Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Mác 1.35-39: "TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI ĐẦY TỚ LẠ LÙNG"



Mác 1.35-39
TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI ĐẦY TỚ LẠ LÙNG
Phần giới thiệu: Năm đầu tiên chức vụ trên đất của Chúa Jêsus đã được sử dụng trong chỗ ít người biết đến. Có ít thông tin cung ứng cho chúng ta trong những ngày đầu sớm sủa đó. Chúng ta biết Ngài đã đến giảng Tin Lành ở các phần phía Nam xứ Israel và đến với những linh hồn bị hư mất. Tin Lành Mác trình bày cho chúng ta về những ngày đầu sớm sủa thuộc năm thứ hai chức vụ trên đất của Chúa chúng ta.
Năm thứ nhứt chức vụ của Đấng Christ được gọi là Năm Mờ Tối. Năm thứ hai được gọi là Năm Được Lòng Người. Mác lướt qua năm thứ nhứt chức vụ của Chúa Jêsus rồi bắt đầu vào thời điểm lúc Chúa Jêsus khởi sự kiếm một lực lượng tùy tùng trong xứ Israel.
Khi chúng ta lần theo truyện tích của Mác trong chương nầy, chúng ta thấy Chúa kêu gọi các môn đồ đầu tiên của Ngài, các câu 16-20. Chúng ta cũng quan sát, thấy Ngài đang giảng đạo trong nhà hội, các câu 21-22; đuổi tà ma, các câu 23-28; và chữa lành nhiều kẻ tật bịnh, các câu 29-34. Chúng ta đã nhìn thấy Người Đầy Tớ Lạ Lùng đang lo liệu công việc của Cha Ngài.
Khi chúng ta lần theo Chúa Jêsus qua các sự cố nầy, chúng ta đã nhìn thấy Sự Giảng Đạo và Quyền Phép của Người Đầy Tớ Lạ Lùng. Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét Tình Cảm của Người Đầy Tớ Lạ Lùng.
Mấy câu nầy tỏ ra tình cảm cao trọng đã cảm động tấm lòng của Cứu Chúa. Cái nhìn ngắn ngủi nầy vào thời điểm sáng sớm cho thấy điều chi là quan trọng đối với Đức Chúa Jêsus Christ. Tôi muốn nhìn vào các yếu tố có tính tác động nầy, vì điều chi là quan trọng đối với Chúa Jêsus sẽ là điều quan trọng đối với chúng ta.
Chúng ta hãy hiệp với Chúa Jêsus trong thì giờ tỉnh nguyện của Ngài và học biết về thứ tình cảm đã làm lay động linh hồn Ngài. Khi chúng ta nhìn thấy tình cảm của Ngài tỏ ra, chúng ta hãy cầu xin Chúa dựng nên trong lòng chúng ta một tình cảm yêu mến chính những việc ấy. Tôi muốn lấy mấy câu nầy rồi giảng dạy về Tình Cảm của Người Đầy Tớ Lạ Lùng.
I. CHÚA JÊSUS CÓ TÌNH CẢM DÀNH CHO SỰ CẦU NGUYỆN (câu 35).
A. Các bổn phận thuộc về ngày Sa-bát rất là nghiệt ngã. Sau khi giảng dạy trong nhà hội, Chúa Jêsus phải đối diện với một kẻ bị tà ma ám. Chúa Jêsus đuổi tà ma đó. Ngài rời nhà hội đi đến nhà của Phierơ để ăn trưa. Khi Ngài đến nơi, Chúa Jêsus thấy bà gia Phierơ bị đau rét. Chúa Jêsus đã chữa lành cho bà ấy. Khi mặt trời lặn rồi, hết thảy dân chúng trong thành Cabênaum đem kẻ đau bịnh cùng những kẻ bị quỉ ám đến với Chúa Jêsus để Ngài chữa lành cho họ. Ngài đang làm công việc nầy, chắc chắn Ngài gặp gỡ dân chúng và giúp cho họ đi đường trong đêm.
Tuy nhiên, buổi tối muộn màng không ngăn trở Chúa Jêsus không gặp gỡ với Cha Ngài vào lúc sáng sớm. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus đã chờ dậy khi “trời còn mờ mờ” rồi đến một nơi vắng vẻ để cầu nguyện. Chúng ta không biết chính xác Chúa Jêsus cầu nguyện bao lâu, nhưng chúng ta có thể đoán thời điểm ấy vào giữa 3 và 4 giờ sáng.
Đây chẳng phải là thời điểm duy nhứt chúng ta thấy Chúa Jêsus bước vào mối tương giao với Đức Chúa Cha. Thực vậy, chức vụ của Ngài đã được đánh dấu bởi những thời điểm cầu nguyện kéo dài. Chúa Jêsus được chỉ ra trong khi cầu nguyện không dưới 25 lần trong các sách Tin Lành. Mối tương giao với Đức Chúa Cha là một trong những dấu hiệu nói tới Đấng Mêsi, Êsai 50.4.
B. Sự thực Chúa Jêsus cầu nguyện làm dấy lên nhiếu thắc mắc rất thú vị.
 Chúa Jêsus cầu nguyện về vấn đề gì? – Hầu hết sự cầu nguyện của chúng ta có thể được mô tả bởi các chữ cái A.C.T.S. Nghĩa là, Adoration (cung kính), Confession (xưng tội), Thanksgiving (cảm tạ), và Supplication (nài xin). Khi Chúa Jêsus là vô tội, Ngài không cần phải xưng tội. Nhưng, chúng ta dám chắc rằng Ngài đã sử dụng nhiều thì giờ cho sự cung kính, cảm tạ và nài xin.
Chúa Jêsus bước ra cầu nguyện sáng hôm ấy sau một ngày chức vụ đầy năng quyền. Tôi dám chắc rằng Ngài đã dành thời gian để cảm tạ Đức Chúa Cha vì những ơn phước, sự hiện diện và quyền phép của Ngài. Tôi dám chắc rằng Ngài đã cầu thay cho dân chúng, những ai đã được chữa lành. Ngài đã nài xin để họ biết nhìn qua bên kia những phép lạ mà được cứu. Ngài đã cầu thay cho các môn đồ của Ngài, để họ sẽ trở thành người của Đức Chúa Trời. Ngài đã cầu nguyện cho chính bản thân Ngài. Ngài ước ao ơn phước của quyền phép của Đức Chúa Cha. Chắc chắn, Chúa Jêsus đã đi ra sáng hôm ấy để tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Cha để được dẫn dắt trong chức vụ của Ngài. Đã có nhiều điều khoản trong lời cầu nguyện của Ngài vào buổi sáng sớm hôm ấy.
 Tại sao Chúa Jêsus cần phải cầu nguyện? – Rốt lại, Ngài là Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt. Chúng ta cần phải nhớ rằng Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời ở trong xác thịt loài người, nhưng Ngài không đến với thế gian nầy để sống như Đức Chúa Trời, Ngài đã đến để sống như một người đầy dẫy Đức Thánh Linh. Chúa Jêsus đã cầu nguyện vì Ngài đã sống đời sống của Ngài trong sự nương cậy hoàn toàn vào Đức Chúa Cha. Chúa Jêsus đã cầu nguyện vì Ngài muốn có một mối tương giao hoàn toàn không bị ngăn trở với Đức Chúa Cha. Chúa Jêsus muốn Đức Thánh Linh có khả năng tràn tuôn qua đời sống của Ngài trong quyền phép và sự tự do tuyệt đối. Vì thế, Chúa Jêsus đã đưa ra từng nổ lực để ở trong mối tương giao gần gũi, và thường trực đó với Cha của Ngài.
 Tại sao Chúa Jêsus tìm kiếm một nơi vắng vẻ? – Ngài muốn thì giờ cầu nguyện của Ngài không bị ngắt quãng và không bị ngăn trở. Chúa Jêsus vốn biết rõ thì giờ cầu nguyện của Ngài là quí báu, riêng tư và Ngài chẳng muốn một điều gì xen vào giữa Ngài và thì giờ để ra trong sự hiện diện của Cha Ngài.
C. Sự gặp gỡ cầu nguyện sáng sớm của Chúa chúng ta có một số bài học rất giá trị dạy dỗ cho chúng ta, nếu chúng ta chịu nghe theo chúng hôm nay.
 Nếu Chúa Jêsus, Ngài là Đức Chúa Trời trong xác thịt loài người, cảm thấy nhu cần phải cầu nguyện trong đời sống của Ngài, chúng ta càng cần phải ưu tiên nhiều cho sự cầu nguyện trong đời sống chúng ta càng hơn là dường nào? Cầu nguyện là cốt lõi cho một đời sống thuộc linh thánh khiết, được mặc lấy quyền phép. Một nhà truyền đạo có tên là E. Stanley Jones nói rằng cầu nguyện là “thời điểm phơi bày ra với Đức Chúa Trời”. Buồn thay, hầu hết Cơ đốc nhân trong thời buổi của chúng ta lại quá yếu đuối! Thực vậy, tôi biết chẳng có ai là phơi bày ra quá lâu! Nếu chúng ta muốn một đời sống có thể được Đức Chúa Trời đại dụng cho sự vinh hiển của Ngài, thế thì chúng ta phải cầu nguyện. Nếu chúng ta muốn quyền phép của Đức Chúa Trời giáng trên đời sống của chúng ta, thế thì chúng ta phải cầu nguyện. Nếu chúng ta muốn sống loại đời sống thánh khiết, thế thì chúng ta phải cầu nguyện. Cầu nguyện là đòi hỏi tuyệt đối không phải thắc mắc cho một đời sống quyền năng trong những vụ việc của Đức Chúa Trời.
 Kinh Thánh nói rất nhiều về sự cầu nguyện:
 Kinh Thánh truyền cho chúng ta phải cầu nguyện – I Têsalônica 5.17; Luca 18.1; Rôma 12.12; Êphêsô 6.18; Côlôse 4.2.
 Chúng ta có được những huấn thị phải cầu nguyện như thế nào – Luca 11.1-4.
 Chúng ta được cung ứng cho các tấm gương cầu nguyện – Ápraham, Môise, Anne, Samuên, Êli, Êlisê, Êxêchia, Giôna, Phaolô và nhiều người nữa đã được liệt kê ra là hạng chiến binh cầu nguyện trong Kinh Thánh. Tất nhiên là Chúa Jêsus đã cầu nguyện.
 Chúng ta được cung ứng cho huấn thị để biết đừng cầu nguyện theo tư thế nào – Mathiơ 6.5-8.
 Chúng ta được cung ứng cho những lời hứa trong sự cầu nguyện – Giêrêmi 33.3; Êsai 65.24; Mathiơ 7.7-11; Philíp 4.6-7.
 Cầu nguyện không phải là làm cho ý muốn của chúng ta được nên ở trên trời đâu, mà là nhận được ý muốn của Đức Chúa Trời được nên ở trên đất. Khi Chúa Jêsus bước ra để cầu nguyện, có lẽ Ngài đã cầu xin để biết phương hướng trong chức vụ của Ngài. Chắc chắn Ngài đã cầu xin Đức Chúa Cha những gì Ngài sẽ làm và chỗ mà Ngài sẽ đi tới kế tiếp đó. Đúng là một đối chiếu cho cách thức chúng ta phải cầu nguyện! Chúng ta thực hiện mọi chương trình của mình và rồi chúng ta cầu xin Chúa chúc phước cho những gì chúng ta đã quyết định làm! Làm thế là ngược ngạo rồi.
Chúng ta phải tìm kiếm ý chỉ và sự dẫn dắt của Ngài cho đời sống của chúng ta. Khi Ngài bảo cho chúng ta biết những gì Ngài muốn chúng ta phải làm và chúng ta làm theo điều đó, chúng ta có thể dám chắc về các ơn phước của Ngài!
 Cầu nguyện phải trở thành ưu tiên một trong đời sống của chúng ta, nếu chúng ta muốn có loại đời sống đúng đắn! Bạn có muốn quyền phép của Đức Chúa Trời giáng trên đời sống của bạn không? Bạn có muốn mối tương giao mật thiết với Chúa không? Bạn có ao ước được đại dụng hết mọi khả năng của bạn không? Nếu có, thì bạn phải biến cầu nguyện thành ưu tiên một!
Sao chứ? Hãy biệt riêng thì giờ đã ấn định để cầu nguyện và giữ theo thì giờ đó! Hãy tìm một chỗ cho mình, ở đó không có điều chi ngăn trở, ngắt quãng. Hãy tránh xa điện thoại, TV, máy tính và bất kỳ một ngăn trở nào khác và dốc đổ hết lòng ra với Chúa. Cầu nguyện là một thói quen trong đời sống của Chúa và cầu nguyện phải trở thành một thói quen trong đời sống của chúng ta, nếu chúng ta muốn có quyền năng của Ngài.

(Minh họa: Ray Steadman chia sẻ sự cầu nguyện như sau đây: “Vào ngày 21 tháng Giêng năm 1930, Vua George V của nước Anh sắp sửa đọc diễn văn trước một hội nghị quốc tế tổ chức tại Luân đôn. Đây là một sự cố mà thế giới rất chú ý. Đệ I Thế Chiến đã kết thúc chưa đầy một thập kỷ rưỡi trước đó, và dân chúng trên thế giới rất lo sợ về một thế chiến khác. Bài diễn văn của Vua George sắp sửa được phát đi khắp toàn cầu bởi một kỷ thuật mới phát minh được gọi là radio, nhưng hầu hết nước Mỹ đã không nghe được bài diễn văn ấy.
Chỉ mấy phút trước khi Vua Anh quốc bước đến gần chiếc micro; một kỷ thuật viên trong phòng điều khiển của Hệ Thống Phát Thanh Columbia vấp vào sợi cáp và làm đứt mối nối. Trưởng phòng điều khiển CBS, một người có tên là Harold Vidian, không chút suy nghĩ về những gì mình sắp làm. Ông ấy vói tay nắm lấy hai đầu của sợi cáp bị đứt với hai bàn tay trần của mình, rồi nối mạch lại bằng thân thể của mình.
Ngay khi ấy Vidian bị xóc lên bởi dòng diện mấy trăm volt. Ông ta cứ đứng như thế khi thông điệp của Vua George được truyền phát đi qua đại lục Bắc Mỹ. Vidian vẫn còn sống – và giọng nói của nhà vua đã được mọi người nghe thấy.
Đấy là một hình ảnh xung điện cho những gì mà đời sống chúng ta phải trở thành. Chúng ta là những ống dẫn, là chất dẫn quyền phép của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta để cho quyền phép của Ngài truyền qua chúng ta, thế thì giọng nói của Nhà Vua sẽ được cả thế gian nghe thấy”.
Tôi muốn có quyền phép ấy! Nhưng, nếu tôi muốn có quyền phép, thì tôi phải cầu nguyện, nhưng tôi phải cầu nguyện thường xuyên, từ một tấm lòng thanh sạch với những động lực thanh sạch. Khi chúng ta học cầu nguyện giống như Chúa Jêsus, Đức Chúa Trời sẽ chúc phước cho đời sống chúng ta giống như Ngài đã chúc phước cho Con của Ngài vậy!)
D. Cho phép tôi kết thúc với một vài câu hỏi ngắn có liên quan tới tính cần thiết của sự cầu nguyện trong đời sống chúng ta.
 Bất chấp các áp lực đang thôi thúc ở quanh Ngài, Chúa Jêsus ĐÃ DÀNH thì giờ để trò chuyện với Cha của Ngài. Ngài quá bận rộn nhưng không quên cầu nguyện, và chúng ta cũng phải như thế! Chúng ta đừng bao giờ để cho công việc làm ăn trong cuộc sống lấn áp công việc cầu nguyện rất quan trọng đó.
 Nếu Chúa Jêsus cần sự trợ giúp của Đức Chúa Cha, chúng ta còn cần rất nhiều hơn nữa là dường nào?
 Giống như Chúa Jêsus, chúng ta cần phải tìm một nơi để chúng ta có thể ở riêng với Đức Chúa Trời tại đó. Chúng ta cũng cần phải biết rằng thì giờ riêng tư của chúng ta không bị ngắt quãng, câu 36. Thường thì công việc làm ăn sẽ lấn áp vào thì giờ riêng tư của chúng ta, câu 37. Khi có sự ngắt quãng, hãy sử dụng chúng với ân điển bước đi với Đức Chúa Trời trong một chuyến phiêu lưu mới, câu 38.
 Không một điều gì sẽ được phép ngắt quãng thì giờ riêng tư của chúng ta với Đức Chúa Trời. Thời gian, sự mệt mõi, sự chậm trễ, chẳng có một công việc gì quan trọng hơn thì giờ của chúng ta ở riêng với Ngài!

II. CHÚA JÊSUS CÓ TÌNH CẢM ĐỐI VỚI SỰ GIẢNG ĐẠO (các câu 36-38).
A. Khi Chúa Jêsus cầu nguyện, Ngài bị ngắt quãng bởi Phierơ, Anhrê, Giacơ và Giăng. Họ đến để nói cho Ngài biết dân chúng thành Cabênaum đang tìm kiếm Ngài. Giống như đêm hôm trước, dân chúng trong thành phố đã tụ tập lại quanh cửa xin giúp đỡ và chữa lành. Bấy giờ, lúc trời còn mờ mờ, họ đã quay trở lại.
Điều nầy làm phấn khích các môn đồ! Họ dám chắc rằng Chúa Jêsus sắp sửa trở thành một siêu sao! Họ dám chắc rằng Chúa Jêsus sẽ tự công bố mình là Đấng Mêsi và Ngài sẽ bắt đầu tập trung quân đội lại để giải phóng quốc gia Israel ra khỏi quyền thống trị của Rome.
Họ đến với Chúa Jêsus để khích lệ Ngài nên tận dụng tình trạng được lòng người quá đổi như thế. Họ muốn Ngài quay trở lại với thành phố rồi làm thêm một số phép lạ để dân chúng sẽ cứ bám lấy Ngài hoài.
Tuy nhiên, Chúa Jêsus đã từ chối không để cho các môn đồ hay dân chúng thành Cabênaum điều khiển phương hướng chức vụ của Ngài. Ngài đã ở trong mối giao thông với Cha của Ngài và Ngài biết những gì Đức Chúa Cha muốn Ngài phải lo làm rồi.
Chúa Jêsus nhắc cho các môn đồ nhớ, câu 39, rằng sứ điệp thì quan trọng hơn các phép lạ. Chúa Jêsus nói cho họ biết rằng Ngài sắp sửa đi qua các thành, các làng, những nơi Ngài chưa rao giảng, để Ngài có thể chia sẻ Tin Lành với họ nữa.
B. Trong thời buổi đó, các phép lạ vẫn là những sự việc lớn lao. Dường như bất kỳ một chức vụ nào nhắm vào sự thần kỳ sẽ có nhiều người chạy theo, trong khi nhiều chức dịch chính trên sứ điệp của Kinh Thánh sẽ không làm được sự ấy.
Tại sao lại như vậy chứ? Dân chúng ưa chuộng các phép lạ của họ! Họ thích nghe nói về kẻ đau được lành, người chết được sống lại cùng những câu chuyện nói tới mọi nhu cần được thỏa trong các phương thức thật lạ lùng. Họ ưa thích các phép lạ, nhưng họ dường như không có thì giờ để lắng nghe sứ điệp.
Hầu hết người ta đều nông cạn, chỉ biết lấy cái tôi làm trọng và tập trung vào những chuyện giật gân. Dân chúng ngày nay giống như người thành Athen trong Công Vụ các Sứ đồ 17.21: “(Vả, hết thảy người A-thên và người ngoại quốc ngụ tại thành A-thên chỉ lo nói và nghe việc mới lạ mà thôi)”.
C. Không nghi ngờ chi nữa, Chúa Jêsus đã có một chức vụ được đánh dấu bằng các phép lạ. Ngài đã chữa lành cho từng tật bịnh mà ai cũng biết rõ; Ngài làm cho kẻ chết sống lại; Ngài cho nhiều đoàn dân đông ăn; Ngài bước đi trên mặt biển; thậm chí Ngài đã sống lại từ kẻ chết sau khi Ngài được chôn cất. Ngài vẫn còn chữa lành hôm nay, nếu Ngài chọn làm như thế. Tôi đã nhìn thấy Ngài làm như thế thật nhiều lần rồi.
Đang khi Chúa Jêsus sẽ, đã và đang chữa lành những bịnh tật theo phần xác, Ngài đặc biệt hóa trong sự chữa lành những bịnh tật của linh hồn. Trong khi chúng ta ngợi khen Chúa về từng sự chữa lành mà Ngài đã thực thi, sự chữa lành cho thân thể chỉ là tạm thời thôi. Nhưng, khi Ngài chữa lành một linh hồn, sự chữa lành ấy là đời đời, vĩnh cửu!
Hãy xem xét lời hứa trong Thi thiên 103.3: “…Chữa lành mọi bịnh tật ngươi”. Các thứ bịnh tật của linh hồn có thể giết chết y như các thứ bịnh tật của xác thịt. Các bịnh tật của linh hồn như thù hận, giận dữ, cay đắng, không tha thứ, ngồi lê đôi mách, thất vọng, ngã lòng, tư dục, kiêu ngạo, tội lỗi, ghen ghét, sợ hãi, v.v…, có thể cướp đi sự vui mừng của bạn, làm cho câm tiếng vui mừng hồ hỡi của bạn và làm cho tấm lòng bạn bị què quặt. Chúa Jêsus có thể chạm đến bạn trong bất kỳ một chứng bịnh nào nơi linh hồn bạn và Ngài có thể ban cho bạn sự chữa lành tuyệt đối ngay hôm nay! Kinh Thánh là cái tủ thuốc chứa đơn thuốc mà bạn đang có cần, Thi thiên 107.17-21.
Nhu cần lớn lao nhất của linh hồn là phải được chữa lành căn bịnh tội lỗi. Đấy là lý do tại sao Chúa Jêsus đã đặt chú trọng nhiều vào việc rao giảng Tin Lành. Ngài đã đến để rao giảng vì Ngài muốn dân chúng biết rằng đã có hy vọng cho họ, nếu họ chịu đến với Ngài và tiếp nhận Tin Lành.
D. Tin Lành ân điển là “quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin”, Rôma 1.16. Sự rao giảng Tin Lành cũng là phương pháp mà Đức Chúa Trời đã chọn để cứu kẻ bị mất, I Côrinhtô 1.21.
Sự điệp của Tin Lành rất là đơn sơ. Đây là sứ điệp đó: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”, Giăng 3.16. Trong các tin tức tốt lành của chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời, chúng ta biết như sau: Ngài đã ban cho Con của Ngài. Con của Ngài chịu chết trên thập tự giá. Con của Ngài đã sống lại từ kẻ chết. Giờ đây, Đức Chúa Trời ban hiến ơn cứu rỗi cho “hễ ai tin”. Nếu bạn cần sự chữa lành cho căn bịnh tội lỗi, Chúa Jêsus là thuốc chữa đấy. Hãy đến với Ngài mà được cứu.
Nếu bạn để cho tội lỗi bước vào đời sống của mình là một tín đồ và bạn biết bạn đang ở ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời hôm nay, bạn cần phải biết rằng cũng có hy vọng cho bạn đấy! Ngài sẽ chữa lành đau khổ của linh hồn bạn nếu bạn chịu đến với Ngài với sự xưng tội và ăn năn, I Giăng 1.9.
III. CHÚA JÊSUS CÓ TÌNH CẢM DÀNH CHO CON NGƯỜI (câu 39).
A. Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài rời thành Cabênaum để vào trong các làng mạc xứ Galilê để chia sẻ sứ điệp Tin Lành với họ. Chúa Jêsus bị nung nấu với một tình cảm muốn nhìn thấy người ta được cứu ra khỏi tội lỗi của họ và được đưa vào trong mối quan hệ với Đức Chúa Cha.
Chúa Jêsus xây khỏi cơ hội được nổi tiếng vì Ngài muốn ai nấy đều nghe thấy sứ điệp nói tới hy vọng. Chúa Jêsus không đến để ai nấy nhìn biết Ngài là một nhân vật chuyên làm phép lạ. Ngài không đến chủ yếu là một nhà truyền đạo và là một vị giáo sư. Ngài đã đến với thế gian nầy đề phó sự sống Ngài làm “giá chuộc cho nhiều người”, Mác 10.45. Chúa Jêsus đã đến với thế gian nầy để chịu chết.
B. Chúa Jêsus đã đến với thế gian nầy và gánh chịu mọi sự, Ngài đã chịu như thế để Ngài có thể mở ra một con đường cứu rỗi cho hết thảy những ai chịu tiếp nhận Ngài. Để hoàn thành điều nầy, Chúa Jêsus đã thực hiện nhiều của lễ:
 Ngài khoác lấy xác thịt con người lên chính mình Ngài – Philíp 2.5-8.
 Ngài đã sống một đời sống nghèo khó – Mathiơ 8.20; II Côrinhtô 8.9.
 Ngài gánh chịu sự chối bỏ – Giăng 1.11; 19.15.
 Ngài gánh chịu đau khổ – Bị đòn vọt – Mác 15.15 (Minh họa: roi bò cạp); Bị đánh đập – Mathiơ 27.27-35, Giăng 19.2-5; Bị khạc nhổ vào mặt – Mathiơ 26.67, 27.30; Bị nhổ râu – Êsai 50.6; Bị đội mão gai – Mác 15.17.
 Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá – Mathiơ 27.35.
 Ngài chịu chết – Giăng 19.30; Mathiơ 27.50.
 Ngài đã sống lại – Mathiơ 28.1-6; I Côrinhtô 15.12-20.
C. Chúa Jêsus đã làm những điều Ngài đã làm vì Ngài yêu thương con người! Ngài đã làm những điều Ngài đã làm để bạn và tôi được cứu ra khỏi tội lỗi của mình. Chính tình cảm của Chúa chúng ta dành cho con người đã thúc giục Ngài phải bước vào thế gian nầy, sống đời sống mà Ngài đã sống và chết cái chết mà Ngài đã chịu. Ngài đã làm những điều mà Ngài đã làm vì Ngài có thứ tình cảm muốn nhìn thấy con người được cứu chuộc, Rôma 5.6-8.
Chúa Jêsus không đến với thế gian nầy để cho người ta biết Ngài là nhân vật chuyên chữa lành, một giáo sư, hoặc là người chuyên làm phép lạ. Ngài đã bước vào trong thế gian nầy để ai nấy nhìn biết Ngài là một Đấng Cứu Thế. Không những là một Đấng Cứu Thế, mà còn là Cứu Chúa duy nhứt nữa, Công Vụ các Sứ đồ 4.12; Giăng 4.6.
D. Đây là sự thực: Chúa Jêsus đã đến với thế gian nầy và đã chịu chết vì Ngài có thứ tình cảm dành cho con người. Ngài yêu thương con người trong từng giai cấp, chủng tộc và lý lịch. Chúa Jêsus yêu thương con người bất chấp quá khứ, khả năng, hay sự lầm lạc của họ. Ngài có thứ tình cảm muốn nhìn thấy người ta được cứu!
 Ngài có thứ tình cảm dành cho những ai bị bẫy trong vòng nô lệ cho tội lỗi và cái nắm bắt của Satan – Êphêsô 2.1-4.
 Ngài có thứ tình cảm dành cho những ai đang sống trong tội lỗi và bất công – Mác 2.17.
 Ngài có thứ tình cảm dành cho những ai chối bỏ Ngài – Luca 13.34.
 Ngài có thứ tình cảm dành cho những người nào không biết Ngài – Giăng 6.37.
 Ngài có thứ tình cảm dành cho bạn đấy – Rôma 10.9, 13.
Phần kết luận: Chúa Jêsus đã bị nung nấu với thứ tình cảm muốn làm theo ý định của Cha Ngài. Ngài bị nung nấu với thứ tình cảm muốn giải phóng con người ra khỏi những việc đã trói buộc họ. Chúa Jêsus bị nung nấu với thứ tình cảm dành cho những kẻ Ngài gặp gỡ trong cuộc sống của Ngài và cho những ai Ngài chưa hề gặp về phần xác. Chúa Jêsus bị nung nấu với thứ tình cảm dành cho bạn nữa đấy!
Bạn có hiểu rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian nầy, đã sống như Ngài đã sống, và đã chịu chết như Ngài đã chết vì Ngài bị nung nấu với thứ tình cảm dành cho bạn không? Bạn có hiểu rằng Chúa Jêsus đã bước lên thập tự giá vì Ngài yêu thương bạn không? Bạn có hiểu rằng sứ điệp Tin Lành là một sứ điệp dành cho bạn không?
Đây là lời mời gọi dành cho bạn đây:
 Nếu bạn chưa được cứu, tôi mời bạn hãy đến với Chúa Jêsus. Ngài yêu thương bạn và Ngài sẽ cứu bạn, giải phóng bạn ra khỏi bất cứ điều chi đang trói buộc bạn hôm nay.
 Nếu bạn đã được cứu rồi, nhưng bạn chưa biết mình cần phải sống với Chúa ở chỗ nào, bạn cần phải đến với quê hương. Ngài sẽ tha thứ cho bạn và Ngài sẽ phục hồi bạn ngay hôm nay.
 Nếu đời sống cầu nguyện của bạn cần phải sống động, chẳng có chỗ nào tốt để khởi sự hơn là với một thời điểm cầu nguyện, nài xin Đức Chúa Trời giúp đỡ cho bạn ngay hôm nay.
 Nếu bạn có bất kỳ nhu cần nào trong đời sống của mình, Chúa Jêsus có thứ tình cảm dành cho bạn đấy. Ngài quan tâm, I Phierơ 5.7, Hêbơrơ 4.15, và Ngài sẽ giúp đỡ cho bạn, nếu bạn đem các nhu cần ấy đến với Ngài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét