Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Những gì tôi học được về sự giảng dạy



Những gì tôi học được về sự giảng dạy
Cách đây không lâu lắm, tôi được yêu cầu đưa ra một bài thuyết trình về sự giảng dạy. Đặc biệt hơn nữa, tôi được yêu cầu phải trình bày về những gì tôi học được về sự giảng dạy trải qua bao năm tháng. Chất lượng duy nhứt của tôi khi trình bày đề tài nầy ra từ 40 năm cố gắng giảng dạy. Tôi là một người bạn có thể gọi là một nhà truyền đạo năng động như ngược lại với một chuyên gia về thuyết pháp vậy. Tôi giảng dạy vì đấy là việc mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi tôi phải lo làm, không phải vì tôi có tài năng đặc biệt gì trong lãnh vực nầy. Nhưng nếu bạn giảng đủ lâu rồi, và trong những bối cảnh khác nhau, và nếu bạn lắng nghe đủ những bài giảng do nhiều nhà truyền đạo khác, bạn buộc phải phát triển một số nhận thức về phương thức mọi việc đã được hình thành nên.
Trong chuyến hành trình mới đây đến xứ Uganda, tôi trình bày với một nhóm thanh niên, phần lớn trong số họ đã được tập huấn rất ít về đề tài: “Mười Điều Tôi Tiếp Thu Được Về Sự Giảng Dạy”. Chúng tôi gặp nhau ở ngoài cửa nhà thờ, vào một buổi sáng ấm áp, mấy thanh niên đó lắng nghe với sự thích thú lắm về những gì tôi trình bày. Khi tôi nói xong, họ chỉ ra rằng tôi chỉ mới có lướt qua bốn điểm đầu tiên của tôi. Hay có lẽ chỉ có ba điểm mà thôi. Họ không hoàn toàn đồng ý về việc tôi đã đi bao xa, song hết thảy họ đều biết rõ tôi chưa nói hết mười điều kia. Tôi hứa với họ rằng tôi sẽ chuẩn bị tư tưởng cho việc viết lách. Vì vậy, đây là kết quả, và hầu như là vì lợi ích của các bạn tôi ở Uganda và cũng cho sự gây dựng của chính tôi nữa. Và trong tinh thần của những nhà truyền đạo ở khắp mọi nơi, đã đã thêm vào điểm thứ 11.
Tôi hy vọng bạn tìm thấy một số lợi ích trong những gì tôi viết ra ở đây. Không cần phải nói, một nhà truyền đạo khác sẽ nhấn mạnh các điểm khác hay có lẽ sẽ bất đồng với một điều nào đó mà tôi trình bày ở đây. Như vậy cũng tốt thôi vì giảng dạy cũng là một nghệ thuật cũng như một khoa học vậy, và phương pháp của một người có thể không giúp được ai khác. Tôi chỉ ra những điều nầy cũng như là phần tôi quan sát về sự giảng dạy, chẳng có gì khác hơn thế. Hãy đọc luôn với sự mạo hiểm của chính mình. Hay ít nhất hãy đọc với một sự tò mò muốn nhìn thấy những điều tôi đã nói. Nếu điều nầy giúp đỡ được cho ai đó, tôi rất vui sướng. Chắc chắn là nó đã giúp đỡ tôi khi viết ra các tư tưởng của mình.
Vậy thì, chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu? Chúng ta hãy khởi sự với một điểm cần nhấn mạnh luôn trong thời buổi của chúng ta.
1. Giảng dạy là một ơn kêu gọi rất cao thượng và là công việc chính của chức vụ.
Nói chung, phải đồng ý rằng giảng dạy, bản thân nó không được ngưỡng mộ lắm trong thời buổi nầy. Nếu ai đó giúp chúng ta lời khuyên mà chúng ta không thích, chúng ta có khuynh hướng trả lời: “Đừng giảng với tôi”. Một nguồn kia định nghĩa sự giảng dạy là một “lời quở trách có tính cách đạo đức”. Nhưng Kinh Thánh nói rằng “Chúa Jêsus đã đến . . . giảng đạo” (Mác 1:14). Và Phaolô nhắc cho chúng ta nhớ rằng chính bởi “sự giảng dồ dại của chúng ta” (I Côrinhtô 1:21) mà Đức Chúa Trời cứu kẻ bị mất. Cơ đốc giáo luôn luôn là một tôn giáo chuyên giảng dạy. Như Phaolô chỉ ra ở Rôma 10:13-15, trình tự thiêng liêng là giảng dạy, lắng nghe, tin theo. Trừ phi chúng ta giảng dạy, kẻ bị mất chẳng có gì để tin hầu được cứu rỗi. Từ ngữ “Tin Lành” sát nghĩa có ý nói tới “những tin tức tốt lành”. Và bạn làm gì với những tin tức tốt lành? Bạn chia sẻ, bạn tường thuật, bạn chuyển tải, và bạn rao giảng nó. Đấy là lý do tại sao Phaolô bảo chàng thanh niên Timôthê phải chứng tỏ ơn kêu gọi của mình bằng đời sống tin kính và bằng cách dâng mình cho việc giảng dạy (I Timôthê 4:12-14). Hay nói một cách đơn giản: “Hãy giảng đạo" (II Timôthê 4:2).
Bất luận thế gian có thể làm suy giảm giá trị của việc giảng dạy, nó chính là cốt lõi chức vụ của một vị Mục sư. Chỉ hãy kiểm tra lại đi, các nhà thờ đang tìm kiếm một vị Mục sư. Hết thảy họ đều nói ra cùng một việc: “Hãy gửi đến chúng tôi ai đó có thể giảng dạy thật tốt”. Những việc khác còn có thể lựa chọn được. Nếu một người có thể giảng dạy, song ông không thể quản lý, nhà thờ có thể luôn luôn thuê một viên quản lý. Nếu người có thể giảng dạy song không có mưu luận, nhà thờ sẽ thuê một tư vấn. Nếu người có thể giảng dạy nhưng không luôn ăn mặc tề chỉnh, nhà thờ có thể mua cho người một tủ quần áo.
Bất cứ khi nào tôi suy nghĩ đến vấn đề nầy, tôi nhớ lại tuần lễ đầu tiên của tôi tại Thần Học Viện Dallas cách đây 36 năm. Giống như tất cả những sinh viên năm I, tôi bị buộc phải trình luận án có đề tựa là “Các Phương Pháp Học Kinh Thánh” được dạy dỗ bởi Mục sư Howard Hendricks. Trong lớp đầu tiên, ông đưa ra một lời bình luận đã làm thay đổi cuộc đời tôi. “Nầy các anh, nếu các anh có thể học hỏi để dạy Kinh Thánh và dạy thật tốt, các anh có thể cắt cỏ một đường rộng theo bất kỳ hướng nào. Các anh có thể đi bất cứ đâu các anh muốn vì luôn luôn có một nhu cần về sự giảng dạy Kinh Thánh”. Thế rồi ông ấy nói thêm tư tưởng nầy: “Nếu các anh có thể học để dạy Kinh Thánh và dạy thật tốt, các anh có thể lo cho gia đình mình trong phần còn lại của đời mình”. Câu nói ấy khiến tôi phải lưu ý vì ngay giờ phút ấy tôi mới vừa kết hôn chưa đầy một tuần lễ. Giờ đây, 36 năm đã trôi qua, mọi sự Giáo sư Hendricks đã nói vẫn dường rất thực đối với tôi.
Chúng ta cần phải nắm bắt lại quan điểm giảng dạy của Công Cuộc Cải chánh. John Calvin đã nói rằng khi nhà truyền đạo thực sự giảng dạy Lời của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đang phán qua người. Vì lẽ đó, nếu chúng ta được kêu gọi để giảng dạy, chúng ta hãy học biết giảng dạy sao cho thật tốt. Mục sư Todd Wilson, quản nhiệm Hội Thánh Calvary Memorial ở Oak Park, bang IL, đặt sự giảng dạy vào chỗ thích ứng của nó bằng câu nói nầy: “Tòa giảng từng là phần cao nhất của thế gian; mọi điều còn lại đều ở đàng sau nó; tòa giảng dẫn dắt thế gian”.
2. Phải tự mình – Không phải là bắt chước ai đó.
Khi đến với việc giảng dạy, những sự trông mong thì cao hơn và sự kiên nhẫn thì thấp hơn trước đó bao giờ. Vì cớ Internet, giờ đây bạn có thể nghe những nhà truyền đạo xuất sắc nhất trên thế gian tại chính trong ngôi nhà riêng của bạn, 24 giờ một ngày. Bạn có thể nghe Charles Stanley hay John Piper hoặc bạn có thể nghe Donald Grey Barnhouse, hay bạn có thể nghe Matt Chandler hoặc David Platt hay Joe Stowell hoặc một nhà truyền đạt lập dị nào khác. Vì sự giảng dạy chỉ là một cú click thôi, nghĩa là vị Mục sư của bạn có thể nghe nhạt nhẻo do sự so sánh. Và người ta hay so sánh các nhà truyền đạo lắm. Đừng nghi ngờ sự ấy trong một giây đồng hồ. Chẳng có gì phải làm về sự đó, và sự thể ngày càng tệ hại hơn trong tương lai. Mỗi Chúa nhựt, nhà truyền đạo bị đem lên cân và ai đó thấy ông là kém thiếu. Chỉ có một giải pháp duy nhứt cho nan đề nầy:
Phải tự mình.
Không ai khác giảng dạy chính xác như bạn giảng dạy vì không ai khác cố gắng hết sức mình giống như bạn. Phần lớn các nhà truyền đạo trẻ đều học giảng dạy, ít nhất là từng phần, bằng cách tự mình rập khuôn theo một nhà truyền đạo nào đó được ưa thích. Mọi sự nầy cũng tốt thôi, và kỳ thực lại là một trong những phương thức tốt nhứt để học đòi cách giảng dạy. Nhưng đáng thương cho chàng thanh niên ấy sau mười năm vẫn nghe in như vẫn là bản sao kẻ hướng dẫn mình. Ở một điểm nào đó, một người phải phát triển giọng nói riêng, phong cách riêng, phương pháp riêng của mình trong sự giảng dạy. Nếu bản thân mình chưa đủ, thế thì là một mô phỏng về ai khác sẽ không bao giờ đủ cả. Có lẽ bạn chưa đủ sức để quản nhiệm Hội Thánh nào đó. Mà thật thế. Phaolô cũng không được hâm mộ vậy. Nhưng thà là chính mình còn hơn là cố gắng để trở thành ai đó một cách vô ích.
Đồng thời, cho phép tôi khích lệ bạn đừng giảng những bài giảng quá “siêu”, bạn hiểu từ ngữ nầy muốn nói gì rồi. Một tác giả khác nói rằng những bài giảng siêu nói chung là một nổi phiền toái rất lớn. Thay vì thế, hãy nhắm vào việc giảng những bài giảng sao cho thật tốt hết tuần nầy qua tuần khác.
Đừng bao giờ đánh giá quá cao giá trị của một bài giảng siêu.
Đừng bao giờ đánh giá thấp giá trị của những bài giảng tốt.
Theo thuật ngữ của bóng chày, bạn không phải đam mê một cuộc chạy vào mỗi Chúa nhựt. Chỉ ở đúng vị trí rồi để cho Đức Thánh Linh lo phần còn lại. Tôi từng nghe một nhà truyền đạo nổi tiếng nói rằng mục tiêu của ông là giơ “cây gậy trung bình” của ông về những bài giảng tốt lên thôi. Khi ông khởi sự, ông nói rằng ông có thể giảng một bài giảng hay có thể từng được giảng bảy hay tám lần rồi. Qua sự chịu khó làm việc trải bao năm tháng, ông đã vượt lên mức trung bình của mình đến nỗi ông kể lại rằng giờ đây ông giảng một bài thật hay một hay hai lần trong một tháng. Có một số việc phải phê phán về lời xưng nhận đó, việc rõ ràng nhất là nhà truyền đạo thường không phải là quan án về tính hiệu quả của riêng mình. Hãy nhắc ông ấy hỏi vợ mình xem, nếu ông ấy thực sự muốn biết mình đã giảng thế nào!?! Nói như thế, tôi nghĩ hỏi thăm như thế là đúng để cố gắng và giơ “cây gậy trung bình” về những bài giảng tốt của mình lên. Vị cố vấn của tôi trong chức vụ, Ed McCollum, đã nói cho tôi biết cách đây 41 năm rằng phương thức duy nhứt để học hỏi cách thức giảng dạy là phải giảng dạy. Những nhà truyền đạo không được đào tạo ở trong lớp học. Họ được đào tạo tại tòa giảng, từ tuần lễ nầy sang tuần lễ khác.
Hãy tự biết mình, những nhà hiền triết xưa đã nói. Nhưng đấy là công việc của trọn một đời và công việc ấy không bao giờ được hoàn tất. Học hỏi từ những nhà truyền đạo bậc thầy, ngồi nơi chơn của họ, tiếp thu phong cách của họ, chuyên môn của họ, cách thức họ tiếp cận một câu gốc, phần giới thiệu của họ cùng những kết luận của họ. Khi bạn nghe một bài giảng hay từ một người thật được ơn, hãy nhũ thầm: “Ông ấy làm sao giảng được như thế?” Hãy tiếp thu mọi sự bạn có thể, rồi gạt mọi sự qua một bên và giảng sứ điệp mà Đức Chúa Trời đang cung ứng cho bạn. Hãy là chính mình trên tòa giảng. Nếu như thế chưa đủ, cố gắng để trở thành ai đó sẽ chẳng có hiệu lực gì đâu.
3. Giảng dạy là nói về những ý tưởng, chớ không nói tới câu gốc.
Có thể đây là sự thực trăn trở nhất đối với những nhà truyền đạo trẻ phải nắm lấy. Giảng dạy theo Kinh Thánh khởi sự với một câu gốc song chẳng kết thúc ở đó. Giả sử là tôi hỏi bạn hoạch định gì để giảng dạy vào Chúa nhựt nầy. Nếu bạn nói: “Tôi sẽ giảng Galati 4”, bạn chưa trả lời cho tôi gì hết. Có nhiều điều trong Galati 4 lắm. Tôi biết rõ, vì tôi đã giảng phân đoạn ấy nhiều hơn là một lần. Tôi e rằng có nhiều nhà truyền đạo tìm cách giảng dạy trên cả chương trong một sứ điệp. Công bố một câu gốc không phải là công bố một bài giảng. Nó duy nhứt chỉ ra một điểm khởi đầu mà thôi. Bạn vẫn phải quyết định bạn hoạch định gì để giảng về Galati 4. Phân đoạn Kinh Thánh ấy nói gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? Bạn tính trình bày phần nào trong đó ở trước mặt dân sự của mình? Không phải chỉ nói đại “Những quan sát chọn lọc ở Galati 4” hay “Những việc tôi nghĩ Chúa chỉ cho tôi từ Galati 4”. Chắc chắn là đề tựa sau thì hay hơn đề tựa trước vì ít nhất nó đưa ra phần khởi đầu cho một ý tưởng.
Giả sử bạn hoạch định giảng về “tội lỗi” vào Chúa nhựt nầy. Một đề tài rất xứng đáng vì “mọi người đều đã phạm tội thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời". Nhưng “tội lỗi” bản thân nó không phải là một đề tài cho bài giảng. Bạn sẽ nói gì về tội lỗi? Tôi chợt nhớ tới một cụ truyền đạo, ông nói rằng ông tính giảng về tội lỗi một Chúa nhựt kia. “Ông sẽ nói gì về tội lỗi chứ?” Ông đáp: “Tôi nói nghịch lại nó”. Ít nhất đấy là một ý tưởng. Thà là nói nghịch nó còn hơn là sống với nó.
Để đặc biệt hơn, một bố cục không phải là một bài giảng. Giờ đây, tới điểm nầy, chúng ta phải cẩn thận vì mỗi bài giảng đòi hỏi một bố cục hoặc giả nó sẽ trở thành loại “quan sát chọn lọc”. Tôi đã cảnh cáo rồi. Một bố cục tốt chỉ ra một chuổi tư tưởng. Nhưng tôi đang suy nghĩ tới loại bố cục theo kiểu lấy âm đầu, loại nầy dường như hứa hẹn nhiều lắm song chẳng dẫn người nghe tới đâu cả. Thí dụ:
The Power (Quyền phép)
The Plan (Chương trình)
The Purpose (Mục đích)
Đấy là một bố cục, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nó chẳng xứng với một bài giảng. Cái bạn đang có là 3 chữ “P" được sắp theo thứ tự. Tôi từng nghe một bài giảng với 5 điểm, hết thảy đều bắt đầu với chữ U. Bố cục là như sau đây:
Undivided (không phân chia)
Unrivaled (không đối thủ)
Undefeated (không bị đánh bại)
Unexplainable (không giải thích được)
Unrepeated (không lặp lại)
Đừng phiền nhé, vì chữ thứ tư không ăn nhập gì với những chữ khác. Nan đề thực ở đây, ấy là người nghe buộc phải suy nghĩ về bố cục thay vì chính sứ điệp. Trong khi chúng ta lấy làm lạ với 5 chữ “U" đứng thành một hàng, chúng ta bỏ sót sứ điệp mà nhà truyền đạo dự tính chuyển tải. Chắc như vậy, nếu 5 chữ “U" kia chính xác phản ảnh những gì có trong phân đoạn Kinh Thánh gốc, dù sao cũng thử cầu may quăng những chữ “U" của bạn vào hội chúng và có lẽ dân sự của bạn sẽ đứng dậy rồi nói bạn được phước. Họ sẽ lắc đầu bỏ đi, lòng lấy làm lạ không biết bài giảng nói cái gì. Hay tệ hơn nữa, họ sẽ khen ngợi sự khéo léo của bạn khi chẳng nghe được một lời nào từ Chúa cả.
Bố cục là tốt và cần thiết, và người ta cần phải nhìn thấy chuổi tư tưởng của bạn. Lý trí con người khao khát trình tự ở mức hoàn hảo hầu đưa ra bố cục thật rõ nét. Nếu nó hiệu quả, cứ tiến tới rồi nói: “Đấy là điểm phụ của tôi”. Một trong những vị giáo sư của tôi đã nói: “Hãy sắp bố cục sao cho đơn giản hầu cho dân sự của bạn nhìn biết bạn sẽ đi tới đâu”. Thật vậy, nhưng hãy nhớ rằng một bố cục chỉ là bố cục thôi, một bố cục bản thân nó không phải là một bài giảng.
Tệ hơn nữa là bài giảng chẳng khác gì hơn là bài bình luận về câu gốc. Tôi biết một số nhà truyền đạo, ý tưởng giảng dạy của họ là dành ra 45 phút để bình luận về câu gốc, nhắm vào từng chữ và từng mệnh đề, giải thích từng sắc thái tiếng Hylạp và tiếng Hêbơrơ, chẳng chứng tỏ gì nhiều, kỳ thực họ thuộc về một lớp học, chớ không phải ở tòa giảng. Giờ đây, một lần nữa chúng ta phải thật cẩn thận ở đây. Nếu một người đã nghiên cứu câu gốc thật cẩn thận và chu đáo, người ấy sẽ có nhiều điều để trình bày hơn trong 30-40 phút vào sáng Chúa nhựt. Và nếu người ấy nhắm vào một phân đoạn như Luca 5:1-11, hay vào một phân đoạn nhiều tranh cãi như Hêbơrơ 6:1-8, người ấy có thể có đủ tư liệu cho 6 bài giảng. Khi ấy là giỏi lắm rồi đó. Hãy để cho người ấy giảng 6 bài giảng nếu dân sự chịu ngồi yên để nghe. Nhưng đừng nhồi nhét 6 bài giảng thành một bài.
Cách đây ba mươi năm tôi để ra hai ngày nghe một nhà truyền đạo từng nổi tiếng trên thế giới, mạng lịnh của ông là như vầy đây: “Đừng vớ vẩn với câu gốc”. Ông muốn nói đại loại như sau: “Đừng sử dụng tòa giảng để trải tri thức đặc biệt của bạn ra với dân sự của mình". Nhắc tới tiếng Hylạp hay tiếng Hybálai chỗ nào chữ ấy có liên quan tới bài giảng của bạn. Nhưng chỗ nào có chữ ấy không phải là vấn đề, hãy để tiếng Hylạp lại trong phần nghiên cứu cho đúng chỗ của nó. Hãy trình bày đủ về câu gốc, bày ra ý nghĩa của nó. Có khi buộc phải phân tích chữ nghĩa cho kỹ càng. Nhưng thường thì bạn có thể đọc câu gốc và chú trọng vào ý nghĩa đơn giản và rõ ràng của nó. Hãy trình bày những gì cần phải nói về câu gốc và đừng nói gì thêm nữa. Rất ít người thức dậy vào sáng Chúa nhựt và nhũ thầm: “Ta có thể chờ để nghe nhà truyền đạo nói gì về nghĩa bóng của Sara và Aga trong Galati 4”. Tôi chẳng nghi ngờ gì khi có những người như thế, nhưng gần như là họ cần phải tránh né trong sự giảng dạy của bạn. Đừng giảng với họ hay cho họ hoặc giả bạn liều mất phần còn lại trong dân sự của mình, là những kẻ nghĩ Aga là một nhân vật trong truyện hài bằng tranh.
Và hãy sử dụng những câu châm ngôn súc tích nếu bạn có thể tìm được chúng. Ở đây tôi không nói nhiều về ý tưởng của bài giảng chính bằng những câu nói ngắn gọn tải lẽ thật của sứ điệp về nhà. Bản thân Kinh Thánh cung ứng cho nhiều trường hợp:
“và phải biết rằng tội chắc sẽ đổ lại trên các ngươi”.
“Cầu nguyện không thôi”.
“Đức Giêhôva là Đấng chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì”.
Những câu nói ngắn gọn, thường được lặp đi lặp lại, giúp bài giảng in chặt trong trí:
“Khi nào bạn cần biết, bạn sẽ biết”.
“Ngài là Đức Chúa Trời, chớ không phải chúng ta”.
“Hãy nghi ngờ những điều bạn hồ nghi, chớ đừng nghi ngờ đức tin của mình”.
4. Giảng dạy suông sẻ giống với cuộc đàm luận đang diễn ra.
Một tác giả mô tả giảng dạy giống như đi từ hơi nước cho tới lũ lụt vậy. Những gì nhà truyền đạo nhận lãnh từ hội chúng ở chỗ hơi nước, ông trả lại cho họ bằng một nạn lụt. Nhà truyền đạo khôn ngoan lắng nghe suốt cả tuần lễ. Ông chú ý đến những thắc mắc mà ông đã nhận được. Ông trở thành kẻ nghe trộm để ông khám phá tấm lòng của chính dân sự mình. Bao lâu ông còn trụ lại ở một nhà thờ, ông càng đạt tới chỗ nhận biết về dân sự của mình. Hoặc có lẽ chúng ta sẽ nói: ông càng trụ lại, dân sự càng trở nên dân sự của ông. Hãy nhớ, hội chúng không phải là hội chúng của bạn vào ngày Chúa nhựt đầu tiên của bạn đâu. Khi lần đầu tiên bạn đến với một nhà thờ, dân sự sẽ nói: “Đây là vị Mục sư mới của chúng ta”. Nếu bạn làm tốt chức năng của mình, chắc chắn họ sẽ nói: “Đây là Mục sư của chúng ta”. Cảm thấy tự hào về Mục sư của mình và nhìn thấy ông là người chăn bầy lo trưởng dưỡng họ hết tuần nầy đến tuần khác, đây là một việc lớn lao cho dân sự. Không một người nào có thể làm cho tiến trình nầy chạy ồ ạt được, cũng không thể ráng sức được. Nhưng phước thay cho vị Mục sư nào biết lắng nghe tiếng lòng kêu la của dân sự mình hầu cho ông nhìn biết họ sẽ nếm trải điều gì trong suốt cả tuần lễ. Nếu ông nhìn biết họ, ông sẽ không phạm sai lầm trong việc giảng dạy họ kém sút được. Ông cũng không giảng về họ hay quanh họ được. Nhưng khi khởi sự với Lời của Đức Chúa Trời, ông sẽ giảng dạy từ lòng đến lòng. Và họ sẽ nói: “Đấy là Lời ra từ Chúa có ý nghĩa cho chúng ta hôm nay".
Vì vậy, hãy càng lắng nghe, và lắng nghe thêm nữa đi. Hãy nhận biết Hội Thánh của mình. Hãy biết rõ tiểu sử của nó. Hãy lắng nghe và dân sự sẽ nói cho bạn biết “câu chuyện ở đàng sau câu chuyện". Và trong khi bạn lắng nghe, hãy nhận biết cộng đồng của mình. Một Hội Thánh có một bối cảnh, một tiểu sử, một nơi đàm luận liên tục. Hội Thánh First Nazarene khác biệt với Hội Thánh Dexter Avenue giống như Thượng Hải khác biệt với Nairobi vậy.
Và để đẩy quan điểm đi theo một hướng khác, hãy đọc những sách giải kinh. Tôi quen biết một số nhà truyền đạo, họ đã hành động giống như thể mọi lẽ thật đều được khám phá ra trong 15 phút chót vậy. Thật ra họ chẳng sâu sắc lắm đâu. Trong 2.000 năm, những đầu óc xuất sắc nhất trong vương quốc của Chúa đã bàn bạc từng góc cạnh của đức tin chúng ta. Hãy tìm kiếm những gì họ đã nói. Hãy nghĩ đấy là một cuộc đàm luận liên tục những gì quá khứ có với hiện tại. Mọi sự đều bắt đầu với phần nghiên cứu của chính bạn song hãy dành một sự lắng nghe cho Spurgeon nữa. Hãy xem xét những gì Calvin đã nói. Có lẽ Origen có chút thông tuệ mà bạn cần phải biết. Hay Joseph Parker. Hoặc Augustine. Hay Richard Baxter. Hoặc E. M. Bounds. Hay John Wesley. Hoặc Jonathan Edwards. Hãy đóng ngoặc đơn Chesterton lại, nếu truyền khẩu là sự bình đẳng của kẻ chết, dù sao cũng nên cung ứng cho kẻ chết một tiếng nói bằng cách lắng nghe những gì họ đã nói. Tôi đã đọc hết Tom Wright, Tom Friedman, Stephen King, và Stephen Colbert về vấn đề đó, nhưng không giới hạn việc đọc của bạn đối với hạng người chỉ đi quanh, nhỏ mọn và kiêu căng. Hãy nghiêng tai qua nghe những gì người xưa đã nói. Ít nhất việc ấy có ý nghĩa cho sự đọc một số sách báo được viết ra trước năm 1970.
5. Hãy phấn đấu để được hồn nhiên.
Những bài giản đơn sơ gây dựng hạng thánh đồ mạnh mẽ. Bởi sự đơn sơ, tôi có ý nói đến những bài giảng nào là rõ ràng, trực tiếp được xây dựng quanh một ý tưởng chính. Bạn không cần phải trình bày mọi sự bạn biết về câu gốc trong từng bài giảng mà bạn rao giảng. Hãy coi chừng, đừng nói quá nhiều. Hãy nói những gì bạn cần phải nói, hãy nói thật đơn sơ như bạn có thể, và rồi hãy ngồi xuống.
Tôi thường suy nghĩ tới lời lẽ của Giáo sư James ở Tô cách Lan: “Không một người nào có thể cùng một lúc cung ứng ấn tượng rằng bản thân mình là khéo léo và Đức Chúa Jêsus Christ rất mạnh sức để cứu”. Nếu họ nhìn thấy Chúa Jêsus và quên bẳng bạn đi, thà là như thế còn hơn là nhìn thấy bạn rồi quên bẳng Chúa Jêsus đi.
Hãy cầu nguyện xin được ơn về sự trong sáng. Nếu Phaolô cầu nguyện (và xin được cầu thay cho) để ông làm cho sứ điệp có thể được rõ ràng (Côlôse 4:4), chúng ta càng phải cầu nguyện nhiều về sự ấy càng hơn nữa, có phải không?
Sự giảng dạy của tôi càng vào sâu, tôi cảm thấy mình càng đơn giản hơn khi nhiều năm tháng trôi qua. Có thể tôi đã tìm cách nhồi nhét quá nhiều vào những bài giảng của tôi cách đây 25 năm. Như J. Vernon McGee đã chỉ ra: “Chúa Jêsus đã không phán: ‘Hãy chăn bầy lạc đà của ta’ Ngài phán: ‘Hãy chăn chiên ta’. Hãy đặt cỏ lên chỗ thấp kia hầu cho bầy chiên của Đức Chúa Trời có thể tiếp cận được nó".
6. Hãy khởi sự sớm sủa trong tuần.
Giờ đây, tôi phải nhìn nhận mình rất có lỗi về vấn đề nầy. Tôi thường đợi cho đến tối thứ Bảy mới đặt bài giảng vào hình thức sau cùng của nó. Nhưng bạn không thể đợi cho tới lúc khởi sự quá trình nghiên cứu. Bạn phải khởi sự sớm sủa trong tuần. Điều nầy phác họa ra lợi thế rất lớn cách giảng theo kiểu chú giải qua các sách Kinh Thánh. Nếu bạn đang giảng dạy qua sách Giacơ hay I Samuên hoặc Sáng thế ký hay thơ Rôma, phần nghiên cứu của các tuần lễ trước đặt nền tảng cho sứ điệp của tuần nầy.
Sau đây là một số việc tôi thấy rất là nâng đỡ:
1. Hãy đọc lớn tiếng câu gốc.
2. Đưa ra những thắc mắc về câu gốc.
3. Tóc tắt câu gốc.
4. Cầu nguyện Thi thiên 119:18.
5. Hãy đọc câu gốc trong 6 hay 7 bản dịch khác nhau.
6. Hãy đọc những chú thích từ những phần nghiên cứu Kinh Thánh khác.
7. Hãy đọc các sách chú giải.
8. Hãy đọc những bài giảng về câu gốc của bạn.
9. Hãy bàn bạc đề tài bài giảng với mấy người bạn thân.
10. Hãy thực tập việc giảng bài giảng của bạn với những điểm chính.
John MacArthur nói rằng nhà truyền đạo nên ngồi ì chỗ của mình cho tới chừng nào bài giảng soạn xong. Và ông nói bạn sẽ nhận biết lúc nào giây phút ấy xảy đến. Ông đã đúng ở cả hai. Bạn càng ở tư thế sẵn sàng vào ngày Chúa nhựt nếu bạn không đợi cho tới thứ Bảy mới khởi sự.
7. Hãy viết ra bài giảng của bạn.
Việc ghi ra bài giảng sẽ giúp đỡ bạn trong hai cách: Thứ nhứt, nó buộc bạn làm cho ý tưởng mình được sáng tỏ. Thứ hai, nó bảo quản bài giảng, hầu cho bạn có thể sử dụng nó sau nầy. Đấy chính xác là cách mà 825 bài giảng trên trang web của tôi đã được lưu trữ. Tôi tự mình đánh máy gần như là hết thảy những bài giảng đó. Bạn có thể luôn luôn cải thiện một bài giảng một khi bạn có bản thảo, nhưng rất khó cải thiện một bài nếu như nó chỉ tồn tại ở trong đầu của bạn.
Trong quyển sách của ông viết về sự giảng dạy, Martyn Lloyd-Jones nói rằng trong những năm tháng đầu chức vụ của ông, ông luôn luôn viết ra một trong các bài giảng theo cách tốc ký mỗi tuần như một loại kỷ luật cá nhân vậy. Việc ghi ra bài giảng dạy cho bạn suy nghĩ trong sáng hơn và súc tích hơn. Việc viết lách giúp cho bạn tìm được những phương cách mới để trình bày những lẽ thật xa xưa. Việc ghi chép xóa bỏ đi những rắc rối (hay ít nhất nó giúp cho bạn nhận ra những chỗ rắc rối đó). Việc viết lách buộc bạn phải đối mặt với thắc mắc chính của bất kỳ bài giảng nào: Chính xác là tôi muốn nói gì đây? Đấy luôn luôn là một câu hỏi đầy thách thức, nhưng bạn có thể trả lời mau chóng hơn bằng cách ghi ra những tư tưởng của mình. Và đang khi tôi trình bày vấn đề nầy, cho phép tôi đưa ra lời khuyên nầy. Hãy sử dụng phím “Delete” (Xóa) và “Backspace” (Xóa). Đừng vương vấn với lời lẽ của chính mình. Chúng chỉ là lời lẽ thôi, và chúng luôn luôn có thể được cải thiện.
8. Đi thẳng vào mục tiêu!
Trong mấy tháng đầu tiên sau khi chúng tôi rời khỏi thành phố Chicago để đến Tupelo vào năm 2005, Marlene và tôi đã có đặc ân đến nhóm lại nhiều nhà thờ khác nhau. Tôi thấy mình được dạy dỗ khi ngồi ở hàng ghế lần đầu tiên trong 26 năm và tiếp thu lấy những gì đã diễn ra ở chung quanh tôi. Đây là một việc mà tôi đã để ý thấy. Những bài giảng dường như dài nơi hàng ghế hơn là chúng có trên tòa giảng. Tôi rất kinh ngạc khi thấy lý trí mình mau phiêu bạt quá. Tôi nhớ lại Chúa nhựt kia, khi tôi đến nhóm ở một nhà thờ nọ có mời diễn giả đến giảng. Bản thông báo cho biết ông sẽ giảng ở Rôma 8:28-30, một trong những phân đoạn quan trọng nhất của Tân Ước. Rõ ràng là ông rất được hội chúng mến chuộng và quen biết. Khi ông đứng dậy giảng dạy, ông đã khởi sự nói về điều nầy điều kia. Ông đưa ra một số chuyện vặt riêng tư, ông thông tin cho chúng tôi biết về gia đình ông, ông nói về những việc ông sẽ làm sau nầy. Chẳng có gì sai với những việc ông đã nói, nhưng sau 10 phút, tôi muốn đứng dậy rồi nói: “Có phải ông có cái gì đó trong lý trí ông mà ông muốn chúng tôi phải nhìn biết không? Nếu thật vậy, làm ơn nói cho chúng tôi biết vì chúng tôi muốn nghe nó".
Đây không phải là sự mời mọc để có những bài giảng ngắn hơn, mà đây là sự mời mọc để có sự giảng dạy có mục đích, ở đó từng lời nói đều có giá trị. Hỡi nhà truyền đạo, Chúa nhựt nầy nếu ông có điều chi đến giảng dạy, hãy nói cho chúng tôi biết thật đơn giản. Đừng để chúng tôi phải rơi vào tình trạng hồi hộp. Đừng đánh lừa hay đùa với chúng tôi. Hãy nói cho chúng tôi biết lý do tại sao ông được mời đến với buổi nhóm nầy. Đừng lo sợ khi phải đặt câu nói có mục đích của ông trước tiên. John Piper thường hay làm thế trong các bài giảng của ông. Nguyện ông được phước luôn. Hãy nói cho chúng tôi biết lý do tại sao ông nghĩ đấy là vấn đề mà chúng tôi cần phải nghe. Và hãy mau chóng trình bày vấn đề đó vì chúng tôi rất dễ bị xao lãng lắm.
9. Lập một danh sách minh họa hàng tuần.
Cách đây mấy năm tôi có viết một bài có đề tựa là Ý tưởng chuẩn bị cho bài giảng của tôi về cách tìm kiếm đúng lúc những minh họa cho bài giảng. Bài ấy căn cứ vào ba giả định:
Bạn không biết mình cần gì khi khởi sự phần chuẩn bị.
Những việc bạn cần đang có ở quanh bạn.
Bạn cần nương cậy vào Đức Chúa Trời để đưa những việc ấy vào sự lưu ý của mình.
Về mặt cơ bản cần phải lập một danh sách những sự việc bạn lãnh hội trong cả tuần - một lời bình, một trưng dẫn bất thường, một mẫu tin tức, một việc gì đó mà con cái bạn đã làm, việc gì bạn đã nhìn thấy trên TV, một bài hát bạn đã nghe trên đài phát thanh, hay bất cứ điều chi khác bắt lấy sự chú ý của bạn. Cụ thể là từng ấy việc. Bạn ghi chép chúng vào một danh sách. Mục tiêu là phải có 60-75 mục trên danh sách vào cuối tuần. Bạn sẽ sử dụng chỉ 5 hay 6 việc trong danh sách ấy vào bài giảng của bạn.
Điều nầy đối với tôi là một việc rất nâng đỡ vì nó buộc tôi phải chú ý đến cuộc sống đang xảy ra ở quanh tôi. Và một khi danh sách là mới mẻ mỗi tuần, nó cung ứng cho bài giảng của tôi một ý thức về việc giảng dạy thật là đặc biệt.
Tại sao điều nầy có hiệu quả? Nó có hiệu quả vì trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, Ngài tiếp trợ mỗi ngày quanh chúng ta những việc mà chúng ta có cần sau nầy trong tuần lễ.
10. Hãy sửa soạn tấm lòng của bạn để lắng nghe Lời của Đức Chúa Trời.
Cách đây vài năm bạn tôi là Robert Odom đã chia sẻ một lời cầu nguyện đơn sơ ông sử dụng trước khi đứng lên giảng: “Lạy Chúa, xin giúp con giảng dạy sứ điệp mà con cần phải lắng nghe”. Tôi đã sử dụng lời cầu nguyện ấy nhiều lần kể từ đó và nó luôn luôn làm cho tấm lòng tôi được bình tịnh. Về một việc, lời cầu nguyện nầy đưa tôi ra khỏi cái đôn rồi đặt tôi vào chính trình độ của hội chúng. Tôi cần phải lắng nghe từ Đức Chúa Trời thật nhiều giống như bất cứ ai khác. Và điều nầy giữ tôi cứ suy nghĩ: “Tôi đã nhận lãnh một sứ điệp mà dân sự nầy cần phải lắng nghe”. Thay vì thế, tôi nói: “Lạy Chúa, khi con giảng dạy, xin ban cho con hai lỗ tai để lắng nghe những gì Ngài phán dạy qua sứ điệp của con. Xin phán với con khi con giảng dạy cho người khác”. Chúng ta cần nhận thức ấy vì các nhà truyền đạo cần phải lắng nghe thật nhiều y như chúng ta cần giảng dạy vậy.
11. Hãy nhớ rằng giảng dạy phải nương cậy vào Đức Chúa Trời.
Không một ai có thể rao giảng mà không có Đức Chúa Trời. Những tác giả lão thành hơn sử dụng từ ngữ “ngọt xớt” để mô tả công tác của Đức Thánh Linh trong việc ban quyền năng cho nhà truyền đạo. Bài thánh ca “Brethren, We Have Met to Worship” (Anh em ơi, chúng ta nhóm lại để thờ phượng) công bố rằng “mọi sự đều hư không nếu Đức Thánh Linh không giáng lâm”. Và Chúa chúng ta không phán: “vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được” sao (Giăng 15:5)? Tôi trở lại với câu Kinh Thánh ấy thật nhiều lần vì nó nhắc cho tôi nhớ rằng mọi công việc của tôi, sự sửa soạn của tôi, chương trình của tôi, mọi sự giảng dạy của tôi, thậm chí phần nghiên cứu cẩn thận câu gốc và sự sửa soạn có cầu nguyện về sứ điệp, mọi sự ấy sẽ không ra gì nếu không có sự cảm động kín nhiệm của Đức Thánh Linh. Cần phải nhắc rằng Charles Spurgeon vĩ đại kia hay lặp lại: “Tôi tin Đức Thánh Linh” khi Ngài thăng từng bước dẫn ông tới tòa giảng tại nhà thờ Metropolitan ở Luân đôn.
Chúng ta cần sự trợ giúp của Đức Thánh Linh khi chúng ta giảng dạy. Hết thảy chúng ta, những ai giảng dạy đều có kinh nghiệm sau đây. Chính tối thứ Bảy khi chúng ta đặt cái chạm sau cùng vào bài giảng của chúng ta, chúng ta nhận ra một “cảm giác âm ấm” về cái chạm ấy làm cho chúng ta đầy dẫy với vui mừng. Khi chúng ta đi ngủ, chúng ta không thể đợi đến thức dậy rồi giảng dạy vào sáng Chúa nhựt. Buổi thờ phượng bắt đầu và sau cùng giờ phút đến khi chúng ta đứng lên rao giảng. Chúng ta bước lên tòa giảng, mở quyển Kinh Thánh ra, nhìn vào phần chú thích, nhìn thẳng vào hội chúng, nhìn thấy những gương mặt phấn khích của họ, rồi nhìn biết trong chớp mắt về thực tại rằng bài giảng dường như có quyền năng đối với chúng ta vào ngày thứ Bảy đã biến mất. Ai đã cướp mất bài giảng chứ? Và ai ghi ra những chú thích dường như quá lạnh lẽo và không có sự sống chứ? Quả là khủng khiếp trong 30 giây đồng hồ khi nhìn vào bài giảng rồi nhìn biết bạn đã mất hội chúng rồi. Điều đó đang xảy ra. Hãy tin tôi, tôi biết rõ mà.
Và hết thảy chúng ta đã có kinh nghiệm phấn đấu miệt mài suốt cả tuần lễ với bài giảng của mình, có khi rối bời bởi nhiều đòi hỏi của chức vụ, chỉ thấy rằng bài giảng dường như được cất cao lên bởi Đức Thánh Linh để việc giảng dạy trở nên rất dễ dàng.
Tôi có thể suy nghĩ đến chỗ có nhiều lần ai đó đã nói: “Ông có ý cho rằng bài giảng ấy chỉ dành cho tôi ư” khi tôi chẳng có ý niệm gì về họ là ai, nhu cần của họ là gì!?! Và khi người ta trưng dẫn một số điều tôi đã trình bày trong bài giảng mà Đức Chúa Trời sử dụng để làm thay đổi họ. Đấy là sự mầu nhiệm của sự giảng dạy.
Phần kết luận chính tôi rút tỉa được từ sự việc nầy, ấy là một khi việc giảng dạy hoàn toàn nương vào Đức Chúa Trời, tôi chẳng phải là kẻ xét đoán về tình trạng hiệu quả của chính mình. Khi tôi nghĩ tôi đã giảng dạy giống như Mục sư Billy Graham, bài giảng có thể tạo ra những kết quả trông thấy được. Và khi tôi cảm thấy như là thất bại, tôi có thể nhận ra sau đó là Đức Chúa Trời sử dụng sứ điệp ấy để đưa ai đó đến với Đấng Christ hay để ban hy vọng cho ai đó sắp sửa phải thối lui.
Giảng dạy về Đức Chúa Trời!
Giảng dạy ra từ Đức Chúa Trời!
Giảng dạy là nói cho Đức Chúa Trời!
Giảng dạy không phải nói về chúng ta, không nói về ý tưởng hay lý thuyết của chúng ta, không nói về những câu chuyện tài tình của mình, và không nói về các ân tứ và khả năng của mình. Nếu Chúa thấy thích ứng phải sử dụng mọi nổ lực của chúng ta theo một phương thức nào đó, sở dĩ như vậy là vì Ngài sử dụng Thánh Linh Ngài qua Lời của Ngài để chạm đến những ai kia đang lắng nghe chúng ta. Thật vậy, chúng ta chỉ là hạng sứ giả, là kẻ đem lại những tin tức tốt lành. Nếu chúng ta làm tốt công việc của mình, công trạng chỉ thuộc về một mình Chúa mà thôi.
Tôi kết luận rằng sự giảng dạy là công việc đòi hỏi và đáng ban thưởng nhất của chức vụ. Giảng dạy tốt đòi hỏi mọi sự chúng ta đang có. Và để giảng dạy tốt hết tuần nầy đến tuần khác, hết năm nầy đến năm khác, hãy nắm lấy như một mục tiêu xứng đáng sẽ cần đến trọn cả cuộc đời. Cách đây mấy tháng, tôi được yêu cầu phải góp phần trình bày về sự giảng dạy cho một tạp chí Cơ đốc. Sau khi suy nghĩ về yêu cầu ấy, tôi đã viết như sau:
Khi chúng ta rao giảng, nhiều phép lạ xảy ra. Phép lạ thứ nhứt, người ta đến để nghe chúng ta rao giảng. Phép lạ thứ hai, chúng ta có vấn đề để nói. Phép lạ thứ ba, chúng ta công bố Lời của Đức Chúa Trời cho những người đến nghe. Phép lạ thứ tư, Lời của Đức Chúa Trời qua chúng ta làm thay đổi nhiều đời sống. Phép lạ thứ năm, chúng ta là một phần trong đó. Tôi không thể hình dung được việc gì phấn khích hơn.
Đối với tôi giảng dạy là ơn kêu gọi cao cả nhất trong cả thế gian, xứng đáng cho nổ lực hết mình từ tuần nầy qua tuần khác, giống như những người được Đức Chúa Trời kêu gọi dấy lên trong quyền phép của Đức Thánh Linh để phân phát Lời của Đức Chúa Trời cho một hội chúng đang trông đợi. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho từng nhà truyền đạo trung tín, và ôi Chúa, làm ơn kêu gọi thêm nhiều nhà truyền đạo nữa để phân phát Lời của Ngài cho thế gian. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét