Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

Mác 9:14-29: "VÀ HỌ KHÔNG THỂ"



Mác 9:14-29
VÀ HỌ KHÔNG THỂ
Phần giới thiệu: Minh họa: Thomas Aquinas – Học giả Công Giáo Lamã đã sống giữa năm 1225 và 1274. Ông là nhà tư tưởng xuất sắc đã để lại ảnh hưởng còn mãi trong khung thời gian. Minh họa: Lần ông đến viếng Vatican.
Đức Giáo Hoàng nhìn vào Thomas Aquinas rồi nói: “Kìa, Thầy Thomas, giáo hội không còn nói, như Thánh Phierơ, ‘Ta chẳng có bạc hoặc vàng!’”
Aquinas mau mắn đáp: “Than ôi, chúng tôi cũng không nói phần còn lại: ‘song những gì ta có ta sẽ cho ngươi: Nhơn danh Đức Chúa Jêsus Christ người Naxarét, hãy chổi dậy mà bước đi’”.
Thomas Aquinas vốn hiểu rõ một lẽ thật mà nhiều người không bao giờ nắm bắt được.
+ Đánh giá thực về sự thành công cho một giáo hội hay một chức vụ không phải là nhà thờ của nó đẹp đẽ như thế nào; những của dâng nó bao lớn; hay số đông đến nhóm lại ở đó.
+ Đánh giá thực về sự thành công cho một giáo hội hay một chức vụ nằm ở chỗ nó có hoạt động trong quyền phép của Đức Chúa Trời hay không mà thôi!
Chúng ta đang sinh sống trong thời buổi rất thành công của chức vụ truyền giáo. Mỗi nhà thờ đều muốn mình là lớn nhất, giàu nhất, có ảnh hưởng nhiều nhất, v.v… Thành công được đánh giá trong thời buổi nầy bằng triệu triệu đôla; mười ngàn người đến nhóm lại, nổi tiếng và được chú ý trên khắp thế giới.
Sự thực đáng buồn là đây: Đức Chúa Trời có một tiêu chuẩn rất khác biệt trong việc quyết định một chức vụ thành công theo thể chế nào!
Trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, Chúa Jêsus dạy dỗ chúng ta về yếu tố quan trọng nhất của một chức vụ thành công. Các môn đồ đã thiếu yếu tố ấy và họ đã thất bại rất đáng thương.
Câu 18 trong phân đoạn nầy cho chúng ta biết rằng các môn đồ của Chúa Jêsus đã thất bại trong nổ lực đuổi tà ma ra khỏi một đứa con trai. Cha của đứa trẻ nầy đã tóm tắt mọi nổ lực của họ bằng câu nói: “…song không đuổi được” hay “họ không thể].
Ông ta nói đúng! Ông ta đến với mấy người nầy để tìm kiếm sự giúp đỡ cho gia đình của mình, nhưng ông ta thấy rằng mấy người nầy chẳng giúp chi được hết. Họ không thể! Tại sao họ lại thất bại như thế chứ?
Họ đã thất bại vì họ thiếu quyền năng thuộc linh. Họ thiếu quyền năng thuộc linh vì họ đang thiếu một yếu tố bảo đảm quyền năng thuộc linh.
Tôi muốn hết thảy chúng ta nhìn vào mấy câu nầy hôm nay vì chúng ta cần sứ điệp sẽ đem đến sự dạy dỗ cho chúng ta. Chúng ta có mặt ở đây tìm cách thực thi công việc của Chúa trong thời buổi tăm tối, tội lỗi và có quá nhiều lần người ta ra khỏi nhà thờ của chúng ta rồi nói: “… và họ không thể”. Nan đề của chúng ta cũng y như nan đề của môn đồ của Chúa. Thường thì chúng ta thiếu yếu tố cần thiết có cần cho sự thành công về mặt thuộc linh.
Với sự trợ giúp của Đức Chúa Trời, tôi muốn gói ghém qua mấy câu nầy hôm nay. Tôi muốn rao giảng về cụm từ mà người cha nầy đã tóm tắt khả năng của các môn đồ, khi ông ta nói: “…Song không đuổi được”. Tôi muốn chỉ ra Thiếu quyền năng thuộc linh; Chúa của quyền năng thuộc linh và Các bài học về quyền năng thuộc linh.
Chúng ta hãy lắng nghe cách cẩn thận trước những gì Chúa đã phán dạy cho chúng ta hôm nay, cả cho những cá nhân và cho Hội Thánh. Tôi nguyện rằng chúng ta sẽ lắng nghe lẽ thật, ấp ủ lẽ thật hầu cho sẽ không nghe nói câu “…và họ không thể” trong Hội Thánh nầy.
I. THIẾU QUYỀN NĂNG THUỘC LINH (các câu 14-19)
+ Chúng ta hãy đề ra bối cảnh cho mấy câu nầy. Ở các câu 1-13 của chương nầy, Chúa Jêsus đã đem Phierơ, Giacơ và Giăng lên núi Hẹt-môn và Ngài đã hóa hình trước mặt họ. Hình trạng vinh hiển thiên thượng của Ngài đã nhìn thấy được bằng mắt thường trên hòn núi đó. Ba môn đồ nầy nhìn thấy Chúa Jêsus đang ở trong sự vinh hiển của Ngài. Họ đã nhìn thấy Môise và Êli, và lắng nghe họ trao đổi với Chúa Jêsus về sự chết hầu đến của Ngài trên thập tự giá. Thậm chí họ còn nghe thấy tiếng phán của Đức Chúa Cha khi Ngài ngợi khen Con của Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ!
Mấy người nầy đã nhìn thấy Đức Chúa Con Quyền Năng và họ đã bềnh bồng với nỗi phấn khích khi họ đi xuống từ hòn núi đó. Nhưng, khi họ đến chỗ đồng trũng bên dưới, họ đã phải mặt đối mặt với một thế giới đang tranh đấu dưới thế lực của ma quỉ.
Đấy là lý do tại sao tôi nói với bạn vào Chúa nhựt vừa rồi nên tận hưởng những đỉnh cao ấy vì hết thảy chúng đều xứng đáng. Có một đồng trũng ở ngay trước mặt và bạn sẽ cần những ơn phước và vinh hiển của kinh nghiệm đỉnh cao để nâng đỡ bạn ngang qua các đồng trũng.
+ Khi Chúa Jêsus và ba môn đồ từ núi đi xuống, họ thấy chín môn đồ kia đã dấn thân vào cuộc tranh luận với mấy thầy thông giáo, câu 14. Dường như có một người cha đang quẫn trí, ông ta đem đứa con bị quỉ ám đến gặp Chúa Jêsus xin được chữa lành. Chúa Jêsus đã lên trên núi khi ông ấy đến nơi, vì vậy ông ta xin môn đồ chữa lành cho con của ông. Họ không thể đuổi quỉ được và mấy thầy thông giáo đang chế nhạo họ vì sự họ thiếu quyền năng.
+ Chúa Jêsus bước tới bối cảnh nầy rồi tìm một sự giải thích, câu 16. Người cha, với chi tiết rất đau khổ, mô tả tình trạng đáng thương của con trai mình. Từng động từ người cha sử dụng trong câu 18 đều ở trong “thì hiện tại”. Cách nói của người cha mô tả một trạng huống kinh khiếp, đang xảy có về sự hành hạ của ma quỉ.
+ Đây là tình trạng đáng buồn của sự việc và khi Chúa Jêsus nghe xong mọi chi tiết, Ngài cất tiếng lên đối với mọi sự mà Ngài đã nghe thấy.
Chữ “Hỡi” trong câu 19 là một từ ngữ nói tới nỗi buồn khổ sâu sắc lắm. Nó thường được dùng cho thời điểm cầu nguyện khi có đầy gánh nặng. Người ta sẽ đến trước mặt Đức Chúa Trời và kêu la trong tấm lòng họ rồi cất cao giọng những điều “hỡi” cho Chúa.
Có bao giờ bạn có mặt ở đó chưa? Có bao giờ bạn rơi vào thời điểm mà tấm lòng bạn bị tan nát và khi linh hồn bạn trút nỗi đau của nó thành tiếng kêu la “hỡi” cùng Chúa chưa?
Chúa Jêsus đang tỏ ra sự không đẹp lòng của Ngài đối với mọi người đang nhóm lại ở đó trong ngày ấy. Ngài đau lòng đến nỗi dường như chẳng có ai có thể tin được. Các môn đồ, họ đã nhìn thấy quyền phép của Ngài trước tiên, lại không có đức tin. Các cấp lãnh đạo tôn giáo không có đức tin. Đoàn dân đông nhóm lại cũng thiếu đức tin. Ngay cả người cha với tấm lòng rạn vỡ nầy không có đức tin cần thiết để nhìn thấy con trai mình được giải phóng ra khỏi con quỉ nầy. Chúa Jêsus nhìn thấy sự thiếu đức tin nầy và Ngài kêu lên: “Ta sẽ chịu các ngươi cho đến khi nào?” Đây là giây phút nát lòng từ Chúa Jêsus, nó xảy ra ngay sau sự hóa hình và sự khẳng định của Cha Ngài. Chúa Jêsus đã sẵn sàng để trở lại với nhà của Cha Ngài!
+ Khía cạnh đáng buồn nhứt của toàn bộ bối cảnh nầy không phải là tình trạng của đứa trẻ; tinh thần của mấy thầy thông giáo, hay nỗi khổ của người cha. Phần đáng buồn nhứt trong toàn bộ câu chuyện nầy là tình trạng không có quyền năng của các môn đồ.
Số người nầy đã nhìn thấy Chúa Jêsus thi hành vô số phép lạ đáng kinh ngạc, tuy nhiên họ vẫn thiếu đức tin chân chính. Số người nầy thậm chí đã từng đuổi quỉ trong quá khứ rồi mà, Mác 6:7; 12-13. Số người nầy đã nhìn thấy nhiều phép lạ và bản thân họ đã làm ra nhiều phép lạ, nhưng giờ đây cái điều để nói tới họ là: “song không đuổi được”.
+ Trong nhiều phương thức thì chín môn đồ nầy là một hình ảnh của Hội Thánh hiện đại. Giống như họ, chúng ta có tiếng là chúng ta có quyền năng. Người cha nầy đã đến với Chúa Jêsus, nhưng ông ấy tưởng các môn đồ có thể giúp đỡ được cho con của mình, câu 18. Thế nhưng, họ đã thiếu quyền phép để tạo ra một sự khác biệt. Kết quả là, họ đã mất thể diện với người cha, đám dân đông và với mấy thầy thông giáo, họ đang bị chế giễu vì cớ thiếu quyền năng và khả năng.
Hội Thánh hiện đại đang có mọi sự nó cần để tồn tại. Hầu hết các Hội Thánh đều có chín khả năng phải gặp gỡ trong đó. Hầu hết các Hội Thánh đều có những người có tài giảng dạy và tổ chức công việc trong nhà thờ. Hầu hết các Hội Thánh đều có đủ tiền bạc họ cần để làm nhiều việc họ muốn làm. Hầu hết các Hội Thánh đều có đủ người họ muốn để điền vào các hàng ghế và lo liệu những công việc có cần trong khắp khuôn viên nhà thờ. Thế nhưng, hầu hết các Hội Thánh đều thiếu cái điều mà họ có cần nhứt: Quyền phép của Đức Chúa Trời.
+ Ngôi nhà thờ ở đây, nằm bên cạnh xa lộ nầy, đang lập một lời hứa với thế gian. Ngôi nhà thờ nầy nói cho từng người đi ngang qua biết rằng đây là nơi mà Đức Chúa Trời gặp gỡ với dân sự của Ngài. Ngôi nhà thờ nầy hứa hẹn với một thế giới đang có cần rằng họ có thể tìm sự giúp đỡ khi họ đến đây. Ngôi nhà thờ nầy nói: “Nếu bạn cần Đức Chúa Trời, chúng tôi sẽ giúp bạn đến với Ngài. Nếu đời sống bạn bị tan vỡ, chúng tôi có thể chỉ cho bạn thấy thể nào Đức Chúa Trời sẽ vá nó lại. Nếu gia đình bạn sắp chia lìa, chúng tôi có thể chỉ cho bạn thấy thể nào Đức Chúa Trời sẽ kết gắn họ lại với nhau. Nếu bạn bị hư mất, chúng tôi có thể chỉ cho bạn thấy làm thế nào để được cứu”.
Ngôi nhà thờ nầy lập một lời hứa với thế gian rằng chúng ta sống khác biệt hơn họ; rằng chúng ta có thể giúp đỡ cho họ; và chúng ta sẽ chăm sóc họ.
Tấm biển của chúng ta đang nói lên mọi sự đó!
+ Calvary – Từ ngữ nầy có ý nói “Đồi Sọ”. Chúng ta tiêu biểu cho địa điểm Chúa Jêsus chịu chết để cứu lấy hạng tội nhân. Chúng ta tiêu biểu cho thập tự giá và huyết của Chúa Jêsus. Chúng ta tiêu biểu cho quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu lấy nhiều linh hồn, bảo đảm cõi đời đời và nhiều đời sống được thay đổi. Chúng ta tiêu biểu cho Đấng Christ là Đấng đã chịu chết trên thập tự giá để giải phóng dân sự Ngài ra khỏi vòng nô lệ của tội lỗi và để ban cho họ đời mới!
+ Baptists – Danh xưng ấy không có ý nói việc thường phải làm! Trong lý trí tôi nó vẫn chỉ thẳng ra một việc gì đó! Chúng ta là tín đồ Báptít! Nói như thế có nghĩa là chúng ta buộc phải giảng đạo, dạy dỗ, chia sẻ, và sống theo lẽ thật. Chúng ta là người Báptít! Nói như thế có nghĩa là chúng ta sống khác biệt với từng hệ phái khác trên thế gian. Chúng ta là tín đồ Báptít! Báptít có nghĩa là chúng ta phải phục theo quyền tể trị của Đức Chúa Trời; phân rẻ theo Kinh Thánh đối với tội lỗi và tình trạng thế gian; và sự thánh khiết cá nhân. Từ ngữ ấy là lời hứa của chúng ta với thế gian rằng chúng ta rất là đặc biệt; chúng ta sống khác biệt và chúng ta sống thực.
+ Church – Từ ngữ “Hội Thánh” ra từ chữ Hylạp có ý nói đến “một nơi nhóm lại”. Từ ngữ ấy nói cho thế gian biết rằng chúng ta được kêu gọi từ giữa vòng họ để sống khác biệt. Từ ngữ ấy nói cho thế gian biết rằng chúng ta nhóm lại ở đây tập trung trước mặt Đức Chúa Trời để thờ phượng và tôn vinh Ngài. Chúng ta là một Hội Thánh! Chúng ta không phải là một câu lạc bộ của xã hội. Chúng ta là một Hội Thánh! Chúng ta không phải là một tổ chức cho bộ môn giải trí. Chúng ta là một Hội Thánh! Chúng ta không sống giống như họ, nhưng chúng ta sống giống như Ngài. Chúng ta là một Hội Thánh! Quyền phép của Ngài sẽ ngự trên chúng ta. Lẽ thật của Ngài sẽ ở trong chúng ta. Đường lối của Ngài sẽ được đặt ở trước mặt chúng ta. Lời của Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta.
+ Hầu hết các nhà thờ trong thời của chúng ta đang thiếu quyền phép thuộc linh chân chính. Chẳng có cái chạm nào của Đức Chúa Trời hết. Chẳng có quyền phép nào của Đức Chúa Trời cả. Thế gian bước vào và chẳng có sự vùa giúp nào trong Hội Thánh cho tình trạng của họ. Thế gian làm gì đây? Nó đứng quanh chúng ta và nó chế giễu tình trạng yếu đuối của chúng ta. Nguyện nó đừng bao giờ nói với Hội Thánh nầy “…và họ không thể”.
II. CHÚA CỦA QUYỀN NĂNG THUỘC LINH (các câu 19b-27)
+ Chúa Jêsus nghe câu chuyện của người cha rồi truyền đem đứa trẻ đến cho Ngài. Khi nó đến, ma quỉ trong đứa trẻ nhận ra Chúa Jêsus và tấn công đứa trẻ một lần nữa. Đứa trẻ bị chứng co giật, và nó ngã xuống đất, sôi bọt miếng ra, câu 20. Đấy là một cảnh tượng rất đáng thương.
Khi đứa trẻ nằm lăn lóc trên mặt đất, Chúa Jêsus bắt đầu hỏi người cha nầy. Chúa Jêsus đang nổ lực để thắng hơn sự thiếu đức tin của người cha nầy. Chúa Jêsus hỏi ông ấy đứa trẻ trong tình trạng nầy bao lâu rồi, câu 21. Câu trả lời của người cha rất sinh động. Ông nói cho Chúa Jêsus biết tình trạng nầy xảy ra kể từ khi con ông còn nhỏ kìa. Ông cũng nói cho Chúa Jêsus biết rằng ma quỉ đã tấn công đứa trẻ rất thường xuyên, tìm cách quăng nó vào lửa hay dìm nó xuống nước, đặng giết chết nó, câu 22.
Khi ấy, người cha tỏ ra tình trạng thật của đức tin mình. Ông ta nhìn chăm Chúa Jêsus rồi nói: “nhưng nếu thầy làm được việc gì, xin thương xót chúng tôi và giúp cho!” Đây là một lời nài nĩ đáng thương, nhưng đây cũng là một lời van xin từ một người không có đức tin.
Người cha nầy tin rằng các môn đồ của Chúa Jêsus có thể chữa lành cho con trai ông. Khi họ thất bại, đức tin của ông nơi Chúa Jêsus và khả năng của Ngài cũng bị tan rãi đi rồi. Ở câu 17, người cha nầy đã đem con mình đến với lòng tin Chúa Jêsus sẽ giải phóng cho nó. Còn bây giờ, đức tin của người cha nầy co lại thành “nếu thầy làm được việc gì …”.
Khi Chúa Jêsus nghe thấy lời lẽ của người nầy, Ngài đáp ứng ngay tức thì! Sức mạnh của lời Chúa nằm ở câu 23 không thực sự có trong bản Kinh Thánh Anh ngữ của chúng ta. Tôi không biết bạn có biết điều nầy hay không, nhưng dấu chấm câu không có ở đó trong nguyên bản. Đây là những gì Chúa Jêsus đang nói: “Sao ngươi nói: Nếu thầy làm được? Kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả!”
Chúa Jêsus quở người cha về sự nghi ngờ của ông ta và truyền cho ông ta phải đặt đức tin mình nơi Chúa Jêsus để con trai ông ta được chữa lành. Khi người cha nghe câu nói nầy, ông ta đưa ra một trong những lời cầu nguyện chân thành và rõ rệt nhứt trong cả Kinh Thánh. Ông ta nhìn chăm Chúa Jêsus rồi nói: “Tôi tin; xin Chúa giúp đỡ trong sự không tin của tôi!” Ông ta đang nói: “Lạy Chúa, tôi tin nơi Ngài và nơi quyền phép của Ngài. Nhưng, đức tin tôi yếu đuối lắm! Xin giúp tôi lớn lên trong đức tin của tôi”.
Khi ấy Chúa Jêsus truyền cho tà linh phải lìa khỏi đứa trẻ và không bao giờ được trở lại, câu 25. Tà ma tấn công đứa trẻ một lần nữa rồi ra khỏi. Đứa trẻ trở nên im ắng và lặng lẽ đến nỗi những người đứng quan sát gần đó cho rằng nó đã chết, câu 26. Khi ấy, Chúa Jêsus làm những gì Ngài cần làm nhứt; Ngài cầm lấy tay đứa trẻ rồi nâng nó lên. Đứa trẻ liền đứng dậy, nó đã được tự do, câu 27.
+ Có một số bài học thuộc linh chúng ta cần phải thu lượm lấy ở đây trước khi chúng ta bước qua phần tư tưởng sau cùng của chúng ta hôm nay. Cho phép tôi chia sẻ chúng với bạn.
+ Một Hội Thánh vô quyền phác họa Đức Chúa Jêsus Christ theo một ánh sáng tối tăm – Vì các môn đồ thiếu quyền năng, người cha giả định Chúa Jêsus cũng thiếu năng quyền nữa. Cũng thực như thế quanh nhà của Đức Chúa Trời. Khi một thế giới hư mất bước vào ngôi nhà thờ và nó nhìn thấy sự dãy chết, nguội lạnh và hờ hững; kẻ bị mất cho rằng Chúa Jêsus đúng là không có sự sống, đúng là vô quyền và đúng là sự dãy chết. Hầu hết các Hội Thánh đều vướng phải tội quảng cáo dối! Họ xưng mình có đôi điều hiến cho thế gian, nhưng họ chẳng có gì khác trừ ra tôn giáo nguội lạnh, dãy chết và chẳng giúp đỡ được ai cả!
Đây là lúc chúng ta truyền bá sự thật về Chúa Jêsus! Ngài làm thay đổi nhiều đời sống! Nhìn biết Ngài là sự phấn khích! Hội Thánh của Ngài là sống và năng động trong thế gian. Tin Lành của Ngài có quyền phép. Chúng ta đừng bao giờ vướng phải tội quảng cáo láo! Chúng ta cần phải phục theo những gì đã được ghi ra trên tấm biển của chúng ta!
+ Đức tin yếu thì tốt hơn là không có đức tin chi hết – Người cha nầy đầy dẫy với nghi ngờ, nhưng vẫn có cái lõi đức tin ở trong tấm lòng ông. Kết quả là, ông đã nhận được điều mà ông hằng ao ước từ nơi Chúa. Đức Chúa Trời không rút tay lại do những nghi ngờ của chúng ta, nhưng sự vô tín hoàn toàn đóng cánh cửa lại về quyền phép của Ngài trong đời sống của chúng ta. Chúng ta cần phải nhớ rằng không phải đức tin lớn thì nhận được những câu trả lời to tát từ nơi Chúa đâu. Chính đức tin chân thành mới nhìn thấy Ngài vận hành trong quyền phép cả thể. Mathiơ 17:20: “Ngài đáp rằng: Ấy là tại các ngươi ít đức tin: vì ta nói thật cùng các ngươi, nếu các ngươi có đức tin bằng một hột cải, sẽ khiến núi nầy rằng: Hãy dời đây qua đó, thì nó liền dời qua, và không có sự gì mà các ngươi chẳng làm được”.
+ Chúa Jêsus vẫn đang “làm việc” – Giống như Chúa Jêsus đã nâng đứa trẻ đáng thương, dãy chết nầy đưa nó vào một đời mới, Chúa Jêsus có thể làm y như thế cho hết thảy những ai đến với Ngài bởi đức tin. Ngài có thể nâng hạng tội nhân đang dãy chết kia ra khỏi tội lỗi của người rồi bước vào một đời mới trong Đấng Christ, II Côrinhtô 5:17. Ngài có thể nâng tín đồ Hội Thánh nguội lạnh, hờ hững kia ra khỏi tính tự mãn của người rồi bước vào một đời mới đầy sự vui mừng và phước hạnh, Khải huyền 3:20. Ngài có thể nâng người tín hữu đầy gánh nặng kia ra khỏi những sợ hãi của người rồi ban cho người sự bình an trổi hơn mọi sự hiểu biết, Philíp 4:6-7.
III.NHỮNG BÀI HỌC VỀ QUYỀN PHÉP THUỘC LINH (các câu 28-29)
+ Khi câu chuyện nầy đã qua và các môn đồ ở riêng với Chúa Jêsus, chín người đã thất bại không giải phóng được đứa trẻ hỏi thăm Chúa Jêsus về lý do tại sao họ thất bại, câu 28. Số người nầy rất quan tâm đến sự thất bại thuộc linh của họ, và họ đã hỏi han!
Câu trả lời Chúa Jêsus ban cho họ có cả hai: đơn giản và có ấn tượng mạnh. Câu trả lời của Ngài, ấy là số người nầy thất bại vì họ thiếu kỷ luật thuộc linh trong đời sống của họ, câu 29.
Cầu nguyện là một tình trạng tương giao mật thiết với Chúa. Kiêng ăn nói tới lối sống đầu phục hoàn toàn đối với Chúa. Số người nầy không tương giao với Đức Chúa Trời như họ đáng phải có. Họ cũng không đầu phục Đức Chúa Trời như họ đáng phải có. Kết quả là, họ thiếu quyền phép của Đức Chúa Trời trên đời sống của họ và họ không thể đuổi tà ma nầy.
+ Các môn đồ không thất bại vì họ không tin! Họ đã tin, hay họ không ráng sức đuổi tà ma ra khỏi đứa trẻ nầy. Họ tin họ có thể đuổi tà ma và khi họ thất bại, họ bị sỉ nhục, kinh ngạc và mất tinh thần. Nan đề của họ là họ đã tin vào những việc sai trái. Họ đã thất bại vì đức tin họ đặt vào lời nói và các nghi thức mà họ đã sử dụng, chớ không đặt nơi Đức Chúa Trời. Đức tin của họ đặt vào nghi thức. Đức tin của họ đặt vào những gì họ đã làm rồi trước đó. Đức tin của họ đặt nơi chính mình họ. Số người nầy đã thất bại vì họ không nương cậy vào Đức Chúa Jêsus Christ để có được quyền phép mà họ có cần.
+ Chúng ta thất bại trong công việc của Chúa và chúng ta thiếu quyền phép của Ngài vì chính những lý do nầy. Chúng ta thiếu quyền phép của Đức Chúa Trời trong Hội Thánh hiện đại vì chúng ta thiếu kỷ luật thuộc linh! Chúng ta không còn là hạng người cầu nguyện nữa. Chúng ta không còn là hạng người biết đầu phục nữa. Chúng ta không còn là hạng người bước đi trong sự nương cậy vào Đức Chúa Jêsus Christ.
+ Chúng ta đã trở giống người Do thái ở Công Vụ các Sứ đồ 19:13-17, họ đang cố gắng nhơn danh Chúa Jêsus mà đuổi quỉ. Họ có công thức và họ có nghi thức, nhưng họ thiếu quyền phép của Đức Chúa Trời để lo làm công việc đó. Đấy là tình trạng của Hội Thánh hiện đại!
Chúng ta quay nhìn lại những ngày vinh hiển và chúng ta yên nghỉ trên những gì Hội Thánh đã làm rồi. Chúng ta nghĩ chúng ta có thể có quyền phép của Đức Chúa Trời vì chúng ta dâng lên một lời cầu nguyện dài đến 5 phút. Chúng ta nghĩ lửa của Thiên Đàng sẽ giáng xuống chỉ vì chúng ta được cứu và làm một số việc rất tôn giáo trong đời sống của chúng ta.
Sự thực là, chẳng có quyền phép chi hết; chẳng có vinh hiển nào cả; chẳng có phấn hưng nào trong Hội Thánh cho tới chừng dân sự của Đức Chúa Trời học biết nương cậy vào Chúa Jêsus và chỉ nơi một mình Ngài cho những gì chúng ta có cần. Chúng ta cần điều chi chứ?
+ Chúng ta cần cầu nguyện – Tôi đang đề cập tới sự cầu nguyện tìm kiếm khuôn mặt và ý chỉ của Đức Chúa Trời. Tôi đang đề cập tới sự cầu nguyện tấn công vào gian phòng có ngai của Đức Chúa Trời, từ chối không chịu im lặng cho tới chừng câu trả lời hiện đến. Tôi đang nói tới Hội Thánh quay trở lại với những ngày nương cậy vào bàn thờ, tìm kiếm Đức Chúa Trời và quyền phép của Ngài.
+ Chúng ta được truyền cho phải cầu nguyện, I Têsalônica 5:17; Luca 18:1. Ngài đã hứa lắng nghe những lời cầu xin của chúng ta, Giêrêmi 33:3; Êsai 65:24. Ngài đã hứa trả lời cho mọi sự cầu nguyện của chúng ta, Mathiơ 7:7-11; Mác 11:24; Giăng 14:13-14; 15:7. Sự cầu nguyện chân chính, đầy dẫy đức tin là chìa khóa sẽ mở ra cánh cửa phấn hưng và quyền phép cho kỷ nguyên hiện đại!
+ Chúng ta phải đầu phục – Đức Chúa Trời không thể chúc phước và sử dụng một Hội Thánh không phân rẻ ra khỏi thế gian, II Côrinhtô 6:17-7:1. Đây là ý chỉ của Đức Chúa Trời: chúng ta đặt mọi sự chúng ta có, đang và từng hy vọng có hay sẽ có trên bàn thờ vì sự vinh hiển của Ngài, Rôma 12:1-2.
+ Chúng ta cần phải hoàn toàn nương cậy vào Chúa trong mọi sự – Cho tới chừng chúng ta đến tại chỗ mà chúng ta hiểu được quyền phép của Đức Chúa Trời không xảy đến vì sự giảng dạy, ca hát, làm việc của chúng ta hay sự vận động người và tài vật của chúng ta. Quyền phép của Đức Chúa Trời đặt trên chúng ta khi chúng ta học biết yên nghỉ trong Chúa Jêsus, Giăng 15:5. Phương thuốc chữa cho những gì là khó ở của Hội Thánh hiện đại được thấy có trong lời lẽ của Chúa chúng ta gửi cho Hội Thánh ở thành Êphêsô; chúng ta cần phải trở lại với tình yêu với Chúa Jêsus một lần nữa, Khải huyền 2:1-7.
+ Chúng ta không cần những chương trình mới. Chúng ta không cần thêm những nhân vật quyền lực. Chúng ta không cần những tòa nhà mới, những thứ đồ chơi rẻ tiền mới. Chúng ta không cần trở thành hạng người “tìm cách thân mật hơn”. Chúng ta không cần thay đổi âm nhạc hay sứ điệp của chúng ta. Cái điều chúng ta cần rất là đơn sơ. Cái điều chúng ta cần đang sẵn có. Cái điều chúng ta cần là quyền phép của Đức Chúa Trời. Quyền phép ấy sẽ đến khi dân sự của Đức Chúa Trời xem trọng việc tìm kiếm mặt Ngài; bước theo đường lối Ngài và nương cậy Ngài cho mọi sự chúng ta có cần. Quyền phép ấy sẽ đến ngay khi ấy và chỉ khi ấy mà thôi, II Sử ký 7:14.
Phần kết luận: “Song không đuổi được” (Và họ không thể!) Đúng là một câu nói thật thảm thương! Khi người ta đến với Hội Thánh Calvary Baptist và thờ phượng với chúng ta, khi họ ra về, đâu là tư tưởng của họ?
Họ có thể nói: “Quyền phép của Đức Chúa Trời đang ngự trong nơi ấy; họ đang hầu việc một Chúa quyền năng, lạ lùng”? hay họ ra về rồi nói: “Tôi đến đó tìm sự trợ giúp; tôi đến đó để được tương giao; tôi đến đó để tìm sự yêu thương; tôi đến đó để mong có được hy vọng; tôi đến đó để được bình an; tôi đến đó để được tiếp nhận; tôi đến đó vì Chúa Jêsus, và … họ không thể”?
Có phải Đức Chúa Trời phán với bạn về những gì bạn cần phải làm để biến Hội Thánh nầy thành Hội Thánh mà Ngài muốn nó phải trở thành không? Có phải Ngài phán với bạn về đức tin của bạn? Có phải Ngài phán với bạn về đời sống cầu nguyện của bạn? Ngài phán với bạn về cấp độ đầu phục của bạn, có phải không? Ngài phán với bạn về cấp độ bạn nương cậy nơi Ngài, có phải không? Nếu Ngài đã phán, bạn cần phải lắng nghe tiếng phán của Ngài và làm theo những gì Ngài đang bảo bạn phải lo làm.
Ngài đã phán với bạn về sự cứu rỗi của bạn, có phải không? Nếu thực vậy, bạn cần phải tới đến và được cứu.
Tôi đã phân phát gánh nặng của mấy câu nầy. Tôi đã phân phát gánh nặng của lòng tôi. Đây là thời điểm dành cho bạn phải làm theo những gì Ngài đang kêu gọi bạn phải lo làm.
Chúng ta một là trở thành hạng người có thể hoặc là hạng người không thể. Chúng ta thuộc hạng người nào vậy?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét