức Chúa Jêsus Christ nắm giữ. Tôi đã sống theo I Côrinhtô 6:19-20: “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời”.
Đấy là một tư tưởng rất kỳ lạ trong thời buổi của chúng ta! Hầu hết tôn giáo và cơ quan truyền giáo công cộng đều nhắm vào việc mua vui cho bản ngã. Họ muốn dân sự phải cảm thấy nhơn đức về bản thân họ. Họ muốn xây dựng lòng tự trọng của con người. Họ muốn nhân loại nên mừng vui trong những thành tựu với mọi khả năng của họ.
Mặt khác, muốn nhân loại đạt tới chỗ chẳng nhìn biết Ngài, họ chẳng làm chi hết và không thể làm được một việc gì, Giăng 15:5. Chúa Jêsus đang kêu gọi người nào xưng Ngài là Cứu Chúa của họ phải đưa một sự cam kết hoàn toàn với địa vị Chủ Tể của Ngài trong đời sống của họ. Ngài muốn tuyệt đối hoàn toàn trong từng lãnh vực của đời sống họ. Ngài kêu gọi chúng ta phải từ bỏ chính mình rồi dâng cho Ngài quyền tể trị trong đời sống của chúng ta. Cụm từ nầy đề nghị “hành động một lần đủ cả”. Chúng ta cần phải chối bỏ mình rồi quên về chúng ta đi.
3. “Vác thập tự giá mình” – Cụm từ nầy có nhiều ý nghĩa dành cho dân sự trong thời của Chúa Jêsus. Các sử gia ước tính có hơn 30.000 người bị đóng đinh trên thập tự giá bởi người Lamã trong thời của Chúa Jêsus. Vì thế, từng người nào nghe Chúa Jêsus nói ra mấy lời nầy đều biết rõ những gì Ngài muốn nói với họ.
Vào thời ấy, thập tự giá không phải là một món nữ trang hay một thứ trang trí trên nóc nhà thờ đâu. Thập tự giá là một công cụ xấu hổ, sỉ nhục, đau khổ, hành xác và sự chết. Khi một người vác lấy thập tự giá của mình, người ấy đang bắt đầu một cuộc diễu hành chết chóc.
Khi một người vác lấy thập tự giá mình, người ấy vác lấy công cụ dành cho sự chết trên vai mình. Khi người đến nơi đã định, người bị đặt trên cây thập tự mà người đã vác; người bị đóng đinh vào đó; người chịu khổ trên đó rồi người gục chết trên đó.
Khi Chúa Jêsus kêu gọi số người nầy hãy vác lấy thập tự giá của họ, họ nhìn biết chính xác Ngài đang nói tới điều gì! Buồn thay, sứ điệp ấy đã biến thành mây khói trong thời buổi của chúng ta.
Có người nghĩ rằng gánh nặng của cuộc sống là một cây thập tự mà họ phải gánh vác. Có người nói rằng một người bạn đời hay ngược đãi, một đứa con lạc lối hay một chủ nhân điên cuồng là thập tự giá của họ. Có người nghĩ rằng một cơn bịnh tật hay một bất lợi nào đó là thập tự giá của họ. Những thử thách và nhọc nhằn mà bạn đối diện với trong đời nầy không phải là thập tự giá của bạn đâu!
Khi Chúa Jêsus bảo các môn đồ phải vác thập tự giá của họ mà theo Ngài, Ngài đang kêu gọi chúng ta phải chết đối với bản ngã. Ngài đang kêu gọi chúng ta phải cam kết với một lối sống như đang chết, Galati 2:20.
Ngài đang kêu gọi chúng ta phải bằng lòng mang lấy xấu hổ, quở trách, sỉ nhục, đau khổ, bị thù hằn, ghét bỏ và thậm chí cả sự chết có thể đến với những ai gắn bó với Ngài.
Chúng ta vác lấy thập tự giá khi chúng ta chọn con đường hẹp hơn con đường của thế gian, bất chấp là giá nào. Chúng ta vác lấy thập tự giá khi chúng ta sống theo đạo đức của Kinh Thánh trong đời sống của cá nhân chúng ta và trong các mối quan hệ làm ăn, bất chấp là giá nào. Chúng ta vác lấy thập tự giá của mình khi chúng ta bằng lòng gánh chịu bất kỳ tấn công nào vì cớ Chúa Jêsus.
Không có nhiều người thực sự vác lấy thập tự giá của họ ngày nay đâu. Nhiều người mau mắn thỏa hiệp khi miễn làm sao cuộc sống họ được thoải mái hơn. Những người buôn bán sẽ nói dối để giữ khách hàng của họ. Cơ đốc nhân sẽ nói dối để cứu thể diện. Những tín đồ trong Hội Thánh sẽ thỏa hiệp với thế gian để tránh bị cô lập, bị sỉ nhục vì là một người tin Chúa. Vác lấy thập tự giá của bạn có nghĩa là bạn bằng lòng đồng hóa mình với Đức Chúa Jêsus Christ, sự chết và lời của Ngài, bất chấp bạn phải trả giá nào theo cách riêng, cách chung hay về mặt tài chính! Đấy chẳng phải là mặt Cơ đốc giáo mà bạn đang nghe nói rất thường xuyên đâu! Thường thì người ta không nói về sự hy sinh, sự chết và sự thương khó, mà đấy là những gì Cơ đốc giáo đang nói tới! Chẳng có một cơ ngơi nào là rẻ rúng hết, nhưng có một giá cao phải trả cho việc trở thành một môn đồ chân chính của Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy hỏi Phaolô xem – II Côrinhtô 11:23-28; 12:7-11.
Đồng thời, cụm từ nầy cũng cho thấy hành động “một lần đủ cả”. Tôi cần phải vác lấy thập tự giá của chính mình rồi không bao giờ đặt nó xuống cho tới chừng nào tôi đến với chỗ sự chết của tôi.
4. “Hãy theo Ta” – Môn đồ thật của Chúa Jêsus xây lưng mình lại với bản ngã và đời sống cũ của mình. Môn đồ thật của Chúa Jêsus vác lấy thập tự giá mình là bằng lòng phó mọi sự cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Môn đồ thật của Chúa Jêsus chiếm lấy chỗ ở đàng sau Chúa và người theo Chúa Jêsus bất cứ đâu Ngài đưa đến. Môn đồ thật bước đi trong sự vâng phục hoàn toàn và phục theo Đức Chúa Jêsus Christ!
Cụm từ nầy là một hành động “liên tục”. Chúa Jêsus kêu gọi dân sự Ngài phải trở thành hạng môn đồ thường trực. Có người theo Chúa vào ngày Chúa nhựt, song bắt con đường khác vào ngày thứ Hai. Có người theo Chúa khi họ cần sự cứu giúp, song bắt con đường khác khi mọi việc khá hơn rồi. Đấy không phải là việc mà Chúa Jêsus đang trông mong! Chúa Jêsus đang kêu gọi dân sự Ngài phải thực thi sự cam kết tuyệt đối theo Ngài trọn thời gian, trọn đường cho đến cuối cuộc sống của họ.
Hôm nay tôi đang cố gắng dạy cho bạn thấy rằng chẳng có một cơ ngơi nào rẻ rúng trong chỗ nầy được gọi là Cơ đốc giáo. Cần phải trả một giá nào đó để trở thành môn đồ của Đức Chúa Jêsus Christ. Và, chỉ những ai bằng lòng theo Ngài trọn đường mới có được những điều tốt lành, Mathiơ 7:21-23.
Chúng ta có thành thật nói rằng chúng ta phó thác hoàn toàn với Chúa Jêsus khi mọi việc khác trong đời đến trước mặt Ngài không? Chúng ta có thành thật nói rằng chúng ta đang theo Ngài khi chúng ta muốn theo cách hết lòng không? Bạn có thành thật nói rằng bạn đang vác lấy thập tự giá của mình khi bạn không thể trung tín trong Hội Thánh không? Há có phải đây là lúc mà con cái của Đức Chúa Trời xem xét những trình tự ưu tiên hầu cho Đức Chúa Jêsus Christ và ý chỉ của Ngài được đặt ở trên hết không?
(Minh họa: Cái giá làm môn đồ rất cao, có phải không? Thực sự chẳng có một cơ ngơi nào là rẻ rúng hết! Nếu bạn nghĩ bạn có thể đưa ra một lời cầu nguyện đơn sơ rồi lên Thiên Đàng trong khi bạn vẫn sống cuộc sống bạn ưa thích, bạn đang tự dối mình đấy! Nếu bạn nghĩ rằng đi nhà thờ rồi làm theo một số việc tôn giáo là đủ để bảo đảm cho bạn một quê hương ở trên trời, bạn đang tự dối gạt mình đấy. Sự cứu rỗi chân chính nói tới sự đầu phục triệt để đối với Đức Chúa Jêsus Christ.
Từ ngữ chìa khóa có chữ “Chúa”. Khi bạn đến với Ngài để được cứu, bạn đang từ bỏ quyền lợi của mình. Bạn đang phục theo địa vị Chủ Tể của Ngài trên chính mình bạn. Bạn đang đưa ra một sự cam kết triệt dứt khoát, đời đời để sống như Ngài thấy đẹp lòng. Ơn cứu rỗi chân chính là bởi đức tin nhờ vào chỉ một mình ân điển, nhưng ơn ấy tạo ra những sự thay đổi trong đời sống của hết thảy những ai tiếp nhận ơn ấy).
II. CHÚA JÊSUS CHIA SẺ MỘT SỰ NGHỊCH LÝ (các câu 35-37)
(Minh họa: Ba câu nầy được vạch ra để dạy cho chúng ta biết rằng phương diện thuộc linh của đời sống chúng ta thì quan trọng hơn phương diện thuộc thể. Đấy chẳng phải là cách mà hầu hết mọi người đều nghĩ đến. Hầu hết mọi người đang sống toàn bộ đời sống của họ ra sức lo liệu các nhu cần vật chất theo phần xác mà họ đang có trong cuộc sống, trong khi họ ít chú ý đến phương diện thuộc linh của cuộc sống. Chúa Jêsus muốn chúng ta phải nhìn biết rằng chỉ có phương diện thuộc linh mới thực sự là vấn đề cho đến cuối cùng).
+ Cách để cứu sự sống là mất nó – câu 35 – Câu nầy là một sự nghịch lý. Nghịch lý là một câu nói dường như mâu thuẫn, song vẫn là sự thực. Chúa Jêsus phán rằng nếu bạn tin bạn đang sống theo sức riêng mình, đang sống cuộc sống theo những giới hạn của riêng mình và là chủ của riêng mình thì quan trọng hơn việc phục theo địa vị Chủ Tể của Ngài, bạn sẽ mất sự sống mình. Tuy nhiên, nếu bạn đem sự sống mình mà phục theo Ngài, trao phó quyền điều khiển hoàn toàn trên mọi sự bạn có và mọi sự cho Ngài, chắc chắn bạn sẽ cứu được sự sống ấy. Từ nhận định của con người, điều nầy dường như kỳ cục lắm, nhưng từ quan điểm của thiên đàng, chẳng có một điều gì là kỳ quặc cả.
Bạn có một sự lựa chọn. Bạn có thể sống đời sống mình như bạn thấy là đúng. Bạn có thể từ chối không đến với Đức Chúa Jêsus Christ để được cứu. Bạn có thể thử mọi sự mà. Bạn có thể trở thành ông chủ của chính mình. Bạn có thể làm theo sự mình đẹp lòng, sống đời sống của mình theo những giới hạn của riêng mình, nhưng đến cuối cùng, bạn sẽ mất hết sự sống mình. Khi bạn đến mức cuối của đường mình, bạn sẽ thấy rằng chẳng có gì hết trừ ra một cõi đời đời trong âm phủ đang chờ đợi bạn.
Mặt khác, bạn có thể phó thác sự sống mình cho Chúa Jêsus. Bạn có thể từ chối ý riêng mình, từ bỏ mọi quyền hạn của mình, phục theo địa vị Chủ Tể của Ngài rồi theo Ngài cách trung tín. Ở cuối con đường đó, con đường của Ngài, bạn sẽ thấy cánh cửa của Thiên Đàng sẽ mở ra cho bạn.
Vì vậy, trong hệ thống của Đức Chúa Trời, “những kẻ mất lại là những kẻ được”. Người nào mất sự sống họ bằng cách phó thác chúng cho Chúa Jêsus lại là những người đắc thắng ở mức cuối cùng. Trong khi người nào sống chỉ vì đời nầy, họ mất mọi sự ở mức cuối cùng. Bạn thích ở mức cuối nào vậy? Chẳng có một cơ ngơi nào là rẻ rúng hết!
+ Ở câu 36, Chúa Jêsus đưa ra một câu hỏi rất hay. Hãy suy nghĩ về câu hỏi đó trong giây lát xem.
Hãy tưởng tượng rằng bạn đã có cả thế gian cùng mọi sự giàu có ở trong đó. Hãy tưởng tượng rằng bạn có thể làm bất cứ điều chi bạn muốn làm, trở thành cái gì đó mà bạn muốn, hoặc đi bất cứ đâu bạn muốn đi. Hãy tưởng tượng bạn là một người cầm quyền tuyệt đối của mọi sự thuộc về đời nầy. Nghe như chiêm bao trở thành hiện thực, có phải không?
Bây giờ, hãy tưởng tượng ở mức cuối cùng của kinh nghiệm của việc có, sống và làm theo như bạn ưa thích, rồi bạn qua đời. Bây giờ, hãy tưởng tượng sau khi chết bạn thấy mình đang ở trong địa ngục cho đến đời đời. Liệu rồi những năm tháng kia, hay thậm chí nhiều thập niên, của khoái lạc có đáng cho một cõi đời đời trong địa ngục không?
Chúa Jêsus kể lại một câu chuyện nói tới người kia, ông ta đã kinh nghiệm một số phận như thế, Luca 16:19-31. Người ấy đã sống đời sống mình trong chỗ xa hoa và người qua đời rồi đi đến âm phủ. Khi người đến đó, tất cả tiền bạc, tất cả khoái lạc và tất cả quyền lực người đã tận hưởng trong đời nầy đều vô dụng đối với người trong địa ngục. Người đánh mất linh hồn mình, vì vậy, người đã đánh mất mọi sự.
Chúng ta hãy thực tế đi. Hầu hết mọi người trong phòng nhóm nầy sẽ không bao giờ biết có được những sự giàu có, quyền lực và khả năng làm theo mình đẹp lòng là như thế nào đâu. Vì thế, hãy tưởng tượng bạn đang sống đời sống mình, làm theo mọi sự mà mình muốn làm, và khi bạn đến mức cuối cùng của đời sống bạn, bạn qua đời. Bạn đã lao động khó nhọc suốt cuộc đời của mình. Bạn đã làm lụng bất chấp, gánh chịu sự khó nhọc, nhưng bạn đã sống đời sống mình theo những giới hạn của chính mình. Thế rồi bạn qua đời rồi bình tỉnh bước vào âm phủ. Lợi lộc ở đâu trong việc ấy? Bạn kiếm được gì nào? Bạn chẳng kiếm được gì hết, nhưng bạn đã mất hết mọi sự! Đấy là lý do tại sao bạn cần phải đến với Chúa Jêsus và bạn cần phải làm điều đó ngay hôm nay.
+ Chúa Jêsus đưa ra một câu hỏi rất hay khác ở câu 37. Đâu là giá trị của linh hồn bạn? Trước khi bạn trả lời, cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng linh hồn bạn là phần duy nhứt của bạn sẽ sống cho đến đời đời đấy. Thân thể của bạn sẽ chết đi và bị đem chôn, nhưng linh hồn bạn sẽ tiếp tục sống một là trên thiên đàng hay dưới âm phủ. Vì vậy, đâu là giá trị của linh hồn bạn?
Có phải bạn bằng lòng đánh đổi linh hồn đời đời của mình để lấy rượu chè hay ma túy không? Có phải bạn bằng lòng đánh đổi linh hồn mình để có mối quan hệ tình dục chăng? Có phải bạn bằng lòng đánh đổi linh hồn mình để lấy quyền làm theo ý mình rồi sống đời sống theo cách mình riêng không? Có phải bạn bằng lòng qua cõi đời đời trong âm phủ để lấy một đôi năm sống theo thần riêng mình?
Nếu bạn bị mất, đấy là chính xác những gì bạn đang làm! Bạn đang đánh đổi thứ của cải có giá trị nhất mà bạn có để lấy thứ rẻ rúng của thế gian nầy. Bạn đã mua lấy sự dối trá của ma quỉ và bạn sẽ mất hết mọi sự bạn đang có và bạn đang sống trong một chỗ gọi là Âm Phủ. Hãy lắng nghe nhà truyền đạo nầy: Thay đổi con đường mà bạn đang bước đi không phải là quá trễ đâu. Hãy đến với Chúa Jêsus ngay hôm nay và đánh đổi thế gian nầy để lấy mối quan hệ thường trực, đời đời với Ngài. Hãy đánh đổi Âm Phủ để lấy Thiên Đàng ngay hôm nay đi!
(Minh họa: Vào khoảng năm 1.000SC, ngôi mộ của Charlemagne, Vua của nước Pháp, được mở ra. Nhà vua cao trọng nầy đã chết khoảng 180 năm so với khi ấy. Lúc họ mở mộ của ông ra, họ tìm được của cải nhiều lắm, nhưng họ cũng thấy một việc rất đáng kinh ngạc.
Họ đã nhìn thấy bộ xương của Charlemagne đang ngồi trên ngai vàng, với vương miện trên sọ. Trong hai bàn tay trơ xương ấy là một phiên bản các sách Tin Lành. Một ngón tay xương xẩu đang chỉ vào câu gốc: “Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Hay là có người nào lấy chi mà đổi linh hồn mình ư?”
Charlemagne là một vì vua lỗi lạc, song đến cuối cùng, chẳng một thứ gì là quan trọng nữa. Khi đến giờ ông phải chết, ông rời bỏ hoàng bào, sự giàu có và triều thần của mình lại sau lưng rồi ông bước vào cõi đời đời để gặp gỡ Đức Chúa Trời mình.
Khi bạn và tôi đến mức cuối cùng của cuộc hành trình đời nầy, không một điều gì chúng ta đạt được hay tích lũy được trong đời nầy sẽ là vấn đề nữa. Mọi sự sẽ là vấn đề trong giờ ấy là mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Jêsus Christ. Mọi sự sẽ là vấn đề, ấy là chúng ta bằng lòng mất sự sống mình theo ý chỉ Ngài để Ngài sẽ sống qua chúng ta.
Bạn tìm được gì ở cuối cuộc hành trình?)
III. CHÚA JÊSUS NÓI TỚI ÁN PHẠT (câu 38)
5. Chúa Jêsus có một lời ở đây dành cho những ai chối bỏ sứ điệp của Ngài. Ngài đề cập tới những người nào “hổ thẹn” về Ngài và về Lời của Ngài.
6. Từ ngữ “hổ thẹn”, trong văn mạch nầy, có ý nói “không bằng lòng hoặc hạn chế vì e sợ xấu hổ, chế nhạo, hay không được tán thưởng”. Nó đề cập tới người nào không chịu đến với Chúa Jêsus để được cứu và những ai không theo Ngài vì họ từ chối không tiếp nhận Ngài hay sứ điệp của Ngài.
7. Khi một người đến với Chúa Jêsus và bắt đầu bước theo Ngài, có một giá phải trả. Người tin Chúa từ chối thế gian và đường lối của nó, thay vì thế họ chọn bước theo Chúa Jêsus. Người tin Chúa phải bằng lòng chịu bắt bớ, bị quở trách và thậm chí bị thù ghét vì cớ Đấng Christ.
Không phải ai cũng bằng lòng chịu trả một giá như thế đâu. Người nào từ chối không đến với Chúa Jêsus rồi sống một đời sống biệt riêng minh chứng rằng họ chẳng muốn có phần gì với Ngài hay sứ điệp của Ngài. Hạng người nầy sẽ đối diện với một sự phán xét khủng khiếp khi Chúa Jêsus ngự đến. Giống như họ đã từ chối không công nhận Ngài, Ngài sẽ từ chối không công nhận họ. Họ sẽ đối diện với Ngài trong sự phán xét và họ sẽ bị quăng vào địa ngục. (Minh họa: “Ta không biết người đâu” Mathiơ 7:21-22)
+ Người môn đồ thật có thể chịu khổ trong đời nầy, nhưng người tín đồ thật sẽ bước vào những sự vui mừng của Thiên Đàng khi đời nầy kết thúc. Mặt khác, hạng người bị mất, họ đã hưởng thứ tốt nhứt mà thế gian nầy từng hiến cho, nhưng khi đời nầy kết thúc, họ sẽ đối diện với Đức Chúa Trời trong sự phán xét và qua cõi đời đời trong Địa Ngục. Bạn thích kết cuộc nào hơn?
Phần kết luận: Có nhiều chỗ ngồi rẻ rúng trong nhà thờ nầy. Một người có thể đến nhóm ở đây, chiếm lấy chỗ ngồi của họ và điều đó chẳng làm cho họ phải tốn kém gì hết. Nhiều người khác lo làm việc, nhiều người khác lo trả hóa đơn và nhiều người khác bằng lòng mang lấy sự quở trách của Đấng Christ trước một thế giới bị hư mất.
Thế nhưng, chẳng có một cơ ngơi nào rẻ rúng trong thân thể của Đấng Christ hết. Phải trả một giá nào đó để trở thành một tín đồ thật. Phải trả một giá nào đó để trở thành một môn đồ chân chính của Chúa Jêsus. Cơ đốc giáo chơn thật dòi hỏi mọi sự của chúng ta! Địa vị môn đồ chân chính chẳng đòi hỏi gì khác hơn chúng ta tự chối bỏ mình, vác lấy thập tự giá rồi bước theo Chúa Jêsus trọn đường, thậm chí đến với sự chết nếu cần thiết.
Tham gia vào một nhà thờ sẽ không làm cho bạn phải trả giá gì, nhưng đến với Đấng Christ sẽ khiến cho bạn phải trả giá mọi sự đấy! Chẳng có một cơ ngơi nào rẻ rúng trong Đức Chúa Jêsus Christ, nhưng mỗi chỗ đứng trong Ngài đều là vô giá.
Đối với những ai bằng lòng trả giá, có một quê hương ở trên trời và sự vinh hiển đời đời. Đối với những ai lui đi trong hổ thẹn về thập tự giá, chẳng có gì khác hơn sự phán xét.
Có phải Chúa phán với tấm lòng của bạn hôm nay không? Có phải bạn đã được cứu bởi ân điển Ngài? Có phải bạn phó thác cho Chúa Jêsus theo như mấy câu nầy dạy dỗ bạn nên phó thác không? Chúng ta hãy vâng theo Ngài khi Ngài kêu gọi chúng ta ngay hôm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét