Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Mác 8:31-33: "SỨ MỆNH CỦA ĐẤNG MÊSI"



Mác 8:31-33
SỨ MỆNH CỦA ĐẤNG MÊSI

Phần giới thiệu: Kể từ khi Chúa Jêsus thực hiện sự tỏ ra công khai của Ngài lần đầu tiên, Ngài đã ra sức đến với dân Israel. Ngài là Đấng Mêsi của họ và Ngài đã làm mọi sự Ngài có thể để thuyết phục họ về lẽ thật ấy.
Các phép lạ, những sự dạy, lòng thương xót và quyền phép của Ngài hết thảy đều là bằng chứng rõ ràng là Đấng Mêsi đã được nói trước trong Cựu Ước đã xuất hiện. Tuy nhiên, khi dân Israel nhìn thấy Chúa Jêsus, họ đã từ chối không nhận Ngài là Đấng Mêsi, là Chúa hay Cứu Chúa của họ.
Chúa Jêsus đã bị chối bỏ bởi các cấp lãnh đạo tôn giáo trong dân Israel, Mác 8:11. Ngài đã bị chối bởi xứ sở như một tổng thể, Mác 6:3. Thậm chí Ngài còn bị xét đoán là một người mất trí bởi chính gia đình Ngài, Mác 3:21. Toàn bộ sự chối bỏ nầy được tóm tắt lại bởi sứ đồ Giăng khi ông nói: “Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy” (Giăng 1:11).
Ngay khi Chúa Jêsus ráng sức đến với dân Israel, Ngài cũng cố gắng dạy dỗ các môn đồ Ngài. Chúa Jêsus đã để ra nhiều tháng trời dạy dỗ họ, tỏ ra quyền phép của Ngài và việc tỏ ra lai lịch của Ngài cho người của Ngài là những phương thức đầy năng quyền. Trong một thời gian rất dài, họ đã bị mù lòa trước lai lịch của Ngài. Mặc dù họ đã nhìn thấy Chúa Jêsus chữa lành cho kẻ đau, đuổi tà ma, khống chế các thế lực thiên nhiên, hóa bánh và cá ra nhiều và làm cho kẻ chết được sống lại; họ vẫn không thể nắm bắt được Chúa Jêsus là ai.
Các môn đồ sống y như người mù mà Chúa Jêsus đã chữa lành ở Mác 8:23-35. Khi Chúa Jêsus rờ đến người lần đầu tiên, người có thể thấy chút ít, song chưa rõ nét. Khi ấy, Chúa Jêsus đã rờ đến người lần nữa và thị lực người trở nên rõ ràng.
Giống như người đó, các môn đồ đã có một cái nhìn lờ mờ về Chúa Jêsus là ai. Ở Mác 8:27-30, sự nối kết sau cùng đã được thực hiện trong tấm lòng của hầu hết người của Ngài và họ đã hiểu được Chúa Jêsus là ai vào lúc sau cùng. Câu nói đức tin của họ được tóm tắt lại trong câu nói của Phierơ ở câu 29: “Chúa là Đấng Christ!”
Không bao lâu sau khi sự nối kết ấy được thực thi, Chúa Jêsus bắt đầu dạy dỗ các môn đồ Ngài đâu là sứ mệnh thực sự của Ngài!?! Khi Chúa Jêsus phán với người của Ngài, Ngài hủy diệt hết những tư tưởng sai lầm của họ về Đấng Mêsi là ai và Đấng Mêsi đến để làm gì!?! Phân đoạn Kinh Thánh nầy cũng tỏ ra bản chất không kiên định của tấm lòng con người.
Tôi muốn lấy ba câu nầy rồi giảng dạy về Sứ Mệnh của Đấng Mêsi. Tôi muốn bạn nhìn xem thể nào Sứ Mệnh của Ngài được tỏ ra; thể nào Sứ Điệp của Ngài bị quở trách, và sau cùng, thể nào Người của Ngài bị quở trách!?!
Nếu chúng ta chịu nghe theo tiếng phán của Thánh Linh của Đức Chúa Trời, có một sứ điệp cho mọi lòng chúng ta trong phân đoạn Kinh Thánh nầy nữa đấy.
I. SỨ MỆNH CỦA ĐẤNG MÊSI ĐƯỢC TỎ RA (câu 31)
+ Có một mâu thuẫn giữa lời lẽ ở câu 29 và lời lẽ ở câu 31. Ở câu 29, Phierơ đã công bố Chúa Jêsus là “Đấng Christ”. Từ ngữ “Christ” có nghĩa là “Đấng Chịu Xức Dầu”. Đây là từ ngữ đề cập tới Đấng Mêsi của người Do thái.
Trong nhiều thế kỷ, người Do thái đã trông mong Đức Chúa Trời sai phái một Đấng cứu tinh đến. Họ tán thưởng một nhà lãnh đạo quân sự tài ba sẽ đánh bại các kẻ thù của dân Israel, phục hồi lại sự công bình cho xứ sở, và Đấng nầy sẽ luyện lọc và phục hồi lại đền thờ đến mức độ vinh hiển thời xa xưa của nó, Giêrêmi 33:15; Êxêchiên 37:23-24. Người Do thái tin rằng đấng cứu tinh nầy sẽ đạt được các mục tiêu của mình qua sức mạnh của hai cánh tay. Họ đang trông mong một chiến binh, một nhà cách mạng và một người khởi nghĩa.
+ Khi Chúa Jêsus xuất hiện trên bối cảnh lo giảng dạy, chữa lành và kêu gọi người ta đến với sự ăn năn; Ngài không phải là nhân vật mà người Do thái vốn trông mong nơi Đấng Mêsi của họ. Vì thế, họ đã chối bỏ Ngài.
Tuy nhiên, nơi người thợ mộc khiêm hạ nầy xuất thân từ thành Naxarét, Phierơ và hầu hết các môn đồ đều công nhận là Đấng Mêsi. Họ tin Chúa Jêsus là Đấng Christ, là sự ứng nghiệm của các lời tiên tri và những lời hứa. Họ mong mỏi Chúa Jêsus tấn công người Lamã và giải cứu xứ sở Israel ra khỏi vòng nô lệ của họ. Những gì Chúa Jêsus phán trong câu nầy trải ra từng giấc mơ vàng chinh phục và tự do mà họ đã ấp ủ.
+ Chúa Jêsus bắt đầu dạy dỗ họ. Từ ngữ “khởi sự” cho thấy sự thực đây là phần thông tin mới mẻ mà Chúa Jêsus đang ban ra cho người của Ngài. Chúng ta cũng được Kinh Thánh cho biết ở câu 32 rằng Chúa Jêsus đã phán ra những việc nầy cách “tỏ tường”. Ở đây, Chúa Jêsus không sử dụng một thí dụ nào hết và chẳng có sứ điệp nào có ý nghĩa kín giấu cả. Ngài phán dạy cách tỏ tường để những người nầy sẽ không hiểu sai những gì Ngài đang ra sức nói cho họ biết.
Sự mặc thị mà Chúa Jêsus đưa ra trong câu nầy đang tàn phá tất cả những tư tưởng của họ về Đấng Mêsi là ai và những gì Ngài sẽ làm. Trong câu nầy, Chúa Jêsus tỏ ra sứ mệnh của Ngài cho người của Ngài.
+ Chúng ta đã rất thiện chí khi xem xét sứ điệp qua mấy lời nầy ra từ Chúa Jêsus. Sứ điệp của Ngài vẫn đang phán với mọi lòng của chúng ta hôm nay.
+ Hãy chú ý tước hiệu Ngài cung ứng cho chính mình Ngài. Phierơ đã gọi Chúa Jêsus là “Đấng Christ”. Chúa Jêsus không chối bỏ tước hiệu ấy, vì Ngài là Đấng Mêsi. Tuy nhiên, khi Chúa Jêsus phán, Ngài tự gọi mình là “Con của Đức Chúa Trời”. Điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Chúa Jêsus không đến với thế gian nầy để sống như một vì Vua. Chúa Jêsus đã đến trong thế gian nầy để chịu chết như một người đầy tớ, Philíp 2:5-8.
Trong khi Chúa Jêsus là Vua Vinh Hiển và Ngài là Vua của người Do thái; Ngài cũng là “Chiên Con chịu giết từ buổi sáng thế” (Khải huyền 13:8). Chúa Jêsus không mâu thuẫn với Phierơ đâu; Ngài đang mở mắt họ trước ý định thực về sự đến của Ngài trong thế gian. Chúa Jêsus trải rộng tư tưởng nầy trong mấy câu nói kế đó của Ngài.
+ Ngài nói cho họ biết rằng đang khi họ tìm kiếm sự vinh hiển, thì Ngài lại đến để chịu khổ. Chắc chắn Chúa Jêsus đã chịu khổ trong khi Ngài còn ở đây. Ngài đã sống trong nghèo khó. Ngài hiểu rõ tình trạng cô độc. Ngài là Con Người đã bị hầu hết mọi người chối bỏ, nhiều người thù ghét và chỉ có ít người yêu mến. Ngài thực sự là Con Người đã bị “…người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì” (Êsai 53:3).
+ Chúa Jêsus dạy cho các môn đồ Ngài biết rằng những kẻ chống đối Ngài lớn tiếng, họ đều ở trong một thực thể tôn giáo. Khi Chúa Jêsus nói tới “các trưởng lão,…thầy tế lễ cả, và các thầy thông giáo”, Ngài đang đề cập tới Tòa Công Luận. Đây là một hội đồng được lập ra từ 70 cấp lãnh đạo người Do thái. Nó hoạt động như Tòa Án Thượng Thẩm trong xứ Israel. Nó duyệt hết mọi vấn đề có liên quan tới tôn giáo và đời sống hàng ngày trong xứ Israel.
Cái hội đồng nầy đã dựng lên “cấp trưởng lão”, đây là các cấp lãnh đạo có nhiều thế lực. Các “thầy tế lễ cả” đề cập tới Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, kể cả cựu thầy tế lễ thượng phẩm, và các cấp lãnh đạo của 24 dòng thầy tế lễ trong chi phái Lêvi. Hầu hết những người nầy đều là người Sađusê. Họ là những nhà thần học thuộc phái tự do của thời buổi ấy. Từ ngữ “thầy thông giáo” đề cập tới người Pharisi, họ đã có mặt trong hội đồng nầy. Người Pharisi là những nhà bảo thủ tôn giáo. Họ chịu trách nhiệm về việc hiểu biết, giữ gìn và bảo vệ luật pháp của Đức Chúa Trời.
Sự chối bỏ nầy bởi cấp lãnh đạo Do thái đã khởi sự rồi. Trong hơn một cơ hội họ đã ra sức tìm kiếm lỗi lầm nơi Chúa Jêsus. Và ở Mác 8:11, họ chỉ công bố sự họ chối bỏ Chúa Jêsus, họ công bố rằng Ngài đã minh chứng chưa đủ rằng Ngài là Đấng Mêsi. Tòa Công Luận hiển nhiên chối bỏ Chúa Jêsus trong lúc sau cùng và xét đoán Ngài phải chịu chết.
Họ tố cáo Ngài về tội phạm thượng, Mathiơ 26:65. Họ kết án tử hình Ngài, Mathiơ 26:66. Họ chuyển Ngài qua cho Rome, đòi hỏi Ngài phải bị tử hình, Mathiơ 27:1-2; Giăng 19:17. Các cấp lãnh đạo tôn giáo nầy sẽ lãnh đạo dân Israel đòi hỏi cái chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá, Mathiơ 27:20-26. Ngay khi Chúa Jêsus sắp gục chết và bị đóng đinh trên thập tự giá, số người nầy đã nhiếc móc Ngài trong cơn giận dữ và thù ghét của họ, Mathiơ 27:39-43. Chính những người canh của Israel đã đưa Ngài đến cái chết của Ngài. Người mù thực sự dẫn dắt người mù!
+ Chắc chắn các môn đồ đã nhìn thấy rồi sự chống đối ấy đối với Chúa Jêsus ngày càng tăng vào lúc đó. Sự khải thị cho biết các cấp lãnh đạo Do thái sẽ chối bỏ Chúa Jêsus đã không làm cho họ bị sốc; bởi những điều Chúa Jêsus đã phán kế đó đã làm cho họ phải ngậm miệng lại.
Chúa Jêsus nói cho họ biết rằng Ngài sẽ “phải chịu giết”! Ngài khiến cho họ nhìn biết rằng Ngài, Đấng Christ, Đấng Mêsi, không những sẽ bị dân Israel chối bỏ, mà Ngài còn sẽ bị họ kết án tử hình nữa.
Chúng ta không biết bài giảng dạy nầy bao lâu mới kết thúc, nhưng từ ngữ “dạy” cho thấy có một sự “dạy liên tục”. Có thể sự dạy ấy kết thúc trong một thời gian ngắn. Có lẽ Chúa Jêsus đã đưa họ đi một vòng Cựu Ước.
Có lẽ Ngài đã đưa họ trở lại với sách Lêvi ký rồi tỏ ra cho họ thấy ý nghĩa thuộc linh của Lễ Vượt Qua và Ngày Chuộc Tội. Có lẽ Ngài đã dạy về tất cả của lễ trong sách Lêvi ký và thể nào hết thảy chúng chỉ ra trước cái chết của Cứu Chúa. Có thể Ngài tỏ ra nội dung thực có tính tiên tri của Thi thiên 22; Thi thiên 69 và Êsai 53. (Minh họa: Tôi rất muốn nghe cuộc trao đổi ấy!)
Thực Ngài đã làm như thế, Chúa Jêsus đã nắm lấy cơ hội nầy để tỏ ra cho người của Ngài thấy rằng con đường của Đấng Mêsi sẽ dẫn Ngài đến với cái chết của Ngài. Đây là một ý tưởng mà chẳng có một người Do thái nào từng suy xét đến và không một ai chịu tin theo hết! Đồng thời, điều đó vẫn rất thực ngày hôm nay.
+ Khi ấy, Chúa Jêsus nói cho họ biết đang khi Ngài phải chịu chết, Ngài cũng sẽ sống lại từ kẻ chết. Phải, sẽ có sự thương khó, đau khổ và sự chết trong tương lai của Đấng Mêsi, nhưng cũng sẽ có sự vinh hiển nữa! Ngài phải trải qua sự chết và thắng hơn sự chết, âm phủ và mồ mả thay cho những ai chịu tin nơi Ngài.
Tất nhiên, các môn đồ đã không hiểu lẽ thật nầy. Họ đã choáng váng khi nghe thấy Đấng Mêsi sẽ chịu giết đến nỗi họ không thể nghe rõ Ngài sẽ bước ra khỏi sự chết như Đấng đắc thắng đời đời đối với sự chết đó. Thực vậy, họ đã không hiểu những sự dạy của Chúa về sự sống lại cho tới sau khi Chúa Jêsus đã chịu chết và đã sống lại. Khi ấy họ mới lãnh hội điều đó.
+ Có thể cái điều gây sốc cho họ nhiều nhất là chữ “phải”. Điều nầy chỉ ra rằng những việc mà Chúa Jêsus phải gánh chịu đều là một phần trong chương trình của Đức Chúa Trời dành cho Đấng Mêsi. Đấng Mêsi sẽ bị chối bỏ và Ngài sẽ chịu chết vì những lý do đúng đắn:
+ Đấy là ý muốn của Đức Chúa Trời – Giăng 3:16; Rôma 8:32
+ Đấy là sự ứng nghiệm lời tiên tri trong Cựu Ước– Thi thiên 22; Thi thiên 69 và Êsai 53.
+ Điều đó làm thỏa mãn mọi đòi hỏi của luật pháp Đức Chúa Trời– Êxêchiên 18:4; Sáng thế ký 2:17; Rôma 5:12-21; II Côrinhtô 5:21
+ Chịu chết thay cho tội nhân là ý muốn của chính Ngài – Giăng 10:11; II Côrinhtô 8:9; Galati 2:20; Giăng 15:13; Mác 10:45
+ Đấy là sứ mệnh của Đấng Mêsi. Nhưng, trước khi chúng ta để tư tưởng nầy lại đàng sau, chúng ta hãy dừng lại, ngợi khen Chúa Jêsus vì những chữ “phải” mà Ngài đã có trước mặt Ngài khi Ngài bước vào thế gian nầy. Tôi ngợi khen danh Ngài khi Ngài bằng lòng bước vào thế gian nầy, chịu hết mọi sự mà Ngài đã chịu, chịu chết trên thập tự giá và đã sống lại từ kẻ chết để tôi được cứu!
Từng bước chơn Ngài; từng nỗi đau Ngài gánh chịu; từng lằn roi Ngài hứng; từng việc đơn sơ Chúa Jêsus đã chịu, Ngài đã chịu vì tôi và tôi chúc phước cho danh Ngài vì điều đó! Halêlugia! Hãy ngợi khen danh của Chúa Jêsus! Giống như tác giả bài hát đã viết: “Ngài đã chịu hết thảy vì tôi!”
II. SỨ ĐIỆP CỦA ĐẤNG MÊSI BỊ QUỞ TRÁCH (câu 32)
+ Khi các môn đồ Ngài nghe Chúa Jêsus nói như thế, họ bèn điếng cả người! Lời lẽ của Ngài đi ngược lại với mọi sự mà họ đã từng được dạy về Đấng Mêsi và những gì Ngài sẽ làm cho dân Israel. Quan niệm cho rằng Đấng Mêsi, Đấng Christ chắc chắn sẽ chết vượt quá trí hiểu của họ!
Ai đó cần phải làm việc gì đó! Ai đó cần phải nói đi chớ! Ai đó cần phải trao đổi một số nhận định về Chúa Jêsus đi chứ. Và, Phierơ đúng là nhân vật cho công việc nầy!
+ Trong khi phần còn lại các môn đồ đứng đó kinh ngạc bởi những điều họ mới nghe, Phierơ “đem Ngài riêng ra”. Cụm từ nầy mang ý tưởng nói tới một người đang dẫn người khác riêng ra để nói chuyện với họ. Phierơ cùng đi với Chúa Jêsus, quàng tay ông quanh vai Chúa rồi đưa Ngài ra khỏi nhóm. Khi ấy, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Phierơ “bắt đầu can gián Ngài”. Từ ngữ nầy có ý nói “khiển trách hay quở trách”.
Phierơ đưa Chúa, dẫn Ngài riêng ra và có thể ông thỏ thẻ đôi điều như sau: “Chúa Jêsus ơi, Ngài cần phải coi chừng điều Ngài mới nói! Chúng tôi biết Ngài là ai mà! Ngài là Đấng Christ! Đừng nói về chết chóc, đau khổ và sự chối bỏ nữa! Ngài nên nói về đắc thắng! Chúng ta cần một lối nói động viên chớ không cần bài giảng đau lòng về sự chết đâu!”
Mathiơ cho chúng ta biết rằng Phierơ đã nói như sau: “Hỡi Chúa, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! Sự đó sẽ không xảy đến cho Chúa đâu!” (Mathiơ 16:22). Ông đang nói: “Thiên đàng cấm đó! Điều nầy không bao giờ xảy ra cho Ngài đâu Chúa ơi!” Đối với Phierơ, chẳng có gì lạ lùng hơn tư tưởng cho rằng Đấng Mêsi sẽ chịu khổ và chịu chết. Ông không thể nhìn thấy một thập tự giá trong tương lai của Chúa!
+ Vấn đề nầy không phải là riêng cho Phierơ đâu. Nhiều người có những nan đề với ý tưởng về một Cứu Chúa chịu thương khó. Phaolô viết điều nầy ở I Côrinhtô 1:18: “Bởi vì lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại; song về phần chúng ta, là kẻ được cứu chuộc, thì cho là quyền phép của Đức Chúa Trời”.
Khi một thế giới hư mất nghe về Đức Chúa Jêsus Christ thể nào đã chịu thương khó và chịu chết trên thập tự giá, họ lui lại trong kinh hãi. Đối với họ, thập tự giá và sự chết của Đấng Christ chỉ ra tình trạng yếu đuối và thất bại. Họ không thể nắm bắt được lẽ thật cho rằng sự chết của Ngài là cần thiết để cung ứng ơn cứu rỗi cho những ai chịu tin nơi Ngài bởi đức tin, Hêbơrơ 9:22.
Sự chết của Đấng Christ không phải là một khoảnh khắc yếu đuối. Đây là thời điểm đắc thắng thiêng liêng! Đức Chúa Trời đã hoàn thành một điều quan trọng trong 6 giờ đồng hồ đó trên thập tự giá mà con người không thể đạt được trong hàng ngàn năm. Đức Chúa Trời đã hoàn thành một việc quan trọng qua sự đổ huyết ra của Chúa Jêsus mà con người không thể đạt được qua sự đổ huyết của hàng triệu gallons huyết từ con sinh. Khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, Ngài đã trả giá tội lỗi cho đến đời đời và cung ứng một phương tiện cứu rỗi cho hết thảy những ai chịu tin nơi Ngài bởi đức tin! (Minh họa: Hêbơrơ 9:12-14; 10:11-14; 9:28)
Khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, một trong những việc sau cùng Ngài đã thốt ra là: “Mọi sự đã được trọn” (Giăng 19:30). Đây không phải là tiếng kêu gào của một nạn nhân; mà đây là tiếng kêu la của một Đấng đắc thắng. Ngài không nói: “Ta đã xong rồi”. Mà Ngài phán: “Mọi sự đã được trọn!” Ngài có ý nói gì vậy?
Từ ngữ Ngài sử dụng nói cho chúng ta biết: Chúa Jêsus đã sử dụng từ ngữ Hylạp “tetelestai”. Đây là một từ phổ thông trong xã hội thời ấy. Ý nghĩa chính của từ ngữ ấy là “hoàn toàn, trọn vẹn”. Khi Chúa Jêsus gục chết, Ngài đã hoàn tất một việc quan trọng. Khi Ngài gục chết, Ngài đã làm cho một việc được trọn vẹn. Khi Chúa Jêsus gục chết, Ngài đã hoàn tất chương trình cứu rỗi và Ngài đã làm cho con đường đến với Đức Chúa Trời được trọn vẹn. Sự chết của Ngài làm thỏa mãn từng đòi hỏi đối với tội lỗi. Bất cứ ai chịu tin nơi Chúa Jêsus với đức tin cứu rỗi sẽ được sanh lại và được tha tội!
Đây là một từ rất phổ thông đương thời ấy. Từ ấy được sử dụng bởi người nô lệ, người đã hoàn tất nhiệm vụ được chủ giao cho người. Người báo cáo lại: “Mọi sự đã được trọn!” Từ nầy được sử dụng nói tới một họa sĩ đã hoàn tất phần việc hội họa của mình. Người bước lui lại rồi nói: “Mọi sự đã được trọn!” Từ nầy được sử dụng bởi một thương buôn đã rao bán hàng hóa của mình với hóa đơn đã được trả đầy đủ. Người sẽ ghi vào sổ cái của mình “Tetelestai! “Mọi sự đã được trọn!” Từ ngữ ấy vốn có nhiều người đem sử dụng, còn bạn nên nhận lấy sứ điệp!
Khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, Ngài công bố rằng Đức Chúa Trời đã thỏa mãn và con đường cứu rỗi đã được mở ra! Đồng thời, từ ngữ ấy ở trong thì hoàn thành. Đúng ra phải nói như thế nầy: “Mọi sự được trọn rồi, được trọn rồi và luôn luôn được trọn!”
Nếu chúng ta tìm cách cất bỏ thanh ngang của thập tự giá và sự thương khó của Đấng Mêsi ra khỏi cái nền cứu rỗi, toàn bộ sự việc sẽ bị vụn nát ở trên đất. Sẽ chẳng có sự cứu rỗi chi hết nếu không có sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá vì cớ tội lỗi.
+ Bạn có biết lý do tại sao người ta thù ghét sứ điệp nói tới thập tự giá không? Sở dĩ như thế là vì thập tự giá chỉ thẳng vào cứu cánh sự tự mãn của con người! Nếu chúng ta tin rằng chúng ta chỉ có thể được cứu qua sự tiếp nhận Chúa Jêsus và tin cậy nơi sự chết và sự sống lại của Ngài, chúng ta đang tuyên bố tình trạng bất lực của mình trước mặt Đức Chúa Trời.
Con người ưa tôn giáo của mình. Con người muốn “làm” điều gì đó rất tôn giáo để kiếm được sự ưu ái của Đức Chúa Trời. Vấn đề duy nhứt với điều đó là sự thực: chẳng có gì cung ứng cho người ta được ưu ái nơi Đức Chúa Trời trừ ra huyết của Chúa Jêsus. Đây là lúc mà người ta quên “làm” đi và đặt lòng tin cậy của họ vào việc “đã làm rồi”!
+ Thắc mắc là, có phải mọi sự đã được trọn trong tấm lòng của bạn không? Bạn được cứu chưa? Bạn có tìm kiếm một Cứu Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá và tin cậy Ngài để linh hồn bạn được cứu không? Bạn cần phải làm điều đó ngay đi và bạn cần phải làm điều đó ngay bây giờ!
III. NGƯỜI CỦA ĐẤNG MÊSI BỊ QUỞ TRÁCH (câu 33)
+ Chúa Jêsus đáp lại với lời can gián của Phierơ rất là gay gắt. Ngài xây lưng lại với Phierơ rồi nhìn thẳng vào các môn đồ. Có lẽ họ đang gật đầu nhất trí với điều Phierơ vừa nói với Chúa Jêsus. Chúa Jêsus nhìn thẳng vào họ rồi Ngài quở Phierơ. Chúa Jêsus phán: “Hỡi quỉ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta!” Sát nghĩa: “Hãy tránh khỏi ta đi, ngươi là kẻ cáo giả! Ngươi chỉ lo về những việc đời nầy mà chẳng lo về những vụ việc của Đức Chúa Trời!”
Khi Phierơ tìm cách nói với Chúa Jêsus đừng lên thập tự giá mà chịu chết, Chúa Jêsus đã nghe thấy giọng nói khác. Ngài đã nghe giọng nói của Satan qua lời lẽ của Phierơ. Đối với Phierơ, những gì ông nói đều có lý cả đấy chứ. Đối với Chúa Jêsus, những việc Phierơ vừa nói tỏ ra rằng Satan đang sử dụng Phierơ để tấn công Chúa.
Khi Chúa Jêsus ở trên núi chịu cám dỗ, Satan đã đến với Ngài rồi tìm cách buộc Chúa Jêsus phải nhận lấy sự vinh hiển của vương quốc mà không chịu lấy thập tự giá, Mathiơ 4:1-11. Chúa Jêsus quở ma quỉ khi ấy và Ngài quở ma quỉ trong lúc bây giờ.
Chúa Jêsus không gọi Phierơ là ma quỉ. Ngài đang chỉ ra sự thực Phierơ đang nói với lời lẽ của Satan. Ngài đang nói cho Phierơ biết rằng ông đang được sử dụng như một công cụ bởi ma quỉ. Chúa Jêsus không đuổi Phierơ đi; Ngài đang truyền cho Satan phải đi khỏi đó.
Khi ấy Chúa Jêsus nói cho họ biết rõ nan đề thực của họ, ấy là họ đang nhìn vào chức vụ của Ngài qua ánh mắt của con người chớ không qua ánh mắt của Đức Chúa Trời. Họ đang nhìn vào quyền lực, sự vinh hiển và địa vị. Chúa Jêsus vốn biết rõ những sự đó đều nằm trong chương trình của Đức Chúa Trời, nhưng chỉ sau khi Ngài chịu khổ vì tội lỗi trên thập tự giá kìa. Chương trình của Đức Chúa Trời gồm sự chết của Đấng Mêsi và bất cứ ai chống đối lại chương trình đó, họ đang làm công việc của Satan!
Đây cũng chính là người vừa gọi Ngài là “Đấng Christ”, câu 29. Một phút Phierơ tuyên bố ra lẽ thật thuộc linh rất sâu sắc, phút kế đó ông đang làm công việc của ma quỉ!
+ Có hai tư tưởng mà chúng ta cần phải xem xét ở đây.
+ Chúng ta thường xử sự giống như Phierơ. Chúng ta nhìn xem mọi sự quanh chúng ta qua ánh mắt của con người. Chúng ta chỉ nhìn thấy cách thức mọi sự đang tác động vào chúng ta. Chúng ta chỉ quan tâm đến sự an nhàn, nhu cần và ước muốn của chúng ta. Ý muốn của Đức Chúa Trời cách xa ý tưởng của chúng ta hàng ngàn dặm. Điều đó cần phải thay đổi, Êphêsô 6:6.
Con người lo toan về vật chất; Đức Chúa Trời lo về sự đời đời. Con người lo về sự thịnh vượng; Đức Chúa Trời lo về sự thánh khiết. Con người lo về quyền lực; Đức Chúa Trời lo về sự thanh sạch!
+ Chúng ta sống giống như Phierơ ở cách khác. Chúng ta cũng yếu đuối và có xu hướng hay thất bại. Một phút chúng ta đang ở trên đỉnh núi thuộc linh, sống cho Chúa Jêsus và bước đi theo ý muốn của Ngài. Phút kế đó, chúng ta để cho tội lỗi ăn luồn vào và chúng ta sống theo xác thịt, rồi sa ngã. Có từng như vậy chưa? (Minh họa: Phaolô – Rôma 7:14-25).
+ Thường thì chúng ta không nhìn thấy có một lằn ranh rất mỏng giữa việc thực thi công việc của Chúa và làm theo công việc của ma quỉ. Vấn đề quan trọng là từng tư tưởng sẽ bị bắt phục rồi đem đến với Chúa Jêsus, II Côrinhtô 10:5; và từng hành động phải sàng lọc qua bộ lọc Ngôi Lời và ý muốn của Đức Chúa Trời, I Têsalônica 5:22.
+ Một tư tưởng sau cùng: Khi một tín hữu có “giây phút Phierơ”, khi họ làm buồn lòng Chúa với một tư thế nào đó, phần còn lại của chúng ta nên giúp họ quay trở lại chỗ mà họ đáng phải ở với Chúa, Galati 6:1-2. Hết thảy chúng ta đều có “giây phút Phierơ” của mình, nhưng như thế không có nghĩa là tình trạng hữu dụng và hiệu quả của chúng ta đã đi tới chỗ chấm hết đâu. Nó chỉ có nghĩa là chúng ta cần phải nhặt lên những mảnh vỡ rồi cứ tiến bước nhắm đến sự vinh hiển của Đức Chúa Trời!
Phần kết luận: Đâu là phản ứng của bạn đối với Tin Lành của Đức Chúa Jêsus Christ? Khi bạn nghe về sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Ngài, bạn có vui mừng vì Ngài đã làm mọi sự ấy cho bạn không? Bạn có vòng tay ôm lấy sự chết của Ngài và sự trả giá cho món nợ tội lỗi của bạn không? Bạn đã được cứu chưa?
Khi bạn nghe như thế, có thể bạn nhìn biết bạn cần phải đến với Ngài để được cứu. Bạn nghe Tin Lành, bạn tin theo Tin Lành là thật và bạn biết bạn nên hành động theo Tin Lành. Phải, bạn nên như thế đấy! Hãy đến với Chúa Jêsus, Ngài sẽ không xây khỏi bạn đâu, Giăng 6:37.
Có thể bạn nghe Tin Lành rồi bạn chế giễu. Bạn ơi, bạn đang ở trên cái nền thực sự nguy hiểm đấy hôm nay! Hãy đến với Chúa Jêsus để được cứu!
Có thể bạn đã có “giây phút Phierơ” và bạn đã làm buồn lòng Chúa. Có thể đấy là một thất bại có tầm cỡ; có thể đó là một việc mà chỉ có Đức Chúa Trời mới biết được. Bạn đã băng qua lằn ranh mỏng giữa sự hầu việc Đức Chúa Trời và phục vụ cho ma quỉ và bạn biết bạn cần phải ăn năn. Chẳng có thời điểm nào thuận tiện hơn là lúc bây giờ. Ngài sẽ tiếp nhận bạn và Ngài sẽ tha thứ cho bạn, I Giăng 1:9.
Có thể bạn đã nhìn biết hôm nay thể nào bạn rất yếu đuối ở trong Ngài. Ngài có thể vùa giúp bạn được mạnh mẽ càng hơn. Hãy đến với Ngài.
Bất luận nhu cần nào chạm đến đời sống của bạn hôm nay, nếu Đức Chúa Trời đã phán với bạn, làm ơn hãy đến với Ngài ngay bây giờ đi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét