Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Mác 12:13-17: "THẮC MẮC VỀ QUYỀN LÀM CHỦ"



Mác 12:13-17
THẮC MẮC VỀ QUYỀN LÀM CHỦ
Phần giới thiệu: Nhiều việc đang nóng lên tại thành Jerusalem. Chúa Jêsus đã làm mất lòng những nhà quyền lực tôn giáo và họ kiếm cách diệt Ngài, Mác 11:18. Họ muốn Ngài phải chết, vì vậy họ đến cùng Ngài với một nổ lực gài bẫy Ngài. Họ muốn Chúa Jêsus có một sai lầm trong lời nói để họ có thể sử dụng cho lợi thế của họ.
Phân đoạn Kinh Thánh trước mặt chúng ta ngày hôm nay là cuộc tấn công đầu tiên trong một loạt những cuộc tấn công mà các kẻ thù của Chúa Jêsus mở ra. Mục tiêu của họ trong hết thảy những cuộc tấn công nầy: một là làm mất uy tín Ngài trước dân chúng hoặc để có được một lý do tố cáo Ngài trước nhà nước. Họ muốn diệt Chúa Jêsus và họ không quan tâm họ sẽ đạt được mục tiêu bằng cách nào!?!
Trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, họ đến với Chúa Jêsus bằng Thắc Mắc Về Quyền Làm Chủ. Thách thức nầy từ hạng người gian ác có đôi điều để nói với tấm lòng của chúng ta hôm nay. Tôi chỉ muốn chia sẻ hai tư tưởng với bạn hôm nay. Tôi muốn bạn nhìn thấy Người Do Thái Và Cuộc Tấn Công Của Họ và tôi muốn bạn nhìn thấy Chúa Và Câu Trả Lời Của Ngài.
Sự dạy dỗ được tìm thấy trong phân đoạn Kinh Thánh nầy phù hợp với chỗ chúng ta là ai và chúng ta đang phục sự Ai. Chúa có đôi điều để phán với dân sự của Ngài và với những ai chưa nhìn biết Ngài. Ngài có một lời cho tấm lòng của bạn hôm nay. Đức Chúa Trời muốn bạn nhìn biết rằng Ngài có một đòi hỏi về đời sống của bạn. Ngài muốn bạn biết rằng bạn có bổn phận phải hầu việc Ngài. Ngài muốn bạn nhìn biết Đấng mà bạn đang thuộc về! Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau bước vào phân đoạn Kinh Thánh nầy khi tôi tìm cách rao giảng đề tài Thắc Mắc Về Quyền Làm Chủ.
I. NGƯỜI DO THÁI VÀ CUỘC TẤN CÔNG CỦA HỌ (các câu 13-15a)
A. Những kẻ âm mưu (câu 13a) – Câu nầy cho chúng ta biết rằng những kẻ tiếp cận Chúa Jêsus đã đến từ hai nhóm rất khác biệt, họ giữ lấy những niềm tin đối ngược nhau. Người Pharisi là những nhà bảo thủ tôn giáo của thời buổi ấy. Họ thiên về với luật pháp, trong đó họ tìm cách giữ lấy từng chữ của Luật pháp Đức Chúa Trời sao cho thật trọn vẹn. Chính danh xưng “Pharisi” có ý nói tới “những nhà biệt lập”. Họ vẫn còn được đánh dấu bởi sự kiêu ngạo và tự xưng công bình. Họ thường bị Chúa Jêsus quở trách vì những sinh hoạt tôn giáo của họ chỉ biểu lộ ở ngoài mặt mà thôi. Họ chẳng có một mối quan hệ đức tin nào với Đức Chúa Trời cả. Tuy nhiên, người Pharisi thiên về chủ nghĩa dân tộc trong các quan điểm chính trị của họ. Họ rất căm hận khi chịu dưới quyền cai trị của người Lamã và muốn thoát ra khỏi đó.
Đảng Hêrốt là một đảng chính trị giữa vòng những người Do thái nào là những kẻ ủng hộ Vua Hêrốt. Họ tận hưởng những lợi ích mà họ đã nhận lãnh vì cớ sự chiếm đóng của người Lamã. Trong khi người Lamã cai quản xứ sở của họ, dân chúng tận hưởng sự tự do tôn giáo, sự bảo hộ và sự thịnh vượng. Vua Hêrốt đã ủng hộ người Lamã và tìm cách đem văn hóa Lamã vào Israel.
Bình thường thì hai nhóm nầy chẳng có việc gì phải làm với nhau hết. Họ là hai cực đối ngược nhau. Họ thù ghét nhau lắm. Tuy nhiên, họ đã đến với nhau vì mục tiêu chung: tiêu diệt Chúa Jêsus.
Có hai thế lực có quyền thống nhất dân chúng lại cho cả tốt và xấu. Hai thế lực ấy là tình yêu và thù hận. Tôi đã nhìn thấy tình yêu thống nhất dân chúng lại vì điều tốt lành chung và tôi đã nhìn thấy sự thù hận thống nhất dân chúng lại để rồi lo tiêu diệt người khác. Những người nầy đã kết hợp lại với nhau trong sự thù hận chung của họ đối với Chúa Jêsus, là Đấng mà họ đã xem là mối đe dọa cho phương thức sống của họ.
(Minh họa: Buồn thay, bạn đang nhìn thấy chính những kẻ âm mưu nầy trong sinh hoạt của Hội Thánh. Người ta sẽ thống nhất trong sự thất bại và trong sự bực bội của họ. Họ sẽ đến với nhau vì mục tiêu chung hòng loại bỏ vị Mục sư mà họ không thích, hoặc xem thường những ai mà họ không nhất trí với. Khi các loại sinh hoạt nầy diễn ra, chắc chắn họ không thuộc về Chúa rồi! Họ là công việc của xác thịt.
Hội Thánh, dân sự trong Hội Thánh, đáng phải kết hợp lại bởi dây yêu thương. Khi chúng ta được cai quản bởi tình yêu thương, chúng ta sẽ tìm kiếm điều thiện chớ không tìm kiếm điều ác. Nguyện tình yêu là tấm thiệp mời của chúng ta khi chúng ta hành trình qua thế gian nầy, Mác 12:28-31; Giăng 13:35; I Côrinhtô 13:1-8).
B. Âm mưu (câu 13b) – Số người nầy đã cùng nhau đến với một nổ lực hòng “bắt lỗi Ngài trong lời nói”. Từ ngữ “bắt” có ý tưởng “săn lùng, hay gài bẫy để bắt con mồi”.
Họ muốn trội hơn Chúa Jêsus rồi buộc Ngài phải nói ra điều gì đó để đưa Ngài vào chỗ rối rắm với: một là nhà cầm quyền Lamã hoặc với dân chúng. Nếu họ có thể buộc Chúa Jêsus xúc phạm đến Rome, họ sẽ dán cho Ngài cái nhãn là kẻ nổi loạn và Rome sẽ lo liệu nan đề của họ thay cho họ. Nếu họ có thể làm mất uy tín của Chúa Jêsus trước dân chúng, Ngài sẽ mất đi ánh hưởng của Ngài ở đó. Dù là phương thức nào, nan đề của họ sẽ được giải quyết.
(Minh họa: Đúng là thảm họa khi người ta tìm cách gài bẫy Chúa Jêsus. Nhưng, điều nầy thường xảy ra trong thế giới của chúng ta. Khi một người lắng nghe lời lẽ rồi nhìn thấy những hành vi thật khác trong một nổ lực bới lông tìm vết nơi họ, người ấy có một nan đề thuộc linh rất trầm trọng. Đấy không phải là đường lối của tình yêu. I Côrinhtô 13:5: “…chẳng nghi ngờ sự dữ”. Sát nghĩa, cụm từ nầy có ý nói: “đừng đụng đến điều chi không có giá trị”.
Tình yêu chơn thật không: 1.) nhớ đến sự tổn thương 2.) tin mọi sự khi nghe nói về người khác 3.) nhìn vào lỗi lầm của người khác! Nếu thái độ nầy được thực thi trong Hội Thánh, nó sẽ giải quyết khoảng 90% các vấn đề rối rắm của bất kỳ Hội Thánh nào.
Nan đề với người Pharisi và đảng Hêrốt, ấy là họ là hạng người bị hư mất, họ đang hoạt động trong quyền lực của xác thịt. Họ có tôn giáo, nhưng họ không có sự cứu rỗi. Điều đó khiến họ trở thành hạng người nguy hiểm nhất trong mọi người! Tôi đã nhìn thấy nhiều rối rắm gây ra trong Hội Thánh bởi những tín đồ Báptít tôn giáo, hư mất hơn là tôi nhìn thấy rối rắm gây ra bởi kẻ bị hư mất!)
C. Những lời ca ngợi (câu 14a) – Hạng người nầy đến với Chúa Jêsus và họ tìm cách sử dụng cái bẫy tâm lý. Họ đến gặp Ngài với lời tâng bốc. Người ra sẽ làm thế, có phải không? Họ sẽ tìm cách nâng bạn lên trước khi họ đập cái búa lên đầu của bạn. Đấy là điều mà số người nầy đang làm.
Họ đến với Chúa Jêsus và họ gọi Ngài là “thầy”. Chữ ấy có ý nói “giáo sư”. Khi ấy họ bắt đầu đưa ra những lời nịnh bợ, tâng bốc của họ với Chúa Jêsus. Đây là điều họ đang nói: “Thưa thầy, chúng tôi biết thầy là người ngay thẳng, và những gì thầy làm đều bất chấp ý kiến của bất kỳ ai. Vì thầy không phải là loại người có thể bị lôi kéo, nhưng thầy thực sự dạy dỗ đường lối của Đức Chúa Trời”.
Mọi sự họ đã nói về Chúa Jêsus đều là thật cả, nhưng họ không tin một lời nào trong đó. Điều nầy chẳng khác gì hơn lời tâng bốc không thành thật được vạch ra để khiến Chúa Jêsus mất cảnh giác rồi nói ra một việc gì đó thật dại dột. Số người nầy đã từng đối xử với Chúa Jêsus theo cách nầy rồi trong quá khứ, bạn có thể nghe thấy sự mỉa mai trong giọng nói của họ.
Cái bẫy nầy có thể tác động với một người bình thường, nhưng không tác động với Chúa Jêsus. Ngài biết rõ mọi động lực của họ và Ngài có thể nhìn thấy tình trạng trong tấm lòng của họ, câu 15.
(Minh họa: Bạn sẽ nhận rõ hạng người ấy, họ luôn luôn tìm cách tâng bốc bạn. Một triết gia Hylạp xưa có tên là Antisthenes đã nói: “Thà là vấp ngã giữa bầy quạ còn hơn là vấp ngã giữa những lời tâng bốc; vì chúng chỉ ăn nuốt kẻ chết mà thôi – còn đây là người sống”. Quá thật đi chứ!
Có những người ở chung quanh chúng ta, họ tìm cách níu kéo chúng ta đến bên cạnh họ qua sự tâng bốc. Họ tìm cách tự lấy lòng với những người khác qua cách sử dụng sự ca ngợi thái quá. Hãy tỉnh thức về những kẻ đang tìm cách tâng bốc bạn. Họ rất nguy hiểm và họ sẽ hoàn toàn nhắm vào bạn đấy.
Mối nguy hiểm thực sự với việc tâng bốc được tóm tắt lại bởi Dale Carnegie. Ông nói: “Tâng bốc là nói cho người kia biết chính xác những gì người ấy suy nghĩ về bản thân mình”. Chúa Jêsus có thể tin mọi sự tốt lành mà họ đã nói về Ngài vì mọi sự ấy đều thật cả. Chúng ta nên bỏ qua những việc tốt được nói về chúng ta. Có một mối nguy hiểm khi chúng ta đạt tới chỗ tin theo chúng. Như Adlai Stevenson đã nói: “Tâng bốc sẽ không ảnh hưởng gì bao lâu bạn chưa nuốt lấy nó”).
D. Sự thách thức (các câu 14b-15) – Với sự tâng bốc mỉa mai không hay ho lắm của họ, họ để lộ lý do thật cho sự thăm viếng của họ. Họ hỏi Chúa Jêsus về việc nộp “thuế cho Caesar”. “Thuế” nầy là thứ thuế mà mỗi thần dân Lamã buộc phải nộp mỗi năm. Thuế nầy là một “xu” hay một “đồng đơniê”, là tiền công một ngày của người lao động phổ thông.
Đối với cả hai nhóm nầy, đây là vấn đề phân biệt nhà thờ và nhà nước. Người Pharisi tin rằng tôn giáo thì siêu việt hơn nhà nước. Đảng Hêrốt tin rằng nhà nước siêu việt hơn tôn giáo.
Đảng Hêrốt có lẽ chẳng màng gì tới thuế má, vì họ ưa thích tất cả những phúc lợi họ đã nhận được từ Rome. “Đảng Hêrốt cho rằng nhà cầm quyền quản trị trên tôn giáo. Họ sẽ nhất trí các thứ thuế phải giao nộp cho Caesar thay vì cho Đức Chúa Trời”.
Mặt khác, Người Pharisi rất ghét thuế má, vì họ ghê tởm sự cai trị của người Lamã và họ đã chùn lại, chống đối việc sử dụng đồng tiền mang hình ảnh được chạm khắc của Hoàng Đế. “Người Pharisi tin rằng nhà nước và mọi thế lực uy quyền khác đều là đối tượng cho quyền cai trị của tôn giáo. Vì lẽ ấy, họ chống đối mạnh mẽ việc nộp các thứ thuế cho một vua ngoai bang. Việc nộp thuế cho nhà cầm quyền thế tục là một sự xúc phạm đến quyền uy của Đức Chúa Trời”.
Họ đến với Chúa Jêsus để hỏi Ngài về việc nộp thuế nầy có “hợp lẽ” không, hay Đức Chúa Trời có cho phép không!?! Họ đang ra sức đẩy Chúa Jêsus vào góc kẹt. Họ tưởng chỉ có hai câu trả lời khả thi, “có” và “không”.
Nếu Chúa Jêsus đáp “không”, họ sẽ gắn cho Ngài cái nhãn là kẻ nổi loạn rồi bắt lấy Ngài vì chống đối luật pháp của người Lamã. Nếu Ngài đáp: “có” Ngài sẽ mất mặt với đám thường dân kia, họ cũng ghét việc nộp tiền thuế cho Rome.
(Minh họa: Hãy để ý những ai đến với bạn hỏi han những câu về niềm tin của bạn xem. Có người có thể rất thành thực khi tìm kiếm chân lý. Tuy nhiên, hầu hết đều đã nhìn thấy điều chi đó ở bạn mà họ không đồng ý với. Họ không đến để tìm kiếm thông tin, mà tìm kiếm sự đối đầu.
Tôi luôn luôn bồn chồn khi có ai đó đến gần với một câu hỏi rắc rối. Bạn có thể nói họ đến với bạn rồi bắt đầu cuộc trao đổi mà họ cố gắng minh chứng bạn sai lầm).
II. CHÚA VÀ CÂU TRẢ LỜI CỦA NGÀI (các câu 15b-17)
A. Vạch trần (câu 15b) – Chúa Jêsus vốn biết rõ tấm lòng của họ. Ngài biết họ chẳng gì khác hơn những kẻ giả hình. Ngài biết họ chẳng chút tôn trọng Ngài hay đối với chức vụ của Ngài. Thực vậy, Chúa Jêsus vốn biết rõ họ thù ghét Ngài và muốn Ngài phải chết đi. Nhìn biết những dự tính của họ, Ngài đối mặt với họ cách công khai. Ngài phán: “Các ngươi thử ta làm chi?” Thắc mắc là: “Nếu các ngươi thực sự tin theo mọi sự các ngươi vừa nói, tại sao các ngươi lại muốn đưa ta vào chỗ thử nghiệm chứ?” sự giả hình của số người nầy được tỏ ra rất rõ ràng ở Luca 20:20.
Với thắc mắc đơn sơ ấy, Chúa Jêsus chỉ ra sự giả hình có trong tấm lòng của họ. Ngài cũng chỉ ra những lời lẽ chẳng khác gì hơn lời tâng bốc không thành thật.
(Minh họa: Làm sao bạn thích cụm từ: “Nhưng Ngài biết …” cho được chứ? Số người nầy tưởng họ đẩy một việc thật nhanh nhắm vào Chúa Jêsus. Họ tưởng họ có thể lừa được Ngài và bẫy Ngài trong những lời nói của Ngài. Họ không hề nhìn biết rằng Ngài có thể nhìn thấy chính xác họ đã có gì rồi. Ngài có thể nhìn thấy chính tình trạng có trong tấm lòng của họ. Ngài biết họ chẳng gì khác hơn những kẻ “giả hình”.
Có phải bạn nhìn biết Ngài biết rõ tấm lòng của bạn không? Chúa Jêsus biết rõ mọi sự có về bạn, Ngài biết rõ bạn được cứu hay chưa!?! Ngài biết bạn đang đùa giỡn với Hội Thánh nữa kìa. Ngài biết bạn đang đùa phần nào đó để nhiều người khác nghĩ tốt về bạn. Ngài biết rõ bạn đang thực sự đứng ở đâu với Đức Chúa Trời! Ngài biết bạn rõ lắm đấy, Hêbơrơ 4:13.
Thắc mắc là, Ngài nhìn thấy điều gì khi Ngài nhìn vào tấm lòng của bạn? Có phải Ngài nhìn thấy đức tin cứu rỗi và tạo vật mới không? Hay, có phải Ngài nhìn thấy thứ tôn giáo chết và chẳng có gì hơn ở đó? Chúng ta có thể dối gạt nhau, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ dốt gạt được Ngài. Ngài biết sự thực về chúng ta và một ngày kia, chúng ta sẽ đối diện với Ngài trong sự phán xét, Công Vụ các Sứ đồ 17:31; Rôma 2:16).
B. Một điển hình (các câu 15c-16) – Để trả lời cho thắc mắc của họ, Chúa Jêsus đã yêu cầu cho xem một “đồng xu”. Đây là đồng tiền của người Lamã, là đồng “đơniê”. Như tôi đã nhắc tới ở trên, đây là tiền công của một ngày đối với người lao động phổ thông vào thời buổi ấy.
Khi họ đem đồng tiền đến cho Chúa Jêsus, Ngài hỏi: “Hình và hiệu nầy của ai?” Họ đáp: “Của Sê-sa”. Ở mặt trước của đồng đơniê là hình cái đầu của Caesar Tiberius được chạm khắc ở đó, đấy là “hình”. Theo tiếng Latinh, ở mặt trước là dòng chữ: “Tiberius Caesar, Augustus thiêng liêng, con trai của Augustus”. Ở mặt sau, bằng tiếng Latinh, là dòng chữ: “Pontifex Maximus, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của quốc gia Lamã”. Đấy là “hiệu”.
Không có gì ngạc nhiên khi những người Do thái tôn giáo đã giận dữ khi sử dụng những đồng tiền nầy. Rốt lại, chúng xưng nhận tính cách thiêng liêng dành cho Caesar và họ xưng nhận rằng Caesar là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của Đế Quốc LaMã.
(Minh họa: Cái điều làm cho tôi phải kinh ngạc nhiều về vấn đề nầy là sự thực Chúa Jêsus phải mượn một đồng tiền để sử dụng như một minh họa. Ngài là “Chúa vinh hiển” và Ngài không có một đồng “xu” cho danh của Ngài! Số người nầy đến với Chúa Jêsus hỏi han Ngài về tiền bạc và Ngài thậm chí không có một đồng xu! Điều nầy nhắc cho tôi nhớ đến hai lẽ thật quan trọng.
Thứ nhứt, tôi được nhắc nhớ rằng Chúa Jêsus đã trở nên nghèo để tôi được nên giàu có. II Côrinhtô 8:9: “Vì anh em biết ơn của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài vốn giàu, vì anh em mà tự làm nên nghèo, hầu cho bởi sự nghèo của Ngài, anh em được nên giàu”. Ngài chẳng có chi hết để chúng ta có mọi sự, Mathiơ 8:20.
Thứ hai, tôi được nhắc nhớ rằng Chúa Jêsus đã sống đời sống của Ngài trong thế gian nầy như một người được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Ngài không cần phải có những cái túi đầy tiền bạc để được thỏa lòng, Ngài đã bước đi bởi đức tin và Ngài đã tin cậy Cha Ngài làm thỏa mãn mọi nhu cần của Ngài. Đây sẽ là một bài học dành cho chúng ta hết thảy phải tiếp thu hôm nay, Mathiơ 6:25-33; Philíp 4:19).
C. Một lời khuyên bảo (câu 17) – Chúa Jêsus trả lời cho thắc mắc của họ trong câu nầy, nhưng không theo cách họ mong đợi. Họ tưởng chỉ có hai câu trả lời khả thi: Đức Chúa Trời và Rome. Chúa Jêsus đã chỉ cho họ thấy có ba câu trả lời cụ thể. Chúng ta hãy xem xét phần đáp ứng của Ngài.
+ “Vật chi của Sê-sa hãy trả lại cho Sê-sa” – Khi Chúa Jêsus cầm lấy đồng đơniê đó, Ngài nhìn thấy, và dân chúng khẳng định, là nó có “hình và hiệu” của Caesar ghi trên đó. Vào thời buổi đó, những đồng tiền mang hình ảnh của một nhà cai trị được xem là tài sản của người ấy. Vì vậy, Chúa Jêsus phán: “Đồng tiền nầy thuộc về Caesar, hãy trả lại cho ông ta nếu ông ta cần đồng tiền ấy”.
Trong câu nói nầy, Chúa Jêsus công nhận tình trạng hợp pháp của nhà nước. Tôi muốn nhắc cho bạn nhớ rằng chúng ta có một bổn phận phải tôn cao oai quyền của nhà nước trong đời sống của chúng ta, Rôma 13:1-7. Đức Chúa Trời quyết định những nhà cai trị đời nầy của chúng ta sẽ là thể nào, và chúng ta có trách nhiệm phải vâng theo họ. (Minh họa: Cuộc bầu cử sắp đến – Hãy bỏ phiếu cho Kinh Thánh và không bỏ phiếu cho phe nào khác, rồi để kết quả lại trong tay của Chúa. Bạn không thể giúp được ai sẽ đắc cử, nhưng bạn có một trách nhiệm cho lá phiếu của mình!)
Người nào sống ở Rome xưa kia đã tận hưởng nhiều phúc lợi bằng cách sống trong Đế quốc ấy. Họ đã hưởng sự bình an, sự bảo hộ, công lý, du lịch an toàn, những đường sá tốt đẹp, và nhiều việc khác nữa. Mọi sự ấy phải được trả giá, vì thế Rome đã thu thuế dân chúng. Cũng thật như thế cho hôm nay. Chúng ta hưởng lấy những việc nhất định trong xã hội của chúng ta, các thứ ấy phải được trả giá. Đường sá, trường học, cảnh sát và phòng cháy chữa cháy, nước sạch, bảo hộ về mặt quân sự, v.v…, mọi sự phải được chi trả từ những người nộp thuế. Tôi không biết người nào đang tận hưởng việc nộp thuế. Tôi không thích cách chính phủ chi đôla tiền thuế của chúng ta, nhưng chúng ta buộc phải làm vậy bởi Lời của Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ chúng ta đã nộp thuế, nhưng cho tới khi có những sự thay đổi, chúng ta có trách nhiệm phải nộp chúng đúng giờ và đầy đủ.
(Minh họa: Khi đến với Cơ đốc nhân và nhà cầm quyền, có bốn thái độ cơ bản. Cho phép tôi chia sẻ chúng và nói cho bạn biết tôi nghĩ thái độ nào là theo Kinh Thánh.
1. Đức Chúa Trời, một mình Ngài là thẩm quyền của chúng ta – Có những người hoàn toàn biệt riêng ra đối với những hội đoàn trong xã hội và sống tách rời khỏi thế gian, khỏi những tội nhân và khỏi chính quyền của con người. Những thầy tu trong các hệ thống tu viện xưa kia thoạt đến trong trí ở đây.
2. Nhà nước, một mình nhà nước là thẩm quyền của chúng ta – Đây là quan điểm thế tục. Trong quan điểm nầy nhà nước là thẩm quyền duy nhứt trong đời sống của một người. Đây là phần thái độ nguy hiểm nhất trong bốn thái độ.
3. Đức Chúa Trời và nhà nước, cả hai là thẩm quyền, nhưng nhà nước đang nắm lấy quyền bính – Người nào duy trì quan điểm nầy phục vụ Đức Chúa Trời rất qua loa, nhưng tin theo lời của nhà nước có thẩm quyền hơn là Lời của Đức Chúa Trời.
4. Đức Chúa Trời và nhà nước, cả hai đều là uy quyền, nhưng Đức Chúa Trời đang nắm lấy quyền bính – Đây là quan điểm theo Kinh Thánh. Đây là quan điểm mà Chúa Jêsus đã phát biểu trong mấy câu nầy. Người nào giữ theo quan điểm nầy vâng theo nhà nước lâu dài và những đòi hỏi của nhà nước không xâm phạm vào những sự dạy rõ ràng của Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời và nhà nước đang ở chỗ đối ngược nhau, Đức Chúa Trời là thẩm quyền sau cùng. Khi nhà nước đứng đối ngược với Lời của Đức Chúa Trời, (nghĩa là, khi chúng ta được truyền cho phải thực hiện một hành động phi luân; đi ngược lại với lương tâm của chúng ta; đứng nghịch với Lời của Đức Chúa Trời, v.v...) – chúng ta có một bổn phận hiển nhiên phải chống lại nhà nước rồi vâng theo Chúa, bất chấp cái giá phải trả.
Có nhiều điều đã được nói về những mối quan hệ giữa Hội Thánh/nhà nước, nhưng tôi không có thì giờ để đi sâu vào đó hôm nay!
+ “còn vật chi của Đức Chúa Trời hãy trả lại cho Đức Chúa Trời” – Đồng tiền mang hình ảnh của Caesar và vì thế nó thuộc về ông ta. Dâng trả cho ông ta những gì thuộc về ông ta chẳng có gì sai lầm hết. Tuy nhiên, có một số việc không thuộc về Caesar. Giống như đồng tiền mang hình ảnh của một con người; tất cả con người đều mang lấy hình ảnh của Đức Chúa Trời.
Chúa Jêsus đang phán: “Hãy trả lại cho Caesar tiền bạc của ông ta, vì mang lấy hình ảnh của ông ta. Tiền ầy thuộc về ông ta! Nhưng, sự tin kính của bạn thuộc về Đức Chúa Trời, vì bạn mang lấy hình ảnh của Ngài. Bạn thuộc về Ngài!”
Mỗi một con người trong thế gian nầy đã được dựng nên “theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời”, Sáng thế ký 1:26-27. Vì thế, Ngài sở hữu chúng ta và Ngài có quyền đòi hỏi rằng chúng ta phải phục theo ý chỉ của Ngài vì sự sống của chúng ta. Thậm chí nếu bạn chưa được cứu, Chúa sở hữu bạn bởi quyền hạn của sự sáng tạo. Nếu bạn đã được cứu, Ngài sở hữu bạn bởi quyền phép sáng tạo và bởi quyền hạn của sự cứu chuộc, I Côrinhtô 6:19-20.
Giống như Caesar có quyền đòi hỏi những gì thuộc về ông ta, Đức Chúa Trời có quyền đòi hỏi những gì thuộc về Ngài. Mỗi một con người đều có bổn phận dâng lên Đức Chúa Trời sự thờ phượng, sự vâng phục, sự ngợi khen của họ, tình yêu và thái độ của họ. Chúng ta mắc nợ Ngài vì Ngài là ai và vì mọi sự mà Ngài ban cho chúng ta. (nghĩa là, sự sống, không khí, nước, nước sạch, nơi ẩn trú, gia đình,v.v...).
Bạn đang mang lấy ảnh tượng của Đức Chúa Trời! Hình ảnh ấy bạn mang lấy là một dấu hiệu nói tới quyền làm chủ thiêng liêng. Đức Chúa Trời có quyền bảo bạn biết cách phải sống những đời sống. Bạn làm cách nào để tin theo. Ngài có quyền đòi hỏi đúng đắn sự bất tuân của bạn. Không những Ngài có quyền đòi hỏi rằng bạn phải tiếp nhận Con của Ngài mà còn là Cứu Chúa của bạn nữa!
Theo Rôma 13:4, nhà nước vốn có “quyền cầm gươm”. Khi chúng ta thất bại không vâng theo nhà nước, sẽ có nhiều hậu quả, tỉ như nhà tù và sự chết. Khi chúng ta thất bại không vâng theo Chúa, cũng có nhiều hậu quả lắm. Có Địa Ngục dành cho những người vô tín và sự hình phạt dành cho người không tin Chúa.
Chúa Jêsus đang phán dạy những kẻ ấy, và chúng ta, rằng chúng ta có bổn phận phải tôn cao luật lệ của nhà nước, nhưng chúng ta có bổn phận cao hơn để phó mình cho Chúa và tôn vinh Ngài tuân theo Ngài và Lời của Ngài và Lời của Ngài. Phục theo nhà nước là bổn phận của chúng ta trên đất. Phục theo Chúa là bổn phận đời đời của chúng ta!
(Minh họa: Có phải bạn thực sự được cứu hôm nay không? Có phải bạn đem đời sống và ý muốn mình phục theo Đức Chúa Jêsus Christ không? Có phải bạn đã sấp mình xuống trước mặt Ngài rồi xưng nhận Ngài làm Chúa và Cứu Chúa rồi tiếp nhận Ngài vào đời sống của bạn không? Có phải bạn tin theo đạo Tin Lành không?
Có phải bạn phục theo thẩm quyền của Ngài? Hay, có phải bạn làm theo như bạn đẹp lòng, làm việc cho Ngài khi bạn cảm thấy thích? Có phải bạn sống như một người do Chúa “làm chủ” hay có phải bạn phục vụ như bạn là chủ của chính mình?
Nếu bạn chưa được cứu, bạn cần phải đến với Chúa Jêsus và Ngài sẽ cứu lấy bạn. Nếu bạn chưa đầu phục bao nhiêu, nếu chưa phải là hầu hết, thế thì bạn cần phải đến trước mặt Ngài rồi phục theo ý chỉ Ngài dành cho đời sống của bạn).
Phần kết luận: Khi họ nghe câu trả lời của Chúa, “họ đều lấy làm lạ về Ngài”. Sát nghĩa, họ đứng đó với cằm dính trên ngực họ. Họ đến để gài bẫy Ngài, nhưng Ngài đẩy mấy cái bàn về phía họ rồi Ngài gài bẫy họ. Họ không thể tranh luận với những gì Ngài đã phán cùng họ. Thế rồi họ ra về.
Tôi không biết bạn sẽ ra về như thế nào hôm nay. Tôi muốn bạn xét lại tấm lòng mình rồi xem xét bạn đang đứng chỗ nào với Chúa hôm nay. Có phải bạn tin cậy Chúa Jêsus để được cứu không? Nếu không, hãy đến với Ngài ngay bây giờ đi! Có phải bạn đã đem đời sống mình đầu phục hoàn toàn đối với quyền tể trị của Chúa không? Nếu chưa, hãy đến với Ngài ngay bây giờ đi! Có phải bạn thực sự dâng lên Đức Chúa Trời những gì thuộc về Đức Chúa Trời?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét