Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

Mác 10:32-34: "CHÚA JÊSUS ĐI TRƯỚC HỌ"



Mác 10:32-34
CHÚA JÊSUS ĐI TRƯỚC HỌ

Phần giới thiệu: Kể từ ngày Chúa Jêsus bắt đầu chức vụ trên đất và kêu gọi các môn đồ theo Ngài, Ngài đã tìm cách giúp cho họ nhìn thấy chính xác Ngài là ai. Họ tin Ngài là một vị giáo sư lỗi lạc. Họ tin Ngài là một đại tiên tri. Họ tin Ngài là người của Đức Chúa Trời. Thậm chí có thể họ đã tin, ở một cấp độ nào đó, Ngài là Đấng Mêsi được hứa cho.
Họ tin lãnh tụ, rabi của họ, là Chúa Jêsus, sẽ giải phóng đất nước của họ ra khỏi quyền thống trị của Rome. Họ tin Chúa Jêsus sẽ phục hưng Israel tới chỗ cao trọng trước kia của nó. Họ tin Ngài sẽ làm Vua trên Israel. Và, họ đã đúng. Họ chỉ sai lầm về thời điểm mà thôi.
Các môn đồ tin rằng những việc nầy sắp sửa xảy ra trong đời của họ. Họ tin Chúa Jêsus đang ở ngay chỗ sắp thiết lập Vương quốc của Ngài trên thế gian. Họ đã thất bại không hiểu được lẽ thật Đức Chúa Trời sẽ dấy lên một nước còn cao trọng hơn thế nữa.
Ở hai cơ hội trước đây, Chúa Jêsus đã tìm cách nói cho người của Ngài biết Ngài được sai đến thế gian nầy để chịu chết. Lần thứ nhứt Chúa Jêsus nói cho họ biết về cái chết sắp đến gần của Ngài là ở Mác 8:31. Trong cơ hội ấy, Phierơ đã quở trách Chúa và không thể nắm bắt được những gì Chúa Jêsus đang tìm cách nói cho họ biết. Ở cơ hội thứ hai, Mác 9:31, hết thảy họ đều phải bối rối bởi những gì Chúa Jêsus đã phán và không thể tiếp thu được mọi điều ấy vào trong trí của mình.
Người Do thái đang trông mong một Đấng Mêsi, nhưng họ đang tìm kiếm một lãnh đạo về mặt quân sự, chớ không phải một người đưa thân mình chịu hành hình đâu. Họ chỉ không hiểu được lẽ thật cho rằng Đấng Mêsi phải chịu chết để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của Ngài ở trên đất.
Vì vậy, một lần nữa, Chúa Jêsus nói cho người của Ngài biết những điều sắp sửa xảy ra. Ngài ban cho họ câu nói rõ ràng và chi tiết nhứt về cái chết sắp đến của Ngài.
Điều nầy đã xảy ra khi Chúa Jêsus và người của Ngài đang đi hướng về thành Jerusalem. Câu 32 chép: “…Ngài thì đi trước”. Theo thông lệ thì vị rabi phải đi trước các môn đồ của mình. Thường thì vị rabi sẽ một mình đi ở đàng trước. Đấy là chỗ mà chúng ta tìm gặp Chúa. Khi Ngài dẫn đường, Chúa Jêsus ban cho các môn đồ Ngài một thông tin rất quan trọng. Tôi muốn chia sẻ nội dung sứ điệp của Ngài với bạn hôm nay.
Trong phân đoạn nầy, chúng ta thấy Chúa Jêsus, đang ở phía trước, dẫn dắt người của Ngài. Chúng ta thấy Chúa Jêsus đi tới chỗ mà không một người nào khác sẽ chịu đi; sắp làm những gì mà không một người nào khác sẽ chịu làm. Chúng ta thấy Chúa Jêsus đang đi trước, mở ra một con đường cho hết thảy những ai sẽ tiếp nhận Ngài bởi đức tin.
Tôi muốn chỉ ra cho bạn thấy phân đoạn Kinh Thánh nầy được chia ra như sau: Chúa Jêsus Và Mục Tiêu Của Ngài; Chúa Jêsus Và Các Môn Đồ Ngài và Chúa Jêsus Và Tương Lai Của Ngài. Tôi muốn rao giảng với đề tài “Chúa Jêsus Đi Trước Họ”. Chúng ta sẽ nhìn thấy điều chi có trong lý trí của Chúa khi Ngài đến gần với thập tự giá.
I. CHÚA JÊSUS VÀ MỤC TIÊU CỦA NGÀI (câu 32)
(Minh họa: Cụm từ “Ngài thì đi trước” ở trong thì hiện tại. Cụm từ nầy có ý tưởng cho rằng “Chúa Jêsus cứ đi tới”, khi Ngài dẫn đường cho họ. Đây là hình ảnh nói tới một người có gương mặt rất quyết định. Đây là một hình ảnh nói tới một người có lý trí thật kiên quyết. Đây là hình ảnh nói tới một người cố quyết đi đến một nơi nào đó và người từ chối không xao lãng đối với sứ mệnh của mình. Đây là hình ảnh nói tới một người có lý trí thật dứt khoát.
Đấy là Cứu Chúa ở trong mấy câu nầy. Ngài có lý trí mình đã nhắm vào một số việc và Ngài quyết định thực thi sứ mệnh của Ngài. Ngài đang nhắm vào điều gì chứ?)
A. Ngài đã nhắm vào một địa điểm – Kinh Thánh chép: “Đức Chúa Jêsus và môn đồ đang đi đường lên thành Giê-ru-sa-lem”. Họ đã hướng đến thủ đô của xứ Israel. Họ sẽ đến địa điểm mà ở đó có Đền Thờ. Họ đang đi cùng một con đường với những lữ khách trên đường đến đó đặng dâng của lễ. Họ đang đi chung một con đường và hàng triệu người khác đã bước đi trải qua hằng bao thế kỷ. Họ đã hướng tới một địa điểm rất đặc biệt.
Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng họ đang “đi đường lên thành Jerusalem”. Điều nầy là thực kể từ khi thành Jerusalem được đặt cao trên vùng đồi núi của xứ Israel. Có những địa điểm với địa thế cao hơn, nhưng người ta luôn luôn nói tới việc “đi lên” thành phố ấy.
Một lý do cho lối suy nghĩ ấy cần phải làm với bản chất thuộc linh của nó. Thành Jerusalem là ngôi nhà của Đền Thờ Đức Giêhôva. Đây là địa điểm mà Đức Chúa Trời ngự trị. Chính ở đây những thứ của lễ đã được dâng lên và sự chuộc tội đã được thực hiện cho dân sự. Đối với người Do thái, thành Jerusalem luôn luôn nằm ở trên con đường phải đi lên. Đây là địa điểm có cấp độ cao cả về mặt thuộc linh hơn trong lý trí của họ.
Đấy là thành phố mà họ đã hướng tới trong ngày ấy. Tuy nhiên, tôi không nghĩ Chúa Jêsus đã có thành phố trong lý trí của Ngài. Tôi không nghĩ rằng Ngài hướng đến Đền Thờ và những nghi thức tôn giáo sẽ được bày ra ở đó. Tôi không nghĩ rằng Ngài sẽ thưởng ngoạn phần kiến trúc mà Ngài sẽ nhìn thấy. Tôi không nghĩ lý trí của Ngài nhắm vào các bối cảnh và âm thanh ở chung quanh Ngài khi Ngài đến tại thành Jerusalem.
Tôi tin chắc rằng Chúa Jêsus có lý trí Ngài nhắm vào ngọn đồi nhỏ ở ngoài hai cánh cổng thành phố. Tôi hoàn toàn dám chắc rằng mục tiêu của Ngài đang nhắm vào là ngọn đồi có tên là Gôgôtha; một địa điểm mà chúng ta gọi là Calvary (theo Anh ngữ). Lý trí của Ngài đã nhắm vào ngọn đồi mà ở đó Ápraham đã dâng Ysác con trai mình cho Đức Giêhôva, Sáng thế ký 22. Lý trí của Ngài đã nhắm vào địa điểm mà ở đó Ngài sẽ dâng chính mình Ngài lên như của lễ sau cùng, trọn vẹn, đời đời vì tội lỗi và hạng tội nhân.
Từng ngày một trong cuộc đời của Ngài; từng bước chơn trong chức vụ của Ngài; từng phép lạ; từng bài giảng; từng việc đơn sơ mà Chúa Jêsus đã làm trong khi Ngài còn ở đây trên đất nầy đã góp phần đưa Ngài đến với ngọn đồi đó. Đồi Gôgôtha là số phận của Ngài. Đồi Gôgôtha là sứ mệnh của Ngài. Đồi Gôgôtha là mục tiêu của Ngài. (Minh họa: Mác 10:45; Philíp 2:5-8). Và, đồi Gôgôtha là trọng tâm của lý trí Ngài khi Ngài đi nhắm về thành Jerusalem trong ngày ấy.
B. Ngài đã nhắm vào một chương trình – Chúa Jêsus vốn biết rõ khi Ngài đến tại đồi Gôgôtha, một chương trình từ thời thượng cổ sẽ được hoàn thành. Chúa Jêsus vốn biết rõ là tại đồi Gôgôtha mọi lời tiên tri của các vị tiên tri sẽ được ứng nghiệm. Chúa Jêsus vốn biết rõ rằng tại đồi Gôgôtha những đòi hỏi công bình của một Đức Chúa Trời thánh khiết sẽ được thỏa mãn. Chúa Jêsus vốn biết rõ khi những biến cố sẽ diễn ra tại đồi Gôgôtha được hoàn tất, Đức Chúa Trời Toàn Năng sẽ lấy làm thỏa mãn và hạng tội nhân bị hư mất sẽ được cứu.
Bạn đừng hiểu lầm, thập tự giá và sự chết của Chúa Jêsus không phải là một loại ngẫu nhiên rủi ro nào đó đâu. Sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá không phải là “kế hoạch B”. Sự chết của Chúa Jêsus đã được hoạch định từ lâu trước khi thế gian nầy được dựng nên, I Phierơ 1:19-20; Khải huyền 13:8.
Sự chết của Ngài đã được hứa với Ađam và Êva trong Vườn Êđen, Sáng thế ký 3:15. Sự chết của Ngài đã được phác họa bằng chiếc áo bằng da mà Đức Chúa Trời đã làm để che phủ sự trần truồng của Ađam và Êva, Sáng thế ký 3:21. Sự chết của Ngài đã được hình dung trước trong từng thứ của lễ và của dâng trong Đền Tạm và trong Đền Thờ. Sự chết của Ngài là lẽ đạo của các tiên tri trong thời Cựu Ước.
Chúa Jêsus, trong sự chết của Ngài trên thập tự giá, sẽ hoàn tất những gì mà hàng triệu gallons máu đã đổ ra dưới hệ thống Cựu Ước đã thất bại không làm được. Sự chết của Ngài sẽ hoàn tất những gì mấy cái lá vả của Ađam không bao giờ làm được. Sự chết của Ngài trên thập tự giá sẽ trả đủ, đời đời và trọn vẹn cho tội lỗi của hết thảy những ai đặt đức tin của họ nơi Ngài, Hêbơrơ 10:4, 11-14; 9:12-14, 28.
Khi Chúa Jêsus đi đường Ngài hướng tới thành Jerusalem, chương trình cứu rỗi đã có trong lý trí của Ngài. Ngài đã hướng tới nơi ấy để xử lý trọn vẹn với tội lỗi, và chẳng có một thứ chi sẽ đứng chặn trên đường Ngài được!
C. Ngài đã nhắm vào một dân – Đấy không những là một địa điểm và một chương trình đã có trong sự chú ý của Chúa trong ngày ấy; lý trí của Ngài còn nhắm vào một dân nữa.
Trước khi Ngài ra đời, thiên sứ đã phán cùng Giôsép: “Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội” (Mathiơ 1:21). Chúa Jêsus đã đến thế gian nầy với một dân trong lý trí Ngài. Ai thế?
+ Hết thảy những ai chịu tin nơi Ngài và được cứu, Giăng 1:12!
+ Hết thảy những ai mà Đức Chúa Cha giao cho Ngài, Giăng 6:37!
+ Hết thảy những ai đã được chọn trong Ngài trước khi sáng thế, Êphêsô 1:4!
Ngài có trong trí mình hết thảy những ai sấp mình xuống trước mặt Đức Chúa Cha và xưng Chúa Jêsus là Cứu Chúa của họ. Ngài đã chịu chết cho hết thảy những ai sẽ tin theo sứ điệp của Tin Lành!
Nói khác đi, nếu bạn đã được cứu, hay nếu bạn sẽ được cứu, bạn đã ở trong lý trí của Ngài và Chúa Jêsus đang đi đường lên thành Jerusalem trong ngày ấy.
II. CHÚA JÊSUS VÀ CÁC MÔN ĐỒ NGÀI (câu 32)
(Minh họa: Mấy câu nầy không những nói tới Cứu Chúa. Chúng còn nói cho chúng ta biết đôi điều về suy tưởng của môn đồ Ngài nữa.
Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng họ đã “thất kinh”. Từ ngữ nầy có ý nói “rất đỗi kinh ngạc hay sợ hãi”. Kinh Thánh cũng cho chúng ta biết rằng họ đều “sợ hãi”. Đây là chữ “phobeo”. Chúng ta có được từ ngữ “phobia” (ám ảnh, sợ hãi) từ nó. Nó có ý nói tới “bị đưa vào chỗ viễn vông; bị bắt lấy với sự báo động”.
Có một việc trong thái độ của Chúa chúng ta khiến cho người của Ngài phải đầy dẫy với sợ hãi. Có cái gì đó về quyết tâm trong ánh mắt của Chúa Jêsus làm cho người của Ngài phải bắt sợ hãi. Chúng ta hãy dành một phút nhìn vào nổi sợ hãi của họ).
A. Lý do cho nổi sợ hãi của họ – Các môn đồ đã sợ cho Chúa Jêsus, và cho bản thân họ nữa, vì họ biết rõ các cấp lãnh đạo Do thái thù ghét Chúa Jêsus. Chúa Jêsus đã có một vài lần gặp gỡ với các cấp lãnh đạo người Do thái.
Họ rất khó chịu bởi các phép lạ của Ngài. Họ rất khó chịu bởi những lời xưng nhận Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Họ rất khó chịu bởi những lời xưng nhận Ngài là Đấng Mêsi. Họ khó chịu đến nỗi họ muốn Chúa Jêsus phải chết đi. Sự cố khiến họ giận dữ như thế là phép lạ liên quan tới việc làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết, Giăng 11:1-45. Phép lạ nầy, rõ ràng đã đồng hóa Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời đang ở trong loài xác thịt, là phép lạ gán người Do thái dính chặt vào sự vô tín của họ. Họ thù ghét Chúa Jêsus nhiều đến nỗi họ quyết phải nhìn thấy Ngài chết đi, Giăng 11:53-57. Họ đã đe dọa rồi, họ từng muốn ném đá Ngài một lần rồi, Giăng 10:31.
Các môn đồ biết rõ điều nầy và họ lấy làm ngạc nhiên khi thấy Chúa Jêsus dường như quyết đi thẳng đến với sự chết của Ngài, Giăng 11:8. Tôi hình dung ra họ tìm cách trao đổi với Ngài để đừng đi lên nơi ấy. Tôi dám chắc rằng họ đã tìm cách làm cho Ngài phải đổi ý. Từng nổ lực đã thất bại và Chúa Jêsus cứ tiếp tục hướng tới chỗ hẹn của Ngài với sự chết. Tất nhiên, Êsai đã nói trước Đấng Mêsi sẽ cứ đi đường Ngài, Êsai 50:7.
Các môn đồ đã lo sợ cho Chúa Jêsus, nhưng họ cũng lo sợ cho bản thân họ! Đây chẳng phải là điều mà họ ký thác cho. Họ đi theo Ngài vì họ tin rằng Ngài là Đấng Mêsi. Họ đi theo Ngài vì họ tin rằng Ngài sắp sửa thiết lập Vương quốc của Ngài. Họ đi theo Ngài vì họ sẽ đồng trị với Ngài. Giờ đây sự việc cho thấy họ sẽ đồng chết với Ngài và họ đâm sợ hãi.
B. Quyết tâm trong nổi sợ của họ – Mặc dù họ lo sợ; mặc dù họ không thể ngăn Chúa Jêsus đừng đi lên thành Jerusalem; và dù họ muốn bỏ đi, họ cứ tiếp tục đi theo Ngài. Đúng đây là một bằng chứng! Họ đã quyết đi theo Chúa Jêsus cho dù việc đi theo ấy có nghĩa là họ sẽ đồng chết với Ngài. Mọi cảm xúc của họ được tóm tại bởi Thôma ở Giăng 11:16: “Chúng ta cũng hãy đi tới đó đặng chết với Ngài!”
(Lưu ý: Thật là khó tìm thấy loại quyết tâm ấy hôm nay! Dường như một việc gì đó nhỏ nhất cũng đủ làm cho dân sự tẻ tách ra với Chúa. Một lời nói không phải lẽ; một chút khoái lạc; một chút phiền phức; một chút bối rối, và thuộc viên trung bình của Hội Thánh đã xong với việc đi theo Chúa Jêsus.
“Tôi không biết đi theo như vầy sẽ được gì!” “Tôi nghĩ đi theo Chúa Jêsus sẽ phải trả giá nhiều lắm”. “Tôi đã bỏ đi quá nhiều thứ”. “Đi theo như thế trả giá quá nhiều”. Đấy là những loại sự việc mà người ta đang nói tới hôm nay.
Đâu là những người chịu đi theo Chúa Jêsus, cho dù con đường của Ngài dẫn bạn đến với cái chết của bạn? Đâu là những người quyết định đi theo Ngài mà bất chấp cái giá phải trả?)
C. Phương thuốc chữa cho nổi sợ của họ – Chúa Jêsus ý thức được nổi lo sợ nơi người của Ngài và Ngài dành thì giờ để yên ủi họ. Điều nầy làm cho tôi nhìn biết dân sự Ngài rất quan trọng đối với Ngài.
(Lưu ý: Hết thảy chúng ta phải xử lý với nổi lo sợ từng hồi từng lúc. Không có một người nào trong phòng nhóm nầy không có những thắc mắc, nghi ngờ và sợ hãi ở những lãnh vực khác nhau trong cuộc sống. Có vài môn đồ thật của Chúa Jêsus, họ không có những nổi sợ về con đường mà Đức Chúa Trời đã khiến họ bước đi ở trước mặt.
Hết thảy chúng ta đều có những nghi ngờ và sợ hãi, nhưng chúng ta cũng có một Chúa là Đấng quan tâm đến điều chi làm cho chúng ta lo sợ, I Phierơ 5:7. Thực vậy, chúng ta được truyền cho biết trong Ngôi Lời rằng điều chi đụng đến chúng ta nó sẽ đụng đến Ngài, Hêbơrơ 4:15. Ngài quan tâm; Ngài chú ý đến; và Ngài mời gọi chúng ta đem những nổi sợ ấy cho Ngài, Hêbơrơ 4:16; 13:5-6.
Đừng để cho những nổi sợ, hồ nghi, và quan tâm của bạn làm cho bạn phải trật đường rầy. Hãy đem chúng đến với Chúa Jêsus rồi tìm một Thiết Hữu, Ngài có thể giúp bạn xử lý với hết thảy chúng. Minh họa: Mathiơ 7:7-11; II Côrinhtô 12:8-10; Philíp 4:6-7).
III. CHÚA JÊSUS VÀ TƯƠNG LAI CỦA NGÀI (các câu 33-34)
(Minh họa: Khi Chúa Jêsus phán với người của Ngài ở đó, trên con đường đến thành Jerusalem, lời lẽ của Ngài không phải là lời lẽ mà họ muốn nghe đâu. Chúa Jêsus nói cho họ biết với từng lời lẽ rõ ràng những gì sắp sửa xảy ra cho Ngài tại thành Jerusalem.
Làm sao Chúa Jêsus biết rõ mọi sự nầy? Có hai câu trả lời. Thứ nhứt, Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời! Ngài biết rõ mọi sự nầy sắp sửa xảy ra vì chúng là một phần trong chương trình mà Ngài đã triển khai. Thứ hai, Ngài biết rõ mọi sự nầy vì Ngài đã đọc Cựu Ước. Mọi sự Chúa Jêsus nói cho người của Ngài biết trong mấy câu nầy đã được nói tiên tri về Cứu Chúa trước khi Ngài bước vào trong thế gian.
Tôi đã nói rồi, nếu bạn muốn biết tâm trí của Đức Chúa Trời, hãy đọc quyển sách của Ngài! Ngài có hết thảy phần thông tin mà bạn cần phải biết cho cả sự sống và sự chết trong những trang giấy Lời Ngài là Kinh Thánh. Đấy là lý do tại sao những người có học vấn cao siêu lại câm như một hòn đá trong các vấn đề thuộc linh; trong khi có những người có thể chỉ biết đọc thôi lại rất khôn khéo trong những vụ việc của Đức Chúa Trời. Điều chi đang tạo ra sự khác biệt? Lời của Đức Chúa Trời! Hãy đọc Quyển Sách và thêm lên sự khôn ngoan!
Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus nói cho người của Ngài biết những gì Ngài sắp sửa gánh chịu. Chúng ta được nhắc cho nhớ lại những điều Chúa đã làm cho chúng ta khi Ngài đi lên thành Jerusalem).
A. Tương lai của Ngài có quan hệ với sự chối bỏ – Các cấp lãnh đạo của dân Do thái sẽ đưa ra lời chối bỏ sau cùng về Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, Giăng 1:11. Toà Thượng Thẩm của họ, là Tòa Công Luận, sẽ xét đoán Ngài là một tội phạm thông thường và kết án Ngài phải chết, Mathiơ 26:63-66. Người Do thái, chính sắc dân mà Ngài đến để cứu họ, sẽ giao Ngài cho dân Ngoại để họ kết án tử hình Ngài.
B. Tương lai của Ngài có quan hệ với sự chế nhạo – Ngay khi Ngài chịu chết, đám dân đông đã nhiếc móc Con của Đức Chúa Trời và chế nhạo Ngài khi Ngài chịu chết. Minh họa: Bối cảnh: Mấy tên lính gát của thầy cả thượng phẩm đã nhiếc móc Ngài, Mathiơ 26:67-68; mấy tên lính của Phi-lát đã nhạo báng Ngài, Giăng 19:1-5; đám dân đông đã chế nhạo Ngài - Mathiơ 27:39-44.
C. Tương lai của Ngài có quan hệ với tội giết chết một vị vua – Cụm từ ấy đề cập tới “việc giết chết một vì vua”. Họ đã bắt lấy Con của Đức Chúa Trời rồi họ đánh đòn Ngài. Họ cột Ngài vào một cây cột thấp rồi quất vào lưng Ngài với cây roi của người Lamã, Giăng 19:1. Có nhiều người đã chết chỉ từ hành động nầy.
Thế rồi họ khạc nhổ nơi mặt Chúa Jêsus, Êsai 50:6. Khi ấy họ đóng đinh Vua Vinh Hiển trên cây thập tự của người Lamã, ở đó Ngài bị treo trong 6 giờ đồng hồ thật đau đớn trước khi Ngài gục chết. Họ dời thi thể đã chết của Chúa Jêsus xuống khỏi cây thập tự ấy rồi chôn Ngài trong một ngôi mộ mượn, Giăng 19:31-42.
D. Tương lai của Ngài có quan hệ đến sự sống lại – Ba ngày sau khi Nhà Vua gục chết trên thập tự giá, Ngài đã sống lại từ kẻ chết! Chúa Jêsus đã tự phó mạng sống Ngài và Ngài có quyền lấy lại sự sống ấy, Giăng 10:18. Chúa Jêsus đã sống lại vào ngày thứ ba ấy và không hề chết nữa, Khải huyền 1:18!
(Lưu ý: Điều nầy muốn nói gì với chúng ta? Chỉ là điều nầy: Nếu bạn nhìn biết Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của bạn, bạn không cần phải sợ sự chết, Địa Ngục, mồ mả hay sự phán xét của Đức Chúa Trời. Tại sao chứ?
+ Khi Chúa Jêsus gục chết, Ngài không chết vì chính mình Ngài. Ngài chịu chết vì những người nào biết đặt đức tin của họ nơi Ngài để được cứu.
+ Khi Chúa Jêsus gục chết, Ngài đang trả giá cho tội lỗi và làm thỏa mãn một Đức Chúa Trời thánh khiết, 1 Giăng 2:2.
+ Khi Chúa Jêsus gục chết, Ngài đang mở ra con đường cứu rỗi cho từng người nào sẽ tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của họ!
+ Khi Chúa Jêsus gục chết, Ngài đang chịu chết cho tội lỗi và cho hạng tội nhân, II Côrinhtô 5:21.
+ Khi Chúa Jêsus gục chết, hết thảy những ai tin theo Ngài đồng chết với Ngài, Galati 2:20.
+ Khi Chúa Jêsus gục chết, Ngài đã bị xét đoán trong chỗ của tội nhân, I Phierơ 3:18.
+ Khi Chúa Jêsus sống lại, Ngài đã sống lại với sự sống đời đời cho hết thảy những ai có đức tin đặt nơi Ngài, Giăng 11:25-26.
+ Khi Chúa Jêsus sống lại, Ngài đã tống khứ quyền lực của mồ mả đi cho đến đời đời và Ngài ban cho các môn đồ Ngài sự thắng hơn sự chết, Địa Ngục và mồ mả, I Côrinhtô 15:53-57.
+ Bạn thấy đấy, Chúa Jêsus đã đi trước chúng ta! Ngài đã gánh chịu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời trên thập tự giá, trước chúng ta. Ngài đã sống lại từ kẻ chết, trước chúng ta. Ngài đã lót đường cho chúng ta đi và nếu chúng ta chịu đi theo Ngài bởi đức tin, chúng ta sẽ tận hưởng ơn cứu rỗi trọn vẹn, đời đời của Ngài và chúng ta sẽ kinh nghiệm sự hoà thuận lại với Đức Chúa Trời.
+ Bạn đã được cứu hôm nay chưa vậy?)
Phần kết luận: Chúa Jêsus đã dẫn đường! Giống như Đấng Chăn Hiền Lành, Ngài đã đi trước bầy của Ngài, chăm sóc từng nhu cần có ở trước mặt. Ngài đã ban bằng con đường cho dân sự của Ngài.
Ngài đã đến với thế gian nầy với một mục tiêu rất đơn giản. Ngài đã đến để hoàn tất ơn cứu rỗi cho chúng ta. Ngài đã làm điều nầy khi Ngài chịu chết trên thập tự giá và đã sống lại từ kẻ chết. Ngài đã đi đến chỗ mà chúng ta không thể đi được và đã làm cái việc mà chúng ta không thể làm nổi hầu cho chúng ta sẽ nhận được những gì chỉ có Ngài mới có thể cung ứng cho chúng ta.
Đây là lời mời gọi:
1. Có phải bạn cần được cứu hôm nay không? Nếu bạn bị hư mất và bạn hiểu rõ Chúa Jêsus đã chịu chết vì bạn và đã sống lại, làm ơn đến với Ngài và được cứu ngay hôm nay.
2. Có phải bạn có những nổi sợ và lo lắng trong việc đồng đi với Chúa không? Hãy đem chúng đến với Ngài hôm nay. Ngài quan phòng và Ngài có thể cứu giúp.
3. Có phải bạn muốn sấp mình xuống trước mặt Ngài và cảm tạ Ngài vì ân ban yêu thương khôn tả xiết của Ngài chăng? Có phải bạn muốn cảm tạ Ngài vì đã cứu lấy linh hồn bạn không?
Bất chấp là nhu cần nào, Ngài là nguồn tiếp trợ. Hãy đến với Ngài ngay hôm nay!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét