Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

Mác 10:13-16: "ĐỪNG CẤM CON TRẺ"



Mác 10:13-16
ĐỪNG CẤM CON TRẺ

Phần giới thiệu: Trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, Chúa Jêsus vừa dạy dỗ xong về vấn đề hôn nhân và ly dị rất quan trọng. Ngay sau khi sự bàn bạc ấy đã xong, Chúa Jêsus hướng sự chú ý của Ngài vào mấy đứa trẻ được cha mẹ chúng mang đến gặp Ngài.
Theo truyền thống của người Do thái, người ta đem con trẻ đến gặp một vị rabi để ông chúc phước và cầu thay cho chúng. Cũng rất là thường lệ khi bậc phụ huynh đưa con cái của họ đến nhà hội, ở đó từng người lớn bồng lấy đứa trẻ trên tay mình rồi cầu thay cho đời sống của đứa trẻ. Đây cũng chính là việc mà chúng ta vẫn còn làm hôm nay khi chúng ta dâng một đứa trẻ và cha mẹ nó cho Chúa.
Những bậc phụ huynh nầy đã bị các môn đồ Chúa quở trách nặng nề. Rõ ràng, họ cảm thấy thì giờ của Chúa rất có giá trị không nên dành cho những đứa trẻ nhỏ. Đổi lại, Chúa Jêsus đã quở trách họ vì thái độ của họ về mấy đứa trẻ nầy. Ngài nói cho các môn đồ biết trong chừng mực nào đó con trẻ là điều mà Nước Trời đã nói tới.
Thật là thích ứng khi Chúa Jêsus đưa ra phần dạy dỗ nầy về con trẻ ngay sau khi Ngài phán dạy về mối quan hệ hôn nhân. Câu nói: “hai người sẽ cùng nên một thịt” (Mathiơ 19:5) đã được ứng nghiệm rất cụ thể khi đôi hôn phối cùng nhau tạo ra một đứa con.
Bây giờ, chúng ta hãy đối diện với vấn đề nầy: con trẻ có thể rất ồn ào trong nhà thờ; chúng đòi hỏi nhiều sự chú ý đặc biệt và những chương trình thật đặc biệt; và chúng không thể góp phần vào gánh nặng tài chính của Hội Thánh. Con trẻ không phải là một sự rủa sả cần phải chịu đựng đâu; chúng là phước hạnh cần phải tận hưởng! Thi thiên 127:3 chép: “Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra; Bông trái của tử cung là phần thưởng”. Chúng ta được phước bởi tất cả những đứa trẻ ở chung quanh đây!
Phân đoạn Kinh Thánh nầy có đôi điều cần nói về con trẻ, và bởi sự cơi rộng ra, nói về Vương quốc của Cứu Chúa. Chúng ta hãy lần qua mấy câu Kinh Thánh quan trọng nầy, chúng thường hay bị bỏ qua lắm, và lưu ý một số bài học về cha mẹ, con cái và Đức Chúa Jêsus Christ.
Tôi muốn giảng luận về đề tài Đừng Cấm Con Trẻ. Tôi muốn chỉ cho bạn thấy những bài học mà chúng ta tìm gặp trong mấy câu nầy. Có Một Bài Học Về Sự Phục Vụ; Một Bài Học Về Ơn Cứu Rỗi; và Một Bài Học Về Cứu Chúa. Tôi muốn chúng ta hiểu rằng Chúa Jêsus có một chỗ đặc biệt trong tấm lòng của Ngài và trong mọi chương trình của Ngài dành cho con trẻ.
I. BÀI HỌC VỀ SỰ PHỤC VỤ
(Minh họa: Phân đoạn nầy rõ ràng tỏ ra những trách nhiệm nhất định mà cả hai: bố mẹ và Hội Thánh phải hướng về con trẻ của chúng ta. Chu toàn các trách nhiệm nầy là một hình thái phục vụ cho con trẻ của chúng ta. Cho phép tôi chỉ cho bạn thấy cách thức chúng ta phục vụ chúng).
A. Chúng ta phục vụ con trẻ bằng cách truyền đạo cho chúng – Phân đoạn Kinh Thánh nầy chẳng có một chỗ nào ám chỉ rằng Chúa Jêsus đã cứu mấy đứa trẻ nầy. Ngài chỉ cầu thay cho chúng rồi công bố một phước hạnh trên đời sống non trẻ của chúng. Bối cảnh nầy dạy cho chúng ta biết rằng những bậc phụ huynh nầy đã quan tâm đủ về tình trạng thuộc linh của con cái họ khi đem đến Chúa Jêsus để chúng được chúc phước qua sự cầu nguyện và qua cái chạm của Ngài.
Từ các phân đoạn sớm sủa nhất trong Kinh Thánh, những tín đồ bị thách thức phải lo chia sẻ những vụ việc của Đức Chúa Trời với con cái của họ, Phục truyền luật lệ ký 6:1-8. Tân Ước làm mới lại thách thức ấy cho bậc làm cha làm mẹ, Êphêsô 6:4.
Bậc phụ huynh nên làm mọi sự trong năng lực của họ để bảo đảm rằng con cái của họ được hướng theo đạo Tin Lành. Nói như thế có nghĩa là đem chúng đến nhà thờ trên một cơ sở thật thường trực. Cần phải cung ứng cho chúng cơ hội để có mặt trong lớp trường Chúa nhựt và sinh hoạt theo lứa tuổi. Cần phải cầu thay cho chúng, cùng với chúng cầu nguyện và cùng với chúng mở Kinh Thánh ra ở nhà. Cần phải mở rộng chính đức tin của bạn ra. Cần phải sống thường trực chính đời sống của bạn là một tín đồ. Cần phải dạy dỗ chúng biết rằng chẳng có gì trong thế gian nầy quan trọng hơn Chúa và công việc của Ngài.
Các giáo viên lớp trường Chúa nhựt và những nhân sự trong sinh hoạt từng lứa tuổi phải chia sẻ Tin Lành với con trẻ trong Hội Thánh nầy. Tin Lành phải được rao giảng từ tòa giảng nầy. Trách nhiệm chính trong việc truyền đạo cho con trẻ của hội chúng nầy đang đặt trên vai của người làm mẹ và người làm cha.
(Minh họa: Theo nghiên cứu mới đây của viện Gallup: 19 trong 10 người đã trở thành Cơ đốc nhân đã làm theo như vậy trước tuổi 25. Ở tuổi 25, một trong 10.000 sẽ trở thành tín đồ; ở tuổi 35, một trong 50.000; ở tuổi 45, một trong 200.000; ở tuổi 55, một trong 300.000; ở tuổi 75, một trong 700.000).
B. Chúng ta phục vụ con trẻ bằng cách giáo dục chúng – Bằng cách đem con trẻ của họ đến với Chúa Jêsus, những bậc phụ huynh nầy đang nói cho con cái của họ biết rằng họ đã nhìn thấy điều chi đó rất đặc biệt ở trong Ngài.
Giống như bậc phụ huynh thời xưa ấy, các tín hữu trong thời của chúng ta có trách nhiệm nêu gương đức tin của họ nơi Chúa Jêsus để thế hệ non trẻ hơn có thể thấy rõ nhìn biết Ngài là điều xứng đáng. Nếu đức tin của tôi không làm thay đổi đời sống tôi và khiến cho tôi trở nên một người tốt hơn, con cái của tôi sẽ không chịu theo đòi đức tin đó. Tôi có thể nói về đức tin của mình, nhưng nếu tôi không sống bởi đức tin của mình, sự việc sẽ chuyển thành giả hình trong con mắt con cái tôi. Chúng ta mau chóng nhận ra một sự giả hình!
Chúng ta có trách nhiệm giáo dục con cái mình về những vụ việc của Đức Chúa Trời. Ở Êphêsô 6:4, từ ngữ “nuôi nấng” đề cập tới “toàn bộ sự dạy dỗ và giáo dục” cho một đứa trẻ. Nhìn thấy con cái chúng ta đến với Chúa Jêsus không phải là trách nhiệm của giáo viên ở trường công. Đưa chúng đến mặt đối mặt với Chúa cứu rỗi là bổn phận của chúng ta. Nếu chúng ta trình bày thật nhiều về Chúa Jêsus ở trước mặt chúng, chúng sẽ càng ưa thích đến với Ngài ở độ tuổi rất sớm và giữ lòng trung tín với Ngài khi chúng trưởng thành.
C. Chúng ta phục vụ con cái chúng ta bằng cách khích lệ chúng – Khi bậc phụ huynh nầy đến với Chúa Jêsus cùng với con trẻ của họ, họ đang khích lệ chúng nên tiếp cận Ngài nữa đấy.
Bậc phụ huynh Cơ đốc được kể đến ở Êphêsô 6:4 hãy “hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó”. Từ ngữ “khuyên bảo” có ý nghĩa “khích lệ”. Chúng ta nên khích lệ con cái mình tìm kiếm những vụ việc của Đức Chúa Trời. Hãy dạy dỗ chúng biết cầu nguyện ở độ tuổi rất sớm. Hãy làm cho Kinh Thánh trở nên một phần quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng. Hãy cầu nguyện với chúng. Hãy đưa chúng đến trường Chúa nhựt và nghe giảng đạo. Hãy khiến chúng dấn thân vào những sinh hoạt trong Hội Thánh giống như nhóm thanh niên và từng lứa tuổi. Hãy đưa chúng đến với những buổi thờ phượng phấn hưng. Hãy cho chúng thấy mọi sự về bổn tánh tin kính đang sẵn có.
Một trong những việc tốt nhứt mà người tín đồ trưởng thành có thể làm cho con trẻ là khiến chúng nhìn biết, kính mến Đức Chúa Jêsus Christ. Khi những người lớn trưởng thành kính mến Chúa Jêsus với một sự tin kính chơn thật, điều đó khích lệ con trẻ cũng đem lòng kính mến Ngài nữa!
(Minh họa: Chẳng có một phước hạnh nào lớn lao hơn cho một đứa trẻ cần được cứu rỗi và cho chúng biết phải sống trọn đời mình cho Chúa Jêsus.
Mục sư D. L. Moody từng trở về từ một buổi nhóm và có hai người rưỡi đã trở lại đạo. Người chủ nhà trọ hỏi: “Hai người lớn và một đứa trẻ, tôi nghĩ thế?” Moody nói: “Không, hai đứa trẻ và một người lớn. Con trẻ dâng cả đời sống của chúng. Người lớn chỉ có dâng có nửa đời còn lại của mình mà thôi”).
II. BÀI HỌC VỀ ƠN CỨU RỖI
(Minh họa: Trong khi phân đoạn Kinh Thánh nầy soi sáng trách nhiệm của từng người lớn phục vụ con cái mình bằng cách giúp cho chúng hình thành một nền tảng thuộc linh, sự ấy còn nói tới vấn đề cứu rỗi nữa).
A. Vấn đề sự việc muốn nói tới – Sự thực con trẻ được mời đến với Cứu Chúa ám chỉ con trẻ đang cần một Đấng Cứu Thế. Giờ đây, phần đông nhiều người lớn không thích nghe điều nầy, nhưng con trẻ cũng là hạng tội nhân nữa, Thi thiên 58:3; Thi thiên 51:5; Gióp 15:14; Châm ngôn 22:15; Êsai 48:8; Êphêsô 2:3. Trong khi con trẻ có thể sở hữu một loại vô tội, chúng vẫn đứng ở chỗ có cần ơn cứu rỗi.
Đấy là lý do tại sao bậc phục huynh và những người lớn khác có lòng quan tâm phải làm mọi sự họ có thể để đưa con trẻ đến mặt đối mặt với những xưng nhận của đạo Tin Lành. Cứu chúng không phải là bổn phận của chúng ta, nhưng bày rỏ cho chúng thấy Lời của Đức Chúa Trời là bổn phận của chúng ta. Khi con cái nghe Tin Lành được giảng ra, được dạy dỗ và được sống theo, chúng muốn đến với Chúa Jêsus ở một độ tuổi rất sớm, Rôma 10:17. Đây là những gì Phaolô nói với Timôthê về việc dạy dỗ con trẻ bằng Lời của Đức Chúa Trời: “và từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ” (II Timôthê 3:15).
B. Sự việc đòi hỏi – Bất cứ một cuộc tranh luận nào về việc được cứu khi còn nhỏ xảy đến, có người luôn nhắc đến “tuổi phải trình sổ”. Khi tôi lớn lên, “tuổi phải trình sổ” là 12. Khi một đứa trẻ đến 12 tuổi, đấy là thời điểm chúng cần được cứu, tham gia vào Hội Thánh và chịu phép báptêm.
Cái điều gây kinh ngạc cho một số người khi họ nhận ra rằng Kinh Thánh không nhắc tới “tuổi phải trình sổ” đặc biệt là tuổi nào. Một đứa trẻ phải nhìn biết tội lỗi của mình (dù trai hay gái) khi chúng đạt tới chỗ chúng có thể hiểu rõ sự khác biệt giữa đúng và sai và khi chúng có khả năng lựa chọn giữa đúng và sai, Êsai 7:16.
Từ ngữ “tuổi quyết định” thì hay hơn là “tuổi phải trình sổ”. Khi một người đạt tới trình độ hiểu biết theo trí khôn về bản chất tội lỗi cùng những hậu quả của nó rồi có khả năng đưa ra một quyết định sống cho hay nghịch lại với Đức Chúa Jêsus Christ, họ đã đạt tới “tuổi quyết định”.
Vì vậy, tuổi ấy là tuổi nào chứ? Phải, điều nầy là khác biệt cho từng đứa trẻ. Tôi có một người bạn làm Mục sư, ông đã được cứu vào lúc 6 tuổi. Tôi đã biết người khác họ không đạt tới chỗ nhìn biết tình trạng của họ cho tới chừng họ ở vào tuổi thiếu niên. Có người, như hạng người gặp bất lợi về trí khôn, có thể không bao giờ đạt tới cấp độ đó.
Đối với tất cả những đứa trẻ trong phòng nhóm nầy hôm nay, cho phép tôi nói đôi điều với bạn. Khi bạn đạt tới chỗ trong đời sống của bạn, ở đó bạn hiểu rõ mình là một tội nhân; ở đó bạn hiểu mình sẽ đi địa ngục vì cớ tội lỗi của mình; và ở đó bạn hiểu rõ rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu chết và đã sống lại từ kẻ chết để cứu bạn, bạn cần phải được cứu. Bạn cần phải đến với Chúa Jêsus và được cứu.
Hỡi bậc phụ huynh, chỉ vì con cái của bạn còn nhỏ, đừng cho rằng chúng chưa cần được cứu. Con trẻ mau tấn tới trong thời buổi nầy và chúng cần phải biết rõ về Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy nói cho chúng biết về Chúa Jêsus ngay từ lúc chúng chào đời và nhìn thấy Đức Chúa Trời cứu chúng ở một độ tuổi rất sớm.
(Lưu ý: Cho phép tôi chạm đến một việc khác khi tôi còn đứng đây. Tôi đã nhận được một cú phone gọi đến từ một người cha kia. Người cha nầy có đứa con trai 6 tuổi. Cậu bé đến gặp cha rồi nói cho ông ta biết nó muốn được cứu. Người cha đã hành động thật khôn ngoan vì ông thắc mắc con trai mình đã tìm hiểu như thế nào và vào lúc nào, ông nhận ra rằng cậu bé nầy không hiểu tội lỗi là gì cả. Rõ ràng là cậu bé nầy đang chú tâm vào việc ấy, song không hoàn toàn sẵn sàng. Có lẽ việc ấy sẽ chẳng kéo dài đâu!
Giờ đây, khi con trẻ đến với bạn nói về ơn cứu rỗi, bạn đừng gặt phăng chúng đi. Hãy dành thì giờ hỏi han chúng mấy câu đại loại như sau:
+ Được cứu là sao hả con?
+ Tại sao con cảm thấy mình cần được cứu?
+ Con có thể giải thích cho ba biết một người được cứu là thể nào không?
+ Con có thể giải thích cho ba biết tội lỗi là gì không?
Có nhiều câu hỏi khác nữa, nhưng bạn biết rồi đấy. Nếu chúng chưa hiểu, hãy giữ việc cầu thay cho chúng, nói cho chúng biết về Chúa Jêsus. Chúng sẽ quay trở lại khi chúng đã sẵn sàng.
Khi chúng đã sẵn sàng tiếp nhận Chúa Jêsus, phải cẩn thận khi bạn chỉ cho chúng biết về Ngài rồi để cho chúng đến với Ngài bởi đức tin. Nói khác đi, đừng đặt để lời lẽ vào trong miệng của chúng. Bạn có thể giúp chúng hiểu rõ loại sự việc chúng nên cầu nguyện; những việc như xưng tội, bày tỏ ra đức tin nơi công việc đã làm xong của Đấng Christ, xin Chúa ngự vào lòng chúng, v.v…; nhưng đừng bao giờ, đừng bao giờ, đừng bao giờ nói cho chúng biết chính xác những gì chúng phải nói. Nếu chúng hiểu rõ những gì chúng đang làm và chúng thực sự ở dưới sự thuyết phục của Đức Thánh Linh, chúng sẽ biết những điều chúng cần phải làm).
(Lưu ý: Còn về những đứa trẻ đã chết trước khi chúng đạt tới “tuổi quyết định”? Điều chi xảy ra cho chúng? Tôi nghĩ Kinh Thánh có câu trả lời cho chúng ta. Khi David mất một đứa con ở II Samuên 12, ông tin chắc rằng con trai ông đã đi ở với Chúa, II Samuên 12:23. Con trẻ và những người nào không thể lựa chọn cho bản thân họ đều không được cứu đâu, nhưng chúng được “an ninh” trong Đức Chúa Jêsus Christ. Minh họa: Rôma 5:17-21. Quyền phép cứu rỗi trong công tác cứu chuộc của Chúa Jêsus đã được áp dụng cho chúng. Khi chúng chết trong tình trạng “an ninh” đó, chúng được phục hồi và được đưa lên thiên đàng! Bậc phụ huynh nào đã có con cái trong sự chết, sẩy thai, hoặc sanh con, đừng sợ hãi vì những đứa con bé bỏng của họ đang ở trong thiên đàng với Chúa Jêsus hôm nay.
Có khả năng tình trạng đạo đức của con trẻ trong nhiều quốc gia ngày nay thực sự là ân điển của Đức Chúa Trời đang tác động không? Có khả năng Ngài đưa con trẻ đến thiên đàng trong khi chúng vẫn còn ở trong tình trạng vô tội không? Nếu chúng đạt tới chỗ trưởng thành trong một nền văn hóa ngoại giáo, chúng sẽ không bao giờ nghe nói về Chúa Jêsus. Trong khi phá thai là một tội ác khủng khiếp nghịch lại với nhân loại, ân điển của Đức Chúa Trời cũng được thấy ở đây. Từng con trẻ vô tội, bị hủy hoại nầy được ở với Chúa Jêsus. Chúng ta sẽ gặp chúng một ngày kia! Đúng là một Cứu Chúa giàu ơn mà chúng ta đang phục sự!)
C. Sự việc minh họa: – Toàn bộ vấn đề con trẻ đến với Chúa Jêsus đã được Chúa sử dụng để minh họa phương thức mọi tín hữu phải đến với Ngài, Mác 10:36-37. Trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, Chúa Jêsus phán rằng hết thảy những ai đến với Ngài đều phải đến như một con trẻ. Ngài đang đề cập tới một vài điểm đặc biệt tách con trẻ ra đối với người lớn.
Con trẻ luôn tin tưởng, hạ mình và biết nương cậy. Chúng tin tưởng đến nỗi chúng phải bị cảnh cáo đừng nói chuyện với người lạ. (Minh họa: Noah Nelson). Chúng hạ mình đến nỗi chúng sẽ sẵn sàng chấp nhận những gì chúng được truyền cho bởi những cuộc tấn công. (Minh họa: Parsley ở nhà của Shoney). Chúng biết nương cậy đến nỗi chúng yên nghỉ trên khả năng và sự bằng lòng của những người ở quanh chúng làm thỏa mãn các nhu cần của chúng. (Minh họa: Chúng không lo lắng về đồ ăn, quần áo hay nơi ở. Chúng không lo lắng về ai sẽ chi trả các hóa đơn). Con trẻ không nghi ngờ các thành viên trong gia đình yêu thương chúng. Con trẻ chỉ chấp nhận những việc quan trọng bởi đức tin. Chúng không nhìn quá cái ở trước mắt. Chúng chỉ tin thôi!
Đấy là những đòi hỏi cho một người khi đến với Chúa Jêsus. Về một người cần được cứu, bất chấp tuổi tác của họ, phải phải bằng lòng hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời. Họ phải bằng lòng gạt bỏ sự tự hào của họ về đời sống mà họ đã sống và những thành tựu của đời sống đó. Họ phải hạ mình xuống bởi sự công nhận tội lỗi của họ trước mặt Đức Chúa Trời. Họ phải bằng lòng nhìn nhận rằng mọi việc làm và sinh hoạt tôn giáo của họ không thể cứu được họ. Họ phải đến tận chỗ mà ở đó họ, giống như con trẻ, chỉ nhìn xem Chúa Jêsus với đức tin thanh sạch, tin tưởng Ngài sẽ làm mọi sự Ngài đã hứa phải làm.
Đối chiếu hình ảnh nầy đức tin như con trẻ với phân đoạn Kinh Thánh kế đó. Khi viên quan trẻ giàu có đến với Chúa Jêsus ở Mác 10:17-22, anh ta từ chối không xây bỏ sự tự hào, tiền bạc hay sự tự xưng công bình của anh ta. Anh ta bỏ đi với của cải của mình, nhưng anh ta đi mà không có Chúa Jêsus!
Một người phải nhìn xem Chúa Jêsus bởi đức tin, tin cậy Ngài và công tác hoàn tất của Ngài trên thập tự giá hoàn toàn cho sự cứu rỗi của linh hồn họ. Điều nầy đòi hỏi những đức tính như con trẻ về sự tin cậy, hạ mình và nương cậy. Đây là phương thức duy nhứt bất cứ ai từng tiếp nhận ơn cứu rỗi.
III. BÀI HỌC VỀ ĐẤNG CỨU THẾ
(Minh họa: Phân đoạn Kinh Thánh nầy không những nói tới sự phục vụ và ơn cứu rỗi, nó còn có đôi điều để nói về Đấng Cứu Thế. Sau khi quan sát Chúa Jêsus phục vụ cho mấy đứa trẻ nầy, chúng ta có cái nhìn thoáng qua về những phương diện nói tới nhân cách của Chúa chúng ta).
A. Chúng ta có thể nhìn thấy tấm lòng của Cứu Chúa (câu 13) – Các môn đồ nghĩ Chúa Jêsus quá bận rộn đối với một đám trẻ con. Khi Kinh Thánh chép: “đem đến cùng Ngài”, nó có ý tưởng về một dãy dài những đứa trẻ được đem đến với Chúa Jêsus. Những người làm cha làm mẹ trên khắp khu vực đã đem con cái họ đến với Chúa Jêsus để Ngài có thể cầu thay cho chúng và công bố một phước hạnh giáng trên chúng. Khi các môn đồ quở trách những bậc phụ huynh đó, Chúa Jêsus “bèn giận”. Điều nầy có ý nói rằng Chúa Jêsus rất giận với các môn đồ vì đã ra sức ngăn cản con trẻ không đến với Ngài. Con trẻ giữ một vị trí đặc biệt trong tấm lòng của Chúa chúng ta! Thực vậy, Mác 9:42 nhắc cho chúng ta nhớ rằng sự phán xét nghiêm ngặt đang chờ đợi những kẻ nào ngược đãi trẻ con. Chúa Jêsus luôn bảo hộ cho hạng người không được bảo hộ!
Minh họa: Trong xã hội ấy, trẻ con thường bị đối xử với sự khinh miệt và bị coi là tài sản. Một bức thư viết trên giấy da bởi một người có tên là Hilarion gửi cho vợ ông ta là Alis, đề ngày 17 tháng Sáu, năm 1TC, dặn dò nàng: “nếu là một nam sơ sinh thì để cho nó sống; nếu là nữ, thì hãy vứt đi”.
Ở Rome xưa kia, những người làm cha đã nắm lấy quyền hành tuyệt đối trên con cái của họ. Quyền hành nầy được gọi là “Patria Potestas”. Một người cha có thể xét đoán đứa con phải chịu chết chỉ bởi điều đó đã được truyền ra. Một trường hợp điều nầy đã xảy ra được ghi lại vào cuối năm 60SC. Cách làm nầy sau cùng đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật vào năm 375SC.
Những gì Chúa Jêsus làm ở đây là nâng cao con trẻ lên tới một địa vị quan trọng. Ngài cũng tỏ ra con trẻ nắm lấy một chỗ rất đặc biệt trong tấm lòng của Ngài.
Bối cảnh nầy tỏ ra nhiều về Chúa Jêsus. Trẻ con không thể hầu việc Ngài giống như những kẻ kia lớn tuổi hơn. Chúng không thể góp nhiều tiền bạc giống như những kẻ lớn tuổi hơn. Ngài vẫn yêu thương chúng và chìa tay ra với chúng trong ân điển.
Điều nầy vừa nhắc cho ta nhớ rằng không phải ai cũng thấy hài lòng trong những gì chúng ta lo làm. Những gì chúng ta dâng hiến hay chúng ta đã được bao nhiêu tuổi. Ngài chỉ mời người nào đến với Ngài trên cơ sở ân điển thanh sạch! Chúa Jêsus yêu thương hạng tội nhân bị hư mất và Ngài mời họ hết thảy hãy đến với Ngài, Khải huyền 22:17, Mathiơ 11:28; Giăng 3:16.
B. Chúng ta có thể nhìn thấy bàn tay của Cứu Chúa (câu 16) – Câu nầy nói: “và Ngài đặt tay trên chúng nó”. Điều nầy cho thấy rằng Ngài để thì giờ ra chúc phước cho từng đứa trẻ đã đến trước mặt Ngài. Bất luận tuyệt đối chúng còn nhỏ ở trước mặt Ngài, Chúa Jêsus đã quan phòng đến chúng, Ngài để thời gian ra với chúng.
Đừng bao giờ nghĩ đến một đứa trẻ nào mà Chúa Jêsus không chăm sóc cho chúng. Ngài yêu thương bạn và Ngài sẽ không xây đi nếu bạn chịu đến với Ngài. Bất luận con đường sự sống đưa bạn tới đâu; bất luận bạn đã làm gì; bất luận bạn cảm thấy vô nghĩa dường bao, Đức Chúa Jêsus Christ sẽ cứu bạn, làm thay đổi đời sống bạn nếu bạn chịu đến với Ngài. Ngài quan tâm đến tình trạng của bạn và Ngài dành thì giờ để chạm đến đời sống bạn nếu bạn chỉ đến với Ngài bởi đức tin.
Phần kết luận: Bất chấp bạn đã được cứu hay bị mất, trẻ hay già, Chúa Jêsus đang quan tâm đến bạn. Có một số con trẻ trong phòng nhóm nầy có ý muốn đến với Chúa Jêsus. Nếu Ngài đang kêu gọi bạn, hôm nay sẽ là một ngày trọng đại để đến với Ngài. Trong khi sứ điệp nầy là nói về con trẻ, ấy chẳng phải là chỉ vì trẻ con đâu. Nếu bạn chưa từng được cứu, bất chấp tuổi tác của bạn, bạn cần phải đến với Chúa Jêsus ngay hôn nay. Ngài đã chịu chết trên thập tự giá vì bạn đấy. Ngài đã chịu trên thập tự giá để cứu bạn nếu bạn đang bị hư mất.
Nếu sự sống bạn bị phức tạp bởi một lối sống theo thế giới của người lớn và bạn cần một sự trợ giúp từ Đức Chúa Trời hôm nay, bạn có thể nhận được sự vùa giúp ấy. Nếu tội lỗi đã ăn luồn vào mối quan hệ của bạn với Chúa Jêsus và đang ngăn trở bạn không đồng đi với Ngài, Ngài có thể tha thứ điều đó hôm nay. Nếu bạn chịu đến với Ngài, bạn sẽ thấy rằng ân điển của Ngài sẽ là đầy đủ cho bạn. Nếu có những nhu cần trong đời sống bạn, bạn có thể đến với Ngài giống như những đứa trẻ ấy cách đây 2000 năm, thì bạn sẽ tìm thấy sự trợ giúp mà bạn có cần!













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét