Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Mác 1.1-8: "ĐẦU TIN LÀNH



Mác 1.1-8
ĐẦU TIN LÀNH

Phần giới thiệu: Mathiơ bắt đầu Tin Lành bằng cách chia sẻ bảng gia phổ của Chúa Jêsus. Ông cảm thấy nhu cần phải chứng minh Chúa Jêsus là Con của Ápraham và Con của David. Luca bắt đầu bằng cách nói tới những biến cố dẫn tới sự ra đời của Chúa Jêsus. Tin Lành của Giăng khởi sự trong quá khứ cõi đời đời nhắc cho chúng ta nhớ rằng Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt. Mác không khởi sự bằng cách nói tới di sản của Chúa hay sự giáng sinh của Ngài. Ước muốn của Mác là giới thiệu Chúa Jêsus là một tôi tớ và một tôi tớ không cần gia phổ. Mác bắt đầu bằng cách nhảy ngay vào phần hành động.
Câu đầu tiên của sách Mác là một đề tựa cho quyển sách và câu ấy góp phần nhận chúng ta chìm ngay vào chức vụ trên đất của Chúa Jêsus. Mác sẽ chia sẻ với độc giả của ông những tin tức tốt lành về Chúa Jêsus là ai và những gì Ngài đã làm đang khi Ngài còn ở đây. Mác gọi Chúa là: “Đức Chúa Jêsus Christ, con của Đức Chúa Trời”.
Danh “Jêsus” là phần chuyển ngữ của danh Hêbơrơ “Joshua”. Danh nầy có nghĩa là “Đức Giêhôva là sự cứu rỗi”. Jêsus là tên theo con người và tên ấy tỏ ra lý do Chúa Jêsus bước vào thế gian. Chúa Jêsus đã vào thế gian nầy để cứu hạng tội nhân hư mất, Mathiơ 1.21; Luca 19.10. Danh “Jêsus” công bố Thân Vị của Ngài.
Ngài được gọi là “Christ”. Từ nầy xác định Chúa Jêsus là “Đấng Mêsi của người Do thái”, hay “Đấng Chịu Xức Dầu”. Danh xưng “Christ” công bố Địa Vị của Ngài. Chúa Jêsus được minh họa là Đấng Mêsi sẽ giải phóng dân sự Ngài ra khỏi kẻ thù của họ.
Thế là Mác đã hình thành được bộ khung. Ông gọi Chúa Jêsus là “Con Đức Chúa Trời”. Mác giúp cho chúng ta nhìn biết trong các từ ngữ rất rõ ràng là ông đang viết về một người, Ngài chẳng phải là một con người bình thường. Ông đã viết về một con người, Ngài là Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt, Giăng 1.1, 14. Danh xưng “Con Đức Chúa Trời” công bố quyền phép của Ngài.
Vì thế, tước hiệu nầy công bố ra bốn lẽ thật quan trọng về Chúa Jêsus.
1. Ngài thực là con người – Ngài có một cái tên rất người – Jêsus.
2. Ngài thực là Trời – Ngài là Đấng Mêsi đã được hứa cho. Ngài là Con của Đức Chúa Trời.
3. Quả thực Ngài có một không hai – Ngài vừa là người vừa là Trời trong Thân Vị của Ngài.
4. Ngài thực là nguồn của các tin tức tốt lành – chỉ một mình Chúa Jêsus là nguồn của sự cứu rỗi!
Chúng ta có phần giới thiệu của Mác về quyển sách mang tên ông. Chúng ta hãy bắt đầu quá trình chuyển đi qua các câu nầy. Chúng ta sẽ xem xét phần khởi đầu chức vụ của Chúa Jêsus theo như Mác viết về nhân vật là kẻ đã được phái đến để dọn đường cho sự đến của Đức Chúa Jêsus Christ. Hôm nay, chúng ta sẽ dành ra ít phút để xem xét chức vụ của Giăng Báptít.
I. GIĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ÔNG (các câu 2-3)
(Minh họa: Trong các thời xa xưa, những vì vua thường sai người đi trước để dọn đường cho họ đến. Người tiền khu có hai bổn phận chính:
Thứ nhứt, người ấy phải biết chắc các con đường có thể qua lại được. Không có một sự chậm trễ nào khi vị vua đi ngang qua. Người cần phải có một con đường rộng rãi, rõ ràng đi ngang qua Nước.
Thứ hai, người tiền khu phải làm cho dân chúng biết rõ nhà vua sắp đến đó. Người phải thông suốt cả con đường trước khi nhà vua đến ngang qua đó và người cần phải nói cho dân chúng biết phải sẵn sàng để tiếp đón nhà vua.
Giăng Báptít đã chu toàn cả hai bổn phận cần có nơi người tiền khu xa xưa. Ông đã đến thế gian nầy với một sứ mệnh thiêng liêng. Giăng được ban cho một nhiệm vụ thuộc về trời, nhiệm vụ mà ông đã chu toàn đang khi ông có mặt ở đây. Chúng ta hãy xem xét nhiệm vụ của ông.
Các câu 2-3 cũng cho chúng ta biết Giăng là sự ứng nghiệm của những lời tiên tri quan trọng trong Cựu Ước.
1. Êsai 40.3 – “Có tiếng kêu rằng: Hãy mở đường trong đồng vắng cho Đức Giê-hô-va; hãy ban bằng đường cái trong đất hoang cho Đức Chúa Trời chúng ta!”
2. Malachi 3.1 – “Nầy, ta sai sứ giả ta, người sẽ dọn đường trước mặt ta; và Chúa mà các ngươi tìm kiếm sẽ thình lình vào trong đền thờ Ngài, tức là thiên sứ của sự giao ước mà các ngươi trông mong. Nầy, Ngài đến, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy”)
A. (câu 2) Nhiệm vụ ấy gồm sự sửa soạn – Giăng dọn sạch con đường cho sự đến của Chúa bằng cách trực tiếp kêu gọi dân chúng. Các cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái đã quên phứt nhân vật bình thường nầy. Giăng đã đến giảng đạo cho dân sự, kêu gọi họ phải ăn năn vì Chúa, là Vua sẽ đến giải phóng dân sự Ngài.
B. (câu 3) Nhiệm vụ ấy gồm có sự công bố – Giăng là giọng nói cô độc nghịch lại hình thái thiên về Luật pháp của người Do thái. Ông là nhà truyền đạo trong một ngày tăm tối và Đức Chúa Trời đã sử dụng ông để chạm đến một thế hệ.

(Lưu ý. Giăng Báptít đã giảng đạo suốt cả một thời kỳ khi tôn giáo của người Do thái chẳng khác gì hơn tính chất chính thống chết chóc. Chủ nghĩa thiên về với Luật pháp và nghi thức đã cai trị thời buổi đó. Người Do thái đã rất cần một cơn phấn hưng về mặt thuộc linh. Các dân Ngoại đã từ bỏ tôn giáo và đã xem các tín điều tôn giáo như mê tín dị đoan và là những câu chuyện điên dại. Cả hai nhóm đều cần đúng những gì Giăng đã giảng dạy: Lẽ Thật!
Chúng ta đang sống trong thời buổi tương tự như thế! Nhiều nhà thờ đã từ bỏ những lẽ đạo quan trọng của Kinh Thánh, họ giảng một sứ điệp bắt rễ theo hình thức thiên về với con người hoặc Luật pháp. Con người chưa hề bị thách thức về tội lỗi của họ hoặc họ chưa hề bị thuyết phục bởi Lời của Đức Chúa Trời.
Có một nhu cần quan trọng cho người của Đức Chúa Trời trong thời đại của chúng ta, họ sẽ đứng dậy, mở Kinh Thánh ra, mở miệng họ mà giảng Lời của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus sắp sửa ngự đến! Đâu là người tiền khu lo dọn đường cho Chúa và lo công bố sự đến của Ngài? Hỡi quí truyền đạo, nhiệm vụ của chúng ta là chính nhiệm vụ mà Giăng Báptít đã nhận lãnh. Chúng ta cần phải rao giảng Ngôi Lời, II Timôthê 4.2).

II. GIĂNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA ÔNG (các câu 4-5)
A. (câu 4b) Sự giảng đạo của Giăng – Giăng là một nhà truyền đạo! Ông đã đến nói cho người ta biết nhu cần phải ăn năn. Sứ điệp của ông là một sứ điệp của sự đối đầu. Giăng đã đến đối diện với tội lỗi và kêu gọi người ta phải ăn năn. Từ ngữ “ăn năn” có ý nói “một sự đổi ý kết quả trong một sự thay đổi hành động”. Con người đã phạm tội và Giăng đã kêu gọi họ đổi ý về tội lỗi.
Giăng đã kêu gọi họ dọn dẹp đời sống của họ khi sửa soạn cho sự đến của Chúa Jêsus! Ông đã nói: “Chúa sắp đến rồi! Chúa sắp đến rồi! Các ngươi cần phải làm cho thẳng tấm lòng cong quẹo của các ngươi. Các ngươi cần phải mở ra con đường trong tấm lòng của các ngươi cho sự đến của Chúa”.
Sứ điệp của Giăng cũng là một sứ điệp thay đổi. Giăng nói cho dân chúng biết rằng “sự ăn năn” của họ sẽ kết quả trong “sự tha tội”. Từ ngữ “tha” có ý nói “tha thứ tội lỗi giống như chúng chưa hề xảy ra”. Giăng nói cho dân chúng biết rằng sự ăn năn của họ sẽ kết quả trong sự tha thứ của Đức Chúa Trời!

(Lưu ý: Đấy là sứ điệp chúng ta có cần trong thế giới của chúng ta ngày nay! Đâu là những nhà truyền đạo lo rao giảng về sự ăn năn và sự tha tội? Phần lớn những nhà truyền đạo cũng rất bận rộn đánh thẳng vào cái tôi của dân sự và gãi ngứa hai lỗ tai của họ. Họ rất bận rộn lo gây dựng số đông, và đế quốc tôn giáo riêng của họ.
Chúng ta cần người của Đức Chúa Trời trong phương thức nầy trong thời buổi của chúng ta, phương thức ấy nhấc cao giọng nói của họ và sấm sét nghịch lại tội lỗi! Chúng ta cần hạng người không để cho địa vị, tiếng tăm, sự giàu có hay được lòng người đứng giữa họ và công bố ra lẽ thật. Chúng ta cần những nhà truyền đạo nào chịu nói cho người ta biết chân lý! Tôi biết giảng dạy lẽ thật cho dân chúng khó là dường nào, họ là hạng người quyết định loại nhà nào bạn sẽ mua hay loại xe nào bạn có thể lái, nhưng họ phải được nghe giảng lẽ thật!
Người ta cần phải biết rõ chỉ có một con đường dẫn tới thiên đàng là qua Thân Vị của Đức Chúa Jêsus Christ. Người ta cần phải biết rõ tội lỗi đang gây chết chóc. Người ta cần phải biết rõ có một Địa Ngục thực sự cần phải tránh né và một Thiên Đàng thực cần phải kiếm cho được. Người ta cần phải biết rõ Đức Chúa Trời vẫn tìm kiếm loại tấm lòng biết ăn năn và đời sống được thay đổi. Người ta cần đến lẽ thật!
Không phải ai cũng bị ru ngủ để thiếp đi bởi sự giảng yếu ớt, xanh xao trong thời buổi nầy! Có người vẫn muốn nghe lẽ thật. Một số người vẫn muốn được đương diện với những sự thực của Ngôi Lời. Hạng người ấy muốn được trưởng dưỡng. Phần còn lại, hạng người không muốn nghe lẽ thật, cần phải biết đối diện! Có nhiều người ở đó họ chẳng muốn nghe lẽ thật. Kinh Thánh nói cho chúng ta biết tình trạng nầy sẽ xảy có trong kỳ tận thế, II Timôthê 4.3-4.
Nhu cần dành cho một tiên tri của Đức Chúa Trời giống như Giăng Báptít không hề quan trọng hơn lúc bấy giờ! Hãy cầu nguyện cho hạng người mang trọng trách vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời!)

B. (câu 4a) Cách thực hành của Giăng – Giăng đã làm theo cách khác rất bất thường trong thời của ông, ông đã làm phép báptêm cho người Do thái. Dân chúng trong phần thế giới đó đã thực hành phép báptêm trong một thời gian dài. Khi một người Ngoại trở thành người trở lại với Do thái giáo, người đó sẽ tự mình chịu phép báptêm như một dấu hiệu chỉ ra đời sống họ được thay đổi. Phép báptêm không phải là mới, Giăng đã sử dụng phép ấy.
Giăng đã không làm báptêm cho người ta để khiến họ ra ngay thẳng với Đức Chúa Trời. Cụm từ “giảng phép báp-tem ăn năn, cho được tha tội” không có ý nói rằng người ta chịu báptêm có tội lỗi họ được tha. Họ chịu phép báptêm vì tội lỗi họ đã được tha. Họ đến với Giăng rồi bị nhúng vào sông Giôđanh để tuyên bố công khai rằng đời sống họ đã được thay đổi bởi quyền phép của Đức Chúa Trời. Họ đã chịu phép báptêm để dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời là Đấng đã tha tội cho họ và khiến cho họ được trọn lành. Nói cách khác, phép báptêm nầy nói về sự thay đổi đời sống!

(Lưu ý: Đấy là những gì phép báptêm tiêu biểu cho. Người ta không chịu phép báptêm để được cứu; họ chịu phép báptêm vì họ đã được cứu. Phép báptêm là hình ảnh nói tới một người chịu chết đi đời sống tội lỗi cũ và sống lại với đời mới của sự nên thánh.
Theo phương thức mọi người chịu đến với Chúa Jêsus rồi được cứu bởi ân điển của Ngài, họ sẽ trở thành một con người mới, II Côrinhtô 5.17. Họ sẽ sống một loại đời sống mới. Họ sẽ có những ao ước mới. Họ sẽ sống thật khác biệt. Chúa Jêsus làm thay đổi từng đời sống mà Ngài chạm đến!)

C. (câu 5) Quyền phép của Giăng – Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng có nhiều người sống trong khu vực đó đã đến với Giăng Báptít để chịu phép báptêm. Số người nầy đã thực hiện một sự phá vỡ với quá khứ của họ và đã được thay đổi bởi quyền phép của Đức Chúa Trời. Có người ước tính rằng có tới 300.000 người đã chịu Giăng cùng các môn đồ làm phép báptêm cho.
Mục tiêu ở đây, số người nầy đã đi bộ khoảng 20 dặm đường. Khi họ đến nơi Giăng sinh sống, ông đã đối xử với họ giống như những người Ngoại. Điều nầy đã làm rung động cõi lòng của họ! Ở đây, nhà truyền đạo nầy đã nói cho họ biết họ chẳng tốt lành gì hơn những người Ngoại. Khi họ phải đương diện với tội lỗi, họ đã nhìn thấy tội lỗi của mình rồi họ chịu ăn năn. Khi họ ăn năn, Đức Chúa Trời đã tha thứ cho họ!
Giăng chỉ giảng Lời của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đã tôn cao Lời của Ngài. Người ta đã đáp ứng với sự giảng dạy của Giăng Báptít và họ chạy đến với ông tuyên xưng tội lỗi của họ ra rồi xây khỏi cách sống tội lỗi của họ.
Tất nhiên, không phải ai cũng vui sướng với chức vụ của Giăng. Người Pharisi và người Sađusê đã đến xem điều gì đã xảy ra. Họ đến để chỉ trích, phê phán Giăng cùng sứ điệp của ông. Khi ông thấy họ đến, ông đã quở họ về tình trạng giả hình của họ và đã kêu gọi họ cũng nên ăn năn, Mathiơ 3.7-10. Họ đã từ chối lời yêu cầu của Giăng và cứ tiếp tục sống trong tội lỗi của họ.

(Lưu ý: Chúng ta đang sống thời buổi khó khăn về mặt thuộc linh. Có một xu hướng nhắm vào việc tìm kiếm thứ tôn giáo nào trông hiền lành. Những nhà truyền đạo nào gọi tội lỗi đích danh và người nào kêu gọi dân chúng hãy ăn năn thì càng ít ỏi dần đi trong thời buổi nầy. Nhưng, chúng ta vẫn đang hoạt động trong một thời buổi mà Đức Chúa Trời sẽ chúc phước cho Lời của Ngài. Nếu Lời của Ngài được rao giảng và Kinh Thánh chép rằng, Đức Chúa Trời sẽ tôn cao Lời ấy, Êsai 55.11. Người ta vẫn cần được nói cho họ biết họ là hạng tội nhân. Người ta vẫn cần phải đương diện với nhu cần phải ăn năn chân chính. Người ta vẫn cần bị lay động mọi lúc mọi khi!
Vì vậy, đừng thất vọng nếu Hội Thánh như đang đi xuống dốc. Đừng lo khi họ gọi chúng ta là lỗi thời và lạc lối. Hãy để cho họ lấy làm vui về sự giảng dạy, ca hát, tung hô và thờ phượng của chúng ta. Đức Chúa Trời vẫn gặp gỡ với chúng ta và mọi sự đấy mới thực sự là vấn đề! Từng hồi từng lúc Ngài đã vượt qua và đem theo với Ngài mùi hương của sự vinh hiển. Từng hồi từng lúc Ngài sẽ phán với từng linh hồn hư mất và họ sẽ chạy đến với Chúa Jêsus và được cứu. Từng hồi từng lúc Ngài sẽ kêu gọi thánh đồ lạc lối của Đức Chúa Trời quay về quê hương với Chúa Jêsus. Ngài vẫn còn đang hành động. Ngài vẫn còn tôn cao Lời của Ngài. Vì lẽ đó, chúng ta cần phải trụ lại trên đường chạy và tiến bước vì sự vinh hiển của Ngài cho đến khi Ngài đến!)

III. GIĂNG VÀ TÁC PHONG CỦA ÔNG (câu 6)
A. Trang phục của ông – Giăng đã không mặc loại áo đẹp trang trí cho thân thể như người Pharisi và người Sađusê. Ông không bị cuốn theo những thứ tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Y phục của ông vốn xù xì giống như sứ điệp của ông. Ông là một con người của sa mạc và đã ăn mặc giống như một con người của sa mạc. Ông chẳng chạy theo thời trang.
B. Thức ăn của ông – Ông tránh né những thứ đồ ăn ngon của cung điện và ưa thích thức ăn của người sống trong sa mạc. Ông đã nhận lấy mật từ những vầng đá và đã sống luôn như thế khi ông tin cậy Chúa chu cấp cho. Ông là một con người bình thường, không chạy theo những thứ lôi cuốn và hấp dẫn của thế gian nầy. Do đó, thực đơn của ông đã được cân đối. Châu chấu là đạm và mật là hydrat-carbon. Giăng là một con người cân đối biết thỏa lòng với những điều cơ bản của cuộc sống.

(Minh họa: Tác phong của ông cũng bất thường giống như sứ điệp của ông. Giăng Báptít là một người kỳ quặc, thậm chí trong thời của ông. Hãy hình dung thể nào nhân vật nầy xuất hiện trước những kẻ nhìn thấy ông. Ông là một người Naxirê, Luca 1.15. Nói như thế có nghĩa là mái tóc và hàm râu của ông chưa hề được cắt tỉa. Người Naxirê thường để râu của họ trong mấy cái túi đeo bên hông để tránh đạp phải nó. Mái tóc của họ thắt thành 7 lọn và để sau lưng, dài chạm đất (Minh họa: Chúng ta sẽ phản ứng thế nào nếu Giăng đến giảng tại nhà thờ của chúng ta?)
Ông bước ra khỏi đồng vắng ăn mặc trang phục dị hợm của một vị tiên tri. Ông đến gặp dân chúng Israel với chính tinh thần đối đầu có trong Êli 800 năm trước. Ông đến giảng đạo với năng quyền! Thực vậy, Giăng bất thường đến nỗi ông chưa hề được mời đến giảng trong Đền Thờ và các nhà hội. Họ không sử dụng con người nào giống như ông! Họ không muốn phải đối đầu. Họ không muốn chiếc xe bò nhỏ chở táo của họ bị lật đổ. Họ đã đóng chiếc xe ấy và họ không muốn một kẻ lập dị nào đến hủy diệt đế quốc tôn giáo nho nhỏ mà họ đã dựng lên.
Giăng đã đến với cái bề ngoài dị thường đó. Ông đã đến với một sứ điệp thật mạnh mẽ. Ông đã lạc bước với thời buổi của ông, song Đức Chúa Trời đã ở cùng ông. Đức Chúa Trời đã sử dụng Giăng Báptít theo một đường lối thật lạ lùng để thể hiện ra một chức vụ đầy năng quyền.
Nếu Giăng dạy chúng ta bất cứ điều chi hôm nay, ông dạy cho chúng ta biết lẽ thật mà chúng ta không thấy phù hợp với đời nầy. Ông dạy cho chúng ta biết sống khác biệt là an toàn đấy. Chúng ta có thể ăn mặc thật khác biệt. Chúng ta có thể nói năng thật khác biệt. Chúng ta có thể sống thật khác biệt. Và nói như thế chẳng có nghĩa là chúng ta đang sống lập dị đâu; nói như thế có nghĩa là chúng ta có một ao ước muốn đồng đi với Chúa và tôn vinh Ngài.
Mọi sự đều an toàn nếu bạn không sống theo như thế gian sống. Mọi sự đều an toàn nếu bạn không làm những việc theo như thế gian làm. Mọi sự đều an toàn nếu bạn không uống rượu, chửi rủa, hút ma túy hay đi hoang. Mọi sự sẽ an toàn nếu bạn bước lên giường hôn nhân khi còn đồng trinh. Mọi sự đều an toàn nếu bạn đi nhà thờ ba lần hay nhiều lần trong một tuần lễ; hãy dâng phần mười; hãy dự Lớp Trường Chúa Nhật rồi sống như một thánh đồ. Mọi sự đều an toàn nếu bạn tung hô, cầu nguyện và làm chứng đạo. Mọi sự đều an toàn khi sống khác biệt nếu Chúa Jêsus đã dựng nên bạn thật khác biệt! Và, nếu Ngài đã cứu linh hồn bạn, Ngài đã làm mọi sự ấy, Minh họa: Giăng 3.3, 7.
Chúng ta không nên để cho thế gian nầy đẩy chúng ta vào khuôn khổ của nó, Rôma 12.1-2. Chúng ta phải tự mình đầu phục Chúa, phân rẻ ra khỏi đời nầy, II Côrinhtô 6.17, và để cho Ngài nắn đúc chúng ta ra giống theo ảnh tượng của Ngài! Không hề xấu hổ vì bạn là ai và không hề bị xấu hổ vì bạn không phải là người ấy!)
IV. GIĂNG VÀ SỨ ĐIỆP CỦA ÔNG (các câu 7-8)
(Minh họa: Những câu nầy cung ứng cho chúng ta nội dung sứ điệp của Giăng. Ông không rao giảng để gây dựng tên tuổi và tiếng tăm của ông. Giăng đã rao giảng để chỉ cho người ta thấy một người khác. Ông đã giảng đạo để chỉ cho người thấy Chúa Jêsus. Những câu nầy nói cho chúng ta biết sứ điệp của Giăng Báptít nói tới điều gì).
A. (câu 7) Sứ điệp của một tôi tớ khiêm nhường – Giăng Báptít là một nhà truyền đạo rất dạn dĩ. Ông đã sấm sét nghịch lại tội lỗi và đã kêu gọi người ta phải ăn năn. Thế nhưng, khi ông bắt đầu nói về Đức Chúa Jêsus Christ, Giăng đã trở thành một nhà truyền đạo rất khiêm ty. Ông nói cho người ta biết, ai nghe ông giảng đạo đều biết sánh với Chúa Jêsus, ông chẳng là gì cả! Ông nói cho họ biết thậm chí ông không đáng để làm công việc của kẻ nô lệ thấp hèn nhất ở trong nhà. Giăng nói: “Ta chẳng là gì cả, nhưng Ngài là mọi sự!” Giăng nói: “Ta không đến để kêu gọi dân chúng đến với ta; ta đến để chỉ cho người ta đến với Ngài!” Đấy là một sự khiêm nhường còn thiếu thốn trong thời buổi nầy.
Sự kiện nầy làm nổi bật lên một trong những lý do dân chúng từ chối không chịu xử lý với tội lỗi của họ. Dân chúng thường sánh họ với tiêu chuẩn sai lầm. Nếu bạn nhìn quanh, bạn có thể luôn luôn tìm thấy ai đó đang sống tệ hại hơn bạn sống. Bạn có thể nắm lấy họ rồi nói: “Hãy xem kìa, khi được sánh với người nầy, tôi cũng đâu có tệ lắm đâu”. Sự ấy có thể là thực đấy, nhưng nếu bạn thành thật sánh đời sống mình với Đức Chúa Jêsus Christ, bạn sẽ thấy mình thực sự tệ hại đến dường nào!
Dân chúng kéo nhau đến với Giăng. Ông có lỗ tai của cả nước. Ông có nhiều người phục theo ông. Thế nhưng, khi Giăng nhìn thấy Chúa Jêsus, Giăng đã nhìn thấy mình khốn khó là dường nào! Khi Giăng nhìn thấy Chúa Jêsus, ông thấy Giăng chẳng là gì hết và Chúa Jêsus là mọi sự. Đấy là lý do tại sao Giăng bằng lòng bước qua một bên để cho Chúa Jêsus sáng hực ra, Giăng 3.30.
Đấy là lý do tại sao Giăng tôn cao Chúa Jêsus! Ông vốn biết rõ nếu người ta có thể nhìn thấy Chúa Jêsus họ có thể nhìn thấy bản thân họ như vốn có thực vậy. Nếu họ nhìn thấy bản thân họ như họ vốn có thật vậy, họ sẽ nhìn thấy nhu cần của họ về Chúa Jêsus. Họ sẽ muốn Chúa Jêsus trở thành Chúa và Cứu Chúa của họ. Vì thế, Giăng đã chỉ cho người ta thấy Chúa Jêsus.
Đấy là sứ điệp mà người ta rất cần đến trong thời buổi nầy! Nếu người ta có thể nhìn thấy Chúa Jêsus, dù họ đã được cứu hay chưa, họ sẽ có một ao ước muốn hạ mình xuống trước mặt Ngài. Họ sẽ bằng lòng sấp mình xuống trước mặt Ngài trong ơn cứu rỗi, thuận phục và hầu việc.
B. (câu 8) Sứ điệp nói tới mới Cứu Chúa thánh khiết – Giăng cũng nói cho họ biết khi Chúa Jêsus ngự đến, Ngài sẽ thực hiện một công tác thuộc linh trong tấm lòng họ. Bạn thấy đấy, Giăng đã sử dụng một yếu tố vật chất, là nước, để làm phép báptêm cho thân thể của họ. Chúa Jêsus sẽ sử dụng yếu tố thuộc linh, là Đức Thánh Linh, để làm phép báptêm cho linh hồn họ. Giăng đang nhận họ và đặt họ dưới nước trong một biểu tượng về sự họ ăn năn. Chúa Jêsus sẽ nhận lấy họ và Ngài sẽ thanh tẩy hết tội lỗi của họ bằng huyết của Ngài và Ngài sẽ ban cho họ một đời mới.
Giăng không kêu gọi người ta đến với tôn giáo. Họ đã có đủ về tôn giáo rồi. Giăng Báptít đã chỉ cho người ta thấy một Cứu Chúa, Ngài có thể cứu linh hồn họ, tha thứ tội lỗi họ và thay đổi đời sống của họ. Bằng phương thức ấy, Chúa Jêsus vẫn có thể làm những việc đó! Hết thảy những ai đến với Ngài bởi đức tin đều sẽ được cứu, được thay đổi và được tha tội. Và, thật là dễ kêu cầu với Ngài bởi đức tin, Công Vụ các Sứ đồ 16.31; Rôma 10.9, 13.

Phần kết luận: Sứ điệp mà Giăng Báptít đã rao giảng là một sứ điệp bất thường. Ông không rao giảng để tìm kiếm sự ưu đãi của loài người. Ông đã không giảng để được thăng tiến trong chức vụ. Ông không rao giảng để lôi cuốn đám đông. Ông đã rao giảng một sứ điệp rất đơn sơ về một Cứu Chúa kỳ diệu có tên là Jêsus. Ông đã rao giảng một sứ điệp đơn sơ về nhu cần của người ta phải xử lý thành thực với tội lỗi của họ. Ông đã rao giảng một sứ điệp mà những người đó cần phải nghe và ông đã rao giảng một sứ điệp mà chúng ta cũng cần phải lắng nghe nữa.
Có phải Chúa đã phán với bạn qua sứ điệp nầy không? Có phải bạn ý thức được nhu cần phải đến với Chúa Jêsus để được cứu không? Nếu phải thế, thì bạn có thể được cứu đấy! Nếu bạn đến với Ngài và ăn năn tội lỗi của mình và kêu cầu Ngài bởi đức tin, Ngài sẽ cứu vớt linh hồn bạn, tha tội cho bạn và thay đổi đời sống bạn.
Có thể bạn đã bước đi xa cách Chúa và không gần gũi Ngài như bạn từng có. Bạn có thể về đến quê hương! Đức Chúa Trời cung ứng những cơ hội thứ hai.
Nguyện bạn thức tỉnh về đường lối mà bạn đã được dạy dỗ. Nguyện bạn đang nghe tiếng gọi báo động của các nhà thờ hiện đại đang kêu gọi bạn phải tránh xa những đường lối cũ. Nếu bạn cần phải đến và tiếp thu một số việc cần phải liệu định với Đức Chúa Trời, bạn có thể làm điều đó.
Bất cứ nhu cần có thể là gì ngay hôm nay, Chúa Jêsus có thể và sẽ thỏa mãn chúng, nếu bạn chịu đem chúng đến mà gặp Ngài!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét