Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Mác 11:20-26: "QUYỀN PHÉP CỦA ĐỨC TIN THEO KINH THÁNH"



Mác 11:20-26
QUYỀN PHÉP CỦA ĐỨC TIN THEO KINH THÁNH
Phần giới thiệu: Đức tin chơn chánh, theo Kinh Thánh là một phép lạ! Tin nơi Đức Chúa Trời là một việc chúng ta không có được về mặt tự nhiên. Êphêsô 2:8 cho chúng ta biết rằng đức tin là “sự ban cho của Đức Chúa Trời”. Đức Chúa Trời vùa giúp cho chúng ta tin theo Ngài để được cứu, thế thì Ngài ban cho mỗi tín đồ “một lượng đức tin”, Rôma 12:3. Nghĩa là, Đức Chúa Trời mặc lấy quyền phép cho con cái Ngài để tin theo Ngài, để hầu việc Ngài, để làm vinh hiển Ngài nhờ vào quyền phép của đức tin nơi Ngài mà Ngài ban cho chúng ta!
Công việc của đức tin nơi dân sự của Đức Chúa Trời cho phép họ nhìn thấy những sự bày tỏ quyền phép của Đức Chúa Trời làm cho lý trí phải chùn lại. Nó khiến cho họ phải nhận lãnh những câu trả lời cho những lời cầu nguyện về những việc khó có thể xảy ra được. Hãy xem xét các trường hợp sau đây:
+ Giôsuê 10:12-14 – Giôsuê đã truyền cho mặt trời phải đứng yên để dân Israel có thể đánh bại dân Amôrít.
+ Êsai 38:1-6 – Vua Êxêchia được truyền cho biết ông sẽ chết. Ông đã cầu nguyện với Đức Giêhôva và Đức Chúa Trời đã thêm cho ông 15 tuổi nữa.
+ Sáng thế ký 22:1-14 – Ápraham được truyền cho biết phải dâng con trai mình là Ysác làm của lễ, Ysác là đứa con của lời hứa. Ông đã vâng theo bởi đức tin và Đức Chúa Trời đã buông tha cho Ysác, Ngài cung ứng một con chiên thế chỗ của người.
+ Giôsuê 14:6-16 – Cụ Calép 85 tuổi đã tin Đức Chúa Trời ban sức lực cho để đánh chiếm một hòn núi đầy những tên giềnh giàng. Đức Chúa Trời đã ban cho ông hòn núi đó.
+ I Samuên 17:1-54 – Một thiếu niên có tên là David, đã tin Đức Chúa Trời ban sức lực cho để đánh bại gã giềnh giàng tên là Gôliát. Đức Chúa Trời đã ban cho người sự chiến thắng.
+ Đaniên 3:1-30 – Sađơrắc, Mêsác, và Abếtnêgô đã tin Đức Chúa Trời giữ gìn họ khỏi quyền lực của một vua ngoại giáo và lò lửa hực. Đức Chúa Trời đã gặp gỡ họ trong lò lửa hực và đã bảo hộ họ tại đó.
Nhiều, nhiều trường hợp nữa có thể được đưa ra, Minh họa: Hêbơrơ 11:32-35, nhưng các trường hợp nầy đủ để dạy dỗ về quyền phép của đức tin nơi Đức Chúa Trời theo Kinh Thánh. Phân đoạn Kinh Thánh ở trước mặt chúng ta hôm nay làm nổi bật lên quyền phép của đức tin theo Kinh Thánh.
Vào sáng thứ Hai trong tuần lễ thương khó của Chúa, khi Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài đi hướng về thành Jerusalem, Chúa Jêsus đã rủa sả một cây vả, 11:12-14. Khi họ đi ngang qua vào ngày hôm sau, cây vả đã khô đi. Chúa Jêsus sử dụng kinh nghiệm nầy để dạy cho các môn đồ Ngài một bài học về Quyền Phép Của Đức Tin Theo Kinh Thánh.
Khi chúng ta luyện tập đức tin nơi Đức Chúa Trời theo Kinh Thánh cùng những lời hứa của Ngài, chúng ta có thể trông mong những kết quả thật lạ lùng. Chìa khóa cho câu nói ấy là cụm từ “đức tin theo Kinh Thánh”. Có nhiều người nghĩ rằng đức tin là một tờ ngân phiếu trắng. Họ tin họ có thể xin bất cứ điều gì họ muốn và Đức Chúa Trời buộc phải làm theo mọi sự họ cầu xin Ngài. Đấy chưa chính xác là những gì Kinh Thánh dạy dỗ.
Phân đoạn Kinh Thánh nầy có nhiều điều dạy dỗ chúng ta về Quyền Phép Của Đức Tin Theo Kinh Thánh. Đấy là những gì tôi muốn rao giảng hôm nay. Tôi muốn chỉ cho bạn thấy, từ những câu nầy, Đối tượng của đức tin theo Kinh Thánh; Những cơ hội của đức tin theo Kinh Thánh; và Những trở ngại của đức tin theo Kinh Thánh. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét những lẽ thật nầy.
I. ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỨC TIN THEO KINH THÁNH (câu 22)
(Minh họa: Khi các môn đồ lấy làm ngạc nhiên về cây vả đã khô đi, Chúa Jêsus chỉ phán: “Hãy có đức tin đến Đức Chúa Trời”. Phần nhấn mạnh của mạng lịnh ấy, đó là dân sự của Đức Chúa Trời phải có lòng tin cậy liên tục, bền đỗ, sâu sắc nơi Đức Chúa Trời là ai; Đức Chúa Trời đã dạy điều gì; và Đức Chúa Trời sẽ làm gì. Lòng tin cậy ấy nói tới một mối tương giao thường xuyên cầu nguyện với Đức Chúa Trời, nương cậy nơi Đức Chúa Trời, và vâng theo Đức Chúa Trời. Khi Chúa Jêsus phán “hãy có đức tin đến Đức Chúa Trời”, Ngài đang khích lệ đức tin ở một vài phương diện chỉ về bổn tánh của Đức Chúa Trời).
A. Nơi Thân Vị của Đức Chúa Trời – Nếu bạn đã được cứu, Đức Chúa Trời là Cha của bạn. Là Cha của bạn, Ngài chăm sóc đến từng nhu cần trong đời sống của bạn, I Phierơ 5:7. Là Cha của bạn, Ngài mời bạn đem những nhu cần, gánh nặng và những điều quan tâm đến cho Ngài, Philíp 4:6-7; Hêbơrơ 4:16. Là Cha của bạn, Ngài ao ước mở ra các nguồn tài nguyên của Nước Ngài rồi ban chúng cho bạn, Luca 12:32.
Chúng ta không nói tới một vị thần ở xa xa, không liên lạc được, không có lòng thương xót và sự quan tâm đến dân sự của mình. Đức Chúa Trời của chúng ta vốn yêu thương con cái của Ngài và Ngài muốn họ đến với Ngài trên cơ sở đức tin đơn sơ, như con trẻ. Giống như một đứa trẻ tin cậy bố mẹ nó về từng nhu cần một, con cái của Đức Chúa Trời có thể tin cậy nơi Cha thiên thượng của mình.
B. Nơi mọi lời hứa của Đức Chúa Trời – Khi nhắc tới vấn đề đức tin và sự tiếp cận Đức Chúa Trời bằng sự cầu nguyện, dân sự của Đức Chúa Trời có một số lời hứa rất quí báu.
+ Đức Chúa Trời mời chúng ta cầu nguyện với Ngài – Philíp 4:6; Mathiơ 11:28; I Phierơ 5:7.
+ Đức Chúa Trời hứa lắng nghe chúng ta khi chúng ta cầu nguyện – Giêrêmi 33:3; Psa. 10:17; 65:2.
+ Đức Chúa Trời hứa trả lời cho những lời cầu nguyện của chúng ta – Mathiơ 7:7-11; Êsai 58:9.
Khi nhắc tới những lời hứa của Đức Chúa Trời, chúng ta có sự bảo đảm của Chúa rằng Ngài sẽ giữ từng lời hứa ấy, Rôma 4:21; Hêbơrơ 6:18; Dân số ký 23:19. Đức Chúa Trời sẽ không lui đi đối với một lời hứa nào mà Ngài đã ban cho dân sự Ngài!
Đồng thời, bạn không thể có đức tin cho rằng Đức Chúa Trời sẽ làm một việc gì đó mà chẳng có một lời hứa nào theo Kinh Thánh! Sự cầu nguyện và đức tin không phải là một tờ ngân phiếu trắng! Sự cầu nguyện và đức tin là một cơ hội cho dân sự của Đức Chúa Trời bày tỏ lòng tin cậy của họ nơi Lời thành văn của Đức Chúa Trời.
Khi Đức Chúa Trời phán một điều gì đó trong Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể tin tuyệt đối rằng Ngài sẽ làm những gì chúng ta cầu xin. Khi chúng ta cầu nguyện ngoài Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta không thể cầu nguyện với đức tin tuyệt đối vì chúng ta không biết đâu là ý chỉ của Đức Chúa Trời trong vấn đề đó. Đức tin luôn luôn dựa trên một lời rõ ràng ra từ Chúa, Rôma 10:17.
Vì vậy, trong khi cầu xin về từng vấn đề trong cuộc sống của mình hoàn toàn là đúng đắn, thì quả là sai trái khi trông mong Đức Chúa Trời làm mọi sự bạn mong muốn Ngài phải làm. Đức Chúa Trời tôn cao đức tin, nhưng đức tin chơn thật, theo Kinh Thánh luôn luôn dựa trên Lời của Đức Chúa Trời! Luôn luôn là như thế!
C. Nơi quyền phép của Đức Chúa Trời – Đưa là một lời hứa là một việc; còn có quyền phép để giữ lời hứa là một việc khác. Con cái của Đức Chúa Trời có thể tin tưởng tuyệt đối nơi quyền phép của Đức Chúa Trời làm được mọi sự mà Ngài hứa phải làm. Ngài có quyền phép làm bất cứ điều chi chúng ta cầu xin Ngài làm. Ngài có khả năng làm bất cứ điều chi Ngài muốn làm. Chúng ta hầu việc một Đức Chúa Trời đáng kính sợ, Ngài sở hữu mọi quyền phép trên trời và dưới đất, Mathiơ 28:18; Êphêsô 3:20; Giêrêmi 32:17; Gióp 42:2; Luca 1:37; Êsai 40:12. Mọi sự tôi muốn nói, ấy là Cha thiên thượng của chúng ta có thể làm bất cứ điều gì!
D. Nơi các mục đích của Đức Chúa Trời – Khi nhắc tới đức tin nơi Đức Chúa Trời, chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng Ngài có một chương trình đời đời mà Ngài sẽ vận hành để hoàn thành. Ngài có một mục đích, và mọi sự trong vũ trụ, thậm chí những lời cầu xin của chúng ta, đều là đối tượng cho ý muốn của Ngài: Ngài sẽ chẳng làm điều chi nằm ngoài ranh giới mục đích đời đời của Ngài. Ngài sẽ chẳng làm điều chi không phải là chi tiết trong chương trình của Ngài. Ngài sẽ không làm mọi sự chúng ta cầu xin, chỉ vì chúng ta cầu xin điều đó. Ngài sẽ làm những việc mà Ngài muốn làm, và Ngài sẽ hoàn thành mọi việc mà Ngài đã muốn làm. (Minh họa: Êsai 46:10; Êphêsô 1:9-11; Châm ngôn 19:21)
Có nhiều người tin rằng họ có thể cầu xin bất cứ điều gì họ muốn, và Đức Chúa Trời phải làm theo những điều họ muốn Ngài làm cho. Không một điều gì có thể đi quá lố đối với lẽ thật. Cầu nguyện không bao giờ nói tới việc nhận lãnh những gì chúng ta mong muốn từ thiên đàng. Cầu nguyện luôn luôn nói tới việc đem ý muốn của chúng ta song hành với ý chỉ của Đức Chúa Trời hầu cho ý Ngài được nên ở trên đất. Nguyện Chúa bằng lòng, chúng ta sẽ trở lại với tư tưởng nầy sau đó trong sứ điệp.
II. NHỮNG CƠ HỘI CỦA ĐỨC TIN THEO KINH THÁNH (các câu 23-24)
A. Giúp chúng ta tin điều khó tin – Từ chỗ Chúa Jêsus cùng người của Ngài đang đứng, họ có thể nhìn thấy Núi Ôlive và Biển Chết. Chúa Jêsus đã ban cho họ một minh họa rất sống động.
Ngài cũng sử dụng một câu châm ngôn rất quen thuộc của người Do thái để dạy cho họ biết một lẽ thật sâu sắc về mặt thuộc linh. Người Do thái thường nói tới việc dời một ngọn núi đề cập tới một việc tuyệt đối là khó khăn, hay đề cập tới một việc sẽ là một phần việc rất lâu dài.
Có nhiều tình huống trong cuộc sống dường tỏ ra là vô vọng. Có người dường như bị mất đến nỗi họ sẽ chẳng bao giờ được cứu. Có những nhu cần lớn lao đến nỗi họ dường như không hề làm sao thỏa mãn được. Có những nan đề to lớn chỉ ra họ sẽ không bao giờ thắng hơn được.
Đức tin nơi Đức Chúa Trời, và nơi những lời hứa được thấy có trong Lời của Ngài, giúp cho chúng ta tin Đức Chúa Trời vào những tình huống khốn khó trong cuộc sống. Tôi có thể tin Đức Chúa Trời về ơn cứu rỗi của linh hồn bị mất kia vì cớ những gì Ngài đã phán trong Lời của Ngài, II Phierơ 3:9; I Timôthê 2:4. Tôi có thể tin rằng Đức Chúa Trời sẽ làm thỏa mãn nhu cần nào dường như là quá khó, vì đấy là lời hứa của Ngài, Mathiơ 6:25-34; Philíp 4:19. Tôi có thể có đức tin để tôi được cứu, Rôma 10:13; 10:9. Tôi có thể có đức tin là tôi được an ninh trong Chúa Jêsus, Giăng 6:37; 10:28. Tôi có thể có đức tin vào một nơi được gọi là Thiên đàng, Giăng 14:1-3. Tôi có thể có đức tin rằng Ngài sẽ không hề để tôi một mình, Hêbơrơ 13:5.
Bảng danh sách có nhiều, nhiều nữa. Đức tin nơi Đức Chúa Trời và mọi lời hứa của Ngài giúp cho chúng ta tin Ngài về những việc trông dường quá khó đối với chúng ta!
B. Giúp chúng ta nhận lãnh việc khó – Chúa Jêsus phán rằng, nếu chúng ta tin Ngài, chúng ta có thể nhận được những gì mình cầu xin. Đức tin có khả năng giúp chúng ta nắm trong hai bàn tay mình những việc chưa nhìn thấy, Hêbơrơ 11:1. Từ ngữ “điều” trong câu ấy có ý nói “nền tảng, hay điều chi là quan trọng”. Đức tin là sự bảo đảm, bảo đảm rằng chúng ta sẽ nhận được những việc mà Đức Chúa Trời đã hứa với chúng ta. Chữ “bằng cớ” có ý nói tới “sự quyết chắc”. Trong lối nói hiện đại, chữ nầy đề cập tới “khẩu súng đang bốc khói”. Đức tin giúp cho chúng ta nắm lấy trong lòng những việc chưa xảy ra.
Đức tin được mô tả trong câu nói đáng kinh ngạc ấy là sự tin tưởng tuyệt đối trong hiện tại những gì Đức Chúa Trời ban cho, vào một thực tại còn trong tương lai. Đây là sự tin chắc bởi đức tin những gì chúng ta đã tin thuộc về chúng ta rồi, mặc dù chúng ta chưa nhìn thấy những điều đó. Loại đức tin nầy không dựa trên những gì mắt có thể nhìn thấy, mà nó dựa trên những gì Đức Chúa Trời đã hứa!
Đức tin được nhắc tới ở đây cung ứng sự chắc chắn trong những lời hứa của Đức Chúa Trời cho tương lai của chúng ta. Chúng ta hy vọng về:
+ Sự tái lâm của Đấng Christ – Tít 2:13: “đang chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ”.
+ Sự sống lại của kẻ chết – I Phierơ 1:3: “Ngợi khen Đức Chúa Trời, là Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài lấy lòng thương xót cả thể khiến chúng ta lại sanh, đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông cậy sống”
+ Sự vinh hiển trong tương lai của chúng ta – 1 Giăng 3:2-3: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy. Ai có sự trông cậy đó trong lòng, thì tự mình làm nên thanh sạch, cũng như Ngài là thanh sạch”.
+ Chúng ta sẽ đồng trị với Chúa Jêsus – II Timôthê 2:12: “lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị”; Khải huyền 22:5: “và chúng sẽ trị vì đời đời”.
Đức tin nơi Đức Chúa Trời và Lời của Ngài khiến cho những lời hứa nầy trong tương lai thành ra những thực tại trong hiện tại. Thiên đàng đang thực sự với tôi hôm nay. Sự sống lại đang thực sự với tôi hôm nay. Sự vinh hiển trong tương lai của tôi và sự thay đổi đời đời đang thực sự với tôi hôm nay. Những việc nầy là thực, không phải vì tôi đã nhìn thấy hay đã kinh nghiệm bất cứ điều nầy trong số chúng, mà vì Đức Chúa Trời đã hứa chúng với tôi và Ngài đã ban cho tôi đức tin để tin theo chúng!
Hết thảy mọi sự tôi đã nhắc tới, và nhiều điều nữa, dường như rất khó đối với lý trí của chúng ta. Tuy nhiên, chúng vốn là thực, vì Đức Chúa Trời đã ban chúng cho chúng ta bởi đức tin!
Cảm tạ Đức Chúa Trời vì quyền phép của đức tin chơn chánh, theo Kinh Thánh! Có người ở đây đang nắm lấy những việc không thấy được của ngày mai trong hai bàn tay của mình hôm nay qua quyền phép đáng sợ của đức tin. Đức Chúa Trời đã khẳng định mọi lời hứa của Ngài trong tấm lòng của bạn và bạn chỉ chờ đợi Ngài làm thành chúng hết thảy theo thì thuận tiện của Ngài! Những người khác thì không tin như thế, nhưng Đức Chúa Trời đã bảo đảm cho bạn qua đức tin. Hãy tin cậy Ngài đi, bạn ơi! Hãy nắm lấy lời hứa của Ngài và trong thì thuận tiện của Ngài, Ngài sẽ tỏ điều ấy ra!
III. NHỮNG TRỞ NGẠI CỦA ĐỨC TIN THEO KINH THÁNH (các câu 23-26)
(Minh họa: Trong khi Chúa Jêsus chỉ ra Đối tượng quan trọng của đức tin và nhắc đến những Cơ hội của đức tin. Ngài cũng nhắc tới một số trở ngại cho đức tin. Trong khi đức tin nơi Đức Chúa Trời rất có quyền phép và giúp cho chúng ta kinh nghiệm được điều khó tin và nhận lãnh điều khó tin đó, đức tin ấy có thể bị ngăn trở. Có nhiều trở ngại khác cho sự cầu nguyện trong Kinh Thánh, chúng chưa được nhắc đến, nhưng tôi muốn tập trung vào ba trở ngại được nhắc tới ở đây).
A. Vô tín (câu 23) – “nếu người chẳng nghi ngại trong lòng” – Nghi ngờ làm chết đi sự cầu nguyện hiệu quả. Từ ngữ “nghi ngại” có ý nói “phân tâm trong suy tưởng; lưỡng lự; lui đi”.
Khi chúng ta cầu nguyện từ một tấm lòng nghi ngại, chúng ta đang thối lui đối với Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta đang nói: “Tôi biết những điều Đức Chúa Trời đã phán, nhưng tôi không tin sự ấy trong vấn đề nầy”. Nghi ngờ dẫn tới thắc mắc đối với bổn tánh và khả năng của Đức Chúa Trời. Nghi ngờ nói: “Đức Chúa Trời có thể đã hứa điều nầy, nhưng tôi không tin Ngài có thể hay sẽ làm điều đó”. Sự cầu nguyện của kẻ nghi ngờ sẽ không được nhậm, Giacơ 1:6-7.
B. Ích kỷ – “Mọi điều các ngươi xin” – Từ ngữ “xin” có ý nói “xin, nài xin, kêu cầu, thỉnh cầu”. Từ ấy nghe như một tấm ngân phiếu trắng. Nó nghe như bạn có thể xin bất cứ điều gì rồi nhận lãnh điều đó. Tôi chỉ muốn nhắc cho bạn nhớ rằng câu nầy chẳng phải nói như thế đâu!
Chẳng có một câu nào trong Kinh Thánh mâu thuẫn với bất cứ câu nào khác. Kinh Thánh nói rất rõ ràng rằng những câu trả lời cho sự cầu nguyện đến khi chúng ta cầu xin theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. 1 Giăng 5:14-15: “Nầy là điều chúng ta dạn dĩ ở trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc gì, thì Ngài nghe chúng ta. Nếu chúng ta biết không cứ mình xin điều gì, Ngài cũng nghe chúng ta, thì chúng ta biết mình đã nhận lãnh điều mình xin Ngài”.
Cầu nguyện phải luôn luôn dựa trên những gì Đức Chúa Trời mong muốn, chớ không dựa trên những gì chúng ta muốn. Minh họa: Giăng 14:13-14: “Các ngươi nhân danh ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, ta sẽ làm cho, để Cha được sáng danh nơi Con. Nếu các ngươi nhân danh ta xin điều chi, ta sẽ làm cho”.
Khi chúng ta cầu nguyện “trong danh Chúa Jêsus”, chúng ta không cần phải sử dụng một công thức nào để bảo đảm Đức Chúa Trời phải làm theo những gì chúng ta cầu xin Ngài. Chúng ta không những kết thúc những lời cầu xin của mình bằng cách nói “nhơn danh Chúa Jêsus” và rồi tin rằng Đức Chúa Trời phải làm những gì chúng ta nói Ngài phải làm.
Sử dụng danh của Chúa Jêsus là cầu xin những việc mà chính mình Chúa Jêsus sẽ cầu thay cho. Ấy là cầu xin để mục đích và ý chỉ của Ngài được ứng nghiệm, chớ không phải những lý cớ ích kỷ của chính chúng ta. Ấy là cầu xin Đức Chúa Trời chiếu theo nền tảng sự công bình của Đấng Christ chớ không phải sự công bình của chính chúng ta. Ấy là cầu xin vì chỉ sự vinh hiển của Ngài mà thôi. (Minh họa: Mathiơ 6:9-10).
Cầu nguyện như thế thì giống “quyền của trạng sư”. Khi bạn được trao cho “quyền của trạng sư” đối với vụ việc của ai đó, ban được trao cho quyền đưa ra những quyết định vì ích của họ. Nói như thế không có nghĩa là bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn với tài nguyên của họ. Nói như thế có nghĩa là bạn hành động vì ích tốt nhứt cho họ, luôn luôn nhớ rằng tên tuổi và danh tiếng của họ đang có ở trước mặt.
Khi chúng ta đưa ra những lời cầu nguyện ích kỷ chỉ chiếu theo những gì chúng ta muốn trong một tình huống và không chiếu theo ý chỉ của Ngài, chúng ta có thể mong những lời cầu nguyện đó không được nhậm. Giacơ 4:3: “Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình”.
Giôsuê, Calép và tất cả những người khác, họ đã nhận được những câu trả lời lớn lao cho những lời cầu nguyện đầy đức tin của họ vì họ cầu xin những việc mà Đức Chúa Trời đã hứa với họ rồi trong Lời của Ngài. Có phải Đức Chúa Trời từng đáp lời cầu nguyện của con cái Ngài khi họ cầu xin những việc mà Ngài không có hứa cụ thể chăng? Phải! Nhưng, chúng ta không có quyền đòi hỏi bất cứ điều chi từ Ngài; chúng ta phải luôn luôn hướng những lời cầu nguyện của chúng ta theo ý chỉ của Ngài!
C. Không tha thứ (các câu 25-26) – Chúa Jêsus truyền cho các môn đồ Ngài phải tha thứ cho những ai đã sai trái đối với họ. Ở một mặt, dường như chẳng có một nối kết nào giữa đức tin và tình trạng không tha thứ. Tôi nghĩ sự nối kết được thấy có trong vấn đề cầu nguyện. Giống như đức tin nối kết chúng ta với Đức Chúa Trời và giúp cho những lời cầu nguyện của chúng ta được suông sẻ, tình trạng không tha thứ đứng như cái hàng rào giữa chúng ta và Chúa.
Một tinh thần không tha thứ khiến cho chúng ta đứng so le với Chúa. Ngài đã tha thứ mọi tội cho chúng ta, và Ngài mong chúng ta tha thứ người khác vì tội lỗi của họ nghịch cùng chúng ta, Êphêsô 4:32. Khi chúng ta có một tinh thần không tha thứ, những lời cầu nguyện của chúng ta sẽ bị ngăn trở và sự tha thứ của Đức Chúa Trời sẽ không được nhìn thấy trong cách ăn ở hàng ngày của chúng ta. Nói khác đi, chúng ta sẽ bước đi qua đời nầy ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời và ngoài cái chạm với Đức Chúa Trời. Đấy là một việc rất khủng khiếp!
Phần kết luận: Đức tin theo Kinh Thánh là một thứ vũ khí có quyền lực. Núi non phục theo năng lực của nó. Tội lỗi, Satan và buồn rầu hết thảy phải sấp mình xuống trước uy quyền của nó. Đức tin hiện hữu giữa ân tứ lớn lao nhứt trong các ân tứ của Đức Chúa Trời ban cho con cái của Ngài.
Trong ánh sáng của những gì chúng ta đã nghe hôm nay, đức tin của bạn ra sao rồi? Có phải bạn đang bước đi trong đức tin, tin Đức Chúa Trời đối với những việc không thấy được? Có phải bạn trông mong Ngài dời đi một ngọn núi nào đó trong đời sống của bạn? Có phải bạn tìm kiếm ý chỉ Ngài cho từng tình huống mà bạn đang gặp phải? Nếu điều đó mô tả bạn, hãy cứ cầu nguyện, cứ tin cậy; đúng thì thuận tiện của Ngài, Ngài sẽ bày điều đó ra trong đời sống của bạn!
Có phải đức tin của bạn cần việc làm không? Chúa đang hiện hữu ở đây để giúp củng cố đức tin của bạn, nếu bạn chịu cầu xin Ngài.
Có phải bạn đòi hỏi Chúa về đường lối của bạn không? Bạn cần phải đến và hạ mình xuống trước ý chỉ của Ngài trong tình huống đó. Hãy tin cậy Ngài làm điều chi là đúng đắn, vì đấy chính xác là những gì Ngài sẽ làm!
Có phải bạn có một ngọn núi cần được dời đi không? Hãy đến rồi trình cho Ngài về ngọn núi ấy!
Có phải bạn cần được cứu không? Hãy đến với Chúa Jêsus rồi cầu xin Ngài, Ngài sẽ không xua bạn đi đâu!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét