Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Mác 2.1-12: "KHI CHÚA JÊSUS Ở TRONG NHÀ"



Mác 2.1-12
KHI CHÚA JÊSUS Ở TRONG NHÀ
Phần giới thiệu: Khi chúng ta học ở Mác chương 1, Chúa Jêsus bắt đầu chức vụ công khai của Ngài tại thành Cabênaum. Ngài đã vào trong thị trấn và ngay lập tức bắt đầu rao giảng về Nước của Đức Chúa Trời. Trong chương đó, Chúa Jêsus cũng bày rỏ ra quyền phép cả thể của Ngài. Ngài đuổi quỉ và chữa lành các thứ tật bịnh. Từ Mác 1.32, chúng ta học biết Chúa Jêsus đã chữa lành gần như là từng kẻ đau bịnh trong thị trấn ấy!
Các phép lạ của Ngài đã làm cho sứ điệp của Ngài bị lu mờ đi! Dân chúng nhóm lại với Chúa Jêsus để nhìn xem Ngài sẽ làm phép lạ gì kế đó. Mỗi phép lạ làm ra càng khiến cho họ càng khao khát muốn biết thêm nữa. Để tránh né tình trạng nầy, Chúa Jêsus và bốn môn đồ Ngài đã rời khỏi thành Cabênaum rồi bắt đầu một chuyến giảng đạo qua xứ Galilê, 1.38-39.
Bây giờ, chuyến giảng đạo ấy đã xong và Chúa Jêsus cùng người của Ngài trở lại thành Cabênaum. Thành phố nầy là một địa điểm rất quan trọng trong đời sống và chức vụ của Chúa Jêsus. Thành Cabênaum đã đóng vai trò làm trung tâm đầu não ở phía Bắc cho chức vụ của Ngài. Chính ở đây mà Ngài đã tỏ ra công khai quyền phép chữa lành lớn lao của Ngài. Chính ở đây mà Ngài đã giảng đạo với năng quyền. Chính ở đây, tại thành Cabênaum, mà Đức Chúa Jêsus Christ đã đưa ra lời tuyên xưng công khai Ngài là Đấng Mêsi. Thế nhưng, thành Cabênaum đã có một nan đề!
Thành phố nầy đã đánh giá cao các phép lạ hơn sứ điệp hay Đấng Mêsi. Họ muốn kiểu trình diễn hấp dẫn và họ từ chối sự ban hiến ơn cứu rỗi của Chúa chúng ta. Kết quả là, Chúa Jêsus sau đó đã công bố một lời rủa sả giáng trên thành phố nầy, Luca 10.13-15. (Minh họa: Người nào đã nhận lãnh nhiều từ tay của Chúa mà chối bỏ nó sẽ đối diện với sự phán xét trầm trọng hơn, Luca 12.48. Minh Họa: Tôi muốn đi địa ngục từ bất cứ chỗ nào khác hơn là từ hàng ghế trong một Hội Thánh Báptít đang tin theo Kinh Thánh!)
Cũng vậy, Chúa Jêsus và người của Ngài trở lại với thành Cabênaum. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng họ đã vào trong “nhà”. Có lẽ đây là chỗ nói tới nhà của Phierơ, 1.29. Họ đã vào trong thị trấn mà chẳng có gì phô trương lòe lẹt hết, nhưng có lời đồn cho rằng Chúa Jêsus đã trở lại trong thành Cabênaum. Khi dân chúng nghe biết Đấng Làm Phép Lạ đã quay trở lại, họ liền nhóm lại tại ngôi nhà mà Ngài đang ngụ ở trong đó.
(Minh họa: Các Hội Thánh phải lo xử lý với đủ loại tiếng đồn. Hầu hết những tiếng đồn đã khởi sự trong các nhà thờ đều rất tiêu cực. Tiếng đồn nghiêm trọng nhất có thể nghe thấy được từ một nhà thờ để dân chúng khởi sự lắng nghe, ấy là Chúa Jêsus đang ngự trong một nhà thờ. Khi lời ấy được đồn đại ra, người ta sẽ chạy đến! Chúa Jêsus có quyền lực thu hút, Giăng 12.32. Khi Ngài được tôn cao và lời đồn đã được thốt ra, dân chúng sẽ tới đến!)
Chúa Jêsus đang ở trong ngôi nhà và đám dân đông đã tụ tập lại để gặp gỡ Ngài và để nhìn xem Ngài sẽ làm phép lạ gì!?! Tôi muốn chia sẻ các biến cố trong phân đoạn Kinh Thánh nầy và giảng về đề tài Khi Chúa Jêsus ở trong nhà. Những việc lạ lùng sẽ xảy ra khi Chúa Jêsus ở trong nhà! Chúng ta hãy quan sát bối cảnh tuyệt vời nầy và để ý các biến cố xảy ra trong ngày ấy.
I. CHÚA JÊSUS VÀ SỰ GIẢNG ĐẠO CỦA NGÀI (câu 1-2)
A. Bất cứ ai cũng có thể lôi kéo một đám đông! Những lực sĩ đô vật, những người nổi tiếng, các nhạc sĩ và những nhà truyền đạo, hết thảy đều có thể lôi kéo nhiều đám dân đông. Chính những gì bạn làm với đám đông ấy tạo ra sự khác biệt.
Chúa Jêsus đã sử dụng cơ hội nầy để làm cho tiếng tăm Ngài được tăng thêm tại thành Cabênaum. Ngài đã làm ra một số phép lạ và dân chúng đã ăn từ hai bàn tay của Ngài. Rốt lại, có lẽ đấy là lý do tại sao họ đã đến đó. Họ đã đến để nhìn xem Chúa làm ra thêm nhiều phép lạ nữa. Họ đã đến để xem Ngài làm việc phi thường. Hãy tưởng tượng xem nỗi kinh ngạc và thất vọng của họ khi Chúa Jêsus bắt đầu giảng đạo cho họ nghe! (Minh họa: Có người nghĩ một buổi thờ phượng bao gồm việc giảng đạo là một buổi lễ theo thông lệ, tẻ nhạt. Họ xem trọng khoảng thời gian không có việc giảng đạo. Xấu hổ sẽ giáng trên chúng ta vì sự nông cạn của chúng ta!)
B. Đối với tôi và với Chúa Jêsus, rõ ràng là sứ điệp quan trọng hơn các phép lạ. Chúng ta không biết Chúa đã giảng gì trong ngày ấy, nhưng chúng ta có thể nói chắc rằng có lẽ Ngài đã lần trở lại với kinh Cựu Ước rồi giảng đúng những việc mà Ngài đã giảng lần đầu tiên trong thị trấn đó, Mác 1.14. Có lẽ Ngài đã giảng về Nước của Đức Chúa Trời, quyền phép của Đức Chúa Trời và ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời, Luca 4.18-19. Chắc chắn, Chúa Jêsus đã rao giảng sứ điệp trọng tâm của Kinh Thánh: ơn cứu rỗi bởi đức tin nhờ ân điển!
C. Giảng đạo là trọng tâm cho đời sống và chức vụ của Chúa Jêsus. Và, cũng thực như thế cho Hội Thánh! Tôi thích việc ca hát; tôi thích những buổi nhóm chứng đạo; tôi thích những buổi thờ phượng đặc biệt; nhưng không có điều gì có thể thế chỗ cho sự giảng đạo!
Rao giảng là phương pháp được chọn của Đức Chúa Trời cho việc Tin Lành ân điển đến với tấm lòng của kẻ bị hư mất, Rôma 10.13-15; I Côrinhtô 1.21. Không một điều chi khác được phép loại bỏ sứ điệp!
(Minh họa: Chúng ta nên cầu nguyện để Hội Thánh chúng ta biết tập trung vào sứ điệp. Chúng ta có thể lôi kéo người ta đến với nhà thờ, và rồi họ rất dễ dàng chễnh mãng và do dự. Công việc chính của nhà thờ nầy không phải là trám đầy những hàng ghế hay có nhiều tài khoản trong ngân hàng. Công việc chính của chúng ta là lo công bố sứ điệp của Chúa chúng ta. Đấy là việc mà chúng ta phải đảm đương! Đấy là công việc của chúng ta và đáng phải là công việc duy nhứt của chúng ta! Cảm tạ Đức Chúa Trời vì một nhà thờ với kiểu dáng cũ, tin theo Kinh Thánh, ở đó công tác rao giảng vẫn là mảng chính trong mỗi buổi thờ phượng!)
II. CHÚA JÊSUS VÀ QUYỀN PHÉP CỦA NGÀI (các câu 3-5).
A. Ngay giữa buổi thờ phượng giảng dạy nầy, một việc lạ lùng đang diễn ra. Có bốn người khiêng bạn của họ bị bại liệt đến với Chúa Jêsus. Họ tin rằng nếu họ khiêng người nầy đến với Chúa Jêsus, thì Chúa Jêsus sẽ chữa lành cho thân thể người. Khi họ đến với nhà ấy, đám dân đông lớn đến nỗi họ không thể vào nhà ấy qua cửa chính.
Bấy giờ, nhà cửa trong thời buổi đó thường được cấu trúc với mái bằng. Một chiếc cầu thang bên hông nhà dẫn lên trên mái đó, cầu thang nầy được sử dụng nhiều giống như chúng ta sử dụng loại xe bus hai tầng trong thời buổi của chúng ta. Loại mái nhà nầy thường được đóng bằng gỗ bắc ngang qua mái nhà. Loại gỗ nầy khi ấy thường được che đậy bằng những nhánh cây. Mái nầy được lợp bằng một lớp ngói bằng đất sét, và sau cùng, một lớp bùn dày được phủ ở mặt trên hết. Lớp bùn nầy được tô nén cho bằng tới khi nó có thể chịu được cơn mưa lớn.
Vì thế, đây là bối cảnh rất hài hước, Chúa Jêsus đang rao giảng trong nhà, bốn người nầy khiêng người bạn của họ qua ngả mái nhà. Ở đó, họ bắt đầu đào xuyên qua mái, cho tới chừng họ có đủ khoảng rộng đủ để dòng người bạn của họ xuống bên dưới ngôi nhà.
Bạn có thể hình dung được bối cảnh ở trong nhà không? Khi Chúa Jêsus đang giảng đạo, tiếng đào đất nghe văng vẳng ở trên đầu. Sau một thời gian ngắn, bụi đất và gỗ bắt đầu rơi xuống trên đám đông tụ tập ở bên dưới. Khi ấy, bầu trời xanh phá vỡ bóng tối và một người được dòng xuống căn phòng.
Tôi lấy làm lạ không biết Phierơ đang nghĩ gì!?! Có lẽ ông không thích tư tưởng nhìn thấy ngôi nhà của ông bị vỡ ra. Ông lấy làm lạ không biết bảo hiểm về nhà cửa có chịu đền bù mặt sửa chửa hay không!?! Nhưng, Phierơ không thể chặn đứng được việc ấy! Chính đám đông đó đã giữ bốn người kia và người đau bại lại ở ngoài, họ cũng đã giữ Phierơ lại ở trong nhà!
Tôi lấy làm lạ không biết Chúa Jêsus đã nghĩ gì!?! Tôi hình dung có một nụ cười trên gương mặt của Ngài khi Ngài nhìn biết điều chi đang diễn ra. Tôi dám chắc rằng Ngài lấy làm thích thú bởi toàn bộ sự việc.
Tôi lấy làm lạ không biết đám đông kia đang nghĩ gì!?! Chắc chắn, điều nầy chưa hề xảy ra trong một buổi thờ phượng nào trước đó! Chắc chắn là họ đã rất ngạc nhiên với những gì đang diễn ra.
(Minh họa: Luôn luôn là ơn phước khi Chúa bao phủ lấy trật tự trong sự thờ phượng của chúng ta và chiếm hữu buổi thờ phượng! Tôi không hiểu Ngài vận hành thế nào, nhưng tôi vui sướng khi Ngài hành động! Một việc kỳ diệu luôn luôn diễn ra khi Chúa Jêsus ngụ trong ngôi nhà! Khi Ngài hiện diện trong một buổi thờ phượng, điều ấy tạo ra mọi sự khác biệt).
(Minh họa: Cho phép tôi nói một lời về bốn người nầy, là những kẻ đã khiêng bạn mình đến với Chúa Jêsus. Bốn người nầy đã bằng lòng chịu trách nhiệm, dù là gì đi nữa, để đưa bạn mình đến với Chúa.
Họ dám làm việc khó. Không dễ dàng gì khi khiêng người kia lên mái nhà. Đây là một việc rất khó. Kinh Thánh chép rằng “Chúa Jêsus thấy đức tin họ”. Đức tin là điều đang tác động trong tấm lòng và rồi nó thể hiện theo cách của nó ra bên ngoài, Giacơ 2.18; Êphêsô 2.10. Đức tin mà không làm việc cho Chúa Jêsus có lẽ nó sẽ chẳng đưa bạn lên thiên đàng đâu!
Họ dám làm việc bất thường. Họ đã suy nghĩ! Đối với họ, đây không phải là việc bình thường, nó đòi hỏi tài khéo trong việc tính toán đưa người bịnh lên mái nhà rồi dòng xuống để gặp Chúa Jêsus!
Họ dám làm điều phải hao tốn. Họ phải trả giá cho việc tu sửa lại mái nhà của Phierơ.
Mấy người nầy bằng lòng làm bất cứ điều chi để đưa người kia đến với Chúa. Chính tấm lòng ấy cần đánh động bên trong chúng ta! Bao lâu sự việc ấy còn chép trong Kinh Thánh, chúng ta không nên tránh né điều chi hầu đưa nhiều người đến với Chúa Jêsus!)
B. Người đau bại bị dòng xuống ngay buổi thờ phượng. Chúa Jêsus chứng kiến qui mô và chiều sâu đức tin của họ đặt nơi Ngài và khả năng của Ngài. Tiếp đến, Chúa Jêsus làm một việc thật đáng kinh ngạc! Ngài phán: “Hỡi con ta, tội lỗi ngươi đã được tha”.
Hãy chờ trong một phút! Người nầy bị khiêng tới gặp Chúa Jêsus để được chữa lành và Chúa Jêsus xử lý với tội lỗi của người. Tại sao chứ?
Dường như là người nầy đã bị đau bại vì cớ một nan đề thuộc linh nào đó trong đời sống của người. Các y bác sĩ đã quyết rằng hơn 50% mọi chứng bịnh của chúng ta đều là kết quả của các nan đề về tình cảm! Người nầy bị đau bịnh vì cớ tội lỗi.
Chắc chắn là người nầy, bốn người kia và đám dân đông đều tưởng rằng nan đề quan trọng nhất là bịnh bại. Thế nhưng, Chúa Jêsus vốn biết rõ sự thực! Tội lỗi là nan đề quan trọng nhất và Chúa Jêsus xử lý với nó trước tiên! Do đó, tội lỗi cũng là nan đề nghiêm trọng nhất của chúng ta nữa! Thường thì chúng ta nhắm vào phần xác thể và chúng ta không hề có một ý nào về sự thuộc linh. Chúng ta tốn hao nhiều thì giờ tìm cách sao cho được khỏe mạnh, giàu có, khôn ngoan và chúng ta thôi không suy nghĩ về chỗ chúng ta đang đứng ở trước mặt Chúa.
Nhu cần quan trọng nhất trong đời sống của bạn ngay bây giờ không phải là một nhu cần theo phần xác đâu! Bạn đang dối diện với việc gì thì không thành vấn đề, nhu cần quan trọng nhất của bạn luôn luôn là, và sẽ luôn luôn là, thuộc linh! Và, chỗ duy nhứt bạn tìm được sự cứu giúp nằm trong Đức Chúa Jêsus Christ!
C. Chúng ta hãy xem xét lời lẽ của Chúa nói với người nầy thật chi tiết trong một phút xem. Chúa Jêsus phán: “Hỡi con ta, tội lỗi ngươi đã được tha”. Người ấy không biết cái chạm đầy đủ của những gì Chúa Jêsus mới nói với anh ta, nhưng đó là lời lẽ quan trọng nhất mà anh ta đã từng nghe thấy!
 Con – Từ ngữ được dịch là “con” cũng là chữ thường được dịch là “con cái”. Đây là một từ mang ý tưởng dịu dàng. Khi Chúa Jêsus phán với người nầy, Ngài đã phán thật dịu dàng và Ngài phán với người giống như một người con. Đây là một từ nói tới gia đình!
Đấy là những gì đang xảy ra khi một tội nhân hư mất đối diện với Chúa. Kẻ bị hư mất ấy, giống như người con trai hoang đàng ở Luca 15, được săn đón bởi người Cha. Kẻ nào bị hư mất lại được ăn mặc quần áo của Cha; nhận lấy nhẫn của sự phục hòa; giày dép của một người con và có chỗ ngồi nơi bàn như một thành viên trong gia đình. Giống như Mêphibôsết, II Samuên 9, kẻ bị hư mất được đối xử như một người con.
Hallelujah, nếu bạn đã được cứu, bạn là con cái của Đức Chúa Trời, I Giăng 1.3! Bạn là con cái của Ngài trong lúc bây giờ!
 Được tha thứ – Từ ngữ nầy ám chỉ rằng tội lỗi của người, sự xấu hổ và tội lỗi đã bị cất đi! Chữ thứ nhứt đưa người vào trong gia đình; chữ thứ hai đưa người vào mối tương giao!
Chính tội lỗi, trong mọi sự xấu xí và kinh khiếp của nó hiện đứng giữa tội nhân và Đức Chúa Trời, Êsai 59.2. Nhưng, khi một kẻ bị hư mất đến với Chúa Jêsus để được cứu, mọi tội lỗi của người được tha ngay lập tức và đời đời, Thi thiên 103.12; I Giăng 1.7. Họ được đưa vào mối tương giao trọn vẹn với Cha thiên thượng! Đúng là một lẽ thật! Đúng là một phước hạnh!
D. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì Cứu Chúa của chúng ta có quyền tha tội, tẩy xóa quá khứ của chúng ta và bất chấp tội lỗi của chúng ta. Bạn đã kinh nghiệm quyền phép tha thứ của Ngài chưa? Bạn đã từng nghe Ngài gọi bạn là “con” chưa?
III. CHÚA JÊSUS VÀ MINH CHỨNG CỦA NGÀI (các câu 6-12a)
(Minh họa: Chúa Jêsus vừa ban cho người bại khốn khổ nầy ân tứ quan trọng nhất mà thế gian từng nhìn biết: sự tha thứ và sự tiếp nhận. Bạn có nghĩ người nầy và mấy người bạn của người bị thất vọng không? Bạn có nghĩ họ đã trông mong nhiều hơn thế chăng? Phải đấy, họ không phải là những người duy nhứt đã lấy làm lạ nơi những gì Chúa Jêsus đã làm).
A. Phê phán (các câu 6-7) – Ngồi ở đó trong nhà hôm ấy là mấy thầy thông giáo. Chắc chắn là mấy người nầy đã được sai đến để dò xét Jêsus người Naxarét nầy. Các thầy thông giáo là những văn sĩ, y như danh xưng đang chỉ ra. Mấy người nầy được giao cho bổn phận sao chép Kinh Thánh. Khi họ sao chép, họ rất quen thuộc với nhiều câu Kinh Thánh. Hiển nhiên là họ đã trở thành hạng học giả và giới chức có thẩm quyền về nội dung. Đến thời của Chúa Jêsus, các thầy thông giáo và sự lý giải của họ về Luật pháp đã trở nên quan trọng hơn chính Luật pháp.
Khi hạng người tôn giáo nầy nghe Chúa Jêsus tha thứ tội lỗi của kẻ đau bại đó, họ không thể tin nơi tai của mình! Họ biết rõ chỉ có Đức Chúa Trời mới có quyền tha tội. Họ hiểu rõ lời lẽ của Chúa Jêsus như một lời xưng nhận mình là Đức Chúa Trời! Khi họ nghe thấy điều nầy, ngay lập tức họ tố cáo Ngài về tội phạm thượng. Tất nhiên, giống như hầu hết các nhà lập luật và đạo đức giả, họ là những kẻ hèn nhát và họ không có can đảm để thẳng thừng tố giác Chúa Jêsus cách công khai.
Đây là lần gặp gỡ đầu tiên mà Chúa Jêsus đã có với hạng người tôn giáo trong thời của Ngài, nhưng đấy chưa phải là lần cuối cùng. Thực vậy, các cấp lãnh đạo tôn giáo của Israel sẽ trở thành công cụ trong việc đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá.
B. Đối mặt (các câu 8-9) – Chúa Jêsus, là Đức Chúa Trời, vốn biết rõ họ đang suy tính gì ở trong lòng. Ngay lập tức Ngài dành cho họ một thách thức.
Lời lẽ của Ngài được xem là rất có giá trị. Chúa Jêsus phán: “Nay bảo kẻ bại rằng: Tội ngươi đã được tha; hay là bảo người rằng: Hãy đứng dậy vác giường mà đi; hai điều ấy điều nào dễ hơn?” Những câu nói ấy rất dễ thốt ra, nhưng chỉ có một câu được chứng minh mà thôi!
Ai cũng có thể nói: “Tội ngươi đã được tha” thế nhưng sự thử nghiệm thực cho người đau bại là “Hãy đứng dậy vác giường mà đi”. Nhưng, chỉ có Đức Chúa Trời mới có khả năng làm cho điều nầy hay điều kia xảy ra mà thôi. Chúa Jêsus đang dựng lên một thử nghiệm để minh chứng Ngài chính là Đấng Mêsi.
C. Khẳng định (các câu 10-12a) – Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus sử dụng thuộc thể để minh chứng cho thuộc linh. Như tôi đã nói, sự tha tội không thể minh chứng được, song sự chữa lành phần xác thể mới dễ chứng minh. Khi Chúa Jêsus truyền cho người kia: “hãy đứng dậy, vác giường đi về nhà”, Ngài đang chứng minh Ngài là Đấng mà Ngài hiện đang xưng nhận.
Thử nghiệm nầy là sự thử nghiệm acid! Nếu Chúa Jêsus đã ban ra lịnh lạc và kẻ đau bại vẫn tiếp tục nằm ở đó, thì Chúa Jêsus sẽ bị chỉ ra là kẻ nói dối. Còn nếu người kia đứng dậy, như người đã đứng dậy, điều nầy sẽ minh chứng rằng Chúa Jêsus có quyền phép để chữa lành. Một quyền phép, bởi đó, là một trong những tấm thiếp mời gọi của Đấng Mêsi: “Hãy bảo những kẻ có lòng sợ hãi rằng: Khá vững lòng, đừng sợ nữa! Đây nầy, Đức Chúa Trời các ngươi sẽ lấy sự báo thù mà đến, tức là sự báo trả của Đức Chúa Trời. Chính Ngài sẽ đến và cứu các ngươi! Bấy giờ, những kẻ mù sẽ mở mắt, những kẻ điếc sẽ rỗng tai. Bấy giờ, kẻ què sẽ nhảy như con nai, lưỡi kẻ câm sẽ hát. Vì có những dòng nước trào lên trong đồng vắng, và những suối chảy ra trong nơi sa mạc” (Êsai 35.4-6).
(Minh họa: Qua sự chữa lành cho người nầy, Chúa Jêsus đã minh chứng rằng Ngài rất xứng đáng được tin theo! Ngài đang chứng minh rằng Ngài là Đấng Mêsi. Ngài đang chứng minh rằng Ngài là Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt).
Hãy chú ý lời lẽ của Ngài ở câu 10: “Vả, để cho các ngươi biết Con người ở thế gian có quyền tha tội”. Cụm từ “ở thế gian có quyền” rất là thú vị. Tôi nghĩ chúng có thể được phân ra làm hai:
1.) Chúa Jêsus đang nói rằng Ngài có quyền phép để tha tội, trong khi Ngài còn ở đây trên đất. Ngài đã chứng minh điều nầy mấy lần khi Ngài tha thứ cho những kẻ đến với Ngài. Tôi ngợi khen danh Ngài vì Ngài có quyền phép ấy! Nếu bạn cần sự tha thứ ngay hôm nay, bạn nên đến với Chúa và tìm được sự tha thứ trọn vẹn mà bạn đang có cần, Giăng 6.37; Côlôse 2.13.
2.) Chúa Jêsus đang nói rằng chỗ để nhận được ơn tha thứ là ở đây trên đất! Sẽ là quá trễ không được tha khi đời nầy qua đi. Nếu bạn trông mong được gặp Chúa ở Thiên đàng và muốn Ngài so việc lành việc dữ của bạn rồi cho phép bạn vào Thiên đàng theo cách ấy, bạn sẽ thấy buồn rầu và thất vọng thôi. Nếu bạn muốn được cứu, thời điểm đến với Chúa Jêsus là ngay bây giờ. Nếu bạn cần ơn tha thứ, thời điểm đến với Chúa Jêsus là ngay bây giờ.
Khi bạn rời khỏi đời nầy qua sự chết, sẽ là quá trễ không lo liệu chi được cho cõi đời đời! Sẽ chẳng có cơ hội nào dù chỉ một giây đồng hồ và không còn có cơ hội nữa! Bạn sẽ phải xử lý với nan đề tội lỗi của bạn (Minh họa: Rôma 3.10-23) trong đời nầy, hoặc bạn sẽ qua đời và đi thẳng đến Địa Ngục!
Phần kết luận: Vì thế, Chúa Jêsus chữa lành cho người đau bại, người liền đứng dậy, vác giường mình, vẹt đám đông mà rời khỏi đó! Người chỉ đứng dậy và đi mà thôi!
Tấm lòng của người đã được chữa lành trước tiên, rồi mới tới xác thịt của người theo sau. Diễn tiến của mọi việc là như thế! Khi Chúa tha thứ tội lỗi của một người, người ấy trở thành một “người mới”, II Côrinhtô 5.17. Bên trong họ đã được thay đổi và cách ăn ở của họ cũng được tái sắp đặt lại! Những gì Chúa đang làm bên trong tấm lòng luôn luôn thể hiện ra ở ngoài mặt. Hãy nhớ, đức tin chân chính là đức tin luôn luôn được nhiều người khác nhìn thấy!
Khi đám dân đông kia nhìn thấy phép lạ nầy, họ bắt đầu ngợi khen Chúa. Họ lấy làm ngạc nhiên bởi những gì họ đã trông thấy tận mắt mình. Thế nhưng, họ hoàn toàn bỏ sót mục tiêu.
Người ta bị cuốn hút với những gì mắt của họ nom thấy đến nỗi họ quên phứt đi lời lẽ mà Ngài đã rao giảng. Một lần nữa, dân chúng lại chọn phép lạ trọng hơn sứ điệp!
Còn bạn thì sao? Có phải bạn trông đợi nơi phép lạ chăng? Có phải bạn đang lắng nghe sứ điệp? Ông nội vợ của tôi đã được cứu khi ông 84 tuổi. Hết thảy những tháng năm trước khi ông được cứu, ông trông đợi vào phép lạ. Ông luôn luôn nói rằng khi Đức Chúa Trời sẵn sàng cứu ông, Ngài sẽ đến với ông giống như Ngài đã đến với Phaolô trên con đường đến thành Đamách vậy. Ông đã trông mong vào phép lạ.
Thế rồi một ngày kia, Chúa đã đến với ông. Ấy chẳng phải là kinh nghiệm “Con Đường đến Thành Đamách” đâu, nhưng ông đã được cứu. Một tháng sau, ông qua đời. Gần như là ông quên hẳn đi việc trông đợi vào phép lạ. Nhưng, khi ông đến tại chỗ mà ở đó ông nhận được sứ điệp, ông đã được cứu.
Còn bạn thì sao? Có phải Chúa phán với lòng bạn hôm nay không? Nếu Ngài phán, tôi xin mời bạn làm bất cứ điều chi mà Ngài muốn bạn phải làm. Chúa Jêsus đang ở trong nhà hôm nay, chúng ta hãy quyết định đến với Ngài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét