Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

Mác 5.1-20: "KẺ BỊ QUỈ ÁM TRỞ THÀNH SỨ GIẢ"



Mác 5.1-20
KẺ BỊ QUỈ ÁM TRỞ THÀNH SỨ GIẢ
Phần giới thiệu: Jacob Koshy lớn lên ở Singapore với một tham vọng: trở thành một sự thành công trong cuộc sống, kiếm được nhiều tiền và nhiều của cải nếu như ông có thể. Điều đó dẫn ông đến một thế giới ma túy và cờ bạc, rồi hiển nhiên ông trở thành chúa tể của mạng lưới buôn lậu quốc tế. Đến năm 1980, ông bị bắt và bị nhốt trong một nhà tù phục hồi ma túy của chính phủ tại Singapore.
Ông bị vỡ mộng không thể chịu đựng nổi. Tất cả những mục tiêu, ý đồ, mơ ước, và tham vọng của ông đều bị nhốt lại chung với ông trong cái xà lim nhỏ kia, và tấm lòng ông quặn thắt với một nỗi trống không lạnh lẽo.
Ông là một tay hút sách, và những điếu xì gà không được phép cháy có nửa chừng. Chính vì thế, ông lén lút giấu thuốc lá rồi quấn nó bằng những trang giấy của quyển Kinh Thánh Gideon. Ngày kia, ông say ngủ khi đang hút thuốc. Ông thức giấc khi thấy điếu xìgà còn cháy dở, và mọi sự còn lại chỉ là một mẫu giấy thừa. Ông bèn mở miếng giấy ấy ra rồi đọc mấy hàng chữ còn sót lại ở đó: "Hỡi Saulơ, Saulơ, sao ngươi bắt bớ ta?"
Jacob đã hỏi xin một quyển Kinh Thánh khác rồi đọc toàn bộ câu chuyện nói tới sự biến đổi của Saulơ người Tạt-sơ. Thình lình ông nhận ra rằng nếu Đức Chúa Trời có thể vùa giúp một kẻ giống như Saulơ, Đức Chúa Trời cũng có thể vùa giúp cho ông nữa. Ở đó, trong cái xà lim ấy, ông đã quì gối xuống mà cầu nguyện, ông xin Đấng Christ ngự vào đời sống thay đổi ông. Ông bắt đầu kêu la mà không thể dừng lại. Những hàng nước mắt của một đời sống phung phí đã tẩy sạch nổi đau khổ của ông, và Đức Chúa Trời đã chuộc ông. Ông khởi sự chia sẻ câu chuyện của mình với những bạn tù khác, và không bao lâu sau đó ông được tha ra, ông gắn bó với một Hội Thánh. Ông gặp gỡ một phụ nữ Cơ đốc, kết hôn, và giờ đây là một giáo sĩ trong vùng Cận Đông, ở đó ông thuật lại cho những kẻ gần xa biết: "Có ai tin rằng tôi đã tìm thấy lẽ thật qua việc hút lấy Lời của Đức Chúa Trời không?"
Trong phân đoạn Kinh Thánh gốc, chúng ta được giới thiệu với một người chẳng có một tham vọng nào trong cuộc sống. Ông ta bị hư mất trong tội lỗi của mình và bị đẩy đến Địa Ngục. Cho tới khi Chúa Jêsus can thiệp. Trên đường đến xứ Gađara, Chúa Jêsus đã tỏ ra quyền phép Ngài qua sự quở biển yên lặng. Giờ đây, Ngài sẽ tỏ ra quyền phép của Ngài đối với tội lỗi và Satan bằng cách khẳng định với một tội nhân. Cho phép tôi chia sẻ với bạn câu chuyện nói tới Kẻ bị quỉ ám trở thành một sứ giả.
I. TÌNH TRẠNG CỦA CON NGƯỜI (các câu 1-7)
A. Nhà cửa của ông ta (câu 3) – Người nầy đã sống đời sống mình giữa vòng kẻ chết. Ông ta là một người cô đơn, buồn rầu, tổn thương, khát khao, lạnh lùng, bất cần. Một cuộc sống thê thảm là cuộc sống của ông ta!
(Minh họa: Ông ta là một hình ảnh nói tới kẻ bị phân cách đối với Đức Chúa Trời bởi một vực sâu tội lỗi - Êphêsô 2.8-9; Êphêsô 2.12; Côlôse 1.21).
B. Tình trạng bất lực của ông ta (các câu 3-5) – Ông ta là một người không còn tự chủ được nữa. Nhiều người khác đã tìm cách can thiệp vào đời sống của ông ta, song chẳng làm sao được hết. Những cơn giận của ông ta còn mạnh hơn khả năng ông ta khống chế họ. Không một người nào có thể làm cho ông ta thay đổi được. Ông ta là một người bị bán cho quyền ảnh hưởng của điều ác trong đời sống của ông ta. (Minh họa: Một lần nữa, ông ta là hình ảnh của kẻ bị mất, không còn tự chủ được nữa và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tội lỗi, Êphêsô 2.2-3. Mặc dù nhiều người quan tâm tìm cách can thiệp vào đời sống của người nầy, họ chẳng làm chi được cả, mà chỉ tạo ra sự tức tối và loạn nghịch trong đời sống của kẻ mà họ đang ra sức giùm giúp).
(Minh họa: Nói như thế không có nghĩa là chúng ta không nên cầu nguyện, quan tâm hay đến với họ, mà chúng ta không nên xem đấy là chuyện riêng khi họ từ chối mọi nổ lực của chúng ta. Hạng người bị hư mất đang sống y như họ hiện có cho tới khi Chúa Jêsus thay đổi họ bằng quyền phép của Ngài!)
C. Tình trạng vô vọng của người (câu 5) – Hãy chú ý, nổi khổ của ông ta cứ kéo dài mãi. Cả ngày lẫn đêm, ông ta cứ kêu la mãi. Cả ngày lẫn đêm ông ta đã sống trong chốn hoang vu đó. Cả ngày lẫn đêm ông đã gồng mình chịu đựng nổi đau thương. Đúng là một bối cảnh rất thê thảm mà Mác đã tô vẽ về con người nầy và tình trạng hư mất của ông ta. Chắc chắn, ông ta muốn có một đời sống khác kia, song ông ta tuyệt đối vô quyền để tự mình đạt được đời sống ấy.
(Minh họa: Cũng một thể ấy với con người bị hư mất. Con người không thể hiểu nổi lý do tại sao mình bị lèo lái vào chỗ say xỉn, sử dụng ma túy, rủa sả, hay bất cứ chuyện gì mà người đang bắt tay làm. Đây là một lối sống mà người bị bẫy một cách vô vọng trong đó mà người không thể tự mình thoát ra. Người đã trở thành tù nhân của mọi tội ác của chính mình. Mỗi ngày người đem theo với nó thêm nhiều đau đớn và khổ ải. Mỗi ngày cái nêm chèn giữa người và Đức Chúa Trời ngày càng sâu hơn, sâu hơn. Người không có một phương thức nào để tự giải cứu lấy mình. Mỗi ngày nổi khổ sở của người càng tăng thêm. Mỗi ngày, giống như một người vật vã với chỗ cát lún, người chìm sâu hơn, sâu hơn vào cái hố hoang vu, khốn khổ và bẫy gài của mình).
D. Đấng Cứu Giúp của người (các câu 6-7) – Ông ta cần ai đó đến cứu giúp cho ông ta. Ông ta cần ai đó đến làm cho ông ta những gì ông ta không thể làm được cho chính bản thân mình. Ông ta cần ai đó cao tột hơn là ông ta có thể với tới! Một ngày kia, có chiếc thuyền vừa đến đậu ở mé ngoài mộ địa. Con người thống khổ nầy không biết ai là chủ của chiếc thuyến ấy, nhưng ma quỉ đang ở trong người biết rất rõ, Giacơ 2.19. Ông ta thấy mình đang ở nơi chơn của Đấng duy nhứt trong vũ trụ, Ngài có thể cứu giúp người! Cảm tạ Đức Chúa Trời vì Chúa Jêsus không bằng lòng để cho người kia phải dầm mình trong tình trạng thê thảm của người! Cảm tạ Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus đã băng qua biển kia, qua giông bão đó, chỉ để đến với con người cô độc nầy. (Lưu ý: Chúa Jêsus chẳng làm việc chi khác khi Ngài còn ở đây! Ngài đã đến chỉ vì con người nầy!)
(Minh họa: Cảm tạ Đức Chúa Trời, vì Chúa không bằng lòng để cho ai đó bị hư mất, II Phierơ 3.9. Nhưng Ngài đến tận nơi chúng ta sinh sống rồi kêu gọi chúng ta đến với Ngài, Giăng 6.44. Ngài bước vào tình trạng bẩn thỉu của tội lỗi chúng ta vì Ngài biết chúng ta không thể bằng sức riêng mà đến với Ngài được. Ngợi khen Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Jêsus Christ yêu thương hạng tội nhân, đến tận nơi bẫy gài trong tội lỗi của họ rồi hiến cho họ một con đường thoát! Ở giữa cơn thử thách của Gióp, ông công bố nhu cần của ông về người phân xử kia, Gióp 9.33. Ông đang tìm kiếm một người chịu đứng giữa ông và Đức Giêhôva, để đặt tay trên cả hai bên, đem họ lại với nhau. Đây đúng là điều mà Chúa Jêsus đã làm cho từng tội nhân nào chịu đến với Ngài. Trên thập tự giá, Chúa Jêsus là Đấng Trung Bảo của chúng ta. Ngài chịu ở một tay nầy nhân tính hay sa ngã của con người và Ngài nắm lấy Đức Chúa Trời thánh khiết ở tay kia, và Ngài đưa họ cùng nhau đến với chính mình Ngài, Êphêsô 2.14-16).
I. Tình trạng của con người
II. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CON NGƯỜI (các câu 8-17)
A. Đây là việc thiêng liêng (các câu 8-10) – Sự việc của người nầy, chẳng một ai khác có thể làm được, đã được hoàn tất bởi Đức Chúa Jêsus Christ. Một lời phán ra từ Chúa Jêsus và người nầy được tự do. Người được thay đổi bởi quyền phép của Đức Chúa Jêsus Christ cho đến đời đời. Khi chúng ta quan sát trong một phút, cuộc đời của ông ta đã hoàn toàn và triệt để được thay đổi.
(Minh họa: Bạn biết đấy, Chúa Jêsus đã tạo ra mọi sự khác biệt trong cuộc sống! Một người được cứu chỉ do tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ mà thôi. Khi chúng ta đặt đức tin của chúng ta nơi Ngài để được cứu, chúng ta đã được cứu. Đấy là món quà của ân điển tinh sạch, Êphêsô 2.8-9. Chẳng làm sao kiếm được ơn ấy bởi việc làm cho được. Chẳng có một phương thức nào hầu bảo đảm có được ơn ấy từ tôn giáo của chúng ta. Phương thức duy nhứt để có được ơn ấy là bởi đức tin, Công Vụ các Sứ đồ 16.31).
(Minh họa: Đây là loại sự việc xảy ra khi Chúa Jêsus đi ngang qua! Hãy nhớ, dường như đây là lý do duy nhứt Chúa Jêsus đã đến bên bờ hồ nầy. Ngài đã đến hầu cho một người có thể được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Ồ, khi Chúa Jêsus đi ngang qua, điều nầy đã tạo ra một sự khác biệt! Chỉ cần hỏi:
1. Người đàn bà ở bên giếng - Giăng 4 (Minh họa: "Cần phải đi ra")
2. Batimê - Mathiơ 10.46-52
3. Người đàn bà với bịnh mất huyết - Luca 8.43-48
4. Người què ở ao Bêtếtđa - Giăng 5.1-9
5. Người phung - Mác 1.40-45
6. Người mù - Giăng 9.1-38
7. Saulơ người Tạt-sơ - Công Vụ các Sứ đồ 9.1-9
8. Các môn đồ - Mathiơ 4.18-22
9. Laxarơ - Giăng 11.1-44
10. Tôi – ngày 23 tháng 5 năm 1983! (Minh họa: Đây chẳng phải là ấn tượng sâu sắc giống như một số người trên đây, song nó tạo ra sự khác biệt khi Chúa Jêsus đi ngang qua nơi tôi sinh sống!)
B. Đây là việc rất ấn tượng (các câu 11-14) – Mấy câu nầy cho chúng ta biết rằng số ma quỉ nầy rời khỏi người đó, nhập vào bầy heo đến 2.000 con, rồi đâm đầu xuống biển! Đây là một sự hoán chuyển quá thê thảm! Sự thực là, tôi chưa từng thấy cảnh tượng thể thảm đó! Nó nắm lấy sự chú ý của họ! Nó gây ra một sự khuấy đảo. Những kẻ nhìn thấy cảnh tượng ấy đã bỏ chạy đi lan truyền tin tức!
(Minh họa: Đấy là phương thức xảy ra sự cứu rỗi! Bất cứ khi nào ơn ấy xảy ra, đúng là thảm kịch! Một đời sống được thay đổi! Địa ngục bị cướp mất một nạn nhân khác! Sự chết bị đánh lừa! Satan thua một cuộc chiến khác! Đức Chúa Trời được vinh hiển! Có sự vui mừng trên Thiên đàng! Một tội nhân được chuộc cho đến đời đời, được thay đổi và được lập làm một thành viên trong gia đình của Đức Chúa Trời! Đấy là một ấn tượng rất hay! Bầy heo có thể không chết đến hàng ngàn con khi một tội nhân ăn năn, nhưng có nhiều phép lạ hơn diễn ra ở trong tấm lòng, cuộc sống và tương lai của con người đó. Khi Chúa Jêsus chuyển qua một nơi nào đó rồi khởi sự cứu chuộc nhiều tội nhân, không một lời lẽ nào có thể mô tả được sự cứu ấy! Sự cứu đó rất ấn tượng! Sự cứu đó rất phấn khích!)
(Minh họa: Không một điều gì có ấn tượng sâu sắc cho bằng những gì đang xảy ra trong đời sống của người nào đem lòng tin cậy Chúa Jêsus. Gã tội nhân đáng chết kia được làm cho sống động trong Chúa Jêsus và đã trở thành một người mới, II Côrinhtô 5.17. Họ tiếp nhận sự sống mới, gia đình mới, sự tha thứ hoàn toàn quá khứ và tương lai của họ, được giải cứu ra khỏi ngục tù tội lỗi và một quê hương ở trên trời khi họ rời khỏi thế gian nầy. Đúng là ấn tượng thật sâu sắc!)
C. Sự việc nầy quá rõ ràng (các câu 15-17) – Khi những kẻ kia chạy vào thị trấn để thuật lại những việc vừa xảy ra, họ trở lại với dân thị trấn, họ được chào đón bởi một bối cảnh đáng kinh ngạc: kẻ bị quỉ ám hoang dã, chẳng ai kềm chế được kia đang ngồi đó nhìn quanh với nụ cười thật tươi trên gương mặt mình. Ông ta không còn kêu la nữa! Ông ta không còn tự gây tổn thương mình nữa! Ông ta chẳng còn trần truồng nữa. Ông ta chỉ ngồi đó, đang tương giao với Chúa Jêsus, đang hành động giống như thể ông ta sống bình thường như bao nhiêu người khác! Dường như chẳng có gì quan trọng đã xảy ra! (Lưu ý: Những gì họ trông thấy về người nầy là hình ảnh nói tới những gì đang xảy ra khi có người đạt tới đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy chú ý những gì họ đang nhìn thấy nơi người).
1. Ông ta rất bình tĩnh – Ông ta đang ngồi đó. Sự bình an thế chỗ cho đau khổ. Thay vì bị ma quỉ cùng những ham muốn theo xác thịt điều khiển, ông ta chỉ ngồi đó với trí khôn thật bình tĩnh.
(Minh họa: Đây là những gì Chúa Jêsus đang làm cho những ai đem lòng tin cậy Ngài. Ngài cất lấy khổ ải của họ rồi đổi nó thành sự bình an. Mọi sự ám ảnh đã được thay thế với sự bình an vượt quá mọi trí hiểu. Sự bình an cho thánh đồ là lời hứa của Chúa Jêsus, Giăng 14.27).
2. Ông ta mặc quần áo – Nếu như họ chưa để ý thấy ông ta với trí khôn bình tỉnh đang ngồi ở đó, chắc chắn họ sẽ nhìn thấy sự thực ông ta chẳng còn trần truồng nữa. Công việc mà Đấng Christ đã làm ở bên trong con người nầy, đã tạo ra những sự đổi thay ở bên ngoài của ông ta nữa.
(Minh họa: Cũng một thể ấy khi có người đạt tới đức tin nơi Chúa Jêsus. Diện mạo bên ngoài và phong thái cuộc sống sẽ tự nó thích nghi với sự sống mới ở bên trong đã được Chúa Jêsus dựng nên. Nói cách khác, khi bạn đã làm hòa lại với Đức Chúa Trời ở trong lòng, sự ấy sẽ thay đổi phương thức bạn sống, động và có! Những ao ước của bạn sẽ thay đổi! Khẩu vị của bạn sẽ thay đổi! Ý thức đúng sai của bạn sẽ thay đổi! Bạn sẽ minh chứng thực tại ơn cứu rỗi của mình qua cách thức bạn sống đời sống mới! Như tôi đã nói rồi, bạn sẽ trở thành một con người mới, II Côrinhtô 5.17).
3. Ông rất tự chủ – Giờ đây, họ nhìn thấy ông ta với trí khôn bình tĩnh. Ông ta không còn mất tự chủ nữa, không còn bị quyền hành của các thế lực ma quỉ ở bên trong khống chế nữa. Giờ đây, ông hoàn toàn tỉnh táo với trí khôn bình tịnh! Đúng là một sự khác biệt!
(Minh họa: Đây đúng là những gì xảy ra khi một tội nhân đạt tới đức tin nơi Chúa Jêsus! Tấm lòng của họ được thay đổi. Con người bề ngoài của họ được thay đổi. Lý trí của họ cũng được thay đổi nữa. Bạn thấy đấy, khi một người được sanh lại, một "Linh" mới nắm lấy sự sống trong người ấy. Ngay lúc được biến đổi, Đức Thánh Linh liền ngự vào đời sống của người được cứu. Ngài ngự ở đó để hướng dẫn, Giăng 16.13; để yên ủi, Giăng 14.16-18; để dạy dỗ, Giăng 14.26. Ngài bắt đầu một tiến trình theo thời gian sẽ kết quả trong sự "đổi mới của tâm thần mình", Rôma 12.2. Nghĩa là, Ngài giúp chúng ta biết suy nghĩ về những vụ việc giống như Đức Chúa Trời suy nghĩ đến chúng. Thay vì lọc mọi sự qua cái đầu lọc gian ác của chính chúng ta, nơi mà mọi sự được nhìn xem từ quan điểm đam mê lạc thú cá nhân, Ngài dạy cho chúng ta biết nhìn xem những vụ việc từ quan điểm của Đức Chúa Trời. Chúng ta học biết nhìn xem cuộc sống qua ánh mắt của Đức Chúa Trời. Khi điều nầy diễn ra, chúng ta được cứu ra khỏi nhiều đau khổ và buồn rầu. Khi điều nầy xảy ra, chúng ta đang tấn tới mạnh mẽ trong Chúa. Khi điều nầy diễn ra, sau cùng chúng ta đang ở chỗ trí khôn bình tĩnh. Đây là một quá trình lâu dài, nhưng tôi cảm tạ Chúa vì Ngài cũng đã cứu chúng ta!)
I. Tình trạng của con người
II. Sự biến đổi của con người
III. SỨ MỆNH CỦA CON NGƯỜI (các câu 18-20)
(Minh họa: Chẳng có một con người nào trong chúng ta mà Đức Chúa Trời đã cứu để rồi ở không đâu, Êphêsô 2.10. Thực vậy, một trong những bằng chứng chắc chắn nhất của thực tại kinh nghiệm cứu rỗi là khao khát được năng động trong công việc của Chúa. Chúng ta nhìn thấy sự thực nầy được chứng tỏ trong đời sống của con người vừa mới được biến đổi nầy).
A. Ước ao của người (câu 18) – Người nầy chẳng muốn chi khác hơn là được ở với Chúa Jêsus. Hãy nhìn vào mọi sự Chúa Jêsus đã làm cho ông ta! Ông ta muốn được ở trong sự hiện diện của Chúa thì chẳng có gì là lạ lùng hết.
(Minh họa: Từ quan điểm của con người, chẳng có gì nói nhiều về tình cảm của bạn dành cho Chúa Jêsus và thực tại bạn được cứu làm bùng cháy lên khao khát muốn được ở cùng Chúa Jêsus. Những vụ việc của Đức Chúa Trời rất là quí báu cho những ai yêu mến Ngài. Lời của Ngài là là một tủ kho báu cần phải được khám phá và thưởng thức. Sự thờ phượng Ngài là một sự kiện không được bỏ qua. Những bài ca của Ngài vốn quí báu vì chúng hiến cho chúng ta đặc ân cất cao giọng trong sự ngợi khen Ngài. Nhà của Ngài là một nơi đặc biệt để cho tấm lòng chúng ta khát khao. Sự hiện diện của Ngài là điều thích thú và sốt sắng tìm kiếm khi một người trải qua cuộc đời nầy. Linh hồn được chuộc chỉ muốn được ở với Chúa Jêsus và chẳng muốn chi khác nữa. Có phải đấy là gánh nặng trong tấm lòng của bạn không? Được ở với Ngài có phải là nổi khao khát sâu sắc nhất trong linh hồn bạn không? Ồ, người nào đã được cứu chuộc, như đang ở trong một mối quan hệ mật thiết, nhìn biết niềm vui sướng nhất của một vài phút được ở với Ngài! Đúng là một Đấng Cứu Thế! Sau mọi sự Ngài đã làm cho chúng ta, làm sao mà chúng ta lại chẳng muốn được ở cùng Ngài cho được chứ?)
B. Ý muốn của Chúa (câu 19) – Đang khi Chúa chắc chắn cũng rung động bởi tình cảm của người nầy, Chúa Jêsus biết rõ đã có nhiều người khác họ cần phải nghe thấy những gì Đức Chúa Trời đã làm cho con người nầy. Vì lẽ đó, Chúa Jêsus sai người về nhà với những huấn thị phải thuật lại cho người khác biết Chúa đã làm chi cho người. Ông ta cần phải đưa ra bằng chứng của mình rồi thuật lại cho kẻ bị mất biết rằng Chúa đã tìm được ông ta. Ông ta cần phải thuật lại cho những kẻ phu tù biết rằng có sự tự do trong Chúa Jêsus! Ông ta cần phải thuật lại cho kẻ bị tổn thương biết rằng có dầu trong cứ Galaát. Ông ta cần phải đem các tin tức tốt lành nói tới ơn cứu rỗi cho cả thế giới đang dãy chết và hư mất nầy.
(Minh họa: Đồng thời, đây vẫn là ước ao của Chúa dành cho từng người đã được chuộc trong thế gian ngày hôm nay! Nếu bạn đã được cứu, bạn có một câu chuyện phải thuật lại! Đây là câu chuyện nói tới một người đã sống trong bất lực và vô vọng cho tới khi Chúa Jêsus đi ngang qua và tạo nên sự khác biệt! Chúa Jêsus muốn bạn thuật lại cho người khác biết về những gì Ngài đã làm cho bạn, Mathiơ 28.19-20; Mác 16.15. Aghê 2.19 đưa ra câu hỏi nầy: "Các ngươi còn có hột giống nơi hầm vựa không?" Quí bạn ơi, hột giống không thể mọc lên cho tới khi nào nó được gieo vào đồng ruộng. Chúa Jêsus bảo các môn đồ Ngài phải "thả lưới" của họ. Tại sao chứ? Ngài biết khi lưới còn nằm trên thuyền thì chẳng bắt được con cá nào hết! Ai sẽ gieo hột giống đây? Ai sẽ thả lưới đây? Ai sẽ đến trước mặt Đức Chúa Trời hôm nay rồi chịu nói cho thế gian biết về Chúa Jêsus? Như Đức Giêhôva đã hỏi ở Êsai 6, "Ai sẽ đi cho chúng ta?")
C. Việc làm của người ấy (câu 20) – Khi người được chuộc nầy nghe thấy ý chỉ của Chúa cho đời sống mình, ông ta đã không chần chừ. Ông ta chổi dậy, trở về nhà rồi bắt đầu rao giảng những tin tức tốt lành nói tới ơn cứu rỗi qua Đức Chúa Jêsus Christ. Người nầy đã minh chứng sự biến đổi của mình bằng sự vâng phục theo ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho đời sống mình, Giăng 14.15; 21. Ông ta chỉ làm theo những gì Chúa truyền cho mà chẳng thắc mắc chi hết. Đúng là một tấm gương!
(Minh họa: Hãy nhớ điều mà Giacơ đã nói: "Hoặc có kẻ nói: Ngươi có đức tin, còn ta có việc làm. Hãy chỉ cho ta đức tin của ngươi không có việc làm, rồi ta sẽ chỉ cho ngươi đức tin bởi việc làm của ta", Giacơ 2.18. Chẳng có điều chi minh chứng tình cảm dành cho Chúa Jêsus rõ ràng hơn một đời sống biết nhảy vào làm theo ý muốn của Chúa. Chúa có tính toán gì với bạn không? Nếu Chúa Jêsus đã tạo ra sự khác biệt, Ngài sẽ làm đấy!)
Phần kết luận: Trong một dịp kia, khi du hành sang phía Tây, nhà truyền đạo "Bác" John Vasser đến viếng một ngôi nhà của người vợ hay cầu nguyện, chồng của bà ta là người không theo đạo. Bà ta nài xin cho có một quyển Kinh Thánh, và Vassar, đưa cho bà ấy một cuốn, rồi đi đường mình. Không bao lâu sau khi ông rời đi thì người chồng về đến nhà, nhìn thấy quyển sách rồi nỗi giận dữ lên. Ông ta cầm quyển Kinh Thánh với một tay và cây búa ở tay kia, ông ta vội vã đem quyển sách ra một điểm tựa rồi chặt quyển sách ra làm hai. Trở vào nhà, ông ta ném phân nửa quyển Kinh Thánh vào vợ mình, rồi nói: "Khi em đòi một phần gia sản quanh đây, đó là phần của em đấy".
Phân nửa kia, ông ta quăng lên cái kệ treo dụng cụ của mình. Nhiều tháng trời trôi qua, vào một ngày mùa đông ẩm ướt, ông ta muốn tránh vợ mình nên bước tới gần cái kệ đó. Thời gian trôi đi chầm chậm, trong nổi buồn tẻ khó chịu ông ta nhìn quanh tìm cái gì đó để đọc. Lật qua quyển Kinh Thánh có một nửa kia, sự chú ý của ông ta bị bắt lấy bởi câu chuyện nói tới người con trai hoang đàng ở Luca 15. Ông ta bị cuốn hút vào thí dụ ấy, nhưng khi khám phá ra phần cuối câu chuyện đó thuộc về phân nửa quyển Kinh Thánh mà vợ ông đã giữ lấy. Ông ta lẽn vào nhà và kín đáo tìm kiếm phần còn lại của quyển sách, nhưng không thể tìm được vợ mình đã cất ở chỗ nào.
Sau cùng, ông ta mới lộ diện, hỏi thăm bà cất nó ở đâu, rồi đọc câu chuyện đó rất nhiều lần. Trong quá trình ấy, ông ta đã đến với Cha Thiên Thượng giống như người con trai hoang đàng ăn năn quay về với gia đình.
Đấy là sự khác biệt mà Chúa Jêsus đã tạo ra trong từng đời sống mà Ngài chạm đến. Ngài có tạo ra sự khác biệt nơi bạn chưa?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét