Mác 6.35-44
CHÚA CỦA PHẦN NHỎ, ÍT ỎI.
Phần giới thiệu: Khi chúng ta nghĩ đến Đức Chúa Trời cao cả, chúng ta thường nghĩ đến Ngài với những từ ngữ vĩ đại, cả thể và rất vinh hiển. Rốt lại, Ngài là Đức Chúa Trời của loài thọ tạo. Ngài đứng ở giữa chỗ không không, lấy cái không có, rồi dựng nên muôn vật. Như thế và lớn lao rồi đấy!
Ngài là Đức Chúa Trời của sự khải thị. Ngài sai Ngôi Lời trọn vẹn của Ngài đến qua những công cụ con người, ban cho chúng ta phần ghi chép được cảm thúc trọn vẹn lời của Ngài cho loài người. Trên đỉnh cao mọi sự ấy, Ngài đã bảo tồn Lời ấy cách trọn vẹn cho đến ngày nay. Như thế và lớn lao rồi đấy!
Ngài là Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi. Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài là Chúa Jêsus vào trong thế gian nầy chịu chết vì tội lỗi và vì hạng tội nhân. Khi Chúa Jêsus bước lên thập tự giá, Ngài đã mở ra một con đường để mọi người sẽ chạy đến với Chúa Jêsus nơi lời mời gọi của Đức Chúa Trời để được cứu. Thậm chí Đức Chúa Trời đã sắp sẵn như thế để người nào chạy đến thì mọi tội của họ sẽ được tha; họ sẽ được đưa vào làm con nuôi trong gia đình của Ngài; và hết thảy họ sẽ vào Thiên đàng để sống với Ngài khi họ lìa khỏi thế gian nầy. Bây giờ, như thế là lớn lao rồi đấy!
Chẳng có một thắc mắc nào khi chúng ta hầu việc một Đức Chúa Trời là Đấng chuyên gia trong lãnh vực kỳ diệu; Ngài chuyên làm các phép lạ và Ngài tác động trong sự toàn năng. Nhưng, tôi cũng sẽ chỉ ra Ngài cũng là Chúa của phần nhỏ, ít ỏi nữa! Ngài là một Đức Chúa Trời, là Đấng vận hành trong những phương thức lớn lao, nhưng Ngài cũng là một Đức Chúa Trời, là Đấng có thể lấy những việc nhỏ mọn, vô nghĩa trong đời nầy rồi sử dụng chúng cho sự vinh hiển của Ngài.
Phân đoạn Kinh Thánh trước mặt chúng ta đang tỏ ra Chúa của phần nhỏ, ít ỏi. Khi chúng ta quan sát Chúa Jêsus cho đoàn dân đông ăn, chúng ta cần phải nhớ Đấng đã làm ra phép lạ nầy là Chúa của chúng ta ngày nay. Những gì Ngài đã làm khi ấy, Ngài có thể thực thi bây giờ. Ngài là Chúa của phần nhỏ, ít ỏi trong ngày đó và Ngài vẫn là Chúa của phần nhỏ, ít ỏi ngày hôm nay.
Chúng ta hãy xem xét phép lạ nầy hôm nay. Đồng thời, việc nầy cũng rất là đặc biệt. Đây là phép lạ duy nhứt của Chúa Jêsus đã được nhắc tới bởi bốn trước giả của các sách Tin Lành. Có một số nâng đỡ ở đây mà chúng ta không muốn bỏ qua. Cho phép tôi chỉ cho bạn thấy một số trường hợp từ phân đoạn Kinh Thánh gốc nầy, là nơi Chúa Jêsus minh chứng rằng Ngài là Chúa của phần nhỏ, ít ỏi.
I. NGÀI LÀ CHÚA NHỮNG NỖI SỢ NHO NHỎ (các câu 35-36).
A. Minh họa: Nội dung – Dân chúng đi theo Chúa Jêsus đến bờ hồ bên kia, câu 33. Chúa Jêsus đã dạy dỗ họ cả ngày và trời đã chiều rồi, câu 35. Các môn đồ đến với Chúa Jêsus, họ ngắt ngang sự dạy của Ngài rồi họ thưa rằng Ngài nên để cho dân chúng về để họ có thể mua đồ ăn, câu 36.
Số người nầy sợ rằng dân chúng sẽ không tìm được bất cứ thứ gì để ăn nếu trời càng sẫm tối hơn nữa. Rõ ràng, họ đã thấm mệt, đói khát và họ nghĩ rằng dân chúng cũng phải y như vậy. Rốt lại, đám dân đông đã đi theo Chúa Jêsus ngay sau khi Ngài rời bờ hồ phía bên kia và họ không có thì giờ để gói ghém đồ ăn theo cho chuyến đi.
Bây giờ, họ đã ở cách nhà cửa của họ những 10 dặm đường. Họ đang ở một chốn vắng vẻ. Họ đang ở một chỗ chẳng tìm được đồ ăn ở đó. Các môn đồ nói: “Lạy Chúa, Ngài đã giảng đủ lâu rồi! Hãy giải tán buổi thờ phượng đi và để cho số dân nầy đi kiếm thứ chi để mà ăn chứ!”
Các môn đồ bị phủ lấp với nghi ngờ và sợ hãi. Nếu Chúa Jêsus cứ duy trì mãi như thế nầy, không một ai trong số họ sẽ có đủ sức mở miệng ra để mà ăn nữa! Vì vậy, họ đến với Ngài tỏ ra những điều họ hồ nghi và lo sợ.
B. Cho phép tôi hỏi bạn vài câu hôm nay:
+ Có bao giờ bạn nhìn vào những tình huống mà bạn đang đối diện với trong cuộc sống rồi đâm lo sợ và đầy nghi ngờ chăng?
+ Có phải bạn nhìn vào một thành viên trong gia đình bị hư mất rồi lấy làm lạ không biết họ có được cứu hay không?
+ Có bao giờ bạn nhìn vào một nhu cần thuộc thể rồi lấy làm lạ không biết mọi sự có suông sẻ hoặc rồi đây sẽ dẫn đến chỗ tồi tệ hơn hay không?
+ Có bao giờ bạn sợ mở hộp thư ra vì nó sẽ chứa một cái hóa đơn nào đó không?
+ Có bao giờ bạn sợ phải trả lời một cú điện thoại vì cú điện ấy sẽ là thông báo hóa đơn chưa thanh toán chăng?
+ Có bao giờ bạn kiểm tra lại những ngày của đời mình rồi lấy làm lạ không biết mình sẽ còn bao nhiêu ngày nữa không?
+ Có bao giờ bạn nhìn vào tình trạng của thế gian rồi bắt lo sợ, lấy làm lạ không biết rồi đây nó sẽ đi về đâu không?
+ Cái điều mà tôi đang thắc mắc là đây: Có bao giờ bạn có những nỗi lo sợ chưa?
Hết thảy chúng ta đều có đấy! Sợ điều chưa biết là một phần của việc sống trong thế gian nầy. Có những hồ nghi và quan tâm đến điều chi đó đáng xấu hổ; đấy là việc mà hết thảy chúng ta sẽ xử lý với. Vấn đề phát sinh khi chúng ta trở nên giống như các môn đồ.
Họ đang ở trong sự hiện diện của Chúa vinh hiển, nhưng họ không tin Ngài có thể làm chủ được tình huống. Đối với ánh mắt của họ, việc nầy trông quá khó. Họ đã không đến với Chúa Jêsus bằng đức tin; họ đã đến với Ngài trong nổi lo sợ! Họ đang nói, bằng nhiều lời lẽ: “Lạy Chúa, vấn đề nầy còn lớn lao hơn Ngài nữa đó! Chúng tôi không nghĩ Ngài có thể vận dụng được nó! Thà là Ngài bảo số dân nầy về đi, hoặc hết thảy chúng ta đều sẽ rơi vào chỗ rối rắm!”
Có thể bạn chưa thốt ra lời lẽ nầy, song bạn và tôi đã hành động với cùng tư thế ấy. Chúng ta lo toan nhiều về các nan đề và chúng ta đầy dẫy với những hồ nghi về khả năng của Chúa khi giải quyết chúng. Thay vì đến với Chúa Jêsus với một tấm lòng nói: “Lạy Chúa, con tin nơi Ngài! Con biết đây là một nan đề rất lớn đối với con, song nó chẳng là gì hết đối với Ngài!” Chúng ta cứ mang lấy những nan đề của mình đi loanh quanh rồi để cho chúng vắt kiệt sự sống thuộc linh của chúng ta. Tôi muốn nhắc cho bạn nhớ, mọi lo lắng chỉ là tội lỗi mà thôi, Rôma 14.23. Tôi cũng muốn nhắc cho bạn nhớ rằng Chúa đã truyền cho chúng ta phải tin cậy Ngài trong thì sợ hãi và từ chối không để cho một nổi lo nào có được một chỗ trong đời sống của chúng ta, Philíp 4.6-7; Mathiơ 6.25-34.
C. Cứu Chúa của chúng ta là Chúa của những nổi lo nho nhỏ! Giờ đây, tôi biết bạn đang nghĩ gì. Bạn đang suy nghĩ: “Thưa Mục sư, ông không biết những nổi lo sợ của tôi đâu! Chúng không nhỏ đâu! Chúng to lớn lắm! Chúng là những tên khỗng lồ! Chúng là bất khả thi! Chúng to lớn lắm, chẳng nhỏ đâu!”
Minh họa: Đấy chính là loại thái độ mà 10 thám tử đã có khi họ bước vào xứ Canaan và nhìn thấy những tên khỗng lồ ở đó. (Minh họa: Dân số ký 13.32-33). Đây là thái độ đã nói: “Tôi không quan tâm Đức Chúa Trời là ai; Ngài chẳng lớn lao gì đâu!”
Cho dù bạn có những nổi lo sợ như thế nào đó hôm nay, chỉ là nhỏ nhoi khi chúng được đem đặt kề cận Chúa. Nếu Ngài có thể dựng nên vũ trụ từ chỗ không không; chắc chắn Ngài có thể làm thỏa mãn nhu cần của bạn! Nếu Ngài có thể giữ Sađơrắc, Mêsác và Abếtnêgô qua lò lửa hực, Ngài có thể quan phòng đến bạn đấy! Nếu Ngài có thể giữ cho Đaniên được an toàn trong hang sư tử, Ngài có thể chăm sóc cho bạn đấy! Nếu Ngài có thể cho 3 triệu người Do thái ăn trong sa mạc trong 40 năm, Ngài có thể lo toan cho bạn đấy! Nếu Ngài có thể đánh bại tội lỗi, sự chết, địa ngục, mồ mả và Satan khi sử dụng cây thập tự xù xì xấu xí kia cùng ngôi mộ trống, Ngài có thể giữ gìn bạn đấy! Nếu có thể cứu bạn ra khỏi tội lỗi của bạn, Ngài có thể chăm sóc cho bạn đấy!
Bất cứ điều cho bạn lo sợ hôm nay, hãy đem nó đến với Ngài, rồi để nó lại trong tay Ngài. Ngài có khả năng chăm sóc cho bạn rất nhiều đấy, Êphêsô 3.20. (Minh họa: Chúa Jêsus là Chúa của phần nhỏ, ít ỏi, thậm chí những nổi sợ nho nhỏ!)
II. NGÀI LÀ CHÚA CỦA ĐỨC TIN NHO NHỎ (các câu 37-38).
A. Minh họa: Nội dung – Khi Chúa Jêsus nghe thấy những nổi sợ của các môn đồ, Ngài phán: “Chính các ngươi phải cho họ ăn!” Ngài đang sử dụng một mạng lịnh trực tiếp! Ngài phán: “Nếu họ đói, hãy cho họ thứ chi đó để ăn!”
Mạng lịnh nầy ngay lập tức được thỏa mãn với một sự tỏ ra tuyệt đối vô tín. Từ sách Tin Lành Giăng, chúng ta biết rằng Philíp là một môn đồ từng phát biểu: Giăng 6.7. Ông nói như sau: “Hai trăm đơ-ni-ê bánh không đủ phát cho mỗi người một ít”.
Một “đơniê” có ý nói tới “denarius”, là tiền công của một ngày lao động đối với một công nhân trung bình. Thế thì phải cần tới 8 tháng nhân công trung bình mới kiếm được số tiền mà Philíp đang nói tới. Theo từ ngữ hiện đại, số tiền nầy khoảng $10.000US. Đây là số tiền nhiều hơn họ có và hy vọng vận động được trong một thời gian ngắn ngủi.
Philíp đang nói: “Lạy Chúa, dù cho chúng tôi có $10.000US, chúng tôi không thể làm cho hết thảy số người nầy thỏa mãn được. Chúng ta không thể cung ứng cho hết thảy họ dù chỉ một cái nếm thôi. Chuyện nầy khó lắm đấy”.
B. Chúa Jêsus phán: “Hãy cho họ ăn!” Môn đồ đáp như sau: “Chúng ta không thể cho họ ăn được! Chúng ta không có đủ tiền. Đây là nan đề không thể giải quyết được!” Số người nầy đã xem xét nan đề của họ và họ tóm tắt lại là không thể kham nổi! Trong ánh mắt của họ, họ đang đối diện với một thách thức bất khả thi.
Họ đã nhìn thấy Chúa Jêsus hóa nước thành rượu rồi; chữa lành cho người phung; đuổi cả một quân đội tà ma; quở bảo bình tịnh; chữa lành cho người ta với các thứ tật bịnh không phương chữa lành được; và làm cho kẻ chết được sống lại. Ngài đã tự minh chứng cho họ nhiều lần để họ có thể ghi nhớ. Mọi sự đã trở thành vấn đề là trở ngại mà họ đã nhìn thấy trước mắt mình. Họ nhìn vào nhu cần rồi nói: “Chúng tôi không thể, và chúng tôi cũng không thể tin rằng Ngài có thể!” Đấy là đức tin nho nhỏ!
C. Nhưng, chúng ta không nên quá khó chịu đối với các bạn đồng môn nầy. Chúng ta còn tệ, hay tệ hại hơn là họ nữa đấy! Cho phép tôi đưa ra với bạn một thắc mắc: “Đức Chúa Trời có thất bại với bạn chưa? Có bao giờ bạn có một nhu cần chân chính mà Ngài không thỏa mãn chăng? Có bạn giờ bạn thấy Ngài thất bại không giữ một lời hứa mà Ngài đã lập chăng?” Đấy là ba câu hỏi, nhưng kỳ thực là: Đức Chúa Trời không hề làm cho chúng ta thất vọng và Ngài không hề muốn như thế.
Có phải Ngài không cứu vớt linh hồn và làm thay đổi đời sống của bạn khi bạn cầu xin Ngài bởi đức tin chăng? Có phải Ngài không tha tội cho bạn rồi đổi mọi rối reng trong linh hồn bạn bằng sự bình an ngọt ngào của Ngài, chỉ vì bạn kêu la trong đức tin chăng? Bộ Ngài không ban cho bạn hết bảo đảm nầy đến bảo đảm khác để bạn thuộc về Ngài và ban sự yên tĩnh cho linh hồn bạn sao? Nếu Ngài có thể làm như thế, dường như đối với tôi Ngài có thể làm bất cứ điều gì!
Bạn có đức tin nhiều ngần nào khi bạn đến với Ngài cầu xin sự cứu rỗi? Có phải bạn có đức tin lớn trong ngày ấy, hoặc đức tin của bạn thì nhỏ nhoi, mong manh và hạn chế? Đấy là đức tin nhỏ nhứt trong số đó. Thậm chí bạn không có chút đức tin nào cho tới chừng Ngài ban bố nó cho bạn, Êphêsô 2.8. Tuy nhiên, đức tin nhỏ nhoi đó vừa đủ để nối kết bạn với một Đức Chúa Trời cao cả, là Đấng có quyền cứu bạn trên cơ sở đức tin ấy. Khi đức tin nhỏ nhoi của bạn chạm đến ân điển vô hạn của Ngài, bạn đã được cứu cho đến đời đời!
D. Chẳng cần phải có được đức tin lớn lao mới nhận được những câu trả lời to tát đến từ tay của Chúa. Hãy xem xét những lẽ thật sau đây:
+ Mathiơ 17.20: “…nếu các ngươi có đức tin bằng một hột cải, sẽ khiến núi nầy rằng: Hãy dời đây qua đó, thì nó liền dời qua, và không có sự gì mà các ngươi chẳng làm được”.
+ Minh họa: Cha của đứa trẻ bị quỉ ám… “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Sao ngươi nói: Nếu thầy làm được? Kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả. Tức thì cha đứa trẻ la lên rằng: Tôi tin; xin Chúa giúp đỡ trong sự không tin của tôi!” (Mác 9.23-24).
+ Minh họa: Mathiơ 21.21-22: “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi có đức tin, và không nghi ngờ chi hết, thì chẳng những các ngươi làm được điều đã làm cho cây vả mà thôi, song dầu các ngươi biểu hòn núi nầy rằng: Hãy cất mình lên và quăng xuống biển, điều đó cũng sẽ làm được. Trong khi cầu nguyện, các ngươi lấy đức tin xin việc gì bất kỳ, thảy đều được cả”.
+ Đức Chúa Trời sẽ xem trọng đức tin nhỏ! Ngài là Chúa của đức tin nhỏ. Nhưng, Ngài có thể chẳng làm chi hết với sự vô tín: “Nhưng phải lấy đức tin mà cầu xin, chớ nghi ngờ; vì kẻ hay nghi ngờ giống như sóng biển, bị gió động và đưa đi đây đi đó. Người như thế chớ nên tưởng mình lãnh được vật chi từ nơi Chúa” (Giacơ 1.6-7).
E. Khi chúng ta hành động giống như các môn đồ và nhìn xem nan đề thay vì nhìn vào Đấng Giải Quyết Nan Đề, chúng ta có thể chẳng mong được gì chỉ trừ ra thất bại mà thôi. Tuy nhiên, khi chúng ta tin Đức Chúa Trời, ngay cả điều khó, chúng ta sẽ thấy Ngài làm ra điều khó từng hồi từng lúc. (Minh họa: Ghiđêôn và đội quân 300 người của ông – Các Quan Xét 7). Chúa Jêsus là Chúa của phần nhỏ, ngay cả đức tin nho nhỏ nữa!
III. NGÀI LÀ CHÚA CỦA MỘT ÍT ĐỒ ĂN (các câu 39-44)
A. Minh họa: Nội dung – Sau khi họ tỏ ra thái độ vô tín rồi, Chúa Jêsus đã hỏi các môn đồ Ngài là họ có bao nhiêu thức ăn. Ngài bảo họ đi tìm, câu 38. Chúng ta biết từ câu chuyện của Giăng thức ăn sẵn có trong đám dân đông kia là bữa ăn trưa ít ỏi của một cậu bé, Giăng 6.8-9. Mọi sự nó có là “5 cái bánh và 2 con cá”. Mấy ổ bánh kia không phải là loại ổ bánh to và dài đâu. Thay vì thế, chúng là những mẫu bánh tròn phẳng nhỏ mà thôi. Khoảng cùng kích cở với loại bánh quy! Cá không phải loại to hay 700 cân Anh Yellow Fin Tuna đâu, chúng là loại cá muối mặn mà dân chúng trong khu vực ấy hay dùng. Chúng có kích cỡ của loại cá mòi. Khi họ trở lại với số lượng ít ỏi nầy, các môn đồ, lần nầy là chính Anhrê, tỏ ra nhiều hồ nghi. Ông nói: “nhưng đông người dường nầy, thì ngần ấy có thấm vào đâu?” (Giăng 6.9). Những môn đồ nầy đã tính đám dân kia quá đông và những khoản tiếp trợ rồi họ quyết rằng ngần ấy có thấm vào đâu!?! Và, từ nhận định của con người, họ đã đúng!
Hãy xem lại phân đoạn Kinh Thánh gốc! Chúa Jêsus không nao núng. Ở câu 39 Ngài truyền cho dân chúng ngồi xuống từng “chòm”. Từ ngữ nầy sát nghĩa có ý nói “thành những hàng giống như hàng rau trồng trong vườn”. Chúa Jêsus bảo dân chúng ngồi xuống thành từng hàng cho có trật tự. Loại y phục đầy màu sắc của họ làm cho họ giống như một khu vườn đang rộ hoa. Thông tin nhỏ ấy không thêm gì nhiều vào sự hiểu biết phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta, nhưng nó đang nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời của Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của trật tự!
Khi ấy, Chúa Jêsus “lấy” 5 ổ bánh và 2 con cá. Ngài ngước cao mặt mình hướng lên trời rồi Ngài chúc phước cho đồ ăn đó. Đồng thời, Chúa Jêsus không nao núng khi khoản thực đơn đạm bạc như thế. Ngài không lúng túng bởi lượng thức ăn ít ỏi. Ngài lấy những gì đã được cung ứng cho Ngài và Ngài khởi bẻ nó ra.
Từ ngữ “bẻ” và “trao” rất là quan trọng. Chúng chỉ ra rằng “Ngài cứ bẻ và cứ trao”. Chúa Jêsus lấy mấy cái bánh quy nhỏ bé cùng hai con cá mòi lên và chúng nhân rộng ra trong tay của Ngài. Ngài cứ giữ việc bẻ rồi trao chúng cho các môn đồ Ngài, còn bánh và cá cứ nhân rộng ra. Chúa Jêsus đã thực thi quyền năng sáng tạo để hoàn thành phép lạ nầy.
Cho 5.000 người đàn ông ăn, cộng thêm phụ nữ và trẻ em nữa, Mathiơ 14.21, việc nầy sẽ đòi hỏi họ làm trống mấy cái giỏ rồi quay trở về với Chúa Jêsus để nhận đầy lại. Mỗi lần họ quay trở lại, có lẽ họ mong thấy Chúa Jêsus lo chạy kiếm đồ ăn. Thế nhưng, Ngài không hề ở trong trạng thái ấy!
Ngài cứ giữ việc bẻ và trao cho tới chừng mỗi người trong đám dân đông kia không còn muốn có thêm đồ ăn nữa thì thôi. Và, khi các môn đồ đem về các giỏ thức ăn thừa, có tới 12 giỏ đầy. Một giỏ cho từng môn đồ có tánh nghi ngờ!
B. Mọi sự tôi muốn bạn nhìn thấy hôm nay là Chúa chúng ta còn hơn là đủ nữa! Ngài có thể lấy thứ ít ỏi mà bạn dâng cho Ngài rồi làm ra phép lại với nó! Bà mẹ nào đã gói ghém bữa ăn trưa nhỏ bé ngày đó chẳng có ý tưởng là nó sẽ được dùng để cho nhiều người, hai chục ngàn người ăn đến thế.
Chúa Jêsus đã lấy thứ chúng ta có sẵn rồi nhân rộng nó ra cho sự vinh hiển của Ngài! Khi chúng ta dâng những gì chúng ta có cho Ngài, Ngài sẽ làm cho chúng ta ngạc nhiên với những gì Ngài có thể làm với nó! Khi tình huống nầy xảy ra, thắc mắc từ Chúa Jêsus là: “Chúng ta sẽ mua bánh ở đâu, để cho dân nầy có mà ăn?” (Giăng 6.5). Có bốn phản ứng cho thắc mắc ấy:
1. Chúng ta hãy bỏ qua vấn đề - Mác 6.35-36; Mathiơ 15.23
2. Chúng ta vận động để có thêm tiền bạc - Giăng 6.7
3. Chúng ta có ít, nhưng bấy nhiêu sẽ không đủ được - Giăng 6.5
4. Để cho Chúa Jêsus tính - Giăng 6.11
C. Nếu bạn từng học biết đem đến cho Chúa Jêsus thứ ít ỏi bạn đang có rồi để cho Ngài tính nó, Ngài có thể dùng nó theo một phương thức lớn lao cho sự vinh hiển của Ngài!
+ Hãy đem đức tin nhỏ bé của bạn đến với Ngài rồi nhìn thấy Ngài dời đi những ngọn núi của bạn.
+ Hãy đem sự làm chứng cớ nhỏi nhoi của bạn đến rồi nhìn thấy Ngài giải cứu nhiều linh hồn.
+ Hãy đem lời ngợi khen nhỏ mọn của bạn đến rồi nhìn thấy Ngài nhận lấy sự vinh hiển.
+ Hãy đem những khả năng nhỏ bé của bạn đến với Ngài rồi nhìn thấy Ngài sử dụng bạn. Ngài là chuyên gia trong việc sử dụng thứ nhỏ bé để làm cho nhiều người phải kinh ngạc và tỏ ra sự vinh hiển của Ngài, I Côrinhtô 1.27-29!
+ Ngài sử dụng tiếng kêu la của một đứa trẻ để đem lại sự bình an cho Ápraham.
+ Ngài sử dụng cây gậy nhỏ bé trong tay của Môise để tách Biển Đỏ ra làm hai và giải phóng dân sự Ngài ra khỏi tay Pharapôn.
+ Ngài sử dụng gã thiếu niên nhỏ bé tên là David đã ném hòn đá nhỏ để thanh toán gã khỗng lồ to lớn kia.
+ Ngài sử dụng miếng bánh nhỏ gọi là Mana để nuôi dân sự Ngài trong bốn mươi năm.
+ Ngài sử dụng chiếc áo tơi để rẽ sông Giôđanh ra làm hai cho Êli và Êlisê đi qua.
+ Ngài sử dụng bà góa nghèo nàn kia với bữa ăn ít ỏi cùng một chút dầu để chăm sóc cho người của Đức Chúa Trời.
+ Ngài sử dụng một thiếu nữ đơn sơ kia tên là Mary để đưa một em bé sơ sinh vào trong thế gian, là Đấng sẽ lớn lên, chịu chết trên một cây thập tự sần sùi trong một xứ nhỏ bé có tên là Israel. Nhưng, trong sự chết của Ngài, Ngài sẽ cung ứng sự cứu rỗi cho hết thảy những ai chịu tiếp nhận Ngài!
+ Ngài biết rõ Ngài sẽ làm gì với thứ ít ỏi của bạn một khi bạn chỉ trao nó vào trong tay của Ngài!
D. Bạn có thứ chi ít ỏi mà bạn cần đem đến cho Chúa hôm nay không? Hãy đem thứ ít ỏi bạn có đến rồi nhìn xem Ngài biến nó thành ra nhiều! Đấy là đặc trưng, chuyên môn của Ngài!
(Minh họa: Chúng ta hãy làm một việc gì đó cho rõ ràng hôm nay. Chúa Jêsus có thể cho đoàn dân đông ăn ở chỗ không có gì cả. Ngài có thể trút bánh và cá xuống từ những đám mây bằng những cái dù màu tía nếu Ngài muốn làm thế. Ngài đã chọn sử dụng những gì trao cho Ngài để làm vinh hiển cho Ngài).
E. Hãy đem thứ ít ỏi bạn có trao vào tay Ngài hôm nay. Ngài sẽ lấy nó, sử dụng nó bằng những phương thức mà bạn không thể tưởng tượng được.
+ Hãy đem những ta-lâng và khả năng nhỏ bé của bạn đến rồi nhìn xem Ngài sử dụng bạn.
+ Hãy đem những ân tứ của bạn đến rồi nhìn thấy Ngài nhân rộng chúng vì sự vinh hiển của Ngài.
+ Hãy đem cái tôi nhỏ bé của bạn đến rồi nhìn thấy Ngài sử dụng bạn. Đức Chúa Trời là chuyên gia trong việc lấy những thân thể mỏng manh, bằng đất sét nầy rồi sử dụng chúng cho sự vinh hiển của Ngài. Minh họa: II Côrinhtô 4.7. Không có Ngài, tôi chỉ là cái bình nứt mà thôi. Với Ngài, tôi có thể là cái bình tốt đẹp cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Hãy trao thứ ít ỏi bạn có vào tay của Đức Chúa Trời hôm nay!
Phần kết luận: Một số nhà thần học tự do đã xem xét phân đoạn Kinh Thánh nầy rồi họ quyết định rằng không thể xảy ra như Kinh Thánh chép đâu. Rốt lại, điều nầy khó xảy ra lắm!
Một nhà giải kinh cho rằng đây là một ảo giác. Nó chỉ xảy ra khi mấy cái bánh và hai con cá được nhân rộng nhiều lên. Phải, ảo giác không thể cho hai chục ngàn người ăn được!
Một nhà giải kinh khác cho rằng khi dân chúng nhìn thấy cậu bé trao bữa ăn trưa cho Chúa Jêsus, hết thảy họ đều cảm động với lòng thương xót và họ cũng đã trao bữa ăn trưa của họ và có đủ cho mọi người với một số dư thừa nữa.
Tại sao người ta không lấy Kinh Thánh khi đối diện với sự thực chứ? Chúa Jêsus là Chúa của phần nhỏ, ít ỏi! Ngài lấy chỗ ít ỏi và làm ra nhiều từ đó!
Ngài vẫn còn làm như thế! Nếu bạn có một tình huống “nhỏ bé” nào đó, bạn cần phải đem đến cho Ngài, bây giờ là thì thuận tiện.
+ Nếu bạn bị hư mất và cần được cứu, Ngài sẽ cứu bạn nếu bạn chịu đến với Ngài và cầu xin Ngài.
+ Nếu bạn tẻ tách khỏi Ngài, Ngài sẽ phục hồi bạn ở một chỗ tương giao với Ngài, nếu bạn chịu đến với Ngài và cầu xin Ngài.
+ Ngài có thể nhân rộng “5 cái bánh và 2 con cá” của bạn nếu bạn chịu đặt nó vào trong tay Ngài.
+ Ngài sẽ sử dụng bạn trong những phương thức bạn không thể tưởng tượng được nếu bạn chỉ chịu trao cho Ngài phần ít ỏi của mình.
Toàn bộ mục đích của phép lạ nầy không phải là cho đoàn dân đông ăn đâu. Toàn bộ mục đích là dạy dỗ các môn đồ có bộ não như chiên con, có cái đầu dầy cộm biết rằng Chúa Jêsus còn hơn là đủ cho từng hoàn cảnh trong cuộc sống nữa.
+ Ngài còn hơn là đủ để cứu rỗi.
+ Ngài còn hơn là đủ để tha thứ.
+ Ngài còn hơn là đủ để lấy phần ít ỏi của bạn rồi đổi lại, Ngài ban cho bạn thật là nhiều!
Hãy đến với Ngài ngay bây giờ; hãy trao thứ ít ỏi của bạn vào hai bàn tay của Ngài: Ngài là Chúa của phần nhỏ, ít ỏi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét