Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Mác 4.1-20: "THÍ DỤ VỀ CÁC LOẠI ĐẤT"





Mác 4.1-20
THÍ DỤ VỀ CÁC LOẠI ĐẤT

Phần giới thiệu: Phân đoạn nầy ghi lại Chúa Jêsus vẫn còn phục vụ trong thành Cabênaum. Nhiều đám dân đông tụ tập lại để nghe Ngài giảng Đạo của Đức Chúa Trời. Trong trường hợp nầy, đám dân đông lớn đến nỗi Chúa Jêsus phải bước lên một chiếc thuyền rồi sử dụng nó làm một toà giảng để dạy dỗ dân sự gồm những kẻ đã nhóm lại tại bờ biển. Phân đoạn Kinh Thánh nầy cũng tỏ ra một sự thay đổi theo phương thức Chúa Jêsus dạy dỗ cho dân sự. Đây là lần đầu tiên Chúa Jêsus sử dụng những thí dụ để giảng dạy lẽ thật thuộc linh.
Từ ngữ “thí dụ” có ý nói “liệng ra”. Có người định nghĩa một thí dụ là “một câu chuyện trần gian với ý nghĩa thiên thượng”. Trong một thí dụ, lẽ thật được liệng ra giải thích sự thực rất sống động. Nói cách khác, một thí dụ lấy những biến cố đời thường, mỗi ngày trong cuộc sống rồi sử dụng chúng để minh hoạ cho những vụ việc sâu sắc của Đức Chúa Trời.
Bạn cần phải thận trọng khi bạn tìm cách lý giải những thí dụ trong Kinh Thánh. Có người phạm sai lầm trong việc tìm cách biến những chỗ cong quẹo trong thí dụ thành chỗ nói tới một vụ việc thuộc linh nào đó. Kết quả là, nhiều lẽ đạo giả dối và những sự dạy xuẩn ngốc đã làm cho cuộc sống phải lay động. Một thí dụ được ấn định để giảng dạy một lẽ thật chính yếu. Khi lẽ thật ấy được hiểu rõ, thí dụ trở nên rõ ràng.
Chúa Jêsus thường sử dụng các thí dụ. Thực vậy, có gần 60 thí dụ trong các sách Tin Lành. Tại sao Chúa Jêsus phải rao giảng bằng thí dụ chứ? Ngài trả lời cho thắc mắc nầy thay cho chúng ta ở các câu 11-12. Ngài sử dụng các thí dụ để tỏ ra lẽ thật cho những ai đang rộng mở trước những điều Đức Chúa Trời đang phán dạy và che giấu sự thực đối với những ai đóng kín tâm trí của họ đối với những điều Đức Chúa Trời đang phán dạy.
Ấy chẳng phải Chúa Jêsus dự tính tìm cách khiến cho người ta phải đi Địa Ngục. Ngài chỉ ban cho họ những gì họ mong muốn. Họ đã nghe lẽ thật được rao giảng và họ đã từ chối nó. Vì thế, Chúa Jêsus đã khởi sự giảng dạy theo một tư thế đòi hỏi người ta phải suy nghĩ đến mọi điều họ đã nghe thấy. Người nào sống thành thật và khao khát muốn biết sự thực thì sự thực sẽ được tỏ ra cho họ. Người nào đóng kín tâm trí đối với lẽ thật sẽ thấy lẽ thật ấy bị che giấu khỏi họ. Ngài chỉ ban cho họ những điều họ hằng mơ ước!
Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét Thí dụ nói đến các loại đất. Thí dụ nầy đã được thuật lại cho đám đông nghe ở chỗ công cộng và được giải thích cho các môn đồ biết theo cách riêng. Trong việc giải thích thí dụ nầy, Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết từng yếu tố của thí dụ có ý nghĩa như thế nào!?!
Người nào nghe thí dụ nầy ngay lập tức có thể gắn liền với những gì Chúa Jêsus đang dạy dỗ. Hết thảy họ đều đã trông thấy một nông dân bước đi trên đồng ruộng của mình rồi bắt đầu gieo hạt giống trên ruộng đó. Hết thảy họ đã nhìn thấy những hột giống kia nẩy nở và bắt đầu mọc lên. Chúa Jêsus đã sử dụng bối cảnh thông thường nầy để dạy dỗ một lẽ thật thuộc linh rất sâu sắc.
Ngài dạy cho chúng ta biết rằng “người gieo giống” là người lo gieo ra “Lời của Đức Chúa Trời”. Có thể đấy là Thánh Linh của Đức Chúa Trời, một nhà truyền đạo, một giáo sư, một giáo sĩ, một bài hát Tin Lành, một chứng đạo đơn Tin Lành, một chứng nhân, v.v…
“Hột giống” là Tin Lành ân điển. Đó là những tin tức tốt lành nói rằng Chúa Jêsus đã vào trong thế gian nầy, chịu chết vì hạng tội nhân, đã sống lại từ kẻ chết, đã hiến đầy trọn và miễn phí ơn cứu rỗi cho những ai chịu tiếp nhận Ngài vào lòng và vào đời sống của họ. Trong thí dụ nầy, một số “hột giống” có kết quả, còn một số khác thì không. Nan đề không nằm ở “hột giống”. Tất cả hột giống đều là “giống” tốt. Mỗi hạt đều có khả năng kết quả. Vấn đề không nằm ở “hột giống”; nan đề nằm ở loại “đất”.
Loại “đất” trong thí dụ nầy tiêu biểu cho tấm lòng hay tâm trí của người lắng nghe Tin Lành ân điển. Người nào nghe giảng Tin Lành, họ đã nghe Tin Lành ấy ở một tư thế khác nhau. Có người rủa sả Tin Lành ấy, có người chối bỏ, và có người tiếp nhận nó. Đây là loại “đất”, là phần nhấn mạnh chính của thí dụ nầy.
Tôi muốn xem xét thí dụ nầy hôm nay. Tôi muốn chỉ ra loại tâm trí lắng nghe Tin Lành và mỗi tâm trí đáp ứng thế nào với Tin Lành đó. Khi chúng ta bước vào các câu Kinh Thánh nầy, tôi muốn bạn phải tự mình xem xét lấy. Bạn sẽ đối diện với chính tâm trí của mình qua các câu Kinh Thánh nầy hôm nay. Chúng ta hãy xem xét các loại tâm trí đã được tỏ ra trong thí dụ nầy khi chúng ta cùng nhau suy nghĩ đến Thí Dụ Nói Tới Các Loại Đất.
I. LOẠI TÂM TRÍ ĐÓNG KÍN (các câu 4, 15) - “Dọc đường” đề cập đến loại bên lề và chạy ngang qua những thửa ruộng. Đây là những con đường dành đi lúc ban ngày và đất trên mặt đường đã trở cứng như bêtông do chân của khách qua đường cùng các loài thú đã bước đi trên chúng. Khi hột giống rơi trên đường, rễ nó không thể xuyên thủng qua lớp đất kia và nó cứ mãi ở đó, và chim trời đến nuốt lấy.
Trong sách Tin Lành Mathiơ, Mathiơ 13.19, chúng ta được thuật cho biết điều nầy nói tới người nào nghe Tin Lành, song họ không “hiểu Đạo”. Nghĩa là, họ không thể lập một sự nối kết giữa những đòi hỏi của Tin Lành và chính đời sống của họ. Họ không thể nhìn thấy phương thức Tin Lành duy trì bất cứ giá trị nào cho họ hay đời sống của họ.
Có thể họ đã bước vào trong tội lỗi rồi từ chối không chịu tin Đạo. Có thể họ bị chai lì và nguội lạnh đối với những vụ việc thuộc về Đức Chúa Trời rồi từ chối không chịu nghe Đạo. Có thể họ đã làm chai cứng tấm lòng mình trong nhiều năm trời nghịch lại sự kêu gọi của Tin Lành và giống như con đường kia bị nhiều dấu chân dẫm đạp trong nhiều thế kỷ, họ đã có tấm lòng chai lì!
Bất luận nhu cần của của họ là gì, họ đã chai lì và hột giống Tin Lành không thể xuyên thấu vào mảnh đất tâm trí của họ được nữa. Họ nghe giảng Tin Lành rồi gạt bỏ nó, xem nó như một sự rồ dại, I Côrinhtô 1.18. Khi hột giống được gieo ra, ma quỉ và thuộc hạ của hắn “tức thì” đến để cướp lấy hột giống Tin Lành. Satan làm điều nầy bằng cách làm cho tâm trí phải rối reng và chệch hướng. Hắn khiến cho họ quên đi những điều họ đã nghe bằng cách hướng mọi tư tưởng của họ vào những việc thuộc về đời nầy. (Minh họa: Công cụ và chiến thuật của hắn – ăn trưa, đua xe, chơi đùa, những thú tiêu khiển v.v…). Điều nầy khiến cho người ta càng cứng lòng chống nghịch Đức Chúa Trời hơn. Người nầy có một tấm lòng chưa được sửa soạn cho công tác của ân điển dẫn tới sự cứu rỗi.
Hột “giống” thì rất tốt, song “đất” thì chưa được sửa soạn để tiếp lấy nó. Hột “giống” không thể xuyên thủng qua lớp “đất” ấy. Hột “giống” không thể nảy mầm được. Không có chút sự sống nào ở đó. Không thể có kết quả được. Đây là một bức tranh nói tới tâm trí bị hư mất.
II. TÂM TRÍ RỐI RENG (các câu 5-6; 16-17)- Những nơi đá sỏi như thế nầy rất phổ thông trong xứ Palestine. Thường thì lớp đá vôi nổi lên có lớp đất mặt mỏng phủ bên trên. Đất nầy trông y như đất đã sẵn sàng cho gieo giống vậy. Đất nầy trông tốt lắm, kết quả và hột giống gieo ở đây sẽ nảy mầm, mau chóng đâm rễ vào lớp đất trông rất hứa hẹn đó. Thế nhưng, vì lớp đất không sâu, nên khi mặt trời mọc lên, rễ nó bèn khô héo và chết đi không sao kết quả được.
Loại đất nầy nói tới tâm trí đưa ra sự đáp ứng rất nồng nàn với phần rao giảng Tin Lành. Điều nầy được thấy qua cụm từ “liền vui mừng chịu lấy”.
+ Có lẽ con người nầy đã nghe Tin Lành rồi nói: “Đấy đúng là điều tôi có cần! Tôi sẽ dành cho Chúa Jêsus một nổ lực”.
+ Có lẽ họ đã đến với bàn thờ, cầu nguyện vì có bạn bè làm như thế.
+ Có thể họ đã tìm cách sử dụng Chúa Jêsus như một thứ “ruột sơ cua” trong lúc bị nổ lốp xe. Họ chạy đến với Ngài trong lúc rối reng của họ rồi từ bỏ Ngài khi rối rắm đã qua.
+ Có lẽ họ rơi vào một dịch vụ tình cảm nào đó và họ bị “cuốn vào” trong một lúc và phải đưa ra sự hứa hẹn. Điều nầy xảy ra rất nhiều trong các buổi nhóm phục hưng và thanh niên.
+ Có lẽ họ đã nghe rao giảng, trình bày Tin Lành theo cách nông cạn, giới thiệu những ơn phước trong khi được cứu rỗi mà chẳng phải trả một giá nào cả. Con người nầy chẳng biết chi hết về sự ăn năn, chết đối với bản ngã, rồi quay trở lại với đời sống cũ.
+ Có thể họ rơi vào một trong các buổi thờ phượng mà ở đó nhà truyền đạo muốn người ta phải cúi đầu xuống rồi lặp lại lời cầu nguyện theo ông ấy, đưa hai bàn tay lên trời nếu họ muốn được cứu.
Nhiều triệu người đã bị tiêm chủng nghịch lại với Tin Lành qua một sự trình bày Tin Lành nông cạn và qua một sự hứa hẹn của đức tin dối trá. Bất luận điều chi đang xảy ra, họ đưa ra lời hứa hẹn, họ rất phấn khích, họ rất năng động, và họ được tiếp nhận như một công cụ rất năng động. Nhưng vì chẳng có chút chiều sâu nào trong sự họ tuyên xưng, họ rơi rụng đi khi những sự bắt bớ và hoạn nạn dấy lên gắn liền với việc nhìn biết Chúa Jêsus.
Họ bắt đầu có những nan đề với các vụ việc đơn sơ như đi nhà thờ, cầu nguyện và đọc Kinh Thánh. Họ có một thời điểm khó nhọc khi phải ngồi lại suy nghĩ về tội lỗi của họ. Họ lui lại trước những đòi hỏi cụ thể của Đấng Christ và thập tự giá, Mathiơ 16.24. Họ bị phật lòng khi họ bị chế giễu, nhạo báng, cười đùa hoặc bị bắt bớ vì cớ họ tuyên xưng đức tin. Đây là hạng người đã đưa ra lời xưng nhận, thường chạy rất giỏi trong một thời gian, và rồi đã lui lại vào trong thế gian. Cuối cùng, họ đã ở cách xa đối với Đức Chúa Trời hơn là họ đã ở gần Ngài trước khi họ tuyên xưng đức tin nữa.
Họ có thực sự được cứu không? Không! Làm sao chúng ta biết chắc được? Chẳng có bông trái cứu rỗi nào trong đời sống của họ hết! Đồng thời, khi lời tuyên xưng về sự cứu rỗi là thật đi nữa, nó sẽ qua đi mà thôi! Chúng ta thường gọi hạng người nầy là “những kẻ tái phạm” hay “Cơ đốc nhân xác thịt”. Theo ý của tôi, họ không hề được cứu. Nếu Chúa cứu linh hồn tôi, Ngài sẽ thay đổi đời sống tôi, II Côrinhtô 5.17. Khi Đức Chúa Trời thay đổi một đời sống, Ngài thay đổi đời sống ấy cho đến đời đời. Mọi điều Ngài đang thực hiện trong bạn sẽ kéo dài mãi. Có thể bạn té ngã, nhưng bạn sẽ trụ lại trong nhà Ngài, trong sự hiện diện của Ngài, bên ngôi của Ngài, bên Lời của Ngài, bên dân sự của Ngài và bạn sẽ không hề ra khỏi ý chỉ của Ngài, Minh họa, I Giăng 3.9.
III. TÂM TRÍ HỖN LOẠN (các câu 7, 18-19) – Loại đất nầy trông giống như nó đã sẵn sàng cho việc gieo giống, nhưng bên dưới bề mặt sẵn sàng ấy là những gốc rễ và hột giống của gai góc, cỏ hoang đang sinh sống. Lớp đất đã bị cày xới lên và gai góc đã bị phát sạch hết rồi, song rễ của chúng còn đang sống và mạnh giỏi, ngay dưới lớp đất mặt sẵn sàng kia. Khi hột giống được gieo ra ở đây, nó đâm rễ mau chóng và cho thấy một vụ mùa rất trúng sẽ nối theo sau. Khi hột giống nảy mầm, thi gai góc và cỏ hoang cũng nảy mầm vì chúng có mặt sẵn ở đó rồi, không bao lâu sau đó chúng liền lấn ép hột giống kia. Cây non trẻ ấy sẽ héo đi rồi ngã chết chẳng kết quả gì hết.
Đây là một hình ảnh nói tới một người nọ đã cố gắng có được ơn phước của Tin Lành trong khi cứ bám mãi lấy đời sống cũ của tội lỗi. Không có một sự tan vỡ ý thức từ đời sống cũ tội lỗi đó, người nầy không có cơ hội để được cứu. Hột giống Tin Lành không thể sống để kết quả trong một tấm lòng đầy dẫy với những vụ việc khác. Hột giống sẽ có đất hay tội lỗi sẽ có đất, nhưng nó không thể ở chung đụng được! Chúa Jêsus đã phán, đó là những lo toan của đời, mãi lo về sự làm giàu, và tư dục dành cho những việc đời nầy đã đem tai hoạ đến cho loại đất nầy. Loại người nầy khởi sự rất tốt, song không lâu sau đó liền héo khô đi, lời tuyên xưng của họ bị tội lỗi và thế gian làm cho nghẹt ngòi.
Họ có thực sự được cứu không? Không! Làm sao chúng ta biết được? Chẳng có một bông trái cứu rỗi nào trong đời sống của họ! Khi Chúa Jêsus đến với một đời sống, Ngài khiến cho người được chuộc có một sự tan vỡ trong sáng, lành mạnh đối với đời sống cũ của tội lỗi. Tôi muốn nói lại điều nầy một lần nữa, chúng ta thích nhìn vào người nào đã xưng nhận đức tin rồi họ lui đi trong tội lỗi và nói họ đã “tái phạm lui ra khỏi ý chỉ của Đức Chúa Trời” hoặc “xác thịt”. Thêm nữa, họ không thể được cứu! (Minh hoạ: Côlôse 3.1-10; I Giăng 2.15).
Minh hoạ: Có những nhà truyền đạo nuôi dưỡng một thế hệ bằng sự dối trá “cứ tin thoải mái” và đã không nói cho kẻ bị hư mất biết một Đức Chúa Trời thánh khiết đòi hỏi sự ăn năn, kèm theo với đức tin, trước khi một linh hồn được cứu. Nếu bạn đã thực hiện lời tuyên xưng đức tin mà chẳng có một sự thay đổi nào trong đời sống của bạn, khi ấy bạn cần phải ăn năn và cầu xin Đấng Christ để được cứu.
IV. TÂM TRÍ ĐƯỢC TRAU DỒI (các câu 8, 20) – Một số hột giống rơi vào chỗ đất tốt. Đây là đất đã được dọn rất tốt. Đấy ấy được cày xới và nó sẵn sàng tiếp nhận hột giống khi đến lúc. Hột giống nảy mầm trong lòng đất và cây bắt đầu mọc lên. Khi cây đến tuổi trưởng thành, nó bắt đầu kết quả đem lại lợi lộc cho nhà nông.
Đây là một bức tranh nói tới tấm lòng đã được vun xới sâu sắc bởi Lời của Đức Chúa Trời, và được cày ải bởi công tác thuyết phục của Đức Thánh Linh, Giăng 16.7-11. Đây là hình ảnh nói tới một tấm lòng đã được ân điển của Đức Chúa Trời tác động và sửa soạn.
Khi hột giống Tin Lành bước vào loại tấm lòng nầy, nó nảy mầm, lớn lên và kết quả cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Chỉ có tấm lòng nầy mới phác hoạ loại sự sống có thể thực sự được gọi là được cứu! Tại sao tôi nói như vậy? Đây là loại đất duy nhứt đã kết quả!
Sự khác biệt duy nhứt giữa các loại đất nầy là bông trái. Trên lớp đất cứng, hột giống không hề xuyên thấu qua lớp đất cứng và bị hư đi. Trên ba loại đất kia, hột giống đã xuyên thấu rồi biến mất, chỉ có hột giống rơi trên đất tốt mới kết quả mà thôi! Trở ngại duy nhứt cho sự cứu rỗi là sự vô tín, nhưng hễ ai bằng lòng tiếp nhận Chúa Jêsus theo các giới hạn của Ngài đều là đất tốt!
Lớp đất nầy tiêu biểu cho loại đất duy nhứt giữa vòng bốn loại đất phác hoạ một tấm lòng được cứu chuộc. Bạn thấy đấy, khi Chúa Jêsus bước vào một đời sống qua sứ điệp Tin Lành, Ngài sẽ khiến cho người ấy nhìn biết sự hiện diện của Ngài trổi hơn mọi sự nghi ngờ. Ngài sẽ khiến cho tân tín hữu bắt đầu kết quả cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Nếu bạn chịu để ý, câu 20, một số hột giống kết quả nhiều hơn các hột giống khác. Số lượng bông trái trong đời sống của bạn cũng là công tác của ân điển Đức Chúa Trời khi Ngài sử dụng bạn cho sự vinh hiển của Ngài. Nhưng, mỗi một con cái của Đức Chúa Trời đều kết quả trong đời sống của người (dù nam hay nữ)! Nếu một người thiếu bông trái thuộc linh, người ấy chưa được cứu!
Vậy, đất tốt sẽ sản sinh ra loại bông trái nào?
+ Việc lành – Côlôse 1.10
+ Sự thánh khiết và sự công bình – Rôma 6.22; Philíp 1.11
+ Tình trạng thuộc linh chân chính – Galati 5.22-23
+ Gánh nặng vì linh hồn người ta – Rôma 1.13
+ Ngợi khen và cảm tạ – Hêbơrơ 13.15
+ Chia sẻ của cải theo đời nầy – Rôma 15.27-28
Phần kết luận: Ở câu 9, Chúa Jêsus phán: “Ai có tai mà nghe, hãy nghe”. Trong câu nầy có cả hai: sự thách thức và lời cảnh cáo!
Chúa đang thách thức bạn nhìn vào tấm lòng mình hôm nay. Hãy xét xem lời tuyên xưng đức tin của mình và phải biết chắc bạn đã kêu cầu nơi Chúa Jêsus cứu lấy bạn vì bạn đã được thuyết phục về tội lỗi, và vì Ngài đang kêu gọi bạn hãy đến với Ngài. Đấy là phương thức duy nhứt cho thấy bạn đã được cứu, Giăng 6.44. Hãy rà xét lại đời sống của bạn hôm nay và nhìn thấy đời sống của bạn có sản sinh bông trái cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời hay không!?! Nếu bạn chưa được cứu, bạn cần phải đến với Chúa Jêsus hôm nay và ổn định lại vấn đề đó cho đến đời đời đi. Có bông trái nào không?
Thí dụ nầy cũng là một lời cảnh cáo. Chúa đang để cho bạn nhìn biết rằng bạn chịu trách nhiệm về mọi điều bạn đã nghe. Ngài đã tỏ ra cho bạn thấy bạn cần phải biết rõ chính tấm lòng của mình. Ngài đã tỏ ra cho bạn thấy lớp đất trong đời sống của bạn sẽ bị xét đoán bởi bông trái nó mang. Có bông trái nào không?
Có phải bạn đang ở trong mối quan hệ cá nhân, đức tin với Đức Chúa Jêsus Christ hôm nay không? Có phải bạn đã được cứu? Nếu bạn chịu đến với Chúa Jêsus, với đức tin thật đơn sơ, và cầu xin Ngài, Ngài sẽ cứu lấy linh hồn bạn!?! Có bông trái nào không?
Có phải bạn sản sinh ra loại bông trái mà bạn muốn nhìn thấy không? Có phải bạn sản sinh ra loại bông trái làm đẹp lòng Chúa không? Nếu bạn đã được cứu và có những nhu cần trong đời sống của bạn, bạn cũng cần phải đến với Chúa hôm nay. Ngài sẽ giúp đỡ bạn với những nhu cần bạn có cần trong đời sống của bạn. Có bông trái nào không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét