Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Mác 2.23-28: "TIẾNG XẤU VỀ NGÀY SA-BÁT"



Mác 2.23-28
TIẾNG XẤU VỀ NGÀY SA-BÁT
Phần giới thiệu: Có mấy lần trong chương nầy, Chúa Jêsus đã làm mất lòng những người Do thái tôn giáo. Ngài không phá vỡ Luật pháp của Chúa, nhưng Ngài đã vi phạm các truyền khẩu của loài người. Họ bị chao đảo với Chúa Jêsus vì Ngài từ chối không chịu làm theo những việc mà họ buộc dân chúng phải làm theo.
Chúng ta đã nhìn thấy họ đã rối lên vì Chúa Jêsus đã có sự táo bạo khi dùng bữa tại nhà một tội nhân, rồi nhiều kẻ có tội khác vây chung quanh nữa, 2.15-16. Có Tiếng Xấu Về Những Kẻ Có Tội. Tiếp đến, chúng ta thấy họ nổi giận vì Chúa từ chối không tuân giữ những nghi thức và quy tắc mà các cấp lãnh đạo Do thái đã truyền cho mọi người Do thái phải tuân theo, 2.18. Đã có Tiếng Xấu Về Sự Kiêng Ăn.
Trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta còn đối mặt với một tiếng xấu khác nữa. Đối với người Do thái, đây chẳng phải là một điều bình thường đâu. Vì sự việc nầy đã tạo ra giận dữ và thù ghét nhắm vào Chúa Jêsus đến nỗi người Do thái chắc chắn muốn tìm cách giết chết Chúa, Mác 3.6.
Trong phân đoạn nầy, là phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta hôm nay, chúng ta sẽ xem xét Tiếng Xấu Về Ngày Sa-bát. Chúng ta sẽ đưa ra ý kiến của Chúa chúng ta về Ngày Sa-bát và sự tuân giữ ngày ấy.
Có nhiều việc phải xem xét ở đây. Một số trong đó sẽ gây cho người ta phải khó chịu, song đấy là phương thức phải có đấy thôi! Tôi đã cam kết phải rao giảng Kinh Thánh, chớ không phải để làm đẹp lòng người ta đâu. Khi chúng ta nghiên cứu phân đoạn nầy, tôi muốn bạn nên lắng nghe với một tâm trí rộng mở. Nguyện Chúa phán dạy lẽ thật cho linh hồn bạn hôm nay và nguyện Lời của Đức Chúa Trời có lời nói sau cùng trong mọi vấn đề của đức tin cùng cách thực hành. Trên hết mọi sự, đừng bỏ qua bài học chính của phân đoạn Kinh Thánh nầy. Bài học chính đã dạy dỗ ở đây, ấy là mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Jêsus Christ còn quan trọng hơn việc tuân giữ các luật lệ và nghi thức tôn giáo nữa.
Chúng ta hãy đào sâu vào những câu Kinh Thánh nầy rồi xem xét những tư tưởng được chứa đựng ở đây. Tôi muốn rao giảng, y như Chúa ban cho sự tự do vậy, về Tiếng Xấu Về Ngày Sa-bát.
I. CHÚA JÊSUS VÀ SỰ BỰC TỨC (các câu 23-24)
(Minh họa: Người Pharisi lại bị rối nữa. Đối với tôi dường như mục tiêu chính của họ trong cuộc sống là tự cho mình là quan tòa chuyên xử lý về đời sống của những người khác vậy. Mỗi lúc bạn nhìn thấy hạng người nầy trong Kinh Thánh, y như là họ đang chỉ trích, phê phán một việc gì đó. Tôi sẽ lặp lại những gì tôi đã nói vào ngày kia. Người khó chịu nhất trong thế gian là hạng người tôn giáo! Người nào có tất cả những luật lệ mà chẳng có mối quan hệ nào với Đức Chúa Jêsus Christ là một con người rất khó chịu lắm!
Hạng người nầy đang bị rối lên! Họ không thể tin những gì họ trông thấy các môn đồ của Chúa Jêsus đang làm. Chúng ta hãy xem xét lý do tại sao họ bị phiền lòng như thế).
A. Cách xử sự của các môn đồ (câu 23) – Người Pharisi bị rối lên vì các môn đồ đang ăn “lúa mì” trong đồng ruộng nhằm vào ngày Sa-bát. Chữ “lúa mì” đề cập tới “gạo”. Có lẽ mấy người nầy đang ăn lúa mì khi họ băng ngang qua cánh đồng nầy.
Có rất ít con đường, nhưng chúng ta biết trong thời buổi ấy. Nhưng, có những con đường chạy dọc, chạy ngang qua các cánh đồng trong thời đó. Khi du khách đi ngang qua, sẽ rất dễ dàng đụng đến bông lúa ấy.
Bây giờ, có lẽ chúng ta sẽ không thích việc ấy nếu có người đi ngang qua vườn của chúng ta rồi làm như thế. Nhưng, đây là cách làm thông thường vào thời buổi đó. Thực vậy, Luật pháp Môise cung ứng những lời dạy dỗ rất rõ ràng về vấn đề nầy – Phục truyền luật lệ ký 23.24-25. Các môn đồ đã đúng trong quyền hạn của họ khi rứt bông lúc mì rồi nhai nó. Tại sao người Pharisi lại rối lên về việc nầy? Các môn đồ đã dám làm những điều Luật pháp cho phép, song họ lại dám làm như thế vào ngày Sa-bát!
B. Những lời phê phán các môn đồ (câu 24) – Người Pharisi đến với Chúa Jêsus rồi tấn công Ngài vì người của Ngài đang rứt bông lúa mì rồi ăn nó vào ngày Sa-bát. Họ tố cáo các môn đồ đang phạm vào việc “không nên làm” trong ngày Sa-bát. Thắc mắc phát sinh là đây: phải chăng các môn đồ đã làm một việc không nên làm? Có phải bứt bông lúa mì rồi ăn nó là vi phạm Luật pháp?
Câu trả lời là không, việc ấy chẳng vi phạm Luật pháp. Luật pháp nói rất rõ điều chi bị cấm vào ngày Sa-bát, Xuất Êdíptô ký 20.8-11; Lêvi ký 23.3; Phục truyền luật lệ ký 5.12-15. Dân sự không được phép “làm việc” vào ngày Sa-bát.
Chữ “làm” có ý nói đến “việc làm của họ”. Dân chúng trong xứ Israel bị cấm không lao động để con cái Israel giữ ngày Sa-bát, Ngài phán rất rõ ràng rằng người nào vi phạm lịnh cấm làm việc trong ngày Sa-bát sẽ bị kết án thử hình, Xuất Êdíptô ký 31.12-18. Điều nầy được minh họa ở Dân số ký 15.32-36.
Các môn đồ đã không làm việc; họ chỉ làm thỏa mãn một nhu cần cấp bách mà thôi. Họ đã bị đói và họ chỉ làm những gì Luật pháp cho phép họ làm.
Đây là vấn đề. Người Pharisi không xét đoán mấy người nầy theo Luật pháp Môise. Họ xét đoán mấy người ấy theo những sự dạy của các rabi và các trưởng lão. Những truyền khẩu và sự dạy của loài người đã được đặt trên cùng cấp độ với Lời thành văn của Đức Chúa Trời. Các môn đồ đã không vi phạm Luật pháp của Đức Chúa Trời; họ đã phạm vào những lời truyền khẩu của con người và người dòng Pharisi đã rối lên vì thế.
Trong mấy trăm năm, các thầy thông giáo, người dòng Pharisi và nhiều người khác nữa đã thêm nguyên tắc vào bộ nguyên tắc sâu xa hơn những sự dạy nguyên thủy của Kinh Thánh. Họ đã lấy một ngày được ban cho con người như một ơn phước và họ, bởi các luật lệ và nguyên tắc dại dột kia, đã biến ngày ấy thành một gánh nặng.
Những luật lệ mà con người bị buộc phải làm theo khiến cho họ nhọc nhằn trong ngày Sa-bát hơn bất cứ ngày nào khác. Họ đã làm việc khó nhọc để tìm cách biết chắc rằng họ không vi phạm những luật lệ của ngày Sa-bát đến nỗi họ chẳng có thì giờ để nghỉ ngơi vào cái ngày đặc biệt ấy. Một cái nhìn thật nhanh vào một số luật lệ ấy sẽ nói cho bạn biết lý do tại sao ngày ấy lại trở thành một gánh nặng cho người Do thái.
+ Người ta bị cấm không đi quá 3.000 bước (đo theo bàn chân) kể từ nhà của họ vào ngày Sa-bát.
+ Một người Do thái không thể mang một món đồ nặng hơn một cái lá khô. Nhưng, một món đồ nào nặng nửa số lượng ấy có thể mang hai cái.
+ Một người không thể ăn nhiều hơn một quả olive.
+ Bạn không thể ném một món đồ vào khoảng không với tay nầy rối bắt lấy nó bằng tay kia.
+ Nếu ngày Sa-bát đến với bạn khi bạn phải ra ngoài mua đồ ăn, bạn phải bỏ thức ăn đi trước khi bạn chấp tay vòng ra sau lưng, nói cách khác bạn sẽ phạm tội mang một gánh nặng trong ngày Sa-bát.
+ Không được mua hay bán một thứ gì hết.
+ Quần áo không được giặt giũ hay nhuộm.
+ Thư không được gửi đi.
+ Lửa không được nhóm lên hay dập tắt. Nếu bạn không đốt đèn lên trước ngày Sa-bát, bạn phải ngồi trong chỗ tối cho tới chiều hôm sau.
+ Người Do thái không được tắm vào ngày Sa-bát. Nếu họ tắm, một số nước sẽ bắn tóe lên sàn nhà và điều nầy bị coi là “rửa sàn”.
+ Ghế hay các món đồ nặng khác không nên dịch chuyển vì kéo lê chúng sẽ tạo ra đường kẻ trên nền đất, và điều đó bị coi là đang cày.
+ Một phụ nữ không thể soi gương vì bà nhìn thấy mái tóc xám rồi bị cám dỗ nhổ nó đi.
+ Hàm răng hư không nên nhổ vì chúng vượt quá sức mạnh cho phép.
+ Một thợ may Do thái không đem theo cây kim vào ngày Sa-bát e người bị cám dỗ phải vá một cái áo rách.
+ Thắt hay không thắt một cái nút; may hai mũi; hoặc chuẩn bị đồ ăn là nghịch lại Luật pháp.
+ Nếu một người Do thái bị thương vào ngày Sa-bát, thì chẳng nên giúp cho người được khỏe ra. Bạn chỉ có thể dành cho người ấy đủ sự điều trị để giúp cho người sống mà thôi.
+ Những điều cấm đoán thậm chí đã trở nên rất nguy hiểm. Ở hai cơ hội, người Do thái bị quân thù đánh bại, và hàng ngàn người Do thái ngã chết, vì họ từ chối tự phòng thủ vào ngày Sa-bát.
+ Đây đúng là một điển hình nho nhỏ trong hàng ngàn luật lệ vô ý thức, dại dột, do con người lập ra, người Do thái bị buộc phải sống theo đó. Kết quả là, ngày Sa-bát là một ngày đầy dẫy với nghi thức nặng nề và chẳng có yên nghỉ gì cả đâu.
Vì thế, khi người Pharisi nhìn thấy các môn đồ bứt lấy và ăn lúa mì vào ngày Sa-bát, họ đã xem mọi việc các môn đồ của Chúa thể hiện khi ấy là làm việc. Bứt lúa mì bị xem là gặt lúa. Vò lúa mì để bỏ đi lớp vỏ ngoài bị xem là sàng sẫy. Bóc hai đầu bông lúa bị coi là đập lúa. Chà xát cho tróc vỏ bị coi là xay lúa. Và, tung hạt lúa lên không bị xem là đang dê lúa.
(Lưu ý: Bài học cho chúng ta là đây: chúng ta phải rất cẩn thận đối với những giáo lý và truyền khẩu của con người, chúng không đến để có cùng thẩm quyền trong đời sống chúng ta giống như Lời của Đức Chúa Trời được. Kinh Thánh là thẩm quyền sau cùng của Đức Chúa Trời! Đấy là tiêu chuẩn duy nhứt dành cho đức tin và sống đạo của chúng ta.
Những điều bạn được dạy dỗ; những gì bạn tin, hoặc điều chi vị truyền đạo bạn ưa thích nói không phải là vấn đề. Cái điều là vấn đề chính là những gì Kinh Thánh chép! Khi chúng ta đứng trước mặt Chúa, chúng ta sẽ không bị xét đoán bởi lời nói của vị truyền đạo hay bởi truyền khẩu của con người. Chúng ta sẽ bị xét đoán bởi lời đã được ghi ra trong Kinh Thánh, Giăng 12.48).
II. CHÚA JÊSUS VÀ PHẦN MINH HỌA (các câu 25-26)
(Minh họa: Khi người của Ngài bị công kích, Chúa Jêsus không xét đoán các môn đồ, cũng không bỏ qua mọi hành động của họ. Ngài cũng chẳng bước vào cuộc tranh cãi với người Pharisi. Chúa Jêsus đã làm những gì chúng ta phải làm theo khi người ta muốn tranh luận tôn giáo với chúng ta. Ngài chỉ cho họ thấy Lời của Đức Chúa Trời. Ngài chỉ cho họ nhìn thấy lẽ thật.
Có lẽ tôi sẽ bộc lộ một số việc trước khi sứ điệp nầy cho rằng có người trong phòng nhóm nầy sẽ bất đồng với. Đúng như thế đấy! Nhưng, trước khi bạn công kích tôi về điều tôi sắp nói đây, hãy đến với quyển Kinh Thánh của mình rồi đem đến cho tôi sách nào, chương nào, câu nào. Khi bạn làm như thế, chúng ta sẽ có một chỗ để bắt đầu cuộc tranh luận. Trừ phi chúng ta có Kinh Thánh đối với điều chúng ta nói, chúng ta tin chúng ta chẳng có gì ngoài ra ý kiến của chúng ta và những gì chúng ta đã được dạy dỗ. Những người thể ấy cũng sẽ không đứng trong sự hiện diện của Chúa. Mọi sự sẽ là vấn đề khi chúng ta đối diện với Ngài chính là điều Ngài đã phán trong Lời của Đức Chúa Trời).
A. Sự đối diện của Chúa (câu 25) – Như tôi đã nói, Chúa Jêsus không tranh luận với mấy người nầy; Ngài chỉ cho họ thấy, họ phải quay trở lại với Lời của Đức Chúa Trời. Ngài nhìn thẳng vào mấy người nầy, bản thân họ kiêu ngạo vì họ tưởng họ biết rõ Ngôi Lời, Ngài phán: “Các ngươi chưa đọc đến…?”
Chúa sử dụng đôi chút mỉa mai để đưa mấy người nầy đến chỗ hiểu rõ phần tranh luận của họ không đặt cơ sở trên một sự hiểu biết thích đáng về những gì Kinh Thánh chép về các vấn đề giống như vậy.
(Lưu ý: Đúng là rất dễ mất cân đối trong lãnh vực nầy. Cỡi con ngựa gỗ rồi thất bại không nhìn thấy Kinh Thánh đã nói gì là điều quá dễ dàng. Nói người ta ăn mặc thế nầy thế nọ, chỗ người ta ăn uống, nơi họ mua sắm, và những việc tự nhiên như thế thì quá dễ rồi. Tuy nhiên, nhiều người không nhìn thấy Kinh Thánh còn lớn lao hơn một vài điều mà họ ưa thích kia!
Kêu lên “Amen” khi một nhà truyền đạo đang rao giảng về những vấn đề thậm chí không nhìn biết những điều ông đang nói chẳng có nền tảng nào trong Lời của Đức Chúa Trời thì dễ dàng lắm. Tôi có nghe nhiều vị truyền đạo giảng nghịch với đờn ông để râu xồm. Có người thuận miệng nói “amen”! Tôi có nghe họ giảng nghịch đờn ông đeo cà-vạt và đeo kính gọng kim loại. Có người thuận miệng nói “amen”! Tôi có nghe nhiều người giảng về đủ thứ dại dột mà chẳng có một trưng dẫn Kinh Thánh nào hết. Điều ấy đáng buồn lắm!
Thậm chí còn đáng buồn hơn nữa là sự thực, nhiều người ngồi trong hàng ghế kia lại dốt Kinh Thánh đến nỗi họ không biết cái điều vụn vặt mà nhà truyền đạo đang thêu dệt kia chỉ là ý kiến riêng của ông ta hoặc lời truyền khẩu của con người mà thôi! Cuối cùng, tôi nói gì không thành vấn đề; tôi tin gì chẳng thành vấn đề; mọi sự Kinh Thánh chép mới là vấn đề! Có nhiều lần nan đề của chúng ta chính là nan đề mà người Pharisi đã có, chúng ta không dành thì giờ để đọc nó cho chính mình và chúng ta nông cạn trong đống bùn lầy lội rồi cho đó là hay. Xấu hổ giáng trên chúng ta!)
B. Sự gạn lọc của Chúa (câu 26) – Chúa Jêsus cứ nhắc cho họ nhớ đến một trường hợp đã xảy ra trong đời sống của David. Khi ông trốn tránh Saulơ, ông và người của mình cần đến thực phẩm. Trong I Samuên 21.1-6, David và người của ông đến với thầy tế lễ rồi hỏi xin bánh. Thầy tế lễ nói cho David biết chẳng có bánh nào trừ ra “bánh trần thiết”.
Bánh trần thiết là 12 ổ bánh được bày ra trong mỗi ngày Sa-bát. Mười hai ổ bánh nầy đã được đặt trên bàn trong nơi thánh ở Đền Tạm. Mười hai ổ bánh tượng trưng cho 12 chi phái Israel. Chúng nhắc cho Israel nhớ đến sự hiện diện của Đức Giêhôva giữa vòng dân sự Ngài, về sự họ nương cậy Ngài để có được các nhu cần theo phần xác của họ. Bánh nầy cũng được gọi là “Bánh về Sự Hiện Diện”. Bánh trần thiết đã được đổi theo từng ngày Sa-bát và ổ bánh cũ các thầy tế lễ sẽ ăn chúng trong nơi thánh.
Bánh nầy những ai không phải là thầy tế lễ thì chẳng được ăn, theo Luật pháp, nhưng bánh ấy đã được trao cho David và người của ông. Sự dạy rõ ràng ở đây, ấy là có những thời điểm khi nhu cần của con người thì quan trọng việc tuân giữ theo Luật pháp. Chúa Jêsus đã đưa chính quan điểm nầy ra ở nhiều chỗ khác, Luca 13.11-17; Luca 14.1-6.
III. CHÚA JÊSUS VÀ SỰ SOI SÁNG (các câu 27-28)
(Minh họa: Hai câu kế cung ứng cho chúng ta nhiều sự soi sáng về ngày Sa-bát, các lý do cho sự giữ theo hôm nay).
A. Lý do để có ngày Sa-bát (câu 27) – Chúa Jêsus nói cho mấy người nầy biết, và chúng ta nữa, rằng ngày Sa-bát đã được ban cho con người. Ngày Sa-bát không hiện hữu để người ta lo phục vụ, mà nó hiện hữu để phục vụ đấy thôi. Ngày Sa-bát, có nghĩa là “yên nghỉ, ngừng lại, không hoạt động nữa” trước tiên được Đức Chúa Trời tuân giữ trong Sáng thế ký 2.1-3. Khi Đức Giêhôva đã hoàn tất công việc sáng tạo, Ngài ngừng lại đối với việc làm của mình.
Ngày Sa-bát đã được ban cho con người là do ân điển của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ban cho con người một ngày trong bảy ngày, trong ngày đó con người không phải làm việc để kiếm sống. Con người phải lấy ngày đó trong tuần và người phải nghỉ ngơi mọi lao động theo phần xác của mình. Giống như Chúa, con người phải sử dụng ngày ấy để suy gẫm lại những gì Chúa đã làm cho mình trong sáu ngày kia. Con người phải sử dụng thời gian đó để nghỉ ngơi thân thể mình; suy gẫm về các ơn phước của Chúa và làm cho tâm thần mình mạnh mẽ lại do thờ lạy Chúa.
Đấy là dự tính nguyên thủy cho ngày Sa-bát. Đến thời điểm Chúa Jêsus vào thế gian nầy, người Do thái đã làm hư hỏng ngày ấy và điều chỉnh ngày ấy đến nỗi nó không còn là một ngày yên nghỉ, suy gẫm và làm mới lại nữa. Ngày Sa-bát đã trở thành một ngày của cả rừng luật lệ, quy tắc và nhiều gánh nặng. Ngày Sa-bát, như Đức Chúa Trời đã dự trù cho nó, đã thôi không còn hiện hữu nữa!
Trong khi chúng ta đang nhắm vào đề tài ngày Sa-bát, đây sẽ là thời điểm tốt để tiếp lấy một sự hiểu biết rõ nét về Sa-bát là ngày gì và đâu không phải là ngày Sa-bát. Đây cũng là thời điểm rất tốt để bỏ qua hết những thắc mắc và sai lầm đang xoáy quanh ngày Sa-bát và sự tuân giữ ngày ấy.
Nó phác họa ra sự yên nghỉ mà dân sự của Chúa tìm thấy trong mối quan hệ với Ngài, Côlôse 2.16-17. Khi việc thật đã đến, thì chẳng còn cần đến hình bóng nữa mà chi. Người nào đã được cứu, họ đã bước vào trong sự yên nghỉ của Chúa, Hêbơrơ 4. Chúng ta không lao động để Chúa tiếp nhận. Chúng ta được “tiếp nhận trong Con Yêu Dấu”, Êphêsô 1.6, và mỗi ngày đều là ngày Sa-bát yên nghỉ trong linh hồn của chúng ta!
+ Ngày Sa-bát là dấu hiệu cho Israel trong giao ước Môise, Xuất Êdíptô ký 31.16-17; Êxêchiên 20.12; Nêhêmi 9.14. Chúng ta không phải là dân Israel, và ngày Sa-bát không phải là dành cho chúng ta đâu.
+ Cơ đốc nhân không hề được truyền cho phải giữ ngày Sa-bát, không có trong các sách Tin Lành và không có trong các thư tín. Đây là điều răn duy nhứt trong 10 điều răn không được tái khẳng định trong Tân Ước. Tại sao vậy? Theo tự nhiên, thì điều răn nầy thuộc về nghi thức, trong khi chín điều răn kia thuộc về đạo đức. Chúa Jêsus cùng các vị Sứ đồ đã giữ theo chín điều răn kia; sự dạy về ngày Sa-bát trực thuộc dưới giao ước cũ.
+ Khi Hội Thánh được hình thành, Cơ đốc nhân đã nhóm lại đặng thờ phượng vào ngày đầu tiên trong tuần lễ. Họ đã nhóm lại vào ngày nầy để kỷ niệm sự sống lại của Chúa Jêsus từ kẻ chết, Công Vụ các Sứ Đồ 20.7; I Côrinhtô16.2.
Ngày Sa-bát là ngày thứ bảy của tuần lễ, hay Thứ Bảy. Ngày Chúa nhựt, đối với các Cơ đốc nhân đầu tiên thì đúng là ngày đầu tiên của tuần lễ, họ đã nhóm lại đặng thờ phượng sau khi họ đã hoàn tất mọi công việc của họ trong lúc ban ngày.
Cơ đốc nhân không tuân giữ ngày Sa-bát và ngày Chúa nhựt không phải là ngày Sa-bát. Thực vậy, Phaolô đã quở trách người thành Galati vì họ bắt buộc tuân giữ những ngày tháng nhất định nào đó, Galati 4.10-11.
+ Bây giờ, tôi nhận ra rằng nhiều tín hữu không tin vào việc mua hay bán nhằm ngày Chúa nhựt. Có một số tín đồ không ra khỏi nhà để đi ăn uống, đi siêu thị, v.v.. vào ngày Chúa nhựt. Tôi biết có nhiều nhà truyền đạo, họ đã giảng chống lại việc làm theo những việc ấy vào ngày Chúa nhựt. Mặt khác, có những Cơ đốc nhân khác, họ thấy chẳng có gì sai với những việc đó vào ngày Chúa nhựt. Ai sai ai đúng đây? Có phải Kinh Thánh cung ứng bất kỳ huấn thị nào trong lãnh vực nầy? Phải, đúng thế!
Roma 14.1-12 cho chúng ta biết chúng ta không nên xét đoán người khác trong các vụ việc giống như thế nầy. Có người trong Hội Thánh đầu tiên, nghĩa là những kẻ được cứu ra khỏi Do thái giáo, họ xét đoán các tín đồ dân Ngoại vì họ không giữ ngày Sa-bát. Phaolô nói rằng chúng ta không nên xét đoán nhau trong những sự tuân giữ ngày thánh, Côlôse 2.16-17.
Một trong những nan đề của chúng ta, ấy là chúng ta xét đoán người khác về những điều họ làm và chúng ta thất bại không nhìn thấy những điều mình đang làm. Thí dụ, có kẻ xét đoán người khác vì họ ra khỏi nhà vào ngày Chúa nhựt; nhưng kẻ xét đoán kia chẳng nghĩ tới việc mình đang chạy quá tốc độ cho phép 5 dặm rồi. Họ xét đoán người khác vì họ vi phạm những truyền khẩu của con người, trong khi họ phạm vào một điều răn rõ ràng của Kinh Thánh. Kinh Thánh chẳng nói gì về điều bạn có thể hoặc không thể làm vào ngày Chúa nhựt, nhưng Kinh Thánh nói rõ cho bạn biết rằng bạn phải tuân theo Luật pháp của xứ sở.
Đây là những vấn đề của lương tâm. Kinh Thánh không có chỗ nào nói ra khỏi nhà ăn uống hay mua sắm vào ngày Chúa nhựt là sai. Thế nhưng, Kinh Thánh cũng chẳng cho đấy là đúng bao giờ. Theo Rôma 14.14, bạn cần phải lắng nghe tấm lòng của mình! Nếu bạn nghĩ mua một bình gas vào ngày Chúa nhựt là sai, thì nó sai đối với bạn đấy thôi. Nếu bạn chẳng có vấn đề gì với nó, thế thì hãy tự nâng đỡ mình đi.
Bây giờ, chờ chút đi, trước khi bạn rời khỏi đây với mọi sự phấn khởi rồi đi ra làm việc gì đó dại dột, cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ đến một lẽ thật rất quan trọng. Nếu điều bạn làm đó gây phiền hà cho một anh em yếu đuối hơn, bạn cần phải thôi đừng làm nữa để đức tin bạn không bị tổn thương, Rôma 14.15-23. Nói cách khác, nếu một tín hữu nhìn thấy bạn đang làm việc gì đó làm mất lòng họ và họ thành thực đến với bạn rồi nói cho bạn biết mọi hành vi của bạn đang gây cho họ vướng mắc nhiều nan đề về mặt thuộc linh; bạn cần phải kềm giữ quyền tự do của mình lại để họ có thể tiếp tục lớn lên trong Chúa.
Việc tốt nhứt hết thảy chúng ta có thể làm là sống vâng theo mọi điều Chúa bảo chúng ta phải lo làm. Đừng phạm tội nghịch lại lương tâm của bạn (Minh họa: Lee Holman và Buren Hastings sử dụng kẹo chống hút thuốc lá).
B. Thực tại về ngày Sa-bát (câu 28) – Chúa Jêsus tóm tắt mọi sự lại bằng cách nói cho người Pharisi biết rằng Ngài là “Chủ ngày Sa-bát”. Nói cách khác, nhìn biết Ngài qua mối quan hệ cá nhân đúng là quan trọng hơn việc giữ theo những luật lệ và nghi thức. Chúa Jêsus lớn lao hơn ngày Sa-bát!
Luật lệ và nghi thức không thể cứu được linh hồn, Chúa Jêsus mới có thể cứu! Bạn có thể tuân giữ ngày Sa-bát, tôn trọng luật lệ thuộc chế độ ăn uống, làm theo mọi việc mà người khác nghĩ bạn dính dáng vào, sẽ ngã chết rồi đi địa ngục. Nhưng, nếu bạn biết Chúa Jêsus là Cứu Chúa của bạn, bạn đã được định cho Thiên đàng, dù bạn có giữ ngày Sa-bát hay không! Đây là cách mà Kinh Thánh nói tới: “Hãy tin Đức Chúa Jêsus (chẳng thêm hay bớt điều gì), thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi!” (Công Vụ các Sứ Đồ 16.31)
Phần kết luận: Cho phép tôi làm sáng tỏ một số việc trong ít phút trước khi chúng ta rời khỏi đây. Tôi nghĩ ngày Chúa nhựt là một ngày rất đặc biệt. Đây là ngày của Chúa. Đây là ngày mà Hội Thánh nhóm lại để kỷ niệm sự sống lại của Chúa chúng ta ra khỏi kẻ chết. Đây là ngày biệt riêng ra đặng tôn vinh Ngài.
Cá nhân tôi không tin vào việc làm công việc thuộc thể vào ngày Chúa nhựt. Tôi nghĩ tốt nhứt là tránh mua sắm, ăn uống bên noài, v.v… trong ngày ấy. Tôi thích về nhà dùng bữa trưa một khi các bữa trưa của tôi đã bị những sự chuẩn bị cho tối Chúa nhựt chiếm lấn hết. Giống như các thầy tế lễ Do thái, Mathiơ 12.5; Dân số ký 28.9-10, tôi làm việc khó nhọc vào ngày Chúa nhựt hơn tôi làm bất cứ ngày nào khác trong tuần lễ! Chúa nhựt không phải là ngày yên nghỉ cho tôi!
Tôi vẫn từ chối không đứng xét đoán người nào kềm chế đối với mọi sinh hoạt nhất định vào ngày Chúa nhựt. Tôi cũng không xét đoán người nào cảm thấy rằng họ có quyền tự do đi đến cửa hàng, hoặc ra khỏi nhà đi ăn uống vào ngày Chúa nhựt. Toàn bộ sự việc nầy ra từ ý kiến cá nhân. Đây là vấn đề của lương tâm.
Chúa đang bảo bạn phải làm gì thế? Khi Ngài bảo, thì bạn biết rõ phải làm gì rồi! Nhưng, bất cứ bạn làm gì, phải biết chắc rằng bạn tôn vinh Chúa, không những vào ngày Chúa nhựt, mà là 7 ngày trong tuần lễ. Mỗi ngày đều là ngày Sa-bát của chúng ta vì chúng ta đang ở trong Chúa Jêsus, là nơi yên nghỉ.
Vào ngày Chúa nhựt, bạn cần phải dọn mình đi đến nhà của Đức Chúa Trời đặng thờ lạy, Hêbơrơ 10.25. Điều nầy đáng phải là ưu tiên một của bạn đấy! Mọi sự khác là thứ hạng đối với sự thờ phượng! Hơn thế nữa, những gì bạn làm trong ngày đó đang đứng giữa bạn và Chúa. Bạn cần phải phấn đấu để nhìn thấy mọi hoạt động của bạn đều đang tôn vinh Ngài!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét