Mác 13:9-13
BỊ GHÉT VÌ CỚ TIN LÀNH
Phần giới thiệu: Hãy lắng nghe một vài sự kiện khiến cho chúng ta phải dừng lại mà suy nghĩ.
+ Một Mục sư người Trung Hoa bị bắt và bị bỏ tù. Các con trai của ông bị cảnh sát đánh đập.
+ 70.000 Cơ đốc nhân người Ấn độ bị trục xuất ra khỏi nhà của họ rồi buộc phải đi xuyên qua một khu rừng để an toàn tránh dự tính của người ta muốn giết chết họ.
+ Một gia đình Cơ đốc Mễ tây Cơ bị tấn công và bị kẻ lân cận của họ giết chết vì hắn đổ thừa họ và đức tin của họ làm cho con gái hắn bị đau bao tử.
+ Ở Saudi Arabia, người kia đã cắt lưỡi chính con gái ruột của mình rồi thiêu nó cho tới chết vì nó cải đạo sang Cơ đốc giáo.
+ Các tay súng Taliban ở Afghanistan đã bắn và giết chết một nhân sự trong đoàn viện trợ Cơ đốc khi cô ấy bước đi trên đường phố chỉ vì cô ấy đã “truyền bá tôn giáo của cô ấy”.
Các câu chuyện nầy, và nhiều câu chuyện khác nữa có thể được nhắc tới, nghe như chúng đến từ quá khứ xa xôi kia. Tất cả các sự cố nầy đã xảy ra trong tuần vừa qua. Bạn không nghe nói nhiều về chúng trên phương tiện truyền thông, nhưng hơn 200 triệu Cơ đốc nhân ở khoảng 60 quốc gia đang gánh chịu sự bắt bớ kịch liệt vì cớ đức tin của họ. Đúng ra họ bị “Ghét Vì Cớ Tin Lành”.
Khi Chúa Jêsus tiếp tục phân phát Bài Giảng Trên Núi, Ngài cảnh cáo người của Ngài về sự bắt bớ đang ở trước mặt dành cho họ. Ngài cảnh cáo họ phải nhìn biết rằng đi theo Ngài phải trả một giá rất cao, Mathiơ 16:24. Ngài muốn họ phải nhìn biết rằng họ sẽ phải đối mặt với sự bắt bớ vì cớ đức tin của họ.
Tôi muốn rao giảng từ mấy câu Kinh thánh nầy với tư tưởng: “Bị Ghét Vì Cớ Tin Lành”. Tôi muốn nói về vấn đề bắt bớ khi nó có quan hệ đến đức tin của chúng ta nơi Chúa Jêsus. Có một lời trong mấy câu nầy dành cho chúng ta hôm nay.
Chúng ta đang sinh sống trong nước Mỹ, nhưng anh chị em của chúng ta ở khắp thế giới đang trả giá cho đức tin bằng sinh mạng của họ. Tất nhiên, tôi tin rằng có một số thời điểm khó khăn đang nằm trên đường chân trời dành cho Hội thánh ở nước Mỹ nầy. Chúng ta cần phải biết rõ những điều Chúa Jêsus phán dạy về sự bắt bớ. Chúng ta cần phải biết rõ mình phải trông đợi điều gì và chúng ta cần phải biết Ngài muốn chúng ta phải đáp ứng ra sao trước sự bắt bớ mà chúng ta phải đối diện.
Tôi muốn bạn nhìn thấy trong mấy câu nầy Lời Hứa Về Sự Khó Nhọc; Lời Hứa Về Sự Cứu Giúp; và Lời Hứa Về Việc Bị Ghét. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào các tư tưởng nầy và chúng ta suy nghĩ về việc Bị Ghét Vì Cớ Tin Lành.
I. LỜI HỨA VỀ SỰ KHÓ NHỌC (các câu 9-10)
A. Các thế lực nằm ở đàng sau sự khó nhọc nầy – Các môn đồ được cảnh báo rằng họ sẽ nộp trước “tòa án”. Đây là một tham khảo đến Tòa Công Luận của người Do thái, giống như Tòa Thượng Thẩm vậy. Họ cũng sẽ đứng trước “các quan tổng đốc và các vua”, mấy người nầy sẽ cật vấn họ về sự giảng đạo và giáo lý của họ. Họ sẽ bị săn lùng, đuổi bắt, bị đánh đập, và thậm chí có người sẽ ngã chết, vì đức tin mà họ đã rao giảng.
Lời tiên tri nầy cụ thể đã ứng nghiệm trong sách Công Vụ các Sứ Đồ.
+ Công Vụ các Sứ Đồ 4 – Phierơ và Giăng đối mặt với Tòa Công Luận và đưa ra câu chuyện nói tới sự chữa lành cho người què tại Đền Thờ.
+ Công Vụ các Sứ Đồ 7 – Êtiên bị xét xử bởi Tòa Công Luận và bị kết án tử hình.
+ Công Vụ các Sứ Đồ 9:22-25 – Người Do thái muốn giết Phaolô vì sự rao giảng của ông.
+ Công Vụ các Sứ Đồ 12 – Giacơ và Phierơ bị Vua Hêrốt bắt. Họ bị bỏ tù và bị xét xử phải hành hình. Giacơ bị chặt đầu, còn Phierơ thì được cứu bởi một phép lạ thiêng liêng.
+ Công Vụ các Sứ Đồ 14:19 – Phaolô bị ném đá và bị bỏ lại hòng chết ở Líttrơ.
+ Công Vụ các Sứ Đồ 16:19-24 – Phaolô và Sila bị bỏ tù tại thành Philíp.
+ Công Vụ các Sứ Đồ 18:12-17 – Phaolô bị bắt bớ trong xứ Maxêđoan.
+ Công Vụ các Sứ Đồ 19 – Phaolô bị bắt và bị xét xử trong thành Êphêsô.
+ Công Vụ các Sứ Đồ 21 – Phaolô bị bắt và bị xét xử tại thành Jerusalem.
+ Công Vụ các Sứ Đồ 24 – Phaolô bị xét xử trước mặt Phêlít.
+ Công Vụ các Sứ Đồ 26 – Phaolô bị xét xử trước mặt Phêtu và Vua Atrípba.
+ Công Vụ các Sứ Đồ 27-28 – Phaolô bị câu lưu rồi bị đưa đi bằng tàu để chịu xét xử trước mặt Xêsa. Phaolô cứ ở tù ở Rôma cho tới khi ông bị hành quyết bởi người Lamã.
Đấy chỉ là một số trường hợp vắn tắt nói tới loại bắt bớ đã giáng trên Hội thánh đầu tiên. Đây là sự làm chứng của chính Phaolô về những điều mà ông đã gánh chịu vì Chúa Jêsus, II Côrinhtô 11:21-29.
Tại sao các môn đồ phải nhận lãnh sự đối đãi dường ấy từ những người Do thái tôn giáo và từ nhà cầm quyền thế tục chứ? Họ đã nhận lãnh sự đối đãi nầy vì Tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ là mối đe dọa trực tiếp đối với tôn giáo có tổ chức và làm suy bại nhà cầm quyền của con người.
Tin Lành, với cặp song sinh của nó là ăn năn và đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ, đang thách thức mọi người nào chịu nghe theo Tin Lành ấy. Tin Lành bày tỏ ra tội lỗi và sự bất kỉnh của hệ thống thế gian đồi bại nầy. Khi hệ thống bị Tin Lành đối mặt, hệ thống phản ứng lại bằng cách làm cho Tin Lành phải câm nín đi.
Sự thể đã như thế kể từ buổi đầu của Hội thánh và điều đó sẽ tiếp diễn cho tới khi Chúa Jêsus đến để tiếp rước Hội thánh của Ngài. Khi phần cuối của kỷ nguyên Hội thánh kéo đến gần hơn, sẽ có một sự gia tăng bắt bớ Tin Lành với sự kêu gọi của Đạo ấy phải sống thánh khiết, ăn năn và đức tin nơi một mình Đấng Christ mà thôi.
B. Những địa điểm liên quan tới sự khó nhọc nầy – Các môn đồ sẽ đối mặt với sự bắt bớ của họ trong những ngôi nhà tôn giáo và nơi những vị thế nhà cầm quyền của con người. Cả hai nơi nầy người ta trông mong ở đó có sự đối đãi công bằng và công chính. Người nào rao giảng Tin Lành không thể trông mong điều chi khác hơn! Chính những địa điểm sẽ cung ứng sự nương náu và an toàn, thay vì thế sẽ trở thành những đại sảnh phán xét, ở đó kẻ ác sẽ xét đoán người công bình cho đến chết.
C. Mục đích của sự khó nhọc nầy – Mục đích cho sự bắt bớ nầy gồm có hai phần:
Thứ nhứt, sự bắt bớ của kẻ chối bỏ Tin Lành và sứ điệp của nó. Họ minh chứng tình trạng tội lỗi của họ bằng cách chối bỏ Lời của Đức Chúa Trời và Con Đường cứu rỗi. Đối với chúng ta, điều nầy thật là khó hiểu, song Đức Chúa Trời nhận lãnh nhiều sự vinh hiển từ sự đọa đày của hạng tội nhân và Ngài đang nhận lãnh từ sự cứu rỗi của các thánh đồ Ngài. Làm sao điều nầy khả thi cho được chứ?
Khi Đức Chúa Trời cứu một linh hồn, Ngài đang tỏ ra ân điển, tình yêu thương và lòng thương xót của Ngài. Khi Đức Chúa Trời xét đoán một linh hồn phải đi địa ngục, Ngài đang tỏ ra sự công bình và sự thánh khiết của Ngài.
Khi một linh hồn được cứu, Đức Chúa Trời minh chứng rằng Đức Chúa Jêsus Christ là: “đường đi, lẽ thật và sự sống” và “chẳng ai được đến cùng Cha mà không bởi Ngài”. (Minh họa: Rôma 9:18-24).
Thứ hai, sự bắt bớ làm cho Tin Lành được lan rộng ra. Khi sự bắt bớ đến với Hội thánh, đức tin và sứ điệp của Hội thánh được xác quyết. Khi các tín đồ đóng ấn sự làm chứng của họ bằng huyết của họ, một thế giới hư mất sẽ lưu ý.
Hãy xem xét điều nầy: Khoảng 60% Cơ đốc nhân trên thế giới đang sống trong thịnh vượng và bình an. Chúng ta có nhiều tiền bạc, nhiều Kinh thánh nhất, nhiều cơ hội truyền giảng đa dạng như đài phát thanh, đài truyền hình, phim ảnh và Internet. 40% Cơ đốc nhân trên thế giới đang sống trong nghèo khó và bắt bớ. Phần nhiều trong số người nầy phải chịu khổ hàng ngày vì sự làm chứng của họ, và nhiều người khác đã bị hành hình và bị giết vì đã tin theo Đức Chúa Jêsus Christ.
Con số lớn nhất những người trở lại đạo và hướng về Đức Chúa Trời được tường trình giữa vòng các anh em nghèo khó, bị đánh đập, bị bắt bớ của chúng ta. Họ đang chịu khổ và chịu chết cho đức tin của họ, và hàng triệu người đã bị ảnh hưởng. Mặt khác, chúng ta đang tận hưởng sự bình an, thịnh vượng và chẳng hiệu quả gì cho Chúa Jêsus. Chúng ta cũng không kéo người ta đến với Ngài, chúng ta cũng không khẳng định họ trong sự vô tín của họ. Mặt khác, kẻ bị bắt bớ cung ứng bằng chứng hàng ngày chiều sâu đức tin và sự ký thác của họ với Tin Lành.
(Minh họa: Có một lời ở đây cho Hội thánh hiện đại. Khi chúng ta đến gần kỳ tận thế hơn, chúng ta có thể nhìn thấy sự bắt bớ chống lại các tín đồ càng gia tăng. Sự thực là, chúng ta đang sống trong một môi trường thù nghịch ngày càng tăng đối với Tin Lành mà chúng ta đang rao giảng.
+ Chúng ta nói cho thế gian biết rằng có một phương thức duy nhứt để được cứu. Họ muốn vòng tay ôm lấy từng con đường như một phương thức đến với Đức Chúa Trời.
+ Chúng ta nói cho thế gian biết rằng Đức Chúa Trời đòi hỏi sự công bình và sự thánh khiết. Họ muốn sống cuộc sống theo những giới hạn của họ và sống theo như họ đẹp lòng.
+ Chúng ta nói cho thế gian biết rằng sự phá thai, chết không đau đớn và trợ giúp tự tử tất cả đều sai lầm. Họ muốn đối xử với sự sống giống như thể nó chẳng có giá trị, ngay từ đầu, vào lúc cuối hay giữa đời.
+ Chúng ta nói cho thế gian biết rằng có một nơi gọi là Thiên Đàng chỉ có thể đến được nhơn đức tin theo đạo Tin Lành. Họ muốn tin rằng mọi người đều được lên thiên đàng, hay sự sống kết thúc với chẳng gì khác hơn một thi hài nằm trong mồ mả.
+ Chúng ta nói cho thế gian, tôn giáo giả và nhà cầm quyền của con người biết rằng Lời của Đức Chúa Trời là thẩm quyền sau cùng và họ sẽ đối diện với Ngài trong sự phán xét một ngày kia. Họ muốn sống y như Đức Chúa Trời đã chết mất rồi và y như họ sẽ chẳng trình sổ về mọi hành vi của họ vậy.
Thật là rõ nét khi nhìn thấy sứ điệp của chúng ta và đường lối của thế gian tuyệt đối ngược nhau. Sứ điệp của chúng ta và phương thức sống của họ đứng đối ngược nhau, và kết quả sau cùng sẽ là: kẻ nào có quyền trong đời nầy sẽ ngược đãi người nào bị xem là yếu hơn. Phải, có những ngày tối tăm ở trước mặt dành cho người của Đức Chúa Trời. Có những thời kỳ khó nhọc ở trước mặt dành cho những ai lo rao giảng Tin Lành thực nói tới ân điển. Có những thời kỳ khó nhọc ở trước mặt dành cho những ai nắm lấy chỗ đứng dành cho người công bình chống lại sự thối nát của đời nầy. Minh họa: II Timôthê 3:12
Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mà ở đó những người theo chủ nghĩa xã hội tự do đang nắm quyền điều khiển nhà cầm quyền của chúng ta. Họ ưu đãi cho nhiều việc đi ngược lại với những sự dạy trong sáng của Lời Đức Chúa Trời. Chúng ta đang sống trong một thời điểm mà mọi người đều trông mong chấp nhận tình trạng đồng tính luyến ái như một phong cách sống có thể chọn lựa. Người ta mong chúng ta chấp nhận một phụ nữ có quyền giết con của mình từ trong bào thai. Người ta mong chúng ta dung chịu tội lỗi và từng loại điều ác. Người ta mong chúng ta hạ thấp sứ điệp của mình xuống, nói dịu giọng đi hầu cho chúng ta không làm mất lòng những kẻ dính dáng đến các sinh hoạt tội lỗi. Khi chúng ta thất bại không cùng cặp với những đòi hỏi của xã hội thế tục như thế nầy, chúng ta có thể trông đợi sự bắt bớ vì thế đứng của chúng ta.
Hỡi anh chị em của tôi ơi, có một số việc xứng đáng cần phải đánh trận với! Quyền được chào đời của một trẻ sơ sinh rất xứng đáng để đánh trận với. Quyền rao giảng Lời của Đức Chúa Trời không bị ngăn cấm xứng đáng để đánh trận với. Quyền nói cho một thế giới bị hư mất biết rằng Chúa Jêsus cứu rỗi là xứng đáng để đánh trận với. Quyền của một thiếu niên đứng trong lễ tốt nghiệp của mình và nhắc tới danh của Chúa Jêsus là xứng đáng để đánh trận với.
Không bao lâu nữa, một ngày kia, chúng ta sẽ thấy ai bằng lòng đánh trận vì những điều nầy. Thậm chí chúng ta sẽ nhận ra ai bằng lòng vào tù hay chịu chết vì những điều nầy).
I. Lời hứa về sự khó nhọc
II. LỜI HỨA VỀ SỰ CỨU GIÚP (câu 11)
+ Khi các môn đồ thấy mình đang ở dưới loại bắt bớ nầy, họ có thể trông mong sự cứu giúp đến từ Đức Chúa Trời. Chúa sẽ ban cho họ chính xác những điều mà họ có cần khi họ đứng trước ngôi quyền lực và tường trình về sự rao giảng của họ. Lời hứa của Đức Chúa Trời, ấy là chính mình Đức Thánh Linh sẽ đầy dẫy các môn đồ và ban cho họ chính lời lẽ họ cần để biện hộ cho đức tin mà họ đã rao giảng. Đức Chúa Trời hứa sự cứu giúp trực tiếp, thiêng liêng để phù trợ cho những người bị bắt bớ vì cớ đức tin của họ.
+ Điều nầy được thấy rõ nơi đáp ứng của Phierơ và Giăng trước Toà Công Luận, Công Vụ các Sứ Đồ 4:6-22. Chính lời hứa nầy được ứng nghiệm khi Phaolô đứng trước mặt Phêlít, Công Vụ các Sứ Đồ 24:10-21, và trước mặt Vua Atrípba và Phêtu, Công Vụ các Sứ Đồ 26:1-29.
(Minh họa: Chúng ta không nhất thiết phải lo sợ cái ngày mà sự bắt bớ xảy đến với Hội thánh! Nếu chúng ta đã được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời, và nếu chúng ta nắm lấy chỗ đứng của mình với Ngài bởi đức tin, chúng ta dám chắc rằng Ngài sẽ vùa giúp chúng ta trong giờ đó, Hêbơrơ 13:5. Điều nầy có thể thấy được trong nhiều trường hợp bắt bớ đã giáng xuống chúng ta qua nhiều thế kỷ).
Vào ngày 17 tháng 4 năm 1521, nhà cải chánh vĩ đại Martin Luther đã đứng trước giáo hội nghị Công giáo Lamã để trả lời cho những kết án về tình trạng dị giáo. Khi Luther đứng đó trong ngày ấy, ông đã nói như một người được chính mình Đức Chúa Trời dẫn dắt. Luther nói: “Trừ phi tôi bị thuyết phục bởi các minh chứng từ Kinh thánh hay bởi những lý lẽ và bàn luận đơn sơ, rõ ràng, tôi có thể và sẽ không rút lui, vì sự an toàn hay sự khôn ngoan cũng không thể làm gì để chống lại lương tâm được. Nầy, tôi đứng ở đây. Tôi chẳng thể làm khác hơn được. Nguyện Đức Chúa Trời giúp đỡ tôi. Amen”.
Những lời lẽ ấy, giữa vòng những lời lẽ khác đã nói ra trong ngày ấy, đã khiến cho giáo hội nghị phải xét đoán Luther là một người theo dị giáo. Ông đã bị bắt bớ, nhưng công cuộc cải chánh tin lành được mở rộng ra bởi chính những lời lẽ đó.
Nhiều tấm gương khác có thể được đưa ra ở đây. Sự thực là, Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài cùng đứng với dân sự của Ngài, Hêbơrơ 13:5; Mathiơ 28:20. Ngài không để bạn một mình khi bạn đối diện với sự bắt bớ hay sự vinh hiển của Ngài.
I. Lời hứa về sự khó nhọc
II. Lời Hứa Về Sự Cứu Giúp
III. LỜI HỨA VỀ VIỆC BỊ GHÉT (các câu 12-13)
A. Thực tại của sự thù ghét nầy – Khi sự bắt bớ cứ tiếp diễn, nó sẽ tăng lên cho tới khi những giềng mối trong gia đình xói mòn và mở đường cho các thành viên trong gia đình xây lại với nhau. Chúng ta không lấy làm ngạc nhiên bởi sự mặc thị nầy. Chúa Jêsus phán rằng việc ấy sẽ xảy ra y như thế, Mathiơ 10:34-39. Các môn đồ đã kinh nghiệm loại thù ghét nầy, và cũng một thể ấy cho Hội thánh vào kỳ tận thế.
Không những gia đình thù ghét ngày càng tăng, cũng một thể ấy đời thường sẽ thù ghét dân sự của Đức Chúa Trời. Chúng ta lấy làm lạ tại sao thế gian lại thù ghét một người sống tin kính và bình an, nhưng như tôi đã nói tới ở trên, họ thù ghét chúng ta vì chúng ta đứng cho mọi sự họ chống đối và chúng ta chống lại mọi thứ mà họ ưa thích. Chúng ta sẽ nhìn thấy sự bắt bớ Hội thánh ngày càng mạnh hơn và công khai hơn khi kỳ tận thế đến gần.
B. Lý do cho sự thù ghét nầy – Chúa Jêsus nói cho họ biết rằng “các ngươi bị mọi người ghen ghét vì danh ta”. Lý do thế gian ghen ghét người tín đồ là vì thế gian ghen ghét Chúa Jêsus. Thế gian nầy do Satan tiếp sức và điều khiển. Rốt lại, hắn là “chúa đời nầy”, II Côrinhtô 4:4. Thế gian nầy đầy dẫy với hạng tội nhân không biết ăn năn, họ sống để làm phu phỉ ý muốn của ma quỉ, Giăng 8:44; Êphêsô 2:1-3. Một khi ma quỉ thù ghét Chúa Jêsus, hắn khiến cho tất cả những ai ở dưới quyền của hắn cũng đều thù ghét Chúa nữa.
Chúa Jêsus cảnh cáo người của Ngài rằng thế gian thù ghét Ngài, họ cũng sẽ thù ghét những ai bước theo Ngài, Giăng 15:18-21. Điều nầy chứng thực tất cả các môn đồ của Chúa Jêsus.
+ Giacơ – Bị chặt đầu bởi Vua Hêrốt
+ Phierơ – Bị đóng đinh ngược đầu trên thập tự giá ở Rôma
+ Anhrê – Bị đóng đinh trên một cây ôlive
+ Thôma – Bị mũi giáo đâm xuyên qua người, bị hành hình với sắt nung đỏ, và bị thiêu sống.
+ Philíp – Bị hành hình và bị đóng đinh trên thập tự giá
+ Mathiơ – Bị chặt đầu
+ Nathanaên – bị đóng đinh trên thập tự giá
+ Giacơ nhỏ – bị ném từ núi đền thờ xuống rồi bị đánh chết bằng dùi cui.
+ Simôn Xêlốt – bị đóng đinh trên thập tự giá
+ Thađê – Bị đánh bằng gậy cho đến chết
+ Mathia – Bị ném đá, bị treo trên một cây thập tự
+ Giăng yêu dấu – Bị quăng vào chảo dầu sôi, nhưng không chết. Sau đó, bị đày sang đảo Bátmô.
+ Phaolô – Bị chặt đầu ở Rôma
Điều ấy cũng chứng thực cho hàng triệu người ngã xuống qua nhiều thế kỷ. Điều đó vẫn chứng thực cho hàng triệu người trong thời buổi của chúng ta. Họ thù ghét Cứu Chúa của chúng ta, và họ sẽ thù ghét chúng ta cho tới chừng Ngài giải cứu chúng ta ra khỏi thế gian nầy.
C. Kiên quyết về sự thù ghét nầy – Khi Chúa Jêsus phán: “song ai cứ bền lòng đến cuối cùng, người ấy sẽ được cứu”, Ngài không nói cho chúng ta biết có người sẽ mất ơn cứu rỗi của họ do không vững vàng trong thời điểm bắt bớ. Ấy chẳng phải mất ơn cứu rỗi của bạn dưới bất kỳ hoàn cảnh nào là khả thi! Chúa Jêsus đang nói cho người của Ngài biết rằng hạng tín đồ chân chính xác chứng thực tại kinh nghiệm cứu rỗi của họ bằng cách thật vững vàng trong sự tuyên xưng đức tin của họ. Sứ đồ Giăng nói điều đó theo cách nầy: “Chúng nó đã từ giữa chúng ta mà ra, nhưng vốn chẳng phải thuộc về chúng ta; vì nếu chúng nó thuộc về chúng ta, thì đã ở cùng chúng ta; song điều đó đã xảy đến, hầu cho tỏ ra rằng mọi kẻ ấy chẳng thuộc về chúng ta vậy” (1 Giăng 2:19). Ông nói điều nầy khi tham khảo đến một số người từ bỏ Hội thánh đầu tiên vì sự bắt bớ kịch liệt mà họ đã gánh chịu trong thời buổi đó.
Bài học cho chúng ta rất đơn giản. Khi sự bắt bớ xảy đến, người nào nhìn biết Chúa Jêsus sẽ được mặc lấy quyền phép để đứng vững cho Ngài, thậm chí dù họ được kêu gọi phải chết vì sự vinh hiển của Ngài. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì tất cả các thánh đồ trung tín, cao thượng của Đức Chúa Trời họ đã nắm lấy chỗ đứng của họ vì Ngài và không trở lui thậm chí ở trước bề mặt của sự hành hình và sự chết. Tôi cầu xin rằng nếu tôi được kêu gọi phải dâng hết mọi sự tôi có cho Chúa Jêsus, tôi sẽ làm thế mà không chút ngần ngại.
(Minh họa: Chúng ta thực sự không thể nhìn thấy sự bắt bớ sẽ dấy lên rồi nói rằng sự cuối cùng đã gần rồi. Giống như các dấu hiệu Chúa Jêsus đã đưa ra ở các câu 6-8, đây là dấu hiệu chẳng có gì khác cả. Hội thánh bị bắt bớ khi nó được trồng vào thế gian nầy, và sự bắt bớ đó sẽ ngày càng tăng khi chúng ta đến gần kỳ cuối cùng.
Ấy chẳng phải chúng ta từng đối mặt với loại bắt bớ trong nước Mỹ mà một số người đã đối diện với xuyên suốt lịch sử đâu. Trong thế kỷ thứ nhứt, Hoàng đế Lamã là Nero đã bắt lấy Cơ đốc nhân, bọc họ bằng sáp rồi đặt họ trên ngọn lửa để thắp sáng trong các bữa yến tiệc ở trong vườn của ông ta. Nhiều tín hữu bị may kín bên trong lớp da thú rồi bị ném cho các thú dữ ăn thịt. Nhiều ngàn người bước vào sự chết của họ trong Đại Hí Trường Lamã mua vui cho nhiều đám dân đông và để thỏa mãn thú say mê chém giết của họ. Vô số các tín đồ đã bị thiêu sống trên giàn hỏa, bị hành hình cho đến chết, bị dìm chết, và bị cắt xẻo vì cớ đức tin của họ.
Liệu điều đó sẽ xảy ra ở đây không? Có thể lắm đấy! Còn hơn thế nữa, nhiều tín đồ trong xã hội của chúng ta sẽ đối mặt với tù đày và mất mọi quyền hạn cá nhân và tài sản vì cớ Tin Lành. Chúng ta cần phải tự hỏi mình không biết chúng ta có sửa soạn để đối diện với thời kỳ bắt bớ như vậy chưa!?!
Sự bắt bớ, trong khi rất đau khổ, sẽ làm nhiều việc cho Hội thánh hơn tất cả các chương trình, các nhà thờ và những lần nhóm lại của chúng ta. Sự bắt bớ sẽ luyện lọc Hội thánh, Minh họa: I Phierơ 1:7. Tội lỗi và hạng tội nhân sẽ bị đẩy ra khỏi các vai trò thuộc viên. Quyền phép của Đức Chúa Trời một lần nữa sẽ giáng trên Hội thánh. Hội thánh sẽ mất đi tiên vị thế gian và chủ nghĩa tự do của nó. Hội thánh sẽ nhìn thấy giáo lý của mình được luyện lọc. Đổi lại Hội thánh sẽ nhìn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Một thế giới hư mất sẽ nhìn thấy sự tin kính của chúng ta đối với Chúa và có người sẽ được kéo đến với Ngài. Tin Lành sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn trong thế gian nầy nếu Hội thánh rao giảng Tin Lành với sự thánh khiết, thanh sạch và phân biệt).
Phần kết luận: Chúng ta cần phải làm gì với một sứ điệp giống sứ điệp nầy? Thứ nhứt, tôi muốn khích lệ người nào ở đây chưa hề tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa hãy đến với Ngài và được cứu ngay hôm nay. Tôi hiểu rằng một sứ điệp nói tới sự bắt bớ các thánh đồ không làm cho người ta muốn trở thành một tín đồ. Tuy nhiên, tin theo đạo Tin Lành và thậm chí chết cho Chúa Jêsus thì tốt hơn là sống trong sự bình an và chết không có Ngài. Tất cả những ai chịu chết cho Ngài sẽ lên thiên đàng, trong khi tất cả những người nào chết không có Ngài sẽ phải đi địa ngục.
Thứ hai, tôi muốn kêu gọi tất cả các tín đồ thật nên xét lại lòng mình. Có phải bạn đã cam kết với Chúa Jêsus, thậm chí đến điểm phải chết không? Hay có phải bạn sẽ xấu hổ về Ngài ở trường học hoặc nơi sở làm? Có phải bạn bằng lòng đi tù nếu cần thiết? Có phải bạn sẽ chịu khổ vì cớ Chúa? Có phải bạn đến với sự chết của mình vì Chúa Jêsus nếu đấy là ý muốn của Ngài cho đời sống của bạn?
Nếu Chúa đã chạm đến tấm lòng bạn ở bất kỳ cấp độ nào, làm ơn hãy đến với Ngài hôm nay và nguyện Ngài thực thi qua đời sống bạn những gì Ngài muốn làm. Tôi cũng mời tất cả các tín hữu hãy đến với bàn thờ nầy đây. Tôi mới các bạn hãy đến và cầu thay cho các Cơ đốc nhân nào đang bị bắt bớ trên khắp thế giới ngày nay.
Xin cầu thay cho thiếu nữ ấy ở châu Phi, cô bị bán đi làm nô lệ tình dục cho một người Hồi giáo. Xin cầu thay cho vị Mục sư đã bị quăng vào nhà ngục ở Trung Hoa. Xin cầu thay cho gia đình ở Mễ tây Cơ, nhà của họ đã bị đốt cháy và con cái của họ đã bị bắt đi. Xin cầu thay cho những người đang trả giá cho đức tin của họ bằng máu. Xin cầu thay cho họ và kế đó hãy cầu thay cho chúng ta để chúng ta sẽ có cùng quyết tâm một khi chúng ta được kêu gọi để bước đi trên con đường của sự bắt bớ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét