Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

II Côrinhtô 1:12-2:4: "Khi Bạn Bị Hiểu Lầm"



Khi Bạn Bị Hiểu Lầm
II Côrinhtô 1:12-2:4
Có phải bạn mắc phải chứng assumicide?
Đó là một từ mà tôi mới khám phá ra vào tuần nầy. Đấy là những gì xảy ra khi bạn làm ra vẻ với người khác để bạn có thể qua mặt họ trong một tình huống xấu nhứt khả thi. Michael Andrus nói chúng ta hay làm như thế dù là thời điểm nào:
Chúng ta có xu hướng hay nghi ngờ. Khi chúng ta phật lòng hay bị tổn thương, ngay lập tức chúng ta bắt đầu tìm chứng cớ ai đó đã làm sai trái cho chúng ta. Tôi có thể nói cho bạn biết có bao nhiêu lần tôi đã làm như thế trong cuộc hôn nhân của tôi hay trong chức năng làm cha của tôi. Nhưng tôi có thể nói cho bạn biết có bao nhiêu lần sự thể ấy đã làm ra cho tôi; tôi nhớ như in mọi việc ấy. Tôi cũng có chút ít khôi hài, song chẳng nhiều đâu. Cái điều thực sự lạ lùng đối với tôi là tôi hay mau cho rằng ai đó đã làm như thế cho tôi (từ sứ điệp “Khi tánh ngay thẳng của bạn bị công kích”).
Assumicide dẫn tới cái chết của những mối quan hệ vì chúng ta kết thúc ở chỗ gán điều tệ hại nhất cho người khác. Hết thảy chúng ta đều vướng phải việc rút tỉa những kết luận sai trái trên cơ sở những tranh cãi nhỏ về bằng chứng:
Ông ấy không gọi lại, vì thế ông ấy không muốn trao đổi với tôi. Tôi nghĩ bà ấy đang cố ý phớt lờ tôi. Họ không bao giờ thuê hạng người giống như tôi. Hội Thánh ấy chẳng thân thiện cho lắm. Làm sao ông ấy là một Cơ đốc nhân mà lại có hành động như thế chứ? Tôi gặp cô ấy trong một quán bar. Cô ấy đã có vấn đề về nghiện rượu. Tôi đoán họ đã ngủ chung với nhau rồi. Có lẽ ông ấy cũng hay nạt nộ trong gia đình lắm. Tôi không thích ông ta. Tôi không biết lý do tại sao. Tôi chỉ không thích ông ấy thôi. Còn bà kia thì cái tôi đầy mình. Bạn không thể tin cậy người nào ăn mặc giống như thế. Ông ta là một kẻ giả hình.
Mặt khác, nếu bạn là nạn nhân của chứng assumicide, thật là khó đánh trả lại với việc làm ra vẻ giả tạo đấy. Có một số việc gây tổn thương còn nhiều hơn là bị bạn thân mình hiểu lầm. Họ càng gần gũi với chúng ta chừng nào, nỗi đau càng lớn lao chừng ấy. Khi điều đó xảy ra, chúng ta khám phá rất nhiều về bản thân mình. Cách thức chúng ta đáp ứng khi chúng ta bị hiểu lầm nói ra rất nhiều về chiều sâu đức tin Cơ đốc của chúng ta.
Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta đưa chúng ta đối mặt với một tình huống lạ lùng, ở cái nhìn đầu tiên dường như sự việc không cần phải có một cách xử sự gì lớn lao. Sứ đồ Phaolô thấy mình đang gặp rắc rối rất nhiều với một Hội Thánh mà ông đã sáng lập ở cảng Côrinhtô thuộc Hylạp. Từ Công Vụ các Sứ đồ 18:1-18, chúng ta biết ông đã để ra 18 tháng trời ở thành Côrinhtô để đưa người ta đến với Đấng Christ và thiết lập Hội Thánh. Sau khi ông rời đi, một sự bè phái phát sinh trong hội chúng, họ thắc mắc chức năng lãnh đạo của ông. Họ đã thách thức uy quyền của ông, họ ám chỉ rằng ông không phải là một sứ đồ “thật”, họ tấn công phẩm vị của ông, và tố cáo ông về việc sử dụng Hội Thánh Côrinhtô để tìm lợi riêng cho bản thân mình. Những kẻ gây rối đã thành công trong việc xây gần hết Hội Thánh nghịch lại ông.
Và lời than phiền chính của họ là như thế nầy đây: Phaolô không đáng tin cậy vì ông ấy đã thay đổi chương trình đi đó đi đây của ông ấy – không phải một lần đâu mà là hai lần. Ông đã không quay lại thăm viếng người Côrinhtô như ông đã nói. Điều đó minh chứng ông là một con người hay thay đổi, cá tánh và sứ điệp của ông không đáng tin cậy.
Chỉ hãy ghi nhớ điều nầy. Sự việc khởi đi từ một việc rất nhỏ. Đấy là cách mà sự việc thường xảy ra. Ai đó không chào chúng ta ngoài sảnh đường, họ không trả lời email của chúng ta, họ không mời chúng ta dự tiệc, họ không đến nhóm để bầu cử. Hay chúng ta có nghe họ nói điều chi đó rất tiêu cực về chúng ta. Hay họ không bật cười nơi câu chuyện vui của chúng ta. Hoặc thình lình họ đổi ra lạnh lùng đang khi họ phải vui vẻ khi gặp chúng ta.
Những việc nhỏ.
Điều vớ vẩn nhỏ nhen.
Những lời than phiền lặt vặt.
Từ một đóm lửa nhỏ không hài lòng thổi bùng lên một ngọn lửa lớn bất hạnh. Ngọn lửa ấy không lâu sau đó trở thành một sự lây lan đe dọa hủy diệt một mối quan hệ. Nhiều hội chúng đã phải tách ra và tình thân hữu đã kết thúc vì những sự việc khởi sự rất nhỏ song đã phát sinh lớn lao ngoài tầm với của chúng ta.
Chúng ta hãy kiểm tra lại sứ điệp nầy để thấy rõ cách thức Phaolô đáp ứng lại với một sự hiểu lầm đe dọa hủy diệt một sự thân hữu và một Hội Thánh địa phương.
I. Hành động của chúng ta sẽ bị thắc mắc.
Từ chỗ đọc cẩn thận I và II Côrinhtô, thì chúng ta thấy rằng Phaolô đã đưa ra ba quyết định khác nhau về chuyến đi của ông đến thành Côrinhtô:
1. Ông dự định đến thành Maxêđoan rồi kế đó đến thành Côrinhtô. Chúng ta thấy rằng ở I Côrinhtô 16:5-7. Ông tính đi qua thành Maxêđoan rồi hy vọng qua mùa đông với họ tại thành Côrinhtô. Ông không muốn chuyến đi ấy sẽ là một chuyến thăm ngắn ngủi mà là một cuộc thăm viếng lâu dài để ông còn có thể phục vụ cho họ. Ông xác định sự việc bằng câu nói: “nếu Chúa cho phép” (I Côrinhtô 16:7). Nhưng chuyến đi ấy không bao giờ diễn ra.
2. Sau đó, ông tính qua thành Côrinhtô, rồi qua thành Maxêđoan, và rồi trở lại thành Côrinhtô. Ông nhắc tới điều nầy ở II Côrinhtô 1:15-16: “trước đây tôi có định đi thăm anh em, hầu giúp cho anh em được ơn bội phần" (câu 15).
3. Sau cùng, ông quyết định trì hoãn chuyến đi. “Vậy, chính tôi đã quyết định không trở lại cùng anh em để làm cho anh em buồn rầu” (II Côrinhtô 2:1).
Điều gì đang diễn ra ở đây vậy? Thắc mắc ấy rất khó trả lời vì chúng ta không có đủ chi tiết về sự rối rắm đã đe dọa phủ lên Hội Thánh ở thành Côrinhtô. Nhưng sự việc nầy cũng rất rõ ràng lắm. Những đối thủ của Phaolô đã sử dụng những kế hoạch thay đổi của ông làm một phương thức tấn công tính đánh tin cậy của ông. “Hãy xem đấy, anh em không thể tin cậy ông ấy. Ông ấy tự nhận mình là một sứ đồ, ông ấy nói sẽ đến song có thấy ông ấy đâu".
Đúng, đấy là vấn đề, có phải không? Giữ lấy lời nói rất là quan trọng cho hết thảy chúng ta, nhưng đặc biệt là với cấp lãnh đạo thuộc linh. Mọi sự về tính ngay thẳng, kiên định, minh chứng bạn đáng tin cậy, có mặt đúng giờ, và làm những điều bạn nói bạn sẽ làm. Nếu người ta cảm thấy như họ không thể nói về bạn, làm sao họ sẽ phải nghe những gì bạn sắp nói nữa?
Câu trả lời của Phaolô đến trong ba phần:
1. Lương tâm tôi thanh sạch (câu 12).
2. Tôi chẳng có gì dấu giếm anh em (câu 12).
3. Tôi không tìm cách lừa dối anh em (câu 13).
Trong lời bình về phân đoạn Kinh Thánh nầy, William Barclay nói chúng ta phải thêm một phước lành mới vào danh sách: “Phước cho người nào chẳng có gì để che giấu". Đôi lúc mọi sự bạn có thể làm là chỉ nói ra sự thật về chính tấm lòng của bạn mà thôi. Nếu như thế chưa đủ, nói năng trong nhiều giờ là không tạo ra sự khác biệt đâu. Trong thì hoạn nạn, tôi thường cầu nguyện như thế nầy: “Lạy Chúa, nguyện ý Chúa được nên và để cho sự thật được tỏ ra”. Lời cầu nguyện ấy làm thỏa mãn tấm lòng vì đó là lời cầu nguyện xin ý Chúa được nên, chớ chẳng phải là ý của tôi. Tôi thường có một ý tưởng về cách tôi suy nghĩ mọi sự sẽ thể hiện ra, song ý tưởng của tôi không tương xứng với ý tưởng của Đức Chúa Trời. Vì vậy khi đưa ra lời cầu nguyện ấy, tôi hoàn toàn công nhận sự hiểu hiết của mình có sai sót, rằng tôi nhìn xem mọi việc theo nhận định của mình, và ý chỉ của Đức Chúa Trời rất khác biệt với nhận thức của riêng tôi. Và đó là lời cầu xin Đức Chúa Trời sẽ bày ra sự thật theo bất kỳ phương thức nào mà Ngài chọn lựa.
II. Lời lẽ của chúng ta có thể bị vặn cong.
Phaolô không tìm cách dấu giếm sự thay đổi kế hoạch của ông. Sự thực là ông đã đổi ý mấy lần, nhưng dù người thành Côrinhtô có hiểu hay không hiểu, mối quan tâm duy nhứt của ông là vì ích cho họ đấy thôi (“chớ không phải chúng tôi muốn cai trị đức tin anh em, nhưng chúng tôi muốn giúp thêm sự vui của anh em, vì anh em đứng vững vàng trong đức tin” II Côrinhtô 1:24). Ông rất muốn đến, gặp gỡ họ nhưng nếu sự thăm viếng của ông duy nhứt sẽ đem lại ơn chữa lành và sự tấn tới thuộc linh.
Những còn về việc nói ông trước sau không như một thì sao? Có phải ông nói: “Phải, phải” rồi là “Không, không” giống như nói đùa chơi, có phải không? (câu 17). Phaolô nói: “Hãy kiểm tra lại sứ điệp của tôi đi. Sứ điệp ấy đến từ Đức Chúa Trời và Ngài không hề thay đổi. Sứ điệp của Ngài cho chúng ta luôn luôn là ‘Phải’, và chúng ta dân sự Ngài nói ‘Amen’ với mọi lời hứa của Đức Chúa Trời”. Mọi sự Đức Chúa Trời hứa đều sẽ trở thành sự thật. Như D. L. Moody nói: “Đức Chúa Trời không hề lập một lời hứa quá tốt đẹp để rồi không trở thành sự thật được”. Hãy nhìn vào những việc lạ lùng mà Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta trong Đấng Christ.
1. Ngài xức dầu cho chúng ta (câu 21).
2. Ngài đóng ấn chúng ta (câu 22).
3. Ngài ban Đức Thánh Linh làm của tin (câu 22).
Ngài đã làm điều nầy để chúng ta có thể đứng vững chắc trong Đấng Christ, không hề chao đảo, không bị những ngọn gió nghịch cảnh thổi tung đi, không bị những làn sóng thay đổi của cuộc sống quét bay đi. Sự việc xảy ra khi tôi viết mấy lời nầy vào tối Chúa nhựt. Cách đây hay ngày Matt Chandler, Mục sư chủ tọa của Hội Thánh Village, một Hội Thánh lớn ở Dallas, ông hứng chịu một cuộc giải phẩu trầm trọng để cất bỏ khối u ra khỏi thùy phải phía trước của não bộ ông. Tôi nhắc tới điều nầy một phần vì Matt là một ngôi sao đang mọc lên giữa vòng các Mục sư trẻ tuổi trên nước Mỹ. Chỉ trong 7 năm, ông đã lãnh đạo Hội Thánh Village từ 150 người lên đến hơn 6000 người đến nhóm lại. Và ông đã làm được như thế với sự rao giảng cực mạnh, có thẩm quyền, theo Kinh Thánh, dễ gần gũi, và dầm thấm trong sự tể trị của Đức Chúa Trời. Trước khi ông bước vào phẩu thuật, Matt (chỉ mới 35 tuổi) đã ghi lại một cuộn băng video ngắn sẽ được trình chiếu trong các buổi thờ phượng vào cuối tuần nầy. Bạn có thể xem phim ấy trên Internet. Tôi sẽ tóm tắt cuộn phim đó như một câu nói cảnh tỉnh về sự ông ấy tin cậy Đức Chúa Trời. Sau khi nói đến Hêbơrơ 11 và đời sống đức tin với những lần đắc thắng vinh hiển và những thử thách đầy cam go của nó, Matt nói rằng ông biết có một số người luôn nói: “Ông biết gì về sự chịu khổ?” Nhưng giờ đây, ông có thể nói thẳng với mấy người đó như sau: “Tôi lấy làm vui khi Ngài kể tôi xứng đáng về sự nầy”. Một người trong địa vị của ông ấy sẽ mất hết mọi sự. Chẳng có một bảo đảm nào cho ông ấy hay cho bất kỳ ai trong chúng ta khi chúng ta ở dưới con dao phẩu thuật. Matt đã công nhận rằng ông và vợ ông đã bật khóc và đã cầu nguyện với nhau trước giờ giải phẩu. Ông đã ôm hôn mấy đứa con mình. Và với những gì đức tin đã làm, ông đã bước bào phẩu thuật vào ngày thứ Sáu nầy?
“Tôi rao giảng về Ngài như thế là đủ rồi. Tôi đã ngợi khen và tôn vinh Ngài và làm nhiều việc cho Ngài ".
Ông nói thêm rằng ông muốn sống đến 70 tuổi và uống cà-phê với vợ mình. Ông muốn cùng đi với con gái xuống các bậc thang. Ông muốn nhìn thấy con trai mình lớn lên.
“Nhưng chẳng một việc nào trong các việc nầy tốt hơn ông”.
Ông kết thúc bằng cách tỏ ra tình cảm của mình dành cho Hội Thánh, và khi ấy ông chỉ nói:
“Tôi không sợ đâu . . .Hy vọng của tôi, ấy là quí vị sẽ nhìn thấy Ngài là nhơn từ trong mọi việc. . . Ngài không sai chúng ta làm một điều gì mà Ngài chẳng cung ứng sức lực cho”.
Đấy là một người đứng vững vàng trong Đấng Christ. Đấy là sự khác biệt đến từ chỗ nhận biết Đấng Christ cách sâu sắc, mật thiết và đồng đi với Ngài mỗi ngày. Đấy chính xác là loại nền tảng mà Đức Chúa Trời muốn gây dựng trong đời sống của hết thảy con cái Ngài.
Nhìn biết tất cả mọi sự nầy tạo ra sự khác biệt nào? Chắc chắn là vấn đề khi chúng ta đối mặt với một cơn khủng hoảng làm thay đổi đời sống, nhưng lại là quan trọng khi chúng ta bị hiểu lầm và những lời lẽ xứng đáng của chúng ta bị vặn cong và những kế hoạch thay đổi của chúng ta được sử dụng như một điều xấu theo một phương thức nào đó.
Có người sẽ chọn hiểu lầm bất luận chúng ta nói hay làm gì. Đối với họ chúng ta chẳng có câu trả lời nào ngoại trừ nói: “Lương tâm chúng tôi là trong sáng. Chúng tôi đã làm những gì chúng tôi có thể. Và chúng tôi để tiếng tăm của mình lại với Chúa”.
Chúng ta sẽ không hề “đứng vững” với sức riêng của mình khi rối rắm đến trên đường của chúng ta. Tôi thường nói rằng: “thần học đúng đắn sẽ giải cứu đời sống của bạn”, và phân đoạn Kinh Thánh nầy đang minh chứng điều đó.
Hãy đạt tới chỗ nhận biết Chúa. Hãy biến Lời của Đức Chúa Trời thành tiêu chuẩn cho đời sống của bạn. Hãy yên nghỉ trong tình yêu thương của Ngài. Hãy miệt mài trong sự công bình của Ngài. Hãy suy nghĩ về sự cao trọng của Ngài. Hãy dâng sự vinh hiển cho danh của Ngài.
Khi người khác vặn cong lời nói của bạn, đừng thất vọng. Hãy nói ra sự thật, hãy tự giải thích cho rõ ràng, và rồi hãy phó thác tương lai của bạn với Đức Chúa Trời là Đấng biết rõ bạn và trong Đấng Christ là Đấng đã xức dầu cho bạn, đóng ấn bạn, và ban cho bạn Đức Thánh Linh, và hứa dẫn dắt bạn.
Nếu chúng ta tin cậy nơi Ngài, thời điểm lộn xộn sẽ qua đi, và chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn vì đã nếm trải sự phấn đấu.
III. Động lực của chúng ta sẽ bị thách thức.
Những người chỉ trích nghĩ Phaolô là một loại truyền đạo hay thay đổi, bay đêm, loại người luôn luôn có mặt trên một hành trình quyền lực, một người thích mến mộ hay nếm trải những lời khen ngợi mình từ cấp dưới. Khi ông không có mặt lúc mà họ trông đợi, họ sẽ kết luận điều chi khác hơn là ông không yêu mến họ?
Đới với vấn đề nầy, Phaolô nói: "Tôi cầu Đức Chúa Trời lấy linh hồn tôi làm chứng rằng, ấy là tại nể anh em mà tôi chưa đi đến thành Cô-rinh-tô” (câu 23). Ông đã ở lại để không có một cuộc gặp gỡ trong sự giận dữ. Đấy là lý do tại sao ông có ý không thực hiện cuộc thăm viếng họ trong đau đớn (II Côrinhtô 2:1). Ông đã viết cho họ một bức thư rất cứng rắn (rõ ràng đã bị mất trong lịch sử) trong đó ông dạn dĩ đối mặt với những đối thủ của mình. Giờ đây, ông nói: “Tôi đã nói những gì tôi phải nói và tôi đã viết những gì tôi cần phải viết, vì vậy tôi sẽ chẳng làm gì hết trong lúc nầy”. Khi ấy ông nói thêm một sự khải thị đáng kinh ngạc trong tấm lòng ông cho những tín đồ còn non nớt nầy, họ đã nhìn xem ông với thái độ nghi ngờ:
“Vả, ấy là đang trong cơn khốn nạn lớn, tấm lòng quặn thắt, nước mắt dầm dề, mà tôi đã viết thơ cho anh em, nào phải để cho anh em âu sầu, nhưng để làm cho anh em biết tình yêu dấu riêng của tôi đối với anh em vậy” (câu 4).
Rất khó cho một số người trong chúng ta nghe thấy câu nói nầy, chúng ta không luôn giải quyết từng nan đề trong thế gian. Có người sẽ không chịu nghe đâu. Có người ưa tranh luận. Có người đã chực sẵn trong lý trí của họ. Có người có câu trả lời cho mọi sự.
Rõ ràng đây là tình trạng ở tại thành Côrinhtô. Vì Hội Thánh đang vướng phải tình trạng bè phái, và vì Phaolô đã gửi đến cho họ một bức thư cứng rắn và rất đau đớn, ông viết với hai hàng nước mắt chảy dài trên gương mặt ông, và vì ông biết hoàn cảnh đã bị kích động, ông quyết định không đến với thành Côrinhtô.
Hãy nói về sự khôn ngoan đến từ Chúa. Phaolô vốn biết rõ rằng sự hiện diện cá nhân ông tại thành Côrinhtô lúc ấy và trong hoàn cảnh đó chỉ làm cho mọi việc ra tệ hại thêm mà thôi. Đây không phải là một nguyên tắc bưng bít cho từng thời điểm và từng địa điểm. Đây là một nguyên tắc phải giữ ở trong trí. Có khi bạn cần phải đối diện với và làm cho nó rối lên. Có khi bạn phải lui lại, cung ứng khoảng không cho dân sự, cho họ có thì giờ để suy nghĩ, cầu nguyện và bàn bạc, và để cho Đức Thánh Linh có thì giờ để xoa dịu mọi lòng.
Tôi rất thích cách mà phân đoạn Kinh Thánh kết thúc. Sau khi nói đến bức thư khó chịu kia mà ông đã viết cho Hội Thánh Côrinhtô, ông nói: “Vả, ấy là đang trong cơn khốn nạn lớn, tấm lòng quặn thắt, nước mắt dầm dề, mà tôi đã viết thơ cho anh em, nào phải để cho anh em âu sầu, nhưng để làm cho anh em biết tình yêu dấu riêng của tôi đối với anh em vậy” (II Côrinhtô 2:4).
Đây là bức thư khó chịu mà Phaolô không muốn viết ra. Đây là một bức thư rất trăn trở mà người thành Côrinhtô không muốn đọc. Nhưng ông đã viết và họ đã đọc.
Đây là phần gây choáng váng cho lý trí. Ông đã viết thư cho họ biết ông yêu thương họ là dường nào. Tôi không dám chắc họ có “cảm thận được tình yêu” khi họ đọc những lòng chữ nghiêm khắc nầy hay không!?! Nhưng tình yêu thương phải có cả hai: dịu dàng và cứng rắn. Trong trường hợp nầy, bức thư cứng rắn của Phaolô đã minh chứng ông yêu thương họ nhiều lắm. Nếu tôi rầy con tôi: “Coi chừng nghe!” để giữ nó đừng đụng vào chiếc xe kia, thế thì tôi yêu nó hay ghét nó? Tôi yêu nó nhiều đến nỗi tôi dám liều cất giọng mình lên và làm cho nó chú ý để cứu lấy mạng sống của nó. Đấy là tình yêu mạnh mẽ giống như ôm lấy con mình rồi nói: “Ba thương con lắm" vậy.
Giờ đây, Phaolô quyết định chờ đợi Đức Chúa Trời hành động. Để không làm cho rối rắm dậy lên, ông quyết định không đến tại thành Côrinhtô trong thời điểm đó. Ở đây chúng ta nhìn thấy tình trạng trưởng thành Cơ đốc thật sự đang tác động. Ông không có ước muốn khuấy động họ thêm nữa. Ông chỉ muốn dự phần vào sự vui mừng của họ khi ông đến. Và ông đang hoạch định đến thăm. Ông nói như thế ở câu 3 (“khi tôi đến”).
Nhưng ông sẽ chờ đợi thêm một thời gian ngắn nữa. Sự chờ đợi có thể rất khó chịu, có lẽ là sự kỷ luật khó khăn nhất của đời sống Cơ đốc. Khi tôi quay nhìn lại những sai lầm mà mình đã phạm phải trong chức vụ, phần nhiều trong số đó đã đến vì tôi không chờ đợi. Có rất nhiều lần tôi nhảy dựng lên giống như một con lật đật trong một cửa hiệu của người Hoa, tìm cách làm cho xáo trộn mọi sự theo nhận định riêng đúng hay sai của mình. Đây không phải là cuộc bàn luận về sự hờ hững hay vô tư mà thay vì thế là một cuộc tranh luận về “sự chờ đợi năng động” mà David muốn nói tới khi ông nói: “Hãy dẹp sự giận, và bỏ sự giận hoảng; Chớ phiền lòng, vì điều đó chỉ gây ra việc ác” (Thi thiên 37:8).
Nếu Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, Ngài có thể đáng tin cậy làm ra điều đúng đắn. Nhưng Ngài không hành động theo thời biểu của tôi.
Hãy chú ý cái điều có giá trị, ấy là những gì Phaolô không làm trong phân đoạn Kinh Thánh nầy:
Ông không lẫn tránh nan đề. Ông không nói tới đích danh. Ông không chỉ ra những động lực.
Nói ngắn gọn, ông không vướng phải chứng assumicide. Ông không làm cho những đối thủ của mình những gì họ đã làm cho ông. Ông chỉ lo giải thích rõ ràng về bản thân ông, sự ông thay đổi kế hoạch, và trong quá trình ấy ông tỏ tấm lòng mình ra cho độc giả. Đấy là mọi sự mà bất kỳ người nào cũng có thể làm được trong một tình huống giống như vậy.
Cách thức đáp ứng với sự hiểu lầm
Chúng ta hãy gói ghém sứ điệp nầy với một vài điểm ứng dụng:
1. Có khi chúng ta sẽ bị bạn thân mình hiểu lầm. Phaolô rõ ràng rất yêu thương người thành Côrinhtô và ông biết họ rất rõ. Và họ cũng biết rõ ông nữa. Tuy nhiên, có một khe nứt đã lớn lên ở giữa họ. Cũng một việc xảy ra trong hôn nhân, trong các gia đình, giữa vòng những thân hữu và bạn cùng làm việc, và chắc chắn nó đang xảy ra trong mỗi một Hội Thánh. Nếu bạn chưa bị hiểu lầm liền tay, đừng lo mà chi. Nó sẽ xảy ra thôi. Đấy là một phần của cái giá sống trong một thế giới sa ngã. Những gì đã xảy ra cho Phaolô đều xảy ra cho hết thảy chúng ta chẳng sớm thì muộn thôi.
2. Sự biện hộ tốt nhứt là một lời giải thích thành thật, rõ ràng, không biện bác chi hết. Có nhớ Joe Friday từ loại chương trình Dragnet xưa trên TV không? Ông ta rất nổi tiếng về câu nói: “Thưa bà, chỉ là sự thực đấy thôi”. Phaolô không than vản, không đổ thừa, và không chỉ ngón tay dài dòng, lê thê. Ông không như vậy đâu. Ông đưa ra phần giải thích của chính mình cho độc giả để họ tự quyết định lý do tại sao ông không đến với thành I Côrinhtô
3. Chúng ta không thể nắm được người ta sẽ đáp ứng thể nào với mình. Hiếm khi những sự giải thích của chúng ta thuyết phục được dân sự. Có khi ngay cả những bạn bè thân của chúng ta sẽ chọn không tin chúng ta. Ở một thời điểm nào đó, chúng ta phải quyết định để tiếng tăm của mình lại trong tay của Đức Chúa Trời rồi bước ra khỏi sự tranh cãi. “Nếu bạn sống để làm đẹp lòng người ta, những sự hiểu lầm sẽ làm cho bạn phải chán nản; còn nếu bạn sống lo làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, bạn có thể đối mặt với những sự hiểu lầm với đức tin và lòng can đảm” (Warren Wiersbe).
4. Hãy cầu thay cho những ai hiểu lầm bạn. Trong lớp trường Chúa nhựt mới đây, giáo viên của chúng tôi khuyên chúng tôi về việc đến với hạng người “phung” ở xung quanh chúng tôi, là hạng người gây cho chúng tôi sự khó khăn hay đau khổ, những kẻ mà chúng tôi thường lẫn tránh nhiều như có thể được. Khi ấy vị giáo viên hỏi: “Ai là hạng người phung trong đời sống của bạn?” Một sự im lặng phủ lên phòng nhóm. Không ai muốn trả lời câu hỏi đó hết. Sau cùng, có một người đứng dậy nói có một số người ông ấy gặp ở quanh đấy. Đề cập tới sự kêu gọi đến với hạng người “phung”, ông ấy nói như sau: “Giảng thì dễ đấy, song làm thì rất khó”. Thật vậy. Rất dễ nói: “Hãy yêu người nào hiểu lầm bạn”, rất là khó đưa việc ấy vào thực tế lắm. Nhưng chúng ta phải làm theo không cứ là cách nào.
5. Chúng ta không lấy ác báo ác. Điều nầy cũng rất khó, đặc biệt khi các động lực của bạn bị tấn công hoài. Nhưng trong trường hợp nầy, chúng ta cần phải giống như Chúa chúng ta, là Đấng khi Ngài bị mắng nhiếc đã không lấy ác trả ác. Khi Ngài đối diện với đám dân đông đang la hét ầm ĩ, Ngài đã không trả lại một lời mắng mỏ nào hết, Ngài không tìm cách ngay cả Ngài không đưa ra một lời cáo giác nào. Tôi đã cho bạn thấy rằng đây không phải là một đường lối sống tự nhiên đâu. Khi chúng ta bị sỉ nhục, xu hướng tự nhiên của chúng ta là lấy nhục trả nhục. Nhưng Chúa Jêsus đã chọn cách khác. Như một người xưa đã nói: “Ngài không hề thốt ra một lời lằm bằm nào hết". “Như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng” (Êsai 53:7). Khi Ngài đứng trước mặt Phi-lát và Hê-rốt, và khi Ngài đối diện với đám dân động đang chế nhạo, Ngài đã chẳng thốt ra một lời sỉ nhục nào, Ngài chẳng đưa ra một lời đe dọa nào hết.
Khi họ giễu cợt Ngài, Ngài đã không trả đủa. Khi mấy tên lính đội cho Ngài chiếc mão gai, Ngài đã không rủa sả họ. Khi họ đóng mấy mũi đinh vào tay và chơn Ngài, Ngài đã không rủa sả họ.
Khi những kẻ đứng bên đường khạc nhổ vào mặt Ngài, Ngài đã không khạc nhổ lại. Khi họ chửi rủa Ngài, Ngài đã không rủa lại.
Điều nầy cũng sẽ xảy ra cho bạn nữa đấy. Và đấy là sự thử nghiệm thật đối với đức tin của bạn đó. Bạn nhận ra những gì bạn thực sự tin khi người ta ngược đãi bạn. Có khi phần thử nghiệm thật đức tin của bạn là những điều bạn không làm theo. Có khi bạn sẽ trở thành một Cơ đốc nhân tốt hơn do chẳng thốt ra một điều gì cả.
Bí quyết của Ngài nằm ở đâu chứ? Làm sao Ngài có thể chịu được như vậy chứ? Câu trả lời nằm ở cụm từ sau cùng của I Phierơ 2:23: “Ngài phó mình cho Đấng xử đoán công bình". Trong thời của chúng ta, chúng ta nghe nhiều người nói về việc đòi hỏi quyền hạn của chúng ta. Tinh thần ấy len vào trong Hội Thánh và chúng ta nghe có người nổi giận rồi Ngài nói: “Sao ông dám chà đạp lên quyền hạn của tôi chứ?” Hầu hết nan đề của chúng ta bắt nguồn từ chỗ đòi hỏi quyền hạn của mình. Nhưng Kinh Thánh đổi sự ấy ngược lại. Trước tiên, bạn không phải nghĩ tới quyền hạn của mình. Bạn cần phải nghĩ tới quyền bạn của người hạn trước kìa.
Khi bạn bị hiểu lầm, hãy nhắc lại bốn câu nầy:
Không phải tại tôi. Không phải trong lúc nầy. Mọi sự đều qui về Đức Chúa Trời. Mọi sự đều qui về cõi đời đời.
Khi bạn đọc mấy câu nầy, tôi khích lệ bạn nên dừng lại ngay bây giờ rồi thốt ra bốn câu ấy thật lớn tiếng. Hãy viết chúng ra trên một cái thẻ, rồi đặt cái thẻ ở chỗ mà bạn hằng nom thấy nó. Hãy cố gắng lặp lại mấy câu nầy mỗi ngày trong một tuần lễ để lẽ thật sẽ xâm nhập thẳng vào trong linh hồn bạn.
Các môn đồ của Chúa Jêsus có đôi khi sẽ bị hiểu lầm không những bởi người thế gian mà còn bởi những Cơ đốc nhân khác nữa. Nguyện Đức Chúa Trời ban cho chúng ta tinh thần của Chúa Jêsus để chúng ta noi theo những dấu chơn Ngài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét