Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Mác 1.23-34: "QUYỀN PHÉP CỦA NGƯỜI ĐẦY TỚ LẠ LÙNG"



Mác 1.23-34
QUYỀN PHÉP CỦA NGƯỜI ĐẦY TỚ LẠ LÙNG
Phần giới thiệu: Khi Chúa Jêsus xuất hiện trên bối cảnh lo giảng đạo và dạy dỗ, Ngài đã gây ra một sự kích động hoàn toàn! Khi dân chúng nghe đạo của Ngài và nhìn thấy các công việc Ngài, họ đều “cảm động”, câu 22 và “lấy làm lạ”, câu 27. Khi họ nghe Ngài phán, họ đã nói: “chưa hề có ai nói như người nầy”. Khi họ nhìn thấy công việc Ngài, họ nói: “Chúng ta chưa hề thấy việc lạ lùng thể ấy”. Chúa Jêsus đã làm cho họ nín lặng đi bởi quyền phép của Ngài và bởi sự dạy dỗ của Ngài.
Trong bài nghiên cứu vừa qua, chúng ta cùng đi với Chúa Jêsus đến tại nhà hội vào buổi sáng ngày Sa-bát. Trong khi Ngài có mặt ở đó, Ngài đã dạy dỗ dân chúng với quyền phép và thẩm quyền. Chúa Jêsus rất lạ lùng nơi sự giảng dạy của Ngài. Khi chúng ta tiếp tục đi theo Chúa qua những biến cố trong một ngày Sa-bát đó, chúng ta sẽ chứng kiến thêm một số lãnh vực mà Chúa Jêsus thực sự gây ngạc nhiên.
Phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta hôm nay tìm gặp Chúa Jêsus vẫn còn ở trong nhà hội. Ngài đang dạy dỗ Lời của Đức Chúa Trời trong năng quyền. Dân chúng đang ngồi ở đó với miệng họ há hốc ra trong ngạc nhiên nơi lời lẽ của Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta hãy cùng tham dự với Chúa Jêsus trong nhà hội và xem xét phần còn lại của những biến cố đã diễn ra trong một ngày Sa-bát đó.
Các biến cố đã diễn ra trong nhà hội đó, và chúng đã diễn ra trong phần còn lại của ngày ấy, tỏ ra cho chúng ta thấy lý do tại sao Đức Chúa Jêsus Christ đã lạ lùng thể ấy. Các câu 21-22 cho phép chúng ta xem xét sự giảng dạy của người đầy tớ lạ lùng. Các câu Kinh Thánh chúng ta đã đọc hôm nay sẽ cho phép chúng ta xem xét Quyền phép của người đầy tớ lạ lùng. Các câu nầy tỏ ra một số lãnh vực trong cuộc sống mà Chúa chúng ta có quyền phép thật lạ lùng. Tôi muốn lấy các câu nầy rồi giảng trong một lúc về Quyền phép của người đầy tớ lạ lùng.

I.NGÀI CÓ QUYỀN TRÊN TÀ MA (câu 23-28)
A. Khi Chúa Jêsus giảng dạy, Ngài bị ngắt ngang bởi một tà ma ám vào người kia. Tà ma sử dụng dây nói của người ấy, khiến người ấy phải kêu gào lên. Tà ma công bố sự nó biết rõ Chúa Jêsus đúng là ai. Tà ma tuyên bố Chúa Jêsus là Đấng Mêsi. Chúa Jêsus quở trách tà ma rồi giải phóng người bị ám kia ra khỏi cái nắm bắt của nó.
Bối cảnh lạ lùng nầy có một số bài học để dạy dỗ chúng ta, nếu chúng ta chịu tiếp nhận chúng.
B. Tà ma là gì thế? Các nhà thần học tự do cho rằng con người trong các thời kỳ Kinh Thánh rất đơn sơ và nghĩ rằng người nào có nan đề với lý trí đều bị tà ma ám. Họ tiếp tục nói những điều mà Chúa Jêsus biết rõ hơn nhiều, nhưng Ngài cũng song hành với những điều mê tín của họ. Làm thế sẽ khiến cho Chúa Jêsus và các trước giả Tin Lành thành ra hạng người nói dối.
Trong thực tế, tà ma là những thiên sứ sa ngã, họ chạy theo Satan khi hắn nổi loạn nghịch cùng Đức Chúa Trời , Êsai 14.11-15; Êxêchiên 28.12-19; Luca 10.18; Khải huyền 12.1-13. Loại tà ma nầy có quyền phép để ở trong thân thể của người chưa được cứu. Tà ma ám vào người ta để sử dụng thân thể vật lý của họ bày tỏ ra ý muốn của ma quỉ. Sự thực nầy đã được tỏ ra bởi Êphêsô 2.2-3.
Quỉ ám là việc mà Chúa Jêsus đã đối diện với trên một cơ sở đều đặn trong chức vụ trên đất của Ngài. Có thể là Satan đã năng động ra sức phá vỡ những gì Chúa Jêsus đang lo làm, và hoạt động của ma quỉ rất nổi bật vào hồi ấy hơn là bây giờ. Sự thực là, hoạt động của ma quỉ đang rất thịnh hành hôm nay. Tôi chẳng chút nghi ngờ gì về phần nhiều các điều ác trong thế gian nầy bị con người phạm phải lại là những kẻ bị ám và bị điều khiển bởi ma quỉ.
C. Chúng ta cũng cần phải lưu ý rằng ma quỉ đều công nhận Chúa Jêsus và uy quyền của Ngài khi tỏ ra quyền phép của Ngài, và chúng kinh hãi Ngài, Giacơ 2.19.
Sự việc thật đáng buồn, nhưng thường thì ma quỉ lại có phần tôn trọng Chúa Jêsus nhiều hơn là hạng người bị hư mất. Hàng tỉ người trên khắp thế giới nầy từ chối không công nhận sự tồn tại của Chúa Jêsus và họ từ chối không chịu quì gối xuống trước quyền phép của Ngài. Họ có ít ý thức hơn ma quỉ!
D. Chúa Jêsus đã quở trách ma quỉ, Ngài phán: “Hãy nín đi, ra khỏi người nầy”, câu 25. Cụm từ “hãy nín đi” sát nghĩa có ý nói “hãy khóa miệng lại”. Chúa Jêsus bảo ma quỉ phải nín đi và phải ra khỏi đó. Ma quỉ ngay lập tức tuân theo mạng lịnh của Chúa và ra khỏi thân thể của người bị ám khốn khổ kia.
Lý do tại sao Chúa Jêsus đuổi tà ma ra, khi tà ma đang thố lộ sự thực về Chúa Jêsus? Chúa Jêsus không muốn bị nhận dạng với ma quỉ, mà với Cha thiên thượng! Ngài từ chối không chấp nhận sự làm chứng của ma quỉ. Chúa Jêsus không đến để cứu các thiên sứ sa ngã. Ngài đã đến để cứu những con người sa ngã. Ngài không đến để cứu những kẻ đắc thắng. Cái điều làm cho Ngài được vinh hiển nhất là một tội nhân được chuộc làm chứng cho quyền phép và lai lịch của Ngài.
E. Khi dân chúng chứng kiến quyền phép của Chúa Jêsus đuổi quỉ, họ đã “lấy làm lạ”, câu 27. Từ ấy có ý nói “kinh ngạc, hoảng sợ, bất động”. Họ bị bất động trong chỗ của họ khi họ nhìn thấy Chúa Jêsus làm việc nầy. Tôi tiếp thu ý kiến cho rằng đây chẳng phải là lần đầu tiên kẻ bị quỉ ám nầy đã có mặt tại nhà hội và đã phá vỡ sự thờ phượng. Nhưng, đây là lần đầu tiên họ đã từng nhìn thấy một người cất bỏ quyền lực của ma quỉ rồi giải phóng kẻ ấy ra khỏi cái nắm bắt của Satan.
Khi họ nhìn thấy mọi điều Chúa Jêsus đã làm, họ bắt đầu đồn đãi về Ngài khắp cả xứ đó, câu 28. Những người láng giềng bắt đầu thuật lại cho hàng xóm của họ biết, ai nấy trong khu vực ấy đều nghe nói về Chúa Jêsus cùng những gì Ngài đã làm.
F. Tôi muốn chỉ ra vài nguyên tắc quan trọng trước khi chúng ta rời khỏi mấy câu nầy.
 Thứ nhứt, chẳng có một trường hợp nào là vô vọng đối với Chúa Jêsus! Cho dù một người có rơi xuống nơi tận cùng của tội lỗi; cho dù Satan nắm thật chặt họ đi nữa; cho dù quyền lực của nghiện ngập hay tội lỗi xấu xa thể nào, có quyền phép nơi Chúa Jêsus để cứu vớt họ rồi phóng thích họ ra khỏi cái nắm bắt của tội lỗi và Satan, Êphêsô 2.1-10. Người nào mà thế gian xem là cứu không được nữa chính là người mà Ngài đến để cứu họ! Nếu bạn chịu nhìn xem Kinh Thánh, bạn sẽ thấy hết trường hợp nầy đến trường hợp khác tỏ ra là vô vọng. Trong mỗi trường hợp, Chúa Jêsus đã có quyền cứu vớt linh hồn và làm thay đổi đời sống đó.
Hãy xem Saulơ người Tạt-sơ. Ông ta thù ghét Chúa Jêsus và đã làm mọi sự trong quyền lực của mình để tàn hại Hội Thánh và đạo Tin Lành, Công Vụ các Sứ Đồ 7.58-8.3. Đức Chúa Trời đã cứu Saulơ bởi ân điển của Ngài và đã thay đổi đời sống của ông, Công Vụ các Sứ Đồ 9.1-30. Con người dùng bạo lực chống đối Chúa Jêsus đã trở thành thứ vũ khí mạnh mẽ nhất trong kho vũ khí của Chúa vào thời ấy.
Khi chúng ta tiếp tục chuyển qua các câu nói của Mác, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến hết người nầy đến người khác đều tỏ ra những trường hợp vô vọng. Chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa Jêsus cứu vớt họ và thay đổi họ bởi quyền phép của Ngài.
Vì thế, đừng bao giờ nãn chí! Chúa Jêsus vốn có quyền cứu bất kỳ người nào chịu ăn năn tội lỗi của họ và tin theo đạo Tin Lành, Hêbơrơ 7.25; Giăng 6.37.
 Thứ hai, vào thời của Chúa Jêsus, người ta chẳng thấy phấn khích gì ở nhà hội cả! Luôn luôn đến đó là mất thì giờ, “vũ như cẩn”, mù mờ, nhạt nhẽo. Khi Chúa Jêsus đến và hành động trong quyền phép, người ta đã rời khỏi nhà hội với sự phấn khích về những gì họ đã thấy và nghe. Họ đã đồn đãi và nhiều người đáp ứng, câu 33-34.
Thế gian lấy làm mệt mõi về hạng người đi nhà thờ! Họ bịnh hoạn cho đến chết trong sự giả hình, trong hình thức và sự thiên về với Luật pháp của chúng ta. Họ nhìn thấy chúng ta sống và họ nhìn thấy chẳng có gì khác biệt giữa chúng ta và họ. Họ nghe chúng ta rao giảng và họ tin chúng ta rất khó tiếp xúc. Chúng ta nói một ngôn ngữ khác, chúng ta rao giảng một sứ điệp lạ lùng và chúng ta làm những việc thật khó hiểu, theo nhận định của họ.
Những gì thế gian đang tìm kiếm không phải là công việc thường lệ từ nhà thờ. Cái điều thế gian tìm kiếm là quyền phép của Đức Chúa Trời! Khi nhà thờ trở thành một nơi mà Đức Thánh Linh đang vận hành trong quyền phép, đang sử dụng những đời sống bất thường và thay đổi cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, họ sẽ đến ngay! Khi chúng ta rao giảng sứ điệp bằng quyền phép của Đức Chúa Trời, dân chúng sẽ đáp ứng ngay cho xem!
Là Hội Thánh, chúng ta chẳng làm gì tốt hơn là hướng mắt mình nhìn xem Chúa và tìm kiếm sự hiện diện và quyền phép của Ngài trong thời buổi nầy! Chúng ta không cần quyển Kinh Thánh mới. Chúng ta không cần phong cách âm nhạc mới. Chúng ta không cần phần mềm PowerPoint; cà phê và bánh rán; và nhóm lại ở các nhóm nhỏ. Chúng ta cần quyền phép của Đức Chúa Trời và sự hiện diện của Đức Thánh Linh!
Tôi tin chính John Wesley, ông đã cầu xin về sự được lòng người. Đáp ứng của ông là nói: “Tôi đã đặt mình lên ngọn lửa và dân chúng đến thấy tôi bị thiêu đốt”. Sự ấy cũng đáng phải có trong Hội Thánh vào những ngày nầy nữa! Nếu chúng ta từng bị đặt trên ngọn lửa, thế gian sẽ đến xem chúng ta bị thiêu đốt!

(Minh họa: Một tối kia, ngôi nhà thờ bốc cháy và bị thiêu cho đến tận nền. Khi vị Mục sư thấy nhà thờ bị cháy, ông nhìn thấy một người đang đứng trong đám đông xem nhà thờ bị cháy. Vị Mục sư nhận ra người ấy, vì ông đã mời người ấy đến nhà thờ nhiều lần mà chẳng thành công. Vị Mục sư bước tới gần người ấy rồi nói: “Tôi đã mời anh đến với nhà thờ nầy nhiều lần rồi, nhưng anh không hề đến. Tại sao anh đến đây tối nay?” Người ấy đáp: “Đúng vậy, tôi sẽ không còn nhìn thấy nhà thờ nầy ở trên ngọn lửa nữa!” Có nhiều lẽ thật trong minh họa đó!)

II. NGÀI CÓ QUYỀN TRÊN KHÓ KHĂN (câu 29-31).
A. Khi buổi thờ phượng đã xong tại nhà hội, Chúa Jêsus về nhà với Phierơ và Anhrê. Nhà hội thường kết thúc lúc ban trưa, và theo thông lệ thì có một bữa ăn gia đình sau các buổi thờ phượng vào ngày Sa-bát. Khi họ về tới nhà của Phierơ, họ thấy mẹ vợ của ông đang nằm bịnh trên giường, đau rét.
Dường như cơn rét của bà chẳng đe dọa mạng sống lắm, nhưng nó khiến cho bà phải nằm một chỗ và chẳng thể dọn bữa trưa cho gia đình. Thay vì trở về nhà để ăn uống, họ về nhà với một phụ nữ đau rét.
Họ nói cho Chúa Jêsus biết về tình trạng bịnh tật, và Ngài bước tới chữa lành cho bà gia của Phierơ. Bà chổi dậy và tiếp tục dọn bữa như thường lệ.
B. Đây là một bối cảnh thật lạ lùng! Họ mới vừa rời khỏi nhà hội, ở đó Chúa Jêsus đã xưng mình thắng hơn ma quỉ, giờ đây họ bước vào một ngôi nhà, ở đó Ngài đối mặt với một cơn rét thông thường. Tình huống cũng chẳng minh chứng đấy là một nan đề cho Chúa Jêsus!
Nếu phân đoạn nầy dạy chúng ta điều gì, nó đang dạy cho chúng ta biết chẳng có điều gì vượt quá phạm vi khả năng của Ngài. Chẳng có một bịnh tật nào quá nghiêm trọng và chẳng có một nan đề nào quá khó cho Chúa chúng ta.
Ngài có quyền tạo ra thế gian từ chỗ không không, Sáng thế ký 1-2. Ngài có quyền phán với gió, sóng biển và làm cho giông bão phải bình tịnh lại, Mác 4.35-41; 6.45-51. Ngài có quyền lấy năm cái bánh và hai con cá cho hàng ngàn người ăn, Giăng 5.1-13. Ngài có quyền phán một lời và giải phóng người kia ra khỏi cái nắm bắt của hàng ngàn tà ma, Mác 5.1-20. Ngài có quyền làm mọi sự lớn lạ nầy và nhiều nữa!
Tuy nhiên, Chúa Jêsus có quyền làm thỏa mãn mọi nhu cần trong đời nầy nữa. Ngài có thể tạo ra vũ trụ từ chỗ không không và Ngài có thể nộp thuế từ đồng tiền nơi miệng của một con cá, Mathiơ 17.27. Ngài có quyền quở biển đang nổi sóng, và Ngài có quyền phán bình an cho tấm lòng của dân sự Ngài, Philíp 4.6-7. Ngài có quyền nhân rộng bánh và cá rồi cho nhiều người ăn, nhưng Ngài cũng lo chăm sóc cho con chim sẻ nhỏ nhất, Mathiơ 6.26. Ngài có quyền phá vỡ cái nắm chặt của Satan và giải phóng một người bị tà ma ám, và Ngài có quyền với tới tấm lòng của tội nhân hư mất rồi cứu vớt họ bởi ân điển của Ngài, Rôma 10.13.
Ngài có quyền làm ra những việc lớn và Ngài có quyền chăm sóc những việc trong đời nầy nữa. Chẳng có điều chi lớn đến nỗi quyền phép của Ngài không thể thắng hơn được, Gióp 42.2; Luca 1.37; Mathiơ 19.26; Mathiơ 28.18.
C. Loại sự việc nào bạn cần trợ giúp hôm nay vậy? Có phải bạn có một tình huống cần được khống chế không? Hãy mang sự ấy đến cho Ngài! Có phải bạn có tội lỗi nào cần được tha thứ chăng? Hãy mang sự ấy đến cho Ngài! Có phải bạn có những nan đề cần phải giải quyết không? Hãy mang sự ấy đến cho Ngài! Có phải bạn cần một Cứu Chúa là Đấng yêu thương, tha thứ, và giải cứu linh hồn bạn không? Hãy mang sự ấy đến cho Ngài! Bất cứ nhu cần nào, dù là tình huống nào, bất cứ gánh nặng nào, hãy mang sự ấy đến cho Chúa Jêsus, Ngài có quyền vận dụng nó và Ngài có quyền làm thỏa mãn nhu cầu!
Không việc gì là quá lớn lao! Chẳng một điều gì là quá nhỏ! Ngài quan phòng đấy, I Phierơ 5.7; Hêbơrơ 4.15, và bạn ơi, hãy dành cho Ngài một cơ hội, Ngài sẽ tỏ ra quyền phép cao trọng của Ngài trong đời sống của bạn!
D. Cuộc sống đầy dẫy với các thứ có thể gây khó khăn, nhưng thật là yên ủi khi biết được Đức Chúa Trời của chúng ta có thể điều khiển hết thảy chúng! Bổn phận của chúng ta là đem chúng đến với Ngài rồi đặt chúng trong hai bàn tay của Ngài. Khi chúng ta làm như thế, chúng sẽ được vận dụng thật là tốt lành!

III. NGÀI CÓ QUYỀN TRÊN TẬT BỊNH (câu 32-34).
A. Chúa Jêsus và bốn thành viên mới tuyển của Ngài đã nghỉ ngơi lúc ban trưa. Khi mặt trời dần lặn xuống, dân chúng đã tập trung lại. Người Do thái vốn xem trọng ngày Sa-bát từ lúc mặt trời lặn ngày thứ Sáu cho đến khi mặt trời lặn ngày thứ Bảy. Khi ngày Sa-bát qua rồi, họ đã đến với Chúa Jêsus để được chữa lành.
Dân chúng đã đến vào chiều hôm ấy đã chịu khổ từ từng chứng bịnh và đau khổ không tưởng được. Đã có nhiều người trong đám đông đó chịu khổ từ bịnh tật và nhiều người khác họ đã chịu khổ từ Satan. Có người bị bịnh và có người bị tà ma ám. Tuy nhiên, chẳng có ai tự tạo ra một nan đề cho Chúa Jêsus. Từ cảm lạnh đến ung thư, từ chứng xuất huyết cho đến nấc cục, từ bịnh tật gây chết chóc cho đến tà ma ám, Chúa Jêsus có quyền chữa lành từng nổi đau đớn đã đến trong ngày ấy.
Có người đã đến với chính sức lực của họ, nhiều người khác thì được cõng đến. Từ ngữ “đem” trong câu 32 có ý nói: “cõng như một gánh nặng”. Cho dù họ được đưa đến đó bằng cách nào đi nữa, Chúa Jêsus đã tiếp nhận họ rồi giúp cho họ hết thảy.
Những người đã đến vào chiều hôm ấy thuộc vào mọi giai cấp trong cuộc sống. Người giàu và kẻ nghèo đã đến. Người có ảnh hưởng và kẻ nặc danh đã đến. Người tôn giáo và hạng tội nhân đã đến. Chúa Jêsus đã tiếp họ cả thảy và chẳng bỏ qua một người nào. Ngài với tay ra đụng đến họ!
B. Một lần nữa, tôi nói rằng Chúa Jêsus có quyền phép trên bịnh tật! Ngài có thể chữa lành bất cứ ai Ngài muốn chữa lành, nhưng ý muốn của Ngài không phải luôn luôn là chữa lành. Có người nói cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus hứa chữa lành cho hết thảy con cái của Ngài. Họ tin rằng có sự chữa lành theo phần xác trong sự cứu chuộc. Họ sử dụng Êsai 53.5, ở đây chép: “bởi lằn roi Ngài chúng tôi được lành bịnh”. Chúng ta cần phải hiểu rằng không phải một giọt huyết đổ ra trên thập tự giá là để chữa lành theo phần xác của chúng ta đâu! Khi Chúa Jêsus chịu chết, Ngài chịu chết vì tội lỗi chúng ta! Đúng vậy, có sự chữa lành ở cuối con đường, khi chúng ta được đưa về quê hương trên Thiên Đàng. Nhưng, trong đời nầy, sẽ có bịnh tật, và sẽ có nhiều nan đề về phần xác.
Nếu ý muốn của Đức Chúa Trời luôn luôn là chữa lành, thế thì tại sao Ép-ra-phô-đích ở vào thời điểm phải chết trong Philíp 2.25-30? Nếu ý muốn của Đức Chúa Trời luôn luôn là chữa lành, thế thì tại sao Trô-phim không được Phaolô chữa lành cho, II Timôthê 4.20?
Không, ý muốn của Đức Chúa Trời không luôn luôn là chữa lành đâu! Có khi Ngài sử dụng tình trạng đau ốm trong đời sống chúng ta như sự sửa phạt đối với tội lỗi, I Côrinhtô 11.30-32. Có khi Ngài sử dụng tình trạng bịnh tật là một phương thức để đem sự vinh hiển cho danh của Ngài, Giăng 9.3; 11.4. Có khi, ý muốn của Đức Chúa Trời là sử dụng tình trạng bịnh tật như cánh cửa dẫn chúng ta ra khỏi thế gian nầy rồi bước vào sự hiện diện của Ngài.
Ngài có thể chữa lành, nhưng ý muốn của Ngài không phải luôn luôn là chữa lành trong đời nầy. Bây giờ, hết thảy con cái của Đức Chúa Trời đều nhận được sự chữa lành khi họ về đến quê hương!
C. Trong khi Chúa chúng ta có quyền chữa lành; Ngài không luôn luôn sử dụng quyền phép ấy để chữa lành cho mọi người mà chúng ta cầu thay cho. Tôi có một thời gian rất khó nhọc cầu thay cho những người muốn được chữa lành. Tôi thường cầu nguyện: “Lạy Chúa, nếu đây là ý muốn của Ngài, làm ơn chữa lành cho”. Có người cho rằng loại cầu nguyện ấy cho thấy thiếu đức tin. Tôi nói rằng loại cầu nguyện ấy tôn cao Đức Chúa Trời! Loại cầu nguyện đó tin cậy Ngài làm phải và tin tưởng Ngài cho dù kết quả có như thế nào đi nữa!
Trong khi chúng ta hiểu Đức Chúa Trời không ban ra sự chữa lành theo phần xác cho mọi người nào kêu cầu nơi Ngài xin được chữa lành, tôi có thể nói với mọi sự tin cậy rằng mỗi người nào cầu xin Ngài chữa lành cho họ về bịnh tật sẽ không hề xây đi với thất vọng đâu!
Chúa Jêsus có thể chữa lành loại thân thể nầy; đấy chẳng là nan đề đối với Ngài! Nhưng, Ngài nổi tiếng trong việc nắm lấy những linh hồn bị khổ sở với tật bịnh tội lỗi rồi khiến cho họ được lành.
Nhu cần quan trọng nhất của con người ngày hôm nay không phải là sự chữa lành cho thân thể. Nhu cần quan trọng nhất của con người là sự chữa lành cho linh hồn! Bạn thấy đấy, con người có một nan đề. Con người là tội nhân khi ra đời, Rôma 3.10-13. Con người bị định phải ở trong Địa Ngục bởi tội lỗi của mình, Rôma 6.23. Con người chỉ có một hy vọng duy nhứt, và danh Ngài là Jêsus, Công Vụ các Sứ Đồ 4.12; Giăng 14.6. Nếu một linh hồn bịnh hoạn vì cớ tội lỗi chịu xây sang Chúa Jêsus bởi đức tin, Ngài sẽ chữa lành cho họ ngay tức thì, trọn vẹn và thường trực. Ngài sẽ cứu vớt linh hồn họ rồi khiến họ trở nên một con người mới, II Côrinhtô 5.17. Ngài sẽ ban cho họ một đời mới, Giăng 3.3, 7. Ngài sẽ đưa họ vào gia đình của Ngài rồi khiến họ trở nên con cái của Đức Chúa Trời, Rôma 8.15; 1 Giăng 3.1-2.
Nếu bạn bị hư mất hôm nay, bạn đang ở trong khuôn khổ tệ hại nhất, còn hơn một người với chứng ung thư nguy hiểm nữa. Bạn đang sống trong khuôn khổ tệ hại nhất, còn hơn một người với chứng bịnh AIDS nữa. Bạn đang sống trong khuôn khổ tệ hại nhất, còn hơn một người với bất kỳ bịnh tật nào theo phần xác trong lịch sử của thế gian! Bạn là linh hồn bịnh hoạn và bạn đang hướng đến Địa Ngục. Bạn cần được cứu! Nếu bạn chịu đến với Chúa Jêsus, Ngài sẽ chữa lành cho bạn ngay hôm nay và Ngài sẽ khiến cho bạn được lành!
D. Cho phép tôi nhắc tới sự thực, là chẳng một ai đến với Chúa Jêsus trong buổi chiều hôm ấy được cứu. Có người có mặt ở đó để coi họ có nhận được gì từ Chúa Jêsus không!?! Chắc chắn có người tin để được cứu, song nhiều người khác có mặt ở đó, họ muốn lợi dụng Ngài mà thôi.
Cũng thực như thế về con người trong thời buổi của chúng ta. Phần lớn mọi người đều hài lòng khi nhận lãnh các ơn phước của Ngài đang khi họ chưa nhìn biết Ngài. Họ đang thở không khí của Ngài, ăn thực phẩm của Ngài, uống nước của Ngài và sống trong thế giới của Ngài; thế nhưng họ không muốn Ngài tể trị trên họ.
Có rất nhiều người đang tìm kiếm với thời gian rãnh rỗi. Họ bỏ Đức Chúa Trời vào chiếc vali của đời sống họ cho tới chừng họ có miếng đất phẳng, họ kéo Ngài ra rồi sử dụng Ngài cho tới chừng mọi việc suông sẻ hơn, khi ấy họ đem giấu Ngài trở lại.
Đức Chúa Trời không hiện hữu một khi Ngài bị hạng người khốn khó sử dụng. Ngài cần phải được yêu mến, được thờ lạy và hầu việc, bất chấp điều chi cuộc sống bày ra trên đường lối của chúng ta.

Phần kết luận: Khi người ta nhìn thấy Chúa Jêsus đuổi quỉ và chữa lành bịnh tật, họ lấy làm lạ nơi quyền phép của Ngài. Cái điều chúng ta cần phải hiểu rõ hôm nay là điều nầy: Ngài vẫn còn có chính quyền phép ấy hôm nay!
Ngài có thể giải phóng bạn ra khỏi cái nắm bắt của ma quỉ! Ngài có thể vận dụng mọi khó khăn trong đời sống của bạn. Ngài có thể chữa lành các thứ tật bịnh gây khổ sở cho bạn. Bất cứ thứ chi đang nắm chặt lấy bạn hôm nay, chẳng phải là vấn đề đối với Chúa Jêsus.
Nếu bạn muốn được buông tha, hãy đến với Ngài! Nếu bạn cần chữa lành, hãy đến với Ngài! Nếu bạn cần được cứu, hãy đến với Ngài! Nếu Ngài phán với lòng bạn và nhắc cho bạn nhớ bạn cần phải ở đâu, hãy đến với Ngài!
Có phải bạn đang sử dụng Đức Chúa Trời trong thì giờ rãnh rỗi của bạn không? Có phải bạn cần được nung nấu cho Ngài không? Có phải bạn cần được tha thứ không? Bạn có cần được cứu rỗi không? Chúng ta hãy chú ý đến Ngài khi Ngài kêu gọi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét