Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Mathiơ 11:20-24: "Cô-ra-xin: Biết quá nhiều và Tin quá ít"



Cô-ra-xin: Biết quá nhiều và Tin quá ít
Mathiơ 11:20-24
Chỉ mới cách đây có mười ngày, mà dường như là khá lâu, chúng ta vừa đến với bờ biển Galilê. Khi nói “chúng ta” tôi có ý nói 15 người đã cùng đi tua với chúng tôi trên chuyến hành trình đến vùng đất của Kinh Thánh. Trong chuyến đi đặc biệt nầy, chúng tôi đã khởi sự bằng cách lấy một chiếc thuyền đi trên Biển Galilê và rồi đã nhìn thấy “chiếc thuyền của Chúa Jêsus” mà Chúa chúng ta và các môn đồ đã sử dụng. Sau đó, chúng tôi hướng về phía Bắc qua “ngón tay” Galilê đến Đan và đi thẳng đến xứ Sê-sa-rê Philíp, bối cảnh sự xưng nhận long trọng của Phierơ (Mathiơ 16:13-16), và kế đó dọc theo cao nguyên Golan đến bờ phía Đông của Biển Galilê, đến địa điểm được gọi là Kursi hay Gergasa, nơi Đấng Christ đuổi “quân đội” ma quỉ ra khỏi kẻ sống lang thang giữa những mồ mả. Ngài đã cho phép ma quỉ nhập vào bầy heo, sau đó chúng lao xuống bờ vực nhào vào trong Biển Galilê (Mác 5:1-20).
Một ngày thật bận rộn.
Sau khi chúng tôi rời khỏi “chiếc thuyền của Chúa Jêsus” rồi hướng lên phía Bắc, Malcolm (hướng dẫn viên tua của chúng tôi) nói cho chúng tôi biết ông ta có một chỗ mà ông ta rất muốn chúng tôi xem qua. Khi chúng tôi lái xe qua vùng đồi núi ngay phía Bắc của Biển Galilê, chúng tôi đến một khúc quanh và ở đó ngay trước mặt là những di tích của những gì một thời là thành phố đầy sức sống, quan trọng được gọi là thành Cô-ra-xin.
Nằm ở phía Bắc thành Ca-bê-na-um và ngay phía Bắc của ngọn núi những phước lành, chính là địa điểm nổi bật dành cho một thị trấn. Ở gần với dòng sông, nhưng không gần quá. Được xây dựng trên vùng đồi núi vì thế thời tiết rất ôn hòa.
Bạn có thể thấy Cô-ra-xin [Korazin] có thể viết là Khorazin hay Chorazin, nhưng hết thảy chúng đều ám chỉ đến cùng một địa điểm mà thôi. Chúng ta biết địa điểm ấy vì Eusebius mô tả nó cho chúng ta.
“Tam Giác Chính Thống”
Khi chúng tôi lên xe bus, Malcolm đưa chúng tôi đi trên một tua ngắn, chỉ cho chúng tôi thấy những ngôi nhà xây cất quanh một nhà hội xa xưa, được bảo tồn kỷ lưỡng, có niên đại từ thế kỷ thứ tư. Những ngôi nhà được xây cất bằng đá bazan lấy từ khu vực đó. Trong nhiều bối cảnh theo Kinh Thánh ở xứ Galilê, Cô-ra-xin nằm rất gần với biển nầy, nằm vươn ra biển cho nên khi bạn nhìn thấy những di tích đã được khai quật, bạn đang lần trở lại lịch sử chừng hai mươi thế kỷ.
Cô-ra-xin là một phần của “tam giác chính thống” trong thời của Chúa Jêsus. Hai phần kia của tam giác là các thị trấn gần đó gồm Bếtsaiđa (quê hương của Phierơ, Anh-rê và Philíp) và Ca-bê-na-um. Ba thị trấn ấy đầy dẫy với những người Do thái tin kính, họ rất xem trọng luật pháp. Malcolm để ra hết thời gian chỉ cho chúng tôi thấy những di tích đã được bảo tồn đàng hoàng của nhà hội được xây cất theo thiết kế Đền Thờ của Hê-rốt tại thành Jerusalem. Bạn có thể dễ dàng nói thế nầy về những cư dân thành Cô-ra-xin, tôn giáo đã đứng như trọng tâm sinh hoạt của cộng đồng. Thật vậy, phần bố trí của thị trấn đã đặt nhà hội làm một địa điểm chủ yếu. Nhà hội chứa một “ngai của Môi-se” dành cho những người nào lo đọc từ kinh Torah.
Những nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều nhà cửa trong thành Cô-ra-xin, một vài tòa cao tầng, và một máy ép dầu ôlive. Malcolm dành thì giờ chỉ cho chúng tôi thấy ngôi nhà của một gia đình giàu có. Chúng tôi đứng bên trong các bức tường bằng đá và lấy làm lạ không biết ai đã sống ở đó trong thời của Chúa Jêsus.
Tư tưởng ập vào tôi khi thấy Cô-ra-xin là một nơi dễ sinh sống như thế trong thế kỷ thứ nhứt. Chắc chắn những đống đổ nát chỉ ra rằng một số người giàu có đã sinh sống ở đó. Ở chỗ thấp hơn một chút của thị trấn (không phải mọi chỗ đều được đào bới đâu), bạn có thể nhìn thấy nhiều ngôi nhà hiện đại hơn. Chắc chắn thời tiết ở đây rất dễ chịu, bạn có thể bắt cá từ Biển Galilê gần đó, và bạn có thể đi về phía Tây đến thành Naxarét hay đi quanh hồ đến xứ Ti-bê-ri-át, và về những bữa ăn đã được ấn định sẵn, bạn có thể dễ dàng lên xe theo những con đường tốt đến thành Jerusalem.
Mọi sự trong mọi sự, Cô-ra-xin là một địa điểm rất tốt để sinh sống. Không rộng quá, cũng không nhỏ quá. Đủ thịnh vượng, địa điểm rất tốt, gần với mọi sự cần thiết. Và dân chúng có khuynh hướng trở thành người Do thái tin kính, họ muốn vâng theo luật pháp của Đức Chúa Trời.
Khốn cho ngươi, thành Cô-ra-xin!
Đây là những gì chúng ta biết về thành Cô-ra-xin và Chúa Jêsus. Chúa đã để nhiều thời gian ở tại đó. Điều nầy rất khả thi vì thành Ca-bê-na-um ở gần đó, đây là trung tâm đầu não cho chức vụ của Ngài. Chúng ta biết rõ Ngài đã làm ra nhiều phép lạ trong khu vực nầy. Ngài cũng đã giảng dạy rất nhiều ở đó.
Dân chúng ở thành Cô-ra-xin đều biết rõ Chúa Jêsus, và Chúa Jêsus biết rõ họ.
Chúng ta biết điều nầy vì cớ những điều Chúa Jêsus đã phán ở Mathiơ 11.
“Vì dân các thành mà Đức Chúa Jêsus đã làm rất nhiều phép lạ rồi, không ăn năn, nên Ngài quở trách rằng: Khốn nạn cho mầy, thành Cô-ra-xin! Khốn nạn cho mầy thành Bết-sai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm giữa bay, đem làm trong thành Ty-rơ và Si-đôn, thì hai thành đó thật đã mặc áo gai, đội tro, ăn năn từ lâu rồi. Vậy nên ta bảo bay, đến ngày phán xét, thành Ty-rơ và thành Si-đôn sẽ chịu đoán phạt nhẹ hơn bay” (các câu 20-22).
Kế đó Ngài đã thêm mấy lời nầy về thành Cabênaum, là thành phố mà Ngài đã dành cho nhiều thời gian nhất và ở đó Ngài đã làm ra rất nhiều phép lạ:
“Còn mầy, Ca-bê-na-um là thành đã được cao tới trời, sẽ hạ xuống tới âm phủ! Vì nếu các phép lạ đã làm giữa mầy, đem làm trong thành Sô-đôm, thì thành ấy còn lại đến ngày nay. Vậy nên ta rao bảo rằng, đến ngày phán xét, xứ Sô-đôm sẽ chịu đoán phạt nhẹ hơn mầy” (các câu 23-24).
Chúa Jêsus đã làm ra nhiều phép lạ tại thành Cô-ra-xin. Hãy chú ý phần số nhiều. Các phép lạ. Không những là một phép lạ, mà là nhiều phép lạ. Chúng ta không biết những phép lạ nào vì Tân Ước không nói cho chúng ta biết. Khi chúng tôi đến viếng qua bối cảnh, Malcolm đã gợi lại những câu nói ở phần cuối của sách Tin Lành Giăng:
“Lại còn nhiều việc nữa mà Đức Chúa Jêsus đã làm; ví bằng người ta cứ từng việc mà chép hết, thì ta tưởng rằng cả thế gian không thể chứa hết các sách người ta chép vậy” (Giăng 21:25).
Có phải Ngài ban ánh sáng cho người mù không?
Có phải Ngài đã chữa lành cho đứa trẻ mắc bịnh?
Có phải Ngài đã chữa lành cho người có bàn tay teo?
Có phải Ngài đã làm cho người phung được sạch?
Có phải Ngài khiến cho kẻ què được đi?
Có phải Ngài đã đuổi tà ma?
Có phải Ngài đã làm cho kẻ chết sống lại?
Chúng ta không biết, nhưng chúng ta biết nhiều về việc nầy. Họ đã nghe đạo của Ngài, đã nghe sứ điệp của Ngài, họ biết rõ Ngài là ai, và họ đã nhìn thấy các phép lạ Ngài đã làm ra.
Thế mà họ không chịu ăn năn.
Họ biết quá nhiều và tin quá ít.
Hãy chú ý phần ví sánh mà Chúa đã đưa ra. Ti-rơ và Si-đôn là hai thành phố tà giáo nằm trên bờ biển Địa Trung Hải. Chúa Jêsus đã đến với khu vực ấy chỉ có một lần. Ngài đã có mặt ở đó lâu đủ để gặp một người đàn bà Canaan, đức tin của bà nầy làm cảm động Ngài thật sâu sắc (Mathiơ 15:21-28). Hai thành ấy tiêu biểu cho sự kiêu căng gian ác và sự xem khinh đối với Đức Chúa Trời của dân Israel.
Nhưng nếu họ đã nhìn thấy những điều thành Cô-ra-xin đã thấy, họ đã ăn năn từ lâu rồi.
Thành Sô-đôm còn nhẹ hơn trong ngày phán xét
Và rồi có thành Sô-đôm, trong Cựu Ước thành nầy là hình ảnh thu nhỏ tiêu biểu cho tội ác. Thành phố đã bị hư mất vì Đức Chúa Trời không thể tìm gặp thậm chí 10 người công bình ở trong bốn bức tường của nó (xem Sáng thế ký 18:16-33). Nó bị hư mất vì thiếu một số người tin kính. Sô-đôm đứng như một biểu tượng phi luân nặng nề, trụy lạc về tình dục, đồi bại lan khắp, chẳng màng gì đến người nghèo, và một sự chối bỏ hoàn toàn đối với Đức Chúa Trời.
Thế mà . . . thế mà . . . thế mà…
Sô-đôm sẽ bị nhẹ hơn thành Cabênaum trong ngày phán xét.
Ti-rơ và Siđôn sẽ bị nhẹ hơn thành Cô-ra-xin.
Chúa Jêsus phán kẻ không tin kính sẽ bị nhẹ hơn kẻ tôn giáo vì kẻ tôn giáo vốn biết rõ lẽ thật mà chẳng làm chi hết về lẽ thật ấy. Tôn giáo – dù tốt lành, vững chắc, tôn giáo theo Kinh Thánh – có thể là một mối ngăn trở cho việc nhìn biết Đức Chúa Trời vì tôn giáo của bạn có thể giữ bạn không tìm kiếm Đấng Christ.
Dân chúng ở thành Cô-ra-xin đã có nhiều tri thức.
Họ biết rõ Kinh Torah của Đức Chúa Trời.
Họ trung tín đến với nhà hội.
Họ có nhiều sự hiểu biết.
Thế nhưng khi Chúa Jêsus đến với họ, họ không chịu ăn năn.
Khi Chúa Jêsus làm ra nhiều phép lạ, họ không chịu tin theo Ngài.
Điều nầy dạy dỗ chúng ta một việc quan trọng về cái chạm của các phép lạ. Đôi khi tôi nghe người ta nói: “Nếu chúng ta chỉ có một vài phép lạ thôi, người ta sẽ tin ngay”. Không nhất thiết là như vậy. Các phép lạ tự bản thân chúng chẳng minh chứng được điều gì. Các phép lạ có thể làm cho chúng ta ngạc nhiên, làm cho chúng ta giật mình, làm cho chúng ta bị sốc, nhưng chúng không nhất thiết dẫn chúng ta đến với Đức Chúa Trời. Các phép lạ khi xảy ra, và chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời khi chúng xảy ra, nhưng các phép lạ không nhất thiết khiến cho người ta trở lại với Chúa Jêsus.
Sự Sáng cứu rỗi và xét đoán
Tại sao thành Sô-đôm chịu nhẹ hơn thành Cô-ra-xin trong ngày phán xét chứ? Sự sáng có cả hai: cứu rỗi và xét đoán. Thành Sô-đôm không hề có nhiều sự sáng, vì thế dân sự ở đó đã sống sâu lắng trong bóng tăm tối. Còn ở thành Cô-ra-xin, họ có Sự Sáng của Thế gian bước đi giữa vòng họ. Họ đã nhìn thấy Chúa Jêsus, biết rõ Ngài, đã nghe Ngài giảng dạy, đã lắng nghe Ngài, và đã nhìn thấy các phép lạ.
Là một người theo tà giáo thì chịu nhẹ hơn là một người tôn giáo.
Ít nhất người theo tà giáo nói: “Tôi chưa hề biết về Chúa Jêsus”.
Người ở thành Cô-ra-xin không thể đưa ra lời cáo lỗi đó.
Nếu bạn hỏi: “Quí vị sống ở đâu? Trong thành Cô-ra-xin hay trong thành Sô-đôm?” ai nấy sẽ đáp: “Tất nhiên là thành Cô-ra-xin rồi”. Và từ quan điểm sống ở một nơi tốt đẹp, sẽ có một câu trả lời đúng đắn. Nhưng từ quan điểm đời đời, thành Sô-đôm sẽ chịu nhẹ hơn – thậm chí với mọi sự phi luân của nó – vì sự phán xét sẽ trầm trọng hơn cho những ai vốn biết quá nhiều mà vẫn không chịu tin.
Ở đây, tôi nghĩ, là một sự mỉa mai hoàn toàn. Sự phán xét của Đức Chúa Trời luôn luôn tùy thuộc vào sự sáng. Sự sáng được tiếp nhận dẫn tới thêm nhiều sự sáng hơn. Sự sáng bị chối bỏ chỉ dẫn tới bóng tối tăm mà thôi. Bởi tiêu chuẩn ấy, thành phố xinh đẹp và thịnh vượng Cô-ra-xin còn tối tăm hơn thành Sô-đôm hay thành Ti-rơ hoặc thành Siđôn.
Chúa Jêsus đã đến rất thường xuyên tại thành Cô-ra-xin và đã làm ra nhiều phép lạ ở đó. Ngài đã yêu thương dân sự. Chắc chắn Ngài đã ban cho họ từng cơ hội để ăn năn. Ngài đã ưu đãi thành Cô-ra-xin với thật nhiều phép lạ.
Ngài đã dạy dỗ họ đường đi.
Ngài đã chỉ cho họ thấy đường đi.
Và họ vẫn không chịu ăn năn.
Một sứ điệp cho hạng người tôn giáo
Nguyện từng người tôn giáo nào đọc sứ điệp của tôi sẽ để chúng vào lòng. Bạn càng sống tôn giáo, sứ điệp nầy càng dành cho bạn đây. Và nếu bạn đến nhóm lại với một Hội Thánh tốt, mạnh mẽ, tin theo Kinh Thánh, lo rao giảng Tin Lành với một ý định thật tốt, một chức vụ tràn trề khả năng, một mục sư tin kính, một ngôi nhà thờ đẹp đẽ, một danh tiếng cực kỳ, nếu bạn là một thuộc viên, nếu bạn hát trong ca đoàn, nếu bạn dạy Lớp Trường Chúa Nhựt, nếu bạn là một trưởng lão hay một chấp sự, thế thì phải chú ý thật nhiều vào những gì Đức Chúa Trời đang phán dạy.
Thà là một kẻ trụy lạc còn hơn là kẻ tôn giáo nếu tôn giáo của bạn không dẫn bạn đến với Chúa Jêsus. Đừng ỷ y vào các ơn phước của mình. Đừng tưởng rằng sự tuân giữ các vụ việc bề ngoài là tốt hơn tình trạng tấm lòng của bạn đấy.
Có lẽ người của thành Cô-ra-xin ưa thích Chúa Jêsus. Thực sự là chúng ta không biết được. Nhưng chẳng có một tường trình nào cho thấy họ tìm cách đẩy Ngài xuống vực như dân cư thành Naxarét đã làm (Luca 4:28-30). Tôi lấy làm lạ không biết họ có ưa thích Chúa Jêsus hay không, có khen ngợi Ngài không, và có lắng nghe với ý thích khi Ngài ban cho họ Bánh Sự Sống!?! Có lẽ họ nghĩ Ngài là một nhân vật đỉnh cao nào đó khác hơn Ngài là một người nhơn đức. Thật là dễ tìm thấy những phương thức muốn thu nhỏ Chúa Jêsus lại ngay cả khi tung hô khen ngợi Ngài từ đàng xa.
Đây là một lời cảnh cáo cho hạng người tôn giáo khi phải lựa chọn Chúa Jêsus là ai.
Ngài không phải là thứ để lựa chọn.
Ngài là Giêhôva Đức Chúa Trời của vũ trụ.
Hãy sấp mình xuống mà thờ lạy Ngài!
Thà là không có phép lạ, còn hơn có phép lạ mà không chịu ăn năn.
Thà là bị đau bịnh và không phương chữa chạy, còn hơn là được chữa lành mà không dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời.
Thà là không kinh nghiệm Đức Chúa Trời còn hơn kinh nghiệm Đức Chúa Trời mà cứ khư khư như cũ.
Giống như Sô-đôm thì tốt hơn
Sau cùng, tôi đến với phần tư tưởng gây sốc nhất đây, một tư tưởng mà bản thân tôi khó mà chấp nhận được:
Thà sống như thành Sô-đôm còn hơn là sống như thành Cô-ra-xin.
Khi viết ra mấy lời nầy, Mục sư J. C. Ryle đặt vấn đề theo cách nầy:
Có thể nghe Đấng Christ giảng đạo, và nhìn thấy các phép lạ của Đấng Christ, thế mà vẫn cứ không thay đổi. Những điều đó dạy cho chúng ta biết, ít nhất, người ấy chịu trách nhiệm về tình trạng của chính linh hồn mình.
Sự phán xét của Đức Chúa Trời cuối cùng sẽ được công bình một cách hoàn toàn. Người thành Sô-đôm sẽ chịu phán xét trong ngày sau rốt, và sự phán xét ấy thực là đáng kinh sợ. Nhưng sự phán xét sẽ nặng nề hơn sẽ giáng trên thành phố Cô-ra-xin tôn giáo kia.
Vì vậy, sứ điệp là sứ điệp cảnh cáo và là sứ điệp nói tới hy vọng. Đối với người tôn giáo, lời lẽ nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời phán xét không những là tội lỗi công khai và tình trạng vô luân trầm trọng. Mà Ngài còn nhìn thấy thái độ của tấm lòng không biết xem trọng Đấng Christ nữa. “Chúng ta chỉ phải ngồi xuống trong im lặng và chẳng làm chi hết, khi Tin Lành nhắm vào sự tiếp nhận của chúng ta, và chúng ta sẽ thấy mình một ngày kia ở trong cái hố sâu”.
Ryle tiếp tục nói rằng “chẳng một tội lỗi nào làm ồn ào cả, nhưng không ai dám kết tội linh hồn, là vô tín”.
Sống dưới âm điệu của Tin Lành là một lợi thế rất lớn.
Còn nghe giảng Tin Lành và chẳng làm chi hết với Tin Lành ấy thì chịu xét đoán trầm trọng hơn.
Nguyện chúng ta để tâm trí mình vào quyết tâm nầy – rằng chúng ta sẽ không xem thường Chúa Jêsus, song phải xem Ngài là đáng trượng.
Hỡi tội nhân, hãy đến
Đâu là sứ điệp nói tới hy vọng? Giả sử có ai đó đọc những lời nầy cảm thấy như tội lỗi của họ trầm trọng đến nỗi nó sẽ chẳng bao giờ được tha thứ. Hãy xem xét lời lẽ của Chúa Jêsus đi. Thành Sô-đôm có thể được cứu đấy. Ti-rơ và Siđôn có thể được cứu đấy. Và bạn cũng có thể được cứu nữa đấy.
Không một trường hợp nào là vô vọng, nơi mà tấm lòng thực sự được mở ra với Chúa.
Không một tội lỗi nào có thể giữ chúng ta không đến với Chúa Jêsus trừ ra tội vô tín.
Một bài thánh ca xưa của Joseph Hart (do Todd Agnew phổ nhạc) cung ứng cho chúng ta mọi hy vọng mà chúng ta có cần:
Hãy đến, hỡi tội nhân khốn khổ,
Yếu ớt, thương tích, bịnh hoạn và buồn rầu;
Chúa Jêsus sẵn sàng cứu các ngươi,
Ngài đầy lòng thương xót, yêu thương và quyền phép
Đừng để cho lương tâm cũng như mơ ước viển vông
khiến các người chần chừ,
mọi sự Ngài đòi hỏi
ấy là các ngươi cần đến Ngài.
Hãy đến, hỡi các ngươi đầy gánh nặng và khó nhọc,
Hư mất, đổ nát bởi sự sa ngã;
Nếu các ngươi chần chừ đợi đến khi tốt hơn,
Các ngươi sẽ chẳng đến được bao giờ.
Trong chuyến đi tua đến Đất Thánh của chúng tôi, một phụ nữ đã nghe tôi giảng ở giảng đường nầy, bà ta nói có một việc tôi đã nói chạm đến bà ấy nhiều hơn bất cứ điều chi khác. Ở cuối bài giảng của tôi, tôi thường nói:
“Hãy chạy đến với thập tự giá”.
Nguyện đấy sẽ là lời nói sau cùng của sứ điệp nầy.
Nếu bạn đang sống tôn giáo, hãy chạy đến với thập tự giá.
Nếu bạn sống phi tôn giáo, hãy chạy đến với thập tự giá.
Nếu bạn là thuộc viên của Hội Thánh, hãy chạy đến với thập tự giá.
Nếu bạn chưa hề đi nhà thờ, hãy chạy đến với thập tự giá.
Nếu bạn sống một đời sống nhơn đức, hãy chạy đến với thập tự giá.
Nếu bạn thấy xấu hổ về đời sống của mình, hãy chạy đến với thập tự giá.
Đừng phạm lấy lỗi lầm của thành Cô-ra-xin mà xem thường Chúa Jêsus. Không chóng thì chày, ngày ân điển đến cùng với dấu chấm xuống hàng. Bạn sẽ nói gì trong ngày phán xét nếu bạn chần chừ không đến với Con của Đức Chúa Trời?
Trong ngày sau rốt, ngày ấy sẽ minh chứng thà là một Phật tử hay tín đồ Ấn độ giáo hoặc là Hồi giáo hay một kẻ thế tục còn tốt hơn là một tín đồ Báptít hay Trưởng Lão hoặc Công giáo mà chưa hề đến với Chúa Jêsus. Bạn là người biết quá nhiều, lại không tin theo sự hiểu biết của bạn. Bạn có thể biết quá nhiều và tin quá ít. Đây là sứ điệp từ thành Cô-ra-xin đến với chúng ta hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét