Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Khải huyền 1:1-3: "Sự Mặc Thị Của Quyển Sách"


Ngược về với tương lai
Bài giảng #1

Phần giới thiệu loạt bài giảng sách Khải huyền. Trong phần nghiên cứu nầy, chúng ta sẽ bắt tay vào một chuyến phiêu lưu đầy phấn khích. Chúng ta sẽ nghiên cứu sách Khải huyền nói tới Đức Chúa Jêsus Christ. Đây là một quyển sách kỳ diệu. Sách ấy bị hiểu sai, giải thích sai và lý giải sai bởi nhiều người. Sách Khải huyền bị tránh né vì dường như nhiều người tin rằng sách ấy khó hiểu lắm, còn đọc, nghiên cứu và giảng dạy từ sách ấy chỉ sẽ dẫn tới sự nhầm lẫn. Thật đáng buồn, vì bất cứ ai dành thì giờ nghiên cứu sách Khải huyền không bao lâu sẽ khám phá ra rằng sách ấy chẳng khó hiểu lắm đâu. Thực vậy, quyển sách chỉ không rõ nét đối với người không tin Chúa mà thôi, Luca 8.10; I Côrinhtô 2.14. Phần nghiên cứu tỉ mỉ quyển sách cũng sớm khám phá ra sự thực là Đức Chúa Jêsus Christ được tỏ ra trong sáng hơn Ngài hiện diện ở bất kỳ chỗ nào khác trong Lời của Đức Chúa Trời. Đây là quyển sách không nên tránh né; đây là quyển sách cần phải đọc và nghiên cứu.
Vì thế, bắt đầu hôm nay, tôi muốn chúng ta bắt lấy cuộc hành trình. Không phải một hành trình đến bất cứ một địa điểm nào về mặt địa ký, mà là chuyến hành trình nhắm đến tương lai. Tôi muốn lần qua quyển sách kỳ diệu nầy từng đoạn một và đưa đến bạn một loạt bài giảng mà tôi thích đặt cho đề tựa là Ngược Về Với Tương Lai.
Qua cách giới thiệu, tôi muốn nhắc vắn tắt bốn phương pháp giải kinh mà người ta sử dụng khi họ tiếp cận với sách Khải huyền. Cách thức bạn tiếp cận với quyển sách nầy sẽ quyết định cách thức bạn giải thích nó; và cách bạn giải thích nó sẽ quyết định những gì bạn sẽ nhận lãnh từ nơi nó. Có bốn cách giải thích chính cho sách Khải huyền. Đấy là:
1. Lối giải thích thiên về với quá khứ (Preterist Interpretation) – Quan điểm nầy nhìn xem các biến cố được ghi lại trong sách Khải huyền như là bản tường trình lịch sử những biến cố của thế kỷ đầu tiên. Nhận định nầy đòi hỏi một niềm tin cho rằng Chúa Jêsus đã trở lại với đất rồi, và nó bất chấp sự kiện cho rằng sách Khải huyền xưng nhận rằng nó có nội dung tự nhiên rõ ràng là nói tiên tri, 1.3; 22.7, 10, 18-19.
2. Lối giải thích lý tưởng (Idealist Interpretation) – Đây là quan điểm theo phái tự do. Người hay lý tưởng hóa nhìn xem sách Khải huyền giống như một tuyển tập những biểu tượng và truyện tích được dàn dựng để mô tả cuộc xung đột giữa thiện và ác. Nhận định nầy không xem các biến cố trong sách Khải huyền là những biến cố có thật, mà là những chuyện thần thoại và hư cấu.
3. Lối giải thích theo chủ nghĩa lịch sử (Historicist Interpretation) – Quan điểm nầy xem sách Khải huyền là tổng quan chung chung về lịch sử Hội Thánh. Nó xem sách nầy là khoảng thời gian lịch sử Hội Thánh kể từ kỷ nguyên sứ đồ đến thì hiện tại nầy. Hầu hết các biến cố trong sách nầy bị xem là những sự cố xảy ra trong quá khứ. Người nào giữ theo trường phái giải thích nầy thường hay thuộc linh hóa câu gốc và xem đấy hoàn toàn là biểu tượng. Quan điểm nầy bất chấp những lời xưng nhận của quyển sách là lời tiên tri và cung ứng cách lý giải linh tinh và những ứng dụng kỳ lạ của câu gốc.
4. Lối giải thích theo thuyết vị lai (Futurist Interpretation) – Quan điểm nầy nhìn vào sách Khải huyền xem các biến cố còn ở thì tương lai. Nhận định nầy cho rằng sách Khải huyền tự nhiên thiên hẳn về phương diện tiên tri. Quan điểm nầy có một sự tiếp cận cụ thể với lối giải thích. Lối giải thích theo thuyết vị lai cho rằng mọi sự cố trong sách Khải huyền đều là những biến cố cụ thể. Con người, địa điểm và những điều xảy ra không bị thuộc linh hóa và gạt bỏ lãnh vực biểu tượng và huyền thoại. Mọi sự trong quyển sách nói từ sự cất lên của Hội Thánh đến sự đến lần thứ hai của Chúa Jêsus với một vương quốc ngàn năm, được xem là một biến cố có thật, cụ thể và còn trong tương lai. Đây là trường phái giải thích duy nhứt xem sách Khải huyền y như nó đã được viết ra và mục đích rõ ràng mà vì đó sách được viết ra, 1.1, 3. Đây là lối giải thích mà chúng ta sẽ lần theo cho phần nghiên cứu của chúng ta.
Sau đây là một vài tư tưởng đề ra bối cảnh cho phần chúng ta nghiên cứu quyển sách nầy.
Niên đại: Năm 95SC – Nhiều người theo chủ nghĩa tự do tìm cách đặt niên đại cho quyển sách, nhưng chẳng có bằng chứng nào cho những lời xưng nhận của họ và bằng chứng vững chắc nhứt đặt niên đại cho sách nầy nằm trong thế kỷ thứ nhứt.
Trước giả: Giăng môn đồ được yêu, cũng là vị Sứ đồ đã viết sách Tin Lành và ba thư tín mang tên ông. Điều nầy thực sự không nằm trong tranh cãi theo như vấn đề đã được trình bày rất rõ ràng:1.1, 4, 9; 22.8.
Đề tựa: Sự khải thị về Đức Chúa Jêsus Christ. (Minh họa: Không phải “những phát hiện”) Từ ngữ Khải huyền dịch theo tiếng Hylạp avpoka,luyij apokalupsis {ap-ok-al'-oop-sis} có nghĩa là “một sự tiết lộ”. Có nhiều điều sẽ được nói tới về từ ngữ đó trong một phút đồng hồ.
Câu gốc: Khải huyền 1.19 – Câu nầy cung ứng phần tóm tắt sáng sủa, có ba phần đối với những biến cố trong sách Khải huyền. Câu nầy cũng là chìa khóa cho sự suy hiểu quyển sách. Khải huyền là quyển sách duy nhứt trong Kinh Thánh chứa phần tóm lược thiêng liêng đã được cảm thúc của nó. Phần tóm lược được sắp xếp như sau:
I. Những sự ngươi đã thấy – Chương 1
II. Những việc nay hiện có – Chương 2-3
III. Những việc sau sẽ đến – Chươngs 4-22
Lai lịch: Quyển sách nầy đã được viết ra trong suốt thời kỳ tối tăm của Hội Thánh đầu tiên. Họ đã gánh chịu sự bắt bớ dưới bàn tay sắt của các Hoàng đế La mã. Quyển sách nầy đã được viết ra để cung ứng hy vọng, sự yên ủi và sự khích lệ trong những khốn khó mà họ đã đối diện với. Quyển sách nầy cũng được viết ra để giúp cho họ biết thể nào chương trình của Đức Chúa Trời sẽ được bày tỏ ra! Họ được dựng nên để hiểu rõ rằng Đức Chúa Trời có một chương trình cho tương lai, và chương trình của Ngài bao gồm sự hủy diệt Satan, tội lỗi và thế giới độc ác nầy; và sự cứu chuộc loài thọ tạo và tuyển dân của Đức Chúa Trời, và sự tôn vinh Đức Chúa Jêsus Christ. Chương trình vĩ đại nầy sẽ hình thành những khuôn khổ càng rõ nét hơn khi chúng ta lần qua những trang của quyển sách nầy.
Điều tối thiểu bạn cần phải biết. Quyển sách nầy là quyển sách nói tiên tri. Nó nói tới các biến cố trong tương lai với lối nói có tính cách biểu tượng. Tuy nhiên, lối nói đó đã được xác định và giải thích rất rõ ràng.
Đây là quyển sách được gắn chặt chẽ với Cựu Ước. Trong 404 câu của sách Khải huyền, 278 câu đề cập tới Cựu Ước. Trong 278 câu đó, có hơn 800 cách ám chỉ tới các sự cố trong Cựu Ước. Vì thế, một sự hiểu biết năng động về toàn bộ Kinh Thánh là cần thiết để hiểu rõ mọi sự đang diễn ra trong sách nầy.
Sách Khải huyền và sách Sáng thế ký đứng trụ như cốt lõi quan trọng nói tới sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Nhiều việc có phần khởi sự của chúng trong sách Sáng thế ký đều có phần kết cuộc của chúng trong sách Khải huyền. Những việc như tội lỗi, Satan, sự sáng tạo, sự rủa sả, trời, đất, sự cứu chuộc, v.v…, hết thảy đều kết thành vòng tròn theo thời gian bạn đến với sách Khải huyền.
Bây giờ, bấy nhiêu đó là đủ cho phần giới thiệu. Tôi hy vọng tôi không làm cho bạn phải lạc lỏng. Nếu bạn có mặt ở đây, chúng ta hãy bắt đầu chuyến hành trình qua quyển sách kỳ diệu, quan trọng nầy. Chúng ta hãy đi “Ngược Về Với Tương Lai”.


Khải huyền 1.1-3
SỰ MẶC THỊ CỦA QUYỂN SÁCH
Phần giới thiệu: Trong ba câu đầu nầy, chúng ta được cung ứng cho một lời giới thiệu vững chắc chỉ ra nội dung và mục đích của quyển sách nầy. Chúng ta hãy đào sâu vào mấy câu nầy trong vài phút rồi tìm cách mót lấy một sự hiểu biết long trọng hơn trong mọi sự mà chúng ta sẽ nghiên cứu và khi những tuần lễ nầy trôi qua. Tôi muốn đặt đề tựa cho phần nghiên cứu đầu tiên của chúng ta là “Sự Mặc Thị Của Quyển Sách”. Ba câu ngắn ngủi nầy tỏ ra một số nguyên tắc quan trọng quản trị nội dung của sách Khải huyền.
I. NHÂN VẬT CỦA SÁCH KHẢI HUYỀN (câu 1a)
A. Quyển sách nầy là quyển sách nói tới Chúa Jêsus! Quyển Kinh Thánh của bạn đã đặt đề tựa cho sách nầy là “Khải thị thiêng liêng của Thánh Giăng”. Đấy là đề tựa được gắn cho quyển sách nầy theo một số người. Tuy nhiên, đề tựa thật của sách nầy đã được cung ứng cho trong câu 1. Đề tựa ấy được gọi là “Sự mặc thị của Đức Chúa Jêsus Christ”. Đấy là những gì quyền sách nầy muốn nói tới.
B. Đức Chúa Jêsus Christ là lẽ đạo của Kinh Thánh. Bạn có thể nói rằng Kinh Thánh là quyển sách nói về “Ngài”. Đây là quyển sách nói về Ngài! Mọi sự trong Kinh Thánh đều chỉ ra Chúa Jêsus ở phương diện nầy hay phương diện khác. Bạn có thể tìm gặp Ngài trên từng trang giấy, trên từng chương, và trong từng biến cố. Thế nhưng, sách Khải huyền, còn đặc biệt hơn bất cứ sách nào khác trong Kinh Thánh, là một quyển sách nói về Ngài! Đây là một sự “mặc thị” hay một “tiết lộ” về Thân Vị, các mục đích, những chương trình, quyền phép, và sự thăng hoa của Đức Chúa Jêsus Christ.
C. Khi Chúa Jêsus còn sống ở đây lần đầu tiên, Ngài đã bị che giấu. Hầu hết người ta đều không nhận ra Ngài chính là Đức Chúa Trời, mặc dù Ngài đã và đang là Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt, Philíp 2.5-8. Kinh Thánh cho biết như thế ở I Côrinhtô 2.8 rằng nếu họ nhìn biết Chúa Jêsus là ai, họ sẽ chẳng đóng đinh Ngài trên thập tự giá đâu.
Giờ đây, có một cơ hội khi bức màn xác thịt được vén lên và sự vinh hiển Ngài được tỏ ra. Điều nầy đã xảy ra trên Núi Hóa Hình, Mathiơ 17.1-8. Ở đó, sự vinh hiển thiên thượng bị che đậy dưới xác thịt con người của Ngài bị hở ra. Tuy nhiên, biến cố đó chỉ được chứng kiến bởi Phierơ, Giacơ và Giăng. Số người còn lại không nhìn thấy sự vinh hiển của Ngài.
Khi thế gian nhìn xem Chúa Jêsus, mọi sự họ trông thấy là cảnh nghèo khổ, nhân tính của Ngài. Họ đã nhìn thấy một người thợ mộc xuất thân từ thành Naxarét. Có kẻ nhìn thấy một người mới phất lên; một người với sự dạy lạ lùng và nguy hiểm. Nhận định sau cùng thế gian đã có về Chúa Jêsus là họ nhìn thấy một tội phạm bị kết án, gục chết trong đau buồn, xấu hổ và khổ sở trên thập tự giá của người Lamã.
D. Sách Khải huyền cho chúng ta biết rằng thế gian không nhìn thấy sự cuối cùng của Chúa Jêsus! Ngài sẽ tái lâm. Khi Ngài đến lần thứ hai, Ngài không bị định cho một thập tự giá, mà cho một mão triều thiên. Ngài không đến như một Chiên Con chịu thương khó đâu, mà là một Chúa Tể. Ngài không đến trong xấu hổ và khó nghèo nữa, mà trong đại quyền đại vinh. Có một ngày sắp đến, khi Đức Chúa Jêsus Christ ngự đến và được tỏ ra cho cả thế gian trông thấy. Họ sẽ nhìn thấy y như Ngài có vốn thật vậy. Đây là sự dạy rõ ràng của Kinh Thánh, I Côrinhtô 1.7 (chữ “hiện đến” là “apokalupsis”); II Têsalônica 1.7 (chữ “hiện đến” là “apokalupsis”); I Phierơ 1.7 (chữ “hiện ra” là “apokalupsis”). Bạn có tiếp thu được bức tranh chưa? Chúa Jêsus sẽ ngự đến và cả thế gian sẽ trông thấy Ngài y như vốn có thật vậy, Khải huyền 1.7.
E. Khi các chương của sách nầy mở ra, chúng ta sẽ thấy Chúa Jêsus là giải pháp cho mọi nan đề của trần gian. Chúng ta sẽ thấy rằng Ngài là nguồn hy vọng duy nhứt cho con người sa ngã. Chúng ta sẽ thấy một thế giới trong loạn lạc và đại nạn, còn Chúa Jêsus là giải đáp cho nhu cầu. Chúng ta sẽ thấy khi mọi sự qua đi; khi tội lỗi, Satan và buồn rầu hết thảy đều bị đánh bại; Chúa Jêsus vẫn sẽ là Chúa tể. Bất chấp bạn đang đối diện với điều gì hôm nay, hãy nhớ rằng Đức Chúa Jêsus Christ là giải đáp. Ngài là nguồn hy vọng duy nhứt của chúng ta. Ngài là “đường đi, lẽ thật và sự sống, chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha”.
F. Chúng ta sẽ nhìn thấy lời hứa của Đức Chúa Trời cho Chúa Jêsus ở Philíp 2.9-11 được ứng nghiệm trong quyển sách nầy. Chúa Jêsus đã đến với thế gian nầy để phó mạng sống Ngài cho nhân loại. Ngài đã đến để tỏ ra Đức Chúa Trời và chuộc lấy kẻ được chọn của Đức Chúa Trời. Ngài đã phó mạng sống Ngài cho chúng ta và Đức Chúa Trời đã hứa tôn cao Ngài vì cớ đó. Chúng ta sẽ nhìn thấy điều đó được hoàn tất trong quyển sách nầy.
Câu 1 chép: “mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài”. Điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ, khi Chúa Jêsus trở thành một con người, Ngài đã tình nguyện bỏ đi sự sử dụng một số thần quyền của Ngài. Khi Chúa Jêsus còn ở đây, Ngài chỉ nói rằng Ngài không biết giờ giấc sự hiện đến của chính Ngài, Mác 13.32. Có người tin rằng sách Khải huyền là Đức Chúa Trời ban cho phần thông tin nầy về Chúa Jêsus. Nhưng, có một vấn đề với nhận định nầy; quyển sách nầy không nói cho chúng ta biết ngày và giờ khi Chúa Jêsus sẽ hiện đến. Tuy nhiên, sách ấy cung ứng một khải thị đầy đủ về sự vinh hiển Ngài sẽ tỏ ra và nhận lãnh trong tương lai.
II. MỤC ĐÍCH CỦA SỰ MẶC THỊ (câu 1b)
A. Mục đích của sách nầy đã được trình bày rất rõ ràng ở câu 1: “đặng đem tỏ ra cùng tôi tớ Ngài những điều kíp phải xảy đến”. Quyển sách nầy được ban cho dân sự của Đức Chúa Trời để họ có thể hiểu được chương trình chủ động của Đức Chúa Trời cho thì tương lai. Câu 3 nhắc cho chúng ta nhớ rằng quyển sách nầy là quyển sách của “lời tiên tri”. Bây giờ, có hai loại lời tiên tri. Một ý nghĩa của lời tiên tri là “nói trước”. Đấy là điều tôi sẽ nói ngay bây giờ đây. Tôi sẽ lấy Lời của Đức Chúa Trời rồi tôi “nói trước” Lời ấy. Có một ý nghĩa trong đó giảng dạy là nói tiên tri. Cách dùng khác của chữ mang ý tưởng “nói ra”. Nghĩa là, về sự tỏ ra những lẽ thật và các sự cố trước khi chúng xảy ra. Cả hai loại nói tiên tri nầy xảy ra trong sách Khải huyền. Khải huyền 1-3 là các chương “nói trước”. Các chương 4-22 là các chương “nói ra”.
B. Mặc khải nầy về Chúa Jêsus đã được ban cho các “tôi tớ Ngài”. Từ ngữ tôi tớ là chữ dou/loj (doulos {doo'-los}). Từ ngữ nầy đề cập tới “kẻ phó mình cho ý muốn của người khác; một nô lệ”. Từ ngữ đó đem vào trong lý trí luật lệ của tôi tớ trong Xuất Êdíptô ký 21.1-6. Nếu một người mắc nợ người kia, người ấy phải lao động trả món nợ đó trong 7 năm nô lệ cho chủ nợ. Cuối 7 năm, món nợ được xem là đã chi trả và tôi tớ ấy được đi tự do. Tuy nhiên, nếu hắn muốn ở lại với chủ và cứ hầu việc người, thì lỗ tai hắn phải được xỏ lỗ để hắn trở thành nô lệ cả đời. Cái lỗ nơi tai sẽ đánh dấu hắn là người phục vụ chủ do chọn lựa, xuất phát từ tình cảm.
Quyển sách nầy được viết ra cho dân sự của Đức Chúa Trời! Người nam hay người nữ bị hư mất sẽ thấy khó nắm bắt được những lẽ thật chứa trong sách nầy vì đấy là những lời được dự trù cho những ai hầu việc Chúa xuất phát từ một tấm lòng đầy tình yêu thương. Như tôi đã nói trước, đây là những vụ việc “được phân biện về mặt thuộc linh”.
C. Kinh Thánh cho chúng ta biết mục đích khác của sách nầy là tỏ ra “những điều kíp phải xảy đến”. Nhiều người đọc chỗ nầy và suy nghĩ tới sự ngắn ngủi của thời gian. Nếu đấy là trường hợp, thì chúng ta có một vấn đề. Thế là đã 2.000 năm kể từ khi những việc nầy đã được viết ra và hầu hết chúng đều chưa ứng nghiệm. Cụm từ nầy chỉ có ý nói rằng khi các sự cố nầy bắt đầu diễn ra, chúng sẽ xảy ra trong khoảng thời gian thật ngắn ngủi. Vì vậy, các sự cố trong sách Khải huyền đã được thiết lập rõ ràng cách đây 2.000 năm qua, nhưng các sự cố bắt đầu mở ra; cái nầy sẽ nối theo cái kia với sự tiếp nối rất nhanh chóng. Từ ngữ “kíp” dịch hai chữ Hy lạp: đó là “en” (en) nghĩa là “với” và “tachos” (tachos) nghĩa là “sự mau chóng; mau lẹ”. Chúng ta có chữ “taxi” ra từ chữ nầy. Bạn cần phải đến một nơi nào đó trong sự vội vàng, vì thế bạn ngoắc một chiếc taxi, bạn sẽ được toại nguyện. Đấy là cách thức các biến cố trong kỳ tận thế sẽ diễn ra. Một khi chúng khởi sự, chúng sẽ “tích tắc giống như chiếc taxi chạy tốc độ” vậy. (Minh họa: Kinh nghiệm của tôi một tài xế người Iran ở Washington, DC).
D. Câu 1 chép rằng Ngài “đã sai thiên sứ đến tỏ những điều đó”. Từ ngữ “thiên sứ” ám chỉ đến một “sứ giả”. Chúa Jêsus gửi lời nầy cho Giăng bởi một sứ giả thiên thượng; giống như sự ra đời bởi nữ đồng trinh đã được loan báo cho Mary. Nhưng, chữ “tỏ” rất là quan trọng cho sự hiểu biết quyển sách nầy. Sát nghĩa, nó có ý nói “cung ứng dấu hiệu”. Nói cách khác, Chúa đang giúp cho chúng ta nhìn biết Ngài sẽ phán bằng ngôn ngữ biểu tượng và bức tranh bằng lời trong sách Khải huyền. Tại sao Chúa sử dụng những dấu hiệu và biểu tượng? Có mấy lý do:
1. Những biểu tượng nầy là mật mã thuộc linh. Hội Thánh trong thời đó đã ở dưới sự bắt bớ kịch liệt lắm. Ngôn ngữ được sử dụng sẽ là rõ ràng cho người được chuộc, song khó hiểu cho kẻ bị mất, họ muốn sử dụng sứ điệp của quyển sách để tấn công các thánh đồ.
2. Ngôn ngữ thay đổi, biểu tượng không thay đổi. Giăng đang ra sức viết về những sợ cố, hình ảnh và con người còn ở phần tương lai xa. Ông không có từ vựng thích ứng để mô tả những điều ông đang xem thấy. Ông sử dụng ngôn ngữ trong thời của ông để mô tả những biến cố trong thời của chúng ta và xa hơn nữa. Đấy là lý do tại sao Chúa gửi sứ điệp nầy bằng những dấu hiệu và biểu tượng. Khi ngôn ngữ đã thay đổi, các biểu tượng vẫn giữ lấy sức mạnh của chúng và chúng vẫn nói hôm nay.
Đừng lo lắng về những dấu hiệu và biểu tượng mà chúng ta sẽ gặp gỡ trong sách nầy. Chúng đã được lý giải rất cẩn thận và trọn vẹn cho chúng ta. Hãy nhớ, đây không phải là một quyển sách có tính che đậy; đây là một sự mặc khải, một sự tiết lộ về lẽ thật đời đời. Chúng ta sẽ gặp gỡ những con số quan trọng mang tính biểu tượng: 3, 4, 6, 7, 12, 666 và hết thảy chúng đều được giải thích trong sách nầy. Chúng ta sẽ đọc về những cây kèn, những cái bát và mấy cái ấn; hết thảy chúng đều được giải thích. Từng biểu tượng chúng ta sẽ gặp gỡ đã được xác định cho chúng ta.
III. TÁC GIẢ CỦA SỰ MẶC THỊ (các câu 1c-2)
A. Giăng đã được định cho phải trở thành tác giả con người. Đây là con trai của Xêbêđê. Ông là người được biết ở Giăng 20.2 và 21.20 là “môn đồ Chúa Jêsus yêu”. Ông là người đã nghiêng đầu trên ngực Chúa Jêsus tại bữa Tiệc Thánh, Giăng 13.23. (Minh họa: Ở đó, ông rất kín đáo trước những bí mật thiêng liêng. Điều đó khiến ông được ở gần Chúa. Ngài tỏ ra nhiều việc với bạn hữu mình, Sáng thế ký 18.17; Giăng 15.15). Ông là người đã bỏ mọi sự mà theo Chúa Jêsus, Mathiơ 4.22. Ông là người đứng bên thập tự giá của Chúa Jêsus khi Chúa bị treo chết ở đó, Giăng 19.26-27. Ông là người đã nhìn vào ngôi mộ trống vào buổi sáng phục sinh và đã tin, Giăng 20.8. Đấy là tác giả của quyển sách nầy! Ông là người bạn trung tín với Chúa Jêsus và là học giả trung thành của Lời Đức Chúa Trời. Giăng nói cho chúng ta biết rằng ông trung tín ghi chép lại mọi sự đã được tỏ ra cho ông. Giống như Giăng đã trung tín ghi chép lại bản tường trình chính xác sự đến lần đầu tiên của Chúa Jêsus, Giăng 19.35; 21.42; I Giăng 1.2; 4.14,ông thuật lại cho chúng ta biết ông sẽ làm y như thế với phần mặc thị nầy đã được Ngài trao cho ông.
B. Những mặc thị nầy đã phủ lấp Cụ Sứ Đồ. Nhưng, ông cung ứng cho chúng ta một bản tường trình rất trung tín về sự mặc thị của Đức Chúa Jêsus Christ.
IV. LỜI HỨA CỦA SỰ MẶC THỊ (câu 3)
A. Đây là quyển sách duy nhứt trong Kinh Thánh được xây dựng trên sự hứa hẹn cho người nào đọc, nghe và ấp ủ sứ điệp. Đức Chúa Trời hứa một ơn phước đặc biệt cho những ai dành thì giờ với quyển sách phước hạnh nầy.
B. Có ba từ ở thì hiện tại được sử dụng để mô tả người nào có thể mong được lãnh hội phước hạnh nầy. Họ phải đọc, nghe và giữ theo.
1. Kẻ đọc – Điều nầy nói tới người nào chịu đọc những lời nầy khi công khai nhóm lại. Trong thời buổi đó, những bản chép Kinh Thánh rất hiếm. Thường thì có một bản sao cho hội chúng, và một người sẽ đứng đọc để hết thảy mọi người đều có thể nghe được hết những lời đọc đó. Người nào đọc quyển sách, được hứa cho một phước hạnh.
2. Kẻ nghe – Điều nầy nói tới hội chúng đang lắng nghe những lời lẽ được đọc lên. Có một ơn phước đặc biệt gắn với việc nghe sách nầy được đọc.
3. Kẻ giữ theo – Điều nầy nói tới những ai đem sứ điệp nầy vào lòng. Người nào nghe theo, tin theo, và sống theo sứ điệp đó có thể trông mong Chúa chúc phước cho họ vì mọi nổ lực của họ về quyển sách nầy.
C. Chúng ta có thể trông mong Chúa trưởng dưỡng chúng ta và dạy dỗ chúng ta khi chúng ta nhắm vào quyển sách quan trọng nầy. Nhưng, chúng ta cũng có thể trông mong Chúa chúc phước cho chúng ta vì chúng ta đang nắm lấy Ngài nơi Lời của Ngài và chúng ta đang đọc, nghe, và giữ theo những lời lẽ của sách tiên tri nầy.
Đấy là lý do tại sao tôi khích lệ bạn hãy nài mời những kẻ bị hư mất đến với những nghiên cứu nầy. Tôi tin Chúa sẽ cứu họ! Hãy nài mời những tín hữu khác nữa; nếu họ đến họ sẽ được phước cùng với chúng ta.
Phần kết luận: Bây giờ, chúng ta được thuật cho biết lý do tại sao quyển sách nầy lại quan trọng đến thế trong phần cuối của câu 3. Ở đây chép: “vì thì giờ đã gần rồi”. Từ ngữ “thì giờ” trong câu nầy không đề cập đến thời gian trên chiếc đồng hồ; nó có ý nói: “thời; kỳ; kỷ nguyên”. Đức Chúa Trời đang nói cho chúng ta biết rằng chúng ta đang ở gần sự cuối rốt của muôn vật và quyển sách nầy sẽ cung ứng cho chúng ta sự giúp đỡ và hy vọng khi chúng ta nhìn thấy sự cuối cùng đang đến gần.
Nếu thì giờ đã gần cách đây 2.000 năm, tại sao những việc nầy chưa xảy ra? Thứ nhứt, cái đồng hồ của Đức Chúa Trời không hoạt động giống như cái đồng hồ của chúng ta. Minh họa: II Phierơ 3.8: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ nên quên rằng ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày”. Đức Chúa Trời làm mọi việc theo thì giờ của chính Ngài và chiếu theo kế hoạch của chính Ngài. Thứ hai, Đức Chúa Trời đang ban cho hạng tội nhân hư mất thì giờ để được cứu trong thời kỳ ân điển nầy, II Phierơ 3.9: “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn”. Và, II Phierơ 3.15: “Lại phải nhìn biết rằng sự nhịn nhục lâu dài của Chúa chúng ta cốt vì cứu chuộc anh em…”.
Quí bạn ơi, nếu bạn có mặt ở đây, đang bị hư mất hôm nay, bạn cần phải đến với Chúa Jêsus và được cứu. Một ngày kia, Ngài sẽ tái lâm và khi ấy sẽ là quá trễ đấy. Bây giờ, nếu Chúa phán với tấm lòng của bạn với bất cứ cấp độ nào trong sứ điệp nầy, tôi nài mời bạn hãy đến trước mặt Ngài và làm theo những gì Ngài đang dẫn dắt bạn phải làm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét