Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

Mác 4.35-41: "MỘT ĐÊM TRÊN MẶT BIỂN"



Mác 4.35-41
MỘT ĐÊM TRÊN MẶT BIỂN
Phần giới thiệu: Đây quả là một ngày thật dài và nhọc nhằn cho Chúa Jêsus. Suốt cả ngày, Chúa Jêsus ngồi trên chiếc thuyền nhỏ đậu sát bờ biển Galilê. Ngài đã sử dụng chiếc thuyền ấy làm tòa giảng của Ngài khi Ngài rao giảng cho đoàn dân đông đã nhóm lại đặng nghe Ngài truyền đạo. Khi ban ngày qua đi, Ngài kêu gọi các môn đồ dong buồm qua bên kia bờ hồ.
Khi bóng tối ụp xuống, các môn đồ đang làm hết sức mình để qua được cái hồ nhỏ đó. Trong khi họ hướng sang bờ bên kia, Chúa Jêsus đã nằm ngủ đằng sau lái. Ngài rất mệt nhọc do công việc của cả ban ngày. Hầu hết các môn đồ của Chúa chúng ta thường ở trên biển Galilê suốt đêm; rốt lại, họ là những ngư phủ. Một số sự cố diễn ra trong đêm nầy sẽ làm thay đổi đời sống của họ và suy nghĩ của họ về Chúa Jêsus. Số người nầy đã thấy mình đang ở trong cơn bão của đời sống họ. Họ đã kinh nghiệm quyền phép của Chúa giải cứu họ và họ đã sống để thuật lại câu chuyện ấy. Tôi muốn trèo lên chiếc thuyền đó cùng với họ khi họ băng qua Biển Galilê. Tôi muốn làm như thế vì kinh nghiệm của họ có niều điều để dạy dỗ chúng ta hôm nay.
Có một nhận thức trong đó hết thảy chúng ta đều có quan hệ với chuyến hành trình nầy hôm nay. Chúng ta đang dong buồm hướng về một hải cảng không thấy được bằng mắt thường. Khi chúng ta kéo buồm lên, giông bão sẽ dấy lên và đánh vào chiếc thuyền của chúng ta. Chúng ta thường nghĩ giống bão sắp sửa hủy diệt chúng ta. Tôi muốn bạn nhìn biết rằng những trận bão của bạn chẳng phải được sai đến để hủy diệt bạn đâu, song để làm cho bạn tấn tới đấy thôi. Chúng ta hãy hiệp cùng Chúa và các môn đồ của Ngài khi họ qua Một Đêm Trên Mặt Biển trên hải trình ngang qua Biển Galilê. Tôi muốn chỉ ra một số quan sát vô giá từ phân đoạn nầy và giảng luận với đề tài Một Đêm Trên Mặt Biển.

I. ĐÂY LÀ MỘT ĐÊM NGUY HIỂM RẤT TRẦM TRỌNG (câu 37).
(Minh họa: Khi Chúa Jêsus và các môn đồ Ngài dong buồm qua Biển Galilê đêm hôm đó, họ thấy mình bị chìm sâu vào trong một trận bão rất kinh khiếp. Tôi muốn chúng ta xem xét cơn bão trong một vài phút hôm nay).
A. Sự thình lình của cơn bão – “Vả, có cơn bão lớn nổi lên” – Những trận bão giống như trận bão nầy xảy ra rất thông thường trên Biển Galilê. Biển Galilê là một vùng biển rất bất thường. Biển ấy rất nhỏ (13 dặm bề dài, 7 dặm bề ngang); nhưng nó sâu đến 150 feet, và dãi đất ven bờ thấp hơn mặt nước biển trung bình 680 feet. Vì Biển Galilê thấp hơn mặt nước biển trung bình và có nhiều đồi núi vây quanh, cho nên rất dễ xảy ra nhiều giông bão thình lình. Nhiều trận gió thổi ngang qua xứ ụp đến qua dãy đồi núi, tạo ra gió xoáy trên mặt hồ. Kết hợp với sấm sét xuất thiện thình lình trên những ngọn núi vây quanh, biển lay động thành những làn sóng bạo hành cao những 20 foot. Biển có thể bình tịnh trong một phút rồi tiếp đến là bạo hành. Những trận bão như thế nầy thường không xảy ra vào ban đêm. Vì thế, những người nầy không nghĩ đến giông bão và họ cũng không mong có bão nữa, thế nhưng không cứ cách nào đó thì một trận bão đã xảy đến!

(Lưu ý: Đấy cũng là cách mà cuộc sống hay có nữa! Nhiều việc có thể mỹ mãn trong một lúc nào đó và kế tiếp, là rơi xuống tận đáy sâu. Một phút bạn có thể tận hưởng thứ thời tiết tốt đẹp và phút kế đó, bạn thấy mình ở giữa một trận bão kinh khiếp đầy khủng hoảng. Một cú phone gọi tới, một khoảng thời khắc 24 tiếng đồng hồ, một vị bác sĩ đến thăm, một tiếng tích tắc của đồng hồ, và bạn đang có mặt ở đó, trong giông bão của cuộc đời. Điều nầy không làm cho chúng ta phải ngạc nhiên. Kinh Thánh chép rằng giông bão sẽ đến trên đường lối của chúng ta, Gióp 14.1; Truyền đạo 2.23; Giăng 16.33. Thật vậy, hôm nay bạn đang ở tại một trong ba địa điểm. Một là bạn đang ở trong cơn bão, vừa ra khỏi cơn bão, hay đang hướng vào cơn bão. Bão tố thình lình là một phần trong đời sống của chúng ta).

B. Tính khốc liệt của cơn bão – “thuyền gần đầy nước” – Các ngư phủ dày dạn kinh nghiệm nầy đã bắt sợ hãi bởi tình trạng khốc liệt của cơn bão nầy. Chiếc thuyền đang chòng chành; nó đầy nước và họ đã sợ hãi vì tưởng nó sắp chìm. Đây là một trận bão đầy bạo hành và nó cũng xảy ra vào ban đêm nữa. Họ không thể nhìn thấy họ đang ở đâu hay làm cách nào họ vào đến gần bờ được và hoặc đến gần những chiếc thuyền khác ở quanh họ. Họ đang lâm vào mối nguy hiểm và kinh khiếp, và họ đã lo sợ vì cớ mạng sống của họ.
(Minh họa: Một lần nữa, điều nầy giống rất nhiều với những gì chúng ta đang đối diện với trong những giống bão của cuộc đời. Khi chúng đến, chúng thường rất gay go và khiến cho chúng ta gặp phải nhiều đau khổ. Những trận bão đau khổ thổi vào đời sống chúng ta và tàn phá chúng ta với chứng đau đầu, đau tim và rối loạn. Nan đề nối nhau dấy lên và chúng sẽ chôn vùi chúng ta dưới một đống tuyết hoạn nạn. Nhiều người có thể làm chứng về những trận bão đau khổ nầy.
Nhiều người khác đối diện với những trận bão buồn rầu. Có người bạn yêu thương sẽ được gọi đi qua sự chết và nó để lại cho bạn nổi mất mát làm cho bạn phải nao núng với buồn rầu. Buồn rầu chạm đến từng đời sống! Chúa Jêsus đã có mặt trên con thuyền của họ và họ vẫn bị trận bão buồn rầu áp đảo).
Minh họa: Tôi có nghe nói về một phụ nữ trải qua một thời gian gặp phải buồn rầu trong cuộc sống và dường như bà không qua nổi sự đau buồn ấy, vì vậy có người đến khuyên bà ta đến gặp một trong những người khôn ngoan trong làng. Bà đến gặp ông ấy rồi giải thích nổi buồn đau của mình và dường như không thể chịu đựng nổi nữa, nghe cong ông ấy trao cho bà ta một mớ lông chim, rồi nói với bà ấy như sau: "Tôi muốn bà đến gõ cửa rồi trao một cái lông chim cho từng người mà bà gặp gỡ ở từng nhà nào mà chẳng có đau khổ đó nghe". Rồi sau mấy ngày, bà ta quay trở lại với mớ lông chim mà chăng trao được một chiếc lông chim nào, khi ấy bà ta mới hiểu ra rằng buồn khổ là chung hết cho mọi người, buồn khổ đến gõ từng cửa lòng, buồn khổ nhắm thẳng đường nó đến với từng nhà. Những giông bão của cuộc đời một cách nghiệt ngã đến với từng đời sống. Đôi khi có những cơn giông buồn khổ.
Nhiều người khác vẫn dầm mình trong bão táp tội lỗi. Khi tội lỗi bước vào tấm lòng của chúng ta, nó luôn luôn đến với một trận gió êm nhẹ. Nó hứa hẹn với chúng ta điều tốt nhứt, nhưng không lâu sau đó nó bày ra mặt tối hơn của nó. Nó xé toạc đời sống của bạn giống như một trận cuồng phong để lại dấu vết thiệt hại và hủy diệt mà chỉ có thể được sửa sang lại bằng huyết của Đức Chúa Jêsus Christ và ơn tha thứ của Ngài. Có người đang rơi vào trận bão ấy hôm nay!
Vì thế, những trận bão xảy đến và chúng sẽ đem theo nổi sợ hãi, lo âu và đau khổ. Tôi chỉ muốn bạn nhìn biết rằng chẳng có một giông bão nào ở trên đất mà Thiên Đàng không thể làm cho bình tịnh! Chẳng có một nan đề nào lớn lao đến nỗi Chúa Jêsus không thể liệu tính được. Hãy đem giông tố ấy đến với Ngài rồi nhìn xem Ngài xử lý nó!)

C. Nguồn của giông bão – Trận bão nầy đến từ đâu? Rốt lại, có thể đó là trận bão rất tự nhiên, như tôi đã chia sẻ rồi; Biển Galilê rất dễ xảy ra những trận bão của thiên nhiên như thế nầy. Tuy nhiên, nó đã xảy đến trong ban đêm và điều nầy rất hiếm có. Đức Chúa Trời đã sai nó đến vì mục đích dạy dỗ cho những con người nầy biết tin cậy nơi Chúa Jêsus. HHHay, trận bão có thể bắt nguồn từ Satan. Khi Chúa Jêsus quở bão yên lặng ở câu 39 và phán: “Hãy êm đi! Lặng đi”, cụm từ nầy cũng được dịch là “hãy nín đi” ở Mác 1.25. Từ ngữ có ý nói “hãy khóa miệng lại”. Nó có ý tưởng bịt miệng một con thú dữ lại. Khi Chúa Jêsus sử dụng từ ấy ở Mác 1.25, Ngài đang sử dụng từ ngữ đó khi ra lịnh cho tà ma phải câm miệng lại. Có lẽ trận bão nầy là một nổ lực bởi Satan hòng hủy diệt Chúa Jêsus. Kinh Thánh không tỏ ra nguồn của trận bão nầy.

(Lưu ý: Những trận bão trong chính đời sống của chúng ta cũng có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Có khi giông bão là lỗi lầm của chính chúng ta. Chúng ta làm những việc khiến chúng ta rơi vào chỗ rối rắm và chúng ta phải trả giá. Nếu bạn không tin tôi, chỉ hãy đọc lại sách Giôna đi. Đức Chúa Trời phán: “Hãy đi” Còn Giôna thì đáp: “không!” Đức Chúa Trời phán: “khốn cho!” còn Giôna thì đáp: “Ồ!” Đôi khi chúng ta gây ra giông tố.
Có khi Đức Chúa Trời sai giông tố đến. Tại sao Ngài lại làm như thế chứ? Đôi lúc Ngài làm như vậy để kỷ luật chúng ta rồi kéo chúng ta đến với Ngài. Đây là trường hợp với David sau khi ông đã phạm tội với Bátsêba, II Samuên 11-12. Có khi Ngài làm như thế để dạy cho chúng ta biết tin cậy nơi Ngài sâu sắc hơn. Đây là trường hợp với Gióp và mọi sự mà ông bị buộc phải chịu đựng, Gióp 2.3. Khi Đức Chúa Trời sai giông bão đến, luôn luôn là để kéo chúng ta đến gần Ngài hơn.

(Minh họa: Có một cậu bé kia, cậu ta có một chiếc thuyền nhỏ và cậu ta dương buồm chiếc thuyền ấy lên trong một cái ao nhỏ. Khi cậu ta làm xong, chiếc thuyền tách ra xa xa khỏi cậu ta một chút; nó càng tách xa hơn nữa khiến cậu ta không thể với tới được. Vì vậy, cậu bé nhặt mấy hòn đá rồi ném chúng qua mạn bên kia chiếc thuyền nhỏ đó, và khi cậu ta ném như thế tạo ra những làn sóng và mỗi hòn đá đã đưa chiếc thuyền xích lại gần hơn cậu ta một chút. Sau cùng, chiếc thuyền tới gần đến nỗi với tay ra là chạm đến chiếc thuyền).

Có nhiều lúc khi giông bão xảy đến từ Satan. Satan sẽ dấy lên một trận bão trong đời sống của bạn để đánh bại và khiến cho bạn phải sống xa cách Chúa. Hắn sẽ làm mọi sự theo quyền lực của hắn để hủy diệt bạn và đức tin của bạn nơi Đức Chúa Trời. Chúng ta có một kẻ thù thực sự, hắn đang tìm cách đánh bại và hủy diệt con cái của Đức Chúa Trời và hắn sẽ làm bất cứ điều chi để đạt được mục tiêu đó, I Phierơ 5.8. Cảm tạ Chúa, Satan bị hạn chế trong khả năng hành hại của hắn đối với chúng ta bởi ý chỉ của Đức Chúa Trời đang tể trị).

I. Đây là một đêm nguy hiểm rất trầm trọng

II. ĐÂY LÀ MỘT ĐÊM CÓ NHIỀU NGHI NGỜ (các câu 35, 38)
(Minh họa: Trận bão lớn lao nhất đêm hôm đó không phải ở trên Biển Galilê đâu, mà trong tấm lòng của các môn đồ. Trận bão nầy trên biển làm dấy lên một trận bão nghi ngờ bên trong họ, nó đe dọa đánh gục hết thảy họ. Trong khi trận bão đang cuồng nộ ở quanh họ, Chúa Jêsus đang ngủ vùi ở phía sau lái. Họ chạy đến Ngài rồi đánh thức Ngài dậy. Từ ngữ “đánh thức” có ý nói “chổi dậy từ giấc ngủ”. Từ nầy được sử dụng để nói tới “một đại dương bình tịnh bắt đầu lay chuyển mạnh”, tôi tin Kinh Thánh đang nói cho biết rằng họ đã đi tới chỗ Ngài đang nằm ngủ rồi bắt đầu lay động Ngài phải thức dậy. Những người nầy lấy làm kinh khiếp và đã mất hết mọi kỳ vọng sống còn trong trận bão nầy. Chúng ta hãy xem xét những mối nghi ngờ của số người nầy hôm nay).
A. Họ nghi ngờ sự nhơn từ của Ngài – “thầy không lo sao” – Họ tố cáo Chúa không lo tới những gì họ đang đối diện với. Tại sao phải nghi ngờ như thế chứ? Rốt lại, họ đã hiển nhiên nhìn thấy rồi lòng thương xót và sự nhơn từ của Ngài. Họ đã nhìn thấy Chúa Jêsus thắng hơn các tà ma, bịnh tật, và sự đồi bại. Mác 1.22 - 2.12. Giờ đây, họ phải đối mặt với giông bão và họ đã lấy làm sợ hãi. Họ đã nhìn biết rằng một trận gió phiếm kia thổi ra trên một biển nhỏ không thể ngăn trở tính toàn năng của Chúa được! Bạn có biết đâu là nan đề của họ không? Họ đang nhìn vào các hoàn cảnh chớ không nhìn vào Cứu Chúa. Họ đã có những tư tưởng nhắm vào sự kiện chớ không nhắm vào đức tin.

(Lưu ý: Trước khi chúng ta đi sâu vào những con người nầy; có lẽ chúng ta nên tra xét lại chính tấm lòng của mình đã. Phải chăng có nhiều lần, khi giông bão ụp đến trên đời sống của bạn, bạn đã thắc mắc về sự quan tâm của Đức Chúa Trời dành cho bạn không? Có thể bạn không nói lớn tiếng ra điều đó, nhưng tôi dám chắc có nhiều lúc xác thịt của bạn đã kêu lên: “Lạy Chúa, lẽ nào Ngài chẳng lo gì về những việc đang xảy đến cho con sao?” Hết thảy chúng ta có nhiều lúc đã từng nghĩ như thế!
Tôi chỉ muốn bạn phải nhìn biết hôm nay rằng Ngài đang quan phòng! Ngài quan phòng còn nhiều hơn bạn từng nhìn biết nữa, Hêbơrơ 4.15-16. Ngài quan phòng và Ngài đang làm việc gì đó về tình huống, mặc dù có thể bạn không nhìn thấy điều ấy trong lúc bây giờ. Đừng thắc mắc về sự lo toan của Ngài, thực sự Ngài đang chăm sóc đấy!)

B. Họ nghi ngờ ân điển của Ngài – “chúng ta chết sao” – Hãy nhớ, chính Chúa Jêsus là Đấng trước tiên đã sai họ ra biển. Số người nầy đã rời bỏ mọi sự mà đi theo Chúa Jêsus và giờ đây Ngài đã dẫn họ vào trong một tình huống nguy hiểm trầm trọng. Họ sợ Chúa Jêsus đang dẫn hết thảy họ ra đi rồi để cho họ phải chịu chết.

(Lưu ý: Chúa Jêsus không cứu bạn để bỏ rơi bạn khi đi ra gặp một trở ngại nho nhỏ đâu. Tuyệt đối Ngài đã cam kết với bạn và sẽ không hề quên bạn đâu, Hêbơrơ 13.5. Từ ngữ “lìa” có ý nói “để cho chìm lĩm”; từ ngữ “quên” có ý nói rằng Ngài sẽ không “bỏ bạn, xua đuổi hay để bạn gánh chịu bất cứ một cảnh ngộ nào”. Khi giông bão đang cuồng nộ; khi chiếc thuyền của bạn đang chòng chành; khi các trận gió xoáy đang thổi tới; khi những làn sóng biển vỗ vào mạn thuyền của bạn; Ngài sẽ không để cho bạn bị chìm đâu! Ngài sẽ giữ lấy bạn và không hề lìa khỏi bạn dù bất cứ cảnh ngộ nào. Đức Chúa Jêsus Christ tuyệt đối đã cam kết với bạn rồi!)

(Minh họa: Thành Jerusalem từng cảm thấy bị Chúa bỏ quên. Đây là những gì họ đã nói và những gì Chúa đã phán khi ứng đáp lại: “Si-ôn từng nói rằng: Đức Giê-hô-va đã lìa bỏ ta; Chúa đã quên ta. Đàn bà há dễ quên con mình cho bú, không thương đến con trai ruột mình sao? Dầu đàn bà quên con mình, ta cũng chẳng quên ngươi. Nầy ta đã chạm ngươi trong lòng bàn tay ta; các tường thành ngươi thường ở trước mặt ta luôn” (Êsai 49.14-16). Nếu Chúa yêu dân tộc Israel, là dân mà Ngài đã chuộc ra khỏi xứ Aicập; Ngài còn yêu thương Hội Thánh của chính Ngài nhiều hơn và bảo hộ những kẻ Ngài đã chuộc bằng huyết của Con Yêu Dấu Ngài là dường nào? Ngài đã cam kết với bạn rồi!)

C. Họ nghi ngờ sự bảo đảm của Ngài – “Chúng ta hãy qua bờ bên kia” – Chúa Jêsus đã phán rồi với số người nầy những gì sẽ xảy ra. Ngài đã phán với họ trước khi chuyến đi khởi sự, rằng họ sẽ qua bờ hồ bên kia. Nếu họ tin theo mọi lời lẽ của Ngài, họ phải vui mừng khi đối diện với giông bão.

(Lưu ý: Chúng ta hành động cũng một phương thức ấy! Chúa đã hứa rồi mọi sự sẽ diễn ra suông sẻ, Rôma 8.28; Sáng thế ký 50.20; II Côrinhtô 4.15-17; Rôma 8.18. Ngài đã hứa với chúng ta rằng Ngài sẽ chăm sóc chúng ta, Mathiơ 6.25-34; Luca 12.32. Nếu chúng ta chịu học hỏi nắm lấy Ngài bởi Lời của Ngài, thì chúng ta có thể đối diện với giông bão của cuộc sống mà chẳng sợ hãi. Chúng ta sẽ hiểu rõ Đấng điều khiển giông bão và chúng ta sẽ có sự bình an, dầu khi giông gió và sóng biển đang cuồng nộ).
(Minh họa: Một sĩ quan quân đội và cô dâu kia vừa mới thành hôn. Họ đề ra một chuyến đi trăng mật và trong khi họ dong buồm, một trận bão lớn bắt đầu nổ ra nghịch lại con tàu của họ. Cô dâu trẻ đã bắt sợ hãi bởi trận bão, còn người chồng mới của nàng thì chẳng sợ chi hết, và nàng đã bực bội với chàng vì chàng không lo sợ giống như nàng đã lo sợ.
Sau một lúc, chàng rút thanh gươm của mình ra, kéo nó ra khỏi bao, rồi chỉa mũi gươm vào cổ họng của cô dâu mình, nàng nhìn thẳng vào chàng rồi mĩm cười. Chàng nói: "Em không sợ sao?" Nàng đáp: "Ồ không đâu! Em không sợ thanh gươm đó một khi nó đang ở trong tay của người đang yêu thương mình".
Và thế là nàng nắm được mục đích. Bạn không phải sợ hãi giông bão một khi nó nằm trong tay của Đấng yêu thương bạn. Ngài là Đấng đang tể trị trên đất và trên biển. Ngài là Đấng có quyền làm im lặng những trận bão dấy lên trong đời sống của bạn. Bạn và tôi không cần phải sợ hãi giông bão khi Cha thiên thượng giàu ơn của chúng ta là Đấng đang nắm quyền tể trị!)

I. Đây là một đêm nguy hiểm rất trầm trọng
Ii. Đây là một đêm có nhiều nghi ngờ

III. ĐÂY LÀ MỘT ĐÊM CÓ NHỮNG KHÁM PHÁ RẤT TRỌNG ĐẠI (các câu 39-41)
(Minh họa: Khi họ đánh thức Chúa Jêsus dậy, Ngài bắt đầu hành động. Khi Ngài hành động, họ đã có một số khám phá quí báu về Chúa. Đây là những khám phá mà chúng ta cần phải biết đến nữa. Khi chúng ta đối diện với giông bão trong đời sống của chúng ta, điều nầy sẽ giúp chúng ta nhìn biết mọi sự mà chúng ta có thể biết về Đấng đang lèo lái con thuyền).
A. Về quyền phép của Chúa – Trận bão nầy khủng khiếp đến nỗi số người nầy chẳng đề ra vấn đề nào cho Chúa Jêsus hết. Ngài quở gió rồi phán cùng biển. Khi Ngài nói xong, gió bèn lặng đi và biển phẳng lì như một tấm gương. Thật là dễ như Ngài đã chữa lành cho kẻ bịnh và đuổi tà ma; Ngài có khả năng điều khiển giông bão nữa.
Chúa mà chúng ta hầu việc vẫn có quyền phép ấy ngày nay, Mathiơ 28.18; Sáng thế ký 18.14; Êphêsô 3.20. Giông bão của bạn chẳng là vấn đề gì đối với Ngài! Ngài có thể làm cho nó phải im lặng với chỉ một lời, nếu Ngài muốn như thế. Tuy nhiên, Ngài có thể cho phép giông bão cuồng nộ. Khi Ngài làm như vậy, Ngài thừa sức bảo hộ bạn ở giữa giông bão đó (II Côrinhtô 12.9). (Minh họa:. Sađơrắc, Mêsác và Abếtnêgô – Đaniên 3; Minh họa: Đaniên trong hang sư tử – Đaniên 6).
B. Về mọi lời hứa của Chúa – Giống như Ngài đã phán, họ đã qua bờ bên kia, Mác 5.1. Họ đã học biết rằng Ngài rất đúng đắn y như Lời của Ngài!
Ngài vẫn còn đúng đắn y như thế! Mọi sự Ngài đã hứa Ngài sẽ làm, Rôma 4.21; Hêbơrơ 6.18. Ngài sẽ không lui đi khỏi bất cứ một lời hứa nào mà Ngài đã lập trong quyển sách nầy!
C. Về sự hiện diện của Chúa – Khi Chúa chúng ta có mặt trên chiếc thuyền của bạn, bạn đang có một lợi thế đó. Kinh Thánh phán ở câu 36 rằng cũng “có các thuyền khác cùng đi nữa”. Có nhiều chiếc thuyền trên vùng biển ấy đêm đó, nhưng chỉ có một chiếc đang chở Chúa của sự vinh hiển. Chiếc thuyền ấy đáng phải được nhắc đến.
Khi chúng ta dong buồm trên đại dương cuộc sống, chúng ta cần phải nhớ rằng chúng ta hết thảy đều có mặt trong chỗ nầy. Hết thảy chúng ta đều đang ở trên biển, hết thảy chúng ta đều đang ở trên thuyền, và hết thảy chúng ta đều hành trình chung với nhau. Chúng ta cần phải biết chắc rằng Chúa Jêsus đang lèo lái chiếc thuyền cùng với chúng ta. Có Chúa Jêsus trên chiếc thuyền của bạn đã tạo ra mọi sự khác biệt. Họ có thể kêu cầu Ngài vì Ngài có mặt với họ. Họ có thể nhìn thấy Ngài vận hành quyền phép vì Ngài có mặt với họ. Họ có thể kinh nghiệm sự bình an của Ngài vì Ngài có mặt với họ. Có phải Ngài đang có mặt trên chiếc thuyền của bạn không? Nếu Ngài không có mặt, làm sao bạn khắc phục được giông bão đang dấy lên trong đời sống của bạn?
D. Về các mục đích của Chúa – Trận bão đã dạy cho số người nầy một bài học mà họ chẳng tiếp thu được ở đâu khác. Sự việc rất hay một khi họ tin Ngài sau khi nhìn thấy Ngài làm ra tất cả những việc lạ lùng mà Ngài đã làm ở các chương 1 - 2. Thật là hay một khi họ biết nắm lấy những việc mà Chúa đã làm cho nhiều người khác rồi áp dụng nó cho chính đời sống của họ. Nếu họ dám nói: “Bạn biết đấy, nếu Chúa Jêsus có thể chữa lành cho một người phung, chữa lành cho bà gia của Phierơ, đuổi tà ma, chữa lành cho gã bị tê liệt rồi tha tội cho gã, tôi dám chắc rằng Ngài có thể liệu tính với trận bão nầy nữa”. Nhưng, dường như họ không thể xử lý thông tin ấy rồi áp dụng nó vào chính đời sống của họ. Vì thế, Ngài đã sai họ vào trong trận bão nầy để dạy cho họ biết tin cậy Ngài.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta có Kinh Thánh. Kinh Thánh dạy cho chúng ta biết mọi sự mà Ngài đã và có thể làm. Chúng ta có bằng chứng của nhiều người khác quanh chúng ta. Chúng ta đã nhìn thấy những gì Ngài đã làm cho họ. Thậm chí chúng ta đã nhìn thấy Ngài vận hành trong chính đời sống của chúng ta. Lẽ nào chúng ta không chịu tin cậy nơi Ngài? Chúng ta không tin, vì thế Ngài sử dụng những trận bão để dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta có thể nương cậy nơi Ngài và tin Ngài đang chăm sóc chúng ta.

(Minh họa: Khi họ đến tại Gađara, họ nhìn thấy tà ma ám vào một người kia. Tôi lấy làm lạ không biết họ có còn nghi ngờ Ngài sau trận bão nữa hay không!?! Khi họ nhìn thấy Giairu đến xin cứu giúp cho con gái của ông ta, và dù nó đã chết, tôi lấy làm lạ không biết họ có nói: “Tôi tin Ngài có thể lo liệu sự việc nầy” hay không nữa!?! Tôi nghĩ trận bão đã làm cho đức tin họ được tăng thêm! Đấy là mục đích đó. Nếu đấy không phải là mục đích, chắc chắn Chúa đã sử dụng nó theo tư thế đó. Ngài đang làm y như vậy cho chúng ta!
Khi bạn đến với Mác 6.48-51, ở đó bạn tìm thấy chính số người nầy trong một trận bão khác. Một lần nữa, họ lại sợ hãi. Một lần nữa, họ đầy dẫy với nghi ngờ. Nhưng lần nầy, Chúa Jêsus không ở với họ trên thuyền. Một lần nữa, họ đầy dẫy với nghi ngờ và sợ hãi. Chúa Jêsus đến với họ và quở trận bão của họ phải yên lặng. Họ tiếp thu được một bài học khác rất có giá trị: dù khi bạn không thể nhìn thấy Ngài, Ngài vẫn đang quan phòng bạn và đang hành động vì ích cho bạn đấy!
Đôi khi, Ngài sai các trận bão đến để dạy dỗ chúng ta và dạy cho chúng ta biết tin cậy. Mục đích của Ngài không phải là làm tổn thương chúng ta, mà làm cho chúng ta tấn tới. Bạn sẽ luôn luôn tin tưởng Chúa làm điều phải làm trong những giông bão của cuộc sống).
E. Về sự bình an của Chúa – Trong khi họ đang sợ hãi, thì Chúa làm gì? Ngài đang nằm ngủ! Tại sao chứ? Ngài biết rõ Ngài đang ở trọng tâm ý muốn của Cha Ngài. Ngài biết rõ Ngài sẽ chết trên một cây thập tự, chớ không phải chết trong một vụ chìm tàu. Ngài có thể ngủ suốt trận bão vì Ngài tin cậy Cha Ngài đang chăm sóc Ngài.
Nếu tình huống ấy không làm cho Chúa chao đảo, chúng ta không nên để cho nó làm cho chúng ta phải chao đảo nữa! Và, chẳng một điều gì làm cho Ngài phải nao núng, Thi thiên 121.4; 127.1-2.
F. Về Thân Vị của Chúa – Khi Chúa quở biển yên lặng, họ đã ngạc nhiên rồi nói: “Vậy thì người nầy là ai?” Họ học biết rằng Ngài là Đấng đang nắm quyền tể trị từng làn thổi của ngọn gió; từng làn sóng giận dữ và từng cơn bão. Phải nhìn biết Ngài là một người nhơn đức! Ngài có thể nắm lấy những lượn sóng; cột trói những ngọn gió và lèo lái giông tố. Bạn có nhìn biết Ngài hôm nay chưa?

Phần kết luận: Tôi không biết bản chất trận bão của bạn, song tôi biết Đấng có thể làm cho nó bình tịnh. Nếu đấy là trận bão đau khổ; Ngài có thể làm dịu đi nổi đau của bạn. Nếu đấy là trận bão buồn rầu; Ngài có thể yên ủi linh hồn bạn. Nếu đấy là trận bão tội lỗi; Ngài có thể giải cứu bạn và buông tha cho bạn. Bạn có cần nghe Chúa Jêsus phán: “Hãy im đi, lặng đi” với trận bão của bạn không? Nếu bạn cần, hãy đem trận bão ấy đến với Ngài và hãy nhìn xem Ngài hành động.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét