Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Rôma 1:16: "Bài Tín Điều Các Sứ Đồ: Bạn là mọi sự bạn tin: Tại sao bài tín điều các sứ đồ lại là vấn đề?"



Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Bạn là mọi sự bạn tin: Tại sao bài tín điều các sứ đồ lại là vấn đề?
Rôma 1:16

Hôm nay, chúng ta bắt đầu một loạt bài giảng mới căn cứ theo Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Cách đây 12 năm, tôi có tuyên bố với hội chúng rằng tôi dự tính giảng qua các tài liệu nền tảng của Hội Thánh Cơ đốc — 10 Điều Răn, Bài Cầu Nguyện Chung, và Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Vì vậy, tôi đã giảng qua 10 Điều Răn vào năm 1992 và Bài Cầu Nguyện Chung vào năm 1993. Nhưng nhiều biến cố khác xen vào và tôi không quanh lại với Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Mà kỳ thực, tôi đã quên hết mọi dự tính trước đây của mình cho tới cách đây mấy tuần, khi tôi suy nghĩ về chủ đề của chúng ta cho năm 2004 — "Trở Lại Với Những Điều Cơ Bản”. Tôi biết tôi muốn giảng một loạt về giáo lý Cơ đốc nhưng không thể quyết phải nhắm vào đâu trong việc ấy. Thế rồi tôi nhớ lại những gì mình đã nói vào năm 1992. Ngay tức khắc, tôi quyết ngay, đây là lúc phải rao giảng qua Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Và vì vậy, sau thời gian ngưng đọng khoảng 11 năm, tôi sẽ hoàn tất những điều mình đã chừa lại trong năm 1993.
BÀI TÍN ĐIỀU CÁC SỨ ĐỒ Tôi tin Đức Chúa Trời Toàn Năng, là Cha, là Đấng dựng nên trời đất, Tôi tin Jêsus Christ,
là Con độc sanh của Đức Chúa Trời, và Chúa chúng ta: Ngài được thai dựng bởi Thánh Linh, sanh bởi nữ đồng trinh Mary, chịu thương khó dưới tay Bôn-xơ Phi-lát,bị đóng đinh trên thập tự giá, chịu chết và chôn. Ngài xuống âm phủ. đến ngày thứ ba, Ngài từ kẻ chết sống lại. Ngài thăng thiên ngồi bên hữu Đức Chúa Trời Toàn Năng, là Cha,từ đó Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ sống và kẻ chết.Tôi tin Thánh Linh,Tôi tin Hội Thánh phổ thông,sự cảm thông của thánh đồ,sự tha tội, sự sống lại của thân thể,
và sự sống đời đời.Amen.
Có nhiều Hội Thánh đã thực hiện một trong hai phần về Bài Tín Điều. Một là họ đọc thuộc lòng bài ấy mỗi tuần hoặc họ không đọc bài tín điều đó. Hội Thánh nầy nằm trong nhóm thứ hai, nhưng có nhiều Hội Thánh mà ở đó Bài tín điều các sứ đồ là một phần đọc đều đặn trong buổi thờ phượng. Khi tôi hỏi hội chúng có bao nhiêu người xuất thân từ một Hội Thánh đọc thuộc lòng Bài tín điều mỗi Chúa nhựt, ít nhất 2/3 dân sự đã giơ tay của họ lên. Các nhà thờ Giám lý, Trưởng lão, Tân giáo, Luther, và Công giáo (giữa vòng các hệ phái khác) đã cho đọc bài tín điều mỗi Chúa nhựt. Nhiều nhà thờ Tin Lành, kể cả nhà thờ nầy, không có đọc, mặc dù chúng ta đã thỉnh thoảng sử dụng bài tín điều đó.
Nếu chúng ta không đọc thuộc lòng bài tín điều mỗi tuần, tại sao bây giờ mới nghiên cứu bài ấy? Có ba câu trả lời cho thắc mắc ấy. Thứ nhứt, đây là bài tín điều xưa nhất và được chấp nhận rộng rãi nhất. Bài ấy đã được công nhận bởi tất cả các nhánh Cơ đốc giáo — Tin Lành, Công giáo và Chính Thống Giáo. Trong 2.000 năm, bài tín điều các sứ đồ đã đóng vai trò như một câu nói ngắn gọn tối đa không thể ngắn hơn nữa về đức tin Cơ đốc. Đây là di sản phổ thông của Hội Thánh Cơ đốc. Thứ hai, nó cung ứng một nghiên cứu rộng rãi về lẽ đạo Cơ đốc. Nó khởi sự với sự sáng tạo rồi kết thúc với sự sống đời đời. Đấy là sự rộng rãi mà bạn có thể nhận lấy. Nhưng chúng ta sẽ thấy, bài ấy chưa phải là toàn diện đâu, song mọi sự mà nó chứa đựng rất là quan trọng. Trong một năm, khi chúng ta muốn “trở lại với những điều cơ bản”, đây là một chỗ rất tốt để khởi sự. Thứ ba, bài tín điều cung ứng một sự thách thức rất triệt để đối với phái phê bình trong thế hệ nầy. Dân cư trên thế gian nghi rằng chúng ta không dám chắc về bất cứ việc gì. “Tôi không chắc” đóng vai trò như phương châm của hầu hết mọi người. Để chống lại sự bất ổn đó, chúng ta có hai từ đầu tiên trong bài tín điều: “Tôi Tin”. Nguyện một người dám nói ra trong chỗ làm việc của mình hay với bạn bè hoặc tại một bữa tiệc với hai từ đó: “Tôi Tin”, và thình lình đám đông sẽ bắt im lặng và mọi mắt sẽ đều hướng vào người ấy. Chúng ta chẳng thường nghe người ta nói: “Tôi Tin”, và câu nói ấy gây sốc khi chúng ta nghe thấy nó. Nếu chúng ta không có lý do nào khác, câu nói nầy sẽ là tốt đủ. Bài tín điều buộc chúng ta phải nói: “Tôi Tin”, và một mình câu nói ấy là tốt đủ cho linh hồn.
Cách đây 13 năm, tôi có đi qua Nga sô cùng với John và Helen Sergey. Trong 17 ngày, chúng tôi đi từ Leningrad đến Moscow đến Sông Volga. Trong khi chúng tôi ở tại Leningrad (giờ là St. Petersburg), tôi có gặp Art DeKruyter, Mục sư sáng lập Hội Thánh Đấng Christ ở Oak Brook, một vùng ngoại ô Chicago cách vài dặm Tây Oak Park. Art không những đã sáng lập Hội Thánh mà ông còn trụ lại làm Mục sư quản nhiệm trong hơn 30 years. Dưới chức vụ của ông, Hội Thánh phát triển lên hơn 3.000 tín hữu nhóm lại. Ông và John Sergey là bạn thân với nhau và vì thế chúng tôi đi với ông từ Leningrad đến Moscow. Art và tôi đã chia sẻ với nhau một phòng trên chiếc xe lửa chạy suốt cả đêm. Trong vài giờ đồng hồ, chúng tôi đã trao đổi nhiều với nhau. Khi Art hỏi không biết chúng tôi có đọc thuộc lòng bài tín điều các sứ đồ tại Hội Thánh hay không, tôi đáp chúng tôi không có đọc. Ông nói cho tôi biết rằng họ đã đọc thuộc lòng bài ấy mỗi Chúa nhựt tại Hội Thánh Đấng Christ và ông nghĩ đấy là một việc rất tốt nếu chúng ta làm y như thế ở Hội Thánh nhà. Ông tuyên bố rằng nhiều người nam người nữ hiện đại đều cần tới kỷ luật cho lý trí khi đọc Bài Tín Điều Các Sứ Đồ mỗi Chúa nhựt vì nó góp phần như thuốc giải cho sự vô tín thế tục đang thắng thế và hình thái phê phán kịch liệt mà họ đối diện với hàng ngày. Có một cụm từ trong bài tín điều mà dân sự chúng tôi cần phải thốt ra mỗi Chúa nhựt:“Tôi tin … sự sống lại của thân thể”. Đấy là cụm từ khó tin nhất vì nó đi ngược lại với mọi sự mà chúng ta đã dạy dỗ và mọi sự chúng ta tận mắt mình trông thấy. Chúng ta có nhiều lễ tang; sự sống lại sau cùng đã xảy ra cách đây 2.000 năm. Và nếu bạn bước cách ra khỏi mồ mả của một người thân, bạn biết thực tại sự chết có thể sẽ làm xói mòn đức tin của bạn ngay. Chúng ta cần phải đọc bài tín điều ấy để tự nhắc nhớ rằng chúng ta tin sự chết sẽ không có chiến thắng sau cùng. Chúng ta tin vào một việc tuyệt đối là kỳ diệu — sự sống lại của thân thể.
I. Tính cần thiết của Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Câu gốc của sách Các Quan Xét, mặc dù đã được viết ra cách đây 3.000 năm, đã được ghi ra trong tuần qua: “ai nấy làm theo ý mình lấy làm phải” (Các Quan Xét 21:25). Thật là khó tìm được một phần mô tả sao cho thích ứng với lối sống Mỹ hiện đại. Nếu bạn hỏi thăm số người trên đường phố họ tin cái gì, bạn sẽ nhận được một loạt những câu trả lời rất hoang mang. Hãy xét qua phần trưng dẫn nầy từ một du khách balô ở Boston khi được hỏi anh ta tin cái gì: “Tôi không biết mình tin vào cái gì đây nữa. Và nếu tôi tin — tôi tin có một Đấng Quyền Lực cao hơn, tôi nghĩ thế. Nhưng tôi không biết rõ. Giống như lúc bây giờ đây, tôi đang ở một thời điểm mà ở đó tôi chẳng biết phải tin vào cái gì nữa, song tôi cởi mở với mọi sự. Vì vậy, tôi thích tin vào mọi sự, vì tôi không biết mình thực sự tin vào cái gì nữa”. Điều đó đập vào tôi như một câu nói thành thật nhất vậy. Anh ta nói thay cho một thế hệ sẵn sàng tin vào mọi sự. Và tại sao không chứ? Khi bạn không biết bạn tin cái gì, tại sao không cởi mở với mọi sự chứ?
Không phải là “tay đấm Kinh Thánh”
Nếu chúng ta hỏi thăm người ta trên đường phố họ quyết định những điều họ tin như thế nào, có phải nó xuất phát từ bên trong họ hay từ một nguồn nào đó ở bên ngoài, hầu như ai nấy đều sẽ nói nó xuất phát từ bên trong. Họ sẽ cho biết ý kiến hay cảm xúc của họ hoặc “Đây là phỏng đoán hay nhất của tôi”. Những cảm xúc át hết mọi sự khác trong thời buổi tân tiến nầy. Tuần nầy, có một người bạn gửi đến cho tôi một e-mail:
Bạn tôi mới đây tuyên bố rằng giờ đây ông ấy đã đính hôn với một phụ nữ mà ông ấy gặp gỡ tại một dịch vụ hẹn hò trên mạng “Cơ đốc” Internet. Trong cuộc trao đổi qua bữa ăn tối, ông ấy nói cho tôi biết mọi sự về phụ nữ nầy và nói rằng một trong những đức tính dành cho một người vợ, ấy là nàng phải có những niềm tin Cơ đốc, song không hành động giống như một “tay đấm Kinh Thánh”. Ông ta giải thích câu nói nầy bằng cách cho rằng ông ta muốn một phụ nữ tin vào các giá trị Cơ đốc nhưng không nhất thiết là người có một đức tin Cơ đốc và sống theo đức tin của nàng.
Tôi hỏi ông ta đâu là những nhận định của ông ta về Cơ đốc giáo và ông ta đáp rằng ông ta là một Cơ đốc nhân và đã tin Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá vì tội lỗi của chúng ta. Ông ta tiếp tục nói rằng ông ta đồng ý với mọi lời tuyên bố của “học viện Jêsus”. Giữa vòng những sự khác, ông ta nói ông ta tin rằng Đấng Christ không sanh ra bởi một nữ đồng trinh, Ngài đã không sống lại từ kẻ chết theo phần xác, và chẳng có gì sai trái với hạng mục sư phóng đảng. Tôi hỏi ông ta đã đặt mọi niềm tin của mình trên cái gì và ông ta giải thích rằng chúng dựa theo sự hiểu biết của chính ông ta về Đức Chúa Trời là ai.
Bức e-mail nầy cho tôi thấy giống như một thứ tôn giáo tùy thời vậy. Bạn giữ những chi tiết nào trong Kinh Thánh mà bạn ưa thích, rồi bạn ném bỏ hết phần còn lại. Đây là một lý do cho thấy tại sao chúng ta nhất thiết phải cần đến Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Nó đứng như một điều chỉnh quan trọng đối với lý thuyết “lấy tôi làm trọng” của thời nay. Bài Tín Điều Các Sứ Đồ nhắc cho chúng ta nhớ rằng lẽ thật không phải là thứ để lựa chọn đâu. Có những đường ranh trong đức tin Cơ đốc. Không phải mọi sự đều cho qua được đâu. Một số việc phải được tin theo nếu bạn cần phải gọi mình là một Cơ đốc nhân. Bạn có thể chọn sống bên ngoài những đường ranh nầy, song nếu bạn chọn như thế, thì bạn không phải là một Cơ đốc nhân và bạn không nên tự nhận mình như thế được.
Điều nầy dẫn chúng ta đến một điểm quan trọng: Cơ đốc giáo là một đức tin theo giáo lý. Đó không phải là một dấu “X” mà bạn có thể điền vào chỗ nào mà bạn ưa thích được. Cơ đốc giáo là một sự sống dựa theo các lẽ đạo trong Kinh Thánh. Chúng ta không nên nói: “Bao lâu bạn tin theo Chúa Jêsus, bạn tin vào cái gì khác thì chẳng là vấn đề đâu”. Trừ phi Chúa Jêsus bạn đang tin theo là Đấng Christ của Kinh Thánh, thì chẳng ai là Jêsus thật cả đâu. Điều nầy có ý nói rằng Cơ đốc giáo còn hơn cả một thứ kinh nghiệm biến đổi nữa. Là một Cơ đốc nhân có nghĩa là phải học theo những lẽ đạo của Kinh Thánh. Điều nầy về mặt tự nhiên không đến với bất kỳ ai trong chúng ta. Có những việc phải học hỏi và có những lẽ đạo mà chúng ta được trang bị cho để tin. Đấy là lý do tại sao Bài Tín Điều Các Sứ Đồ là quan trọng trong lịch sử của Hội Thánh. Lẽ thật không phải dễ nắm bắt được đâu. Và nó không được quyết định bởi những gì chúng ta cảm nhận hay bởi một phiếu đại đa số hoặc nghiên cứu dư luận mới đây đâu. Bài Tín Điều Các Sứ Đồ nhắc cho chúng ta nhớ rằng lẽ thật đến từ Đức Chúa Trời, và đấy là chỗ mà chúng ta phải khởi sự trong chuyến hành trình thuộc linh của chúng ta.
II. Lịch sử của Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Từ ngữ “tín điều” ra từ cương lĩnh Latinh, có ý nói: “Tôi Tin”. Bài Tín Điều Các Sứ Đồ nguyên không phải là một văn bản được viết ra theo hình thức đâu. Trong những ngày đầu sớm sủa của Hội Thánh Cơ đốc, nó khởi sự giống như một công thức có tính thử thách lúc ban đầu vậy. Bất cứ lúc nào tôi làm lễ báptêm, tôi luôn luôn hỏi từng người bốn câu hỏi trước khi tôi làm phép báptêm cho họ:
“Bạn có tin Đức Chúa Jêsus Christ là Con của Đức Chúa Trời không?”
“Bạn có tin Chúa Jêsus đã chịu chết trên thập tự giá và đã sống lại từ kẻ chết không?”
“Có phải bạn tin theo Đức Chúa Jêsus Christ và chỉ một mình Ngài là Chúa và Cứu Chúa của bạn không?”
“Và có phải bạn muốn chịu phép báptêm rồi sống cho Ngài không?”
Tôi yêu cầu các ứng viên phải nói lớn tiếng để hội chúng biết lý do tại sao họ chịu phép báptêm. Những câu trả lời nầy tạo ra “lời tuyên xưng đức tin công khai” đi trước phép báptêm của họ. Nếu một ứng viên nào dám từ chối không chịu trả lời hay nếu câu trả lời không chính xác (tuy không xảy ra trong những năm tháng tôi làm Mục sư quản nhiệm), tôi sẽ không làm phép báptêm cho họ. Đấy là tầm quan trọng mà những câu hỏi ấy có.
Cơ đốc nhân đầu tiên đã noi theo cách thực hành tương tự, nhưng các câu hỏi của họ có khác đôi chút. Rõ ràng họ đã đưa ra những câu hỏi như sau:
“Bạn có tin Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha, là Đấng dựng nên trời và đất không?”
“Bạn có tin Đức Chúa Jêsus Christ, Con của Đức Chúa Trời, là Chúa chúng ta không?”
“Bạn có tin Đấng Christ đã chịu chết trên thập tự giá và đã sống lại từ kẻ chết không?”
Và cứ thế. Từ những câu hỏi đó Bài Tín Điều Các Sứ Đồ đã phát triển thành hình thức hiện có trải qua nhiều thế hệ. Trong quyển sách viết về Bài Tín Điều Các Sứ Đồ, Don Cole cung ứng cho chúng ta bốn lý do tại sao Bài Tín Điều Các Sứ Đồ hiển nhiên trở thành một câu nói hình thức chỉ về đức tin:
1) Để giúp Hội Thánh đầu tiên phân biệt đúng, sai.
2) Để cung ứng một nền tảng cho việc bác bẻ lại tà giáo.
3) Để cung ứng một nền tảng cho mối tương giao Cơ đốc.
4) Để bảo đảm cho sự dạy dỗ giữa vòng tất cả các Hội Thánh.
Ngôi Lời Đến Trước Tiên
Một khi tôi sẽ rao giảng về bài tín điều trong một số tuần lễ, thật là quan trọng khi biết rằng chúng ta không đặt đức tin của mình trên bất cứ một tín điều hay một câu nói nào của đức tin. Nguồn tối hậu của chúng ta về thẩm quyền là Lời thành văn của Đức Chúa Trời. Vì Lời ấy được Đức Chúa Trời cảm thúc (II Timôthê 3:16), Ngôi Lời là chơn thật trong mọi chi tiết và hoàn toàn đáng tin cậy. Không một tín điều nào tự nó đưa ra lời xưng nhận cả. Hãy suy nghĩ vấn đề ấy theo cách nầy: Trước hết có Đức Chúa Trời là Đấng ban cho chúng ta Lời của Ngài. Kế đó, từ Ngôi Lời mới ra các tín điều và những lời tuyên xưng của Hội Thánh. Hội Thánh tin theo những tín điều cùng những lời tuyên xưng vì chúng phản ảnh những gì Đức Chúa Trời đã phán dạy trong Lời của Ngài. Nói như vầy không có nghĩa là mọi sự được tìm thấy trong từng tín điều hay từng lời tuyên xưng là chính xác đâu. Nhưng nói như thế không có ý nói những tín điều và các lời xưng nhận của đức tin rất hữu ích bao lâu chúng phản ảnh những gì Lời của Đức Chúa Trời có phán dạy. Vì vậy những bài giảng nầy nhất định dựa theo sự dạy của Kinh Thánh làm nền tảng cho Bài Tín Điều Các Sứ Đồ.
Đây là sáu sự kiện về Bài Tín Điều Các Sứ Đồ: Thứ nhứt, bài nầy rất cũ rồi. Nhiều học giả tin rằng hình thái sớm sủa nhất của nó có thể lần trở lại với năm 120SC. Thứ hai, bài nầy không do các Sứ đồ viết ra. Bài nầy được gọi là Bài Tín Điều Các Sứ Đồ vì nó phản ảnh những gì các vị sứ đồ đã dạy dỗ. Nó tóm tắt lẽ đạo của hàng sứ đồ. Thứ ba, bài nầy ngắn quá. Bản dịch của chúng ta chứa 114 từ (theo Anh ngữ). Hãy so sánh nó với Yếu Chỉ đức tin của Hội Thánh chúng ta xem, yếu chỉ nầy nhiều từ hơn gấp 10 lần. Thứ tư, bài nầy lấy Đức Chúa Trời làm trọng tâm. Thực vậy, đó là Ba Ngôi Đức Chúa Trời hiệp một. Câu đầu tiên xử lý với Đức Chúa Cha, câu thứ hai với Đức Chúa Con, câu thứ ba với Đức Thánh Linh. Thứ năm, bài nầy được chọn lọc cẩn thận. Bài Tín Điều Các Sứ Đồ chạm đến các vấn đề trọng tâm của đức tin Cơ đốc, nhưng có nhiều điều nó chỉ lướt ngang qua. Bài tín điều nầy chẳng nói gì về Satan, các thiên sứ, ma quỉ, thuyết thiên định, phép báptêm, giáo quyền, hay các chi tiết về sự Tái Lâm. Thứ sáu, bài nầy rất dễ học thuộc lòng.
Đây mà một phương thức hữu ích khi suy nghĩ đến bài tín điều. Chúng ta hãy suy nghĩ xem, trước khi chúng ta tham dự một kỳ nghĩ, bạn mua một quyển sách có những tấm bản đồ để giúp cho bạn tìm được đường đi. Quyển sách ấy chứa nhiều bản đồ khác nhau cho tất cả 50 bang, và sẽ có loại bản đồ ghép nhỏ hơn cho tất cả các thành phố lớn ở từng tiểu bang. Ngay ở bìa quyển sách có một tấm bản đồ lớn, hai trang của Hoa kỳ. Nếu bạn muốn lái xe từ Naperville đến Công Viên Lincoln, bản đồ nước Mỹ sẽ chẳng giúp ích chi cho bạn được đâu. Và bản đồ của tiểu bang sẽ chẳng giúp chi hơn. Bạn cần tham khảo tấm bản đồ của thành phố Chicago. Nếu bạn muốn lái xe đi từ Peoria đến Cicero, bản đồ tiểu bang là thứ bạn có cần đấy. Nhưng nếu bạn muốn lái xe từ Miami đến Seattle, khi ấy bạn sẽ cần tới quyển sách mở ra tấm bản đồ lớn của Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ. Bài Tín Điều Các Sứ Đồ giống như tấm bản đồ to lớn kia. Nó cung ứng cho bạn “cả bức tranh” nói tới những điều mà Cơ đốc nhân tin tưởng. Chúng ta tin nhiều hơn những gì bài tín điều ghi chép, nhưng chúng ta không tin kém hơn thế.
III. Tầm quan trọng của Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Nếu bạn đọc tới chỗ nầy, có thể bạn sẽ lấy làm lạ: “Mọi sự nầy muốn nói điều gì với tôi đây?” Thắc mắc hay đấy! Rốt lại, chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên thực tế, ở đó con người muốn biết lẽ thật chạm đến họ theo cách riêng như thế nào!?! Câu trả lời được thấy có ở hai từ đầu tiên của bài tín điều: “Tôi Tin”. Đấy là một sự xác nhận rất mạnh mẽ. Nói như thế không giống như nói: “Tôi biết” hay “Tôi tưởng” hoặc “Tôi cảm thấy”. Khi nói “Tôi Tin” có nghĩa là bạn đang đưa ra một lời cam kết cá nhân đối với lẽ thật. Rôma 1:16 tuyên bố rằng Tin Lành là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu “mọi kẻ tin”. Và Rôma 10:9-10 thêm một ý tưởng về việc tin “ở trong lòng” nghĩa là tin từ chỗ sâu thẳm của linh hồn bạn. Sự cứu rỗi nương vào những gì chúng ta tin. Đấy là lý do tại sao sách Tin Lành của Giăng hơn 80 lần công bố rằng ơn cứu rỗi đến với những người nào tin.
Theo một ý nghĩa sâu sắc, bạn chính là điều bạn tin. Hãy khởi sự với cách ứng xử của bạn xem. Những hành vi của bạn ra từ đâu chứ? Từ những cảm xúc của bạn. Những cảm cúc của bạn ra từ đâu chứ? Các thái độ của bạn. Các thái độ của bạn ra từ đâu chứ? Những giá trị của bạn. Những giá trị của bạn ra từ đâu chứ? Các niềm tin của bạn. Hãy lần theo đúng và đủ đi thì niềm tin ấy thoát ra từ đúng một chỗ thôi. Bạn là những gì bạn tin. Hãy xét tư tưởng sâu xa nầy xem: Những gì bạn tin quyết định số phận của bạn. Giăng 3:16 cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đã ban Con Một của Ngài hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Số phận đời đời của bạn nương vào trường hợp bạn tin Chúa Jêsus “ở trong lòng” bạn hay không đấy thôi.
“Tôi Tin” có ý nói gì
Chúng ta hãy dừng lại một chút để xem xét từ ngữ “tin”. Trong tiếng Hylạp, là chữ “pisteuo”, có ý nói “tin ở” một việc gì đó hay ai đó. Trong Anh ngữ, chữ “believe” (tin) có những ý khác. Nếu tôi nói, “Tôi tin trời sẽ mưa ngày mai”, thì chẳng khác gì hơn là linh cảm. Nếu tôi nói: “Tôi tin George Washington là vị Tổng Thống đầu tiên của nước Mỹ”, nói như thế là đề cập tới một sự kiện lịch sử đã an bài rồi. Còn nếu tôi nói: “Tôi hết lòng tin Chúa Jêsus”, tôi đã đưa ra một loại câu nói khác.
Cho phép tôi minh họa. Giả sử tôi đi gặp bác sĩ, và ông ấy nói: “Tôi rất tiếc, nhưng ông có chứng ung thư đang đe dọa mạng sống. Tôi có cách chữa hóa trị có thể trị chứng ung thư, nhưng chữa như thế thì khó lắm và nó làm cho ông đau ốm luôn. Nếu ông bằng lòng chữa trị theo cách ấy, ông có thể chữa được chứng ung thư kia”. Trong trường hợp đó, nói: “Tôi tin vị bác sĩ của tôi”, có nghĩa là một việc gì đó rất đặc biệt. Nói như thế không có nghĩa là: “Tôi tin thực sự ông là một vị y sĩ” hay “tôi tin ông nói đúng khi cho tôi có chứng ung thư” hoặc “tôi tin phương pháp hóa trị liệu có thể chữa cho tôi”. Bạn không thực sự tin nơi bác sĩ của mình cho tới chừng bạn xăn tay áo lên rồi để cho thứ thuốc cứu mạng kia nhập vào mạch máu của mình. Cho tới khi ấy thì mọi sự chỉ là nói mà thôi. Tin nơi bác sĩ của mình có nghĩa là bản thân mình tin hoàn toàn vào sự chữa trị của ông ấy, chấp nhận chẫn đoán của ông ấy, rồi đặt sinh mạng mình vào hai bàn tay của ông ấy. Đấy là đức tin thật. Tin theo Chúa Jêsus có nghĩa là tin cậy Ngài hoàn toàn với số phận đời đời của mình. Nghĩa là tin cậy Đấng Christ hoàn toàn đến nỗi nếu Ngài không thể đưa bạn lên thiên đàng, bạn sẽ không đến đó được.
Charles Blondin
Vào thế kỷ thứ 19, người đi trên dây hay nhất trên thế giới là một người có tên là Charles Blondin. Vào ngày 30 tháng 6 năm 1859, ông trở thành người đầu tiên trong lịch sử đi trên dây băng ngang qua thác Niagara. Hơn 25.000 người đã tụ tập lại để xem ông đi 1.100 feet trên một sợi dây nhỏ 160 feet cao đối với mặt nước. Ông đã đi mà không có lưới hay thiết bị bảo hộ nào dù là loại gì. Một lần trượt nhẹ nhất sẽ chứng minh sự tai hại. Khi ông qua phía bên kia thác ở Canada thật an toàn rồi, đám đông đã bật ra một tiếng hô mừng thật lớn.
Trong thời buổi ấy, ông đã đi qua thác ấy rất nhiều lần. Có lần ông đi qua mấy cây cột, lần khác ông cầm theo cái ghế cùng cái bếp lò, rồi ngồi ở chặng giữa, nấu một món trứng rồi ăn nó. Có lần ông cỏng viên quản lý của mình đi qua thác. Rồi có lần ông đẩy chiếc xe cút-kít qua có chứa 350 cân xi-măng. Trong một cơ hội, ông yêu cầu những người đứng xem không biết ông có đẩy một người ngang qua thác chỉ cần người ấy ngồi trên xe cút-kít đó mà thôi. Một tiếng ồ lớn tán thưởng vang dội từ đám đông. Ông hỏi dò lớn tiếng thật vui: “Ông ơi, ông có nghĩ tôi sẽ đưa ông qua trên chiếc xe cútkít nầy không?” “Có chứ, tất nhiên rồi”. “Xin mời bước lên”, Blondin đã đáp lại với một nụ cười. Song người kia đã từ chối không dám bước lên.
Sự việc cho thấy rõ nét rồi, có phải không? Tin người kia có thể tự mình đi ngang qua thác là một việc. Còn tin người ấy có thể đưa bạn qua thác là một việc khác. Nhưng tự mình bước lên cái xe cút-kít đó là một việc khác nữa. Tin theo Chúa Jêsus giống như bước vào cái xe cút-kít kia. Đó là sự tin cậy mọi sự, bạn phải tin Ngài là mọi sự mới được.
Lượng đức tin không phải là vấn đề; mà đối tượng của đức tin mới tạo ra mọi sự khác biệt.
Tôi nói với một người kia, cha anh ta mới qua đời đây. Mặc dù cha anh ta đi nhà thờ và thường nghe giảng về Chúa Jêsus, người con đã lo lắng về ơn cứu rỗi của cha mình. Mặc dù tôi không thể nói gì rõ ràng về cha anh ta vì tôi không biết ông ấy, tôi nhắc cho anh nầy nhớ rằng ấy chẳng phải lượng đức tin là vấn đề đâu; mà đối tượng của đức tin mới tạo ra mọi sự khác biệt kìa. Đức tin với tầm cỡ của một hột giống có thể dời núi được. Đức tin yếu trong một đối tượng mạnh mẽ là vấn đề hơn cả đức tin mạnh trong một đối tượng yếu. Bạn tin “bao nhiêu” thì chẳng phải là vấn đề đâu, mà là bạn tin hay không tin Đức Chúa Jêsus Christ cứu bạn hay không mà thôi. Ở II Timôthê 1:12, Phaolô nói: “Vì biết ta đã tin Đấng nào”. Ông không nói: “Ta biết những điều ta đã tin”, dù đấy là sự thực. Và ông không nói: “Ta biết ta đã tin nhiều lắm”, dù đấy cũng là sự thật. Và ông không nói: “Ta biết ta đã tin vào lúc nào”, ông có thể nói như thế. Và ông không nói: “Ta biết lý do tại sao ta đã tin”, mặc dù đấy cũng là sự thực. Ông không hề nói: “Ta biết ta đã tin nơi người nào”, là điều rất thích ứng. Như Mục sư Spurgeon nói, đại khái là: “Tôi biết người, trong tay người tôi đã phó thác tình trạng hiện tại của tôi, và số phận đời đời của tôi nữa. Tôi biết người là ai, và vì lẽ đó, không chút ngần ngại, tôi phó chính mình tôi trong hai bàn tay của người. Đó là phần khởi sự đời sống thuộc linh của tôi khi tin theo Đức Chúa Jêsus Christ”. Nếu bạn tìm cách giữ lấy chính linh hồn bạn, bạn đang lâm vào rối rắm trầm trọng và sẽ lấy làm ngạc nhiên một ngày kia. Bạn không thể giữ an toàn cho bản thân mình được. Nguồn hy vọng duy nhứt của bạn là phải giao thác mọi sự bạn đang có cho Chúa Jêsus. Hãy đặt nó dưới chơn Ngài thì bạn sẽ được an toàn.
Lời nói sau cùng. Bài Tín Điều Các Sứ Đồ bắt đầu với cụm từ nầy: “Tôi Tin”. Tại sao không nói: “Chúng tôi tin?” Câu trả lời rất đơn giản. Niềm tin thực luôn luôn là cá nhân. Tôi không thể tin thay cho bạn và bạn không thể tin thay cho tôi. Không một người vợ nào có thể tin thay cho chồng mình và không cha mẹ nào có thể tin thay cho con cái của họ được. Bạn phải vực dậy chính lý trí của mình. Bạn không thể sống chiếu theo đức tin của những người ở chung quanh mình được. Hội Thánh còn hơn cả một sự nhóm lại của nhiều người hay một sự tuyển chọn các Cơ đốc nhân. Ở trọng tâm của nó, Hội Thánh là một cộng đồng những tín hữu, họ đã hiệp với nhau bởi đức tin chung của họ đặt nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Đấy là lý do tại sao Hội Thánh trong 2.000 năm đã khẳng định Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Bài tín điều ấy bày tỏ ra đức tin chung của chúng ta trong Đấng Christ.
Niềm tin chơn thật hoàn toàn là tư riêng. Bài tín điều bắt đầu với hai từ rất đơn sơ: “Tôi Tin”. Còn bạn thì sao? Không một ai ngồi mãi trên chiếc hàng rào bao giờ. Tôi kết thúc với tư tưởng nầy: Một Cơ đốc nhân là một người thực sự tin theo Chúa Jêsus. Còn bạn thì sao? Còn bạn thì sao? Cõi đời đời đang treo trên câu trả lời của bạn đấy. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét