Khải huyền 1.4-8
NHÌN SƠ VÀO NHỮNG ĐIỂM HẤP DẪN SẮP XẢY ĐẾN
Phần giới thiệu: Sách Khải huyền là một quyển sách rất lạ lùng. Đó cũng là một quyển sách rất phức tạp. Có nhiều chỗ quanh co, và đồ thị những diễn biến phát triển nhanh chóng trên từng trang sách ấy. Sách nầy chứa mọi yếu tố ly kỳ long trọng. Trên từng trang sách, bạn sẽ thấy hành động, hồi hộp, mầu nhiệm, lạ lùng, sợ hãi, kịch tính, khủng khiếp, và nhiều phấn khích. Trong khi quyển sách có tới 22 chương chỉ ra mọi hành động dẫn tới phát triển thật hoàn toàn; Giăng cung ứng cho chúng ta Một Cái Nhìn Sơ Vào Những Điểm hấp Dẫn Sắp Xảy Đến ở đây ngay ở phần mở đầu. Ông kích thích mọi khẩu vị của chúng ta cho những gì sẽ xảy đến trên đường lối của chúng ta trong phần còn lại của quyển sách.
Những câu Kinh Thánh chúng ta đọc hôm nay là phần giới thiệu cho tư liệu sẽ được khai triển khi chúng ta bước qua những câu nói của sách Khải huyền. Với điều đó trong trí, chúng ta hãy xem phân đoạn Kinh Thánh theo đề tựa nầy Một Cái Nhìn Sơ Vào Những Điểm Hấp Dẫn Sắp Xảy Đến.
I. KHÚC DẠO ĐẦU CỦA SÁCH KHẢI HUYỀN (các câu 4-5a)
A. Nơi đến của bức thư – “gởi cho bảy Hội thánh ở xứ A-si” – Bức thư nầy được gửi cho 7 Hội Thánh đặc biệt thuộc Tiểu Á. Các Hội Thánh nầy được nhắc tới đích danh ở câu 11 và chúng được xử lý thật chi tiết ở chương 2 và 3. Chúng ta sẽ xem xét từng hội chúng nầy khi chúng ta đến với những câu Kinh Thánh đó.
Vì thời gian có hạn, những điều chúng ta cần phải ghi nhớ về các Hội Thánh nầy là đây:
+ Thứ nhứt, đấy là những hội chúng có thật, cụ thể đã tồn tại vào thời điểm Giăng viết quyển sách nầy. Chúa Jêsus đã phán với họ về những thánh đồ thật, những tội nhân thật, những tình huống thật và những giải pháp thật.
+ Thứ hai, các Hội Thánh nầy là đại biểu cho từng Hội Thánh Cơ đốc từng tồn tại. Mỗi Hội Thánh chứa một số đặc điểm đánh dấu các Hội Thánh ban đầu nầy. Vì thế, trong khi bức thư nầy không nhắc tới Hội Thánh sở tại; sách nầy có nhiều điều để nói với chúng ta một khi sách ấy nhắc tới chúng ta.
(Minh họa: Bức thư nầy được gửi đến cho “bảy Hội Thánh”. Đây là chỗ sử dụng lần đầu tiên con số 7 trong sách Khải huyền. Đây là con số sẽ xảy có rất nhiều lần khi chúng ta nghiên cứu quyển sách. Bảy là con số chỉ ra “sự trọn vẹn, hoàn toàn và đầy đủ”. Vì vậy, khi Kinh Thánh nhắc tới 7 Hội Thánh, Kinh Thánh đề cập tới Hội Thánh trong chỗ đầy đủ nhất của nó. Đấy là lý do tại sao tôi nói rằng dù quyển sách đặc biệt không được viết cho chúng ta, nó vẫn nói với chúng ta như vốn có thật vậy.
Bảy là con số nổi bật lên trong thế giới của chúng ta. Có 7 màu tạo nên quang phổ ánh sáng. Có 7 nốt trên khuôn nhạc. Có 7 ngày trong một tuần lễ.
Bảy xuất hiện thường xuyên trong Kinh Thánh. Đức Chúa Trời đã truyền ra 7 điều trong luật pháp. Có 7 bí quyết, hay sự kín nhiệm, trong các thí dụ Đấng Christ nói tới Vương quốc. Có 7 câu nói của Chúa Jêsus trên thập tự giá. Ở thành Giêricô, 7 thầy tế lễ mang 7 cây kèn tiếng vang diễu hành quanh thành phố trong 7 ngày. Vào ngày thứ 7, họ diễu hành quanh thành phố 7 lần.
Trong quyển sách nầy, con số 7 được dử dụng 49 lần, nghĩa là 7 lần 7. Sau đây là những lần con số 7 xuất hiện trong sách Khải huyền:
+ 7 Hội Thánh – 1.4
+ 7 vị thần – 1.4
+ 7 ngôi sao – 1.16
+ 7 ngọn đèn – 4.5
+ 7 sừng – 5.6
+ 7 mắt – 5.6
+ 7 ống loa – 8.2
+ 7 thiên sứ – 8.2
+ 7 tiếng sấm – 10.3
+ 7 đầu – 12.3
+ 7 mão triều thiên – 12.3
+ 7 tai nạn – 15.1
+ 7 bát – 17.1
+ 7 hòn núi – 17.9
+ 7 vì vua – 17.10
Có nhiều con số 7 khác nữa trong sách nầy, đây chỉ là một điển hình nhỏ của nhiều điều mà chúng ta sẽ xem xét).
B. Mong muốn của bức thư – “nguyền xin ân điển và sự bình an ban cho anh em” – Đây là lời đề tặng cổ điển của Tân Ước. Giăng chào thăm họ với lời cầu nguyện rằng họ sẽ tiếp tục vui hưởng ân điển trọn vẹn của Đức Chúa Trời và sự bình an của Ngài trổi hơn mọi sự thông biết. Trong khi sách Khải huyền là một quyển sách khó, nó đầy dẫy với những bối cảnh xét đoán và phán xét; đây là quyển sách nói tới sự vui mừng. Sách ấy tỏ ra ân điển của Đức Chúa Trời trong đời sống của dân sự Ngài và sách ấy chỉ ra một thế giới hầu đến, nơi ân điển và bình an sẽ trị vì cho đến đời đời. Đây là phương thức giới thiệu quyển sách rất thích đáng.
C. Thần tính của bức thư – Lời hứa long trọng nầy về ân điển và bình an đến với chúng ta từ Ba Ngôi Thanh Đức Chúa Trời. Hãy chú ý chữ “từ nơi” ở các câu 4-5. Từ ngữ nầy được sử dụng ba lần. Mỗi lần nó xuất hiện, nó giới thiệu một thuộc viên khác trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là nguồn của mọi ân điển và sự bình an.
Hai câu nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng sách nầy không phải là sáng tạo của con người đâu. Đây là Lời của Đức Chúa Trời ban cho loài người! Vì lẽ đó, sách ấy mang theo với nó quyền phép đáng sợ và thẩm quyền thiêng liêng tối hậu. Chúng ta hãy xem xét Thần Tính nằm ở đàng sau bức thư.
1. Đức Cha Chí Cao – Điều nầy nhận dạng Đức Chúa Trời, Ngài là “Tự Hữu”. Đức Chúa Trời tự gọi Ngài là “Đấng Ta Là” ở Xuất Êdíptô ký 3.14. Đức Chúa Trời là Đấng luôn luôn hiện hữu trong nguồn của ân điển và bình an. Đức Chúa Trời Ngài là Đấng đời đời; Ngài sống trong ba chiều kích, quá khứ, hiện tại và tương lai, tất cả mọi chiều kích cùng một lúc. Ngài là nguồn của ân điển và bình an. Đức Chúa Trời nầy, là Đấng luôn luôn hằng hữu; Ngài đang hiện hữu; và Ngài sẽ luôn luôn hằng hữu, là nguồn của ân điển và sự bình an nầy. Đức Chúa Trời nầy là Đấng không hề thay đổi, Malachi 3.6; Hêbơrơ 13.8; Giacơ 1.17; Ngài là nguồn cội của chúng ta!
2. Đức Thánh Linh – Cụm từ “bảy vị thần ở trước ngôi Ngài” nói tới “sự đầy dẫy, sự trọn vẹn, sự hoàn toàn” của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Cụm từ ấy ám chỉ chức vụ của Ngài trong đời sống của chúng ta. Ngài có quyền ban cho chúng ta ân điển và sự bình an của Ngài vì Ngài là trọn vẹn và hoàn toàn. Ngài là mọi sự chúng ta có cần khi chúng ta trải qua đời nầy. Ngài là sự đầy dẫy! Cụm từ nầy cũng có tham khảo đến Êsai 11.2, ở đây Kinh Thánh chép: “Thần của ĐỨC GIÊ-HÔ-VA sẽ ngự trên Ngài, tức là thần khôn ngoan và thông sáng, thần mưu toan và mạnh sức, thần hiểu biết và kính sợ ĐỨC GIÊ-HÔ-VA”.
3. Đức Chúa Con – Giờ đây, Giăng nói cho chúng ta biết có nguồn thứ ba về ân điển và sự bình an. Ông nói cho chúng ta biết những việc nầy đều đến từ “Đức Chúa Jêsus Christ”. Khi Giăng nhắc tới Đức Cha và Đức Thánh Linh, ông nói tới họ bằng ngôn ngữ có tính cách biểu tượng. Khi ông nói tới Chúa Jêsus, ông sử dụng cách nói thẳng thừng và đặt Chúa Jêsus ngay ở bối cảnh trung tâm. Tại sao chứ? Phải, mục đích của quyển sách nầy là tỏ ra, tiết lộ Chúa Jêsus ra.
Vì thế, ngay tại đây ở phần mở đâu, Giăng nói cho chúng ta biết chính xác Chúa Jêsus là ai. Ông không muốn có bất kỳ một sự nhầm lẫn nào về Chúa Jêsus, Ngài là ai, hay Ngài sẽ làm gì. Giăng biết rõ khi tin tưởng đúng về Chúa Jêsus thì mọi sự khác sẽ tuyệt đối đúng đắn hết. Nếu bạn có những niềm tin lẫn lộn của Chúa Jêsus, bạn sẽ chao đảo trong mọi sự bạn đang tin. Giăng cung ứng cho chúng ta phần mô tả ba chi tiết về Thân Vị và công tác của Đức Chúa Jêsus Christ.
a. Sự mặc thị của Ngài – Chúa Jêsus được gọi là “Đấng làm chứng thành tín”. Cụm từ nầy gợi cho lý trí nhớ tới sự đến thế gian của Ngài lần đầu tiên. Chúa Jêsus đã đến để tỏ ra Đức Chúa Cha, Giăng 14.7-9; 12.45; Côlôse 1.15; Hêbơrơ 1.3. Chúa Jêsus là Thân Vị duy nhứt trong lịch sử, là Đấng có quyền mang tước hiệu “Chứng nhân của Đức Giêhôva”!
Bạn thấy đấy, trong Cựu Ước, Israel là chứng nhân của Đức Chúa Trời cho thế gian, Êsai 43.10. Trong kỷ nguyên nầy, Hội Thánh là chứng nhân của Ngài cho thế gian, Mathiơ 28.19-20; Công Vụ các Sứ đồ 1.8. Tuy nhiên, cả Hội Thánh và Israel đều không phải là chứng nhân trung thành. Thực vậy, chúng ta tốt đẹp nhất thể nào chỉ là một phản ảnh về Đức Chúa Trời và về ân điển của Ngài. Đức Chúa Jêsus Christ đã và đang là Đức Chúa Trời ở trong xác thịt của con người. Ngài còn hơn là một sự phản ảnh nữa, Ngài chính là Đức Chúa Trời! Vì lẽ đó, Ngài có quyền ban cho một “Đấng làm chứng thành tín” cho Thân Vị và công tác của Đức Chúa Cha, Giăng 18.37; I Timôthê 6.13.
b. Sự sống lại của Ngài – Chúa Jêsus được gọi là “Đấng sanh đầu nhất từ trong kẻ chết”. Giờ đây, Chúa Jêsus không phải là người đầu tiên sống lại từ kẻ chết. Có một số người trong Cựu Ước và một vài người trong các sách Tin Lành. Nhưng, Chúa Jêsus là người đầu tiên sống lại và cứ sống mãi. Những người kia đã chết một lần nữa!
Từ ngữ được dịch là “sanh đầu nhất” ra từ chữ cung ứng cho chúng ta từ ngữ “prototype” (nguyên mẫu). Chúa Jêsus đề ra tiêu chuẩn mà những người còn lại sẽ phải noi theo. Khi Kinh Thánh nói rằng Chúa Jêsus là “Đấng sanh đầu nhất từ trong kẻ chết”, Kinh Thánh không có ý nói rằng Ngài là người đầu tiên sống lại. Kinh Thánh muốn nói rằng Ngài là đầu nhất trong sự ưu việt. Nói cách khác, Ngài đề ra tiêu chuẩn! Ngài là nguyên mẫu. Ngài là tấm gương của những gì sẽ xảy đến cho hết thảy những ai chịu tin theo Ngài. Giống như Ngài sống lại để sống mãi ra khỏi mồ mả cho đến đời đời, cũng vậy những ai tin cậy Ngài cũng sẽ kinh nghiệm một sự sống lại một ngày kia. Vì Ngài sống, những ai có đức tin nơi Ngài sẽ “qua sự chết mà đến sự sống”, Giăng 5.24, và họ “sẽ không hề chết”, Giăng 11.25-26.
c. Nét vương giả của Ngài – Tước hiệu thứ ba được ban cho Chúa Jêsus trong câu nầy là “Chúa của các vua trong thế gian”. Tước hiệu nầy lập Chúa Jêsus làm “Vua các vua và Chúa các chúa”. Cụm từ nầy phác họa Ngài là Đấng đang nắm quyền tể trị tuyệt đối. Chúng ta sẽ thấy Satan sai vua của hắn là Antichrist, vào trong thế gian. Hắn sẽ hung hăng và tự tôn mình lên trên “mọi sự và tự nhận là Đức Chúa Trời”. Nhưng, hắn sẽ có một Chủ, và danh Ngài là Jêsus. Một ngày kia, từng vị vua, từng bạo chúa, từng nhà độc tài, từng quân vương, từng kẻ chuyên quyền v.v… nào từng sống sẽ sấp mình xuống trước đôi chân bị đinh đóng của Đức Chúa Jêsus Christ rồi gọi Ngài là “Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha”, Philíp 2.9-10. Tuyệt đối Ngài là Vua!
II. SỰ NGỢI KHEN CỦA SÁCH KHẢI HUYỀN (các câu 5b-6)
(Minh họa: Sau khi đã trình bày cho chúng ta biết về Ba Ngôi Đức Chúa Trời, nguồn ân điển và bình an, Giăng nhắm tới Chúa Jêsus là ai, khi ấy ông hiến cho chúng ta bài thánh ca ngợi khen Chiên Con của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy dành ra một phút để nghe bài ca khen ngợi của Giăng).
A. Ngài được ngợi khen vì chức vụ yêu thương của Ngài – “Đấng Yêu thương chúng ta” – Đừng để cho động từ thì quá khứ làm cho bạn phải bối rối. Giăng đang nhắc cho chúng ta nhớ rằng Chúa Jêsus yêu thương chúng ta bất chấp chúng ta đã và đang làm gì!?! Tình yêu của Ngài là tình yêu không thôi, không phai và không có điều kiện. Ngài yêu thương chúng ta và đấy là nguyên nhân đủ cho sự ngợi khen lớn tiếng, lâu dài được đem hiến cho Ngài. Chính tình yêu của Ngài dành cho chúng ta đã đưa Ngài đến với trần gian, Giăng 3.16. Chính tình yêu của Ngài dành cho chúng ta đã trói buộc Ngài trên cây thập tự, Rôma 5.8. Tình yêu của Ngài dành cho chúng ta là một sự bảo đảm tình yêu ấy không hề thất bại, Rôma 8.38-39.
B. Ngài được khen ngợi vì chức vụ của Ngài – “đã lấy huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta” – Từ ngữ được dịch là “rửa” có ý nói làm cho “sạch”! Chúa Jêsus đã đổ huyết Ngài ra trên thập tự giá và khi chúng ta tin cậy Ngài; huyết của Ngài rửa chúng ta ra trắng hơn tuyết và làm cho chúng ta sạch hết mọi ô uế của tội lỗi, I Giăng 1.7.
Đồng thời, bạn có biết mỗi một người chúng ta mang theo điều chi đến với việc được gọi là sự cứu rỗi không? Câu Kinh Thánh chép: “tội lỗi chúng ta” và “Huyết của Ngài”. Mọi sự chúng ta phải góp phần vào sự cứu rỗi của chúng ta là tội lỗi. Ngài đã góp huyết của Ngài. Và, huyết của Ngài tẩy sạch mọi tội chúng ta, Êphêsô 1.7!
C. Ngài được ngợi khen vì chức vụ cao trọng của Ngài – “và làm cho chúng ta nên nước Ngài, nên thầy tế lễ của Đức Chúa Trời là Cha Ngài” – Cụm từ nầy cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus cần phải được ngợi khen vì Ngài đã từ chối không lìa khỏi chúng ta giống như khi Ngài đã tìm gặp chúng ta. Ngài đã tìm gặp chúng ta trong tội lỗi; Ngài yêu thương chúng ta; Ngài tẩy sạch chúng ta bằng huyết của Ngài và đã cứu chúng ta; rồi Ngài nhấc chúng ta lên khỏi tình trạng đó, và thay đổi chúng ta vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, II Côrinhtô 5.17. Ngài lấy những tội nhân bị địa ngục trói buộc kia rồi khiến cho họ thành ra “các vua và thầy tế lễ”.
Là vua chúa, các thánh đồ sẽ đồng trị với Chúa Jêsus một ngày kia, II Timôthê 2.12. Là thầy tế lễ, chúng ta được trực tiếp đến gần ngôi của Đức Chúa Trời, Hêbơrơ 4.16; 10.19. Ngài đáng được ngợi khen vì chăm sóc chúng ta; tẩy rửa chúng ta và thay đổi chúng ta cho sự vinh hiển của Ngài!
(Minh họa: “Ngài đã làm chúng ta nên…” – Đứa con trai hoang đàng rời khỏi gia đình, nó nói “hãy đưa cho tôi”. Nó trở về nhà, tan vỡ, bẩn thĩu và tiếng kêu thất bại “xin khiến tôi”. Khi Chúa chạm đến tấm lòng bạn, bạn sẽ được đưa vào một địa vị mà ở đó bạn sẽ bằng lòng để cho Đức Chúa Trời biến bạn thành điều mà Ngài đẹp lòng. Và bạn ơi, Ngài không hề muốn nơi bạn có chút gì là xấu xí hết. Ngài muốn biến bạn thành bậc vua chúa và thầy tế lễ. Ngài muốn biến bạn thành một người có giá trị!)
(Minh họa: Giăng nói cho chúng ta biết mọi sự nầy về Chúa Jêsus và rồi ông bật ra sự ngợi khen. Ông nói: “nguyền Ngài đáng được sự vinh hiển và quyền năng đời đời vô cùng! A-men”. Đây là bài ca ngợi đầu tiên, hay bài hát ngợi khen, trong sách Khải huyền. Nhưng, bấy nhiêu chưa phải là hết đâu. Khi quyển sách được mở ra, nhiều bài ca ngợi còn dài hơn và chi tiết hơn nữa. Mỗi lần, Chúa Jêsus được tôn cao ngày càng hơn nữa. Ngài càng được tỏ ra trong sách nầy, Ngài càng được ngợi khen trong sách nầy.
Đồng thời, ca ngợi như thế là phải lẽ lắm! Chúng ta càng đến gần Ngài, chúng ta càng muốn ngợi khen Ngài. Chúng ta càng học biết về Ngài, tấm lòng chúng ta càng bị khuấy khuất muốn dâng lên Ngài sự ngợi khen, tôn quí và vinh hiển).
III. LỜI HỨA CỦA SÁCH KHẢI HUYỀN (các câu 7-8)
(Minh họa: Hai câu sau cùng nầy cung ứng cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua những gì chúng ta có thể trông mong quyển sách nầy mở ra. Chúng cung ứng một lời hứa cho chúng ta, rằng một số việc phấn khích sẽ xảy ra trong sách nầy. Chúng ta hãy xem xét lời hứa của sách Khải huyền).
A. Lời hứa về Đấng hầu đến (câu 7) – Thế gian đã trông đợi khoảng 6.000 năm, mong Đấng Cứu Chuộc ngự đến. Ngài đã đến lần thứ nhứt, ra đời bởi một nữ đồng trinh rồi chịu chết trên thập tự giá để mua lấy sự chuộc tội. Ngài sẽ trở lại trong những đám mây trên đất nầy để đón Cô Dâu của Ngài trong sự cất lên. Thế rồi một ngày kia, Chúa Jêsus sẽ tái lâm trên đất nầy trong vinh hiển và quyền phép. Ngài sẽ đánh bại các kẻ thù của Đức Chúa Trời và Ngài sẽ thiết lập Vương quốc của Ngài ở đây và Ngài sẽ trị vì ở đây trong 1.000 năm. Câu nầy nói tới sự cố đó. Câu nầy không nói tới sự cất lên, mà nói tới sự mặc thị của Ngài.
1. Phương pháp ngự đến của Ngài – “Ngài đến giữa những đám mây” – Đây chẳng phải là lần đầu tiên Chúa Jêsus khoác lấy những đám mây trên chính mình Ngài. Ngài dẫn dắt Israel ngang qua đồng vắng trong một trụ mây, Xuất Êdíptô ký 13.21-22. Ngài thăng thiên về trời trên đám mây làm xe Ngài, Công Vụ các Sứ đồ 1.9. Kih Ngài tái lâm, sẽ có những đám mây vây quanh Ngài và sẽ xuất hiện trong sự vinh hiển và quyền phép. Ngài đang đến đấy!
2. Biểu thị sự đến của Ngài – “mọi mắt sẽ trông thấy” – Tư tưởng nói tới mọi người có thể nhìn thấy cùng một việc và cùng một thời điểm trên khắp thế giới đã bị coi là khó chỉ cách đây vào thập kỷ. Nhưng, với sự tiến bộ của kỷ thuật vệ tinh, con người trên khắp thế giới sẽ chứng kiến cùng một biến cố cùng một lúc. Nhưng, khi Chúa Jêsus ngự đến, Ngài sẽ không cần đến Fox News hay CNN để loan báo sự đến của Ngài. Ngài sẽ xuất hiện trên những đám mây và cả thế gian sẽ có thể nhìn thấy Ngài cùng một lúc. Điều nầy cho chúng ta biết rằng sự hiện diện và vinh hiển của Ngài sẽ không ai chối cãi trong ngày đó.
3. Nổi khổ trong khi Ngài ngự đến – Kinh Thánh nói rõ ràng rằng sự Tái Lâm của Chúa Jêsus sẽ không phải là một biến cố vui vẻ cho dân cư trên thế gian. Người Do thái và dân Ngoại như nhau sẽ than khóc khi họ chứng kiến sự đến của Ngài. Người Do thái sẽ khóc than vì tổ phụ của họ đã chối bỏ Ngài và dân sự của họ phải trả giá một giá cao vì sự loạn nghịch của họ. Dân Ngoại sẽ than khóc vì Ngài đến để xét đoán tội lỗi và tội nhân như nhau. Khi Chúa Jêsus đến, sẽ có sự phán xét kinh khủng lắm khi Ngài “giày đạp thùng rượu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời toàn năng” (Khải huyền 19.15).
(Minh họa: Giăng nghe thấy điều nầy rồi nói: “Amen!” nghĩa là: “Nguyện xảy ra như Lời”. Đây là lời cầu nguyện mà mỗi thánh đồ đều sẽ vang tiếng. Chúng ta hãy cầu nguyện với bất cứ giá nào, Chúa Jêsus sẽ ngự đến và biến thế gian nầy ra như nó đáng phải có).
B. Lời hứa của phần kết cuộc (câu 8) – Phải, Chúa Jêsus sẽ ngự đến và điều đó sẽ đánh dấu sự phán xét rất kinh khủng dành thế giới gian ác nầy. Nhưng, điều nầy cũng sẽ đánh dấu đỉnh điểm của muôn vật. Những gì Đức Giêhôva khởi sự trong sách Sáng thế ký, Ngài sẽ kết thúc trong sách Khải huyền.
1. Lời loan báo của Chúa – “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là đầu và là rốt, Đức Giêhôva phán vậy”. Là “Anpha và Ômêga” Chúa Jêsus là Đấng biết rõ mọi sự. Anpha là mẫu tự đầu tiên của mẫu tự Hy lạp và Ômêga là mẫu tự cuối. Các mẫu tự nầy và những mẫu tự khác ở giữa có thể được sử dụng để chỉ ra ý tưởng và sự hiểu biết của nhân loại. Chúa Jêsus khiến cho chúng ta biết rằng Ngài là Đấng Toàn Tri. Ngài trông thấy mọi sự và Ngài biết rõ mọi sự.
Cụm từ “đầu và rốt” nhắc cho chúng ta nhớ Ngài là Đấng đã khởi sự vũ trụ nầy như hiện có và Ngài là Đấng lèo lái nó cho đến kết cuộc thích ứng của nó. Nói cách khác, Ngài tự tuyên bố Ngài là Đấng đang nắm quyền tể trị! Ngài là “Chúa”!
2. Thẩm quyền của Chúa – Chúa Jêsus cũng gọi Ngài là “Đấng Hiện Có, Đã Có, Và Còn Đến”. Với cụm từ nầy, Ngài công bố thần tính của Ngài! Rốt lại, đây là tước hiệu được dùng để mô tả Đức Chúa Cha ở câu 4. Là Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus là Đấng toàn tại, toàn tri và toàn năng, Ngài trổi hơn thời gian và không gian. Ngài có quyền làm tất cả những việc mà Ngài phán sẽ xảy ra trong sách nầy. Nói cách khác, Ngài sẽ nhìn thấy mọi sự diễn ra theo như Ngài đã hoạch định và mọi sự đã được nói trước trong sách nầy sẽ xảy ra y như Ngài đã phán! Vì vậy, đừng lo lắng, hỡi thánh đồ của Đức Chúa Trời, Cứu Chúa của bạn đang nắm quyền tể trị! Nhưng, nếu bạn chưa được cứu, bạn cần phải được cứu! Rốt lại, chắc chắn như có một Thiên đàng cho những người được chuộc, có một Địa Ngục cho những ai bị hư mất.
3. Khả năng của Chúa – Chúa Jêsus công bố chính mình Ngài là “Đấng Toàn Năng”. Cụm từ nầy có nghĩa là: “Đấng toàn quyền trên muôn vật”. Cụm từ ấy công bố Ngài là Chúa tể của vũ trụ. Ngài là Đấng có quyền làm cho mọi sự Ngài đã hoạch định và hứa hẹn sẽ diễn ra. Ngài sẽ thực hiện và chẳng một người nào có quyền chặn đứng việc ấy!
(Minh họa: John Phillips thuật lại câu chuyện sau đây: “Một trong tranh sách rung động nhất trong lịch sử Anh quốc nói tới những cuộc chinh phạt và chiến dịch của Richard I, người có tấm lòng như sư tử. Trong khi Richard đang thắng đậm Saladin, vương quốc của ông rơi vào những thời điểm xấu. Người anh xảo quyệt và vô ơn của ông là John, đã lật đổ mọi đặc quyền của nhà vua rồi lên cai trị. Dân chúng của nước Anh phải chịu khổ, họ ao ước sự trở về của Nhà Vua, và cầu xin việc ấy sớm xảy ra. Thế rồi, một ngày kia Richard về đến. Ông cặp bến Anh quốc rồi đi thẳng đến ngai vàng của mình. Xung quanh việc về đến ấy, nhiều câu chuyện đã được thuật lại, đang dệt thành những truyền thuyết của nước Anh. (Một trong số chúng là câu chuyện nói tới Robin Hood). Những tòa lâu đài của John bị lật đổ giống như những món đồ chơi vậy. Hoàng đế Richard xưng nhận ngai vàng là của ông, và không một ai dám đứng chặn trên đường lối của ông nữa. Dân chúng hô to niềm vui thích của họ. Họ rung lên hết hồi chuông nầy đến hồi chuông khác. Con Sư Tử đã trở lại! Nhà Vua vạn tuế!
Một ngày kia Vì Vua còn lớn lao hơn Richard sẽ xưng nước mình còn lớn lao hơn Anh quốc. Người nào đã ngược đãi đất trong khi Ngài vắng mặt, đã chiếm lấy quyền uy của Ngài, và quản trị tồi thế giới của Ngài sẽ bị quét sạch hết).
Phần kết luận: Quí bạn ơi, đấy là một cái nhìn trước sơ khởi thôi! Và, từng điều một sẽ diễn ra, y như Ngài đã hứa vậy. Minh họa: Vì thế, chúng ta sẽ làm gì với phần thông tin nầy? Chúng ta sẽ làm gì một khi Ngài tái lâm? Hãy cho phép tôi trình bày một số tư tưởng về những gì cần phải làm với một sứ điệp giống như vầy:
+ Chúng ta dám chắc rằng chúng ta đã sẵn sàng đón tiếp Ngài khi Ngài ngự đến – Mathiơ 24.44.
+ Chúng ta sẽ ở trong sự cầu nguyện cho những ai chưa sẵn sàng; và chúng ta sẽ bận rộn lo bảo cho họ biết cách thức phải sẵn sàng – Mác 16.15.
+ Chúng ta sẽ nhận ra thì giờ là ngắn ngủi trong đời nầy và chúng ta sẽ dâng mình lo làm mọi chúng ta có thể làm cho Ngài đang khi vẫn còn có thì giờ – Giăng 9.4.
Có việc gì Ngài muốn bạn làm hôm nay không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét