Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Giăng 7:16-17: "Bài Tín Điều Các Sứ Đồ: Trở lại với những điều cơ bản"



Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Trở lại với những điều cơ bản

Giăng 7:16-17
Mỗi năm ở Hội Thánh nầy, chúng ta chọn một chủ đề và một câu gốc làm tiêu điểm cho chức vụ của chúng ta. Chúng ta khởi sự làm như thế vào năm 1991 và đã tiếp tục mỗi năm cho đến nay. Có khi chúng ta không biết cho tới tháng Mười hay tháng Mười Một chủ đề cho năm tới sẽ là chủ đề nào. Và đôi khi có một chút bàn bạc với ban trị sự về chủ đề nào mà chúng ta sẽ chọn. Năm nay câu trả lời đã đến rất sớm. Mùa hè vừa qua, trong khi tôi đến giảng ở Maine, tôi bắt đầu suy nghĩ về Hội Thánh của chúng ta và những gì chúng ta cần phải nhấn mạnh trong năm 2004. Khi tôi suy nghĩ và cầu nguyện về vấn đề đó, một ý tưởng thoắt hiện đến với tôi: “Chúng ta cần trang bị cho hội chúng phần giáo lý cơ bản theo Kinh Thánh”. Và cụm từ — "Trở lại với những điều cơ bản" — cứ rung lên mãi trong lý trí của tôi. Về sau, tôi yêu cầu Mục sư Davis Duggins đề xuất một số câu Kinh Thánh thích ứng. Khi ông ấy trao cho tôi một danh sách, có một câu mà tôi không hề chú ý trước khi xem hết trang giấy: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, về phần anh em, hãy tự lập lấy trên nền đức tin rất thánh của mình, và nhân Đức Thánh Linh mà cầu nguyện” (Giu đe 20). Phần lớn trong chúng ta có lẽ thường không đọc sách Giuđe (và một số trong chúng ta không bao giờ đọc sách ấy trừ phi chúng ta đọc suốt cả Kinh Thánh trong một năm), và một khi đấy là quyển sách rất ngắn (chỉ vỏn vẹn có 25 câu), chúng ta không nghĩ đến sách ấy khi chúng ta tìm kiếm những câu gốc. Nhưng khi tôi đọc Giuđe 20, tôi biết đấy sẽ là câu gốc cho chúng ta trong năm 2004.
Có một số lý do cho thấy tại sao chủ đề nầy là quan trọng. Chúng ta cần phải “trở lại với những điều cơ bản” vì cớ …
1. Dòng chảy các chủ đề của chúng ta kể từ ngày 11/9.
Hết thảy chúng ta đều hiểu rằng ngày 11/9 đã làm thay đổi phương thức chúng ta nhìn vào thế giới. Nó làm nổ tung quả bong bóng an ninh của chúng ta và (ít nhất là tạm thời) đưa nước Mỹ đến với hai đầu gối của nó. Như một phản ứng trực tiếp với những cuộc tấn công khủng bố, năm 2002 chúng ta lấy chủ đề: “Lời Của Đức Chúa Trời: Nền Tảng Không Lay Chuyển Của Chúng Ta”. Hàng trăm người trong chúng ta đã đăng ký lái chiếc “Bus Kinh Thánh” đi từ Sáng thế ký đến Khải huyền. Năm ngoái chúng ta đã tập trung vào chủ đề cầu nguyện: “Lạy Chúa, Xin Dạy Chúng Tôi Cầu Nguyện”. Khi tôi suy nghĩ về mọi diễn tiến từ Kinh Thánh đối với sự cầu nguyện, dường như bước kế tiếp hợp lý là tự mình bắt rễ sâu vào những sự dạy cơ bản của Lời Đức Chúa Trời.
Chúng ta cần phải “trở lại với những điều cơ bản” năm nay vì cớ …
2. Có nhiều người mới trong hội chúng.
Mục tiêu dễ nhận ra vào sáng Chúa nhựt khi nhìn quanh rồi hỏi: “Hết thảy những người nầy là ai chứ?” Hơn năm năm qua, hàng trăm người mới đã tham gia vào gia đình Hội Thánh của chúng ta. Họ đến từ đâu vậy? Một nghiên cứu cho thấy rằng lên tới 75% dân sự của chúng ta có liên quan đến Giáo hội Công giáo. Điều nầy chẳng gây kinh ngạc nhiều vì Chicago là thành phố nặng về Thiên Chúa giáo. Rồi khi chúng ta là một Hội Thánh chung cho các giáo phái khác nhau, chúng ta có nhiều người xuất thân từ hệ phái Giám Lý, Báptít, Luther, Tân giáo, Wesley, Trưởng Lão, Cải chánh, và từ 40-50 hệ phái và các nhóm tôn giáo khác nữa. Chúng ta vui sướng hoan nghênh bất cứ ai và mọi người nào muốn thờ phượng với chúng ta. Nhưng khi chúng ta phục vụ cho những ai không lớn lên ở đây, và cho hàng trăm người xuất thân từ các hệ phái khác, thật là quan trọng khi chúng ta nhấn mạnh lẽ đạo theo Kinh Thánh để dân sự của chúng ta hiểu rõ những điều chúng ta đang tin theo.
Chúng ta cần phải “trở lại với những điều cơ bản” vì cớ …
3. Mạng lịnh của Giuđe 20.
Câu gốc của chúng ta hiển nhiên là một mạng lịnh: “hãy tự lập lấy trên nền đức tin rất thánh của mình”. Có ba lời bình về mạng lịnh ấy. Thứ nhứt, hãy lưu ý bản chất thiêng liêng của đức tin Cơ đốc. Cụm từ “đức tin rất thánh” chẳng xuất hiện ở chỗ nào khác trong Kinh Thánh. Đức tin của chúng ta là thánh vì nó xuất phát từ một Đức Chúa Trời Thánh. Đức tin của chúng ta là “rất thánh” vì Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời “rất thánh”. Mọi sự Ngài phán đều là Thánh. Điều nầy có ý nói rằng đức tin Cơ đốc không có đủ cho mọi người đâu. Chúng ta không có quyền thay đổi nó vì chúng ta thấy không thích nghi hay không thích hợp. Chúng ta cần phải xem trọng đức tin của mình vì nó ra từ một Đức Chúa Trời thánh khiết. Thứ hai, sự lớn lên về mặt thuộc linh không phải là tùy chọn đâu. Mỗi Cơ đốc nhân đều phải tấn tới trong ân điển (II Phierơ 3:18). Êphêsô 4:15 cho chúng ta biết phải “thêm lên trong Đấng làm đầu, tức là Đấng Christ” và Côlôse 2:7 chép rằng chúng ta cần phải “châm rễ và lập nền trong Ngài, lấy đức tin làm cho bền vững”. Đức Chúa Trời mong chúng ta phải tấn tới trong ân điển. Nói như thế có nghĩa là khi năm 2004 đến gần, chúng ta cần phải tiến xa trên chuyến hành trình thuộc linh của mình hơn chỗ chúng ta đang có hiện nay. Nếu chúng ta chưa tấn tới trong năm nay, thế thì chúng ta đang có một nan đề nghiêm trọng trong mối quan hệ của chúng ta đối với Đức Chúa Trời.
Thứ ba, sự tấn tới thuộc linh không xảy ra do tình cờ đâu. Cho phép tôi minh họa nhé! Tôi lấy làm lạ không biết có bao nhiêu người thực hiện giải pháp làm giảm cân trong năm nay. Có thể bạn lấy làm mệt mõi vì mang lấy số trọng lượng thừa thải và có những bộ quần áo không vừa vặn. Có thể bạn có dáng dấp vừa vặn trong năm 2004. Tôi nghĩ đại đa số dân sự thực hiện một loại giải pháp sao cho thích ứng với mỗi tháng Giêng. Cho phép tôi đưa ra một lời khuyên. Mặc dù tôi không phải là chuyên gia trong lãnh vực nầy, và tôi không có bất kỳ cuốn video nào để bán cả, tôi biết điều nầy là thật: Nếu bạn muốn làm giảm cân trong năm nay, một việc gì đó sẽ phải thay đổi. Bạn không thể cứ làm những việc bạn đã làm rồi hy vọng giảm cân. Điều đó chẳng tác động đâu. Nếu bạn không thay đổi những điều bạn đang làm, bạn vẫn dư cân và ở ngoài khuôn khổ 12 tháng kể từ bây giờ. Bạn biết tình trạng mất trí là thế nào rồi, có phải không? Ấy là cứ làm cùng một việc thật nhiều lần rồi trông mong một kết quả khác. Tôi không thể nói cho bạn biết chính xác những gì bạn phải thay đổi, nhưng tôi biết nếu bạn không thay đổi một việc gì đó, bạn sẽ cứ mãi y như bạn hiện có trong lúc nầy thôi. Nếu bạn không thay đổi, sự cầu nguyện sẽ chẳng giúp gì được cho bạn. Bạn có thể cứ quì gối luôn rồi cầu xin Đức Chúa Trời cất bỏ trọng lượng đi, và khi bạn cầu nguyện xong rồi, bạn vẫn còn dư cân. Tôi đang nói về sự cầu nguyện cho trọng lượng của bạn, nhưng đức tin không có việc làm thì đức tin ấy chết. Ở một điểm nào đó, bạn phải bỏ lon Coca Cola xuống, hãy nói không với khoai tây chiên, để cái bộ phận điều khiển từ xa xuống, rồi cỡi cái áo Bảo Hiểm Phước Hạnh kia ra và khởi sự đi bộ hay chạy bộ hoặc đi làm bằng cách cỡi xe đạp nếu bạn muốn giảm cân và muốn có được hình thể tốt. Sự việc không xảy ra do ngãu nhiên đâu. Bạn phải thực hiện một sự lựa chọn. Cũng thật một thể ấy nếu bạn muốn tấn tới về mặt thuộc linh. Điều đó không xảy ra do tình cờ đâu. Ở một điểm nào đó, bạn phải thay đổi kế hoạch và tái sắp xếp lại những thứ tự ưu tiên của mình. Làm như thế có nghĩa là dậy sớm hơn để bạn có thì giờ đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Có thể đến tham gia vào một nhóm nghiên cứu Kinh Thánh hay dấn thân vào một chức vụ giảng dạy cho thiếu nhi hay thăm viếng những tù phạm hoặc tình nguyện vào một trung tâm xây dựng đời sống ở địa phương. Chúng ta được truyền cho phải tự lập lấy trên nền đức tin rất thánh của mình, nhưng sự tấn tới về mặt thuộc linh không phải là trò ảo thuật đâu. Nó đòi hỏi một sự cam kết long trọng từ chúng ta hay nó sẽ chẳng xảy ra.
Chúng ta cần phải “trở lại với những điều cơ bản” vì …
4. Nền thần học đứng đắn có thể cứu đời sống chúng ta.
Nguyên tắc nầy càng trở nên quan trọng cho tôi hơn. Nền thần học đứng đắn có thể cứu đời sống của bạn. Hết thảy chúng ta đều biết rõ thần học đứng đắn có thể cứu linh hồn của bạn, nhưng trong cơn hoạn nạn, nếu bạn biết rõ lẽ thật và nếu bạn nhớ đến lẽ thật, những gì bạn biết và nhớ rõ có thể cứu bạn ra khỏi sự thất vọng. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh ở Dallas, chúng tôi nhận được cú điện thoại từ một phụ nữ từng trải qua một thời khó nhọc trong hôn nhân của mình, với sức khỏe và với những mối quan hệ trong gia đình của bà ta. Khi tôi lắng nghe, tôi nhìn biết bà ta là một Cơ đốc nhân hiện đã bị áp đảo. Tôi biết mình không thể giải quyết mọi nan đề của bà ta trong vòng hai phút được đâu. Vì vậy, tôi nói cho bà ta biết bà ta cần phải trở lại với những nguyên tắc đầu tiên và tự nhắc nhớ mình về những việc mà bà ta biết chắc là thật. “Nền thần học đứng đắn có thể cứu lấy đời sống của bà”, tôi nói với bà ấy. Tới điểm ấy, bà ta nói: “Nhưng ông là Mục sư mà. Ông phải nói như thế”. Phải, tôi là Mục sư và tôi phải nói như thế, nhưng tôi nói thế là vì đấy là sự thực. Những gì bạn biết có thể cứu lấy bạn khi cuộc sống tụt nhanh ở quanh bạn. Chúng ta đang nói tới những việc gì vậy? Sau đây là một danh sách ngắn:
Đức Chúa Trời là nhơn lành.
Đức Chúa Trời là thành tín.
Ngài không thề lìa bỏ tôi.
Sự thương xót Ngài còn đến đời đời.
Điều nầy chẳng có một lầm lỗi nào hết.
Đức Chúa Trời có một mục đích.
Ngài đang thực thi chương trình của Ngài cho tôi.
Đức Chúa Trời vẫn yêu thương tôi.
Đức Thánh Linh đang ngự trong tôi.
Chúa Jêsus đang sống hôm nay.
Một ngày kia Ngài sẽ tái lâm.
Trước một lễ vào ngày Chúa nhựt, tôi có trao đổi với một người bạn mà tôi không gặp trong nhiều tháng trời. Ông và vợ đã trải qua một loạt những kinh nghiệm khó khăn khôn xiết hơn hai hay ba năm qua. Mặc dù ông chẳng có ý niệm gì về những điều tôi rao giảng, ông nắm lấy tay tôi rồi nói: “Hãy nói cho dân sự biết Đức Chúa Trời là thành tín. Hãy nói cho họ biết ba từ nầy thôi: God is faithful (Đức Chúa Trời là thành tín)”. Thế rồi ông ấy nói thêm: “Tôi không luôn trung tín đâu, song Đức Chúa Trời luôn thành tín với tôi”. Đấy là những gì thần học đứng đắn đang chỉ ra. Nó cứu bạn ra khỏi sự thất vọng khi thì hoạn nạn xảy đến. Nó chắc chắn cứu lấy đời sống của bạn.
Chúng ta cần phải “trở lại với những điều cơ bản” vì cớ …
5. Bản chất của đức tin Cơ đốc.
Vào năm 1923, J. Gresham Machen đã viết một quyển sách có đề tựa là Cơ đốc giáo và Chủ nghĩa tự do. Là một vị lãnh đạo thuộc phong trào bảo thủ trong Hội Thánh Trưởng Lão, Machen đã viết quyển sách để chứng tỏ sự khác biệt cơ bản giữa Cơ đốc giáo theo Kinh Thánh và Cơ đốc giáo tự do. Sau khi xem lại phần bút chiến mà quyển sách có đưa ra, ông viết như sau:
Nan đề trong Hội Thánh của thời hiện tại không nằm giữa hai thể loại của cùng một tôn giáo, mà là ở tận đáy, giữa hai thể loại khác biệt quan trọng về tư tưởng và sinh hoạt. Có nhiều sự phối hợp chặt chẽ trong các nhánh, nhưng có hai khuynh hướng: Chủ nghĩa đổi mới và chủ nghĩa siêu tự nhiên, hay (được chỉ rõ theo cách khác) tôn giáo phi giáo lý và Cơ đốc giáo theo lịch sử, tuôn tràn ra từ hai nguồn gốc khác nhau. Đặc biệt, tôi đã tìm cách chỉ ra Cơ đốc giáo không phải là một “sinh hoạt”, như được phân biệt từ một giáo lý, và không phải là một sinh hoạt có lẽ đạo là cách thể hiện thay đổi tượng trưng của nó, mà đó là một sinh hoạt được thành lập trên một giáo lý.
Cụm từ sau cùng đặc biệt đáng lưu ý: “một sinh hoạt được lập trên giáo lý”. Ngày nay có nhiều người xưng mình biết Chúa Jêsus lại không tin Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời. Có phong cách Kỷ Nguyên Mới, họ nói họ kính mến Chúa Jêsus, nhưng Jêsus mà họ xưng là kính mến không phải là Jêsus của Kinh Thánh. Tại đồi Gôgôtha, chúng ta muốn giúp những người tìm được “mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Jêsus Christ”. Nhưng chúng ta không muốn nói “mối quan hệ cá nhân” tách ra khỏi Đấng Christ của Kinh Thánh. Chúng ta muốn nói tới mối quan hệ cá nhân chơn thật với Đấng Christ được tỏ ra trong Kinh Thánh. Ơn cứu rỗi là ơn làm thay đổi đời sống đặc biệt vì đấy là một “đời sống lập trên một giáo lý”.
Chúng ta cần phải “trở lại với những điều cơ bản” để …
6. Chống lại phần nhấn mạnh hiện hành về những cảm xúc và kinh nghiệm như thẩm quyền sau cùng của lẽ thật.
Ngày cuối tuần vừa qua, gần 20.000 thanh niên đã đến tại Urbana 03, hội nghị truyền giáo được bảo trợ bởi Hội Cơ đốc InterVarsity. John Stott đã được lên kế hoạch giảng dạy nhưng có một sự cố nhỏ một tuần trước đó, thành thử sứ điệp của ông đã được đọc lại khi ông vắng mặt. Trong đó, ông bàn bạc ba thách thức hiện thời rất quan trọng cho sứ điệp Cơ đốc: thuyết đa nguyên, chủ nghĩa duy vật và thuyết tương đối. Người theo thuyết tương đối chối bỏ sự hiện hữu của các tiêu chuẩn đạo đức tuyệt đối. Điều chi là đúng đối với bạn là sai đối với tôi, điều chi là sai đối với tôi thì là đúng đối với bạn. Vì thế, phá thai hay đồng tính cũng không thực là sai trong ánh mắt của người theo thuyết tương đối. Stott chỉ ra rằng thuyết tương đối tràn ngập nền văn hoá của chúng ta và đang ngấm vào Hội Thánh. Khi ấy, ông đưa ra một mảng thơ minh họa ý nghĩa của thuyết tương đối:
Mọi sự đều nương vào nó, là nơi bạn đang sinh sống,
Mọi sự đều nương vào bạn là ai,
Mọi sự đều nương vào những gì bạn cảm nhận,
Mọi sự đều nương vào cách bạn cảm nhận.
Mọi sự đều nương vào cách bạn được nuôi dạy,
Mọi sự đều nương vào những gì được ngợi khen,
Điều chi là đúng hôm nay là sai ở ngày mai,
Vui mừng ở Pháp, còn buồn rầu thì ở Mỹ.
Mọi sự đều nương theo cách nhìn nhận,
Úc hay Timbuktu,
Ở Rome thì làm theo như người Rome làm.
Nếu mùi vị có để được đồng ý
Thì bạn đang có giáo lý riêng.
Nhưng ở đó có khuynh hương xung đột,
Mọi sự đều nương vào, mọi sự đều nương vào nó.
Chống lại sự bất ổn đạo đức phổ biến (đặc biệt trong lãnh vực tình dục), Hội Thánh phải dạn dĩ trả lời cho câu hỏi: “Ai là Chúa?” Có phải chúng ta tin Hội Thánh đang đứng bên kia Chúa (và vì thế chúng ta có thể “chỉnh sửa” sự dạy của Kinh Thánh nếu chúng ta không thích sự dạy đó), hoặc có phải Chúa đứng bên kia Hội Thánh (và vì thế Hội Thánh tự mình phục theo sự dạy của Lời Đức Chúa Trời?) Chúa Jêsus vẫn hỏi: “Sao các ngươi gọi ta: Chúa, Chúa, mà không làm theo lời ta phán?” (Luca 6:46). “Xưng Jêsus là Chúa mà không vâng theo Ngài, là dựng đời sống mình trên cái nền bằng cát”.
Chúng ta phải “trở lại với những điều cơ bản” vì cớ …
7. Thế giới hiện tại đang xung đột.
Tôi không nói tới cuộc chiến chống khủng bố, song nói tới cuộc xung đột trên khắp thế giới giữa Hồi giáo và Cơ đốc giáo. Cuộc chiến chống khủng bố là một cuộc chiến của súng ống và bom đạn; cuộc xung đột giữa Hồi giáo và Cơ đốc giáo và cuộc chiến của những tư tưởng, cuộc xung đột của thế giới quan. Và thắc mắc quan trọng nhất là đây: Đức Chúa Jêsus Christ là ai? Có phải Ngài thực sự là Con Đức Chúa Trời đến từ trời, Đức Chúa Trời hóa thân thành nhục thể, Vua các vua và Chúa các chúa không? Nếu phải, thế thì chúng ta phải sấp mình xuống mà thờ lạy Ngài. Nếu Ngài chỉ là một đấng tiên tri, thế thì chúng ta phải tôn cao Ngài song chúng ta không phải thờ lạy Ngài. Giữa hai nhận định nầy, chẳng có một vùng đất nào là trung lập cả. Trong những ngày hầu đến, chúng ta phải trang bị cho dân sự của chúng ta với lẽ đạo đúng đắn của Kinh Thánh để họ có thể đứng vững mà nói: “Jêsus Christ là Chúa Tể”.
Chúng ta phải “trở lại với những điều cơ bản” vì cớ …
8. Thẩm quyền.
Nếu bạn suy nghĩ về điều đó, Cơ đốc nhân tin một việc rất quan trọng và về mặt cơ bản rất triệt để. Trong một kỷ nguyên hỗn loạn về đạo đức và về thuộc linh, chúng ta tin có một Đức Chúa Trời ở trên trời, Ngài đã phán dạy dòng dõi loài người. Đức Chúa Trời đã phán dạy và Ngài không nói lắp. Ngài phán dạy và làm cho chính mình Ngài ra rõ ràng trong Lời của Ngài là Kinh Thánh. Viết trong quyển Manchester (Anh quốc) Guardian, Christina Odone mô tả nguyên tắc nầy như sau:
Chúng ta tin nơi thẩm quyền. Trong một kỷ nguyên đánh giá cao sự tự do cá nhân, Cơ đốc nhân tin vào một hữu thể siêu việt là Đấng nắm lấy mọi lời nói và việc làm của chúng ta. Đối với loại lỗ tai hiện đại, tư tưởng nghe rất độc đoán. Từ khi chết đến khi ra đời, từ người có quan hệ tình dục với, đến cách xài tiền của họ, kẻ hay ba hoa tin họ đang thưởng thức sự tự do không giới hạn. Còn đối với Cơ đốc nhân, sự tự do bản thân nó không phải là một cứu cánh. Chủ nghĩa cá nhân không bị giới hạn có thể chỉ ra tham lam và ích kỷ, sự tránh né trách nhiệm cá nhân, sự hủy diệt gia đình. Cơ đốc nhân tin rằng từ một thẩm quyền toàn năng bắt nguồn từ một hệ thống phán xét rõ ràng dạy rằng có đúng và sai. (“Có người sẽ ghét chúng ta, song chúng ta đang đứng ở đây”, ngày 28 tháng 10 2003).
Cuộc tấn công đầu tiên của con rắn trong Vườn Êđen đạt tới điểm nầy một cách chính xác. Nó đã thách thức Êva với câu hỏi nầy: “Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?” (Sáng thế ký 3:1). Hội Thánh một lần nữa phải công bố lẽ thật của Đức Chúa Trời ra với sự dạn dĩ. Một lý do Đức Chúa Trời đã sử dụng Billy Graham theo cách long trọng là sự lặp đi lặp lại thường xuyên của ông cụm từ nầy: “Kinh Thánh chép”. Đối với một thế giới chối bỏ thẩm quyền, Hội Thánh phải tuyên bố thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Thế gian nói: “Chúng tôi muốn tự do”. Đức Chúa Trời phán: “Nếu các ngươi muốn tự do, hãy vâng theo Lời của Ta”. Ngày nay thế gian đang chạy theo ba ngôi giả hiệu về lòng khoan dung, tính đa dạng và thuyết đa nguyên. Công việc của chúng ta là lo công bố lẽ thật của Đức Chúa Trời thậm chí cho những kẻ chối bỏ nó vì đấy là lẽ thật buông tha cho loài người.
Chúng ta phải “trở lại với những điều cơ bản” vì …
9. Trước tiên là nhìn biết.
Mùa hè vừa qua, khi tôi đang giảng dạy ở Word of Life tại Nữu Ước, tôi để một ít thì giờ với Wayne Lewis, là Chủ nhiệm của Thần Học Viện Word of Life. Ông nhắc lại mọi sự Word of Life đều đến từ một phương châm có ba từ: Biết, Tấn Tới, Tỏ Ra.
Chúng ta phải Biết lẽ thật.
Chúng ta phải Tấn Tới trong lẽ thật.
Chúng ta phải Tỏ Ra lẽ thật cho tha nhân.
Biết, Tấn Tới, Tỏ Ra. Thật là đơn giản, song nó bao phủ toàn bộ đời sống của Cơ đốc nhân. Thứ tự là cốt yếu. Bạn phải biết lẽ thật trước khi bạn tấn tới trong đó. Và bạn phải tấn tới trong đó trước khi bạn tỏ lẽ thật ấy ra cho tha nhân. Biết lẽ thật, tấn tới lẽ thật từ bên trong, tỏ lẽ thật ra bên ngoài. Nhưng cái biết ấy đến trước hết. Quá nhiều Cơ đốc nhân nhảy ngay vào chỗ “tỏ ra” kia và lấy làm lạ tại sao nó không có hiệu lực. Chúng ta phải biết những điều Đức Chúa Trời đã phán dạy, dành thì giờ để làm cho nó tấn tới trong đời sống của chúng ta, và rồi chúng ta sẽ sửa soạn tỏ nó ra cho tha nhân.
Chúng ta phải “trở lại với những điều cơ bản” vì …
10. Chúng ta mắc nợ đối với thế gian, với bản thân mình và với Đức Chúa Trời của chúng ta.
Khi John Stott hoàn tất xong sứ điệp ông có ý định phân phát tại Urbana 03, ông đã tóm tắt lại bằng cách kêu gọi khán thính giả nên trở thành “hạng người lập dị triệt để” vì cớ Tin Lành. Chúng ta cần những Cơ đốc nhân nào chịu đứng dậy vì họ không “theo thời”. Rôma 12:2 cho chúng ta biết đừng làm theo thế gian. Chúng ta không nên để cho thế gian ép chúng ta vào khuôn khổ của nó. Nhưng đấy chưa phải là mọi sự mà câu ấy nói đâu. Nó cũng bảo chúng ta cách thức để trở thành “hạng người lập dị triệt để”. Chúng ta được biến đổi bởi sự đổi mới của tâm thần mình. Đấy là cách nói khác cho rằng sự tấn tới thuộc linh bắt đầu trong tâm thần khi chúng ta học hỏi lẽ thật của Đức Chúa Trời. Trước tiên, chúng ta biết, rồi cái biết ấy “đổi mới” tâm thần của chúng ta. Thế rồi chúng ta tấn tới khi chúng ta được “biến đổi” bởi Đức Thánh Linh và bởi Lời của Đức Chúa Trời. Khi ấy chúng ta đã sẵn sàng tỏ ra cho thế gian biết Chúa Jêsus là ai.
Còn lại một câu hỏi duy nhứt. Chúng ta sẽ thể hiện chủ đề “trở lại với những điều cơ bản” năm nay bằng cách nào? Việc quan trọng nhất bắt đầu vào Chúa nhựt tới khi tôi giảng dạy qua Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Nhiều người trong các bạn đã lớn lên trong các nhà thờ mà ở đó tín điều được nói tới mỗi Chúa nhựt. Nhưng bạn có từng dành thì giờ để nghiên cứu bài ấy cách cẩn thận không? Đấy là bài tín điều Cơ đốc xưa nhứt và nó đã được chấp nhận một cách rộng khắp nhứt. Tôi sẽ rao giảng qua bài tín điều ấy vì nó cung ứng bảng tóm tắt rộng rãi mọi lãnh vực chính yếu trong lẽ đạo Cơ đốc. Chúng ta sẽ đi từ từ, từ chặng một, và thậm chí từng câu một. Bạn biết rõ cách thức bài ấy bắt đầu: “Tôi tin Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha”. Chúa nhựt tới tôi sẽ giảng dạy chỉ có hai từ mà thôi: “Tôi tin”.
Chỗ để bắt đầu
Theo ánh sáng của những gì tôi đã nói trong bài giảng nầy, có ba việc bạn sẽ làm:
1. Phải biết chắc về mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Jêsus Christ.
Mọi sự bắt đầu ở đây. Chúa Jêsus phán: “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu” (Mathiơ 7:21). Có thể nói về Chúa Jêsus mà không nói là một Cơ đốc nhân. Cũng có thể là một thuộc viên Hội Thánh mà chưa được cứu. Có thể là một thuộc viên Hội Thánh và biết hết những câu trả lời đúng, thế mà vẫn bị hư mất vì bạn chưa hề đưa ra quyết định tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ — và chỉ một mình Ngài thôi — để bạn được cứu. Phải biết chắc bạn đang tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa và Cứu Chúa.
2. Tự lập lấy cho bản thân và gia đình bạn trên nền Lời của Đức Chúa Trời.
Nếu chúng ta không cung ứng cho con cái mình cái gì để tin theo, có nhiều người ngoài kia họ sẽ cung ứng đấy. Có quá nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng các bộ môn thể thao và sở thích riêng sẽ bảo hộ con cái họ bao lâu tôn giáo ngày Chúa nhựt được đánh giá là một ít tốt đẹp. Điều nầy đã có hiệu lực cách đây 50 năm. Nó chẳng có hiệu lực trong năm 2004. Con cái của chúng ta đang ở trong trận chiến mỗi ngày. Việc tốt nhứt chúng ta có thể làm là phải biết chắc gia đình của chúng ta đang phản ảnh thực tại thuộc linh chân chính. Nói như thế có nghĩa là lập nền cho con cái chúng ta mỗi ngày bằng Lời của Đức Chúa Trời.
3. Phải dạn dĩ về đức tin của mình.
Đừng bao giờ lấy làm xấu hổ về Chúa Jêsus. Bạn có thể thay đổi thế giới của bạn nếu bạn có sự dạn dĩ và hấp dẫn trong phương thức bạn trình bày Đấng Christ. Hãy chổi dậy vì Chúa Jêsus — và làm điều đó với một nụ cười, chớ không phải với cái cau mày. Đấy là một sự kết hợp đắc thắng.
Và hãy cầu nguyện. Trong ánh sáng của chủ đề “trở lại với những điều cơn bản” của chúng ta, đây là cách cầu nguyện đơn giản: Hãy cầu xin bạn sẽ nhìn biết để bạn có thể tấn tới hầu cho bạn có thể tỏ ra cho thế gian biết Chúa Jêsus là ai.
Sự hỗn loạn về đạo đức và về mặt thuộc linh trong thời buổi nầy đang hiến cơ hội cho Hội Thánh của Đức Chúa Jêsus Christ. Nếu dân sự của dòng dõi nầy không tìm gặp lẽ thật của Đức Chúa Trời, họ sẽ tin vào lời nói dối của Satan. Rốt lại, một con chó trong lúc đói kém sẽ ăn bất cứ thứ chi chúng ta đem đặt trước mặt nó. Thứ gì phải đầy dẫy chỗ trống ở bên trong. Và nói như thế có nghĩa là chúng ta đang có một cơ hội rất lớn. Lo bảo hộ cho con cái của chúng ta là chưa đủ đâu. Học biết điều chi là đúng điều chi là sai cũng chưa phải là đủ đâu. Chúng ta có một bổn phận còn trổi hơn bốn bức tường nầy và trổi hơn chính gia đình của chúng ta nữa. Đức Chúa Trời đã lập chúng ta làm những con nợ cho cả thế gian. Trong những ngày sau rốt nói: “Nhưng lạy Chúa, con đang lo liệu cho gia đình con. Hết thảy chúng con lập lên nó. Hãy xem, hết thảy chúng con đang ở đây” là chưa đủ đâu. Chúa sẽ phán trả cho chúng ta: “Con ơi, con đã làm gì cho bạn bè và láng giềng vậy? Còn người đã đến cửa nhà con thì sao? Còn em gái, bố, chủ, bạn cùng làm việc với con thì sao? Họ sẽ thế nào đây? Sao họ không ở đây với con? Có phải con đang tìm cách nói cho họ biết về Ta không?”
Chúng ta đang sống trong những ngày trọng đại nhất của lịch sử nhân loại. Có thể chúng ta là thế hệ sau cùng trước khi Đấng Christ tái lâm. Điều đó sẽ giải thích lý do tại sao Satan đã thực thi một nổ lực rất năng động để truyền rải mọi lời dối trá của hắn. Tuần vừa qua, Billy Graham đã nói rằng có một trận chiến đang diễn ra giữa Đức Chúa Trời và Satan. Nhưng ở đâu tội lỗi dư dật, thì ân điển dư dật hơn. Chính sự thực chúng ta đang sống trong chỗ tối tăm thuộc linh như thế có nghĩa là khi sự sáng chiếu rọi, nó thực sự đang chiếu sáng. Đừng ngã lòng bởi sự khó khăn của công việc. Thay vì thế, chúng ta hãy lấy lòng dạn dĩ bởi những cơ hội trong giờ nầy. Công việc của chúng ta là “trở lại với những điều cơ bản” năm nay hầu cho chúng ta sẽ thực sự biết rõ những điều chúng ta tin. Đây sẽ là một năm quan trọng khi chúng ta hành trình qua những lẽ đạo quan trọng của cả Kinh Thánh. Tôi không thể chờ đợi để nhìn thấy mọi điều Đức Chúa Trời sẽ làm ra. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét