Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Bài Tín Điều Các Sứ Đồ: " Ai nắm được điều nầy? “Tôi tin Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha”



Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Ai nắm được điều nầy?

“Tôi tin Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha”
Suốt cả tuần lễ, tôi đã suy gẫm về cụm từ “Cha Toàn Năng”, và tìm cách quyết định cụm từ ấy thực sự có ý nói đến điều gì!?! Đây là một thắc mắc rất hấp dẫn vì Bài Tín Điều Các Sứ Đồ làm cô đọng toàn bộ bổn tánh của Đức Chúa Trời thành hai chữ — "Father Almighty” (Cha Toàn Năng). Cấu trúc của bài tín điều nói cho chúng ta biết rằng nếu chúng ta hiểu rõ ý nghĩa của hai từ nầy, chúng ta sẽ biết Đức Chúa Trời là ai! Phần thách thức trở cao hơn vì cụm từ “Father Almighty” kết hợp hai chữ thường không đi chung với nhau. Chữ “Father” (Cha) đi một đường, còn chữ “Almighty” (Toàn Năng) đi một nẻo. Một trong những từ Hylạp nói tới “Cha” là Abba, một thuật ngữ rất quen thuộc có ý nói tới “Cha yêu dấu” hay “Papa”. Chúng ta sẽ sử dụng từ “Daddy” (Bố) hôm nay. Chữ “Almighty” (Toàn Năng) trong Cựu Ước dịch chữ Hybálai shaddai, như trong El Shaddai: “Đức Chúa Trời Toàn Năng”. Danh ấy nói tới Đức Chúa Trời lần đầu tiên xuất hiện trong Sáng thế ký 17 khi Đức Chúa Trời báo cho Ápram (khi ấy đã 99 tuổi) biết rằng một năm sau, vợ ông là Sarai (tên của bà về sau được đổi thành Sara) sẽ sanh một con trai. Chính tư tưởng ấy dường như vô lý đến nỗi Ápram (tên của ông Đức Chúa Trời đã đổi thành Ápraham — "Cha của nhiều dân tộc”) đã bật cười lớn tiếng. Đức Giêhôva đã bảo đảm cho lời hứa bằng danh xưng của Ngài — El Shaddai, Chúa Toàn Năng. Nếu chúng ta đi suốt cho tới sách cuối cùng của Kinh Thánh, chúng ta thấy danh xưng “Toàn Năng” xuất hiện có mấy lần. Khải huyền 1:8 là một điển hình: “Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng Hiện Có, Đã Có, Và Còn Đến, là Đấng Toàn năng, phán rằng: Ta là An-pha và Ô-mê-ga”.
Vì vậy bạn có hai từ ghép lại với nhau trong Bài Tín Điều Các Sứ Đồ, hai từ ấy tóm tắt Đức Chúa Trời là ai — một từ rất thân thuộc và riêng tư, còn từ kia nói tới quyền phép vô hạn của Ngài. Khi gọi Ngài là “Cha” có ý nói Ngài là một Đức Chúa Trời riêng tư, là Đấng chăm sóc tôi. Khi gọi Ngài là “Toàn Năng” có ý nói rằng Ngài có khả năng làm ra bất cứ nhu cần nào cần được làm. Chẳng có một giới hạn nào đối với Ngài.
Người đến từ Mississippi
Tôi đã suy gẫm tư tưởng ấy về Đức Chúa Trời suốt cả tuần lễ, và lấy làm lạ về ý nghĩa thực sự của nó, và làm sao tôi chuyển tải ý nghĩa đó cho bạn đây. Ở giữa tuần, một suy tưởng mới thoắt đến với tôi, và khi nó đến, tôi đã có một khải thị: Bố tôi là “cha toàn năng” đối với tôi. Câu chuyện của ông khởi sự từ một nông trại cách mấy dặm ngoài Oxford, Mississippi. Là một thiếu niên lớn lên trong nông trại, ông đã học biết săn bắn, bắt cá và ông biết rõ về cách trồng bông vải, chăm sóc bầy ngựa và gia súc. Ông là một thanh niên trong suốt những năm suy thoái, khi mọi việc đều rất khó khăn tại Mississippi. Ông đã học được giá trị của sự chịu khó lao động và tầm quan trọng của việc tiết kiệm từng xu một. Sau Trung học, ông lên đại học và rồi hai năm đầu của trường Y. Đệ II Thế Chiến đã xen vào và ông trở thành một bác sĩ đồn trú ở Nome, Alaska. Đấy là nơi ông gặp gỡ mẹ tôi, một nữ trợ tá quân đội. Sau chiến tranh, họ thành hôn, ông tốt nghiệp từ trường Đại học y khoa Tây Bắc, và họ chuyển tới Memphis, Tennessee, ở đó người anh cả của tôi là Andy và tôi chào đời. Về sau ông chuyển tới Russellville, Alabama, để đảm nhận công tác y khoa mà anh của ông là Clarence mở ra, là tên tự của tôi, ông qua đời vào năm 1954 vì bị xuất huyết não. Đấy là cách mà tôi đã lớn lên trong một thị trấn nhỏ ở Alabama. Và đấy là nơi bố tôi đã sống cho tới khi ông qua đời vào năm 1974. Chúng tôi đã chôn cất ông trên một sườn đồi không xa mộ anh tôi lắm.
Bố tôi xuất thân từ một thế hệ khác và đã noi theo một bộ giá trị khác. Ông luôn luôn mặc cái áo choàng và đeo cà-vạt, ông đối xử người ta bằng sự kính trọng, ông đã tin với những tư thế đàng hoàng đó, và ông nghĩ con cái sẽ báo đáp với bố mẹ chúng. Ở thời điểm nầy, bố tôi sẽ bị xem là lỗi thời ngay. Chúng tôi không bao giờ có những cuộc tranh cãi về sự sửa phạt riêng tư trong gia đình của chúng tôi. Chẳng có gì để tranh cãi hết. Cãi lại hay bất tuân thì sự sửa phạt sẽ đến nhanh lắm. Tôi vẫn còn nhớ có mấy lần khi Mẹ bực tức lắm đến nỗi bà sẽ gọi ông từ bịnh viện về nhà vào bữa trưa. Ấy là khi chúng tôi (các anh tôi và tôi) đều biết rõ chúng tôi đã đi quá đà. Chúng tôi đã nói: “Làm ơn đừng gọi Bố mà”. Nhưng những lời nài nĩ của chúng tôi chẳng có hiệu lực gì hết. Nếu ông ấy về nhà để kỷ luật chúng tôi, ông ấy sẽ dám chắc đấy không phải là một chuyến đi uổng công.
Nhưng còn có nhiều điều hơn nữa trong câu chuyện. Bố đã dựng lên một cột bóng rỗ trong sân chơi của chúng tôi — và thỉnh thoảng cùng ném bóng với chúng tôi. Ông đem chúng tôi theo với ông khi ông dựng ngôi nhà ở ngoại ô quận Franklin. Ông hay hát bài “The Donut Song” và một bài hát nói tới con bò đứng trên đường rầy xe lửa. Để giữ cho chúng tôi luôn tỉnh táo trên các chuyến hành trình dài, ông đã dạy cho chúng tôi chơi “bài con bò”, loại bài nầy chẳng phải là loại bài du nhập vào đâu. Và chúng tôi đã học biết yêu mến đội Ole Miss Rebels vì ông đưa chúng tôi đi xem họ thi đấu bóng đá cách đây 40 năm. Ông là cái bóng cả về sự giáo dục. Chẳng hề có một thắc mắc nào khi chúng tôi bước lên đại học. Tôi nhớ trong suốt những năm trung học của tôi, ông thường về nhà muộn từ bịnh viện. Nếu ông tìm thấy chúng tôi đang lo làm bài tập ở nhà, ông sẽ cho chúng tôi ¼ đôla. Tôi nghĩ tôi đã làm ra 75 xu theo cách ấy.
Một người cha “truyền thống”
Và ông là ngôi “trường truyền thống” theo cách khác. Những người làm cha thời nay thường hay kết thân và làm bạn với con cái của họ. Họ muốn hạ thấp xuống với trình độ của con cái họ rồi trở thành bạn thân với chúng. Bố tôi đã bị chơi khăm do cách tiếp cận ấy. Bố mẹ là bố mẹ, con cái là con cái, và thế gian hoạt động ở mức tốt nhứt khi hết thảy chúng ta đều nhớ chúng ta thuộc về nơi nao. Bố đã không đến với những bữa tiệc của tôi — và tôi không đến với bữa tiệc của ông. Ông biết rõ bạn bè của tôi, và hết thảy họ đều nói: “Xin chào, Bác sĩ Pritchard”, khi họ gặp ông. Đôi lúc ông dừng lại và trao đổi chừng một phút đồng hồ — nhưng chỉ trong một phút thôi. Bố không phải là bạn thân của tôi — ông là cha của tôi. Và có một sự khác biệt rất lớn.
Cha tôi và tôi có một mối quan hệ khó khăn trong suốt thời niên thiếu của tôi. Ông không hiểu tôi lắm, và tôi không tán thưởng ông như tôi đáng phải có. Chúng tôi đã có nhiều lời lẽ trong khi gặp gỡ, và tôi đã thốt ra những việc không được tốt cho lắm. Bố làm cho tôi biết những điều ông suy nghĩ với những câu nói không hay lắm. Sự căng thẳng kết thúc trong những năm tôi học đại học, lúc tôi bắt đầu cảm thấy mình được kêu gọi vào chức vụ. Tôi còn trẻ, chưa trưởng thành, hay xấc xược, một chút tự mãn, và gần như tôi chẳng biết nhiều như tôi tưởng mình đã biết. Khi tôi nói tới việc trở thành một nhà truyền đạo, bố tôi đã phì cười, hay châm biếm, ông cho rằng việc ấy dường như không hay lắm đối với tôi. Song khi nhìn lại, tôi thấy rằng ông biết tôi còn rõ hơn là tôi biết mình nữa. Với sự khôn ngoan mà chỉ có người cha mới có, ông đã nhìn thấy đời sống tôi rất nông cạn, tôi thiếu phẩm chất có cần để trở thành một vị Mục sư hay một nhà truyền đạo. Ông không hề nói ra sự việc theo cách đó, nhưng đấy là điều mà ông muốn nói. Ông biết rõ trừ phi đời sống tôi được thay đổi, tôi sẽ không thành công. Đến năm 1972, tôi đến dự ở một học viện, ở đó lần đầu tiên tôi nghe nói về tầm quan trọng của một lương tâm thanh sạch. Diễn giả đã nói chúng ta không thể tự do tiến tới trước cho tới chừng nào chúng ta cầu xin sự tha thứ của những người mà chúng ta làm tổn thương họ. Khi ông nói như thế, tôi biết rõ tôi phải đến thưa chuyện với cha tôi. Đấy chẳng phải là một việc dễ làm vì ông ấy là cha của tôi và tôi là con của ông ấy, và nói năng như thế không đến cách dễ dàng đâu. Nhưng một tối kia — tôi có thể nhìn thấy điều đó trong con mắt của lý trí tôi — ông đang ở trong phòng tại nhà và tôi đến gặp ông. Ông đang ngồi trên bàn giấy đang xem một số giấy tờ mà bịnh viện gửi đến, nhưng ông dừng lại những việc ông đang làm. Tôi cứ lắp bắp một điều tỏ ra biết rõ mình đã phạm nhiều sai lầm và tôi biết tôi đã làm tổn thương ông và mẹ bởi một số việc mà tôi đã làm và tôi muốn ông biết tôi lấy làm tiếc về mọi sự. Ông nhìn tôi trong một lúc, thế rồi ông nói: “Vậy hả con!” Chỉ bấy nhiêu thôi. Nếu ông nói ra điều chi khác, tôi không nhớ đâu, nhưng tôi không nghĩ ông nói thế. Nhiều người trong thế hệ của ông đôi lúc đã nói về mọi cảm xúc của họ. Ông không nói ra điều chi khác, nhưng ông không phải nói. Khi cha tôi nói: “Như vậy được rồi con”, tôi biết rõ điều ấy có nghĩa là không sao và tôi đã được tha thứ.
Joshua Tyrus Pritchard
Năm kế đó Marlene và tôi đính hôn, chúng tôi đã tốt nghiệp đại học, và đến tháng Sáu tôi nói cho bố mẹ tôi ở Alabama hay rằng chúng tôi muốn thành hôn ở Phoenix vào tháng Tám — sáu tuần sau đó. Mẹ há hốc vì kinh ngạc, còn Bố thì mĩm cười. Ông là người đẹp nhất trong lễ cưới của tôi. Tôi lấy làm vui khi ông gặp Marlene vì ông biết khi ấy tôi chỉ phải nói okay thôi. Bố đã qua đời khoảng hai tháng sau khi chúng tôi thành hôn. Thật, điều nầy vẫn là khó tin cho tôi sau ngần ấy 30 năm. Ông là người rất khỏe mạnh, thế rồi ông lâm bịnh chỉ trong hai tuần lễ, và rồi ông qua đời. Một phút đọng lại trong lý trí tôi. Sau tang lễ, Marlene và tôi lái xe từ Alabama trở lại Dallas, tôi là sinh viên năm thứ nhứt ở đó. Đâu đó chỉ ngang ranh giới Mississippi tôi đã bật khóc. Tôi vừa lái xe vừa khóc và tôi nói cho Marlene biết một điều bí mật mà tôi chưa hề chia sẻ với bất cứ ai. Từ lâu lắm rồi, tôi đã mơ mình có một đứa con trai rồi đặt tên cho nó theo tên của cha tôi. Tôi bật khóc vì cha tôi không sống để thấy điều đó xảy ra. Năm năm sau, đứa con trai đầu tiên của chúng tôi chào đời. Chúng tôi đặt tên cho nó là Joshua Tyrus, theo tên của cha tôi, Tyrus Pritchard.
Sau khi ông qua đời, cần phải tốn một thời gian để nhận ra cha tôi theo cách xứng đáng nhất. Ông luôn luôn có mặt ở đó bất cứ lúc nào tôi cần đến ông. Ông luôn luôn giải đáp bất kỳ một thắc mắc nào. Ông luôn luôn giải quyết bất cứ nan đề nào. Sau khi ông qua đời, cả thế gian thôi không còn là một chốn an toàn cho tôi nữa — và nó dường như chẳng còn là an toàn nữa đâu. Tôi yêu quí ông, tôi tôn kính ông, tôi kính sợ ông, và tôi muốn ông luôn được đẹp lòng đối với tôi. Tôi vẫn nhớ đến ông sau ngần ấy 30 năm. Ông là một người “cha toàn năng” đối với tôi.
Đứng trong chỗ của Đức Chúa Trời
Dường như là tôi đã dành quá nhiều thời gian trong bài giảng nầy để nói về cha của tôi — đặc biệt khi chẳng một ai ở đây quen biết ông trừ ra Marlene đã từng nhìn biết ông. Nhưng tôi nghĩ mình đã lần theo dấu chơn của Kinh Thánh sáng nay. Từ lâu lắm rồi, chúng ta đã biết rõ bố mẹ đã đứng trong chỗ của Đức Chúa Trời đối với con cái của họ. Bố mẹ không phải là Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta học được đôi điều về Đức Chúa Trời (để được tốt hơn hay để tệ hại hơn) từ bố mẹ của chúng ta. Khi các môn đồ yêu cầu Chúa Jêsus dạy cho họ cầu nguyện, Ngài bảo họ phải khởi sự những lời cầu xin của họ như thế nầy: “Lạy Cha chúng tôi ở trên trời”. Chính mình Chúa Jêsus đã ví sánh những người làm cha đời nầy với Cha chúng ta ở trên trời: “Trong các ngươi có ai, khi con mình xin bánh, mà cho đá chăng? Hay là con mình xin cá, mà cho rắn chăng? Vậy nếu các ngươi vốn là xấu, còn biết cho con cái mình các vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt cho những người xin Ngài sao?” (Mathiơ 7:9-11). Ban cho con cái của mình những gì thực sự chúng đang có cần chính là niềm vui, bổn phận và vinh quang của người làm cha. Những người làm cha ban bố những món quà tốt nhứt cho con cái của họ. Cha của tôi đã làm như thế cho tôi. Tôi cố gắng làm như thế cho con cái của tôi. Song tôi là tội nhân, và cha của tôi là một tội nhân. Tôi không được trọn vẹn, cha của tôi không được trọn vẹn. Chỉ có một Cha trọn vẹn mà thôi — Cha của chúng ta ở trên trời. Ngài sẽ làm mọi sự mà một người cha đời nầy sẽ làm — và còn nhiều hơn thế nữa. Cho phép tôi đưa ra một câu Kinh Thánh khác cho chúng ta để xem xét. Câu nầy ra từ Malachi 1:6, ở đây Đức Chúa Trời công bố: “Con trai tôn kính cha mình, đầy tớ tôn kính chủ mình. Vậy nếu ta là cha, nào sự tôn kính thuộc về ta ở đâu? và nếu ta là chủ, nào sự kính sợ ta ở đâu? Chúa Toàn Năng phán vậy” (theo bản Kinh Thánh Anh ngữ, thì ở đây ghi là “Lord Almighty”). Đây là một trong vài chỗ của Kinh Thánh, ở đó bạn tìm gặp Đức Chúa Trời là Cha và Đức Chúa Trời là Toàn Năng trong cùng một câu. Nếu chúng ta tin Đức Chúa Trời là “Cha Toàn Năng”, thế thì chúng ta mắc nợ Ngài sự tôn kính.
Cho phép tôi ghép hai tư tưởng nầy lại với nhau để chúng ta có thể nhìn thấy rõ nét hơn:
Ngài là Toàn Năng: Ngài có thể làm bất cứ điều chi Ngài muốn làm.
Ngài là Cha của chúng ta: Ngài sẽ làm mọi sự nào là cần thiết cho sự sống của chúng ta.
Ngài là Toàn Năng: Ngài có thể!
Ngài là Cha của chúng ta: Ngài sẽ!
Khi gọi Ngài là Cha Toàn Năng có nghĩa là chúng ta có thể tin cậy Ngài trong từng cảnh ngộ vì Ngài sẽ làm bất cứ nhu cần nào cần phải làm để lo liệu cho chúng ta. Rôma 8:31-32 tỏ ra chân lý nầy thật là hoàn hảo: “Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta? Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao?” Đâu là giới hạn của “mọi sự” trong câu 32? Trả lời: Chẳng có một giới hạn nào cả. Bất cứ điều chi chúng ta thực sự có cần, Cha chúng ta sẽ bảo đảm rằng chúng ta có nó vì Ngài là “Cha Toàn Năng”. Danh của Ngài là El Shaddai — Đức Chúa Trời Toàn Năng.
Tuần nầy tôi đọc Êsai 40 và đã lấy làm lạ nơi lời hứa kỳ diệu đến ở phần cuối của chương. Khi tôi đọc câu ấy, tôi muốn bạn hãy lưu ý lời hứa về năng lực cho kẻ yếu đuối dựa thẳng vào Đức Chúa Trời là ai: “Ngươi không biết sao, không nghe sao? Đức Chúa Trời hằng sống, là Đức Giê-hô-va, là Đấng đã dựng nên các đầu cùng đất, chẳng mỏi chẳng mệt; sự khôn ngoan Ngài không thể dò. Ngài ban sức mạnh cho kẻ nhọc nhằn, thêm lực lượng cho kẻ chẳng có sức. Những kẻ trai trẻ cũng phải mòn mỏi mệt nhọc, người trai tráng cũng phải vấp ngã. Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng; chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi” (Êsai 40:28-31). Tôi thích hai câu hỏi ngay chỗ bắt đầu: “Ngươi không biết sao, không nghe sao?” Êsai đang hỏi: “Bộ ngươi chưa nhìn biết Đức Chúa Trời của chính ngươi sao?” Tôi biết Ngài là ai: Ngài là Cha Toàn Năng. Đấy là Đức Chúa Trời mà tôi đang tin đến.
“Tôi thắng cho dù là thế nào đi nữa!”
Khi bạn nhìn biết Cha Toàn Năng, bạn có ngay sức lực và lòng can đảm đối mặt với cuộc sống tệ hại có thể ném bỏ bạn đi. Tuần nầy tôi đã nhận được một e-mail từ một người ở Pennsylvania gửi đến, ông nầy có đọc quyển sách của tôi với đề tựa là: Đức Chúa Trời Mà Bạn Có Thể Tin Cậy. Đây là những gì ông ấy đã viết:
Khi tôi viết thư nầy, tôi đang chịu khổ vì chứng ung thư gan ở chặng thứ 4. Tôi đã được xuất viện cách đây 3 tuần và hiện tại thì chẳng còn chữa trị gì được nữa hết. Tôi khởi sự chạy hóa trị vào tuần tới ở Pittsburgh, PA. Tôi đã được 45 tuổi và căn bịnh xảy đến vào thời điểm tốt nhứt trong cuộc sống của chúng tôi. Chúng tôi có 5 con và 3 cháu, mọi sự đều suông sẻ cho tới giờ nầy. Đừng cho là tôi sai lầm vì tôi không cảm thấy tiếc cho bản thân mình, chỉ ngược lại thôi. Tôi tin rằng sự việc rơi vào chỗ tệ hại nhất nếu như phép lạ sẽ là điều quan trọng nhất. Tôi thắng cho dù là thế nào đi nữa! Không chạy hóa trị, họ nói tôi còn 6 tháng, với hóa trị, 2 năm. Tình yêu của gia đình và bạn bè đang phủ lút, tôi đã được khắp nước Mỹ cầu thay cho như chúng tôi nói … Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị, Đức Chúa Trời đang chịu trách nhiệm về cách mọi sự thay đổi, Đức Chúa Trời chẳng phạm một lầm lỗi nào cả, và Đức Chúa Trời có ích lợi tốt nhứt của chúng ta ở trong lòng. Tôi biết lý do Ngài nói với tôi như vầy … Rusty đáng yêu!
Dẫu thế nào thì đây cũng là một bức thư rất đáng nhớ. Tôi thích câu nầy: “Tôi thắng cho dù là thế nào đi nữa”. Chỉ có người nào tin vào “Cha Toàn Năng” mới có thể nói được như thế.
Chẳng có cách nào khác để ghép hai chữ ấy lại với nhau:
Cha có ý nói Ngài là Đức Chúa Trời, là Đấng hay chăm sóc tôi.
Toàn Năng có ý nói Ngài có thể làm bất cứ điều chi cần phải làm cho tôi.
Trong tuần, khi tôi suy gẫm về mọi sự nầy, tôi bắt đầu làm việc để điền vào câu nói nầy: Nếu tôi thực sự tin Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha, tôi sẽ __________________. Bạn sẽ điền thế nào vào chỗ trống kia? Tôi nghĩ tôi biết câu trả lời của mình. Tôi sẽ tin cậy Ngài càng hơn và tôi sẽ bớt ta thán đi. Tôi sẽ cười nhiều hơn và bớt cau mày đi. Tôi sẽ thôi không tìm cách đùa giỡn với Đức Chúa Trời và tôi sẽ đặt Ngài làm Đức Chúa Trời trong đời sống của tôi. Tôi mau tha thứ hơn và chậm giận hơn. Tôi sẽ liều mình nhiều hơn vì tôi được bảo đảm trong tình yêu thương của Ngài. Tôi sẽ mau mắn hơn khi chia sẻ Đấng Christ và ít lo lắng về người khác nghĩ về tôi. Tôi sẽ nói “Ý Ngài được nên” và tôi sẽ nói ra câu ấy vì Cha của tôi không phải là kẻ thù của tôi. Tôi sẽ cầu nguyện nhiều hơn và ít trề môi đi. Tôi sẽ vui hưởng với những gì tôi đang có, với sự nhìn biết rằng nếu tôi thực sự cần điều chi khác, Cha của tôi ở trên trời sẽ ban điều đó cho tôi.
Ngươi không biết sao? Không nghe sao? Đây là Đức Chúa Trời của chúng ta — là Cha Toàn Năng. Hãy đặt lòng tin cậy nơi Ngài. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét