Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

Mác 5.21-43: "GIÂY PHÚT ĐẪM NƯỚC MẮT"



Mác 5.21-43
GIÂY PHÚT ĐẪM NƯỚC MẮT

Phần giới thiệu: Vào năm 1871, thảm họa đánh vào Chicago khi ngọn lửa hoành hành cả thành phố. Sau cùng, khi ngọn lửa đã được dập tắt, ngọn lửa đã cướp đi hơn 300 sinh mạng và đã để lại khoảng 100.000 người vô gia cư. Một người có tên là Horatio Gates Spafford là một trong những người cố gắng giúp đỡ dân chúng trong thành phố trở đứng lại trên chân của họ. Spafford, một luật sư ở thành phố Chicago, ông đã đầu tư nhiều vào khu kinh doanh, đã mất hết mọi sự như là kết quả của trận hỏa hoạn đó. Còn thê thảm hơn nữa, Spafford cũng gánh chịu nổi mất mát đứa con trai duy nhứt của ông mới vừa tròn 1 năm trước đó. Trong hai năm, Spafford vẫn tài trợ cho kẻ vô gia cư, chưa cải thiện, đau buồn và nhiều người khác đã bị trận hỏa hoạn làm cho suy sụp.
Sau khoảng hai năm làm việc như thế, Spafford và gia đình ông quyết định đi nghỉ hè. Họ muốn qua Anh quốc tham gia với Moody và Ira Sankey trên chuyến hành trình truyền giáo của họ, rồi mới sang châu Âu. Horatio Spafford đã bị công việc làm cho chậm trễ, nhưng đã đưa gia đình mình đi trước. Ông sẽ bắt kịp họ ở bờ bên kia Đại tây dương.
Chuyến tàu của họ, chiếc Ville de Havre, không còn có mặt trên biển nữa. Rời Newfoundland, nó đụng phải chiếc thuyền buồm Anh quốc, chiếc Loch Earn, rồi chìm mất trong vòng 20 phút. Mặc dù vợ của Horatio là Anna, có thể bám vào một mảnh vỡ trôi nổi (một trong 47 người sống sót so với hàng trăm người), bốn đứa con gái của họ Maggie, Tanetta, Annie, và Bessie đều chết mất. Horatio đã nhận được bức điện tín khủng khiếp từ vợ mình, chỉ có hai từ mà thôi "Saved alone" (được cứu có một mình).
Spafford lên chiếc tàu kế đó qua sống với người vợ đầy khổ đau của ông. Khi con tàu đi ngang qua gần chỗ mấy đứa con gái mình đã chết, Spafford đã viết ra mấy lời quí báu nầy:
Khi tôi được bình tịnh
dường sông chảy theo đường đời,
Hoặc lắm thống bi như ba đào sôi.
Hoàn cảnh dẫu ra sao, Christ khuyên cứ nói sắt đinh: “Linh hồn ôi, ta yên ninh, thật yên ninh”.
Satan luôn giày đạp, đời tôi trải cơn tập rèn,
Tôi vẫn vững tâm luôn không hề quên,
Rằng Christ biết tôi đây
vô phương sách để thắng hơn,
Tuôn dòng huyết cứu rỗi bởi lòng khoan nhơn!
Vinh thay tư niệm nầy, thật tôi thỏa vui mực nào,
Christ xóa hết, không lưu một tội nao,
Nhờ Chúa đóng đinh xưa, nay tôi thoát khỏi ách ma.
Linh hồn ơi, chúc tán Chúa, chuộc mua ta!
Tôi mong mau được nhìn điều lòng vẫn tin xưa rày,
Khi cuốn đám mây đen trên đời nay.
Kèn trổi tiếng trên không, Jêsus Christ tái lâm ngay,
Linh hồn hát: "Yên ninh thay, bình an thay.
Tâm linh tôi…yên ninh thay!
Lòng tôi nay, bình an thay, bình an thay!
Tất nhiên, có nhiều điều trong câu chuyện đó và nhiều điều cho bài hát ấy, nhưng đấy là một hình ảnh cho thấy thể nào Đức Chúa Trời có thể hành động ở giữa tai vạ.
Giờ đây, mỗi một người chúng ta đều đã bị tai vạ chạm đến với một cấp độ nào đó. Dù đó là bịnh tật, sự yếu đuối, sự chết, hay bất cứ hàng ngàn tai vạ có thể chạm đến con người chúng ta, tất cả chúng ta đều đã kinh nghiệm đau khổ. Dù đó là nổi đau của thân thể không còn lành mạnh, một tấm lòng tan vỡ, hay một tâm linh lụn bại, tai vạ đã chạm đến tất cả chúng ta. Trong trường hợp đau khổ theo phần xác hay theo phần tâm linh, tất cả chúng ta đều bị tác động. Chúa Jêsus đã phán sự ấy theo cách nầy: Giăng 16.33b. Gióp cũng bình luận về cảnh ngộ khốn khó của con người: Gióp 14.1; 5.7. Tôi muốn bạn nhớ rằng khi tai vạ đến trên đường lối của bạn, Chúa Jêsus rất thích nghi lo toan cho tình huống. Còn nhớ Giăng 16.33b không? Phải, phần còn lại của câu Kinh Thánh ấy cũng rất là quan trọng.
Trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta sẽ gặp gỡ một người cha đang kinh nghiệm tai ương. Ngày đó, sự chết đã chiếu vào ngôi nhà của Giairu và đã xảy đến với đứa con gái 12 tuổi của ông. Tấm lòng ông bị tan vỡ ra, và ở giữa tai ương của mình, ông xây sang Đức Chúa Jêsus Christ. Giairu đã nhìn thấy nơi Chúa Jêsus là đủ đầy trong kỳ tai họa của ông.
Hôm nay, tôi muốn nhìn vào các sự cố của phân đoạn Kinh Thánh nầy. Tôi muốn chúng ta quan sát thật kỹ bối cảnh đầy nước mắt, tai họa nầy rồi nhìn thấy thể nào Chúa Jêsus có quyền nắm lấy sự đắc thắng, ra khỏi hai hàm răng của thất bại. Tôi muốn dành thời gian rao giảng đề tài: Giây Phút Đẫm Nước Mắt.
I. SỰ TRAO ĐỔI ĐÁNG THƯƠNG (các câu 21-23)
A. Những thành tựu của Giairu (câu 22) – Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng người nầy là “cai nhà hội”. Nghĩa là, ông ta, một người rất nổi bật, có địa vị, danh tiếng, đặc ân, giàu có và quyền thế trong xã hội. Ông là một người có hết thảy mọi sự ấy, song trong giây phút nầy, chẳng một thứ chi trong đó là vấn đề hết! Khi Giairu nói, người ta lắng nghe. Khi ông bước vào phòng, ai nấy đều đứng dậy, kính trọng. Thế nhưng, trong lúc bây giờ đây, ông thấy mình đang ở một chỗ mà ở đó chẳng có điều chi ra thá ra ví gì nữa hết! Bịnh tật và sự chết chẳng cần biết nhân vật nầy là ai cả, ông ta có cái gì hay ông ta nắm địa vị nào. Đây là một con người rất tôn giáo. Nhưng, tôn giáo của ông ta là vô quyền chẳng giúp gì được cho ông trước hoàn cảnh nầy. Tôi bảo đảm với bạn rằng Giairu đã trao đổi mọi thứ để có quyền thay đổi hoàn cảnh của mình. Bạn thấy đấy, sự sống trở nên có ý nghĩa đối với Giairu! Ông ta có mọi sự, hoặc ông ta nghĩ thế. Trong thực tế, những gì ông ta có trong thế gian chẳng có chút nghĩa lý gì hết! Bạn thấy đấy, sự chết đã đến tại nhà của Giairu, và nó đã đến với kho báu thực của ông. “Con gái nhỏ”, câu 23, là đứa con gái mà Luca gọi là “con gái một”, Luca 8.42, đang dãy chết và nó mới là kho báu thực của ông!

(Lưu ý: Một số người tiêu cả đời sống của họ lo tích lũy quyền lực và sự giàu có. Thế nhưng, khi tai họa đến, các thứ đó tuyệt nhiên chẳng có nghĩa lý chi hết! Sự chết chẳng quan tâm dù cho bạn là một nhà tỉ phú! Bịnh tật và buồn rầu chẳng quan tâm nếu bạn có quyền lực, tiếng tăm và địa vị trong xã hội. Buồn rầu và đau khổ chẳng quan tâm về sự được lòng người của bạn. Địa ngục có thể quan tâm chút ít về bạn là ai và bạn đã làm gì! Khi tai họa và sự chết đến thủ thỉ, khi ấy bạn chỉ còn biết một điều lớn lao hơn cái tôi của bạn. Bạn biết rõ nơi phải đi đến đặng nhận lấy sự cứu giúp mà bạn đang có cần! Bạn thấy đấy, sự sống sẽ trở thành mục tiêu rõ rệt, trong như pha lê khi tai họa vụt đến! Điều chi bạn suy nghĩ sẽ là mục tiêu ngay lúc bây giờ sẽ thôi không còn là mục tiêu nữa. Giairu vốn biết rõ mình phải đi đến đâu, còn bạn thì sao?)

B. Thái độ của Giairu (câu 22) – Ở đâu đó, Giairu đã nghe nói về Chúa Jêsus. Cái tên Giairu có nghĩa là: “Người mà Đức Chúa Trời soi sáng cho”. Không cứ cách nào đó, Đức Chúa Trời đã mở mắt của quan chức người Do thái nầy và ông ta đã thấy rõ rằng Chúa Jêsus là nguồn hy vọng duy nhứt của mình. Và bây giờ đây, ngay giây phút con gái ông ta đang dãy chết thì Chúa Jêsus sắp sửa đi ngang qua thị trấn. Đúng là một sự trùng hợp ngẫu nhiên! Không đâu! Đây là chương trình thiêng liêng của Đức Chúa Trời mở ra những con đường cho Giairu và Chúa Jêsus đi ngang qua. (Minh họa: Ngài luôn luôn đi ngang qua!)
Hãy chú ý cách thức con người của địa vị và quyền lực nầy đã đến trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ. Ông ta đã đến cách kỉnh kiền, thành khẫn và thật tình cảm. Kinh Thánh ghi lại rằng ông ta đã “gieo mình nơi chơn Ngài”, câu 22. Từ ngữ “gieo” có nghĩa là “đi xuống thấp từ nơi cao”. Nói cách khác, con người to lớn nầy đã tự hạ mình xuống trong sự hiện diện của Chúa vinh hiển. Từ địa vị cao tột, ông ta đã tự hạ mình xuống trước mặt Chúa.

(Lưu ý: Đây là một lẽ mầu nhiệm mà nhiều người chưa từng học biết. Trước khi bạn đi bất cứ đâu với Chúa, bạn cần phải hạ mình xuống trong sự hiện diện của Ngài. Bạn cần phải thấy mình luôn nhỏ nhoi ở trước mặt Ngài. Bạn cần phải đến một nơi mà ở đó Ngài là mọi sự, còn bạn thì chẳng ra chi hết. Một trong những lẽ thật quan trọng nhất trong Kinh Thánh là điều nầy đây. Con đường hướng thượng là phải hướng hạ! Lẽ thật nầy được ghi ra rõ ràng ở trong Lời của Đức Chúa Trời, Giacơ 4.6; 10; I Phierơ 5.5-6. Khi chúng ta đến tại chỗ mà ở đó chúng ta thấy rõ tình trạng bất khả của chính mình và khả năng của Ngài, khi ấy chúng ta đang ở trong một địa vị nhận lãnh những gì chúng ta có cần từ nơi Ngài!)

C. Sự công nhận của Giairu (câu 23) – Khi người nầy đến với Chúa Jêsus, sấp mình xuống trước mặt Ngài và trình lời thỉnh cầu của mình với Chúa, ông ta thưa với Chúa Jêsus: “Tôi không thể làm được việc nầy, nhưng tôi tin Thầy có thể làm được!” Đúng là một câu nói của đức tin! Bạn ơi, đấy là chỗ mà chúng ta phải đạt tới để được nhận vào trong sự sống! Dù đấy là sự cứu rỗi của chính linh hồn bạn, sự cứu rỗi của một người thân hay vì sự cứu giúp trong kỳ tai họa, chúng ta đã đạt tới chỗ mà ở đó chúng ta biết rõ khi chúng ta không thể, thì Ngài có thể!

(Minh họa: Giôsuê 5.13-15 - Giôsuê gặp gỡ Chúa và được truyền cho phải cởi “giày” ra khỏi chơn ngay. Tại sao chỉ một chiếc giày thôi? Câu trả lời nằm trong tục lệ xưa. Khi một giao ước được lập giữa hai cá nhân, trong đó một người có quyền giữ giao ước và người kia thì không, kẻ yếu đuối hơn trao cho người kia một trong hai chiếc giày của mình. Đây là cách nói của người: "Tôi không thể, nhưng Ngài có thể". Điều nầy được thấy trong sách Rutơ chương 4 và các câu 6-8. Đối với Giôsuê, đây là một thách thức cho ông khi đến tại chỗ mà ở đó ông có thể nhìn nhận tình trạng yếu đuối và sự bất khả của chính mình khi muốn có sự chiến thắng. Đây là lời kêu gọi dành cho ông phải đầu phục Chúa. Đối với chúng ta, chúng ta cần phải học biết lẽ thật: chúng ta không thể, song Ngài thì có thể!
Có một số người trong phòng nhóm nầy và bạn đang cố gắng đánh trận chiến của mình bằng chính sức riêng của mình. Bạn đang thua cuộc đấy. Bạn ơi, bạn cần phải đến gần bàn thờ, về mặt hình bóng, hãy cởi giày mình ra, trao nó cho Đức Chúa Trời rồi hãy nói: "Lạy Chúa, con không thể đánh trận chiến nầy, nhưng Ngài có thể! Con không thể đoạt được chiến thắng mà con có cần trong đời sống của con, nhưng Ngài có thể!" Cái điều tôi muốn nói, ấy là chúng ta cần phải đến tại vị trí đầu phục tuyệt đối! Đối với vị trí mà ở đó chúng ta và mọi sự chúng ta có đều đặt nơi chơn của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải thốt ra một lần đủ cả ở nơi ấy: "Lạy Chúa, con không thể, song Ngài có thể!")
II. MỘT SỰ CHẬM TRỄ ĐAU LÒNG (các câu 24-35)
A. Sở thích của Cứu Chúa (câu 24) – Khi Giairu chia sẽ câu chuyện của mình với Chúa Jêsus, ông ta nhận được cái lỗ tai cảm thông. Chúa Jêsus đã chú ý đến nhu cần của ông ta rồi cùng đi với Giairu đến nhà của ông ta.

(Lưu ý: Đúng là một sự thực rất phước hạnh! Khi đem nhu cần của mình đến với Chúa Jêsus, Ngài sẽ trên đường bước vào hoàn cảnh của bạn để làm một việc gì đó về nhu cần của bạn. Satan và nhiều người khác có thể đã nói cho bạn biết rằng Chúa Jêsus chẳng màng chi đến bạn đâu! Không một điều gì vượt quá được lẽ thật! Ngài đang chăm sóc và Ngài quan tâm rất sâu sắc, I Phierơ 5.7; Mathiơ 11.28; Hêbơrơ 4.15-16! Minh họa: Những gì Chúa Jêsus phán với các môn đồ Ngài ở Mathiơ 6.25-31; Luca 12.6-7.)

B. Sự xâm nhập của bịnh tật (các câu 25-34) – Khi Chúa Jêsus cùng đi với Giairu, họ bị chặn lại bởi người đàn bà bị bịnh mất huyết. Sự chậm trễ nầy đã làm cho tấm lòng của Giairu phải ray rứt. Chắc chắn là ông ta mất kiên nhẫn và muốn Chúa mau mau lên. Có thể ông ta đã bị sự việc đó làm cho bối rối, tại sao Chúa Jêsus đã dừng lại rồi xử lý với nan đề nầy, khi đứa con gái nhỏ của ông ta đang nằm đó với sự chết đứng ở ngưỡng cửa nhà rồi.

(Lưu ý: Không một trước giả Tin Lành nào ghi lại Giairu đã nói gì trong suốt thời gian chậm trễ nầy. Ông thấy không thể kiên nhẫn được nữa nên có thể kéo áo của Chúa Jêsus để giục Ngài cùng đi mau lên. Ông không ngăn cuộc trò chuyện của Chúa với người đàn bà đáng thương nầy. Ông chỉ chờ đợi cho tới chừng Chúa Jêsus thoải mái và cứ tiếp tục đi đường với ông. Đây là đáp ứng của đức tin! Đây là một người đã đến tại chỗ mà ở đó ông biết rõ mình chẳng thể giải quyết được vấn đề. Ông đã đặt nan đề ấy vào trong tay của Chúa Jêsus rồi ông để nó ở đó. Đúng là một bài học cho bạn và cho tôi! Bất chấp nan đề, ơn cứu rỗi, đau khổ, nhức đầu, v.v…, khi chúng ta đem nó đến cho Ngài, hãy học biết để nó lại với Ngài rồi nhìn xem Ngài sẽ làm gì với nó!)

C. Sự tràn ngập của đau buồn (câu 35) – Trong suốt thời gian chậm trễ, một tôi tớ của Giairu đến với lời lẽ rất thê thảm: “Con gái ông đã chết rồi!”
Bạn có thể tưởng tượng Giairu đã cảm nhận thể nào trong giờ phút đó chăng? Thế giới của ông đã sụp đổ chung quanh ông. Mọi ước mơ và kỳ vọng của ông đều tức khắc tan biến đi. Tôi rất ngạc nhiên, không biết ông có nhũ thầm trong lòng: “Nếu không vì đám dân đông nầy, chúng ta đã về tới đúng giờ và con gái ta vẫn sống. Nếu người đàn bà kia không ngăn trở Chúa Jêsus, chúng ta đã đến nhà và mọi sự đều suông sẻ. Nếu Chúa Jêsus không đứng lại để cứu giúp cho người đàn bà đó, con gái ta sẽ còn sống!” Chắc chắn, người nầy không thể hiểu được những lý do cho tai họa của ông ta!

(Lưu ý: Có bao nhiêu lần một câu nói tương tự như vậy đã đến với tấm lòng của chúng ta? Sự chết và chẳng còn có hy vọng nữa! “Làm sao đây”, chúng ta bị lay động với những tin tức mới mẻ như thế! Chúng ta quay nhìn lại những thời điểm chúng ta đã cầu nguyện về một nan đề và lấy làm lạ tại sao Chúa lại chậm trễ và để cho điều nầy xảy ra. Bạn ơi, bạn không phải là người đầu tiên thắc mắc về thời điểm của Đức Chúa Trời đâu! Mary và Mathê đã thắc mắc Chúa về thời điểm của Ngài trước cái chết của Laxarơ, Giăng 11.1-6; 11-44. Các môn đồ trong trận bão kia đã thắc mắc Chúa Jêsus, Mác 6.45-51. Thế nhưng, bạn có biết sự chậm trễ của Chúa chúng ta là một phần trong chương trình đời đời của Ngài không? Bạn thấy đấy, đến cuối cùng, Mary và Mathê đã nhìn thấy Chúa Jêsus làm cho kẻ chết sống lại và các môn đồ đã thấy Ngài đi bộ trên mặt biển. Chẳng sao hết một khi kinh nghiệm Ngài không chậm trễ trong sự Ngài đến với họ. Có khi, Ngài chậm trễ chỉ vì Ngài yêu thương chúng ta, Giăng 11.5. Cho nên, khi dường như Đức Chúa Trời đang di chuyển thật chậm, đừng thối lui, vì trong khi Ngài có thể đến sớm, Ngài không bao giờ quá muộn đâu! Tất nhiên, những gì chúng ta nhìn thấy một sự chậm trễ là Đức Chúa Trời đang thực sự di chuyển đến đúng thời điểm đó! Bạn thấy đấy, thần linh không bao giờ vội vã, Ngài luôn luôn xuất hiện rất đúng giờ!)
III. MỘT SỰ GIẢI CỨU ĐẦY QUYỀN NĂNG (các câu 36-43)
(Minh họa: Cho nên, một hoàn cảnh thê thảm đã tự nó biến thành một hoàn cảnh bất khả thi. Cô gái nhỏ kia không còn bịnh hoạn nữa, giờ đây nó đã chết rồi! Ngay cả giây phút thê thảm nầy, thật là thú vị khi nhìn thấy đức tin phản ứng như thế nào!?! Giairu đã đặt đức tin mình vào Chúa Jêsus, và ngay cả khi đối mặt với sự chết, đức tin của ông không rúng động! Hãy chú ý thể nào đức tin đặt nơi Chúa Jêsus đã trông thấy Ngài làm ra một chiến thắng lớn lao. Minh họa: Bối cảnh trở lại với ngôi nhà của Giairu!)
A. Cảm thán từ của đức tin (câu 36) – Chúa Jêsus phán với Giairu: “Đừng sợ, chỉ tin mà thôi!” Đúng là một câu nói của đức tin! Chúa Jêsus đang phán cùng ông: “Đừng tin những gì ngươi đang nghe thấy, câu 35. Đừng tin những gì người biết, câu 39!”

(Lưu ý: Đấy là điều mà đức tin phán với bạn hôm nay! Từng bản năng và từng biểu hiện có thể đang nói: “Đúng là vô vọng rồi!” Nhưng, đức tin nhìn sang một Đức Chúa Trời là Đấng lớn lao hơn bất cứ điều chi chúng ta có thể nghe, biết hay thấy nữa! Mọi sự tôi muốn nói là, bạn hãy đem nhu cần của mình đến với Chúa Jêsus. Bạn tin chắc nhu cần của mình đã trao cho Chúa Jêsus và bạn để nhu cần của mình lại với Chúa Jêsus! Mọi sự về tình huống có thể nói: “Không còn phương thế chi nữa hết!” Nhưng, bạn để nó lại trong tay Ngài và tin cậy Ngài xử lý với nó. Ngài sẽ xử lý với nó theo thì thuận tiện của Ngài và theo đường lối của Ngài. Đồng thời, Ngài không thể xử lý với nó theo cách bạn muốn Ngài xử lý với nó! Bạn có bằng lòng để cho Ngài xử lý nó theo cách của Ngài không? Bạn ơi, dù đấy là ơn cứu rỗi của chính bạn, ơn cứu rỗi của người khác, hay bất cứ nan đề nào bạn muốn kể tên ra, Ngài còn hơn cả sự xứng đáng cho phần việc nữa. Hãy trao nan đề đó vào trong tay Ngài rồi để nó lại đó!)

B. Sự xua đuổi của đức tin (các câu 37-40) – Hãy chú ý, Chúa Jêsus đuổi hết mọi người nào không tin Ngài ra khỏi đó. Người nào thiếu đức tin nơi Ngài đều bị trục xuất ra khỏi việc trông thấy Ngài hành động trong quyền phép.

(Lưu ý: Mọi việc đã không thay đổi! Bạn thấy đấy, đức tin tin vào việc khó tin, nhìn thấy việc không thấy được và nhận lãnh việc khó nhận lãnh. Sự vô tín chẳng nhận được gì từ tay của Đức Chúa Trời! Minh họa: Giacơ 1.6-7; Mathiơ 21.22.) (Minh họa: Anh Maze và đứa con trai nhỏ, nó muốn nhìn thấy cha nó được cứu!)

C. Phần biểu lộ của đức tin (các câu 40-43) – Khi Chúa Jêsus bước vào căn phòng có bé gái đã chết kia đang nằm ở đó, Ngài nắm lấy tay nó, rồi bảo nó hãy chờ dậy và nó đã chờ dậy! Khi sự sống bước vào, sự chết bèn trốn đi! Làm sao chúng ta biết nó sẽ sống? (Nó đã có đủ mọi dấu hiệu. Nó đã ở gần con đường, đây là những dấu hiệu về đời sống thuộc linh mới trong Chúa Jêsus!) Khi những kẻ ở trong phòng nhìn thấy những gì Chúa Jêsus đã làm, Kinh Thánh chép họ “rất lấy làm lạ”. Câu nói ấy có nghĩa là: “trong cảnh ngộ nầy, không thể hiểu nổi”. Sát nghĩa, khi họ nhìn thấy Chúa Jêsus làm mọi điều mà Ngài đã làm, việc ấy thổi tung lý trí của họ rồi để họ lại với cái cằm cắm nơi ngực của họ trong nổi kinh ngạc!

(Lưu ý: Bạn ơi, Ngài đang chờ đợi để làm chính việc ấy trong đời sống của bạn hôm nay. Ngài đang chờ đợi bạn đem tình huống bất khả thi của mình đến cho Ngài, để nó lại với Ngài bởi đức tin, rồi tin cậy Ngài xử lý với nó theo thì thuận tiện của Ngài. Một số trong các bạn cần phải đem linh hồn mình đến với Chúa Jêsus hôm nay. Bạn cần phải được cứu. Bạn không cần e sợ Ngài không cứu bạn. Ngài sẽ và Ngài sẽ gom lại những gì đã tan vỡ trong cuộc sống của bạn. Một số trong các bạn cần phải đem người bạn đời của mình đến với Chúa Jêsus hôm nay, họ đang bị hư mất, một đứa con bị hư mất hoặc một người đặc biệt nào đó. Hãy đặt họ vào trong tay Ngài rồi để họ lại đó với Ngài. Có người cần phải đem hoàn cảnh khiến cho bạn phải sợ hãi và lo lắng hôm nay đến. Hãy đem nó đến với Chúa Jêsus, trao nó cho Ngài và nhìn xem Ngài thay đổi nó tùy theo sự vinh hiển của Ngài! Tôi không biết bạn cần gì, song tôi biết Ngài để dành nhu cần đó cho bạn đấy. Tại sao không nhận lãnh sự bình an, sự yên ủi và sự cứu giúp mà bạn có cần hôm nay?)
Phần kết luận: Một nhà truyền đạo thuộc hệ phái Giám Lý có tên là Luther Bridges, chào đời vào năm 1884, ông đã lấy Sarah Veatch làm vợ và có ba người con trai rất dễ thương. Mục sư Bridges đã nhận lời mời để giảng tại một hội nghị ở Kentucky vào năm 1910, vì thế ông đã để gia đình lại trong sự chăm sóc của ông gia mình rồi lên đường sang Kentucky. Ở đó, hai tuần lễ kỳ diệu trong chức vụ đã kết quả. Buổi thờ phượng sau cùng kết thúc với niềm vui tràn ngập và ông rất phấn khởi muốn gọi điện thoại về nhà. Ông không thể đợi khi muốn nói cho vợ mình biết về mọi ơn phước ở đó.
Nhưng đấy chẳng phải là giọng nói của bà trên đường dây xa xôi đó. Ông đã lắng nghe trong im lặng những tin tức trận hỏa hoạn đã thiêu cháy ngôi nhà của cha vợ mình, còn vợ con ông thảy đều chết trong ngọn lửa. Người cha quẫn trí kia đã nương vào Cứu Chúa của mình rồi bày tỏ đức tin nơi Đức Chúa Trời trong giây phút đẫm nước mắt bằng cách viết ra những lời nầy:

Tâm tôi rày văng vẳng linh âm giai điệu
Jêsus luôn se sẻ ca ngâm,
Đừng kinh sợ chi, có Ta đương lo liệu,
Trầm bổng trên cuộc thế thăng trầm.
Tôi xưa bị tan vỡ bởi chính ma quyền,
Nhịp lòng do đau dớn sai xa,
Mọi dây đờn xưa đứt Chúa nối cho liền,
Rồi gảy thăng trầm khúc nhã ca.
Nay chung tiệc ân điển Chúa thỏa muôn đời,
Được bình tịnh trong cánh Jêsus,
Hằng trông mặt Chân Chúa chúm chím tươi cười,
Là cớ tôi mừng hát thiên thu.
Đôi khi Ngài đưa dắt qua cơn mưa đào,
Dọc đường gặp thử thách ngăn trở,
Dầu lên đèo, leo đốc, xuống thác, qua hào,
Nhìn dấu chơn Ngài bước sờ sờ.
Nay mai Jêsus đến tiếp rước rôi về,
Vượt trùng trùng tinh tú bay tới;
Cùng nhau vào tân thế giới rất ly kỳ,
Cùng Chúa cai trị đến muôn đời.
Điệp khúc:
Jêsus, Jêsus, Jêsus,
Tốt đẹp bấy hồng danh,
Ngài làm cho tôi thỏa tình,
Mừng hát trong mọi bước thiên trình.
Bạn ơi, bạn thấy đấy, nguồn tiếp trợ cho nhu cần của chúng ta chỉ được thấy có trong Đức Chúa Jêsus Christ mà thôi. Tôi mời bạn làm theo những gì Giairu đã làm hồi xa xưa. Hãy chờ dậy, đến với Chúa Jêsus, sấp mình xuống nơi chơn Ngài và trình cho Ngài những gì bạn có cần. Bạn có cần được cứu hôm nay không? Ngài có thể làm điều đó đấy! Bạn có muốn nhìn thấy một người thân được chạm đến và được cứu không? Ngài có thể làm điều đó đấy! Bạn có muốn được giúp đỡ trong nan đề mình không? Ngài có thể làm điều đó đấy! Bạn có cần ân điển để vượt qua một đồng trũng không? Ngài có thể làm điều đó đấy! Bạn có cần sự chữa lành bịnh tật hay tấm lòng tan vỡ không? Ngài có thể làm điều đó đấy!
Chúa Jêsus không phải là thầy phù thủy đa năng đâu! Nhưng, Ngài là Chúa tối cao! Ngài có thể nắm lấy một hoàn cảnh bất khả thi rồi đổi nó thành một sự lạ lùng trong quyền phép và sự vinh hiển của Ngài. Có nhu cần không? Hãy đem nó đến với Ngài!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét