Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Tại sao Thuyết Vô Thần được nhiều người ưa chuộng và chúng ta có thể làm gì về sự việc nầy?




Tại sao Thuyết Vô Thần được nhiều người ưa chuộng và chúng ta có thể làm gì về sự việc nầy?
Holly Ordway
Ngay trọng tâm của thuyết vô thần là một giả thuyết rất lôi cuốn: “Ý của tôi được nên, chớ không phải ý của Ngài”. Nếu thuyết vô thần là chơn thật, và chẳng có Đức Chúa Trời chi hết, thế thì mọi sự thực sự đang nói về tôi, và những gì tôi mong muốn, và điều chi tôi có thể tiếp lấy.
Không có gì phải ngạc nhiên, thuyết ấy đánh đúng vào cái xã hội tự ám ảnh của chúng ta.
Hãy ấn ngón tay của bạn vào mạch nhịp của xã hội hiện đại xem: nó rộn ràng với “tôi, tôi, tôi”. Những biển quảng cáo nói với tôi: “Hãy thỏa mãn đi! Bạn đáng được điều đó đấy!” Tôi có thể mua bữa ăn trưa và cốc càphê rồi “đi đường mình”. Tôi nhẹ mở tờ tạp chí ra, hay đọc lướt qua những quyển sách bán chạy nhất, để tìm mười mánh khoé dễ thực hiện để làm sao tôi có thể có những gì tôi muốn, ngay ở đây, ngay bây giờ.
Một cách nói, đây là tình trạng ích kỷ. Nhưng hãy lưu ý tình trạng ấy trong xã hội hậu-Cơ đốc của chúng ta, ấy là nó thể hiện đầy đủ tiềm năng, nó có quyền lực để hành động. Chúng ta được dạy dỗ phải chạy theo tấm lòng của mình, tìm kiếm những ước muốn sâu sắc nhất, làm điều chi là tốt lành. Thật vậy, nếu thuyết vô thần là thực, thì chẳng có mục đích tối hậu nào trong cuộc sống cả, vì vậy chúng ta cứ bước tới để tìm đam mê lạc thú, dù với chủ nghĩa khoái lạc hay với việc lập ra “ý nghĩa” riêng của một người trong cuộc sống.
Ngược lại, nếu Ba Ngôi Đức Chúa Trời là thực, một mục tiêu như thế nhắm vào cái ngã sẽ bị hủy diệt hoàn toàn. Cơ đốc nhân tin rằng chúng ta đã bị phân cách ra khỏi Đức Chúa Trời do Sự Sa Ngã, và bị tổn hại là do chính tội lỗi của chúng ta; nếu chúng ta bị bỏ lại với chính những ham muốn của chúng ta, chúng ta sẽ càng sai trật thêm. Chạy theo những ý thích của chính chúng ta là càng phiêu bạt xa khỏi sự dẫn dắt, tách ra khỏi con đường dẫn tới tri thức thật cho mình về mối quan hệ với Đức Chúa Trời là Đấng biết chúng ta rất rõ.
Nếu Đức Chúa Trời là Đấng mà Cơ đốc nhân nói tới, thế thì thân thể của chúng ta là đền thờ của Đức Thánh Linh, chớ không phải là những món đồ chơi cho sự lạm dụng hay cho khoái lạc. Nếu Đức Chúa Trời là Đấng mà Ngài đã tự tỏ mình ra trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì con đường dẫn tới chỗ chỉ nghĩ đến bản thân mình quả là một con đường hẹp, con đường của Thập tự giá, con đường của sự chối bỏ cái ngã và tình yêu của Đức Chúa Trời.
Nói khác đi, Đức Chúa Trời là Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh là một trở ngại quan trọng cho sự đam mê lạc thú.
Không có gì phải ngạc nhiên khi thuyết vô thần được ưa chuộng như thế.
Tuy nhiên, thuyết vô thần là một thứ lai căng kỳ dị. Ở một mặt, nó cung ứng sự chối bỏ hoàn toàn nền văn minh. Nếu không có Đức Chúa Trời, thì chẳng có một nguồn giá trị khách quan nào cả, và chúng ta có thể lập ra hay phá vỡ những luật lệ theo ý mình; điều thiện và điều ác bị co giảm tùy ý. Tôi thích kẹo sôcôla và luật chống giết người. Bạn ưa kem vanilla và thích giết hại trẻ em. Đúng thế, sao không chứ?
Ở mặt khác, những người theo thuyết vô thần nói chung không tán thành học thuyết vô chính phủ và một sự quay lại với tình trạng dã man. (Họ sẽ điều động các nhà in lo in sách báo của họ?) Thật vậy, những người theo thuyết vô thần tỏ ra tính lạc quan khác thường về bản chất của con người. Người theo thuyết vô thần cảm nhận, gần như là tín điều, rằng dòng giống con người có thể cải thiện được. Bất chấp mọi thất bại lớn lao của chủ nghĩa không tưởng (utopianism), đặc biệt những chủ nghĩa thuộc thế kỷ thứ 20 đã kết thúc trong những cuộc tàn sát lớn lao, vẫn còn có quan niệm ấy trong thời buổi nầy, chúng ta có thể tự mình tiếp lấy nó. Chúng ta có thể cải thiện bản thân mình qua pháp luật; qua tái cấu trúc xã hội; qua sự lôi kéo; qua thuốc men. Chúng ta có thể làm cho mình được vui sướng – hay chúng ta nghĩ thế; việc ấy chẳng thành đâu, nhưng những người theo thuyết vô thần có thể thử đi thử lại hoài.
Thuyết vô thần xưng rằng chúng ta đang nắm lấy quyền điều khiển bản thân mình, và ngay cả số phận của mình nữa; đây là niềm tin trọn vẹn cho một xã hội bị ám ảnh với cả hai: sự trọn lành và tự ý.
Nếu chúng ta để cho đức tin Cơ đốc của mình được mô tả trong các giới hạn thỏa mãn cá nhân, chúng ta đang mua lấy những gì thế gian đang rao bán, chỉ ở dưới danh xưng khác có đóng nhãn hẳn hoi. Đấng Christ không chịu chết cho chúng ta để chúng ta sẽ được an nhàn và vui sướng hôm nay. Ngài đã chịu chết cho chúng ta để chúng ta sẽ được cứu.
Chết với bản ngã, chết với tội lỗi, không phải là một kinh nghiệm dễ chịu đâu. Đối diện với tội lỗi của một người và ăn năn nó sẽ tạo ra buồn rầu, chớ không phải sung sướng đâu. Hy vọng và bình an nằm ở mặt kia của sự ăn năn đó, nhưng chúng ta phải nếm trải đau đớn khi đến tại điểm ấy – chớ không phải đi vòng quanh nó.
Nếu chúng ta để cho Cơ đốc giáo là mọi sự trong việc làm phu phỉ mọi nhu cần của tôi, nhậm lấy những lời cầu nguyện của tôi, cảm thấy tốt đẹp về bản thân tôi và gia đình tôi, và cải thiện các mối quan hệ của tôi, thế thì chúng ta đang tạo ra cùng một mức độ giống như những người chạy theo thuyết vô thần: mọi sự đang nói tới tôi.
Và hãy tin tôi đi, thuyết vô thần chẳng đòi hỏi nhiều hơn đức tin Cơ đốc đâu. Tôi từng sống ở đó; tôi biết.
Nhưng trong xã hội tiêu thụ điên cuồng của chúng ta, như chúng ta ít chơn thật và ít qua lại với nhau, và thậm chí đối với bản thân mình, khi chúng ta đem bản thân mình hướng ngoại với phương tiện truyền thông đại chúng để tự nhắc nhớ rằng chúng ta đang tồn tại – chúng ta có thể từ từ nhận ra rằng thuyết vô thần có thể hứa tự hoàn thành ước nguyện của chính mình thật dễ dàng, nhưng nó chẳng phát ra điều gì khác hơn sự thất vọng.
Đức tin Cơ đốc thì khó hơn. Đức tin ấy trả giá nhiều hơn; thực vậy, nó trả giá mọi sự. Nó cũng cho thấy đấy là sự thực. Chúa Jêsus bảo các môn đồ của Ngài phải lượng cái giá đó. Tại sao chúng ta sợ không công nhận rằng có một giá phải trả?
Ở bề mặt của thuyết vô thần, chúng ta không nên sợ nói ra lẽ chơn thật: đời sống Cơ đốc là con đường của Thập tự giá. Chúng ta hãy chối bỏ về sự phu phỉ cá nhân, vì đó thờ lạy hình tượng. Chúng ta hãy nhớ rằng Đấng Christ kêu gọi chúng ta phải đến và chịu chết.
Người nào cứ mãi lo cho bản thân mình, dò xem cao hay thấp, lo nắm bắt mọi sự tốt lành của thế gian rốt lại chỉ thấy họ trượt ngã từ giữa các ngón tay của họ, họ sẽ sẵn sàng lắng nghe khi họ nghe được điều chi mới mẻ: đấy là những lời lẽ khó nghe, nhưng chơn thật của Chúa chúng ta: “Nếu ai muốn theo ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta. Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mà mất sự sống mình thì sẽ được lại” (Matthew 16:24-25)
+++++
Holly Ordway, một người theo chủ nghĩa hoài nghi từ đầu kỷ nguyên, thù nghịch với Cơ đốc giáo từ thuở đại học trở đi, sau cùng đã bị thách thức phải vác lấy thắc mắc cái nào là sự thực: vô thần hay hữu thần. Sự thách thức nầy đã khiến bà phải mở một chuyến hành trình cảm xúc từ vô thần đến chỗ tin theo Đấng Christ làm Chúa và Cứu Chúa của bà. Bà hiện là giáo sư tại một trường đại học cộng đồng, một độc giả và là quản thủ thư viện tại nhà thờ nơi bà nhóm lại và là một tay kiếm thủ. Holly vừa mới ra quyển sách đầu tiên của bà, loại tự truyện, “Không Phải Kiểu Cách của Đức Chúa Trời”: Một Người Dựa Theo Lý Trí Tìm Gặp Một Đức Tin Cơ Bản (Moody, June 2010).






Why is Atheism increasingly popular and what can we do about it?
Holly Ordway
At the heart of atheism is an appealing premise: “My will be done, not Yours.” If atheism is true, and there is no God, then everything really is all about me, and what I want, and what I can get.
No wonder it strikes such a chord in our self-obsessed culture.
Put your finger on the pulse of modern culture: it throbs with “me, me, me.” Advertisements tell me: “Indulge yourself! You deserve it!” I can buy my lunch and my coffee made “my way.” I flip open a magazine, or browse the best-sellers, to find ten easy tips on how I can have what I want, right here, right now.
Put one way, this is selfishness. But the spin on it in our post-Christian culture is that it’s empowerment, self-actualization. We are told to follow our hearts, seek our deepest desires, do what feels good. Indeed, if atheism is true, there is no ultimate purpose to life, so we might as well go for self-indulgence, whether through hedonism or through constructing one’s own “meaning” in life.
In contrast, if the Triune God is real, then such a focus on the self is ultimately destructive. Christians believe that we are alienated from God by the Fall, and damaged by our own sins; if we are left to our own devices, we will go wrong. To follow our own whims is to wander without guidance farther away from the path that leads to true self-knowledge in relationship with God who knows us completely.
If God is who Christians say He is, then our bodies are temples of the Holy Spirit, not toys for abuse or pleasure. If God is who He has revealed Himself to be in Christ Jesus, then the path to true selfhood is the narrow way, the way of the Cross, the way of denial of self and love of God.
In other words, the God who is Father, Son, and Holy Spirit is a significant obstacle to self-indulgence.
No wonder atheism is so popular.
Yet atheism is a curious hybrid. On the one hand, it provides for a rejection of civilization entirely. If there is no God, then there is no ultimate source of objective values, and we can make or break rules as we please; good and evil are reduced to preferences. I like chocolate ice cream and laws against murder. You like vanilla and enjoy killing small children. Sure, why not?
On the other hand, atheists don’t generally advocate anarchism and a return of barbarism. (Who would run the publishing houses to print their books?) In fact, atheists show a remarkable streak of optimism about human nature. The atheist feels, almost as an article of faith, that the human race is perfectible. Despite all the colossal failures of utopianism, especially the ones of the 20th century that ended in mass slaughter, there remains the idea that this time, we can get it right all by ourselves. We can perfect ourselves through legislation; through restructuring society; through genetic manipulation; through drugs. We can make ourselves be happy – or so we think; it never works, but the atheist can only try again.
Atheism claims that we are in control of our selves, and thus our own destiny; it is the perfect faith for a culture that is obsessed with both perfection and self-will.
If we allow our Christian faith to be described in terms of personal gratification, we are buying what the world is selling, just under a different brand name. Christ did not die for us so that we would be comfortable and happy today. He died for us so that we would be saved.
To die to self, to die to sin, is not a comfortable experience. Confronting one’s own sin and repenting of it yields sorrow, not happiness. Hope and peace lie on the other side of that repentance, but we must go through pain to get there – not around it.
If we allow Christianity to be all about fulfilling my needs, getting my prayers answered, feeling good about myself and my family, and improving my relationships, then we are making the same pitch as the atheists: it’s all about me.
And trust me, atheism is a lot less demanding than Christian faith. I’ve been there; I know.
But in our frantic consumer culture, as we become less real and less present to each other, and even to ourselves, as we desperately project ourselves outward into the media to remind ourselves that we exist -- we may slowly realize that atheism may promise easy self-fulfillment, but it delivers nothing but despair.
Christian faith is harder. It costs more; in fact, it costs everything. It also happens to be true. Jesus told his disciples to count the cost. Why are we afraid to recognize that there is a cost?
In the face of atheism, let us not be afraid to speak the truth: the Christian life is the way of the Cross. Let us reject the idolatry of personal fulfillment. Let us remember that Christ calls us to come and die.
Then those who have sought to find themselves, searching high and low, grasping after all the good things of the world only to find them slipping from between their fingers, may be ready to listen when they hear something new: the hard, true words of our Lord: “If anyone would come after me, let him deny himself and take up his cross and follow me. For whoever would save his life will lose it, but whoever loses his life for my sake will find it.” (Matthew 16:24-25)
++++++++++++++++++
Holly Ordway, a skeptic from an early age, hostile to Christianity from college onward, was finally challenged to take up the question of what is actually true: atheism or theism. This challenge led her to make an emotional journey from atheism to faith in Christ as her Lord and Savior. She is currently a professor at a community college, a lay reader and librarian at her church and a competitive sabre fencer. Holly has just released her first book, a memoir, Not God’s Type: A Rational Academic Finds a Radical Faith (Moody, June 2010).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét