Thứ Hai, 16 tháng 8, 2010

I Côrinhtô 15: Bài Tín Điều Các Sứ Đồ: Giáo Lý Khó Tin Nhất: “Sự Sống Lại Của Thân Thể”



Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Giáo Lý Khó Tin Nhất:
“Sự Sống Lại Của Thân Thể”

I Côrinhtô 15
Cách đây 13 năm, tôi có qua Nga sô cùng với John và Helen Sergey. Trong 17 ngày, chúng tôi đi từ Leningrad đến Moscow đến Sông Volga. Trong khi chúng tôi còn ở tại Leningrad (giờ đây là St. Petersburg), tôi có gặp Art DeKruyter, Mục sư sáng lập Hội thánh Christ ở Oak Brook, một vùng ngoại ô của Chicago cách vài dặm Tây Oak Park. Art không những đã sáng lập Hội thánh, nhưng ông còn ở lại làm Mục sư quản nhiệm trong hơn 30 năm trời. Dưới chức vụ của ông, Hội thánh lớn lên hơn 3.000 người đến nhóm lại. Ông và John Sergey là bạn thân và vì thế chúng tôi cùng đi với ông từ Leningrad đến Moscow. Art và tôi đã cùng ở chung trong một gian buồng nhỏ trên chuyến xe lửa đặc biệt chạy suốt cả đêm. Trong mấy giờ đồng hồ, chúng tôi cùng ngồi lại trao đổi với nhau. Khi Art hỏi không biết tôi có đọc Bài Tín Điều Các Sứ Đồ ở Hội thánh nhà không, tôi nói: chúng tôi không có đọc. Ông nói cho tôi biết rằng họ đã đọc bài ấy mỗi Chúa nhật tại Hội thánh Christ và ông nghĩ đấy là một việc tốt lành nếu chúng ta làm y như thế tại Hội thánh nhà đây. Ông công bố rằng những người nam người nữ hiện đại đều cần phần kỷ luật cho lý trí khi đọc Bài Tín Điều Các Sứ Đồ mỗi Chúa nhật vì nó góp phần như một phương thuốc chữa cho sự vô tín thế tục đang thịnh hành và hình thái phê bình đang hùng hổ mà họ đối diện với mỗi ngày. Art nói, có một cụm từ trong bài tín điều mà dân sự của chúng ta cần phải thốt ra mỗi Chúa nhựt: “Tôi tin … sự sống lại của thân thể”. Đấy là cụm từ khó tin nhứt vì nó đi ngược lại với mọi sự chúng ta được dạy dỗ và mọi sự chúng ta nhìn thấy tận mắt mình. Chúng ta dự nhiều đám tang; sự sống lại sau cùng đã xảy ra cách đây 2.000 năm. Và nếu bạn rời bước khỏi ngôi mộ của một người thân, bạn biết thực tại khó chịu của sự chết có thể làm xói mòn đức tin của bạn là dường nào! Chúng ta cần phải đọc bài tín điều để tự nhắc nhớ mình, rằng chúng ta tin sự chết sẽ chẳng có sự đắc thắng sau cùng. Chúng ta tin vào một việc tuyệt đối là quan trọng — sự sống lại của thân thể.
Sự chết là nan đề cơ bản của con người. Nó là sự sợ hãi lớn lao nhất của chúng ta, là toàn bộ hết thảy những nổi sợ khác. Bạn có thể nhìn thấy nổi sợ ấy trong cách thức chúng ta lo liệu cho kẻ chết. Một ngành hoàn toàn là công nghiệp đã phát triển giúp đỡ chúng ta xử lý với sự chết. Khi một người chết đi, chúng ta làm hết sức mình để khiến cho chúng ta nhìn thấy họ như chưa chết. Có nhiều lần tôi nghe nói có người đứng gần bên quan tài rồi nói: “Bà ấy trông rất là tự nhiên”. Đúng vậy, không, bà ta giống như đã chết rồi. Nhưng sự chết rất đáng sợ, sau cùng, thật kinh khủng, gây sốc cho ý thức của chúng ta, đến nỗi chúng ta thậm chí không thể nói được một lời nào hết. Chúng ta nói rằng ai đó “qua đi” hay “quá cố”. Không cứ cách nào đó thì nói như thế làm cho cú đấm nhẹ đi một chút. Tôi hiểu rõ nhu cần phải sử dụng cách nói trại đi một chút khi một người thân qua đời. Và tôi tin công nghệ cho đám tang đóng một vai trò quan trọng trong việc đem lại sự yên ủi cho gia đình tang quyến. Nhưng dù chúng ta đã làm hết sức mình để che đậy thực tế ấy, sự chết đứng như một thực tại rất khắc nghiệt, Tử Thần chẳng sớm thì muộn, hắn đến thăm viếng từng nhà một.
Và vì vậy, chúng ta phải mặt đối mặt với một thắc mắc mà các triết gia, những nhà thần học hay đưa ra, và đặc biệt bởi các gia đình đau khổ, một thắc mắc mà Gióp đã đưa ra cách đây nhiều ngàn năm: “Nếu loài người chết, có được sống lại chăng?” (Gióp 14:14). Hãy xem xét cách Phaolơ đối diện với chính câu hỏi ấy ở I Côrinhtô 15:32b: “Nếu kẻ chết chẳng sống lại, thì hãy ăn, hãy uống, vì ngày mai chúng ta sẽ chết!”. Nếu … Nếu … Nếu … Nếu kẻ chết chẳng sống lại, thì tại sao không sống như thế chứ? Tại sao không tận hưởng chứ? Tại sao phải lo đi nhà thờ chứ? Tại sao phải chịu khổ cho Đấng Christ nếu cuộc sống nầy chỉ có từng ấy thôi? Tại sao phải hầu việc Chúa nếu sự chết kết thúc mọi sự? Sâu lắng trong linh hồn của chúng ta, chúng ta muốn biết rõ sự thật. Khi chúng ta chết, chúng ta có được sống lại chăng? Hay có phải sự chết đắc thắng vào lúc sau cùng? Hãy đánh dấu câu ấy đi, bạn của tôi ơi. Nếu chúng ta không có câu trả lời cho sự chết, thế thì tôn giáo của chúng ta là vô dụng.
Và đúng ở điểm nầy, Bài Tín Điều Các Sứ Đồ cung ứng sự trợ giúp rất tích cực. Khi chúng ta đến với phần cuối của bài tín điều, chúng ta thấy nó kết thúc với một ghi chú rất năng động cho hy vọng Cơ đốc. Cụm từ áp chót chép: “Tôi tin sự sống lại của thân thể”. Hãy chú ý chỗ thật đặc biệt là đây. Không phải “sự sống lại của kẻ chết” mà là “sự sống lại của thân thể”. Các phiên bản cũ hơn của bài tín điều còn đặc biệt hơn nữa khi chúng sử dụng cụm từ “sự sống lại của xác thịt”. Cơ đốc nhân tin rằng chính thân thể sẽ được làm cho sống lại từ kẻ chết. Không giống như những người Hylạp xưa và những tín đồ Ấn giáo đương thời, họ xem thân thể chỉ là “cái bao” hay “cái bình chứa” dành cho linh hồn, là thứ bị vứt bỏ khi chúng ta chết để linh hồn được phóng thích, nhiều Cơ đốc nhân tin rằng sự cứu chuộc của chúng ta phải bao gồm cả thân thể nữa. Chúng ta tin rằng sự cứu chuộc sẽ không hoàn tất cho tới chừng nào chính thân thể được sống lại từ kẻ chết.
Phaolô đã viết rộng rãi về lẽ thật nầy trong chương nói tới sự sống lại — I Côrinhtô 15. Để hiểu rõ sự sống lại gồm có những gì, chúng ta cần phải biết rõ về ba việc — loại thân thể chúng ta đang có, sự chết mà chúng ta sẽ đối diện với, và sự sống lại mà chúng ta sẽ nếm trải.
I. Loại thân thể chúng ta đang có
Hầu hết chúng ta đều có mối quan hệ yêu/ghét với loại thân thể của chúng ta. Cho phép tôi minh họa. Nếu bạn có quyền thay đổi thân thể của mình, bạn sẽ sử dụng nó chăng? Giả sử bạn có thể thay đổi cách nhìn của bạn, bạn sẽ thấy sao? Đấy có thể là câu hỏi kỳ cục nhất mà tôi từng thốt ra. Thắc mắc không phải là — bạn sẽ sử dụng quyền phép ấy, mà là có phải đó là một sự tu sửa qua loa hay là một sự chuyển giao hoàn toàn? Bạn sẽ nói: “Lạy Chúa, chúng ta hãy khởi sự lại đi”. Liệu chúng tôi có còn nhận ra bạn không?
Thân thể của chúng ta bị lột ra, chúng nhũng ra, chúng giãn ra, chúng nhăn nheo, các sợi gân kêu kẻo kẹt, những động mạch xơ cứng đi, trọng lực kéo mọi thứ chùng xuống, trái tim đập chậm lại, hai con mắt làng đi, răng rụng hết, lưng còng xuống, hai cánh tay mõi mệt. Khung xương như muốn gãy, cơ bắp của chúng ta yếu mòn đi. Thân thể phình ra ở những chỗ không đúng. Điều nầy xảy ra cho hết thảy chúng ta chẳng chóng thì chày. Tuần lễ nầy tôi đọc hết một bài có đề tựa là: “51 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Già Đi”. Cách đây nhiều năm, tôi không hề chú ý đến một bài nào giống như bài nầy, song giờ đây tôi lại thấy loại bài đó rất hấp dẫn. Đây là một vài khoản lôi kéo sự chú ý của tôi:
Bạn biết rõ mình đang già đi khi …
1. Cái gì cũng đau và những cái không đau chẳng làm việc được.
2. Tia sáng lập lòe trong mắt bạn là từ mặt trời chạm vào kính hai tròng.
8. Bạn trông ngóng buổi chiều ảm đạm.
9. Phần tạp chí ưa thích “Ngày Ấy Cách Đây 20 Năm”.
11. Bạn ngồi trên chiếc ghế xích đu mà chẳng làm cho nó đu đưa được.
12. Hai đầu gối của bạn trì xuống, và không đeo thắt lưng được.
15. Lưng của bạn như muốn cụp xuống.
19. Bạn cắn răng vào miếng thịt, mà nó cứ trơ trơ.
23. Bạn nằm ngủ, nhưng người khác đang lo bạn sẽ chết.
39. Bạn hay có chiêm bao.
47. Tai bạn nặng đi.
51. Khi bạn khòm xuống, bạn kiếm cái gì đó để làm trong khi bạn còn ngồi đó.
Khi chúng ta có tuổi, chúng ta chú ý nhiều vào các thứ như đồ ăn thường ngày và tập luyện. Thực đơn Atkins dường như mang lại sự giận dữ hôm nay. Mỡ và đạm ở trong; mất các thứ acid. Giờ đây, mọi người đang chạy đến với “acid thấp” đặc biệt. Thậm chí tôi thấy “kem acid thấp” vào ngày kia. Như thế không đúng đâu. Chúng ta ăn kem vì chúng ta muốn có các thứ acid. Và Coke acid thấp. Điều nầy cũng chẳng đúng đâu. Marlene, Nick và tôi đến Taste ở Chicago và tôi thấy một bảng quảng cáo “pizza acid thấp”. Gần như là có một điều luật chống lại một thứ giống như thế. Đồ ăn đang có ở đấy. Song thắc mắc của tôi là, tại sao Đức Chúa Trời tạo ra nhiều đồ ăn như thế nếu có quá nhiều thứ tồi tệ cho chúng ta chứ?
Và thứ thích hợp đang được cho vào. Chúng ta có máy cân đo, và chúng ta có những vận động viên chạy đua, xe đạp và những người chạy marathon, và người nào thích tăng cân bốn lần một tuần. Và thời trang cũng xen vào nữa. Chúng ta rất quan tâm đến cách thức ăn mặc trên thân thể của mình — và trong hầu hết các trường hợp, chúng ta che đậy các chi thể mà chúng ta không muốn người khác nhìn thấy vì chúng ta không còn có dáng dấp trẻ trung nữa.
Tôi có một số tin tức cho bạn đây. Thân thể của bạn không kéo dài cho đến đời đời đâu. Bạn có thể ăn tất cả loại kem acid thấp mà bạn muốn, song thân thể của bạn vẫn sẽ suy sụp lúc cuối cùng. Có phải bạn biết thân thể của bạn đang phân hủy theo thời gian không? Bạn đang suy sụp ngay cả khi bạn đọc bài giảng nầy.
Vì thế, đây là chính điểm: Thân thể của bạn là một sự ban cho từ Đức Chúa Trời sẽ không kéo dài cho đến đời đời.
II. Sự chết mà chúng ta đang đối diện với
Hầu hết người ta đều sợ chết và chẳng muốn nói tới điều đó. Sự chết nắm chặt “đường biên giới sau cùng”, chẳng chóng thì chày hết thảy chúng ta phải băng qua đó, và mặc dù hết thảy chúng ta đều biết rằng sự chết đang tới đến, chúng ta thích sống giống như thể nó sẽ không bao giờ đến cả. Giả sử bạn đưa ra lời mời với những dòng sau đây cho bạn hữu mình: “Tôi có bánh pizza và Coke — tất cả quí vị có thể ăn. Chúng ta cùng nhau nhóm lại vào tối thứ Sáu rồi nói về sự chết”. Có bao nhiêu người sẽ đến dự? Bạn sẽ kết thúc bằng cách tự mình trải qua một đêm thật yên tĩnh. Nhà soạn kịch Hylạp Sophocles đã nói: “Trong tất cả các kỳ quan, chẳng một cái nào quan trọng cho bằng con người. Về sự chết thì người chẳng tìm đâu được phương thuốc chữa”. Ông đã nói đúng. Những điều lạ lùng của khoa học hiện đại giúp chúng ta sống thọ hơn, nhưng về sự chết thì bản thân nó chẳng có phương thuốc chữa.
Kinh thánh nói gì về sự chết?
A. Chết là chắc chắn. “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần” (Hêbơrơ 9:27a).
B. Chết chưa phải là cuối cùng. “Rồi chịu phán xét” (Hêbơrơ 9:27b)
C. Đấng Christ đã đánh bại sự chết. “Đức Chúa Jêsus Christ … đã hủy phá sự chết, dùng Tin Lành phô bày sự sống và sự không hề chết ra cho rõ ràng” (II Timôthê 1:10).
D. Chết vẫn là kẻ thù sau cùng. “Kẻ thù bị hủy diệt sau cùng, tức là sự chết” (I Côrinhtô 15:26).
Câu hỏi hóc búa dành cho Cơ đốc nhân nằm giữa hai mục C và D. Nếu Đấng Christ đã hủy phá sự chết, tại sao chúng ta vẫn chết? Làm sao sự chết đã bị hủy phá mà vẫn còn là “kẻ thù sau cùng” của dân sự Đức Chúa Trời? Câu trả lời nằm trong sự hiểu biết về bản chất cơ bản của sự chết. Cách đây nhiều năm, tôi có nghe Mục sư Ryrie giảng rằng thực chất của sự chết là sự phân rẻ. Chết là sự phân rẻ không tự nhiên nhiên của thân và hồn. Tư tưởng ấy chạy ngược lại với luồng tư tưởng phổ thông hiện có, nó cho rằng chết là một phần “tự nhiên” của cuộc sống. Chẳng có gì là “tự nhiên” về sự chết cả. Đây là biến cố “phi tự nhiên” nhất trong vũ trụ. Theo Kinh thánh, sự chết đã vào trong thế gian vì cớ tội lỗi (Rôma 5:12). Sự chết tồn tại vì cớ tội lỗi đang tồn tại. Khi tội lỗi bị cất đi một lần đủ cả, sự chết sẽ chẳng còn tồn tại nữa. Đấy là lý do tại sao sẽ chẳng có sự chết trên thiên đàng (Khải huyền 21:3). Theo ý nghĩa thực nhất, chết là “phi tự nhiên” vì tội lỗi là “phi tự nhiên”. Chúng ta nghĩ ngược lại vì chúng ta khó mà hình dung được một thế giới mà ở đó tội lỗi không còn tồn tại nữa. Nhưng có một thế giới như thế, và theo Kinh thánh, thế giới ấy là thế giới “thực”, và thế giới nầy cảm nhận rất thực về chúng ta chắc chắn sẽ qua đi. Vì vậy, cho tới chừng chúng ta sống trong một tình trạng của các vụ việc “phi tự nhiên”, ở đó sự chết vẫn còn bước đi hiên ngang trên con đường của chúng ta. Nhưng sự chết không luôn luôn còn có nữa. Đấng Christ thực sự hủy phá sự chết khi Ngài đã chịu chết và đã sống lại. Ngài đã hủy phá sự chết giống như một quyền lực cai quản trong vũ trụ. Bản thân sự chết một ngày kia sẽ chết đi, và thể trạng thực Đức Chúa Trời đã dự trù sẽ được phục hồi. Cho tới khi ngày ấy đến, chúng ta sống trong một tình trạng kỳ quặc nhất được mô tả bởi Truyền đạo 12:7, ở đây nói rằng khi chúng ta chết “bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban nó”. Hầu hết chúng ta đều có nghe mệnh đề: “Bụi về với bụi và đất về với đất”. Chúng ta ra từ đất và chúng ta trở về với đất. Từ nhận định trong sáng của con người, đấy là số phận của chúng ta. Truyền đạo 12:7 rất là thực trong cách mô tả của nó. Nó mô tả chính xác điều chi xảy ra khi chúng ta chết. Nhưng câu ấy chưa phải là phần cuối của lịch sử đâu.
III. Sự sống lại chúng ta sẽ tận hưởng
Nếu sự chết là nan đề cơ bản của con người (và quả thật vậy), vậy thì đâu là câu trả lời của Cơ đốc nhân? Hãy lắng nghe lời lẽ của Phaolô ở I Côrinhtô 15:51-55:
“Nầy là sự mầu nhiệm tôi tỏ cho anh em: Chúng ta không ngủ hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa, trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót; vì kèn sẽ thổi, kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát, và chúng ta đều sẽ biến hóa. Vả, thể hay hư nát nầy phải mặc lấy sự không hay hư nát, và thể hay chết nầy phải mặc lấy sự không hay chết. Khi nào thể hay hư nát nầy mặc lấy sự không hay hư nát, thể hay chết nầy mặc lấy sự không hay chết, thì được ứng nghiệm lời Kinh Thánh rằng: Sự chết đã bị nuốt mất trong sự thắng. Hỡi sự chết, sự thắng của mầy ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mầy ở đâu?”
Hãy chú ý ba việc từ phân đoạn Kinh thánh nầy nói về sự sống lại hầu đến:
A. Điều đó sẽ xảy ra ngay tức khắc. Phân đoạn Kinh thánh chép: “trong giây phút” và “trong nháy mắt”. Một phút người chết sẽ ở trong lòng đất; phút kế đó họ sẽ được dấy lên sự sống. Đây không phải là sự sống lại từ từ đâu — nếu một việc như thế sẽ được thưởng ngoạn. Phép lạ lớn lao nhất sẽ xảy ra nhanh đến nỗi nếu bạn nháy mắt, bạn sẽ bỏ sót nó!
B. Điều đó sẽ xảy ra khi Chúa Jêsus tái lâm. “Tiếng kèn chót” đề cập tới sự tái lâm của Đấng Christ trên không trung. Tiếng kèn sẽ trổi lên, kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại, và các tín đồ còn đang sống sẽ được cất lên khỏi đất để gặp Chúa trên không trung (I Têsalônica 4:13-18).
C. Điều đó sẽ kết quả trong sự biến đổi hoàn toàn của chúng ta. Trong giây phút đó, con người của chúng ta sẽ đổi từ hay chết sang bất tử và từ hay hư nát sang thể không hay hư nát. Những nhân cách riêng của chúng ta sẽ còn nguyên vẹn, nhưng tất cả những thứ có liên quan đến sự hay chết, sự chết và sự mục nát sẽ bị dời đi ra khỏi chúng ta một lần đủ cả.
Khi chúng ta suy nghĩ về điều đó, thì tự nhiên chúng ta muốn có thêm thông tin. Dân sự trong thời của Phaolô cũng muốn có thêm thông tin nữa:
“Nhưng có kẻ sẽ nói rằng: Người chết sống lại thể nào, lấy xác nào mà trở lại? Hỡi kẻ dại kia, vật gì ngươi gieo, nếu không chết đi trước đã, thì không sống lại được. Còn như vật ngươi gieo, ấy không phải là chính hình thể sẽ sanh ra, chẳng qua là một cái hột, như hột lúa mì hay là hột giống nào khác” (I Côrinhtô 15:35-37).
Hãy đi ra ngôi vườn của bạn nếu bạn muốn tìm hiểu sự sống lại của Đấng Christ. Hãy suy nghĩ đến quá trình khi cây có trái xem. Bạn khởi sự bằng cách lấy một hột giống trông chẳng giống gì với trái sẽ được thu hoạch sau nầy. Bạn gieo hột giống xuống đất, đậy nó lại, tưới nó, bón phân cho nó, và rồi để nó ở đó. Qua một số quá trình mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, hột giống chết đi rồi từ cái chết của nó đời sống mới sẽ mọc lên từ dưới đất. Chắc chắn là trái sẽ trổ ra và được thu hoạch. Nếu bạn đặt hột giống và trái của nó cạnh nhau, thì trông chúng chẳng giống nhau, song hột giống là cần thiết để có được trái kia.
Hay hãy xem xét một quả đầu (acorn) nhỏ kia xem. Hãy cầm quả ấy trong tay rồi nghiên cứu nó. Giả sử bạn chưa hề thấy một cây sồi, và giả sử bạn chẳng có ý niệm gì về quả đầu sẽ tạo ra thứ chi. Tôi gợi ý rằng bởi việc nghiên cứu chính quả đầu nầy, bạn sẽ không bao giờ hình dung được nó sẽ tạo ra một cây sồi đâu. Nếu bạn bổ quả ấy ra, bạn sẽ chẳng tìm thấy cây sồi ở bên trong — không thấy thậm chí là một cây nhỏ đi nữa. Chẳng có gì trong trong sự kiểm tra bằng mắt thường sẽ làm cho bạn nghi ngờ rằng một vật nhỏ có thể tạo ra một kết quả đồ sộ như thế. Song hãy trồng quả đầu xuống đất, để cho nó mọc lên, và rồi hãy trở lại trong 50 năm thì thấy những gì nó tạo ra. Thật vậy, từ buổi đầu khiêm hạ ấy, nó trở thành một cây đáng kinh ngạc, với những nhành nhánh trải rộng ra theo từng phương hướng và lá nó cung ứng một mái vòm lớn có màu xanh lá cây.
Nhưng giờ đây, chúng ta hãy làm việc theo cách khác. Giả sử bạn chẳng biết gì về loại quả đầu, và chẳng biết chi về thể nào cây sồi mọc lên. Bạn sẽ khó mà có ấn tượng một cây to lớn như thế sẽ ra từ một khởi đầu rất khiêm nhường. Hãy đặt quả đầu và cây sồi song song nhau. Bạn khó có thể nhìn thấy chúng có bộ khung giống nhau đâu. Một thì nhỏ bé và vô nghĩa; còn cái cây kia thì quá to lớn và quá ấn tượng. Nhưng (và đây là toàn bộ quan điểm) quả đầu chứa cây sồi to lớn kia đấy. Phải tốn một thời gian nào đó chờ đợi. Làm sao điều đó xảy ra được chứ? Quả đầu phải được trồng xuống đất và nó phải chết đi trước khi cây sồi có thể xuất hiện. Nhưng nếu không có quả đầu khiêm hạ ấy, thì sẽ chẳng có cây sồi nào hết.
Đây là cốt lõi phần bàn luận của Phaolô. Ngày nay chúng ta là loại quả đầu khiêm hạ ấy — chỉ là một mớ hạt mà thôi! Trông thì chẳng có gì là lớn lao và ấn tượng cả. Ngày sẽ đến khi chúng ta phải chết đi rồi được trồng ở trong đất. (Đồng thời, khi chúng ta nói tới việc “trồng chú Joe” vào lòng đất, đấy chẳng phải là một trò cười đâu. Đấy là thuật ngữ rất hay theo Kinh thánh. Chúng ta “trồng” các Cơ đốc nhân vào lòng đất với triễn vọng sự sống lại từ kẻ chết của họ sẽ xảy đến). Nhưng việc “trồng” ấy chưa phải là phần kết của câu chuyện đâu, theo Kinh thánh. Khi quả đầu chết đi để tạo ra cây sồi hùng vĩ nọ, thì cũng vậy, chúng ta chết đi và sự chết của chúng ta trở thành cánh cửa cho sự sống lại trong tương lai của chúng ta. Đấy là số phận của chúng ta: quả đầu hôm nay, cây sồi ngày mai. Chúng ta không thể nói thân thể sống lại của chúng ta sẽ ra thể nào với sự chắc chắn được, nhưng sẽ giống như đời nầy vậy, khi cây sồi ra từ quả đầu.
Sự sống lại của thân thể là cần thiết để làm đảo lộn mọi tác dụng của tội lỗi. Tuổi già, ung thư, bịnh tật, tai nạn, tai họa ghê khiếp. Những việc nầy hết thảy đều là một phần trong sự rủa sả giáng trên đất vì cớ tội lỗi. Sự chuộc tội sẽ chưa hoàn tất cho tới chừng thân thể của chúng ta sau cùng được chuộc và được biến đổi cho đến đời đời. Sự cứu chuộc chạm đến thân thể chớ không phải chỉ có linh hồn mà thôi. Ơn cứu rỗi của bạn sẽ không hoàn toàn cho tới chừng nào thân thể của bạn trở thành bất tử và không hay hư nát nữa. Điều nầy làm sáng tỏ một sự hiểu sai lệch về các thánh đồ, họ đã ở trên trời rồi. Đôi khi tôi nghe có người nói như vầy: “tôi biết ông ấy ở đó đang chơi túc cầu ở trên trời”. Đúng, không phải với thân thể của ông ấy. Túc cầu là một môn thể thao hay đụng chạm. Nếu bạn không có thân thể cùng với bạn, bạn sẽ không chơi được môn túc cầu đâu. Khi nói người thân của chúng ta ở trên trời đang có rồi loại thân thể đã được làm cho vinh hiển thì không chính xác lắm đâu. Nếu thân thể vẫn còn trong lòng đất, thế thì nó chưa được làm cho vinh hiển. Thà là nói tâm linh hay linh hồn người thân của bạn đang ở với Chúa, và họ đang ở trên trời (giống như chúng ta ở trên đất) đang chờ đợi ngày của sự phục sinh.
Thân thể được sống lại sẽ là một thân thể mới — chớ không phải thân thể cũ đã được đắp vá lại đâu. Nếu một người thân chết vì chứng ung thư, thân thể ấy sẽ chẳng sống lại với chứng ung thư nữa mà chi. Về mặt cá nhân, tôi không muốn một thân thể “cải tiến” đâu. Tôi muốn cái gì đó thật mới mẻ, nó sẽ chẳng làm cho chúng ta phải mệt mõi hay chán chường, một thân thể thích ứng với cõi đời đời.
Và nhân cách riêng cứ tiếp tục trong sự sống lại. Chúng ta tin nói sự sống lại, chớ không tin vào sự đầu thai. Nếu tôi trở lại là một loài chó nhỏ có lông mượt, tôi sẽ cắn ai đó nơi gót chơn. Nhưng đấy chẳng phải là điều sẽ xảy ra. Tôi không trở lại là một ai khác hay một cái gì khác. Tôi sẽ được sống lại là Ray Pritchard với mọi dấu hủy diệt của tội lỗi đã bị dời đi ra khỏi mọi chi thể của thân thể tôi. Các chi thể của tôi từng làm phật ý người khác sẽ bị cất bỏ đi cho đến đời đời, cảm tạ Đức Chúa Trời. Những gì còn lại sẽ là Ray Pritchard, được thanh tẩy và được luyện lọc bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Tôi vẫn là tôi và bạn vẫn là bạn. Nhưng chúng ta cũng sẽ trở giống như Chúa Jêsus vì chúng ta trông thấy Ngài như vốn có thật vậy (I Giăng 3:1-3). Chúng ta sẽ có loại thân thể mới thích ứng cho con người mới sẽ vào sống trong Jerusalem Mới. Tôi có nghe người ta cho rằng chúng ta sẽ có 33 tuổi trong thiên đàng vì đấy là số tuổi phù hợp với tuổi của Chúa Jêsus khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Kinh thánh không nói như thế, và tôi e rằng những kẻ đánh dấu tuổi đời nầy sẽ áp dụng cho loại thân thể của chúng ta. Tôi có nghe một người nói rằng khi chúng ta có ngũ giác hôm nay, chúng sẽ có 500 giác quan trong sự sống lại. Có lẽ đấy là sự thật. Nó phù hợp với luận suy về quả đầu và cây sồi.
Cách duy nhứt chúng ta tìm hiểu thân thể phục sinh là phải xem xét kinh nghiệm của Chúa Jêsus. Sau khi Ngài sống lại từ kẻ chết, các môn đồ vẫn có thể nhận ra Ngài và Ngài còn mang trên thân thể Ngài những con dấu của sự thương khó. Ngài đã ăn uống cùng với họ, tuy nhiên Ngài cũng hiện ra và biến mất khỏi giữa họ, cho thấy rằng trong thể trạng đã được làm cho vinh hiển, Ngài đã vượt quá không gian và thời gian.
Thân thể hiện tại của bạn nó giống như chiếc xe ô tô chạy cọc cạch vậy. Nó không còn hoạt động suông sẻ nữa, nó cứ suy giảm dần, và một ngày kia nó sẽ dừng lại hẳn. Thân thể mới của bạn sẽ giống như một chiếc Roll Royce không bao giờ cần đến dịch vụ sửa chữa. Đây là những tin tức tuyệt vời cho những ai hôm nay đang chịu khổ từ bịnh ung thư, dị dạng, tàn tật, giới hạn, đau ốm, các chứng bịnh kinh niên, và các chi trong thân bị gãy vỡ. Một ngày sẽ đến khi họ sẽ chẳng còn đau khổ và khóc lóc nữa.
Khi Đấng Christ cứu bạn, Ngài cứu tất cả những gì thuộc về bạn. Từng chi thể của bạn được cứu và từng chi thể của bạn sẽ được giải phóng ra khỏi tội lỗi. Đây là toàn bộ bài giảng chỉ trong một câu mà thôi: Ấy chẳng phải sự cứu rỗi linh hồn mà chúng ta đang tin, mà là sự cứu rỗi toàn bộ. Sự sống lại của thân thể là bước sau cùng trong sự cứu rỗi của chúng ta:
Bước #1: Chúng ta được cứu ra khỏi án phạt của tội lỗi. Điều nầy xảy ra khi chúng ta tin cậy Đấng Christ.
Bước #2: Chúng ta được cứu ra khỏi quyền lực của tội lỗi. Điều nầy xảy ra từng ngày một qua đời mới được ban cho chúng ta bởi quyền phép của Đức Thánh Linh.
Bước #3: Chúng ta được cứu ra khỏi sự hiện diện của tội lỗi. Điều nầy xảy ra trong tương lai khi thân thể của chúng ta được sống lại từ kẻ chết và được biến đổi bởi quyền phép của Đức Chúa Trời.
Như một chú thích bên lề, tôi khám phá ra trong tuần nầy rằng suốt thời kỳ Trung Cổ, các nhà thần học xuất sắc đã tổ chức những cuộc bàn bạc rộng rãi về thân thể phục sinh. Đây là một thắc mắc mà họ đã bàn rất chi tiết: Giả sử một vị giáo sĩ bị một kẻ ăn thịt người ăn lấy, và rồi kẻ ấy chết đi. Khi thân thể hắn trở về với bụi đất, thì bụi đất nầy là của ai? Của vị giáo sĩ hay của kẻ ăn thịt người? Đối với câu hỏi ấy tôi đáp, bất cứ người nào đưa ra câu hỏi ấy đã có quá nhiều thì giờ nơi tay của mình. Tôi được nhắc nhớ đến lời đáp nổi tiếng của Augustine cho thắc mắc ấy: “Đức Chúa Trời đã làm gì trước khi Ngài dựng nên vũ trụ?” Đáp: Ngài đã dựng nên địa ngục cho những người nào đưa ra những câu hỏi như thế. Tuy nhiên, có một khía cạnh quan trọng cho thắc mắc bông lông đó. Chúng ta biết rằng có nhiều người bị hỏa táng vào ngày 11/9 khi hai tòa tháp đôi của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới bị sụp đổ. Thân thể của họ đã bốc thành khói. Làm sao Đức Chúa Trời sẽ làm cho thân thể của các tín đồ đã chết trong ngày ấy sống lại cho được? Hay thi thể của các tín đồ bị hư mất trong đại dương, hoặc trong rừng rậm? Câu trả lời cho mọi trường hợp đều như nhau: Đức Chúa Trời có thể làm điều đó. Đức Chúa Trời là Đấng đang nắm giữ từng phân tử của vũ trụ ở trong tay, Ngài có thể gọi ra đúng từng người một khi thời điểm của sự sống lại sau cùng đến. Đấy chẳng phải là một nan đề cho Đức Chúa Trời đâu. Hãy suy nghĩ theo cách nầy: Nếu bạn có thể làm cho kẻ chết sống lại, bạn có thể làm sống lại kẻ chết. Mọi hoàn cảnh chết chóc sẽ không làm trì trệ hay ngăn trở Chúa trong ngày trọng đại ấy. Mọi người nào đã chết là tín đồ đều sẽ được sống lại bất tử. Sự chết sẽ không có lời nói sau cùng.
Đã gieo ra là nhục, mà sống lại là vinh (I Côrinhtô 15:43). Nhục, mô tả tình trạng của chúng ta trong giờ chết vì thân thể chúng ta bắt đầu suy thoái lúc giờ sống kết thúc. Vinh, mô tả những gì chúng ta sẽ trở thành khi Đấng Christ tái lâm và chúng ta được sống lại từ kẻ chết. Từ nhục đến vinh — đấy là số phận của chúng ta.
Làm sao Đức Chúa Trời làm được thế? Phaolô nói: “Nầy là sự mầu nhiệm tôi tỏ cho anh em”. Thậm chí ông còn không biết chắc nữa là. Phần bàn bạc tốt nhứt nhắm vào sự sống lại chỉ là những luận suy. Chúng ta giống như một đứa trẻ trong lòng mẹ lắng nghe những tiếng nói từ bên ngoài và nhìn thấy ánh sáng chiếu vào lòng mẹ. Chúng ta biết nhiều về thân thể phục sinh giống như một đứa trẻ biết nhiều về sự sống sau khi chào đời. Những gì chúng ta biết thật là kỳ diệu. Thực tại còn vượt xa hơn bất cứ điều chi chúng ta suy tưởng.
Trong mọi sự nầy, chúng ta đừng bỏ qua điểm quan trọng mà Phaolô muốn đưa ra:
Hỡi sự chết, sự thắng của mầy ở đâu? Sự ấy đã qua rồi!
Hỡi sự chết, cái nọc của mầy ở đâu? Nọc đó chẳng còn nữa!
Sự sống lại của thân thể có ý nói rằng khi Đức Chúa Trời cứu chúng ta, Ngài cứu toàn bộ con người — thân, hồn và thần. Nói như thế cũng có ý nói nói rằng chúng ta sẽ gặp lại những người thân của mình đã chết trong Chúa. Và điều đó biến đổi cách chúng ta nhìn vào sự chết. Nếu chúng ta thực sự tin mọi điều Đức Chúa Trời đã phán, tại sao chúng ta lại sợ chết chứ? Sự chết đã bị đánh bại, giờ chết đã trở thành giờ đắc thắng cá nhân nhờ Đấng Christ Chúa của chúng ta. Đây là một tình tiết trong cuộc sống liên tục mà chúng ta đang chia sẻ với Đấng Christ.
Khi tôi viết ở đây không phải là mộng mị khó có thể xảy ra, mà là lẽ thật của Kinh thánh. Chúng ta biết đây là sự thực vì nó yên nghỉ trên sự sống lại của Chúa Jêsus từ kẻ chết. Vì Ngài đã sống lại, chúng ta cũng sẽ sống lại. Khi Benjamin Franklin được 23 tuổi, ông đã đề bia mộ cho chính mình. Mặc dù bia ấy không được sử dụng khi ông qua đời nhiều năm sau đó, mộ chí phản ảnh sâu sắc lẽ thật thuộc linh:
Thi hài của
Benjamin Franklin, Chủ nhà in
(Giống như tấm bìa của quyển sách cũ, bị xé rách và từng chữ của nó được mạ vàng)
Đang nằm ở đây, làm đồ ăn cho giòi bọ.
Nhưng công việc sẽ không bị hư mất;
Vì nó sẽ (theo ông tin) xuất hiện một ngày kia
Trong một ấn phẩm mới
Được sửa sang và điều chỉnh lại
Bới Đấng Tác Giả.
Ông đã đúng về sự ấy. Một ngày kia chúng ta sẽ sống lại từ kẻ chết — được sửa sang và điều chỉnh lại bởi chính Đấng Tác Giả — không còn chết nữa. Sự chết không thể chạm đến người nào nhơn đức tin kết hiệp với Chúa Jêsus. Hãy yên chí, hỡi các anh chị em, trong lời khẳng định nầy của Bài Tín Điều Các Sứ Đồ: “Tôi tin sự sống lại của thân thể”.
Lạy Chúa, có nhiều người đọc mấy lời nầy, họ lại không dám chắc về điều chi xảy ra khi họ chết. Họ muốn tin cậy nơi ơn cứu rỗi của Ngài qua Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy ưng ban đức tin cho họ để thốt ra mấy lời nầy trong sự cầu nguyện:
Lạy Đức Chúa Trời, con đang sống xa cách Ngài và con sợ phải chết lắm. Tôi tin rằng Chúa Jêsus đã chết vì con; Con tin rằng Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết. Ở đây và bây giờ, con tin cậy Ngài làm Cứu Chúa của con; hãy ngự vào lòng con, lạy Chúa Jêsus, và xin hãy cứu con. Amen.
Và xin hãy ban cho mọi con cái của Đức Chúa Trời có lòng tin: đức tin, hy vọng và niềm vui mừng cả thể khi chúng con hướng tới cái ngày phục sinh trọng đại của chúng con. Xin hãy giúp chúng con đứng vững vàng và lo làm việc lành vì chúng con biết công việc của chúng con không phải là luống công. Và chúng con nói cùng với các thánh đồ: “Dù vậy, lạy Đức Chúa Jêsus, xin hãy đến” Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét