Mác 12:35-37
THẮC MẮC VỀ LAI LỊCH
Phần giới thiệu: Hôm nay vẫn còn là ngày thứ Ba trong Tuần Lễ Thương Khó của Chúa. Chúa Jêsus đang bắt đường của Ngài đến với thập tự giá để chịu chết vì dân sự của Ngài. Phân đoạn Kinh thánh nầy tìm gặp Chúa Jêsus vẫn còn ở trong Đền Thờ đang dạy dỗ Lời của Đức Chúa Trời. Các thầy thông giáo, người dòng Pharisi và người Sađusê vẫn đang tìm cách để làm mất uy tín của Chúa Jêsus trong ánh mắt của dân chúng và nhà cầm quyền Lamã.
Trải mấy tuần lễ qua, chúng ta đã xem xét những thắc mắc mà mấy người nầy đem đến cho Chúa Jêsus. Những thắc mắc của họ được vạch ra có ý đồ gài bẫy Chúa Jêsus và khiến cho Ngài mất đi ảnh hưởng đối với dân chúng. Bất chấp bản chất của các thắc mắc của họ, Chúa Jêsus đã vận dụng chúng cả thảy. Ngài bỏ kẻ thù của Ngài lại chẳng có một lời công kích nào mà họ có thể sử dụng để nghịch lại Ngài.
Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, Chúa xây cái bàn lại hướng về những kẻ đến tấn công Ngài. Khi Ngài nhìn thấy họ bắt đầu lui đi, Chúa Jêsus tiếp tục tấn công. Giờ đây, Ngài có một câu hỏi dành cho họ. Chúng ta muốn xem xét câu hỏi mà Chúa đưa ra cho các thầy thông giáo và người dòng Pharisi. Câu hỏi nầy dìm vào tấm lòng những gì họ tin về lai lịch của Đức Chúa Jêsus Christ. Cách thức họ trả lời câu hỏi nầy sẽ quyết định họ sẽ qua cõi đời đời ở đâu.
Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét Thắc Mắc Về Lai Lịch. Thắc mắc nầy, được đưa ra bởi Chúa Jêsus cách đây thật nhiều năm, có nhiều điều để nói với chúng ta ngày nay. Thắc mắc nầy và mọi hậu quả của nó biến nó ra tối quan trọng. Tôi muốn chia sẻ vài tư tưởng phát sinh từ mấy câu nầy. Tôi muốn bạn xem qua Sự đối diện, Hàm ý và Ứng dụng. Nguyện mấy câu nầy phán với tấm lòng của bạn khi chúng ta xem xét Thắc Mắc Về Lai Lịch nầy.
I. SỰ ĐỐI DIỆN
+ Chúa Jêsus đã đếm từng cuộc tấn công mà kẻ thù Ngài đã sử dụng để chống nghịch Ngài. Ngài đã trả lời câu hỏi của họ về việc nộp thuế cho Caesar, 12:13-17. Ngài đã trả lời cho thắc mắc của họ về sự sống lại và bản chất sự sống ở trên trời, 12:18-27. Ngài đã trả lời câu hỏi của họ về điều răn nào trong luật pháp là lớn hơn hết, 12:28-34.
Mỗi lần Chúa Jêsus bị hỏi nhiều câu đã được vạch ra để làm cho Ngài ra dại dột trước mắt của dân chúng. Mỗi câu hỏi họ đưa ra đều là một nổ lực để minh chứng sự dốt nát của Ngài về Lời của Đức Chúa Trời. Họ đang thử mọi sự trong năng lực của họ để vạch mặt Chúa Jêsus và chứng minh Ngài là một kẻ lừa đảo. Sau khi Chúa Jêsus đã trả lời tất cả những thắc mắc của họ và khiến cho họ phải xấu hổ trước mặt dân chúng, 12:34, Ngài có một câu hỏi về chính mình Ngài mà Ngài muốn được trả lời.
+ Câu hỏi ấy được vạch ra để hướng sự chú ý của các thầy thông giáo và người dòng Pharisi về Thân Vị của Đấng Mêsi. Khi Chúa Jêsus đáp ứng với thầy thông giáo là người đã hỏi Ngài câu hỏi về điều răn nào là lớn nhất trong luật pháp, Chúa Jêsus đã khen ngợi người về sự hiểu biết của người. Lúc đó, Chúa Jêsus đã phán: “Ngươi chẳng cách xa Nước Đức Chúa Trời đâu”.
Khi Chúa Jêsus đưa ra câu nói nầy, từng thầy thông giáo và người Pharisi trong đám đông đã nghĩ thầm: “Hãy đợi một phút xem! Tôi tin mọi sự gã kia đã nói. Tôi tin kính mến Đức Chúa Trời và đồng loại mình là sự chứng tỏ quan trọng nhất của đức tin và sự vâng lời. Tôi phải làm gì để được cứu chứ?” Câu hỏi của Chúa chúng ta được đưa vào để chỉ ra đúng mối quan tâm đó. Chúng ta hãy dành một phút để xem xét câu hỏi của Chúa.
+ Chúa Jêsus hỏi họ: “Sao các thầy thông giáo nói Đấng Christ là con Đa-vít?” Mỗi người Do thái đều tin rằng Đấng Mêsi, hay Đấng Christ, sẽ là dòng dõi theo phần xác của Vua David. Họ tin rằng Đấng Christ sẽ là một nhà lãnh đạo quân sự tài ba, Ngài đến để giải phóng dân Israel ra khỏi những kẻ đang áp bức họ. Họ tin rằng Đấng Christ sẽ là một vị vua lỗi lạc. Họ đã đúng trong mọi sự họ tin, song niềm tin của họ chưa tới đủ!
+ Khi Chúa Jêsus sử dụng từ ngữ “Christ”, Ngài đang ám chỉ rằng Đấng Mêsi sẽ còn hơn là một con người nữa. Người Do thái đang tìm kiếm một con người, Jêsus sắp sửa tỏ cho họ thấy rằng Đấng Mêsi sẽ là con người, nhưng Ngài cũng là Đức Chúa Trời nữa. Họ chưa sẵn sàng cho lẽ thật nầy!
+ Vì thế, Chúa Jêsus đối đầu với họ về các tín điều của họ về bản chất và lai lịch của Đấng Mêsi.
(Minh họa: Hầu hết con người trong thế giới của chúng ta rất giống như các thầy thông giáo và người dòng Pharisi. Họ sẽ tin các câu chuyện trong Kinh thánh nói về Chúa Jêsus. Họ yêu hình ảnh của con trẻ đang nằm trong máng cỏ. Họ thích đọc về Ngài đang cho đoàn dân đông ăn, chữa lành kẻ đau, rao ra nhiều bài giảng, làm cho kẻ chết sống lại và đi bộ trên mặt biển. Thậm chí họ thích câu chuyện nói tới thập tự giá và sự sống lại.
Nhưng, hầu hết mọi người trong xã hội của chúng ta không thể nắm bắt được lẽ thật cho rằng Đức Chúa Jêsus Christ còn hơn là một con trẻ nằm trong máng cỏ, hay một người dấn thân chịu đóng đinh trên một cây thập tự. Dường như họ không thể nắm bắt được lẽ thật nói rằng Ngài là Đức Chúa Trời trong xác thịt con người! Họ không thể buộc lý trí của họ quanh lẽ thật nói rằng Ngài là con đường duy nhứt để đến với Đức Chúa Trời; rằng Ngài là hy vọng duy nhứt của sự cứu rỗi. Con người sẽ đi thật xa, song họ chưa đi xa đủ!
Chưa đi xa đủ đúng là một chỗ nguy hiểm khi muốn đạt tới mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Jêsus Christ. Giống như thầy thông giáo kia, có người trong phòng nhóm nầy “chẳng cách xa Nước Đức Chúa Trời đâu”. “Chẳng cách xa” vẫn còn ở một khoảng đường dài lắm! “Chẳng cách xa” vẫn có ý nói bạn đang bị hư mất. “Chẳng cách xa” có nghĩa là bạn sẽ đi thẳng đến Địa Ngục khi bạn qua đời. “Chẳng cách xa” không phải là chỗ mà bạn cần phải trụ lại. Bạn cần phải đến với Đức Chúa Jêsus Christ và kêu cầu Ngài để được cứu. Ngài là con đường duy nhứt dẫn tới Đức Chúa Trời, Giăng 14:6. Ngài là hy vọng duy nhứt để được cứu, Công Vụ các Sứ Đồ 4:12. Ngài là cánh cửa duy nhứt dẫn đến sự sống đời đời, Giăng 10:9. Với Ngài, bạn được cứu; không có Ngài, bạn bị hư mất cho đến đời đời, I Giăng 5:12.)
II. HÀM Ý
+ Khi Chúa đối diện với mấy người nầy, Ngài đã hỏi họ về Thi thiên 110:1. Câu Kinh Thánh nầy đã được hết thảy người Do thái công nhận là một tham khảo nói tới Đấng Mêsi hầu đến. Chúa Jêsus chỉ ra rằng một việc đọc cẩn thận câu đó tỏ ra sự thực Đấng Mêsi còn hơn là một con người nữa.
+ Chữ “Chúa” thứ nhứt trong Thi thiên 110:1 là từ Hybálai “Yahweh”. Chữ “Chúa” thứ hai trong câu đó là từ Hybálai “Adonai”. Ý tưởng trong câu ấy là đây: “Chúa (Giêhôva) phán cùng Chúa (Adonai) của David…”. Nói khác đi, David nói tới Đấng Mêsi là Chúa của ông! Hàm ý rất rõ ràng. Đấng Mêsi phải là một con người, song Ngài còn hơn là một con người nữa. Ngài cũng phải là Đức Chúa Trời.
Chúa Jêsus đang công bố rõ ràng Thần tính của Đấng Mêsi. Khi David nói dưới sự cảm thúc của Đức Thánh Linh rằng: “Hãy ngồi bên hữu ta, cho đến chừng ta đặt kẻ thù nghịch ngươi làm bệ chân cho ngươi”, ông đang đặt Đấng Mêsi vào một địa vị quyền phép đồng đẳng với Đức Chúa Trời Toàn Năng. Chữ “ngồi” trong câu đó nói tới một sự ngồi liên tục. Đức Chúa Trời sẽ thăng Đấng Mêsi lên đến một địa vị cao đồng đẳng với chính mình Ngài, Philíp 2:9-11. Đấng Mêsi phải là Đức Chúa Trời vì Ngài sẽ ở trong một địa vị đồng đẳng tuyệt đối với Đức Chúa Trời trong vinh hiển, quyền phép và quang vinh của Ngài.
+ Hàm ý rất rõ ràng về điều nầy được thấy có trong những gì Chúa Jêsus phán kế đó. “Vì chính David xưng Ngài là Chúa, thì lẽ nào Ngài là Con Vua ấy?” Trong xã hội thời ấy, một người cha sẽ không bao giờ gọi con mình là Chúa cả! Một người cha không bao giờ nhắc tới loại tôn vinh đó với một người con. Con cái được xem là cơ nghiệp và không bao giờ cao cả hơn cha của họ. Tuy nhiên, David nhìn vào nhân vật nầy là con của ông và David gọi Ngài là Chúa. Đây là lời công bố Đấng Mêsi còn hơn là một con người nữa. Ngài phải là Người-Trời!
Khi người Do thái nghe điều nầy, họ như bị câm đi. Họ chẳng có câu trả lời nào cả. Người thợ mộc không học vấn nầy đã tra vào họ sự xấu hổ trong từng lãnh vực mà ở đó họ được xem là hạng chuyên gia. Chúa Jêsus đã giải thích Kinh Thánh với một phương thức chính xác, rõ ràng mà họ không thể bài bác được.
+ Cái điều những người Do thái nầy không muốn thấy, ít nhiều cũng phải công nhận, ấy là Chúa Jêsus rõ ràng đang xưng mình là Đấng Mêsi. Thực vậy, Ngài đã minh chứng lai lịch của Ngài lần nầy và nhiều lần nữa.
+ Sự Ngài đắc thắng vào thành Jerusalem đã minh chứng lai lịch Ngài – Mác 11:1-11. Chúa Jêsus đã đến đúng cái ngày mà tiên tri Đaniên đã nói, Đaniên 9:24-27. Ngài đã đến với một phương thức rõ ràng mà tiên tri Xachari đã nói Đấng Mêsi sẽ đến, Xachari 9:9. Minh chứng nầy sẽ được xem là đủ.
+ Lời lẽ của Ngài đã minh chứng lai lịch Ngài – Người nào nghe Ngài phán đều lấy làm kinh hãi bởi những gì họ đã nghe. Giăng 7:26: “Kìa, người nói tự do”. Mathiơ 7:29: “vì Ngài dạy như là có quyền, chớ không giống các thầy thông giáo”. Luca 4:22: “Ai nấy đều làm chứng về Ngài, lấy làm lạ về các lời đầy ơn lành từ miệng Ngài ra, và nói rằng: Có phải con Giô-sép chăng?”
+ Mọi việc làm của Ngài đã minh chứng lai lịch Ngài – Chúa Jêsus đã minh chứng Ngài là Đấng Mêsi trong nhiều cơ hội. Ngài đã làm thỏa mãn và vượt quá từng lời tiên tri trong Cựu Ước nói trước những gì Đấng Mêsi sẽ làm khi Ngài ngự đến. (Minh họa: Êsai 29:18-19; Êsai 35:3-6; Êsai 61:1-2). Chúa Jêsus thậm chí còn vượt quá những lời tiên tri bằng cách làm cho kẻ chết được sống lại.
+ Chỉ cho bài giảng ngày hôm nay, cho phép tôi nói rằng Đấng Mêsi phải là Con của David, II Samuên7:8-16; Êsai 9:7; Giêrêmi 23:5. Theo các bảng gia phổ ở hai sách Mathiơ và Luca, Chúa Jêsus là dòng dõi trực tiếp của David và phù hợp với vị vua kế tiếp của Israel. Trong cả tá trường hợp Chúa Jêsus được gọi là “Con của David” bởi hạng người bình thường. Chúa Jêsus là “Con của David”. Đức Chúa Jêsus Christ là một con người! Tất cả bằng chứng đều minh chứng cho điều đó!
+ Ngài có một người mẹ con người – Luca 1:31; Galati 4:4
+ Ngài có một thân, hồn, thần của con người – Mathiơ 26:12; 38; Luca 23:46
+ Ngài giống như một con người - Giăng 4:9; 8:57; 20:15
+ Ngài có thịt và huyết – Hêbơrơ 2:14
+ Ngài lớn lên – Luca 2:52
+ Ngài đưa ra những thắc mắc – Luca 2:46
+ Ngài thêm lên trong sự khôn ngoan – Luca 2:52
+ Ngài cầu nguyện– Mác 1:35; Luca 11:1
+ Ngài chịu cám dỗ – Mathiơ 4:1; Hêbơrơ 2:18; Hêbơrơ 4:15
+ Ngài học tập vâng lời – Hêbơrơ 5:8
+ Ngài đói – Mathiơ 4:2; Mathiơ 21:18
+ Ngài khát – Giăng 4:7; 19:28
+ Ngài mệt mõi – Giăng 4:6
+ Ngài ngủ – Mathiơ 8:24; Mác 10:21
+ Ngài động lòng thương xót – Mathiơ 9:36
+ Ngài giận dữ và buồn rầu – Mác 3:5
+ Ngài khóc – Giăng 11:35; Luca 19:41
+ Ngài trải nghiệm vui mừng – Luca 10:21; Hêbơrơ 12:2
+ Ngài bối rối– Giăng 11:33; 12:27; 13:21; Mác 14:33-34
+ Ngài đổ mồ hôi như giọt huyết – Luca 22:44
+ Ngài chịu khổ – I Phierơ 4:1
+ Ngài đổ huyết ra – Giăng 19:34
+ Ngài chịu chết – Mathiơ 27:50; I Côrinhtô 15:3
+ Ngài bị chôn – Mathiơ 27:59-60
+ Trong khi Chúa Jêsus là một con người, Ngài cũng là Đức Chúa Trời nữa! Khi Chúa Jêsus vào trong thế gian nầy, Ngài là Đức Chúa Trời hạ sanh làm người. Đấy là sự dạy rõ ràng của Lời Đức Chúa Trời, Giăng 1:1; 14; Philíp 2:5-8. Bằng chứng từ đời sống của Ngài cũng minh chứng cho điều nầy nữa.
+ Ngài là toàn tại – Giăng 3:13; Mathiơ 18:20; Mathiơ 28:20
+ Ngài là toàn năng – Mathiơ 28:18; Hêbơrơ 1:3
+ Đối với tật bịnh – Mathiơ 4:23
+ Đối với ma quỉ – Mathiơ 8:16
+ Đối với loài người – Giăng 17:2
+ Đối với thiên nhiên – Mathiơ 8:26-27
+ Đối với tội lỗi – I Giăng 3:5
+ Đối với truyền thống – Mathiơ 15:2-3
+ Đối với ngày sa-bát – Mathiơ 12:8
+ Đối với đền thờ – Mathiơ 12:6
+ Đối với chính sự chết
o Sự chết thuộc thể – Giăng 5:28-29
o Sự chết thuộc linh – Giăng 5:24; Hêbơrơ 2:15
+ Ngài là toàn tri – Giăng 16:30
+ Ngài biết tính hay thay đổi của đám dân đông – Giăng 2:23-25; Mathiơ 9:3-4; Mathiơ 12:25
+ Ngài biết nan đề của các môn đồ Ngài – Luca 9:46-47
+ Ngài biết Nathanaên đang đứng ở đâu – Giăng 1:48
+ Ngài biết tiểu sử của người đàn bà Samari – Giăng 4:29
+ Ngài biết sự gian ác của các thầy thông giáo và người dòng Pharisi – Mathiơ 9:3-4; 12:25
+ Ngài biết bản chất thực của Giuđa – Giăng 6:70; 13:11
+ Ngài tiếp nhận sự thờ phượng – Mathiơ 4:10
+ Từ thiên sứ – Hêbơrơ 1:6
+ Từ mấy thầy bác sĩ – Mathiơ 2:11
+ Từ người phung – Mathiơ 8:2
+ Từ quan thị vệ người Do thái – Mathiơ 9:18
+ Từ người mẹ có tấm lòng tan vỡ – Mathiơ 15:25
+ Từ mẹ của Giacơ và Giăng – Mathiơ 20:20
+ Từ kẻ bị quỉ ám ở Gađara – Mác 5:6
+ Từ người mù từ thuở sanh ra – Giăng 9:38
+ Từ Thôma – Giăng 20:28
+ Từ mấy người đàn bà bên ngôi mộ trống – Mathiơ 28:9
+ Từ các môn đồ Ngài – Mathiơ 14:33; Mathiơ 28:16-17
+ Ngài tha tội – Mác 2:5; Giăng 8:24
+ Ngài có tất cả quyền phép – Mathiơ 7:29
+ Ngài là nguồn sự sống – Giăng 1:4; Giăng 5:26
+ Ngài là Đấng Tạo Hóa của muôn vật – Giăng 1:3; Côlôse 1:16; Hêbơrơ 1:2
+ Ngài là Đấng nâng đỡ muôn vật – Côlôse 1:17; Hêbơrơ 1:3
+ Chỉ một mình Ngài mới có thể làm thỏa mãn mọi nhu cần của chúng ta – Giăng 7:37; 14:6; Mathiơ 11:28-29
+ Ngài tiếp nhận những lời cầu nguyện của chúng ta – Công Vụ các Sứ Đồ 7:59
+ Ngài là quan án tối hậu – Mathiơ 25:31-32; Giăng 5:22, 27; Công Vụ các Sứ Đồ 17:31
+ Ngài vừa là Chúa Vinh Hiển vừa là Vua các vua – Khải huyền19:16
+ Chúa Jêsus đã minh chứng Ngài là ai. Ngài đã làm ứng nghiệm từng lời tiên tri có quan hệ tới sự đến của Đấng Mêsi. Ngài đã giảng Tin Lành nói tới Nước Trời. Rõ ràng Ngài là Đấng mà Ngài đã xưng nhận mình. Tuy nhiên, người Do thái đã từ chối không tiếp nhận Ngài. Họ đã chối không công nhận Ngài là Đấng Mêsi của họ, Giăng 1:11, Luca19:14; Giăng 19:15.
Kết quả của sự chối bỏ nầy dành cho dân Israel là sự phán xét họ trong vai trò một dân tộc. Họ đã từ chối không tiếp nhận Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đã chối bỏ họ. Israel bị phó cho Đế quốc Lamã và nhà cầm quyền theo tà giáo đó vì tai vạ mà Đức Chúa Trời sử dụng để trừng phạt họ.
III. ỨNG DỤNG
+ Kinh thánh cho chúng ta biết ở câu 37 rằng “đoàn dân đông vui lòng mà nghe Ngài”. Điều mà họ vui lòng nhất là sự thực Ngài đã đặt các thầy thông giáo và người dòng Pharisi vào vị trí của họ. Họ rất phô trương và kiêu căng, song Chúa đã hạ họ xuống và Ngài làm cho họ phải câm miệng lại. Đoàn dân đông ưa như thế, nhưng họ không thực sự yêu mến Chúa Jêsus!
Trước khi tuần lễ qua đi chính đoàn dân đông nầy sẽ chạy theo bước chân của cấp lãnh đạo họ và họ cũng sẽ chối bỏ không nhận Ngài là Đấng Mêsi của họ, Mác 15:6-15.
+ Israel đã có đủ bằng chứng họ cần để tin theo Chúa Jêsus. Họ đã có những lời tiên tri trong Cựu Ước mà Ngài đã làm phu phỉ từng chữ một. Họ đã có minh chứng trong các bản tường trình của Đền Thờ rằng Chúa Jêsus là dòng dõi của Vua David. Tất nhiên, đích thân họ đã kiểm tra lại điều nầy! Họ đã có bằng chứng của nhiều đời sống được thay đổi, tất cả đều ở chúng quanh họ.
Họ là những người đau bịnh đã được lành. Họ là những người mù đã được sáng. Có những người điếc giờ có thể nghe thấy được. Có những kẻ bị quỉ ám, họ đã được giải phóng. Và, cái điều rất đỗi kinh ngạc, có một số người đi quanh đó lại thường bị điếc!
Người Do thái tôn giáo bất chấp mọi chứng cớ vì Chúa Jêsus không giống như họ đã tưởng tượng về Đấng Mêsi. Họ đang trông đợi ai đó giống như họ. Họ đang trông đợi một nhân vật tôn giáo, tự xưng công bình, là người sẽ suy nghĩ và hành động giống như họ vậy. Họ đang tìm kiếm một nhân vật quân sự, là người sẽ đến và giải phóng họ ra khỏi Rome. Khi Chúa Jêsus xuất hiện, Ngài chẳng có một điều gì giống với những sự ấy và họ đã chối bỏ Ngài. Vì sự chối bỏ đó, họ đã trả một giá rất là khủng khiếp!
+ Hãy xem xét điều nầy; chúng ta có nhiều bằng chứng hơn họ đã có. Chúng ta có toàn bộ Kinh thánh. Chúng ta có thể đọc Cựu và Tân Ước và chúng ta có thể nhìn thấy chỗ những lời tiên tri đã được lập ra và đã ứng nghiệm. Chúng ta có thể nhìn quanh chúng ta và chúng ta có thể nhìn thấy nhiều đời sống đã được thay đổi bởi ân điển kỳ diệu của Đức Chúa Trời. Chúng ta có từng lý do để tin rằng Ngài là Đấng mà Ngài đã xưng nhận.
Có người đã tin theo lẽ thật đó. Kết quả là, họ đã được cứu bởi ân điển, Êphêsô 2:8-9, được tha tội, Êphêsô 1:7, được đem vào trong gia đình của Đức Chúa Trời, Rôma 8:15, được thay đổi bởi quyền phép của Đức Chúa Trời, II Côrinhtô 5:17, và họ đã hướng đến một quê hương ở trên trời, Giăng 14:1-3!
Nhiều người khác chưa tin vào tất cả các bằng chứng, họ tiếp tục sống trong tội lỗi và sự vô tín của họ. Hạng người nầy chắc chắn sẽ đối diện với mọi hậu quả của sự họ chối bỏ không công nhận Chúa Jêsus là Chúa và Cứu Chúa. Một ngày kia, nếu họ cứ tiếp tục sống trong tình trạng đó, họ sẽ đứng trước mặt Chúa Jêsus và họ sẽ sấp mình xuống trước mặt Ngài, Philíp 2:10-11; Rôma 14:12. Họ sẽ không nhận lãnh ơn cứu rỗi đời đời; họ sẽ nhận lãnh sự phán xét đời đời, Khải huyền20:11-15; Mathiơ 7:21-23.
+ Quí bạn ơi, đây là thắc mắc mà bạn đang đối diện với hôm nay. Bạn sẽ xử thế nào với Chúa Jêsus? Như tôi đã nói nhiều lần rồi, những gì bạn xử với Chúa Jêsus trong đời nầy sẽ quyết định điều mà Chúa Jêsus xử với bạn trong đời sau. Nếu bạn chưa bao giờ tin cậy Chúa Jêsus để được cứu, tôi khuyên bạn hãy đến ngay hôm nay để bạn được cứu.
Phần kết luận: Một ngày kia, bạn sẽ gặp gỡ Đấng Mêsi. Một ngày kia bạn sẽ đứng trước mặt Ngài. Bạn sẽ nhìn thấy Ngài trong mọi sự vinh hiển của Ngài. Khi ngày ấy đến, Ngài sẽ là Cứu Chúa của bạn, hay Ngài là Quan Án của bạn? Mọi sự đều nương vào cách bạn xử thế nào với Ngài ở đây. Nếu bạn chối bỏ Ngài, bạn sẽ đối diện với Ngài trong vai trò Quan Án của bạn. Nếu bạn tiếp nhận Ngài, bạn sẽ đối diện với Ngài trong vai trò Cứu Chúa của bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét