Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Mác 2.13-17: "TIẾNG XẤU LIÊN QUAN ĐẾN TỘI NHÂN"



Mác 2.13-17
TIẾNG XẤU LIÊN QUAN ĐẾN TỘI NHÂN
Phần giới thiệu: Chúng ta sắp bước vào phần rất quan trọng trong chức vụ trên đất của Chúa chúng ta. Chúa Jêsus vẫn còn ở trong thành Cabênaum. Ngài đã đạt được tình trạng nổi tiếng trong thành phố ấy. Bất cứ đâu Ngài đi đến; nhiều đoàn dân đông vây quanh Ngài để chứng kiến các phép lạ và để nghe sứ điệp của Ngài.
Trong phân đoạn Kinh Thánh đặc biệt nầy, Chúa Jêsus đang đi về mé bờ biển Galilê và dân chúng trong thành Cabênaum nhóm lại xung quanh Ngài để nghe Ngài phán dạy và để nhìn thấy những việc Ngài sẽ làm. Ở một cấp độ, chức vụ của Chúa Jêsus đang được thực thi rất mỹ mãn. Người bình dân rất phấn khích, họ đi theo Chúa Jêsus khi Ngài phục vụ. Thế nhưng, tranh chiến đang bắt đầu phát triển giữa Chúa Jêsus và các cấp lãnh đạo tôn giáo.
Họ đã phiền lòng lắm bởi mọi hành động của Ngài ở Mác 2.5-12. Qua mấy câu nầy, Chúa Jêsus đưa ra lai lịch của Ngài là Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt rất là rõ nét. Các cấp lãnh đạo người Do thái giờ đây đang quan sát Chúa Jêsus, tìm cách phát hiện một số lý cớ nào đó để công kích chức vụ của Ngài. Họ đang tìm kiếm lỗi lầm và họ sẽ tìm tòi nhiều về Chúa Jêsus và việc làm của Ngài mà họ không ưa thích.
Bắt đầu ở đây, và tiếp tục qua Mác 3.6, sẽ có một loạt những tai tiếng dính dáng tới các cấp lãnh đạo Do thái và Đức Chúa Jêsus Christ. Sẽ có những tiếng xấu về Chúa Jêsus và mối quan hệ của Ngài với hạng tội nhân; tiếng xấu của Ngài về ngày Sa-bát; và tiếng xấu về Kiêng ăn. Những tiếng xấu nầy sẽ lên đến cao điểm với các cấp lãnh đạo Do thái tìm cách kết án tử hình Chúa Jêsus.
Phân đoạn chúng ta sẽ xem xét hôm nay nhắm vào tiếng xấu thứ nhứt trong những tiếng xấu nầy. Mấy câu nầy xử lý với Tiếng Xấu Liên Quan Đến Tội Nhân. Trong mấy tuần kế tiếp trong phần nghiên cứu của chúng ta về sách Tin Lành Mác, chúng ta sẽ tập trung vào đề tài Cứu Chúa nhiều tai tiếng. Chúng ta lấy mấy câu nầy và xem xét những sự kiện được bàn ở đây rồi nói về Tiếng Xấu Liên Quan Đến Tội Nhân.
Tôi nghĩ có nhiều sự trợ giúp trong mấy câu nầy cho dân sự của Đức Chúa Trời và cũng như hạng người bị hư mất nữa. Vì thế, hãy để Chúa phán với tấm lòng của bạn khi chúng ta cùng nhau nghiên cứu mấy câu nầy.
I. CHÚA JÊSUS VÀ NGƯỜI THU THUẾ (câu 14).
A. Nhân thân Lêvi – Khi Chúa Jêsus đi dọc theo bờ biển Galilê, Ngài đi ngang qua một người có tên là Lêvi, ông đang làm việc tại cơ quan, nơi người dân đến nộp thuế. Khi thành Cabênaum nằm trên con đường tơ lụa giữa đông và tây, một tuyến đường thương mại đi ngang qua thành phố. Các thứ thuế được thu lấy từ mọi thứ hàng hóa đi ngang qua đó. Thuế cũng được trưng thu đối với các thứ cá đánh bắt được tại Biển Galilê. Lêvi có lẽ đã thâu lấy các thứ thuế từ Phierơ, Giacơ, Giăng và Anhrê.
Lêvi là một nhân viên thu thuế. Ông đã làm việc cho đế quốc. Người Lamã đã đến với một hạn ngạch thuế cho mỗi tỉnh trong đế quốc. Họ cho phép giới quí tộc của họ bỏ thầu các hợp đồng thu thuế trong mỗi khu vực. Giới quí tộc nầy thường thuê những người địa phương lo thu các thứ thuế. Bao lâu họ làm thỏa mãn hạn ngạch đó, Rome không lo về việc họ trưng thu thêm nữa. Kết quả là, những tay thu thuế đã trở nên rất giàu có, (Minh họa: Xa-chê, Luca 19.2), khi họ thâu quá tải trên dân chúng, nộp cho Rome rồi giữ lại các thứ khác cho họ.
Những tay thu thuế như Lêvi khét tiếng là bất lương. Ở Rome xưa kia, chắc chắn có một tấm bia được dựng lên để tôn cao người thu thuế lương thiện nhất!
Vì Lêvi là một nhân viên thu thuế cho Rome, ông có mặt giữa vòng những kẻ bị khinh khi nhất trong xứ Israel. Dân chúng coi ông là một kẻ phản bội đối với dân tộc và xứ sở mình. Là một nhân viên thu thuế, ông sẽ bị cô lập trong cộng đồng. Ông sẽ không được phép vào trong Đền Thờ hay các nhà hội. Ông là một kẻ bị xã hội ruồng bỏ, ông chỉ hòa hợp được với những tay thu thuế khác và được xếp vào hạng tội nhân. Ông là một kẻ bị thù ghét trong thành Cabênaum.
Tôi hình dung ra Lêvi cũng là một nỗi thất vọng cho bố mẹ của ông. Ông xuất thân từ chi phái Lêvi và đã nuôi dạy để phục vụ trong Đền thờ, hay ông đã được dạy dỗ theo Kinh Thánh để trở thành một thầy thông giáo. Tôi dám chắc bố mẹ của Lêvi đã có nhiều trông mong lớn lao nơi con trai của họ. Họ hy vọng ông sẽ noi theo dấu chơn của tổ phụ mình và trở thành một con người tôn giáo. Thay vì thế, Lêvi đã trở thành một kẻ phản bội, xây lưng lại với gia đình, xứ sở và Đức Chúa Trời mình.
Nhân vật mà chúng ta được giới thiệu đến qua mấy câu nầy là một kẻ rất gian ác. Ông ta sống dơ bẩn, bị xem khinh, theo ảo tưởng, và ông là một nỗi thất vọng. Nói cách khác, Lêvi không có cái gì để khoe mình trước mặt Chúa. Một đời sống vụn nát và tan vỡ, nó thuộc về ông.
B. Lêvi và Chúa – Khi Chúa Jêsus đi ngang qua, Ngài phán ra một mạng lịnh rất đơn sơ với Lêvi: “Hãy theo ta!” Đây là một mạng lịnh theo thì hiện tại. Đúng ra câu nầy phải là: “Nên đi theo Ta”. Đây là lời kêu gọi cho Lêvi phải rời bỏ đời sống cũ của ông, hãy để nó lại sau lưng rồi khởi sự một đời mới khi đi theo Chúa Jêsus.
Tại sao Chúa Jêsus muốn sử dụng một con người như thế nầy chứ? Chỉ có một lời duy nhứt giải đáp cho thắc mắc đó: ân điển! Bất chấp công việc làm ăn; lối sống; thất bại; và tội lỗi của ông ta; Chúa Jêsus đã yêu thương Lêvi và Ngài kêu gọi ông hãy bước theo một đời mới.
(Minh họa: Chúa Jêsus nêu ra một gương tốt cho phần còn lại của chúng ta. Ngài đang đi dạo và tìm kiếm ai đó để tiếp xúc như Ngài đã làm trong thời buổi của Ngài. Chính ước ao muốn chia sẻ Chúa Jêsus đó sẽ đánh dấu những đời sống của con cái Ngài!)
Minh họa: Tôi rất vui khi thấy Chúa Jêsus yêu thương kẻ bị mất! Tôi rất vui khi Ngài kêu gọi hạng tội nhân hư mất đến với Ngài mà chẳng quan tâm đến họ là ai hay họ đã làm gì nữa. Tôi rất vui khi thấy Ngài đã để cánh cửa mở toang cho “hễ ai muốn”, Khải huyền 22.17, Giăng 3.16; và Ngài đã hứa chẳng bỏ một người nào khi họ chạy đến với Ngài, Giăng 6.37.
(Lưu ý: Trước khi chúng ta vào sâu trong mấy câu nầy, có một vài bài học ở đây mà tôi cần phải lưu ý.
 Không một điều gì vượt quá hy vọng – Tôi dám chắc rằng hầu hết mọi người trong thành Cabênaum đều bỏ qua Lêvi. Hạng người tôn giáo nhơn đức của thành phố đều xem khinh ông ta khi họ đi ngang qua và gạt phăng ông đi giống như một thứ thừa thải vậy. Tuy nhiên, Chúa Jêsus vốn biết rõ đời sống của ông có thể được phục hồi lại. Ngài yêu thương ông bất chấp quá khứ và mọi nan đề của ông, và Ngài đã giải cứu Lêvi ra khỏi vòng nô lệ cho tội lỗi của ông rồi ban cho ông đời mới. Không một điều gì vượt quá tầm với của Chúa cứu chuộc của chúng ta.
 Chúa Jêsus biết rõ cách thức để đến với những người thân bị lạc mất của bạn – Bố mẹ của Lêvi không biết cách thức phải đến với con trai của họ. Họ đã làm hết sức mình khi họ có thể để nuôi dạy ông và giờ đây họ cảm thấy bất lực không cứu được ông. Có thể họ đã chùn bước trước mọi kỳ vọng của họ. Ông đã kiếm được nhiều tiền và ông rất có quyền thế, họ không làm sao tìm được sự chú ý của ông. Tuy nhiên, Chúa Jêsus vốn biết rõ ông đã ở chỗ nào và Ngài biết rõ phải đến với Lêvi bằng phương thức nào!?! Một lời ra từ Chúa và đời sống của Lêvi đã được thay đổi cho đến đời đời! Chúa biết rõ những người thân bị hư mất của bạn đang ở đâu và phải đến với họ như thế nào. Đừng chịu thua! Trong thì thuận tiện của Ngài, và trong đường lối riêng của Ngài, Ngài sẽ chạm đến họ vì sự vinh hiển của Ngài!
 Chúa Jêsus nhìn thấy ưu điểm kín giấu trong đời sống của kẻ bị mất – Chúa Jêsus đã nhìn thấy điều gì đó nơi Lêvi mà chẳng một ai khác nom thấy! Con người nầy sẽ được đặt cho một cái tên mới sau khi ông được cứu. Ai cũng biết ông là Mathiơ, Mathiơ 9.9. Ông là một môn đồ trung tín của Chúa Jêsus; ông sẽ viết một sách Tin Lành, (Minh họa: Mọi sự dạy dỗ tôn giáo trong Cựu Ước sẽ có ích vào một lúc nào đó!), và ông đã dâng đời sống mình cho Chúa là Đấng đã cứu vớt linh hồn ông. (Minh họa: Hãy xem xét bạn đang ở đâu hôm nay, bạn có mặt ở đó vì Ngài yêu thương bạn, Ngài cứu vớt bạn và lan tỏa ra khả năng kín giấu của bạn!)
 Thật là khó nhìn biết điều chi đang diễn ra trong tấm lòng của cá nhân – Tôi có ý cho rằng, cùng với mọi nan đề khác của Lêvi, ông đã vỡ mộng và thất vọng với đời sống của ông. Khi Chúa Jêsus kêu gọi, ông đã không ngần ngại, nhưng ông đã rời bỏ mọi sự mà đi theo Chúa Jêsus.
(Minh họa: Lêvi đã từ bỏ rất nhiều thứ để đi theo Chúa Jêsus hơn những người còn lại trong vòng các môn đồ. Những người kia có thể quay trở lại; còn Lêvi đã đoạn tuyệt hẳn với quá khứ của mình, Luca 5.28).
Rõ ràng, Đức Chúa Trời đã làm việc trong tấm lòng của Lêvi trước khi Chúa Jêsus đi ngang qua trong ngày ấy. Có lẽ ông đã nghe Chúa Jêsus giảng đạo. Ông đã nghe nói về các phép lạ và về những đời sống được thay đổi. Ông vốn biết rõ những điều Đức Chúa Trời đã làm cho nhiều người khác, Đức Chúa Trời có thể làm cho ông. Khi Chúa Jêsus đến và kêu gọi, Lêvi đã sẵn sàng bước theo rồi.
(Minh họa: Bạn sẽ lấy làm lạ, không biết gia đình, bè bạn mình sẽ được cứu không? Tôi không biết câu trả lời cho thắc mắc đó. Nhưng, tôi biết Đức Chúa Trời tác động trên tấm lòng hư mất của chúng ta với những phương thức rất lạ lùng. Đừng bỏ qua nhé! Hãy cứ cầu nguyện, cứ chứng kiến và cứ tin theo! Đức Chúa Trời đang tác động với nhiều cách thức mà bạn không thể suy tưởng nổi đâu! Minh họa: Saulơ người Tạtsơ – Công Vụ các Sứ đồ 9.5).
II. CHÚA JÊSUS VÀ TIỆC TÙNG (câu 15)
(Minh họa: Câu nầy phác họa một bức tranh thật lạ lùng. Chúa Jêsus được mời đến nhà của Lêvi để dự tiệc. Ở mặt nầy, bạn thấy Chúa Jêsus cùng nhiều môn đồ của Ngài. Ở mặt kia, bạn thấy Lêvi cùng bạn bè, thân hữu của ông. Kinh Thánh gọi họ là “người thâu thuế và kẻ có tội”. Một số trong những kẻ có mặt là những người thâu thuế, và một số được gọi là “kẻ có tội”. Từ ngữ nầy đã được sử dụng đề cập đến hạng đỉ điếm và đến những kẻ nào không tuân giữ các luật lệ tôn giáo nghiêm ngặt của các thầy thông giáo và người dòng Pharisi. Số người mà Lêvi quen biết và làm việc với đã được mời đến dự tiệc. Họ là bạn bè và thân hữu của ông. Những “người thâu thế và kẻ có tội” là hạng người duy nhứt có việc phải lo liệu với ông. Nhưng, mọi sự ấy đang chú về sự thay đổi!)
A. Mục tiêu cho bữa tiệc – Lêvi đã chủ trì bữa tiệc nầy như một cơ hội để nói từ giã với đời sống cũ và là một cơ hội để giới thiệu bạn bè thân hữu mình với Chúa Jêsus. Đời sống của ông đã thay đổi và ông muốn mọi người khác phải biết rõ như thế. Ông muốn bạn bè ông gặp gỡ Chúa Jêsus. Ông muốn họ phải kinh nghiệm cùng sự thay đổi đời sống mà bản thân ông đã kinh nghiệm.
(Minh họa: Gặp gỡ Chúa Jêsus bạn sẽ gặp được sự thay đổi ấy! Khi Ngài cứu vớt linh hồn bạn, bạn muốn ai nấy đều biết rõ những gì Ngài đã làm cho bạn. Bạn muốn mọi người khác đều có những gì bạn đang có. (Minh họa: Người phung – Mác 1.45; Người Gaderene bị quỉ ám – Mác 5.20).
B. Hình ảnh trong bữa tiệc – Câu nầy cho thấy Chúa Jêsus đang ở trong bối cảnh mà một vài người được gọi là nhơn đức sẽ ở trong đó. Khi bạn nghĩ đến số người được mời đến dự bữa tiêc đó, bạn có ngay ý tưởng về bầu không khí. Đã có những người thâu thuế và hạng tội nhân, và ở đâu bạn gặp gỡ hạng tội nhân, bạn có xu hướng về tội lỗi.
Chúa Jêsus đã không làm theo những dự tính gian ác của họ, nhưng Ngài đã không tự cô lập mình đối với hạng tội nhân nầy. Ngài đã dành thì giờ với họ trong nổ lực chinh phục họ.
Minh họa: Đúng là một đối chiếu cho Hội Thánh! Chúng ta xây dựng nhiều nhà thờ lớn, dựng lên các bức tường, đặt ra những dấu hiệu rồi ngồi xuống chờ đợi kẻ hư mất bước vào. Đấy chẳng phải là việc Chúa Jêsus đã làm đâu! Ngài đi đến nơi có kẻ bị mất. Ngài chinh phục lòng tin của họ và Ngài làm thay đổi đời sống của họ.
Bạn thấy đấy, chúng ta thực sự không lãnh lấy Sứ Mệnh Cao Cả khi chúng ta dựng lên ngôi nhà thờ rồi khởi sự các buổi thờ phượng. Chúng ta lãnh lấy Sứ Mệnh Cao Cả khi chúng ta đem Tin Lành ra những “siêu xa lộ và các hàng rào” và “buộc” kẻ bị mất phải đến gặp Chúa Jêsus.
Minh họa: Tôi ngợi khen Chúa vì Ngài đã không thấy xấu hổ khi hội hiệp với tôi! Chúa Jêsus yêu thương tôi như tôi vốn có thật vậy và Ngài đã đến với tôi để đem tôi về với Ngài.
Nguyện Chúa giúp đỡ chúng ta hết thảy đều trở nên giống với Chúa Jêsus hơn! Nguyện Ngài ban cho chúng ta một tấm lòng để chinh phục kẻ bị mất với bất cứ giá nào! Nguyện Ngài giúp đỡ chúng ta đi ra gặp kẻ bị mất, nơi họ sinh sống và đem Tin Lành đến với họ, để chạm đến họ vì cớ Chúa Jêsus! (Minh họa: Phaolô – I Côrinhtô 9.20-22)
III. CHÚA JÊSUS VÀ NAN ĐỀ (câu 16)
A. Những kẻ phê phán – Không phải ai cũng rung động bởi quyết định của Chúa chúng ta khi đến dự tiệc với một nhóm tội nhân. Các cấp lãnh đạo tôn giáo đã sử dụng điều nầy làm một cơ hội để công kích Chúa Jêsus.
Các thầy thông giáo và người dòng Pharisi không hề để thì giờ ra với hạng tội nhân đâu. Họ rất nghiêm ngặt trong sự họ tuân giữ Luật pháp Môise. Họ cũng rất nghiêm ngặt trong sự họ tuân giữ những truyền khẩu chuyền xuống từ người Do thái. Họ đã làm theo bộ luật đạo đức gần như rất khó mà tuân giữ được.
Một nhóm người Pharisi, được biết là “người Pharisi mù quáng và hy sinh” sẽ mang khăn bịt mặt khi họ ra khỏi nhà mình. Họ rất sợ nhìn thấy một phụ nữ và động lòng ham muốn khi họ bước đi dọc theo bóng tối, thường bị vấp ngã và bị thương.
Số người nầy không bao giờ chịu ngồi ăn chung với một nhóm nhân viên thâu thế và kẻ có tội! Minh họa: Nghe giống như một số nhà thờ và những Cơ đốc nhân mà tôi quen biết! Có người và nhà thờ, họ biệt lập và tự xưng công bình đến nỗi họ xem thường hạng người bị hư mất, hay thậm chí những Cơ đốc nhân khác, những người nào không sống giống như họ đang sống. Có người quên rằng họ đúng là những kẻ tồi tệ, hay xấu xa hơn kẻ bị mất trước khi Chúa cứu vớt linh hồn họ!
Bạn có biết đâu là nan đề không? Đấy chính là nan đề mà hạng người nầy đã có đó. Nan đề ấy được gọi là sự giả hình! Chúng ta đang ở trong rối rắm về mặt thuộc linh khi chúng ta nghĩ chúng ta đã đạt tới một chỗ mà ở đó chúng ta tốt đẹp hơn và công bình hơn nhiều người khác.
B. Hình thức phê phán – Những kẻ chỉ trích, phê phán đã tìm cách làm cho nan đề càng xấu đi hơn chúng đã có trước. Các động từ “ăn và uống” ở trong một thì có thể được dịch: “luôn luôn ăn uống”. Họ muốn gán cho rằng Chúa Jêsus đã tiêu pha thì giờ của Ngài với hạng tội nhân. Họ đã tìm cách cho rằng Chúa Jêsus cũng là một tội nhân nữa.
Các thầy thông giáo và người dòng Pharisi đã công kích Chúa Jêsus vì đã để thì giờ ngồi chung với hạng tội nhân. Hình thái phê phán của họ thực sự là một lời khen ngợi! Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì Chúa Jêsus là Thiết Hữu của tội nhân! Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài đã đến để tìm và cứu kẻ bị mất! Cảm tạ Đức Chúa Trời vì Chúa Jêsus đã không để cho hình thái phê phán của mấy kẻ giả hình tôn giáo ngăn trở Ngài thi hành sứ mệnh của Ngài!
Minh họa: Lần đầu tiên mấy nhân vật tôn giáo nầy chỉ trích Chúa về những gì họ đã cảm nhận trong lòng của họ, 2.6-7. Lần nầy họ đã dạn dĩ hơn. Họ đưa ra lời chỉ trích phê phán của họ với các môn đồ của Chúa. Không lâu sau đó thì họ đã công kích thẳng mặt Ngài.
IV. CHÚA JÊSUS VÀ LỜI PHÁN CỦA NGÀI (câu 17)
(Minh họa: Khi Chúa Jêsus nghe những lời chỉ trích của họ, Ngài không để cho họ đi mà không có sự thách thức. Thực vậy, Chúa Jêsus đưa ra lời công bố sẽ xác định cách Ngài tiếp cận với thế gian).
A. Chúa Jêsus và sứ mệnh của Ngài – Chúa Jêsus nói với những kẻ phê phán Ngài biết rằng Ngài là một vị thầy thuốc. Ngài đang điều trị cho kẻ bịnh và đang tìm cách giúp cho họ được lành mạnh. Có loại thầy thuốc nào từ chối không giúp đỡ cho kẻ đau bịnh không?
Các thầy thông giáo và người dòng Pharisi giống như hạng người tôn giáo trong thời của chúng ta. Họ bằng lòng ngồi lại rồi đợi kẻ bị mất đến với họ để được trợ giúp. Mặt khác, Chúa Jêsus đang biến ngôi nhà thành những lời kêu gọi! Ngài đến tận nơi có người đau bịnh; Ngài chạm đến họ!
Minh họa: Đấy đúng là những gì Ngài đã làm khi Ngài đến với tôi! Đấy cũng là những điều Ngài đã làm khi Ngài đến với bạn! Tôi vốn đau bịnh; đời sống tôi đã tàn rụi; tôi bị đau bịnh trầm kha. Thực vậy, tôi đã chết rồi khi Ngài tìm gặp tôi, Êphêsô 2.1-3. Nhưng, Chúa Jêsus yêu thương tôi bất chấp tình trạng của tôi! Ngài đã đến tận nơi tôi sinh sống và đã ban cho sự truyền dịch! Ngài truyền huyết của Ngài vào đời sống tôi, thanh tẩy tội lỗi tôi rồi cứu vớt linh hồn tôi. Ngài đã dời tấm lòng bằng đá của tôi đi và ban cho tôi tấm lòng bằng thịt, Êxêchiên 36.26. Ngài đã chữa cho tôi được lành vì cớ Ngài là Vị Y Sĩ Đại Tài! Ngài chuyên môn chữa lành bịnh tật trầm kha nhất mà người ta biết rõ. Ngài chuyên môn trong việc chữa lành những linh hồn bị đau ốm vì cớ tội lỗi!
B. Chúa Jêsus và sứ điệp của Ngài – Khi Chúa Jêsus đáp trả lời phê phán của mấy người nầy, Ngài cũng đưa ra lời chỉ trích phê phán họ, nhưng tôi không nghĩ họ đã nhận ra điều đó. Chúa Jêsus nói cho họ biết rằng sứ mệnh, chức vụ và sứ điệp của Ngài không phải dành cho hạng người nhơn đức, mà dành cho những kẻ xấu xa. Ngài nhắc cho họ nhớ rằng Ngài không đến vì những kẻ mạnh khỏe, mà đến vì những đau yếu.
Các thầy thông giáo và người dòng Pharisi không thể nhìn thấy tội lỗi của chính họ. Họ có thể nhìn thấy lầm lỗi của mọi người ở chung quanh họ, nhưng họ không thể nhìn thấy họ cũng cần được trợ giúp nữa. Họ tin rằng bao lâu bề ngoài được sạch, bề trong chẳng phải là vấn đề. Họ đã sai lầm trầm trọng lắm! Họ đã tin rằng sinh hoạt tôn giáo của họ là đủ để bảo đảm cho ơn cứu rỗi của họ. Một lần nữa, họ lại sai lầm trầm trọng! Họ cần phải được cứu giống như Lêvi và phần còn lại của những người thâu thuế và kẻ có tội. Nhưng, cho tới chừng họ có thể nhìn thấy chính nhu cần của họ, họ không hề được cứu bao giờ.
Minh họa: Nếu bạn chưa tiếp thu được những gì tôi đã nói hôm nay, hãy nhìn biết điều nầy: tôn giáo, công việc làm ăn, sự công nghĩa, bất cứ điều chi của bạn, sẽ không bao giờ đủ để cứu lấy bạn đâu. Cho tới chừng nào bạn đã tin cậy Chúa Jêsus để bạn được cứu, bạn còn bị hư mất, và bạn sẽ không bao giờ được cứu cho tới chừng bạn hiểu rõ lẽ thật đó!
Cứu rỗi là một việc rất đơn giản. Tin vào công tác đã hoàn tất của Chúa Jêsus là ắt có và đủ, Rôma 10.9. Tuy nhiên, trước khi bạn có thể tin theo, trước tiên bạn phải thấy nhu cần của mình về một Cứu Chúa, Rôma 3.10-23. Bạn phải bằng lòng xưng nhận mọi tội lỗi của mình, I Giăng 1.9. Và, bạn phải bằng lòng kêu cầu nơi Chúa Jêsus, Công Vụ các Sứ đồ 16.31. Bạn sẽ được cứu, nhưng trước tiên bạn phải nhìn biết mình bị hư mất đã!
Chương trình cứu rỗi đang sẵn có cho hết thảy những ai có thể nhìn thấy và nhìn thận nhu cần của họ về một Cứu Chúa. Nếu bạn có bịnh, bạn có thể được chữa lành.
Phần kết luận: Khi William Booth, nhà sáng lập đội Cứu Thế Quân, cảm nhận được ơn kêu gọi của Chúa đi vào các đường phố Luân đôn rồi bắt đầu phục vụ người ta trên đường phố, ông đã đứng lên trong hội nghị Giám Lý rồi xin phép vị giám mục đương thời cho phép ra khỏi nhà thờ để đi vào các đường phố mà giảng đạo. Vị giám mục nghe thấy lời yêu cầu nầy rồi từ chối, ông ta nói với Booth rằng họ sẽ không phí một người có tài năng, có học vấn cho hạng người sống trên đường phố. Sau khi nghe như thế, Booth đã ngồi xuống, chịu thua. Vợ ông đã ngồi ngoài hành lang, vì phụ nữ không được phép ngồi ở phía trong. Bà đứng dậy, tựa người vào chiếc lan can. Bà gọi chồng, rồi bảo ông hãy nghe theo Đức Chúa Trời, đừng nghe theo con người. Bà thề đứng chung với chồng mình chống lại từng kẻ thù. Bà bước ra khỏi lan can đó, Booth choàng lấy vai bà, họ rời khỏi nhà thờ đi thẳng vào các đường phố đưa dẫn nhiều người đến với Chúa Jêsus. Ông sẵn sàng bỏ cuộc, nhưng vợ ông, một phụ nữ thường núp bóng của chồng mình, bà đã bước ra khỏi cái bóng ấy và giữ chặt lấy hai cánh tay của ông đúng vào thời điểm bị chỉ trích phê phán trong đời sống của ông!
Nhiều linh hồn đã được cứu và nhiều đời sống được thay đổi ở Anh quốc và trên khắp thế giới vì William Booth cùng vợ ông đã bằng lòng bước qua lằn ranh mà đến với kẻ bị mất. Tôi ngợi khen Chúa vì Chúa Jêsus đã bước qua lằn ranh vì tôi! Ngợi khen danh Ngài, vì Ngài yêu thương tôi đủ để chịu chết thay tôi trên thập tự giá!
Nầy bạn ơi, Ngài cũng đã bước qua lằn ranh vì bạn nữa đấy! Nếu bạn chưa được cứu, nhưng bạn nhìn thấy nhu cần của mình, hãy đến với Chúa Jêsus và Ngài sẽ cứu vớt linh hồn bạn!
Nguyện Chúa kêu gọi bạn bước qua lằn ranh đến với ai đó vì sự vinh hiển của Ngài. Hôm nay sẽ là một ngày tốt cho bạn để bận bịu với việc làm theo những gì Ngài kêu gọi bạn phải lo làm! Ngài muốn Tin Lành của Ngài được đem ra khỏi nhà thờ đến với những chỗ mà kẻ bị mất đang sinh sống. Ngài muốn chúng ta phải đến với họ tận nơi họ đang sinh sống.
Nguyện bạn nhìn thấy lỗi lầm của mình khi xét đoán người khác bằng các tiêu chuẩn của riêng bạn. Há đây chẳng phải là thời điểm bạn khởi sự đến với hạng tội nhân và thôi không còn xem khinh họ nữa chăng? Há đây chẳng phải là thời điểm để bạn ăn năn về sự giả hình của chính mình và cầu xin Chúa ban cho bạn một tấm lòng giống như tấm lòng của Ngài sao?
Nếu có nhu cần, bàn thờ nầy đang rộng mở. Chúa Jêsus vẫn còn là Thiết Hữu của tội nhân. Nếu bạn cần một Thiết Hữu giống như Chúa Jêsus, thế thì bạn hãy đến với Ngài ngay bây giờ đi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét