Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2010

Thi thiên 130:3-4: "Bài Tín Điều Các Sứ Đồ: “Tôi Tin Sự Tha Tội”



Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Quyền phép năng động của sự tha thứ:
“Tôi Tin Sự Tha Tội”

Thi thiên 130:3-4
Nếu bạn biết ít nhiều về lịch sử Hội thánh, bạn biết trước khi Martin Luther trở thành cha đẻ của Công cuộc Cải chánh Tin Lành, ông là một linh mục Công giáo. Là một phần trong sự đào tạo, ông đã tốn nhiều năm trời nghiên cứu tiếng Hylạp, Hêbơrơ, Latinh, các giáo phụ của Hội thánh, và giáo lý của Giáo hội Công giáo Lamã. Do các tường trình, ông rất sáng chói, sốt sắng, và rất nhiệt tình trong mọi nghiên cứu của mình. Nhưng linh hồn ông cảm thấy bất an rất sâu sắc. Mang gánh nặng với ý thức mọi tội lỗi của mình không được tha thứ, ông cảm thấy rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời đang treo trên ông giống như một gánh nặng mà ông khó có thể mang nổi. Là một linh mục, chỉ làm cho vấn đề ra tệ hại hơn mà thôi. Bất luận những gì ông đã làm, ông không hề cảm thấy sự bảo đảm rằng tội lỗi của ông sẽ được tha. Quá thất vọng, ông lên thành Rôma, hy vọng tìm được câu trả lời, nhưng ông càng thấy thất vọng sâu đậm hơn mà thôi.
Mấy năm sau, trong khi nghiên cứu sách Rôma, ông bắt gặp cụm từ: “Người công bình sẽ sống bởi đức tin mình” (Rôma 1:17). Từ từ mắt ông được mở ra và ông đã thấy rõ ràng rằng Đức Chúa Trời tha thứ cho chúng ta, không phải vì bất cứ điều chi chúng ta làm, mà chỉ trên cơ sở những gì Chúa Jêsus đã làm cho chúng ta khi Ngài chịu chết trên thập tự giá và đã sống lại từ kẻ chết. Ông gọi lẽ thật ấy là cánh cửa vào trong thiên đàng. Vì vậy, chẳng có gì phải ngạc nhiên khi Luther đã nói ra cụm từ ấy: “Tôi Tin Sự Tha Tội” là đề mục quan trọng nhất trong Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Ông viết: “Nếu điều ấy không thật, thì đâu là vấn đề: Đức Chúa Trời là toàn năng hay Đức Chúa Jêsus Christ đã giáng sinh, chịu chết và đã sống lại? Sở dĩ như thế vì những việc nầy có một ý nghĩa nhắm vào ơn tha thứ cho tôi, chúng rất quan trọng đối với tôi”.
Chúng ta cần phải nhìn thấy tầm quan trọng thực tiễn trong việc tin nơi “sự tha tội”. Trước khi chúng ta nhìn vào những gì cụm từ nầy muốn nói, tôi muốn đưa ra hai phần lưu ý sau đây: Thứ nhứt, chúng ta đang ở gần phần cuối của bài tín điều. Sau bữa nay, chỉ còn có hai cụm từ còn lại — "Tôi tin sự sống lại của thân thể” và “tôi tin sự sống đời đời”. Thứ hai, cụm từ cho hôm nay tóm tắt toàn bộ đời sống Cơ đốc. Sự ấy gây kinh ngạc khi bạn nghĩ tới cấu trúc bài tín điều được xây dựng. Tôi khởi sự giảng dạy về bài tín điều vào tháng Giêng. Chúng ta trải qua một tháng về Đức Chúa Cha, vài tháng về Đức Chúa Jêsus Christ, và rồi một tuần về Đức Thánh Linh. Sau đó, ba tuần lễ về bản chất của Hội thánh. Nhưng khi chúng ta đến với lãnh vực đời sống Cơ đốc, mọi sự được tóm gọn trong cụm từ: “Tôi Tin Sự Tha Tội”. Bài Tín Điều Các Sứ Đồ là một câu nói lấy Đức Chúa Trời làm trọng tâm của đức tin Cơ đốc. Tôi phải mất sáu tháng rao giảng lẽ đạo cơ bản trong Kinh thánh cho các bạn — gần như mọi sự trong lẽ đạo ấy đều nói về chính mình Đức Chúa Trời. Khi sau cùng chúng ta đến với đời sống Cơ đốc, bài tín điều tóm tắt đời sống ấy với cụm từ nầy — "sự tha tội”. Nhất định đây không phải là cách chúng ta suy nghĩ về mọi việc hôm nay. Khi đến với một hiệu sách Cơ đốc và bạn sẽ nhìn thấy một kệ nhỏ có dán nhãn: “Giáo Lý Kinh Thánh” hay “Thần học”, và lúc ấy bạn sẽ nhìn thấy một kệ lớn có dán nhãn “Đời Sống Cơ Đốc”. Ở đó, bạn sẽ tìm gặp nhiều quyển sách nói về sự cầu nguyện, tấn tới trong đức tin, chịu đựng những lúc nhọc nhằn, các ân tứ thuộc linh, tấn tới về mặt thuộc linh, thắng hơn sự cám dỗ, chia sẻ đức tin, và tấn tới trong sự nên thánh. Thế rồi có những quyển sách nói về hôn nhân, nhiều sách nói về nam giới, nhiều sách nói về nữ giới, nhiều sách nói tới gia đình, nuôi dạy con cái, thắng hơn cơn nghiện, tha thứ cho người khác, chiến trận thuộc linh, tình trạng độc thân, tình dục, sức khỏe, sống có mục đích, và thời kỳ sau rốt, chỉ có một ít sách được đặt tên. Đối với chúng ta, đời sống Cơ đốc là nói tới các phạm trù khác biệt nầy. Nhưng bài tín điều lấy cả đời sống Cơ đốc ghi lên đó chỉ một việc quan trọng nầy: “Tôi Tin Sự Tha Tội”. Giống như thể nói: “Nếu tội lỗi của bạn được tha, mọi sự khác chỉ là chi tiết thôi. Và nếu tội lỗi của bạn không được tha, chẳng một việc nào khác thực sự là vấn đề”.
Tôi thấy đấy là cách nhìn tự do vào đời sống Cơ đốc. Nó thật là đơn giản, rõ ràng và trực tiếp. Vì vậy, cho phép tôi hỏi bạn một câu mà tôi sẽ đưa ra một lần nữa vào cuối sứ điệp nầy: Có phải tội lỗi của bạn đã được tha và bạn nhìn biết điều đó chăng?
Chúng ta hãy nói về điều đó trong một phút đồng hồ. Tôi muốn hỏi và trả lời ba câu hỏi về sự tha thứ trong sứ điệp nầy. Chúng ta sẽ tập trung vào Thi thiên 130:3-4, để giúp chúng ta trả lời ba câu hỏi nầy. (Tôi cảm ơn Scott Hoezee của Hội thánh Cơ đốc Cải Chánh Calvin ở Grand Rapids, MI về nhiều nhận định trong bài giảng nầy).
1) Tại sao chúng ta cần sự tha thứ?
Câu 3 chép: “Hỡi Đức Giê-hô-va, nếu Ngài cố chấp sự gian ác. Thì, Chúa ôi! ai sẽ còn sống?” Tiểu thuyết gia Franz Kafka đã viết trong nhật ký của ông: vấn đề với con người hiện đại, ấy là chúng ta cảm nhận giống như hạng tội nhân, tuy nhiên lại độc lập về tội lỗi. Chúng ta nhận ra rằng có cái gì đó không ổn trong đời sống của chúng ta, cái gì đó là sai lầm. Chúng ta đang sống trong một xã hội dạy cho chúng ta biết phải gạt bỏ tội lỗi bằng cách gạt bỏ những luật lệ khiến cho chúng ta cảm thấy tội lỗi. Vì vậy, chúng ta làm hết sức mình để bất chấp những thứ khó chịu giống như Mười Điều Răn. Tất cả những câu “Ngươi Chớ…” khiến cho chúng ta phải lên thần kinh. Mà tại sao không chứ? Tội lỗi đến khi bạn phá vỡ các phép tắc và bạn biết rõ điều đó. Vì thế, cách tốt nhứt để gạt bỏ tội lỗi đi là gạt bỏ các phép tắc — hay chúng ta nghĩ như thế. Chúng ta tránh né phép tắc, song các phép tắc sẽ không đi đâu hết vì chúng không được viết ra bởi con người trong chỗ thứ nhứt. Sự thể giống như chúng đã được viết ra bằng thứ mực không thể bôi xóa được vậy. Ngay cả khi bạn tìm cách tẩy xóa chúng, nét chữ vẫn cứ còn nguyên vẹn như thế. Cho nên chúng ta lừa đảo, trộm cắp, tư dục và nằm ngủ ở quanh đó. Chúng ta chế giễu Đức Chúa Trời bằng cách giết trẻ chưa ra đời và tìm cách tái xác định hôn nhân sao cho phù hợp với những ham muốn riêng của chúng ta, một khi chúng đã bị vặn cong rồi.
Song các luật lệ không thay đổi! Bạn không thể gạt bỏ tội lỗi bằng cách giả vờ như phép tắc không còn có ở đó nữa vậy. Khi Đức Chúa Trời lập ra phép tắc, Ngài chẳng hỏi thăm ý kiến của chúng ta. Đức Chúa Trời đã phán — và Ngài không nói lắp. “Ngươi Chớ” vẫn có nghĩa là “Ngươi không nên”. Cho dù chúng ta cảm thấy mình có thể bất chấp phép tắc và tránh né nó. Điều đó đang mô tả trọn vẹn sinh hoạt ở đây, trong Oak Park. Tối thứ hai vừa qua, ủy ban đại diện của làng đã bỏ phiếu chống lại luật bổ sung hôn nhân của bang, luật nầy sẽ hạn chế hôn nhân với một người nam và một người nữ. Trong Oak Park, chúng ta đang chống lại hạn chế hôn nhân với một người nam và một người nữ vì chúng ta đang sống tự do, chúng ta sống hợp thời, chúng ta thích ứng với mọi thời đại. Chúng ta đang tiến bộ. Về các vấn đề tự do tình dục, chúng ta đang ở trên bờ tiến hóa của xã hội trong một thời gian dài. Những vị đại diện cũng bỏ phiếu kể tháng Sáu là tháng cho người đồng tính, vui vẻ. Chúng ta biết rõ lẽ thật nói về tình trạng đồng tính luyến ái vì Đức Chúa Trời đã tỏ ra lẽ thật trong Lời của Ngài. Những vị đại diện không thể thay đổi lẽ thật, làm thế chẳng khác gì họ có thể hủy đi luật trọng lực vậy.
Nhưng đấy chỉ là một minh họa của xu hướng rộng lớn hơn. Trong xã hội ngày nay, nếu chúng ta không thích một điều luật, chúng ta bỏ phiếu hủy nó hoặc chúng ta chỉ nói: “Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi muốn làm và không ai có thể cản được tôi”. Thế là chúng ta lập ra các luật lệ khi chúng ta sinh sống. Và tội lỗi thực sự về mặt đạo đức bị ném ra ngoài khung cửa sổ. Nhưng chẳng phải đơn giản như thế đâu. Sau khi chúng ta đã thay đổi các phép tắc để chúng ta có thể làm điều chúng ta mong muốn, chúng ta vẫn không thấy có hạnh phúc chi hết. Chúng ta tương đối hóa các phép tắc, bình thường hóa tội lỗi, nhưng vẫn có cái gì đó sai lầm. Thất vọng, xấu hổ, bất an, không thỏa lòng đang tràn lan. Kafka đã đúng — chúng ta cảm thấy giống như hạng tội nhân, nhưng lại độc lập về tội lỗi. Chúng ta nhận thấy có điều gì đó sai lầm với chúng ta, nhưng chúng ta không biết là cái gì, và chúng ta không biết phải làm sao để định liệu nó.
Thi thiên 130 chỉ cho chúng ta một hướng đúng. Thi thiên nầy có lịch sử lâu dài trong truyền thống Cơ đốc. Nó được gọi là De Profundis — một cụm từ Latinh có ý nói: “Từ nơi sâu thẳm”, rút ra từ câu 1: “Đức Giê-hô-va ôi! từ nơi sâu thẩm tôi cầu khẩn Ngài”. Toàn bộ Thi thiên dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta sẽ chẳng hề tự định liệu được vì chúng ta thiếu nội lực để giải quyết mọi nan đề của chúng chúng ta. Sự ấy bay trên bề mặt của Oprah và Dr. Phil cùng đạo quân những kẻ tự cứu kia, họ cho rằng câu trả lời nằm ở bên trong chúng ta. Kinh thánh thực sự nói ngược lại: Nan đề đang nằm ở bên trong chúng ta. Câu trả lời nằm ở bên ngoài chúng ta. Bao lâu bạn suy nghĩ mình có thể giải quyết các nan đề riêng của mình, bạn chỉ có thể thấy tệ hại hơn mà thôi. Khi sau cùng bạn nói: “Lạy Chúa, làm ơn cứu giúp con. Con không thể làm chi được với sức riêng của con”, khi ấy bạn là một ứng viên tốt cho sự cứu rỗi.
Vậy, tại sao chúng ta không xưng tội và tìm kiếm ơn tha thứ mà chúng có cần chứ? Chúng ta sợ án phạt. Chúng ta sợ rằng nếu chúng ta thú nhận sự dại dột của mình, Chúa sẽ đưa chúng ta thẳng vào địa ngục. Vì vậy chúng ta nói dối về những sự dối trá của mình và chúng ta che đậy mọi sự che đậy của chúng ta. Chúng ta giả vờ chúng ta không làm những điều chúng ta biết mình đã làm. Không có gì phải ngạc nhiên, chúng ta đã rơi vào mớ hỗn độn rồi. Chúng ta nghĩ tội lỗi là một một việc xấu xa nên chúng tra lẫn tránh tội lỗi với mọi giá. Con cái của chúng ta học biết cáo lỗi qua cách quan sát chúng ta cáo lỗi. Chúng ta đổ thừa cho mọi người trừ ra chính mình. Nhưng Thi thiên 130 giải phóng chúng ta ra khỏi cái vòng tự hủy diệt ấy. Câu 3 chép rằng Đức Chúa Trời không lưu giữ bản tường trình về tội lỗi của chúng ta. Nhưng trong thơ Hêbơrơ, ở đây nói rằng Đức Chúa Trời không hướng mắt nhìn vào tội lỗi của chúng ta. Nghĩa là, Ngài không tìm kiếm một cái cớ nào để đưa chúng ta vào địa ngục. Nhiều người phác họa Đức Chúa Trời là một loại cụ già lẩm cẩm với hàm râu trắng thật dài, hy vọng bắt lấy chúng ta trong chỗ hỗn độn kia để rồi cụ sẽ đưa chúng ta vào trong địa ngục. Nhưng đấy chẳng phải là Đức Chúa Trời của Kinh thánh. Ngài bằng lòng tha thứ cho những ai biết ăn năn tội và kêu xin sự thương xót.
Chúng ta cần sự tha thứ vì chúng ta là hạng tội nhân đang tìm cách thay đổi các phép tắc để chúng ta lẫn tránh thắc mắc về tội lỗi. Song khi các phép tắc thực sự không thể đổi đặng, chúng ta kết thúc với nhiều lộn xộn nơi người bề trong. Đây là dòng tận cùng: Chúng ta cần sự tha thứ và chúng ta không thể sống mà không có ơn ấy. Không có ơn tha thứ, chúng ta là những người nam người nữ không thành thật, trống rỗng và có sự xung đột nơi người bề trong. Một mảng duy nhứt trong những tin tức tốt lành, ấy là Đức Chúa Trời không hướng mắt nhìn vào tội lỗi của chúng ta. Nếu Ngài làm vậy, hết thảy chúng ta đã ở trong địa ngục rồi.
2) Chúng ta có hy vọng gì về sự tha thứ?
Qua những gì tôi đang trình bày, đâu là những cơ hội để chúng ta được tha thứ? Phải chăng đó là một điềm chiêm bao, một loại cầu may? Nếu những tay đánh cá ngựa ở Vegas đặt cược nhắm vào sự tha thứ của chúng ta, thì sẽ là bao nhiêu? 50.000 ăn 1? 100.000 ăn 1? Một triệu ăn 1? Hãy nhìn vào gương đi và tra xét chính linh hồn bạn xem. Nếu nhìn vào đấy, cái nhìn đó sẽ chẳng có hy vọng gì đâu. Một nhà văn người Anh đã nói như sau: “Chẳng có một người nào, nếu mọi suy tưởng kín đáo của người đều được bày ra, sẽ chẳng đáng đem treo cổ mười hai lần trong một ngày”. Với câu nói nầy, tôi đáp: Chỉ có mười hai lần thôi sao? Tôi nghĩ phải nhiều hơn thế chứ!
Phần thứ nhứt của câu 4 đưa chúng ta đến với những tin tức thật tốt lành: “Nhưng Chúa có lòng tha thứ cho”. Hay nói theo cách khác, Đức Chúa Trời thực thi một thói quen tha thứ tội lỗi. Ngài không vui thích trong việc hình phạt tội lỗi của chúng ta. Ngài tìm kiếm những cơ hội để tha thứ cho chúng ta vì ơn tha thứ nằm trong bổn tánh của Ngài.
Đấy là một sự hiểu biết sâu sắc vì nó chạm đến cách bạn nhìn xem Đức Chúa Trời.
Ngài rất sốt sắng muốn tha thứ.
Ngài sẵn sàng tha thứ.
Ngài muốn tha thứ cho bạn.
Xuất Êdíptô ký 34:6-7 gọi Ngài: “là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng, và tội lỗi”.
Nếu bạn đang ở trong cái hố sâu, bạn cần phải biết tội lỗi là thực. Bạn không thể phá vỡ các phép tắc rồi không có gì phải lo về việc ấy cho đến đời đời được. Nhưng bất cứ lúc nào bạn sẵn sàng muốn thanh tẩy, Chúa đang có mặt ở đó chờ đợi bạn. Xưng ra mọi tội lỗi không hề là việc dễ dàng đâu, song hãy lắng nghe lời mời gọi mà Đức Chúa Trời đưa ra ở Êsai 55:7: “Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào”. Ok, có thể là bạn không thích chữ “ác” hay chữ “bất nghĩa”. Có thể những chữ ấy rất khó nghe đối với bạn. Nhưng đấy là phần mô tả của Đức Chúa Trời về toàn bộ dòng giống con người. Đấy là những gì bạn và tôi sống phân cách đối với ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng ta sống gian ác và bất nghĩa. Thường là như vậy vì đấy là sự thật nói về cả thảy chúng ta. Đứng bám víu vào thứ lời lẽ tiêu cực rồi bỏ qua lời mời gọi đó. Hãy xây lại với Chúa và bạn sẽ tìm được ơn thương xót và sự tha thứ.
Hãy vẽ ra hai cánh cửa, mỗi cánh cửa với hai câu gắn ở ngoài mặt:
Cửa #1: Điều Ác Bất Nghĩa
Cửa #2: Thương xót Tha thứ
Bây giờ, bạn thích cánh cửa nào đây? Trả lời: Hết thảy chúng ta đều thích sự thương xót và tha thứ. Đức Chúa Trời phán bạn phải nếm trải cánh cửa ghi Điều Ác và Sự Bất Nghĩa để đến với cánh cửa có ghi thương xót và tha thứ. Bạn phải đi qua cửa thứ nhứt thì mới qua được cửa thứ hai. Nhưng có người nói: “Tôi sẽ bỏ Cửa #1 rồi đi thẳng đến Cửa #2”. Không làm được như thế đâu. Bạn không thể “bỏ” Cửa #1 được. Và bạn cũng không thể trèo qua cửa kia. Cách duy nhứt để đến với Cửa #2 là phải đi qua Cửa #1 trước.
Khi bạn đi qua Cửa #2, bạn khám phá ra rằng “Ngài tha thứ dồi dào”. Dồi dào có nghĩa là không có giá gì hết. Không phải trả giá. Bạn có muốn sự thương xót không? Bạn đã nhận được ơn ấy. Bạn muốn một ơn tha thứ cho mọi tội của bạn không? Bạn đã nhận được ơn ấy. Bạn có thể bước đi trong gian ác và bất nghĩa, và bạn có thể bước ra với ơn thương xót và một sự tha thứ dồi dào từ nơi Chúa. Đấy là việc đáng kể nhất trong thế gian.
3) Điều chi xảy ra khi chúng ta được tha thứ?
Phần sau cùng của câu 4 có câu trả lời: “Để người ta kính sợ Chúa”. Có một cách khác để nói về điều nầy: “Để chúng tôi thờ lạy Ngài”. Chúng ta từng được tha thứ, cảm giác mơ hồ ấy không dễ gì bị dời đi. Màu xám đen của chúng ta đã bị quét sạch đi rồi. Ngục tù mở toang và chúng ta bước ra ngoài. Sau cùng, chúng ta được tự do. Có khi đấy là phần khó mà chấp nhận nhất. Mỗi tuần tôi nhận được nhiều lá thư từ các tù phạm, những người đã đọc quyển “Cái Neo Cho Linh Hồn” và rồi viết thư kể cho tôi nghe câu chuyện của họ. Tôi nhận được một lá thư trong tuần nầy từ một người đã phạm tội đặc biệt cực kỳ tàn ác. Ông ta nói ông ta rất sợ phải đến với nhà thờ vì ông ta lo người khác sẽ tìm ra những gì ông ta đã làm và sẽ lãng tránh ông ta. Loại xấu hổ ấy đang tác động trong hết thảy chúng ta để giữ chúng ta trong vòng nô lệ. Ma quỉ thì thào với chúng ta: “Người chẳng tốt lành gì đâu. Nếu người ta biết những gì ngươi là thế nào, họ sẽ chẳng làm gì với người đâu. Làm sao ngươi nhận mình là một Cơ đốc nhân mà đối xử với vợ ngươi như thế đó? Con cái ngươi theo cách đó? Chồng ngươi theo cách đó? Ngươi, giả hình dường bao!”
Cách duy nhứt xử lý với những lời vu cáo của Satan là quay trở lại với bản chất của Đức Chúa Trời: “Với ngươi, có sự tha thứ”. Có bao giờ bạn lo lắng về cái ngày mà bạn đứng trước mặt Chúa không? Một số Cơ đốc nhân sợ rằng Đức Chúa Trời sẽ phô bày ra mọi tội lỗi của họ — ngay cả những tội lỗi trong lý trí — lên trên một màn hình rộng lớn cho cả vũ trụ đều nhìn thấy. Chúng ta có hình ảnh của Đức Chúa Trời trong lý trí đang ấn mạnh cái nút và rồi cuộc đời của chúng ta bắt đầu bày ra trên cái màn hình khỗng lồ, to lớn đến nỗi hàng triệu triệu người đều xem thấy. Chúng ta sợ rằng trong ngày ấy tất cả những lời lẽ và hành động bẩn thỉu, mọi tội lỗi kín nhiệm của chúng ta chẳng có ai biết đến, và từng tư tưởng tối tăm đầy dẫy với giận dữ, tư dục, kiêu ngạo, thù ghét, thịnh nộ và tham lam sẽ bị bày ra cho cả vũ trụ xem thấy. Làm sao chúng ta có thể chịu được trong một phút đồng hồ? Và làm sao Đức Chúa Trời có thể hoan nghênh chúng ta vào trong Nước của Ngài sau khi đưa hết mọi sự ấy lên màn hình công cộng như vậy chứ?
Nếu Ngài, hỡi Chúa, giữ lấy bản tường trình về tội lỗi, nếu Ngài ghé mắt nhìn xem tội lỗi của chúng tôi, thì ai sẽ còn sống chứ? Không một ai cả. Hết thảy chúng tôi đều bị định tội và bị rủa sả. Nhưng đấy là toàn bộ quan điểm của Thi thiên 130. Chúng ta kêu la từ chốn sâu thẳm của xấu hổ và tội lỗi, còn Đức Chúa Trời Ngài phán: “Những tin tức tốt lành đây: Với ta, có sự tha thứ”. Kinh thánh sử dụng một số hình ảnh để mô tả cách thức Đức Chúa Trời xử lý với tội lỗi của chúng ta:
Đức Chúa Trời đã xóa sự phạm tội ngươi như mây đậm (Êsai 44:22).
Đức Chúa Trời tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa (Giêrêmi 31:34).
Đức Chúa Trời ném mọi tội lỗi tôi ra sau lưng Ngài (Êsai 38:17).
Đức Chúa Trời ném hết thảy tội lỗi chúng nó xuống đáy biển (Michê 7:19).
Đức Chúa Trời đem tội lỗi chúng ta ra xa giống như phương Đông xa cách phương tây vậy (Thi thiên 103:12).
Khi Đức Chúa Trời tha thứ, Ngài quên tội lỗi của chúng ta, Ngài bôi bản tường trình, Ngài xóa cuộn băng đi để khi Ngài ấn nút, chẳng có điều gì hiện lên màn hình lớn ở trên trời. Mọi tội lỗi của chúng ta đã được tha, được quên đi, được cất bỏ, được chôn cất, và được bôi xóa. Chúng không còn xét đoán chúng ta nữa. Nguyện tư tưởng ấy bám mãi vào linh hồn bạn, và bạn sẽ không còn như trước đây nữa Nhưng làm sao có được như thế chứ? Làm sao Đức Chúa Trời có thể tha thứ cho chúng ta chứ? Tại sao Ngài không nhìn vào tội lỗi của chúng ta chứ? Đây là câu trả lời: Cách đây cũng đã lâu lắm rồi, Đức Chúa Trời đã nhìn thẳng vào thập tự giá của Con Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ. Khi chúng ta thành thật đủ để công nhận rằng chúng ta là gian ác và bất nghĩa, một dòng sông thương xót tuôn tràn ra từ thập tự giá của Đấng Christ và tội lỗi của chúng ta sẽ bị che đậy hết bởi huyết của Ngài. Chúng ta khám phá ra trong một phút được soi sáng rằng: với Đức Chúa Trời có ơn tha thứ.
Đấy là lý do tại sao Luther đã nói đây là phần quan trọng nhất trong Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Đấy là lý do tại sao đây là phần duy nhứt trong đời sống của Cơ đốc nhân được nhắc tới trong bài tín điều. Đây là toàn bộ tình huống đang sẵn có ở chỗ nầy. Mọi sự khác chỉ là chi tiết thôi.
Nếu bạn thấy bất tiện, mơ hồ vì cớ đường lối mà bạn đang sinh sống, nếu bạn đang phạm tội và không biết phải làm gì về sự đó, nếu bạn đang ở trong cái hố sâu thất vọng, bạn không phải ở đó nữa mà chi. Hãy chạy đến thập tự giá! Hãy chạy đi, đừng đi bộ, hãy chạy đến với thập tự giá và nắm chặt lấy Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy tin cậy nơi Ngài làm Chúa và Cứu Chúa của bạn.
Với Đức Chúa Trời, có sự tha thứ. Đấy là lý do tại sao bài tín điều ghi: “Tôi Tin Sự Tha Tội”. Chẳng một điều chi khác quan trọng hơn thế. Vì vậy, tôi trở lại với câu mà tôi đã hỏi trên đây: Có phải tội lỗi của bạn đã được tha và bạn biết rõ sự ấy chăng?
Êm Dịu
Vào chiều ngày thứ Sáu, Tổng thống Reagan được đưa vào yên nghỉ ở thư viện của Tổng thống ở Simi Valley, California. Trong khi chờ xe tang đến để làm lễ an táng, một tốp lính và dàn nhạc trổi lên những bài hát tin lành mà vị Tổng thống rất ưa thích. Trong số đó là một bài thánh ca mời gọi rất xưa, có đề tựa là: “Softly and Tenderly” [Êm Dịu]. Một câu trong bài hát có ấy ghi như sau:
Ôi tình yêu diệu kỳ mà Ngài đã hứa,
Hứa với bạn và với tôi!
Dù chúng ta đã phạm tội,
Ngài có ơn thương xót và tha thứ,
Tha thứ cho bạn và cho tôi.
Rồi điệp khúc vang lên:
Hãy về quê hương, Hãy về quê hương
Bạn là người đang mệt nhọc, Hãy về quê hương;
Chúa Jêsus đang tha thiết êm dịu gọi mời:
Hỡi tội nhân hãy hối tâm về quê hương.
Lời mời gọi ấy không những dành cho các vị Tổng thống. Mà lời kêu gọi ấy cũng dành cho tất cả chúng ta nữa. “Dù chúng ta đã phạm tội, Ngài có ơn thương xót và tha thứ. Tha thứ cho bạn và cho tôi”. Đức Chúa Trời đã làm mọi sự cần thiết cho bạn để được tha thứ. Mọi sự bạn phải làm là hãy đến. Hãy về quê hương với Đức Chúa Trời. Hãy đến trong danh của Chúa Jêsus. Hãy đến bởi phương thức thập tự giá và bạn sẽ được tha thứ. Nếu bạn bước qua Cửa #1, bạn sẽ tìm gặp Chúa Jêsus khi bạn đi qua Cửa #2.
Tôi xin đề nghị có một lời cầu nguyện đơn sơ dành cho bạn!?! Ngay cả khi tôi khích lệ bạn dâng lên lời cầu nguyện nầy, tôi lưu ý bạn rằng chỉ thốt ra những lời lẽ đơn sơ ấy sẽ chẳng cứu được bạn đâu. Cầu nguyện không cứu được. Chỉ có Đấng Christ mới cứu được mà thôi. Nhưng sự cầu nguyện là một phương tiện để đến với Chúa trong đức tin cứu rỗi thực sự. Nếu bạn nhơn đức tin cầu nguyện những lời nầy, Đấng Christ sẽ cứu lấy bạn. Bạn có thể lấy làm chắc về điều đó.
Lạy Chúa Jêsus yêu dấu, con biết rằng con là một tội nhân. Và con biết rằng con không thể tự cứu lấy mình được. Con không còn tin cậy vào những việc lành hay tôn giáo của con để được cứu rỗi. Bởi đức tin con rất biết ơn tiếp nhận lấy ân ban cứu rỗi của Ngài. Con sẵn sàng tin cậy Ngài làm Chúa và Cứu Chúa của con. Cảm tạ Ngài vì đã chịu chết thay cho con. Cảm tạ Ngài vì đã cất bỏ tội lỗi của con. Con hết lòng xưng nhận Ngài là Chúa và Cứu Chúa cả bây giờ và trong cả cõi đời đời nữa. Amen.
Bạn có dâng lên lời cầu nguyện ấy chưa? Nếu bạn đã cầu nguyện rồi và thực sự muốn nói ra lời cầu nguyện đó, xin hoan nghênh bạn đến với gia đình của Đức Chúa Trời.
Một lời sau cùng. Có khi Cơ đốc nhân nghe một bài giảng giống như bài nầy rồi lấy làm lạ không biết phải áp dụng nó thế nào!?! Nếu bạn đã nhìn biết Chúa rồi, cho phép tôi nói cho bạn biết cách áp dụng nó: Hãy quì gối xuống rồi nói: “Lạy Chúa Jêsus, cảm tạ Ngài vì đã tha tội cho con”. Hay hãy đứng dậy rồi nói: “Con xin chúc phước cho Chúa vì đã cất lấy tội lỗi của con”. Đừng cho ơn tha thứ của bạn là điều hiển nhiên. Nguyện người được chuộc của Chúa nói như thế. Nếu Đức Chúa Trời đã tha thứ tội lỗi của bạn, hãy vui mừng và lấy làm vui sướng đi. Đây là những tin tức tốt lành của Tin Lành đấy. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét