Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Mác 12:38-44: "MỌI NGƯỜI ĐỀU ƯA THÍCH AI ĐÓ QUAN TRỌNG"



Mác 12:38-44
MỌI NGƯỜI ĐỀU ƯA THÍCH AI ĐÓ QUAN TRỌNG
Phần giới thiệu: Tôi muốn nói với bạn hôm nay về vấn đề yêu thương. Hết thảy chúng ta đều quen thuộc với tình yêu thương ở một cấp độ nào đó. Mọi người trong phòng nhóm nầy đã yêu thương và đã được yêu thương. Mọi người ở đây đều yêu thương con người và mọi người ở đây đều yêu thương nhiều thứ. Tôi hình dung ra có người thậm chí đã yêu Đức Chúa Trời nữa đấy. Trong khi chúng ta quen thuộc với quan niệm yêu thương, tôi nghĩ chúng ta sẽ bị nhầm lẫn đôi chút về vấn đề yêu thương nầy.
Tôi tin rằng chúng ta có thể và thật lòng yêu mến Đức Chúa Trời, tha nhân và nhiều thứ khác nữa, nhưng tôi nghĩ chúng ta bỏ sót một lẽ thật cơ bản về tình yêu thương của chúng ta. Mọi sự trong tình yêu thương của chúng ta, là con người về mặt cơ bản là không hoàn hảo. Nghĩa là, bản chất tội lỗi của chúng ta khiến cho tình cảm của chúng ta phải kém đi theo lẽ nó đáng phải có. Khi bạn nhắm thẳng vào nó, thực sự chỉ có hai lãnh vực chúng ta luyện tập tình cảm trong đó. Một là chúng ta yêu cái tôi của mình hoặc là chúng ta yêu mến Đức Chúa Trời.
Hãy suy nghĩ xem. Tình cảm của chúng ta dành cho tha nhân luôn luôn dựa trên một lợi ích riêng tư nào đó. Chúng ta yêu tha nhân vì chúng ta nhận được tình yêu trong sự đổi lại. Chúng ta yêu tha nhân vì một lợi ích nào đó mà chúng ta lãnh hội từ nơi họ. Trong khi tình cảm của chúng ta dành cho tha nhân có thể rất mạnh mẽ và chịu đựng, đến cuối cùng, chúng ta yêu vì có cái gì đó cho bản ngã mình. Điều đó làm tổn thương, song đấy là sự thực.
Ngay cả tình cảm của chúng ta dành cho Đức Chúa Trời luôn luôn là kém cõi như nó đáng phải có. Tình cảm của chúng ta dành cho Ngài chỉ tồn tại vì Ngài đã yêu chúng ta trước, I Giăng 4:19. Tình cảm của chúng ta dành cho Ngài là một đáp ứng trực tiếp đối với tình cảm của Ngài dành cho chúng ta. Buồn thay, ngay cả tình cảm của chúng ta dành cho Ngài đã bị vấy bẩn bởi tội lỗi.
Tôi không cố gắng để lột tả tình yêu với sắc màu xấu xa hôm nay. Tôi đang cố gắng làm cho bạn nhìn thấy rằng tình cảm của chúng ta là bất toàn lắm. Nhưng, khi tình cảm của chúng ta là bất toàn, nó vẫn là một động thái rất có quyền lực đấy. Tôi sẽ phục vụ cho người nào tôi yêu mến. Nếu tôi chỉ yêu cái tôi của mình, mọi sự tôi làm được vạch ra để làm ích cho bản ngã thôi. Nếu tôi yêu mến Đức Chúa Trời, thế thì tình yêu sẽ tác động tôi muốn phục vụ Ngài.
Khi Chúa Jêsus tỏ ra chức vụ của Ngài trong Đền Thờ ở mức độ rõ ràng, Ngài đang cung ứng cho chúng ta một bài học về tình yêu thương. Tôi muốn rao giảng với tư tưởng nầy: Mọi Người Đều Ưa Thích Ai Đó Quan Trọng. Tôi muốn bạn nhìn thấy hai lẽ thật hôm nay. Tôi muốn bạn nhìn thấy Có Người Yêu Kẻ Dại Dột; trong khi Có Người Yêu Đức Chúa Cha. Chúng ta hãy xem xét tấm tấm lòng của mình hôm nay và nhận ra chúng ta đang thực sự yêu ai.
I. CÓ NGƯỜI YÊU KẺ DẠI DỘT
(Minh họa: Từ ngữ “dại dột” là một từ rất mạnh mẽ. “Kẻ dại” được xác định là: “một người dại dột hay ngu dốt; một người thiếu phán đoán và ý thức; một người bị lừa gạt hay bị dối gạt vào hành động dại dột hay ngu xuẫn”.
Đấy không phải là một từ được bung ra theo cách thất thường đâu. Chúa Jêsus đã phán như vầy: “Hễ ai giận anh em mình thì đáng bị tòa án xử đoán; ai mắng anh em mình rằng: Ra-ca, thì đáng bị tòa công luận xử đoán; ai mắng anh em mình là đồ điên, thì đáng bị lửa địa ngục hành phạt”. Mathiơ 5:22. Từ “Raca” đề cập đến “một người có cái đầu trống rỗng”. Sát nghĩa thì nó được dịch là: “Mầy, cái đấu trống rỗng”. Từ “dại dột” dịch chữ “moros”, từ đây chúng ta có chữ “moron” (khờ dại).
Chúng ta nói ra nhiều việc trong sự đùa giỡn. Chúa Jêsus đề cập tới hạng người nói tới người khác từ một tấm lòng thù hận. Nó ra từ một tấm lòng đầy dẫy với thù hận dẫn tới chỗ giết người. Thù hận dành cho tha nhân trong tấm lòng cũng y như giết người trong ánh mắt của Đức Chúa Trời, I Giăng 3:15.
Vì vậy, trong khi có kẻ dại, kẻ khờ và người có cái đầu trống rỗng trong thế gian nầy, chúng ta cần phải cẩn thận đối với kẻ mà chúng ta gán cho nhãn ấy. Tôi chẳng có quyền gì gọi ai đó là khờ dại cả, nhưng Đức Chúa Trời có quyền đó. Đây là những gì Ngài phán: “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: chẳng có Đức Chúa Trời …” Thi thiên 14:1.
Bạn sẽ để ý thấy có hai chữ “có” đang được in nghiêng. Nói như thế có nghĩa là chúng đã được những nhà dịch thuật làm cho câu văn ra dễ đọc hơn. Trong trường hợp nầy, chúng khiến cho chúng ta phải đọc câu văn theo một chiều, khi dự tính thực của Đức Thánh Linh có thể là một điều hoàn toàn khác.
Hầu hết mọi người xem câu nầy như nói tới kẻ vô thần. “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: Chẳng có Đức Chúa Trời”. Chắc chắn người nào chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời đều là kẻ ngu dại tất. Họ thiếu sự suy xét và ý thức đúng đắn.
Nếu bạn đọc câu văn không có những từ in nghiêng, nó nói: “Kẻ ngu dại nói trong lòng mình, không có Chúa gì hết”. Theo cách đọc nầy, kẻ dại là người chối không công nhận Đức Chúa Trời là Đấng Tể Trị và là Cứu Chúa của mình.
Câu gốc ở trước mặt chúng ta trình bày hai giai cấp con người, họ vốn yêu thương kẻ ngu dại. Tại sao tôi nói như thế? Thứ nhứt, những người được nhắc tới ở đây đều là kẻ dại dột, vì họ đã từ chối không sấp mình xuống trước uy quyền của Đức Chúa Jêsus Christ. Thứ hai, họ đem lòng yêu thương kẻ dại dột, vì phân đoạn nầy dạy chúng ta rằng họ đang yêu chính bản thân họ. Chúng ta hãy dành một phút để xem xét tư tưởng ấy).
A. Kẻ ngu dại tôn giáo – Ở các câu 38-40, Chúa Jêsus đưa ra lời công kích chế nhạo nghịch lại các thầy thông giáo. Các thầy thông giáo là “bậc thầy về luật pháp”. Họ đọc, ghi chép, và giải thích Luật pháp cho dân Do thái nghe. Họ được xem là những người có thẩm quyền trong những gì Luật pháp dạy dỗ. Theo một ý nghĩa, họ rất nổi tiếng trong tôn giáo, tiếp lấy sự thờ phượng từ những người bình thường.
Có thể họ đã sống rất tôn giáo, nhưng họ là những kẻ ngu dại tôn giáo. Họ ngu dại là vì họ chối không làm theo tinh thần của Lời Đức Chúa Trời, và họ đã chối không công nhận Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời khi Ngài đến. Họ cũng ngu dại trong chỗ họ yêu mến bản thân mình nhiều hơn họ từng yêu mến Đức Chúa Trời.
Hãy xem phần mô tả của Chúa về hạng người nầy.
+ Họ thích mặc áo dài đi chơi – Các thầy thông giáo được biết đến qua loại áo dài màu trắng mà họ đã mặc. Loại áo nầy có những tua dài quanh đường viền. Y phục của họ khiến cho họ tẻ tách ra đối với người bình thường, vì hạng người bình thường ăn mặc loại áo quần có nhiều màu sắc. Các thầy thông giáo trong loại áo dài màu trắng nổi bật hẳn lên. Tua áo khiến cho họ nổi bật lên giống như họ đang lướt đi thay vì đi từ từ.
+ Họ thích người ta chào giữa chợ – Khi các thầy thông giáo đi ngang qua, ai nấy đều đứng dậy bày tỏ sự kính trọng. Hạng người duy nhứt không bị buộc phải đứng là hạng người buôn bán, họ bận lo công việc làm ăn của họ.
Khi các thầy thông giáo đi ngang qua, nhiều lời chào đã được thốt ra với họ. Người ta kêu lên đại khái như “Rabi”, “Thầy”, “Cha”, hoặc ngay cả “nhân vật quan trọng”, khi họ đi ngang qua.
+ Họ muốn ngôi cao nhất trong nhà hội – Ngôi cao nhất trong nhà hội là chiếc ghế đặt ở phía trước cái tủ có chứa các cuộn giấy kinh Torah. Các thầy thông giáo định vị ở đây để ai nấy đều nhìn thấy họ như đang sống gần với Luật pháp để canh chừng nó. Từ hàng ghế nầy, các thầy thông giáo có thể được mọi người nhìn thấy trong nhà hội.
+ Họ muốn ngôi cao nhất trong các đám tiệc – Khi người Do thái giàu có đặt một bữa tiệc, các thầy thông giáo thường được mời đến để đóng vai trò như trang trí cho vậy. Các thầy thông giáo đều là những nhân vật nằm trong danh sách hạng “A” trong ngày đó và sự họ có mặt ở đó sẽ lôi kéo đám đông đến với bữa tiệc của bạn. Khi các thầy thông giáo đến nơi, họ được cung ứng cho những chỗ ngồi bên cạnh chủ tiệc. Họ chiếm lấy chỗ vinh dự. Đây là chỗ vinh dự cao nhứt.
+ Họ nuốt các nhà đàn bà góa – Các thầy thông giáo thường đáng vai trò như “những nhà tính toán về di sản”. Họ sẽ viết ra những sớ dài cho mấy người góa bụa dốt nát. Một số đã phạm tội thuyết phục mấy bà góa khốn khổ rằng họ sẽ phục vụ Đức Chúa Trời bằng cách ủng hộ cho Đền Thờ, hay bằng cách ủng hộ chính thầy thông giáo. Khi điều nầy xảy ra, thầy thông giáo được lợi và bất luận người chồng quá cố để lại gì cho vợ mình đều bị tước hết bởi sự moi móc.
+ Họ thể hiện ra các sinh hoạt tôn giáo – Các thầy thông giáo thích đứng ở chỗ đông người rồi cầu nguyện dài dòng, lớn tiếng, trau chuốt, họ hy vọng gây ấn tượng trên hạng người bình dân ít học. Chúa Jêsus phán về cách làm nầy ở Mathiơ 6:5-6.
+ Họ sẽ bị phạt rất nặng – Hạng người nầy chẳng là gì hết, chỉ là những kẻ tôn giáo giả hình và họ sẽ đối diện với Đức Chúa Trời Toàn Năng trong sự phán xét một ngày kia. Đây là loại người mà Chúa Jêsus đề cập tới ở Mathiơ 7:21-23.
(Minh họa: Khi tôi suy nghĩ đến lời cảnh cáo của Chúa đối với hạng người tôn giáo nầy, tôi nghĩ tới một vài bài học mà chúng ta đã thu lượm rồi ở đây).
+ Sẽ chẳng có thầy thông giáo nào ở đây hôm nay, song có một số người đang có cùng thái độ đã thống quản hạng người nầy. Đối với họ, tôn giáo là một trò chơi. Họ không có mối quan hệ riêng tư với Đức Chúa Trời, nhưng họ tin rằng các việc lành và sự tin kính của họ đối với Luật pháp sẽ là đủ để cứu linh hồn họ. Sự thực là, họ đã sai lầm chết người, và nếu bạn tin theo, bạn cũng vậy luôn!
Các sinh hoạt tôn giáo không thể, không và sẽ không cứu được linh hồn, Êphêsô 2:8-9. Làm những việc lành và giữ gìn các luật lệ sẽ không bao giờ cứu được bạn đâu. Bạn phải ở trong mối quan hệ đức tin với Đức Chúa Jêsus Christ, Giăng 14:6; Công Vụ các Sứ đồ 16:31.
Mọi sự họ đã làm lên tới đỉnh cao nhắm vào việc làm thỏa mãn tánh kiêu ngạo của họ và khiến họ ra đàng hoàng trước mắt của nhiều người khác. Họ đang ở trong chỗ yêu bản thân mình và chẳng có chỗ nào trong tấm lòng của họ dành cho Đức Chúa Trời cả.
Nếu bạn yêu bản thân mình, bạn đang yêu đương với một kẻ dại, và bạn sẽ qua cõi đời đời với kẻ dại đó trong Địa Ngục. Có phải bạn là một kẻ dại tôn giáo không? Có phải bạn đang yêu bản thân mình? Nếu là thế, bạn sẽ thấy thất vọng khi Chúa Jêsus ngự đến.
+ Loại ưu việt tôn giáo nầy vẫn còn tồn tại trong Hội thánh của chúng ta. Bạn nhìn thấy loại ấy suốt thôi. Có khi bạn sẽ nhìn thấy những nhà truyền đạo được gọi với các danh xưng rất mỹ miều. Họ đến rồi mong được phục vụ và được dành cho những chỗ vinh dự cao nhất trong Hội thánh. Bạn nhìn thấy họ trong loại áo dài và cổ áo họ thắt lại giống như các thầy thông giáo trong thời của Chúa Jêsus vậy. Thái độ đó là không đúng!
Nhà truyền đạo chẳng có gì khác hơn những con người đang ngồi trên mấy hàng ghế kia! Ông ta là một trong số họ, được cứu từ giữa vòng họ, và được ban cho một ơn kêu gọi phải trưởng dưỡng và lãnh đạo họ, nhưng đấy là mọi sự! Ông ta không đáng được tôn vinh. Ông ta không đáng được thờ lạy. Ông ta không đáng được xem là một siêu nhân, mà là một sự bằng nhau trong con mắt của Đức Chúa Trời!
Cho phép tôi nói thêm một việc về điều nầy. Khi một vị khách truyền đạo đến với Hội thánh nầy, chúng ta cần phải tôn trọng ơn kêu gọi và chức vụ của ông. Hãy gọi ông ấy là “Anh”; hãy gọi ông ấy là “Nhà truyền đạo”, nhưng đừng bao giờ gọi tên riêng của ông ấy. Điều đó không phải là bạn đang tôn cao ông ấy, mà là một dấu hiệu tôn trọng ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống của ông ấy.
Khi sự ấy đến với tôi, cho phép tôi nói một hay hai lời. Thứ nhứt, chúng ta hãy hạ thấp xuống công việc “đáng kính” [reverend] nầy! Tôi không thích nghe câu ấy, và tôi không thích được gọi bằng tước hiệu đó. Câu nói ấy xuất hiện trong Kinh Thánh có một lần. Câu nói đó được thấy ở Thi thiên 111:9. Câu ấy chép: “Ngài đã sai cứu chuộc dân Ngài, Truyền lập giao ước Ngài đến đời đời. Danh Ngài là thánh, đáng kính sợ”. Không một người nào ở trên đất nầy có tư cách xứng với tước hiệu ấy. Đó là tước hiệu của Đức Chúa Trời và không nên được dùng cho loài người!
Tôi không cần, không muốn hay đòi hỏi phải được gọi là “Reverend” hoặc “Doctor”. Tôi chẳng khác gì hay tốt hơn các bạn đâu. Tôi chỉ là một người được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời và như thế là tốt đủ cho tôi rồi!
Bạn cũng nhìn thấy điều đó giữa vòng các thuộc viên trong Hội thánh. Những người như Điôtrép, 3 Giăng 9, họ nghĩ họ là đầu của Hội thánh, vẫn còn có như thế đấy. Mọi sự cần phải thông qua họ. Họ cần phải có một lời nói trong mọi sự đương xảy ra. Họ muốn được công nhận, được tôn cao và nắm lấy quyền điều khiển, giống như các thầy thông giáo xưa kia. Hạng người giống như thế là hạng người rất là nguy hiểm, chuyên môn gây chia rẻ! Họ là những kẻ dại tôn giáo.
B. Kẻ giàu mà dại – Khi Chúa Jêsus đã xong sự dạy dỗ dân sự, Ngài đến ngồi ở chỗ đối ngang “cái rương” đựng tiền dâng. Khu vực nầy nằm trong “hành lang của phụ nữ” và là một khu vực biệt riêng ra cho sự dâng hiến. Cái rương đựng tiền chứa 13 ngăn, dân sự có thể dâng tiền bạc của họ ở đó. Những ngăn nầy được chế tạo giống như loại kèn xoay ngược, với phần rộng ở đỉnh và phần hẹp ở dưới cùng. Mỗi cái kèn nầy được gắn nhãn đối với loại của dâng đặt vào nó như muốn dâng để được sử dụng vào việc gì!? Chín trong những cái kèn nầy được dành cho những việc khác nhau thích ứng theo Luật pháp dạy. Bốn cái kia là những của dâng tình nguyện cho các sự việc khác nhau. Dân sự đến dâng hiến bằng cách đến gần mấy cái kèn nầy rồi bỏ của dâng vào đó.
Khi Chúa Jêsus đến ngồi ở đó, Ngài nhìn thấy dân sự đem của dâng đến, và Ngài nhìn thấy cách thức họ dâng những của lễ ấy. Chữ “coi” có ý nói “xem chăm chú; quan sát”. Chúa Jêsus đã tận mắt nhìn thấy những điều họ làm và Ngài nhìn thấy động lực trong tấm lòng của họ khi họ dâng hiến.
Có người đến với sự phô trương lòe loẹt lắm, đứng ở đàng sau rồi ném của dâng mình với ấn tượng cao nhất. Nhiều người khác đã dâng với một cái nhướng mày trên mặt họ, nắm chặt lấy đồng tiền giống như chúng có thể là đồng tiền sau cùng vậy. Nhiều người khác có lẽ dừng lại để biết chắc mọi người đang quan sát khi họ dâng những của dâng của họ.
Mathiơ 6:1-4 mô tả một số quá độ đánh dấu người Do thái và cách dâng tiền bạc của họ trong thời của Chúa Jêsus. Có người sẽ thuê mấy cái kèn đi trước mặt họ để sự chú ý kéo đến họ và cách dâng hiến của họ. Họ sẽ đến trước cái rương rồi thực hiện một số động tác bỏ tiền của họ vào đó. Khi tiền bạc của họ rơi vào trong cái kèn, nó sẽ tạo ra một tiếng ồn lớn. Nhiều cái đầu sẽ xây lại và người ta sẽ nhìn chăm chú với sự khâm phục nơi hạng người đã dâng một số tiền lớn vào Đền Thờ.
Hãy hình dung bối cảnh lúc cái kèn vang lên, sự tán thưởng dậy lên khi tiếng đồng tiền vang lên khắp Đền Thờ.
+ Hầu hết hạng người nầy đều không dâng hiến vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời; họ đang dâng hiến để có được sự khen ngợi của loài người. Theo Chúa Jêsus, khi họ nhận lãnh sự khen ngợi của loài người rồi, họ đã nhận lấy mọi sự họ sẽ nhận lấy, Mathiơ 6:2. Họ là kẻ dại, vì họ cũng yêu mến bản thân mình.
+ Trong trường hợp bạn yêu mến các việc làm tôn giáo, của cải của bạn hay bạn chỉ yêu bản ngã mình, tình cảm của bạn bị đặt sai chỗ rồi! Bạn sẽ không bao giờ dâng đủ hay tốt đủ để gây ấn tượng với Đức Chúa Trời hoặc kiếm được ơn cứu rỗi của Ngài. Chỉ có một “việc làm” mà Đức Chúa Trời chấp nhận thôi, Giăng 6:27-29.
Cách duy nhứt bạn sẽ tiếp cận Đức Chúa Trời là đến với tận cùng bản ngã mình, sấp mình xuống trước mặt Ngài rồi nhìn nhận tình trạng tuyệt đối yếu đuối và bất khả của mình. Bạn sẽ không bao giờ được cứu cho tới chừng nào bạn đến tới chỗ đó! Vì vậy, có phải bạn yêu mến Đức Chúa Trời, hay có phải bạn đang yêu đương với một kẻ dại?
Chỉ hãy nhớ rằng bạn không thể gây ấn tượng với Đức Chúa Trời được đâu. Bạn không thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Sự giàu có và tôn giáo của bạn chỉ sẽ dẫn tới Địa Ngục mà thôi. Chúa Jêsus là con đường duy nhứt dẫn tới sự vinh hiển.
II. CÓ NGƯỜI YÊU KÍNH ĐỨC CHÚA CHA
(Minh họa: Khi Chúa Jêsus nhìn thấy hạng người giàu có đến rồi đi, dâng tiền bạc của mình với sự phô trương lòe loẹt và phấn khích, Ngài đã nhìn thấy một bà góa nghèo bước đến gần cái rương. Khi Chúa Jêsus trông thấy người đàn bà nghèo khó, khiêm nhường nầy dâng của lễ của bà ta. Người ta đã hô to lên và tán thưởng người giàu kia cùng những của lễ to lớn của họ. Chẳng ai để ý đến bà góa nầy cả. Không một ai hết, nghĩa là, chỉ có một Đấng để ý đến mà thôi! Chắc chắn Chúa Jêsus đang đứng đó và tán thưởng trong tấm lòng của Ngài. Trong sự dâng hiến của bà góa nầy, chúng ta có thể nhìn thấy một hình ảnh yêu thương chân chính dành cho Đức Chúa Cha).
A. Bằng chứng của tình yêu nầy – Bằng chứng tình cảm của bà ta được thấy trong sự thực bà ta thậm chí đã dâng cả thảy. Bà ta là một góa bụa nghèo khó. Những người góa bụa là kẻ nghèo nhứt trong số người nghèo của xã hội thời ấy. Chẳng có An Ninh Xã Hội nào cả. Chẳng có một chương trình phúc lợi nào hết. Những người góa bụa đã sống theo cách miệng liền tay.
Đây là một bà góa đến trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời để dâng tiền bạc cho Ngài. Bà ta không có nhiều tiền. “Hai đồng tiền ăn một phần tư xu” dịch chữ “lepton”, có ý nói “đồng xu mỏng nhất”. Các học giả đã bị phân rẻ ra về đồng xu nầy có giá trị bao nhiêu, nhưng đây là một phần nhỏ nhất của tiền công trung bình một ngày.
Đây là số tiền dâng chẳng tới đâu so theo giá trị của tiền bạc. Khi bà ta bỏ hai đồng xu nhỏ vào trong cái kèn ấy, chúng chẳng tạo ra một tiếng ồn nào cả giữa tiếng ồn ào của dân sự và tiếng lanh lảnh của đồng tiền kẻ giàu có kia. Bà ta không có nhiều tiền, nhưng bà ta đã dâng hết của mình có! Đúng là một bằng chứng!
Tại sao bà ta phải áy náy khi dâng một của lễ vô nghĩa như thế chứ? Hai đồng xu của bà ta giữa vòng hàng ngàn đôla mà kẻ giàu có kia dâng hiến dường như là quá nhỏ bé. Tại sao phải áy náy? Người đàn bà bé nhỏ nầy là mọi sự mà các thầy thông giáo và kẻ giả hình giàu có kia không có. Bà ta là một minh họa sống động cho Mác 12:29-31.
Bà ta đã dâng vì bà ta yêu mến Đức Chúa Trời. Bà ta đã dâng hết của mình có, tuy ít ỏi, vì Ngài đã ban cho bà ta mọi sự. Bà ta đã yêu mến Ngài nhiều hơn chính mạng sống mình và bà ta đã chứng minh điều đó qua phương thức dâng hiến của bà ta.
B. Tính cao cả của tình yêu nầy – Chúa Jêsus đã nhìn thấy sự dâng hiến của bà ta và Ngài phán: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, mụ góa nghèo nầy đã bỏ tiền vào rương nhiều hơn hết thảy những người đã bỏ vào. Vì mọi kẻ khác lấy của dư mình bỏ vào, còn mụ nầy nghèo cực lắm, đã bỏ hết của mình có, là hết của có để nuôi mình”. Chúa Jêsus đã khen ngợi sự dâng hiến của bà ta vì bà ta đã dâng hết của mình có! Bà ta có thể giữ lại một đồng xu cho mình, nhưng bà ta bằng lòng dâng hết của mình có cho Chúa Jêsus. Mọi sự mà người đàn bà nghèo khó đã kiếm được cho các nhu cần riêng của mình đã được bằng lòng dâng lên cho Chúa. Bà ta là một tấm gương của sự dâng hiến tối đa!
Minh họa: Kinh thánh đầy dẫy với sự dâng hiến tối đa đó. Hãy xem Ápraham, ông đã dâng Ysác con trai mình, Sáng thế ký 22:1-14. Hãy xem Anne, bà đã dâng con trai mình là Samuên cho Đức Chúa Trời, I Samuên 1:28. Hãy xem bà góa kia, là người đã dâng bữa ăn cuối cùng của mình cho Êli, I Các Vua 17:8-16. Hãy xem Mary kìa, nàng đã dâng một bình dầu quí giá và sự vinh hiển của nàng, I Côrinhtô 11:15, để tôn cao Chúa Jêsus, Giăng 12:1-8. Hãy xem những người như Êtiên, Giacơ và nhiều người khác nữa, họ đã dâng đời sống của họ cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Tại sao những con người nầy chịu trả một giá cao như vậy chứ? Họ đã làm thế vì họ kính mến Đức Chúa Trời nhiều hơn họ yêu bản thân họ hay của cải của họ. Họ không dâng cho tới chừng điều đó gây tổn thương; họ đã dâng cho tới chừng nào điều đó được cảm nhận là tốt lành! Đây là một bài học mà chúng ta hết thảy đều phải tiếp thu! Rốt lại, mọi sự chúng ta có là từ nơi Ngài và đáng phải dâng lại cho Ngài!
C. Tầm cỡ của tình yêu nầy – Bà góa kia không hề biết tiền dâng của mình sẽ đạt được điều gì!?! Bà ta bước vào Đền Thờ, kẻ giàu kia và các thầy thông giáo, hạng người tôn giáo đó đang chăm chú vào nghi thức thờ phượng trong ngày ấy, có ai biết tới bà ta đâu. Bà ta bước vào đó với của dâng ít ỏi của mình rồi dâng nó mà chẳng có gì phô trương lòe loẹt.
Người giàu dâng tiền, họ đã nhận được sự tán thưởng và họ bước đi. Bà góa nghèo nầy đã dâng rồi bước đi, nhưng của dâng của bà ta vẫn còn dâng hiến hôm nay. Có bao nhiêu người bị thách thức tiến lên phía trước rồi dâng phần ít ỏi của họ vì cớ tấm gương của người đàn bà nầy? Tôi đã suy nghĩ đến việc dâng tiền của bà ta trong nhiều trường hợp!
Người giàu có đã dâng tiền ngày ấy đã được nhiều người công nhận. Họ đã, và họ đã nhận lấy phần thưởng của họ. Bà góa đó đã dâng hiến vì bà ta kính mến Đức Chúa Trời. Khi bà ta dâng, chẳng có một tiếng kèn nào trổi lên. Chẳng có tiếng “ồ” hay “a” từ đám đông. Chẳng có một sự tán thưởng nào hết. Nhưng, hầu như tôi dám chắc rằng Chúa Jêsus đã đứng dậy với sự tán thưởng bà ta ở trong lòng. Gần như tôi dám chắc rằng Đức Chúa Trời ở trên trời đã gật đầu tán thưởng về của dâng tình yêu của bà ta. Một ngày kia, bà ta sẽ đứng trong sự hiện diện của Ngài và bà ta sẽ được ban thưởng vì đức tin của mình. Trong ngày ấy, bà ta sẽ được công nhận, được khen ngợi và được Đức Chúa Trời Toàn Năng ban thưởng cách công khai!
(Minh họa: Có một vài lưu ý mà tôi muốn đưa ra trước khi tôi kết thúc sứ điệp hôm nay. Chúng ta cần phải để Đức Chúa Trời sử dụng các vấn đề nầy phán với tấm lòng của chúng ta và để giúp chúng ta tấn tới trong Chúa).
+ Thái độ của tấm lòng chúng ta trong việc dâng hiến tạo ra mọi sự khác biệt – I Côrinhtô 13:3; II Côrinhtô 9:7. Cách chúng ta dâng thì quan trọng hơn của chúng ta dâng!
+ Động lực cho sự dâng hiến tỏ ra chiều sâu đức tin nơi Đức Chúa Trời của chúng ta – Khi bà góa nầy dâng tiền, bà ta dâng hết của mình có. Khi bà ta dâng, bà ta đã rao ra một bài giảng đầy năng quyền. Bà ta đang nói:
+ Tôi dâng vì tôi kính mến Ngài – Bà ta kính mến Ngài vì ân điển, sự thương xót và sự cứu rỗi của Ngài.
+ Tôi dâng vì tôi tin cậy Ngài – Bà ta không cần hai đồng xu để lo liệu cho nhu cần của mình, bà ta đã có Đức Chúa Trời là Đấng trưởng dưỡng bầy chim sẻ, Ngài sẽ chăm sóc cho bà ta.
+ Tôi dâng vì Ngài đã ban cho tôi – Bà ta biết rõ mọi sự bà ta có là do Chúa ban cho bà ta. Bà ta không thể dâng trả lại kém hơn từ thái độ biết ơn và lòng kính mến. (Minh họa: Luca 6:38) (Minh họa: II Côrinhtô 8:9)
+ Đức Chúa Trời sẽ làm những việc lớn với của dâng ít ỏi của chúng ta – Hãy nói cho tôi biết lượng của dâng nào khác đã được thực hiện trong tuần lễ Vượt Qua đó. Chúng ta không biết người dâng hiến nào khác đã dâng gì trong tuần lễ ấy, nhưng sau 2.000 năm của dâng ít ỏi kia của bà góa ấy đã được nhân rộng thành hàng tỉ tỉ không nói được khi người ta bị tác động phải dâng hiến từ chỗ nghèo khó của chính họ. (Minh họa: Mary và bình dầu cam tùng hương của nàng – Mác 14:9).
+ Chúa sẽ ổn định sổ sách của Ngài một ngày kia – Các thầy thông giáo và hạng người giàu có hiện diện trong ngày ấy đã có phần thưởng của họ rồi. Bà góa nầy sẽ nhận lãnh phần thưởng của bà ta sau!
Hãy làm những gì bạn đang làm cho Ngài rồi để mọi kết quả lại với Ngài. Đừng thổi kèn về việc dâng hiến của bạn. Nếu bạn làm thế, bạn sẽ nhận lấy phần thưởng của mình ở đây. Hãy giữ thật đơn sơ và im lặng, còn Đức Chúa Trời sẽ chúc phước cho theo đường lối và theo thì thuận tiện của Ngài, Mathiơ 6:3.
+ Chính thái độ của tấm lòng bạn, chớ không phải tầm cỡ của dâng khiến những gì chúng ta dâng có ích lợi cho Chúa – Nói khác đi, không một ai có lợi thế trên những người khác trong công việc của Chúa. Học vấn, sự giàu có, khả năng hay bất cứ việc gì khác của bạn chẳng phải là vấn đề đâu. Thái độ của tấm lòng bạn mới là vấn đề. Nếu bạn sử dụng những gì bạn có theo như Ngài bảo bạn, Ngài sẽ sử dụng những thứ ban dâng cho Ngài vì cớ sự vinh hiển của Ngài!
+ Đức Chúa Trời không cần tiền bạc của chúng ta; Ngài cần chúng ta – Ngài cần tình yêu và sự tin kính của chúng ta và khi Ngài có chúng, Ngài có mọi sự khác mà chúng ta đang có. Khi Đức Chúa Trời có một người, Ngài có ví tiền của người đó.
Phần kết luận: Mục tiêu chính trong câu chuyện nầy chẳng có gì phải làm với sự dâng hiến. Mục tiêu thực của câu chuyện nầy có mọi sự phải làm với thái độ của tấm lòng. Mục tiêu thực của câu chuyện nầy là sự tương phản giữa thầy thông giáo giả hình và bà góa khiêm hạ nầy.
Hạng người tôn giáo và kẻ giàu trong mấy câu nầy vốn yêu mến bản thân họ. Họ đã làm những gì họ làm để cho nhiều người nom thấy. Họ bị kiêu ngạo và tánh yêu bản ngã, hai anh em song sinh nầy đã tác động trong mọi sự họ đã làm.
Mặt khác, bà góa bị tác động bởi tình yêu của bà dành cho Đức Chúa Trời. Vì cớ sự tin kính của bà ta, của dâng của bà ta cứ sống mãi.
Thắc mắc mà bạn đối diện hôm nay là đây: Bạn đang thực sự yêu ai đấy? Có phải bạn làm những gì bạn đang làm vì bạn đang kính mến Chúa Jêsus không? Hay, có phải bạn làm những gì bạn đang làm vì bạn yêu bản ngã mình?
Đức Chúa Trời có phán với tấm lòng của bạn về ai mà bạn đang yêu mến không?
+ Nếu bạn đã nhìn thấy bạn đang yêu bản ngã mình, và bạn cảm thấy mình bị kéo giật bởi tình yêu với Cứu Chúa, tôi mời bạn hãy đến.
+ Nếu Ngài đã phán với bạn về việc dâng hiến, hãy đến với Ngài và thưa với Ngài về điều đó.
+ Nếu bạn muốn dâng cho Ngài với của dâng lớn lao nhất trong mọi của dâng, hãy đến rồi dâng chính bạn cho Ngài trong tình cảm và sự tin kính đã được làm mới lại hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét