Mác 10:1-12
VỀ SỰ LY DỊ?
Phần giới thiệu: Khi bạn giảng dạy qua các sách của Kinh Thánh, một trong những ơn phước lớn lao, ấy là, chẳng sớm thì muộn, bạn sẽ giảng dạy về từng đề tài mà bạn có thể nghĩ ra. Nhưng, một trong những điều bất lợi, ấy là, chẳng sớm thì muộn, bạn sẽ rao giảng với từng đề tài mà bạn có thể hình dung được. Chúng ta bị buộc phải đối mặt với loại đề tài giống như đề tài đang có ở trước mặt chúng ta hôm nay.
Khi mấy câu nầy mở ra, Chúa Jêsus đang hướng tới số phận của Ngài càng gần hơn. Từng bước, Ngài đang đi từng bước gần với giây phút phó mạng sống Ngài cho dân sự Ngài.
Khi Chúa Jêsus đến gần với thập tự giá hơn, những kẻ thù của Ngài càng gia tăng phần tấn công của họ thêm. Những ai ghét Ngài càng bạo dạn và ác hiểm hơn trong mọi nổ lực của họ để gây cho Chúa Jêsus bị mất tín nhiệm trước mắt của dân chúng và của nhà cầm quyền đang cai trị.
Số người nầy, đặc biệt là người Pharisi và các thầy thông giáo đã tìm cách ngầm phá hoại chức vụ của Chúa trong một vài cơ hội. Trong mấy câu nầy, họ đang thực hiện một nổ lực khác để phá hoại chức vụ của Chúa Jêsus.
Họ đến với Ngài tìm kiếm ý kiến của Ngài về một trong những vấn đề thường bị tranh cãi nhiều nhất vào thời ấy. Họ đến gần Ngài với vấn đề ly dị rất nóng bỏng. Thực sự họ chẳng quan tâm về ý kiến của Chúa đâu, đã có sự cố gắng để đưa Ngài lọt vào một cái bẫy.
Sự việc đối với chúng ta dường như rất kỳ lạ, song ly dị là điều không thể kềm chế được trong xã hội thời ấy hơn là xảy có trong xã hội của chúng ta. Một số sử gia đã lưu ý rằng thật không phải là bất thường cho một người nam Lamã có nhiều vợ, chừng 15 đến 20 người trong trọn cuộc đời của người ấy. Tỉ lệ ly dị giữa vòng dân Do thái không phải là nhiều, song ly dị là một nan đề rất thực trong xã hội thời bấy giờ.
Nó tiếp tục là nan đề trong thời của chúng ta nữa. Có hơn 1 triệu cuộc ly dị ở Mỹ mỗi năm. Thảm họa con người dấy lên từ những cuộc ly dị nầy là không thể tính được. Hãy suy nghĩ vấn đề ấy theo cách nầy, khi một triệu cuộc hôn nhân kết thúc trong ly dị, có ít nhất hai triệu người lớn và vài triệu đứa trẻ bị tác động. Thêm vào với sự phá tán đó, ly dị mang đến cho những gia đình của mấy người ấy, và số người bị ly dị đụng đến phải dao động. Không một người đơn lẻ nào có dính dáng với bất kỳ lãnh vực nào của cuộc ly dị hoàn toàn tránh thoát được sự phá hại. Những ai trong chúng ta đã sống qua điều nầy có thể chứng thực cho thực tại nhọc nhằn của cuộc ly dị và cho nổi đau mà nó đem vào trong một gia đình.
Cái điều phải nói là chúng ta đang sống trong một kỷ nguyện mà gần như mỗi gia đình đều đã bị bàn tay lạnh lùng của ly dị chạm đến. Khi 51% những cuộc hôn nhân ở Mỹ thất bại, nó chỉ ra lý do ly dị là một thực tại có trong hầu hết các gia đình. Vì thế, tôi tiếp cận với đề tài nầy bằng sự sợ hãi và run rẩy.
Tôi nhìn biết rằng tôi đang rao giảng cho một dân sự đã từng trải với sự ly dị. Bạn biết rõ nổi đau, sự xấu hổ và sự rối động mà nó đem đến. Công việc của tôi hôm nay không phải là gây tổn thương cho bất kỳ ai khác hơn bạn đã từng bị tổn thương rồi. Công việc của tôi là tìm cách và rao giảng những điều Chúa Jêsus đã phán dạy về vấn đề nầy trong một phương thức thật tình cảm như có thể được.
Tôi nhìn biết rằng tôi đang rao giảng cho số người từng nắm bắt được những ý kiến rất hay về sự ly dị và về hạng người đã trải qua ly dị. Bổn phận của tôi hôm nay không phải là giảng luận đề tài nầy theo một phương thức nhất trí với mọi niềm tin của bạn hay với những gì bạn đã được dạy dỗ đâu. Bổn phận của tôi hôm nay là rao giảng những gì Kinh Thánh phán dạy về vấn đề nầy như một tư thế khả thi. Cái điều đáng nói là, tôi biết có một số người sẽ không đồng ý với tất cả mọi điều tôi trình bày hôm nay. Hầu hết sẽ nhìn thấy nhiều sự bất đồng với hôm nay.
Khi chúng ta tiếp cận một đề tài như thế nầy, có hai khuynh hướng:
Thứ nhứt, có người tìm cách làm cho tiêu chuẩn của Kinh Thánh phải thấp xuống hầu cho người ta sẽ cảm thấy khá hơn về bản thân họ và những gì họ đã trải qua. Họ muốn chứng tỏ tình yêu thương và họ muốn nhìn thấy không một người nào bị thương tổn.
Thứ hai, một số người có xu hướng vượt quá những gì Kinh Thánh dạy dỗ. Họ muốn chặn đứng dòng chảy của sự ly dị, và tôn cao sự ràng buộc thiêng liêng của hôn nhân, vì thế họ nắm lấy những gì họ xem là thái độ thuộc linh cho vấn đề nầy.
Tuy nhiên, khi bạn tách rời khỏi những gì Kinh Thánh dạy dỗ trong bất kỳ vấn đề nào, làm thế thì người ta sẽ cảm thấy khá hơn về bản thân họ, chớ làm thế chẳng phải là tình yêu thương. Và khi bạn thêm vào với mọi điều Kinh Thánh dạy, đấy chẳng phải là sự thuộc linh đâu. Bất chấp vấn đề có như thế nào, bất kỳ tiêu chuẩn nào của con người có khoan dung hơn cả Kinh Thánh hay nó nghiêm ngặt hơn Kinh Thánh, nhưng nó sẽ chẳng bao giờ tốt đẹp hơn Kinh Thánh được đâu.
Vì vậy hôm nay, tôi muốn giải quyết vấn đề ly dị. Tôi muốn xem xét vấn đề nầy theo quan điểm của thiên đàng. Tôi sẽ không trả lời cho hết thảy các thắc mắc của bạn, tôi dám chắc như thế. Tôi sẽ không làm cho người nào nghe tôi giảng luận hôm nay được đẹp lòng đâu. Mục tiêu của tôi và ước ao của tôi của là như thế thôi. Tôi chỉ muốn trung tín với những gì Lời Đức Chúa Trời phán dạy về vấn đề quan trọng nầy.
Chúng ta hãy nhìn vào phân đoạn Kinh Thánh nầy, và một vài phân đoạn khác xử lý với vấn đề rất quan trọng nầy. Tôi muốn bạn nhìn thấy Người Pharisi Và Cuộc Tấn Công Của Họ; Chúa Và Câu Trả Lời Của Ngài; và Môn Đồ Và Nổi Kinh Ngạc Của Họ. Chúng ta hãy xem xét các tư tưởng khi tôi cố gắng rao giảng với đề tài: Về Sự Ly Dị?
I. NGƯỜI DÒNG PHARISI VÀ CUỘC TẤN CÔNG CỦA HỌ (các câu 1-2)
+ Như tôi đã nói, đây không phải là lần đầu tiên nhóm người nầy tấn công Chúa Jêsus và đây cũng chẳng phải là lần cuối cùng đâu. Ngài đã có một vài cuộc gặp gỡ rồi với hạng người tôn giáo nầy. Trong mỗi lần gặp gỡ, Chúa Jêsus đã thắng hơn những sự luận lẽ của họ và khiến cho họ phải xấu hổ trước mặt dân chúng.
Lần nầy, họ đến với Ngài với một sự luận lẽ mà họ nghĩ là khó thể giải đáp được. Kinh Thánh cho chúng ta biết ở câu 2 rằng họ đến với Ngài “để thử” Ngài. Từ ngữ nầy mang ý tưởng “thử với ác tâm”. Số người nầy đến tìm cách gài bẫy Chúa Jêsus vào một cuộc tranh luận về thần học. Họ tìm cách làm mất sự tín nhiệm của Ngài trước mắt dân chúng. Câu 1 cho chúng ta biết rằng một đoàn dân đông đã nhóm lại để nghe Chúa Jêsus dạy dỗ. Có thể họ đã tìm cách bắt lấy và giết Chúa Jêsus đi.
+ Để hiểu rõ bản chất cuộc tấn công của họ, trước tiên chúng ta cần phải hiểu tình trạng hôn nhân trong xứ Israel vào thời buổi ấy. Hôn nhân trong xứ Israel xưa kia thường không căn cứ vào tình yêu. Thực vậy, ý tưởng về tình yêu lãng mạn là cơ sở cho một cuộc hôn nhân sẽ làm cho người ta cười nhạo vào thời ấy. Đàn ông lấy vợ vì sự tiện ích. Hôn nhân là phương thức hợp pháp duy nhứt cho một người nam để làm thỏa mãn ham muốn tình dục của người. Khi một người nam lấy một người nữ, người ấy có một người bạn về tình dục, và là một phần thưởng, người ấy có ai đó lo dọn sạch nhà cửa, nấu các bữa ăn, giặt giũ quần áo và sanh cho người mấy đứa con. Phụ nữ bị xem là thứ của cải có thể kiếm được và bỏ đi khi các thứ nhu cần và ham muốn của người chồng thay đổi.
+ Thắc mắc của người Pharisi đưa ra rất thẳng thừng. Họ hỏi: “Người nam có phép để vợ mình chăng?” Từ ngữ “để” có nghĩa là “ly dị”. Họ muốn biết một người nam có được phép ly dị vợ mình chiếu theo luật pháp của Môise hay không!?!
Có hai trường tư tưởng chính về đề tài nầy trong xứ Israel. Hai rabi nổi tiếng đã truyền đạt sự dạy của họ về vấn đề nầy và hầu hết mọi người trong xứ Israel đều noi theo một trong hai vị rabi nầy.
Một trong hai rabi nầy là một người có tên là Shammai. Ông ta dạy rằng lý do hợp pháp duy nhứt một cuộc ly dị được ưng chuẩn là vì sự tà dâm. Luật pháp truyền rằng hai người phạm tội tà dâm phải bị ném đá cho tới chết, Lêvi ký 20:10. Tuy nhiên, đến thời kỳ Tân Ước, ném đá vì lý do đó đã bị gạt bỏ, và ly dị trở thành phương cứu chữa cho tội tà dâm trong hôn nhân. Chỉ có người nam mới được phép tìm cách ly dị; phụ nữ không thể ly dị chồng của họ dù là lý do gì. Những sự dạy của Shammai được một thiểu số cư dân và các cấp lãnh đạo tôn giáo noi theo.
Vị rabi kia là một người có tên là Hillel. Hillel nắm giữ quan điểm rất cụ thể về ly dị. Ông ta dạy rằng người nam có thể ly dị vợ mình vì bất cứ lý do gì cũng được. Nếu nàng xỏa tóc mình ở chỗ công cộng; nếu thấy nàng trò chuyện với một người đàn ông khác; nếu nàng phá hư một bữa ăn bằng cách làm khét thức ăn hay cho quá nhiều muối vào đó; nếu nàng nói xấu mẹ chồng mình; nếu nàng vô sinh; ngay cả nếu chồng nàng nhìn thấy một phụ nữ mà người tưởng là đẹp đẽ hơn, nàng có thể bị ly dị. Như bạn có thể hình dung ra, đây là nhận định phổ thông nhứt về ly dị giữa vòng các cấp lãnh đạo nam của xứ Israel. Hầu hết những người dòng Pharisi đã noi theo những sự dạy của Hillel. Điều nầy rất rõ ràng trong câu chuyện của Mathiơ nói tới chính sự gặp gỡ nầy ở Mathiơ 19:3: “mà rằng: Không cứ vì cớ gì người ta có phép để vợ mình chăng?”
+ Thật là mỉa mai, người dòng Pharisi, là loại người rất nghiêm ngặt trong từng lãnh vực khác, lại rất thoải mái trong lãnh vực nầy. Hầu hết người dòng Pharisi đều kết hôn và ly dị nếu như việc đó làm đẹp lòng họ. Dĩ nhiên, đây là đường lối của một người thiên về với luật pháp. Họ luôn luôn tìm những chỗ sơ hở để cho xác thịt được vừa lòng.
+ Tại sao họ sử dụng câu hỏi nầy để tấn công Chúa Jêsus? Khi bạn ngẫm nghĩ thì thấy đây là một câu hỏi rất lắt léo.
+ Nếu Chúa Jêsus nghiêng theo quan điểm mà Shammai dạy dỗ, Ngài sẽ làm cho nhiều người đến nghe Ngài giảng dạy sẽ phải ngao ngán. Hầu hết nhiều người trong số khán thính giả của Ngài đã ôm lấy sự dạy của Hillel.
+ Nếu Chúa Jêsus nghiêng về phía người dòng Pharisi, dân chúng sẽ bị phật lòng bởi chiều hướng đó.
+ Có lẽ họ trông mong Chúa Jêsus sẽ đi ngược lại với luật pháp Môise và họ có thể tố cáo Ngài vì sự thể ấy. Ngài đã tấn công sự lý giải của họ về luật pháp Môise.
+ Tất nhiên, sự đối đầu nầy đã diễn ra trong sự xét xử Hêrốt Antiba. Có nhớ ông ta không? Ông ta là vị Vua đã lấy vợ của Philíp em mình. Nàng là vai cháu của ông. Cuộc hôn nhân nầy đã bị Giăng Báptít xét đoán, Mathiơ 14:4. Hêrốt hiển nhiên đã hành quyết Giăng vì lời lẽ của ông, Mathiơ 14:10. Có thể người dòng Pharisi mong thấy Chúa Jêsus bị bắt và bị hành quyết vì đã rao giảng chống lại cuộc hôn nhân của Hêrốt và vợ của ông ta.
+ Bất luận động lực của họ là gì khi đến với Chúa Jêsus, số người nầy không vui vẻ chi về sự thực. Họ chỉ lấy làm vui trong việc xưng công bình tình trạng tội lỗi của chính họ trong con mắt của chính họ.
Đấy vẫn là đường lối mà con người đang noi theo hôm nay. Có nhiều người ít quan tâm đến lẽ thật. Họ chỉ muốn xưng công bình tội lỗi của họ, hay bám víu vào truyền thống và những tín điều của họ. Đến cuối cùng, thì bạn có tin gì về bất kỳ vấn đề gì cũng chẳng là gì cả. Cái điều quan trọng là Đức Chúa Trời phán gì về vấn đề đó. Quan điểm của chúng ta sẽ dãy chết khi chúng ta tin theo chúng, nhưng Lời của Đức Chúa Trời sẽ còn lại cho đến đời đời, Thi thiên 119:89; I Phierơ 1:25; Mathiơ 24:35.
II. CHÚA VÀ CÂU TRẢ LỜI CỦA NGÀI (các câu 3-9)
+ Việc đầu tiên Chúa Jêsus làm là xây cái bàn về phía họ, câu 3. Ngài hỏi họ: “Vậy chớ Môi-se dạy các ngươi điều chi?” Nói cách khác, Chúa Jêsus hỏi: “Lời Đức Chúa Trời dạy gì về vấn đề nầy?”
Chúa Jêsus vốn biết rõ số người nầy tin gì về vấn đề nầy. Ngài biết hầu hết họ đều đã lập gia đình và đã ly dị nhiều lần. Ngài biết rõ họ đang phạm tội ở trước mặt Đức Chúa Trời. Ngài biết rõ họ đang noi theo những sự dạy của rabi Hillel. Ngài cũng biết quan điểm của con người là không thích hợp.
Vì vậy, Chúa Jêsus hướng vấn đề vào Lời của Đức Chúa Trời. Đấy luôn luôn là một chiến thuật rất hay khi có ai đó kéo bạn vào một cuộc tranh luận về mặt thần học. Chỉ nhìn vào họ, trao cho họ một quyển Kinh Thánh rồi nói: “Chỉ cho thấy đi!”
+ Câu trả lời của họ, câu 4, minh chứng cái dốt của họ cả về Lời Đức Chúa Trời và về sự ly dị. Họ đáp: “Môi-se có cho phép viết tờ để và cho phép để vợ”. Ở Mathiơ 19:7 họ đáp: “Vậy chớ sao Môi-se đã dạy lập tờ để đặng để vợ đi?” Trong phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta có chữ “cho phép, hay dạy”. Để trả lời cho họ ở Mathiơ 19:7, ở đây chữ “dạy” được sử dụng, số người nầy cảm thấy ly dị không còn là quyền hạn nữa, mà là một bổn phận phải làm theo.
Người dòng Pharisi đặt phần tranh luận của họ vào Phục truyền luật lệ ký 24:1-4. hầu hết người Do thái đều giải thích phân đoạn nầy dạy rằng ly dị là một bổn phận. Tuy nhiên, một sự đọc cẩn thận mấy câu nầy tỏ ra rõ ràng rằng chúng không truyền dạy, trình bày, hoặc thậm chí đề nghị ly dị. Mấy câu nầy đã được ghi ra để điều chỉnh tình trạng đã nằm ngoài tay với.
Nhiều người chồng đã ly dị vợ họ rồi đuổi họ ra khỏi nhà với “tờ để”. Điều nầy nói rằng người chồng đã tìm thấy một số điều “bất khiết” nơi vợ của mình. Từ ngữ nầy không đề cập tới sự tà dâm hay gian dâm. Cả hai điều nầy có thể bị hình phạt bởi sự chết, Phục truyền luật lệ ký 22:20-22.
Từ ngữ nói tới một hành động không đoan trang chưa đến mức tà dâm. Nàng bị gán cho việc đùa giỡn với người đàn ông khác hay không che mặt ở chỗ đông người. Một số học giả tin rằng dù là bất kỳ lý do nào người chồng có thể nghĩ đến, từ đó khiến cho người muốn từ bỏ nàng.
Với bất kỳ cấp độ nào, người chồng ly dị người vợ rồi đuổi nàng đi. Nàng ra đi rồi lấy chồng khác. Vì chẳng có lý do hợp pháp nào khác để ly dị, nàng trở nên ô uế khi tái hôn. Nàng phạm tội tà dâm. Điều luật nầy cấm người chồng trước của nàng không được tái hôn với nàng nếu nàng bị ly dị một lần nữa, hoặc nếu người chồng thứ hai của nàng qua đời.
Vì vậy, thay vì truyền dạy hay bỏ qua sự ly dị, Phục truyền luật lệ ký 24:1-4 đã được chép để khống chế sự ly dị, là điều cực kỳ phát triển trong xã hội thời ấy. Người dòng Pharisi và nhiều người khác đã chủ trương sự ly dị dễ dàng là phạm vào tội giải thích sai và ứng dụng sai Lời của Đức Chúa Trời.
+ Chúa Jêsus đáp lại với câu hỏi của họ bằng cách nhắc cho họ nhớ rằng lý do duy nhứt Môise đã ban ra một mạng lịnh như thế là vì “lòng cứng cỏi”, câu 5. Nói khác đi, ly dị luôn luôn là kết quả của tội lỗi và sự cứng lòng.
Mỗi cuộc ly dị xảy ra vì có tội lỗi ở trong tấm lòng của một hay hai bên quan hệ. Bất chấp mọi lý do để đi đến một cuộc ly dị, luôn luôn có tội lỗi ở trung tâm cuộc ly dị ấy. Một trong hai bên quan hệ đang phạm vào tội “cứng lòng” nào đó trong vấn đề. Một hay hai bên sẽ không ăn năn tội của họ hoặc tha thứ cho người kia. Đấy là lý do tại sao Đức Chúa Trời phán: “…ta ghét người nào bỏ vợ …” (Malachi 2:16).
Trong xứ Israel xưa, ly dị nằm ở ngoài tầm khống chế. Những người chồng ly dị vợ của họ vì đủ thứ lý do phù phiếm. Mọi sự người chồng phải làm là nói với vợ mình ba lần: “Tôi ly dị cô!”, và trong con mắt của người chồng, họ đã ly dị. Những người nữ đó bị chồng đuổi ra khỏi nhà mà chẳng có một sự bảo hộ nào hợp pháp. Một “tờ để” nói cho xã hội biết rằng đây chẳng phải là một kỵ nữ, nhưng nàng được quyền tự do để tái hôn.
Một “tờ để” thông thường được ghi như sau: “Chính tôi viết tờ ly dị, tờ trục xuất và giấy phóng thích, cô ấy có thể lấy bất kỳ người đàn ông nào cô ấy muốn”. Về sau nầy, chúng trở nên càng phức tạp hơn, nhưng nội dung vẫn y nguyên như thế.
Luật pháp Môise ban cho họ được ban ra là để khống chế một hệ thống tội lỗi phát sinh từ chỗ chối bỏ của người đàn ông không chịu tôn cao lý tưởng của Đức Chúa Trời dành cho hôn nhân. Một tình huống như thế sẽ không bao giờ tồn tại trong chỗ thứ nhứt, nhưng vì cớ tình trạng tội lỗi trong tấm lòng của con người, nó đã và nó cần phải bị khống chế.
+ Ở các câu 6-8, Chúa Jêsus với xa hơn luật pháp đến với sự sáng tạo vào lúc ban đầu. Chúa nhắc cho chúng ta nhớ rằng trong sự sáng tạo, Đức Chúa Trời đã dựng nên một người nam và một người nữ, Sáng thế ký 1:27. Mạng lịnh của Đức Chúa Trời cho cặp đầu tiên nầy là phải “Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất” (Sáng thế ký 1:28).
Bạn sẽ thấy rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên một người nam và một người nữ. Ngài không dựng nên một nhóm người được tự do thoải mái tự định hình cho mình theo như họ thấy là thích ứng. Sự việc không phải chỉ có một người nam và vài người nữ đâu. Cũng chẳng phải hai người nam với hai người nữ. Mà chỉ là một người nam và một người nữ. Bất kỳ một sự kết hợp nào khác là chống lại bản thiết kế nguyên thủy của Đức Chúa Trời.
Dưới sự thiết kế thiêng liêng của Đức Chúa Trời, một người nam phải lìa nhà của cha mẹ mình và người cần phải “dính díu” với vợ mình. Từ ngữ sát nghĩa có ý nói “dán chặt với nhau”. Điều nầy nói tới sức mạnh của sự ràng buộc. Đây là một sự liên kết không thể tách rời được cần phải chịu đựng cho cả một đời. Hôn nhân không phải là một việc cần phải thực hiện với ý thích chợt nảy ra. Đây là một giao ước mà người ta cần bước vào sau khi suy nghĩ kỹ về mọi hậu quả. Theo quan điểm của Đức Chúa Trời, hôn nhân là một sự cam kết trọn đời giữa một người nam và một người nữ cho cả một đời.
Đấy là lý do tại sao Chúa Jêsus phán ở câu 8. Khi một người nam và một người nữ đến với nhau là vợ chồng, họ trở nên một thịt. Điều nầy nói còn sâu xa hơn là thân thể họ hòa quyện vào nhau trong hành động tình dục. Nói như thế có nghĩa là họ đã trở nên một người trong con mắt của Đức Chúa Trời.
Cặp hôn phối trở nên một trong các mục tiêu, định hướng, ý muốn, tình cảm, lý trí và tâm linh của họ. Họ cùng nhau nếm trải cuộc sống giống như họ không phải là một đôi, mà như họ là một thực thể độc nhứt. Khi cuộc hôn nhân sản sinh ra một đứa trẻ, đứa trẻ ấy là tượng trưng trọn vẹn cho sự hiệp một của họ. Đứa con của họ là “cầu chì” nối hai người thành một. Con cái là minh họa sống động của nguyên tắc Kinh Thánh nói tới “một thịt”.
+ Khi ấy, ở câu 9, Chúa Jêsus tỏ ra quan điểm hôn nhân của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết rằng mỗi cuộc hôn nhân đều được “lập ở trên trời”. Dù đó là hai người đã được cứu hay hai người bị hư mất, sự kết hợp của hai người trong giao ước hôn nhân là một việc rất vinh dự trong con mắt của Đức Chúa Trời, Hêbơrơ 13:4. Ngoại lệ duy nhứt cho điều luật nầy sẽ là cuộc hôn nhân của một người tin Chúa và một người không tin Chúa. Loại kết hiệp nầy dứt khoát bị cấm đoán trong Lời của Đức Chúa Trời, II Côrinhtô 6:14. Đây là một tội lỗi dành cho một người tin Chúa khi lấy một kẻ bị hư mất, nhưng hôn nhân vẫn hợp lệ và ràng buộc trong con mắt của Chúa.
Chúa Jêsus đang nói cho chúng ta biết rằng hôn nhân luôn luôn là công việc của Chúa đang khi ly dị luôn luôn là công việc của con người. Không một ai có quyền hủy phá hôn nhân. Những gì Đức Chúa Trời đã dán chặt với nhau lại con người không thể xé toạc ra được!
Ly dị và hôn nhân không hề được truyền đạt và tán dương trong Lời của Đức Chúa Trời. Cả hai đều chỉ được phép như một sự nhượng bộ giàu ơn đối với tình trạng tội lỗi của con người. Chúng ta sẽ nói nhiều về những cơ sở theo Kinh Thánh dành cho ly dị sau nầy trong sứ điệp. Phải, có những cơ sở theo Kinh Thánh dành cho sự ly dị.
Còn bây giờ, không nên nhấn quá mạnh về sự việc nầy vì lý tưởng của Đức Chúa Trời dành cho hôn nhân là một người nam và một người nữ cho trọn một đời. Khi hôn nhân bị hủy phá qua ly dị, một sự sáng tạo của Đức Chúa Trời bị hủy phá bởi con người. Đấy chính là nguyên tắc đang thực thi trong sự phá thai. Khi một thai nhi bị bỏ đi, con người đã hủy phá một sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Phương thức duy nhứt sự sống có thể bắt đầu trong tử cung là vì Đức Chúa Trời đã làm nên sự sống ấy. Khi sự sống ấy bị hất bỏ đi, công tác sáng tạo của Đức Chúa Trời đã bị con người hủy phá.
Vô luận bạn có những lý do nào để lập gia đình, mối hôn nhân của bạn là sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Khóc lóc vì mối ràng buộc đó bị tách rời ra không phải là chỗ của bạn. Chỗ của bạn là khiến mối hôn nhân của mình hoạt động và làm cho nó kéo dài đến trọn đời. Trong thời buổi của chúng ta, hôn nhân đã trở thành một thứ hàng hóa chỉ dùng có một lần. Người ta lập gia đình theo ý thích chợt nảy ra và đã ly dị tùy theo sự tiện lợi của mình. Đấy chẳng phải là ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho hôn nhân đâu. Ao ước của Đức Chúa Trời, ấy là mỗi cuộc hôn nhân đều kéo dài trọn một đời.
+ Không may, tội lỗi đã hủy phá mọi sự mà Đức Chúa Trời đã dựng nên, thậm chí sự thiết lập hôn nhân. Sự thực đáng buồn là, người ta đã lập gia đình và người ta cũng đã ly dị nữa. Phần còn lại của phân đoạn nầy, và sứ điệp nầy, xử lý với ly dị và hậu quả của nó trong đời sống của những người nam, người nữ và những gia đình.
Kết luận Phần 1: Đây là chỗ rất tốt để kết thúc phần nghiên cứu của chúng ta hôm nay. Nguyện Chúa bằng lòng, chúng ta sẽ trở lại tối nay và hoàn tất sứ điệp nầy. Chúng ta nhận được gì khi chúng ta dừng ở đây? Có một vài tư tưởng tôi sẽ bày ra đây cho bạn thấy:
+ Nếu bạn đã lập gia đình và mối hôn nhân của bạn đang mạnh mẽ, bạn nên đến với người bạn đời của mình rồi sấp mình xuống trước mặt Chúa trong sự cảm tạ. Bạn nên ngợi khen Ngài vì đã chúc phước cho gia đình bạn và bạn nên cầu xin Ngài giúp đỡ cho bạn thấy ly dị đang thử thách mối hôn nhân của bạn. Có nhiều gia đình đã bị tan tác bởi ảnh hưởng của ly dị, và nhiều người nghĩ nó không bao giờ xảy ra cho họ. Không một gia đình nào, không một ngôi nhà nào, và không có con người nào quá cao đến nỗi nó không thể xảy đến cho họ.
+ Nếu bạn đã ly dị, hoặc nếu bạn đã tái hôn, thì bạn cần phải biết rằng bạn không phải là thứ tín đồ thuộc hàng phế phẩm. Tôi biết có một số người đối xử với những nạn nhân của ly dị giống như là họ gặp phải một nạn dịch vậy. Tôi biết những người ấy đã đặt một loạt những điều cấm đoán, những điều bạn có thể và không thể làm trong Hội Thánh. Tôi cũng biết hầu hết những điều cấm đoán đó chỉ là thiên về với luật pháp và chẳng có một cơ sở nào trong Kinh Thánh hết. Nếu bạn đã bị ly dị, bạn cũng nên sấp mình xuống trước mặt Chúa. Bạn cần phải cầu xin Ngài giúp cho bạn sống hiệu quả hơn với bất cứ tình trạng hôn nhân nào chính bạn tìm gặp hôm nay.
+ Nếu bạn phạm vào tội xét đoán các nạn nhân của ly dị, bạn cần phải sấp mình xuống trước mặt Chúa rồi tìm kiếm ơn tha thứ của Ngài. Thật dễ dàng cho một người cần được tha thứ tội giết người trong Hội Thánh Báptít hơn là một người được tiếp nhận sau khi họ bị ly dị. Có điều chi đó sai lầm với hình ảnh ấy.
+ Nếu bạn chưa hề được cứu, bạn cần phải biết rõ Đức Chúa Jêsus Christ sẽ cứu lấy linh hồn bạn và tha thứ tội lỗi của bạn nếu bạn chịu đến với Ngài và cầu hỏi Ngài. Nếu bạn chưa hề tiếp nhận Đấng Christ vào lòng của mình, tôi mời bạn hãy làm điều ấy ngay hôm nay.
III. CÁC MÔN ĐỒ VÀ NỔI KINH NGẠC CỦA HỌ (các câu 10-12)
+ Trong mấy câu nầy, bối cảnh nổi bật lên. Người dòng Pharisi không nhận được những gì họ muốn. Thực vậy, nếu bạn đọc câu chuyện của Mathiơ về câu chuyện nầy, về mặt cơ bản Chúa Jêsus gọi họ là kẻ tà dâm, vì họ đã ly dị vợ của họ theo ý muốn và lấy người nữ khác, Mathiơ 19:9. Một lần nữa, họ bị Chúa Jêsus làm cho bối rối và họ rời đi.
Khi Chúa Jêsus ở một mình với các môn đồ Ngài, người của Ngài rất quan tâm đến những việc mà họ đã nghe Chúa Jêsus phán. Họ muốn biết nhiều hơn. Thật vậy, họ rất ngạc nhiên! Ly dị rất phổ thông trong thời buổi ấy đến nỗi không ai nghĩ gì về hạng người ly dị và tái hôn. Những gì họ đã nghe Chúa Jêsus phán về hôn nhân đã báo động cho họ biết rằng Đức Chúa Trời đang có một nhận định cao cả về hôn nhân hơn những gì họ đã được dạy dỗ và được tỏ ra bởi xã hội.
Bạn thấy đấy, những cuộc hôn nhân trong thời buổi của chúng ta thường xảy ra vì có một sự kết nối rất lãng mạn giữa một người nam và một người nữ. Hai người gặp nhau và họ đem lòng yêu đương rồi họ cưới, với lòng trông mong sự hội hiệp đó kéo dài trọn cả đời. Nhiều việc không xảy ra theo cách ấy ở thế kỷ thứ nhứt.
Vào thời ấy, hầu hết đàn ông đều xem hôn nhân như một diễn đàn hợp pháp duy nhứt các nhu cần về tình dục của họ sẽ được thỏa ở đó. Họ thường xem nữ giới như các đối tượng tình dục và ít khi xem họ là mẹ của bầy con của họ. Các mối hôn nhân bị coi là những sự sắp xếp nhất thời làm thỏa mãn các nhu cần nầy và họ có thể bị vứt bỏ khi có một cơ hội tốt hơn phát sinh.
Chúa Jêsus muốn mọi người nhìn biết rằng hôn nhân là một giao ước trọn đời giữa một người nam và một người nữ. Trong phạm trù của cuộc hôn nhân ấy, các nhu cần về tình dục sẽ và phải được thỏa mãn, I Côrinhtô 7:2-5. Nếu Chúa muốn, con cái sẽ được ra đời. Trên hết mọi sự, mối quan hệ hôn nhân đó là một tấm gương sống động của mối quan hệ của Đấng Christ với Cô Dâu của Ngài là Hội Thánh, Êphêsô 5:21-33. Các cuộc hôn nhân sẽ dựa trên tình cảm và sự đầu phục chung của cả hai người, và như mối quan hệ của Đấng Christ với Hội Thánh của Ngài, họ sẽ kéo dài cho tới khi chết.
Đấy là lý tưởng của Đức Chúa Trời dành cho hôn nhân, nhưng buồn thay, nhiều cuộc hôn nhân không được dài lâu. Nhiều cuộc ly dị đã diễn ra. Nhiều đời sống và các giấc mơ đã bị tan rãi. Nhiều gia đình phải chia xa. Thù hận, cay đắng và thái độ không khoan dung thế chỗ cho tình yêu thương, tình cảm và lòng quan tâm chung của cả hai người. Điều chi xảy ra nơi hậu quả của sự ly dị? Đấy là những gì tôi muốn nhắm tới trong phần còn lại của sứ điệp nầy.
+ Ở các câu 11-12, Chúa Jêsus đưa ra một câu nói thẳng thừng về ly dị. Ngài phán khi người đàn ông hay một phụ nữ ly dị người bạn đời của họ rồi lấy người khác; họ đang phạm tội tà dâm trong con mắt của Chúa.
Một số người đã đi thật xa như thế với vấn đề ly dị và tái hôn. Một số người có ý kiến rằng chẳng có một cơ sở nào theo Kinh Thánh về ly dị hết, và rằng chẳng có một chỗ nào cho sự tái hôn. Người nào giữ theo quan điểm nầy nhìn vào tất cả những kẻ đã tái hôn giống như hạng người tà dâm vậy.
Có phải đấy là những gì Kinh Thánh đang dạy không? Nếu sách Mác là mọi sự chúng ta đã có, thế thì chúng ta sẽ phải kết luận rằng, đúng như thế. Tuy nhiên, sách Tin Lành Mác không phải là mọi sự chúng ta đang có đâu. Vì thế, với điều đó trong trí, tôi muốn kêu gọi sự chú ý của bạn nhắm vào một vài phân đoạn Kinh Thánh trình bày một cách đối xử đầy đủ về vấn đề ly dị và tái hôn nầy.
+ Malachi 2:16 – Chúng ta đã xem qua rồi phân đoạn Kinh Thánh nầy, và rõ ràng nó dạy cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời ghét sự ly dị. Ly dị xâm phạm lý tưởng nguyên thủy của Đức Chúa Trời về hôn nhân và nó hủy phá hình ảnh sự hiệp một đời đời của Đấng Christ với Hội Thánh của Ngài.
Trong khi Đức Chúa Trời ghét sự ly dị, chính mình Ngài đã bị ly dị. Ở Êsai 50:1, Đức Chúa Trời đang than vản về sự tà dâm thuộc linh của dân Israel. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời rất kiên nhẩn và yêu thương đến nỗi Ngài từ chối không ly dị Israel và đuổi [nàng] Israel đi. Tuy nhiên, ở Giêrêmi 3:8, sự kiên nhẩn của Đức Chúa Trời với tình trạng thờ lạy hình tượng của Israel đã đến tận giới hạn của nó. Đức Chúa Trời ly dị Israel và đuổi [nàng] vào cuộc lưu đày.
Có một ngày hầu đến, khi Đức Chúa Trời sẽ phục hồi mối quan hệ của Ngài với dân Israel của Ngài. Ngài không lấy vợ khác, và người Do thái, về phần của họ, không bao giờ có một nan đề trầm trọng với sự thờ lạy hình tượng kể từ ngày ấy. Họ bị ly dị hôm nay, nhưng họ sẽ được tái hiệp trong tương lai.
Nếu Đức Chúa Trời bị ly dị, thì chắc chắn Ngài không thể xét đoán kẻ ly dị vợ và người ly dị chồng. Chúng ta sắp sửa nhìn thấy Chúa Jêsus truyền ra một luật mới về hôn nhân và ly dị.
+ Mathiơ 19:9 – Chúa Jêsus khẳng định những điều Ngài đã phán trong sách Mác, nhưng thêm vào điều được gọi là “điều khoản ngoại lệ”. Điều khoản nầy cũng được nhắc tới ở Mathiơ 5:32. Chúa Jêsus phán: “Nếu người nào để vợ mà không phải vì cớ ngoại tình, thì người ấy làm cho vợ mình ra người tà dâm; lại nếu người nào cưới đàn bà bị để, thì cũng phạm tội tà dâm”.
Từ ngữ “ngoại tình” (fornication) dịch từ chữ “porneia”. Từ nầy cung ứng cho chúng ta cụm từ “pornography (khiêu dâm) và pornographic (liên quan đến khiêu dâm)”. Vào thời ấy, từ ngữ nầy đề cập tới bất kỳ và từng loại trụy lạc về tình dục. Ý nghĩa của nó bao gồm từng loại tội lỗi về tình dục trái phép gồm, nhưng không bị hạn chế, tà dâm, đồng tính luyến ái, thói đồng dục nữ, lạm dụng tình dục nơi trẻ em, và hành động thú tính.
Dường như rõ ràng Chúa Jêsus gắn ly dị vào các trường hợp tội lỗi về tình dục mà không chịu ăn năn, khó chữa. Điều nầy không có ý nói một người nên ly dị người bạn đời của họ vì đã phạm tội tà dâm. Nó đang mở ra cánh cửa cho ly dị trong những trường hợp một trong hai người bạn đời nầy đang sống một lối sống tội lỗi về tình dục công khai, không chịu ăn năn.
Ly dị, ngay cả trong loại tình huống cực kỳ nầy, nên luôn luôn là kế sách sau cùng. Sự làm hòa, sự ăn năn và sự phục hồi hết thảy nên đến trước.
Đối với tôi, dường như rõ ràng là trong các trường hợp như một người mà tôi vừa nhắc tới, bên vô tội được thoải mái tái hôn. Họ không phạm tội tà dâm. Họ được tự do trong con mắt của Chúa!
Để được công bằng, nhiều học giả Kinh Thánh khôn ngoan dạy rằng “ngoại tình” đề cập tới người nào tìm được cô dâu mình muốn kết hôn không phải là nữ đồng trinh. Luật pháp trong Israel xưa kia áp đặt án tử hình trong các trường hợp như vậy, Lêvi ký 20:10; Phục truyền luật lệ ký 22:20-21. Họ lấy tình huống nầy vì Mathiơ đã viết cho phần lớn khán thính giả Do thái. Lời lẽ ấy vẫn bao phủ phạm vi rộng lớn hơn là tình dục trước hôn nhân.
Trong thời Cựu Ước, luật pháp không đưa ra điều khoản cho sự ly dị và tái hôn trong các trường hợp tà dâm. Tà dâm bị kết án bằng việc ném đá những kẻ tà dâm cho đến chết, Phục truyền luật lệ ký 22:22. Tà dâm mang đến phần kết của một cuộc hôn nhân bằng cái chết, và bên vô tội được tự do tái hôn. Dường như rõ ràng là Chúa Jêsus đang dạy cho chúng ta biết tình trạng không chung thủy trong hôn nhân giống như sự chết vậy. Nó phá vỡ giao ước một thịt và có thể báo hiệu sự kết thúc của một cuộc hôn nhân.
+ I Côrinhtô 7:10-16 – Đây là một phân đoạn phức tạp đòi hỏi sâu xa hơn tôi có thể cung ứng hôm nay. Tôi sẽ đi qua nhanh ở mấy câu nầy.
+ Câu 10 – Người nào đã kết hôn rồi, nên trụ lại trong tình trạng đó. Ly dị không nằm trong một sự lựa chọn.
+ Câu 11 – Nếu bạn đã được cứu và bạn đã ly dị, bạn không nên tái hôn. Ngoại lệ duy nhứt là điều tôi đã nhắc tới từ Mathiơ 19:9 và là điều tôi sẽ chia sẽ trong một phút đây.
+ Các câu 12-14 – Mấy câu nầy xử lý với một đôi vợ chồng gồm một người đã được cứu và một người chưa được cứu. Chắc chắn là một trong số họ đã được cứu sau hôn nhân. Như tôi đã nói rồi, luôn luôn là tội lỗi cho một tín đồ kết hôn với một người không phải là tín đồ. Trong trường hợp nầy, nếu người không phải là tín đồ muốn ở lại trong hôn nhân, người tin Chúa không nên ly dị người bạn đời của họ.
Việc ở lại với nhau khiến cho người không tin Chúa trong gia đình tận hưởng những ơn phước của Đức Chúa Trời qua đời sống của người tin Chúa. Vì họ phải bộc lộ ra mình là một Cơ đốc nhân, và người không tin Chúa trong gia đình được “nên thánh”. Điều nầy không có nghĩa là họ đã được cứu đâu, nhưng nó có nghĩa là họ được đưa vào tiếp xúc với những vụ việc của Đức Chúa Trời, sẽ không phải là trường hợp nếu họ bị dời ra khỏi gia đình.
+ câu 15 – Nếu người chưa tin Chúa không muốn sống với một Cơ đốc nhân rồi ra đi, người tin Chúa không còn ở trong chỗ bị “cầm buộc” nữa. Nói khác đi, bên vô tội bị bỏ bởi người bạn đời không tin Chúa được tự do tái hôn. Giả định rằng người bạn đời rời bỏ cuộc hôn nhân sẽ lấy một người bạn đời khác, nhơn đó họ sẽ ở dưới “điều khoản ngoại lệ” của Mathiơ 19:9.
+ Ngày nay nhiều người sống theo cung cách đó. Cho phép tôi đưa ra đôi ba câu nói rõ ràng mà họ cần được nghe thấy.
+ Đức Chúa Trời không hề dự trù và không hề tính cho ai đó phải ly dị. Đức Chúa Trời luôn luôn đã và luôn luôn sẽ thù ghét sự ly dị.
+ Một cặp vợ chồng Cơ đốc không nên ly dị, nhưng bởi sự vùa giúp của Chúa, họ nên làm hòa lại với những sự khác biệt của họ. Không một tội nào là quá lớn đến nỗi không chinh phục được nếu cả hai người bạn đời đang bước đi trong tình yêu thương đối với nhau!
+ Ly dị đáng phải bị thủ tiêu ra khỏi từ vựng Cơ đốc. Chỉ có hai trường hợp dẫn tới một sự lựa chọn! Trong cả hai trường hợp nầy, tà dâm không chịu ăn năn và sự ruồng bỏ bởi một người không tin Chúa, luôn luôn là kế sách sau cùng.
+ Ly dị không hề được truyền bảo trong bất kỳ tình huống nào. Ngay cả trong các trường hợp tà dâm, không một ai được truyền cho phải bước tới ly dị. Sự làm hòa luôn luôn là ý đồ tiên khởi. Nếu một người bạn đời sa vào tội lỗi và rồi ăn năn, tìm kiếm sự tha thứ và làm hòa lại, thì chẳng cần phải ly dị mà chi. Cả hai người bạn đời đều đang ở dưới nghĩa vụ làm mọi sự trong năng lực của họ hầu bảo đảm sự thành công trong hôn nhân của họ. Tôi nhìn biết rằng điều nầy cần phải hỏi thăm bên vô tội, nhưng hôn nhân là một minh họa của tình yêu của Chúa dành cho chúng ta và Ngài không vứt bỏ chúng ta khi chúng ta sa ngã! Hãy nhớ đến thí dụ của Chúa ở Mathiơ 18:23-25. Chúng ta cần phải tha thứ và bởi sự vùa giúp của Chúa và nhờ ân sũng của Ngài, mối hôn nhân có thể được cứu!
+ Ly dị và tái hôn làm cho bạn mất tư cách không giữ được những địa vị nhất định nào đó trong Hội Thánh địa phương. Nếu bạn là đàn ông, bạn không thể là Mục sư và không thể là chấp sự. Bất cứ điều chi vượt quá điều đó là thiên về với luật pháp và chỉ là truyền thống và sự dạy của loài người.
+ Ly dị là một tội lỗi, và nó luôn luôn là kết quả của tội lỗi, nhưng đây là một tội không lớn hơn bất kỳ tội nào khác và có thể được tha thứ trọn vẹn bởi Chúa.
+ Người nào đã nếm trải ly dị không phải là hạng công dân hàng nhì trong Hội Thánh và không đáng bị đối xử như thế. Nếu Đức Chúa Trời tha thứ, thế thì dân sự Ngài cũng phải tha thứ chứ!
+ Nếu bạn bị ly dị vì một lý do nào đó khác hơn hai lý do được phép trong Lời của Đức Chúa Trời, và bạn đã tái hôn, bạn đã phạm tội tà dâm. Bạn không sống trong tội tà dâm. Điều đó không thể được! Nhưng, bạn đã phạm tội, và nếu bạn chưa tái hôn, bạn nên cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ cho bạn.
+ Cho phép tôi đưa ra một vài lưu ý quan trọng ngay ở chỗ nầy.
+ Hạng người bị ly dị dự định làm gì? Tôi nghĩ câu trả lời cho thắc mắc đó phải nương vào lý do tại sao bạn bị ly dị.
Nếu bạn bị ly dị từ một người bạn đời vì họ sống một lối sống tà dâm, hay nếu bạn bị ruồng bỏ bởi một người bạn đời chưa tin Chúa để lấy một người khác, bạn được tự do tái hôn theo như Chúa hướng dẫn.
Nếu bạn bị ly dị vì bất kỳ lý do nào khác và đã tái hôn, bạn cần phải cầu xin sự tha thứ, nếu bạn chưa làm điều đó, thì bạn nên sống phần đời của lại của mình cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Bây giờ, sau khi đã nói như thế, tôi không tin Chúa sẽ buộc một người nữ tiếp tục sống trong một tình huống mà đời sống nàng bị đe dọa ở đó. Tôi cũng không tin rằng nàng sẽ giữ con cái mình trong một môi trường như vậy. Có những tình huống mà ở đó sự lạm dụng thể xác và tình cảm mạnh mẽ đến nỗi cả hai người không thể sống dưới cùng một mái nhà và theo mấy câu nầy, phân rẽ là điều khả thi, song ly dị là một sự lựa chọn trong các trường hợp như thế!
Làm ơn lưu ý rằng hầu hết những cuộc ly dị ngày hôm nay bắt nguồn từ những gì được gọi là “các dị biệt bất hòa” giữa những Cơ đốc nhân, không có một sự việc nào như thế cả! Kinh Thánh nghiêm cấm khắc nghiệt sự tái hôn trong các trường hợp nầy. Trong các trường hợp đó, nơi một cuộc ly dị được sử dụng và được ưng nhận, khi ấy câu 11 cho chúng ta biết tâm ý của Chúa về vấn đề nầy.
Người nào đã ly dị, mà chưa tái hôn, vì chẳng có một lý cớ nào theo Kinh Thánh, có hai ý khả thi: 1.) Phải làm hòa lại với người bạn đời đầu tiên của họ nếu họ chưa tái hôn, hay 2.) Cứ ở vậy, không tái hôn. Nghe giống như tâm ý hẹp hòi và quá nghiêm ngặt, song đấy là Lời của Đức Chúa Trời và không phải là ý của nhà truyền đạo nầy!
Sẽ ra sao nếu không cứ cách nào đó họ tái hôn? Theo Lời của Đức Chúa Trời ở Mác 10:2-12 và ở Luca 16:18 họ đang phạm tội tà dâm. Tôi không tin Kinh Thánh dạy sống trong tình trạng tà dâm là một điều khả thi. Chính hành động của một cuộc hôn nhân mới và tuyệt đích của nó tạo ra sự tà dâm.
Bây giờ, một số nhà truyền đạo hiển nhiên dạy dỗ dân sự rằng họ nên lìa bỏ mối hôn nhân thứ hai hay thứ ba mà trở về cùng người bạn đời đầu tiên của họ. Dạy như thế là dại dột và mâu thuẫn rõ ràng với Phục truyền luật lệ ký 24:1-4. Làm theo sự dạy đó sẽ nhân rộng thêm thảm họa và lại phải ly dị nữa. Nếu bạn đang sống trong mối hôn nhân thứ hai, thứ ba, hoặc bất kỳ thứ mấy, bổn phận của bạn là làm hết sức bạn có thể để sống phần đời còn lại của mình cho Chúa.
+ Nhiều người Cơ đốc tin kính tin rằng ly dị không hề được phép và tái hôn cũng nằm ngoài thắc mắc. Tôi tôn trọng ý kiến đó. Tôi chỉ muốn bạn nhìn biết rằng tôi rất đau khổ về sự việc nầy và đạt đến chỗ nầy không phải vì cớ một số bạn bè rao giảng, hay vì cớ tôi thụ huấn trường lớp nào, hoặc tìm cách thích ứng với bất kỳ nhóm người nào. Tôi đạt tới chỗ nầy là vì tôi nghĩ đấy là điều Kinh Thánh dạy rất rõ ràng rồi. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khác hơn tôi cảm thấy, thì cũng tốt thôi! Bạn phải đứng vững trên vấn đề và rồi đối mặt với Đức Chúa Trời với những quyết định mà bạn đưa ra khi gặp phải vấn đề đó.
+ Cho phép tôi nói rõ một việc hôm nay. Tôi không cử hành đám cưới cho những ai đã từng cưới hỏi trước đó. Tôi nói như thế, không phải với nổ lực để xét đoán ai hết, mà vì hạng người đã dính dáng rồi trong hôn nhân trước đó và Đức Chúa Trời ở trên trời vốn biết rõ những lý do thật tại sao nó đã thất bại. Nếu tôi khởi sự cử hành loại đám cưới đó, tôi sẽ đóng vai quan án, tìm cách đưa ra một quyết định tin kính dựa theo các hoàn cảnh mà tôi chẳng hiểu biết gì trong đó.
Vì lẽ đó, khi tôi không được truyền cho phải làm lễ cưới, tôi chọn kết hôn chỉ với những người nào chưa hề kết hôn trước đó. Cũng chính biểu hiện đó, tôi không làm phép cưới cho một cặp mà một đã được cứu và một thì chưa. Đấy là một sự vi phạm rõ ràng Lời Đức Chúa Trời và nếu ai đó dính dáng vào tội lỗi nầy, tôi muốn chẳng có phần gì trong đó cả! Trong khi xứng đáng cho tôi dự phần vào cuộc tái hôn của một người tin Chúa đã bị ly dị trên cơ sở Kinh Thánh, thì chẳng được phép cho tôi mang ách không xứng với bất kỳ người bạn đời nào khác.
Kết luận Phần 2: Tôi muốn quí bạn biết rằng tôi tiếp cận đề tài nầy với sợ hãi và run rẩy. Ồ, tôi không sợ về đề tài và tôi không sợ phải giảng dạy những gì tôi tin về ly dị và tái hôn.
Tuy nhiên, tôi sợ gây tổn thương cho những ai đã chịu đựng rồi những vết thẹo của ly dị trong đời sống của họ. Tôi đã sống qua một cuộc ly dị khi tôi được 10 tuổi và tôi vẫn còn mang những vết thẹo với tôi. Tôi biết trước nổi đau khổ những ai đã từng trải ly dị cảm nhận và tôi muốn họ hết thảy đều nhìn biết rằng có sự cứu giúp dành cho họ trong Chúa Jêsus. Làm ơn hãy đem nổi khổ của bạn đến với Chúa hôm nay, I Phierơ 5:7; Mathiơ 11:28.
Còn đây là lời mời gọi hôm nay.
+ Nếu bạn đã ly dị vì một lý do không theo Kinh Thánh và đã tái hôn hôm nay, và bạn chưa hề xử lý với tội lỗi đó, hãy đến làm điều đó ngay hôm nay đi.
+ Nếu bạn đã xử lý với tội lỗi đó, nhưng bạn vẫn màng lấy tội lỗi vì cớ những việc mà người khác nói và làm, hãy đến với Chúa hôm nay và tự mình cam kết sống cho Ngài với hết khả năng trong phần đời còn lại của bạn.
+ Nếu bạn phạm phải tội khinh thường người khác vì tình trạng hôn nhân của họ, bạn cần phải làm hòa với Chúa ngay hôm nay.
+ Nếu bạn đang sống trong một mối hôn nhân lành mạnh, bạn cần phải cảm tạ Chúa vì mối hôn nhân ấy và xin Ngài bảo hộ cho gia đình bạn.
+ Nếu bạn cảm thấy rắc rối đang ở trên đường chân trời mối hôn nhân của mình, hôm nay sẽ là ngày trọng đại để thực hiện các bước cần thiết để cứu lấy gia đình của bạn.
+ Nếu bạn đã kết hôn với một người bạn đời bị hư mất, bạn cần phải đưa họ đến với Chúa Jêsus ngay hôm nay và cầu nguyện cho họ được cứu rỗi.
+ Nếu bạn bị hư mất, bạn cần phải đến để được cứu ngay hôm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét