Mác 6.14-29
CÁI CHẾT CỦA MỘT LƯƠNG TÂM
Phần giới thiệu: Phân đoạn Kinh Thánh nầy là phân đoạn buồm thảm nhất trong cả Kinh Thánh. Nó ghi lại những biến cố vây quanh cái chết của Giăng Báptít. Ông là một nhân vật rất đặc biệt, được chọn cho một sứ mệnh rất đặc biệt. Ông là “người tiền khu” của Đấng Mêsi. Ông là sự ứng nghiệm của vài lời tiên tri trong Cựu Ước. Ông là tiên tri sau cùng trong các tiên tri thời Cựu Ước. Ông là nhà tuận đạo sau cùng của thời kỳ Cựu Ước và là nhà tuận đạo đầu tiên trong thời kỳ Tân Ước. Ông là một giáo sư đầy quyền năng. Ông là một tiên tri không biết đến sợ hãi. Ông là một con người thực sự thuộc về Đức Chúa Trời. Như Đức Chúa Jêsus Christ đã chứng tỏ: “Trong những người bởi đàn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít” (Mathiơ 11.11).
Trong khi phân đoạn Kinh Thánh nầy tỏ ra những chi tiết về cái chết của Giăng, nó cũng ghi lại cái chết của một thứ khác nữa. Phân đoạn nầy ghi lại cái chết của một lương tâm. Phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta nói tới một người có tên là Hêrốt. Ông ta là một kẻ gian ác, đã cai trị trên ¼ xứ Palestine lúc bấy giờ.
Cha của ông ta là Hêrốt Đại Đế. Hêrốt Đại Đế là vị vua cai trị khi Chúa Jêsus giáng sinh. Đây là Hêrốt Đại Đế, là người đã ra lịnh giết hết thảy các con trẻ tại thành Bếtlêhem, trong một nổ lực hòng tiêu diệt Chúa Jêsus. Khi Hêrốt qua đời, Hoàng đế Lamã đã chia vương quốc của ông ta ra làm bốn phần. Một phần được trao cho nhân vật trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, là Hêrốt Antiba. Ông ta thực sự chẳng phải là một vị vua; mà ông ta là một “chư hầu”, có nghĩa là “người cai trị phần thứ tư”. Tuy nhiên, ông ta đòi hỏi các thần dân của mình phải gọi ông ta là “vua”. Hêrốt Antiba đã cai trị từ năm 4SC đến 39SC. Ông ta bị Hoàng đế Lamã trục xuất ra khỏi khu vực bây giờ là nước Pháp vì đòi được lập làm vua vào năm 39SC. Chúa Jêsus đã tóm tắt bản chất của Hêrốt Antiba một lần bằng cách gọi ông ta là con “chồn cáo”, Luca 13.32. Chúng ta sẽ nói nhiều tới nhân vật nầy và lai lịch của ông ta khi chúng ta bước vào sứ điệp.
Những gì chúng ta nhìn thấy trong các câu nầy là hình ảnh nói tới một người có thể phạm tội nghịch lại lương tâm tới một điểm mà họ có thể làm bất cứ điều gì. Có thể là bất chấp những lời cảnh cáo của tấm lòng, của linh hồn và của lý trí cho tới chừng thôi không còn nghe theo những lời cảnh cáo ấy nữa. Có thể là làm cho điếc phần lương tâm để nó không còn đứng như chiếc hàng rào giữa cá nhân và bất kỳ tội lỗi nào mà họ chọn nhúng tay vào, I Timôthê 4.2. Đấy là lý do tại sao người ta có thể làm ra những việc mà họ chẳng hối tiếc chi hết. Họ đã làm cho lương tâm chai lì đi tới mức mà ở đó nó chẳng còn cảm nhận được gì hết và chẳng ai có thể cảnh tĩnh họ về điều ác được nữa.
Trước khi chúng ta đi xa hơn, chúng ta cần phải nói về lương tâm đã. Có nhiều người đã lẫn lộn về lương tâm và những gì nó thể hiện. Nhiều người tin rằng lương tâm đã được ban cho chúng ta để giúp chúng ta đưa ra những quyết định giữa đúng và sai. Đấy là một giả định sai lầm! Lương tâm chỉ sẽ kháng cự lại bất cứ một sự lạc lối nào đối với lẽ thật, hoặc đúng và sai, lương tâm biết rất rõ.
Thí dụ như, nếu bạn chịu tin Kinh Thánh là lẽ thật tuyệt đối, lương tâm của bạn sẽ giúp bạn nhìn biết sự khác biệt giữa điều gì đúng và sai căn cứ theo Kinh Thánh, là tiêu chuẩn của bạn dành cho lẽ thật. Nếu bạn khởi sự làm một điều gì mà Kinh Thánh nói là tội lỗi, lương tâm của bạn sẽ chổi dậy rồi bảo bạn dừng lại ngay. Mặt khác, nếu bạn chịu tin rằng không có một giới hạn nào trong cuộc sống và bạn có thể làm theo bạn thích, lương tâm của bạn sẽ không cung ứng cho bạn bất cứ nan đề nào.
Đấy là lý do tại sao có nhiều người rơi vào rối rắm như thế hôm nay. Họ đã sử dụng thứ triết lý cho rằng: “Nếu việc đó tốt, cứ làm đi!” Kết quả là, họ không sống bởi lẽ thật có trong Lời của Đức Chúa Trời, nhưng bởi những cảm xúc của xác thịt. Họ sống theo như họ ưa thích và lương tâm của họ chẳng hề quấy rối họ.
Việc nguy hiểm nhất mà bất kỳ người nào cũng có thể làm là phạm tội chống nghịch với lẽ thật. Phaolô cho chúng ta biết rằng phạm tội nghịch lại một “lương tâm tốt” dẫn tới “chìm đắm” đức tin, I Timôthê1.19. Một “lương tâm tốt” là một lương tâm nhìn biết lẽ thật và ao ước muốn vâng theo lẽ thật đó. Khi người ta nhìn biết lẽ thật rồi chối bỏ nó hầu thiên về các tiêu chuẩn riêng của họ trong sự đúng sai, họ đang phạm tội nghịch lại một “lương tâm tốt”. Đấy là những gì chúng ta nhìn thấy trong phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta.
Phân đoạn Kinh Thánh nầy ghi lại Cái Chết Của Một Lương Tâm. Làm ơn cùng bước theo với tôi khi tôi chỉ ra những bài học chứa trong các câu nầy. Khi chúng ta trải qua phân đoạn Kinh Thánh nầy, hãy để cho Chúa phán với tấm lòng của bạn. Hãy vâng theo Lời của Ngài nếu Ngài phán với bạn hôm nay và đừng phạm tội nghịch lại chính lương tâm của mình.
I. SỰ BỐI RỐI CỦA HÊRỐT (các câu 17-20)
(Minh họa: Khi Hêrốt nghe nói về chức vụ của Chúa Jêsus và về mọi phép lạ mà Ngài đã làm, Hêrốt nghĩ rằng Chúa Jêsus là Giăng Báptít đã sống lại từ kẻ chết. Chúng ta sẽ dành một phút trở lại với các câu 14-16. Thứ nhứt, chúng ta cần phải xem xét lai lịch phần tin tưởng của Hêrốt khi cho rằng Giăng không cứ cách nào đó đã trở lại từ kẻ chết.
Các câu 17-29 tạo thành một tiểu đoạn nằm trong dấu ngoặc đơn. Chúng ta đi ngược thời gian đến với các biến cố vây quanh cái chết của Giăng Báptít. Mác để cho chúng ta nhìn vào hồi tưởng của Hêrốt liên quan đến cái chết của Giăng Báptít.
Các câu nầy tỏ ra một linh hồn đang ở trong chiến trận. Hêrốt đang đánh một trận đánh giữa xác thịt và tâm linh. Ông ta đã rơi vào chỗ nhầm lẫn và tranh chiến, vấn đề ấy rõ ràng được tỏ ra qua mấy câu nầy).
A. Hêrốt đã bắt nhốt Giăng (các câu 17-18) – Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Hêrốt đã cho bắt Giăng vì đã rao giảng nghịch lại mọi tội lỗi của Hêrốt. Nếu những sự việc rơi vào chỗ bối rối đủ rồi, chúng ta sẽ dành ra một phút để xem xét cây gia đình của Hêrốt. Một danh xưng tốt hơn sẽ là cây, một khi nó chẳng thực là nhánh.
+ Hêrốt Antiba là con của Hêrốt Đại Đế.
+ Giữa vòng những người em kế của ông là Aristobolus (ông nầy bị chính cha ruột của mình giết chết) và Hêrốt Philíp.
+ Hêrốt Đại Đế có ít nhất 5 người vợ và có nhiều con trai con gái qua 5 người vợ đó.
+ Hêrốt Antiba, là nhân vật trong phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta, đã lấy con gái của Aretas I, vua Ả rập làm vợ.
+ Hêrốt Philíp đã lấy Hêrôđia, là phụ nữ trong phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta, nàng là con gái của Aristobolus, em kế ông. Nàng là cháu gái của ông. Họ có một con gái tên là Salome, là thiếu nữ đã nhảy múa cho Hêrốt Antiba xem, ông vừa là bác vừa là cha kế của nàng.
+ Hêrốt Philíp bị tước quyền thừa kế bởi cha mình là Hêrốt Đại Đế. Ông và Hêrôđia chuyển sang Rome.
+ Hêrốt Antiba cùng vợ mình đến thăm anh ở Rome và Hêrốt Antiba đem lòng yêu thương với Hêrôđia, vừa là cháu gái vừa là em dâu của ông. Họ có một ápphe và cả hai đều bỏ những người bạn đời của mình rồi sống chung với nhau.
+ Vậy mà bối rối sao?
Chính sự việc nầy mà Giăng đã bị xét đoán. Chữ “can” trong câu 18 cho thấy hành động đã được lặp đi lặp lại. Mỗi lần Hêrốt có mặt ở quanh đấy, Giăng đã rao giảng nghịch lại tình trạng loạn luân và tà dâm đối với luật pháp của Đức Chúa Trời. Hêrốt vốn rất bối rối bởi sự rao giảng nầy. Dường như là Hêrôđia cũng rất bối rối nữa, câu 17, và vì thế Hêrốt đã ném Giăng vào ngục tù.
(Minh họa: Đây không phải là phản ứng thích đáng trước sự giảng dạy của Kinh Thánh! Khi một nhà truyền đạo lấy Kinh Thánh ra rồi rao giảng lẽ thật từ đó, sẽ có những lúc ông ấy đi quá sát tới chỗ mà bạn đang sinh sống. Khi điều đó xảy ra, bạn có một vài sự lựa chọn.
1.) Bạn có thể bất chấp sứ điệp. Điều đó rất nguy hiểm vì nó dẫn tới một lương tâm chết.
2.) Bạn có thể công kích nhà truyền đạo. Điều nầy cũng rất là nguy hiểm vì Đức Chúa Trời sẽ xét đoán bạn vì đáp ứng ấy. Hơn thế nữa, nếu rao giảng là rao giảng lẽ thật, ông ấy thực sự chỉ muốn phân phát ra bức thư. Nếu bạn có nan đề, bạn nên trình nan đề ấy với Chúa.
3.) Bạn có thể trình nhu cầu cho Chúa. Bạn có thể để cho Ngài hành động trong đời sống của bạn để đem bạn đến một chỗ ăn năn và phước hạnh, 1 Giăng 1.9.)
(Minh họa: Chúng ta sẽ tốn cả tiếng đồng hồ khi nói tới những nhà truyền đạo trong xứ sở nầy sẽ bị bắt bớ vì sứ điệp chúng ta rao giảng. Nếu Quốc Hội có thêm thẩm quyền, những nhà truyền đạo sẽ bị nhốt tù nếu họ rao giảng nghịch lại tình trạng đồng tính luyến ái và thói đồng dục nữ. Ngay cả bản thân Tin Lành đang bị xem là “lối nói đáng ghét” bởi những kẻ chối bỏ Chúa Jêsus. Những ngày sẽ đến khi có một số người dám đứng trụ cho lẽ thật sẽ đối mặt với sự khó nhọc và bắt bớ).
B. Hêrốt đã giúp đỡ Giăng (câu 19) – Trong khi Hêrốt không ưa sứ điệp mà Giăng đã rao giảng, Hêrốt đã bảo hộ cho Giăng tránh những dã tâm giết chóc của Hêrôđia. Nàng đã từ chối không tha thứ cho Giăng vì những gì ông đã rao giảng và nàng cứ giữ lấy sự thù hận ở trong lòng đối với người của Đức Chúa Trời.
Sự bối rối của Hêrốt được nhìn thấy rất rõ. Ông ta thù ghét sự thực Giăng đã nói cho ông biết sự thực về mọi tội lỗi của ông, nhưng ông vẫn muốn giữ cho Giăng sống.
(Minh họa: Mối quan hệ yêu/ghét nầy đang hiện hữu trong thế giới của chúng ta giữa nhà truyền đạo và một số người mà ông đang lo giảng dạy cho họ. Họ ghét sự ông bày tỏ ra mọi tội lỗi của họ. Tuy nhiên, họ không ngần ngại gọi đến ông khi họ có một nhu cần trong đời sống của họ. Có người rất bối rối y như con mối trong cái đồ chơi của trẻ con vậy!)
C. Hêrốt đã nghe theo Giăng (câu 20) – Đây là câu nói đáng kinh ngạc nhất trong tiểu đoạn nầy. Hêrốt vốn không ưa sự thực mà Giăng đã bày tỏ mọi tội lỗi của ông ta, ông ta vẫn muốn Giăng sống ở đó. Chúng ta hãy dành ra một phút để xem xét câu nầy.
+ Hêrốt có một sự kính sợ kỉnh kiền của một người tín đồ vì ông vốn biết rõ Giăng là một con người chân chính của Đức Chúa Trời. Ông ta biết rõ Giăng là một người thánh và công nghĩa.
+ Hêrốt “tôn trọng” Giăng, nghĩa là, ông ta giữ Giăng Báptít được an toàn và có lính canh chừng liên tục. Ông ta không muốn Giăng tỏ ra mọi tội lỗi của ông ta, nhưng ông ta cũng không muốn điều chi xấu xa xảy đến cho Giăng nữa.
+ Khi Hêrốt nghe Giăng giảng dạy: “ông ta đã làm nhiều việc” – Có hai cách để giải thích vấn đề nầy và tôi nghĩ cả hai cách ấy đều đúng. Thứ nhứt, khi Hêrốt nghe Giăng rao giảng, ông ta lấy làm bối rối. Nghĩa là, những gì ông ta đã nghe thấy khiến cho ông ta phải tranh chiến nhiều trong linh hồn. Ông ta đã nghe lẽ thật và đã công nhận đấy là sự thật. Thứ hai, Hêrốt đã làm một số việc mà Giăng đã bảo ông ta phải lo làm. Ông ta đã sửa chữa đời sống mình tới một điểm nhất định nào đó, song không tới điểm phải từ bỏ Hêrôđia. Sự thật đã chạm đến tấm lòng của Hêrốt và ông ta đã tìm cách làm cho cùn đi nổi đau bị kết án qua một số việc lành.
+ Phần đáng kinh ngạc nhất trong câu nầy cho chúng ta biết rằng Hêrốt “bằng lòng nghe”. Ý tưởng cho thấy Hêrốt đã “vui hưởng” việc nghe Giăng giảng dạy Lời của Đức Chúa Trời. Ông không tính đến việc thay đổi toàn bộ đời sống mình và đem mọi sự phục theo Chúa, nhưng ông ưa thích nhà truyền đạo và ông vốn ưa nghe Giăng giảng dạy.
+ Vua Hêrốt là một con người luôn bối rối!
(Minh họa: Có nhiều người giống như Hêrốt trong thế giới của chúng ta ngày nay. Họ vốn ưa thích sự giảng dạy hay nhân cách của một người, nhưng họ bỏ qua mục đích của sứ điệp. Họ thích nghe nhà truyền đạo mà họ ưa chuộng rao giảng, nhưng họ chẳng có một dự tính nào muốn làm theo mọi sự mà Kinh Thánh bảo họ phải lo làm. Đấy là phương thức rất nguy hiểm để sống đời sống của bạn!
Khi Đức Chúa Trời phán với tấm lòng của bạn, Ngài đang trải dài ân điển ra cho bạn mà bạn chẳng đáng được! Ngài đang tỏ ra cho bạn thấy Ngài đang chăm sóc bạn, Ngài yêu thương bạn và Ngài có một chương trình tốt hơn dành cho đời sống của bạn. Khi Ngài chỉ ra mọi lỗi lầm của bạn bằng Lời của Đức Chúa Trời, Ngài làm thế vì Ngài yêu thương bạn và muốn thay đổi bạn.
Đừng sống như Hêrốt và cứ mãi đùa giỡn với những vụ việc của Đức Chúa Trời. Hêrốt đã giữ gìn Giăng, đã đối xử với ông giống như ông là một con rối vậy. Ông đã đối xử với Lời của Đức Chúa Trời giống như ông có thể theo cách ông ưa thích. Không một điều gì làm chai lì lương tâm nhanh cho bằng nói “không” với Lời của Đức Chúa Trời. Nếu Chúa đang phán với bạn về bất kỳ lãnh vực nào trong cuộc sống của bạn, bạn cần phải ấp ủ tiếng phán của Ngài rồi vâng theo Lời Ngài mà không có một sự chậm trễ nào hết. Làm theo điều chi khác là chết chóc đấy!)
II. TỘI ÁC CỦA HÊRỐT (các câu 21-29)
(Minh họa: Các câu Kinh Thánh nầy là biên niên sử cho cái chết thê thảm của Giăng. Ông là một người của Đức Chúa Trời vốn rất mạnh mẽ, nhưng ông bị hy sinh trên chiếc bàn thờ thù ghét, tự làm thỏa mãn mong muốn và tư dục. Chúng ta hãy nhìn vào những biến cố xoay quanh cái chết của Giăng).
A. Cái chết ấy liên quan tới cuộc nhảy múa tội lỗi (các câu 21-22a) – Hêrôđia đã chờ cơ hội tốt, trông đợi một cơ hội muốn nhìn thấy Giăng Báptít phải ngã chết. Nàng đã nhìn thấy cơ hội ấy vào ngày sinh nhựt của Hêrốt. Bữa tiệc nầy chẳng có gì khác hơn một bữa tiệc say sưa dành cho Hêrốt và người của ông ta. Khi họ say rượu rồi, Hêrôđia mới tung cái bẫy của nàng ra.
Nàng sai con gái mình là Salome đến nhảy múa cho Hêrốt và bạn hữu của ông ta xem. Cuộc nhảy múa đặc biệt nầy là cuộc nhảy múa được đề nghị, nó gợi lên khoái lạc, tình dục, nó được sắp xếp để kích động lòng ham muốn của cánh đàn ông trong đại sảnh đó.
Những cuộc nhảy múa nầy thường được tổ chức bởi những vũ công chuyên nghiệp hay bởi những kỵ nữ được thuê vào nhảy múa. Cuộc nhảy múa của nàng đã có những tác dụng đúng như ý muốn, vì Hêrốt và những kẻ ở đó với ông ta đã bị thu hút bởi nàng, thiếu nữ trẻ trung và xinh đẹp nầy.
Hành động nầy tỏ ra sự gian ác có ở trong lòng của Hêrôđia. Hãy tưởng tượng việc đặt con gái mình vào bối cảnh ấy xem. Hãy hình dung việc sai nó ra nhảy múa cho một người vừa là bác vừa là bố dượng của nó xem! Thật là độc ác!
(Minh họa: Con người ngày hôm nay chẳng khác gì mấy! Chỉ trong tuần lễ nầy thôi, tôi đã nhìn thấy bà kia để đứa con gái nhỏ của mình dưới cánh cửa đã khóa rồi nhờ nó đánh cắp ví tiền của một phụ nữ kia. Con người gian ác tận cốt lõi!)
B. Cái chết ấy liên quan tới một lời tuyên bố vô ý thức (các câu 22b-25) – Cảm xúc của Hêrốt bị kích thích bởi sự nhảy múa của cô gái và ông ta hứa ban cho nàng bất cứ điều chi nàng mong muốn, lên tới phân nửa vương quốc của ông ta! Đây là một sự khoe khoang dại dột được đưa ra để khiến cho thực khách của Hêrốt nhìn thấy ông ta quả là một người rất hào phóng.
Cô gái chạy đến mẹ mình để tìm kiếm lời khuyên nàng muốn xin gì nơi nhà vua. Mẹ nàng, không chần chừ chi hết, bảo con gái mình xin cái đầu của Giăng Báptít. Cô gái lui về rồi bày tỏ tấm lòng của nàng khi nàng báo cho Hêrốt biết nàng muốn cái đầu của Giăng. Nhưng, nàng thêm phần ỏng ẹo của mình kèm theo với lời thỉnh cầu bằng cách nói cho ông ta biết rằng nàng muốn cái đầu ấy ngay bây giờ và nàng muốn nó được để trên một cái mâm.
C. Cái chết ấy có quan hệ với một việc làm đáng xấu hổ (các câu 26-29) – Hêrốt nhìn biết ngay tức khắc rằng ông ta đã phạm một sai lầm. Ông ta nên nói: “Ta đã hứa với người một món quà, chớ không hứa giết người!” Thế nhưng, ông ta sợ mất mặt trước các thực khách của mình, vì vậy ông ta sai đao phủ và Giăng ngay lập tức bị chém đầu. Chiến tích ghê tởm ấy được đem trình cho Salome. Và, với chiến tích đó, Giăng Báptít đã gục chết! Các môn đồ của ông đến nhặt lấy xác của ông đem về chôn.
Như chúng ta nhìn thấy Hêrốt trong mấy câu nầy, chúng ta đang chứng kiến cái chết của lương tâm ông ta. Ông ta đã từ chối không chấp nhận Lời của Đức Chúa Trời và thay đổi đường lối của mình. Thế rồi, ông ta đã nghe Giăng giảng đi giảng lại và nói “không” với Ngôi Lời. Bây giờ, ông ta đã băng qua lằn ranh và đã thực thi điều không tưởng được. Ông ta đã kết án tử hình nhân vật mà ông ta vừa kính sợ và khâm phục, tất cả chỉ vì cơn giận của vợ ông ta. Đây là một bối cảnh thật thê thảm.
(Minh họa: Có vài bài học cho chúng ta ở đây, nếu chúng ta chịu nghe theo chúng:
+ Các câu nầy tỏ ra quyền lực gây tàn phá của thù hận, cay đắng và không tha thứ. Thà là làm theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời rồi tha thứ cho những kẻ nào làm tổn thương cho bạn, còn hơn là cứ để bị nung nấu với cay đắng và thù ghét. (Minh họa: Êphêsô 4.32; Mathiơ 18.21-22; Luca 17.1-5)
+ Các câu nầy tỏ ra mối nguy hiểm có quan hệ với cách sử dụng và lạm dụng rượu chè và ma túy. Chúng sẽ nắm lấy quyền điều khiển đời sống của bạn, hạ thấp những ức chế rồi dẫn dắt bạn làm theo những việc mà bạn không bao giờ nghĩ tới. (Minh họa: Châm ngôn 23.29-35)
+ Các câu nầy tỏ ra mối nguy hiểm của áp lực của người đồng thời. Chỉ vì người khác làm sai quấy không có nghĩa là bạn phải chạy theo sự họ dẫn dắt! Chỉ vì người khác uống rượu, sử dụng ma túy, dính dáng đến sinh hoạt tình dục tiền hôn nhân cùng nhiều việc khác nữa, không có nghĩa là bạn cũng phải làm y như thế! Bạn chẳng có một điều gì để minh chứng với những kẻ mà bạn gọi là bạn bè! Đồng thời, không phải mọi người làm việc ấy nếu bạn không làm!
+ Các câu nầy tỏ ra mối nguy hiểm của việc không kềm chế được cái lưỡi của mình. Những gì bạn nói có thể gây tổn hại cho bạn và nó gây tổn hại cho nhiều người khác nữa! (Minh họa: Giacơ 3.1-12)
III. LƯƠNG TÂM CỦA HÊRỐT (các câu 14-16)
(Minh họa: Khi Hêrốt nghe nói về Chúa Jêsus và những gì Ngài đã làm, lương tâm của ông ta thực hiện nổ lực sau cùng để chỉ thẳng cho ông ta thấy lẽ thật. Nhưng, vào thời điểm nầy, lương tâm của ông ta đã bị lạm dụng và chẳng ai biết đến nữa; nó chẳng còn hoạt động nữa. Chúng ta hãy lắng nghe những cái thở hắt sau cùng của một lương tâm đang dãy chết).
A. Sự hối lỗi của ông (câu 14) – Không bao lâu sau khi Hêrốt nghe nói về những phép lạ, sứ điệp và chức vụ của Chúa Jêsus, Hêrốt ngay lập tức cho rằng Chúa Jêsus là Giăng đã sống lại từ kẻ chết.
Thật là ngạc nhiên khi thấy ông nhảy đại vào kết luận nầy. Hêrốt là một thành viên trong đảng của người Sađusê. Người Sađusê đã từ chối sự siêu nhiên, họ không tin nơi sự sống lại. Cái điều ngạc nhiên khác nữa là sự thực Giăng Báptít không làm một phép lạ nào trong suốt chức vụ của ông. Hêrốt cho rằng các phép lạ chỉ có thể được làm ra qua một người đã trở lại từ kẻ chết.
Lỗi lầm trước những điều ông ta đã phạm đã ăn tươi nuốt sống ông ta. Ông ta biết mình đã giết một người nhơn đức, vô tội và tử tế. Lương tâm của ông ta đang quấy rối ông ta và ông ta dám chắc rằng Giăng Báptít đã trở lại để ám ảnh ông ta.
(Minh họa: Đấy là quyền lực của tội lỗi! Nó sẽ ăn tươi nuốt sống bạn. Bạn không thể chạy thoát khỏi nó được. Bạn không thể trốn được nó. Bạn không thể thoát được mọi lời nói của nó. Nó hiển hiện khi bạn ở một mình. Tội lỗi đến mời mọc trong bóng chết của đêm tối. Nó gậm nhấm linh hồn và nuốt chửng lý trí.
Giải pháp duy nhứt dành cho việc phạm tội trong quá khứ là đem những tội lỗi đó đến với Chúa Jêsus. Khi chúng được đem đến cho Ngài, Chúa Jêsus tha tội và cất bỏ tội lỗi đi. Ngài có thể buông tha bạn ra khỏi con quái thú tội lỗi! Hãy nghe lại lời hứa của Ngài: 1 Giăng 1.9).
B. Lời xưng nhận của ông ta (các câu 15-16) – Một số người ở chung quanh Hêrốt và chung quanh khu vực đang nói rằng Chúa Jêsus là Êli hay một trong những vị tiên tri khác. Hêrốt tin chắc rằng Chúa Jêsus chẳng ai khác hơn là Giăng Báptít. Khi đó, Hêrốt đưa ra một lời xưng nhận đáng giật mình. Ông ta nói: “là Giăng mà ta đã truyền chém”. Chữ “Ta” là một “nhân xưng đại danh từ có ý nhấn mạnh”. Hêrốt đang nói: “Kẻ mà Ta và một mình Ta đã chặt đầu”. Hêrốt đang xưng nhận lỗi lầm của mình, nhưng ông ta không tìm kiếm ơn tha thứ từ bàn tay của Đức Chúa Trời. Có sự xưng tội, nhưng không có sự ăn năn! Vì thế, chẳng có sự cứu rỗi chi hết! Chỉ có sự chết của một lương tâm và Hêrốt đang dập tắt nổ lực sau cùng của linh hồn đau thương của ông ta đang kêu gọi ông ta đến với Đức Chúa Trời.
(Minh họa: Nhìn biết mình phạm tội là một việc. Còn thành thực về tội lỗi đó là một việc hoàn toàn khác nữa. Khi bạn biết thành thực về tội lỗi của mình, rồi xưng chúng ra với Chúa, Ngài sẽ tha thứ cho mọi tội lỗi của bạn. Khi có một ao ước muốn ăn năn, hoặc muốn xây khỏi tội lỗi, sẽ có sự cứu rỗi đấy.
Nhưng, khi Ngài kêu gọi và bạn bất chấp lời kêu gọi đó, lại cứ chọn khư khư trong tội lỗi mình, chẳng có gì khác hơn cho bạn trừ ra sự phán xét mà thôi. Đức Chúa Trời có thể thanh tẩy. Đức Chúa Trời có thể phục hồi. Đức Chúa Trời có thể ban cho đời mới. Nhưng, Ngài chỉ làm những việc nầy ngay bề mặt của một “lương tâm tốt” mong muốn làm điều phải.
Khi tiếng gọi của Ngài bị coi thường, lương tâm bắt đầu dãy chết. Nếu tiếng gọi bị từ chối lâu đủ và thường xuyên, lương tâm sẽ gục chết. Ở điểm nầy, Đức Chúa Trời có thể kêu gọi, nhưng tiếng gọi của Ngài sẽ không được nghe thấy. Sự thực cho thấy Đức Chúa Trời sẽ từ bỏ tội lỗi theo đúng với phương thức người nầy (nam hay nữ) đã lựa chọn, Rôma 1.24-32. Đừng giết chết lương tâm của bạn qua việc bất chấp tiếng gọi của Đức Chúa Trời. Hãy đến, nếu Ngài đang kêu gọi bạn!)
C. Sự xét đoán của Ngài (Luca 23.6-11) – Sự nhắc tới lần sau cùng về Hêrốt Antiba trong Lời của Đức Chúa Trời nằm ở mấy câu nầy. Ở đây, Chúa Jêsus đã bị bắt và bị giải ra trước mặt Bôntu Philát. Philát trả Chúa Jêsus về lại cho Hêrốt Antiba vì Chúa Jêsus nằm trong quyền hạn xét xử của Hêrốt.
Khi Chúa Jêsus xuất hiện trước mặt Hêrốt, mọi sự Hêrốt muốn là nhìn thấy Chúa Jêsus làm ra một phép lạ nào đó. Ông ta chẳng màng gì đến lẽ thật; ông ta chỉ muốn có sự giải trí tâm linh mà thôi.
Chúa Jêsus từ chối trao đổi với Hêrốt. Đức Chúa Trời đã xong việc với ông ta và sẽ chẳng kêu gọi ông ta ăn năn nữa. Đức Chúa Trời chẳng có gì để nói với Vua Hêrốt! Sẽ chẳng còn có cơ hội cho ông ta để được cứu nữa. Ông ta đã phạm tội trong ngày ân điển của mình và số phận của ông đã được định đoạt.
Lương tâm của Hêrốt đầy sẹo đến nỗi ông ta chẳng có chút xót thương nào đối với một người bị kết án. Ông ta và người của ông ta đã chế giễu Chúa Jêsus. Họ mặc cho Ngài áo xống của nhà vua rồi đuổi Ngài đi. Thế là kết thúc câu chuyện nói tới Hêrốt Antipba! Ông ta đã bất chấp lẽ thật và đã giết chết chính lương tâm của mình. Sẽ chẳng có hy vọng và ơn cứu rỗi nào cho Hêrốt cho đến đời đời.
(Minh họa: Xây khỏi Đức Chúa Trời là một việc rất nguy hiểm. Khi bạn làm thế, bạn không được bảo đảm Ngài sẽ lại phán nữa với bạn đâu, Sáng thế ký 6.3; Châm ngôn 27.1. Mỗi lần bạn xây khỏi Chúa, mỗi lần như thế tấm lòng của bạn càng chai cứng thêm lên. Chắc chắn là bạn đạt tới chỗ mà ở đó lương tâm đang gục chết. Khi điều đó xảy ra, bạn sẽ không bao giờ nghe được tiếng phán của Ngài nữa. Làm ơn đừng đùa giỡn với những vấn đề thuộc linh. Nếu Ngài đang phán với tấm lòng bạn, hãy làm theo y như Ngài đang kêu gọi bạn phải làm).
Phần kết luận: Cái chết của một lương tâm là một sự cố rất thê thảm vì cái chết của một lương tâm thường dẫn tới cái chết của linh hồn. Khi bạn từ chối Chúa Jêsus và đạo Tin Lành, sẽ chẳng còn có hy vọng gì để bạn được cứu nữa. Chẳng có gì trong tương lai của bạn trừ ra những tác dụng kinh khiếp của tội lỗi và những sự khủng khiếp của Địa Ngục.
Có phải Chúa đang phán với bạn không? Có phải Ngài đang kêu gọi bạn đến với Chúa Jêsus để được cứu không? Có phải Ngài đang kêu gọi bạn hãy đến trước mặt Ngài rồi nhận lãnh lại sự sống thuộc linh? Có phải Ngài đang kêu gọi bạn nên xây khỏi một tội lỗi nào đó trong đời sống của bạn? Nếu Ngài đang kêu gọi bạn, làm ơn đừng có thái độ giống như Hêrốt. Nếu Ngài đang kêu gọi bạn, làm ơn hãy đến với Ngài ngay hôm nay và làm theo những gì Ngài kêu gọi bạn phải lo làm. Thì thuận tiện cho sự vâng phục là ngay bây giờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét