Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

Mác 4.35-41: "Tiếp Lấy Nổi Sợ Thứ Nhì Trước Tiên!"



Mác 4.35-41
Tiếp Lấy Nổi Sợ Thứ Nhì Trước Tiên!
Phần giới thiệu: Minh họa: Nội dung: Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài băng qua Biển Galilê sau một ngày dài lo dạy dỗ cho đoàn dân đông. Chúa Jêsus, mệt mỏi từ việc làm của Ngài, nằm ngủ ở đàng sau lái. Khi các môn đồ chèo thuyền, họ thấy mình đột ngột rơi vào giữa một trận bão khốc liệt. Biển Galilê, có nhiều đồi núi vây quanh, là đối tượng cho những trận bão đột ngột và có sức tàn phá khi không khí nóng bức ùa đến từ vùng sa mạc gặp gỡ không khí lạnh trên bề mặt của biển. Tất nhiên, cụm từ Chúa Jêsus đã sử dụng để quở bão: “Hãy êm đi! Lặng đi!”, câu 39, sát nghĩa có ý nói: “Hãy nín đi! Hãy câm miệng lại đi!”, và được sử dụng để nói với các thế lực của ma quỉ. Vì vậy, trận bão nầy có thể là một nổ lực của Satan để tiêu diệt Chúa Jêsus. Với bất kỳ cấp độ nào, các môn đồ và Chúa Jêsus vẫn thấy họ đã bị kẹt trong sự cuồng nộ của giông bão ghê khiếp đó. Những làn sóng biển mạnh đến nỗi chúng tràn lên đầy thuyền và có nguy hiểm cho chiếc thuyền sẽ bị lật úp và chìm đi.
Các môn đồ, đang lo sợ cho sinh mạng của mình, họ kêu la với Chúa Jêsus, Ngài đang nằm ngủ. Ngài chổi dậy và quở bão, tiếp đến Ngài xây sang các môn đồ Ngài rồi quở họ vì họ thiếu đức tin. Ngài nói cho họ biết rằng họ đã “sợ”, câu 40. Từ ngữ nầy có ý nói: “Nhát gan, sợ bị bỏ rơi”. Nhưng, khi họ nhìn thấy những gì Ngài đã làm khi quở bão yên lặng, câu 41 cho chúng ta biết rằng họ đã “kinh hãi”. Từ ngữ nầy có ý nói “bị đánh với kinh khiếp và ngạc nhiên trong sự hiện diện của sự việc lớn lao hơn bản ngã”.
Nếu các môn đồ nầy đã hiểu rõ Ngài và Ngài là ai như họ vốn có, họ sẽ có loại sợ thứ nhì trước tiên và họ có thể tránh được loại sợ thứ nhứt kia! Thế nhưng, hãy đợi đấy, thay vì chỉ trích số người nầy vì đã sợ hãi, có thể chúng ta nên tự hỏi mình: “Tại sao chúng ta lại sợ những điều chúng ta đang đối diện với trong cuộc sống, khi chúng ta có loại sợ thừ nhì trước tiên?” Thường thì chúng ta, giống như số người nầy, nhìn vào cơn bão của mình rồi chúng ta run rẩy với sợ hãi. Tuy nhiên, khi chúng ta làm theo những gì họ đã làm và có Chúa trong cơn bão của mình, chúng ta thấy rằng Ngài đang nắm quyền tể trị. Khi ấy, chúng ta chỉ có lại có phần kết luận như sau: “Ngài còn lớn lao hơn trận bão mà chúng ta sẽ từng đối diện với trong cuộc sống”.
Khi chúng ta đạt tới mức hiểu biết ba lẽ thật đơn sơ nầy, chúng ta có thể có loại sợ thứ nhì trước tiên. Nghĩa là, thay vì ngã lòng trước nhận định bị từ bỏ, chúng ta có thể đầy dẫy với kinh sợ và ngạc nhiên nơi sự vinh hiển và quyền phép của Chúa mà chúng ta đang phục sự. Có ba lẽ thật đơn sơ chứa trong mấy câu nầy dạy dỗ chúng ta về việc tiếp lấy nổi sợ thứ nhì trước tiên!
I. HÃY NHỚ AI DỰNG NÊN TRẬN BÃO
A. Quyền phép của Ngài khi việc dựng lên giông bão - Phải, chính sự thực cho thấy Satan có thể đứng ở đàng sau trận bão nầy. Cũng rất thực khi trận bão nầy chỉ là sản phẩm của tự nhiên. Nhưng, đàng sau từng cách giải thích nầy là sự thực Đức Chúa Trời là Đấng Tể Trị! Khi giông bão của cuộc sống gào lên quanh chúng ta, bất chấp tầm ảnh hưởng hoạt động của chúng, ở đàng sau chúng, mọi sự bạn sẽ tìm thấy là Đức Chúa Trời Chúa chúng ta. Đây là những gì Kinh Thánh dạy về Ngài: Thi thiên 107.23-32; Êsai 45.7. Có thể chúng ta không hiểu được, song khi giông bão trong cuộc sống thổi quanh chúng ta, một cái nhìn kỹ vào tình huống sẽ tỏ ra các dấu tay của Đức Chúa Trời đang phủ trên khắp trận bão. Nếu giông bão đến, Ngài đã sai nó đến, Minh họa: Gióp 2.3. (Minh họa: Đây là một lẽ thật quá sâu rộng lý trí tôi không thể với tới, nhưng chỉ vì tôi không thể nắm tới, điều đó không ngăn trở được lẽ thật ấy).
B. Mục đích của Ngài khi dựng lên giông bão – Đối với các môn đồ, họ bị đặt vào trong trận bão nầy để dạy cho họ biết nhiều thêm về Chúa Jêsus. Hãy chú ý những điều mà Chúa Jêsus đã hỏi han họ ở câu 40. Phần nhấn mạnh là đây: “Sao các ngươi vẫn còn thiếu đức tin nơi ta vậy?” Sau mọi sự mà họ đã nhìn thấy Ngài thực hiện, họ đã biết Ngài là ai rồi và những gì Ngài có thể làm nữa. Nhưng, họ vẫn hoàn toàn chưa nắm được như thế, vì vậy Chúa mới đặt họ vào trận bão nầy để dạy dỗ họ! Trong các chương đi trước, họ đã nhìn thấy quyền phép của Ngài đối với bịnh tật và tà ma, giờ đây họ đã nhìn thấy quyền phép của Ngài đối với biển sâu. Đây là một kinh nghiệm đáng phải tiếp thu cho họ. (Minh họa: Đấy là những gì giông bão phục vụ trong đời sống của bạn và của tôi! Ngài đặt chúng ta vào những chỗ nhọc nhằn trong cuộc sống để dạy chúng ta biết nhiều thêm về Ngài! Minh họa: Rôma 8.28; II Côrinhtô 4.17. Làm sao ai đó có thể nhìn biết được Đức Chúa Trời có thể làm gì, cho tới chừng họ thấy mình đang ở trong một chỗ mà Ngài phải làm việc nhọc nhằn đó? Hãy hỏi Môise, Êli, David, Đaniên, 3 bạn Hêbơrơ, Giôsuê, Phaolô!)
C. Sự bình an của Ngài khi dựng lên giông bão – Bạn có để ý thấy giông gió và những lượn sóng biển chẳng làm cho Chúa phải lo lắng không? Ngài không bị rúng động bởi trận bão hay bởi biển cả. Nếu chúng ta từng học biết nhìn thấy trận bão giống như Ngài nhìn thấy nó, cái thấy ấy sẽ xóa đi nổi sợ hãi của chúng ta! Trong khi họ vất vả, lo lắng và sợ hãi, còn Ngài thì nằm ngủ thật an bình, với sự nhận biết mọi sự đều nằm trong tầm tay. Bạn thấy đấy, Ngài biết rõ mọi điều mà họ không biết. Ngài biết rõ điều chi đang có ở trước mặt! Ngài biết rõ là Ngài sẽ không bị chìm dưới biển kia vì Ngài được định cho với một cây thập tự. Ngài biết rõ các môn đồ sẽ không chết trong biển cả, vì họ cũng được định cho phải làm nhiều việc lớn lao hơn. Đấy là lý do tại sao Ngài có thể nằm ngủ đang khi họ vả mồ hôi hột ra! (Lưu ý: Bạn có biết không? Có phải Ngài còn biết điều chi có ở bên kia trận bão của cuộc đời bạn và tôi nữa kìa? Phải đấy, Ngài biết rõ những gì chúng ta đang đối diện với trên hành trình, Ngài sẽ sử dụng và chúc phước cho chúng ta như thế nào! Ngài cũng biết rõ chúng ta có chết trong giông bão hay không!?! Thế nhưng, bất chấp bạn đang đối diện với điều chi trong cuộc sống hôm nay, cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng Đức Chúa Trời không rúng động về điều đó đâu. Ngài đang nắm mọi sự trong tầm tay và bạn có thể yên nghỉ, vì những ngày yên nghỉ của Ngài còn dài cho đến đời đời nữa kia! Ngài là Đấng không hề nhắp mắt cũng không buồn ngủ sẽ giữ gìn bạn an toàn qua qua bóng đêm tăm tối, giông bão của cuộc đời bạn, Thi thiên 121.3-4).
II. HÃY NHỚ AI ĐANG TỂ TRỊ TRẬN BÃO
A. Bởi Lời của Ngài – Hãy chú ý những gì Chúa Jêsus phán ở câu 35: “Chúng ta hãy qua bờ bên kia”. Điều hy vọng nào đang nhen nhúm trong tấm lòng của các môn đồ!?! Họ đã có lời hứa của Ngài rằng họ sẽ vượt qua, tuy nhiên họ không tin Ngài! Họ đã có lời hứa của Ngài, song lời hứa của Ngài đã chẳng có họ! (Lưu ý: Sự thực ấy thường có trong đời sống của bạn và của tôi là dường nào? Chúng ta có Lời của Ngài rồi, song chúng ta vẫn lo âu và sợ hãi. Thê thảm làm sao ấy! Chúng ta từng học biết giông bão và thử thách trong cuộc sống không hề vượt qua được các ranh giới của lời Ngài vào lúc nào? Ngài sẽ lo làm mọi điều Ngài đã hứa và chúng ta đừng bao giờ sợ Lời Ngài sẽ qua đi, Mathiơ 24.35; Châm ngôn 30.5-6. Nếu Ngài đã hứa bất cứ điều gì, thì Ngài sẽ làm đúng điều đó, Hêbơrơ 6.18; Rôma 4.21!)
B. Bởi các việc làm của Ngài - “Ngài bèn thức dậy, quở gió…”. Điều chi Chúa dựng nên, Ngài tể trị! (Minh họa: Frankenstein. Hắn được dựng nên, song hắn không chịu bị trị). Bất cứ điều chi Đức Chúa Trời đưa vào vận hành, Ngài có thể tể trị một cách trọn vẹn! Dù trận bão không thể vượt qua được giới hạn của Lời Ngài, nó cũng không thể vượt qua được giới hạn quyền phép của Ngài. Điều chi dường vô vọng cho bạn và tôi chỉ là trò trẻ con đối với Chúa mà thôi, Truyền đạo 8.3; Luca 1.38; Gióp 42.2; Êphêsô 3.20! (Minh họa: Ngài đi trên những gì họ sợ hãi - Mathiơ 14.22-33. Bất cứ điều bạn đối diện với cũng đều ở dưới chơn của Ngài tất!)
C. Bởi ý muốn của Ngài - câu 35: “Ngài phán cùng...”. Chính ý muốn của Chúa là lên thuyền rồi dong buồm vào giông bão. Ở Mathiơ 8.18, một phân đoạn tương tự, chúng ta được thuật cho biết rằng Ngài đã “truyền”. Thường thì khi chúng ta dong buồm vào trận bão, tư tưởng đầu tiên của chúng ta, ấy là chúng ta đã ra khỏi ý muốn của Chúa rồi. Phải đấy, luôn luôn là rất tốt khi kiểm tra lại, nhưng số người nầy đã thấy họ trong một trận bão vì họ đã Ở TRONG ý muốn của Đức Chúa Trời! Ngài đã sai họ vào đó và Ngài sẽ trông chừng họ! Giống như Lời của Ngài và các việc làm của Ngài đề ra những ranh giới mà giông bão trong cuộc sống không thể xâm phạm, chúng cũng không thể vượt qua những ranh giới của ý chỉ Ngài dành cho đời sống của chúng ta. Nếu Ngài là Đấng Tể Trị, và Kinh Thánh dạy chúng ta rằng Ngài đang tể trị, thế thì chúng ta phải học biết sự thực mọi sự trong cuộc sống đều ở dưới quyền tể trị của Ngài! Quí bạn ơi, Ngài đang tể trị trận bão! Ngài quyết định khoảng thời gian, sự nghiệt ngã và mọi kết quả. Hãy học biết đặt mọi sự của bạn vào trong hai bàn tay của Ngài rồi tin cậy Ngài tể trị trận bão ấy! (Minh họa: Muốn nhìn rõ lẽ thật nầy nữa, chỉ hãy nhìn vào Gióp. Đức Chúa Trời đã tể trị chính xác những việc đã xảy ra cho Gióp, bao lâu nó kết thúc và nó kết thúc như thế nào! Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị!) (Minh họa: Có người cảm thấy nhọc nhằn với lẽ thật nầy, nhưng thà là họ lấy làm vui sướng khi biết trận bão đang ở dưới quyền tể trị của Ngài. Nếu nó chỉ “chạy theo đường riêng của nó” thì nó nằm ngoài tầm điều khiển và sẽ chẳng có điều chi xảy ra hết. Không, Ngài đang tể trị hoàn toàn!)
III. HÃY NHỚ AI LÀM CHO BÃO BÌNH TỊNH
A. Sự quở trách – Các môn đồ đã cố sức vất vả, lo âu và kêu gào, nhưng chẳng việc nào họ đã làm đem lại tác dụng gì cho tới chừng họ kêu cầu nơi Chúa Jêsus. Khi họ kêu xin Chúa, thì câu nói: “Hãy êm đi! Lặng đi!” giải quyết vấn đề ngay tức khắc! (Minh họa: Tối nay, bạn chỉ hãy nhớ, khi chiếc thuyền của bạn bị sóng vỗ và bị bão đe dọa nhậm chìm, bạn đang phục vụ một Đức Chúa Trời cũng là Đấng có quyền phán bình an với trận bão của bạn đó. Giờ sẽ đến khi Ngài quở trách trận bão của bạn rồi nó cũng sẽ êm đi. Có thể bạn chỉ cần làm theo những gì họ đã làm, thôi đừng cố sức nữa mà hãy dâng việc ấy cho Ngài! Rốt lại, đấy là những gì Ngài phán bảo chúng ta phải làm theo, Mathiơ 11.28; I Phierơ 5.7).
B. Đáp ứng - “Gió liền dứt và đều yên lặng như tờ” – Cụm từ ngắn ngủi nầy mô tả một tình huống mà ở đó trong một giây đồng hồ bão dậy lên khủng khiếp và qua giây đồng hồ kế đó, có một sự bình tịnh tuyệt đối. Ngay lập tức, trận bão êm đi và Biển Galilê tuyệt đối yên tịnh và bình an! (Minh họa: Một lần nữa, đây là những gì Ngài có thể làm trong đời sống của bạn! Ngài có thể phán bằng lời và giông bão của bạn sẽ êm đi. Tuy nhiên, Chúa sẽ thường để cho trận bão cứ tiếp tục trong đời sống của chúng ta cho tới chừng nào nó đã đạt được mọi mục tiêu của nó. Nhưng, ở giữa trận bão đó, Ngài sẽ phán bình an cho con cái của Ngài, Minh họa: II Côrinhtô 12.7-10. Có thể Ngài sẽ không luôn thay đổi hoàn cảnh của bạn, nhưng nếu bạn chịu đầu phục Ngài, Ngài sẽ thay đổi bạn trong mọi cảnh ngộ của bạn! Nếu bạn hỏi tôi: Ngài thay đổi tôi thì có hay hơn là Ngài thay đổi hoàn cảnh của tôi!?!)
C. Nhẹ nhõm – Khi họ nhìn thấy điều nầy, các môn đồ đầy dẫy với “kinh hãi”. Họ xúc động vì họ không còn ở trong nguy hiểm do trận bão nữa. Họ thấy nhẹ nhõm vì mối đe dọa đã qua rồi. (Minh họa: Có sự nhẹ nhõm tương tự khi Chúa vận hành trong giông bão của chúng ta. Khi Ngài quở bão bình tịnh, hay khi Ngài làm cho tấm lòng con cái Ngài được bình tịnh, có một ý thức về sự nhẹ nhõm cho thấy rằng sự tệ hại nhất đã qua rồi. Và, chúng ta còn lại đó trong nỗi kinh hãi về quyền phép và nét oai nghi của Chúa mà thôi. Có lẽ đấy là một lý do cho thấy tại sao Ngài để cho chúng ta thoát khỏi giông bão khó khăn trong cuộc sống. Ngài muốn chúng ta đạt tới chỗ mà ở đó chúng ta học biết trước tiên rằng Đức Chúa Trời có quyền làm bất cứ điều gì và Ngài xứng đáng cho sự ngợi khen và thờ phượng của chúng ta!) (Minh họa: Nghe nói về trận bão đó từ người khác là một việc, song khi tôi kinh nghiệm Ngài và quyền phép của Ngài cho chính bản thân mình là một việc khác!)
Phần kết luận: Bạn có muốn loại sợ thứ nhì trước tiên không? Nếu muốn, thì hãy học bài học nói tới trận bão đi. Chúng hiện hữu để dạy chúng ta biết nương cậy nơi Ngài. Khi chúng ta đạt tới chỗ mà ở đó chúng ta đứng kinh hãi về quyền phép, thân vị và chương trình của Ngài, giông bão sẽ thôi không làm cho chúng ta hãi sợ nữa. Chúng ta sẽ được đắc thắng với Ngài là ai đến nỗi chẳng một việc chi khác trong đời sẽ làm khó dễ chúng ta. Dù đó là bịnh tật, ngã lòng, khó khăn hay sự chết, dường như nó chẳng là gì hết khi đem sánh với Ngài. Người nào có một Đức Chúa Trời lớn có những nan đề nhỏ! Người nào có một Đức Chúa Trời toàn năng thì luôn khắc phục những trận bão yêu ớt!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét