Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

II Côrinhtô 3:1-3: "Bạn đánh giá sự thành công như thế nào?"



Bạn đánh giá sự thành công như thế nào?
II Côrinhtô 3:1-3

Bạn sẽ thuê người nầy làm Mục sư quản nhiệm của bạn không?
*Bị bắt nhiều lần.
*Vào ra nhà tù.
*Thường đi ra khỏi thành phố.
*Chưa hề lo gây dựng một Hội Thánh.
*Chưa hề giảng trên TV.
*Chưa hề có một trang web.
*Chưa hề có một trang Facebook.
*Chưa hề sở hữu nhà riêng mình.
*Phải lao động bên lề để tự lo cho mình.
*Chưa hề trụ lại lâu ở một địa điểm.
*Không phải là một diễn giả khéo léo chỗ đông người.
*Bề ngoài không có ấn tượng.
*Có khi giảng nhiều giờ trong một dịp nào đó.
*Dường như thích dính dáng với những cuộc tranh luận chỗ đông người.
Hầu hết các Hội Thánh sẽ cho qua một người như thế. Rốt lại, bạn không thể giao tòa giảng cho bất cứ ai mãi đi hoài như thế. Và đấy là lý do tại sao Sứ đồ Phaolô sẽ không cảm thấy như ở nhà tại phần nhiều nhà thờ của chúng ta ngày nay.
Mỗi năm, tôi để phần lớn thì giờ trao đổi với quí Mục sư. Tôi mến thích quí Mục sư và tôi thích để thì giờ ra với họ. Có khi tôi hỏi: “Việc ấy rồi sẽ đi tới đâu?” và rồi ngồi lại chờ đợi câu trả lời. Giống như tôi vừa đánh máy câu trả lời đó, tôi rùng vai, như muốn nói: “Chuyện ấy còn tùy”. Chuyện nầy còn tùy vào ai đang hỏi, khi nào, ở đâu và tại sao. Và chuyện nầy còn tùy vào thời buổi mà bạn đưa ra câu hỏi nữa.
Thành công trong chức vụ rất khó xác định. Thậm chí khi chúng ta đã thỏa mãn tất cả mục tiêu của mình, có phải chúng ta thực sự thành công trong con mắt của Đức Chúa Trời không?
Chúng ta đánh giá sự thành công trong chức vụ như thế nào?
Đấy là thắc mắc mà Phaolô đã đối diện với ở II Côrinhtô. Ông phải xưng công bình cho chính ông vì một nhóm người hay phê phán đã lấn lướt Hội Thánh, họ làm đầy dẫy tâm trí của dân sự với những lời vu cáo nghịch lại bản sắc của Phaolô và cách xử sự của ông. “Anh em không thể tin tưởng ông ta. Hãy xem cách không kiên định của ông ta. Ông ta nói sẽ đến thăm, thế rồi chẳng thấy ông ấy đâu hết. Làm sao anh em biết ông ấy không phải là đồ giả mạo chứ?"
Một phần đáp trả của Phaolô đến từ II Côrinhtô 3:1-3, ở đây ông công bố rằng sự đánh giá thật về chức vụ của ông là những đời sống được thay đổi bởi Đức Thánh Linh. Điều đó thiết lập sự thành công thật ở trước mắt Chúa.
Thành công trong chức vụ rất khó xác định.
Ấy chẳng phải về các chương trình hay những tòa nhà đồ sộ.
Ấy chẳng phải về ngân sách hay của dâng phần mười.
Ấy chẳng phải về một danh tiếng cả thể.
I. Những đánh giá về sự thành công không thích nghi
“Chúng tôi há lại bắt đầu tự phô mình, hay là như người khác cần có thơ gởi gắm cho anh em, hoặc nhờ thơ gởi gắm của anh em sao?" (II Côrinhtô 3:1).
Phaolô nói: “Tôi không cần khoe và tôi không cần một bức thư gửi gắm để chứng minh giá trị của chức vụ tôi".
Đấy là sự khác biệt với phương thức chúng ta thực hiện nhiều việc ngày hôm nay.
Có khi chúng ta đánh giá sự thành công qua các thứ bằng cấp của chúng ta. Vì vậy, chúng ta vào trường đại học trong 4 năm để lấy bằng BA hay bằng BS. Rồi chúng ta lại vào trường để lấy bằng MA hay bằng MBA. Có người sẽ tìm kiếm một chứng chỉ chuyên nghiệp, tỉ như bằng MD, JD, DDS, hay DMin. Người nào với khuynh hướng muốn học hỏi sẽ theo đuổi bằng PhD để họ có đủ tư cách viết lách hay dạy dỗ ở những trình độ cao nhứt. Thế nên, đến mức cuối cùng, con người ham học kia có thể có một loạt bằng cấp theo sau cái tên mình, tỉ như BA, MA, PhD.
Và tất nhiên, những vụ việc nầy mới là vấn đề. Chúng ta hướng sự chú ý đến họ. Chúng ta dán mấy cái học vị của mình lên tường. Chúng ta muốn người ta nhìn biết chúng ta đến với Trường kỷ thuật của Georgia hay Miami hoặc Notre Dame hay Princeton hoặc Multnomah hay Biola. Và ấy chẳng phải chỉ có những danh xưng đó mà thôi đâu. Chúng ta kiếm được địa vị, chúng ta kết thật nhiều bè bạn, chúng ta tạo ra mạng lưới, chúng ta có thể gặp gỡ người bạn đời của mình ở trường đại học, và khi chúng ta tốt nghiệp, có một học vị từ một trường đặc biệt sẽ đưa đến công ăn việc làm cho chúng ta một ngày kia. Và đấy là vấn đề.
Có khi chúng ta phong chức cho người ta bước vào chức vụ. Điều đó rất quan trọng vì nó có ý nói rằng một nhóm nhân vật nào đó rất được kính trọng đã xem xét bạn một cách cẩn thận về sự làm chứng, lai lịch, học vấn, đạo lý, đời sống thuộc linh, và sự kêu gọi đến với chức vụ của bạn. Trong một số hệ phái, sẽ không được xem là hàng mục sư. Chúng ta dán tờ giấy phong chức của mình lên tường. Đây là con dấu của sự thành tựu, một dấu hiệu mà ai đó, ở đâu đó đã kiểm tra chúng ta và chúng ta được kể là xứng đáng.
Phaolô không hề cung ứng cho chúng ta bất kỳ một thông tin nào bằng số liệu những lần nhóm lại ở nhà thờ của ông
Thường thì chúng ta đánh giá quí Mục sư bằng tầm cỡ của Hội Thánh. Có lẽ chẳng có việc gì quan trọng hơn việc nầy. Đến nhóm lại với bất kỳ một vị Mục sư nào cũng được và sau những lời chào thăm cụ thể, có người chắc chắn sẽ lên tiếng: “Hội Thánh của bạn bao lớn?” hay “Bạn đang điều hành bao nhiêu Lớp Trường Chúa Nhựt?” Điều nầy là quan trọng vì 50 thì tốt hơn 25, 100 người thì tốt hơn 50, 500 người thì tốt hơn 100, 1000 thì tốt hơn 500, 2000 luôn tốt hơn 1000, và bất cứ điều chi hơn 2000 đều được xem là một Hội Thánh siêu sao. Và trong thời buổi nầy, hoàn toàn có một số lượng hơn 7000 người mỗi Chúa nhựt. Hiện nay Hội Thánh lớn nhứt ở Mỹ hấp dẫn hơn với 40.000 nhân sự. Và khắp thế giới có các Hội Thánh siêu - siêu sao, con số lên tới 100.000 hay 200.000 người.
Có những cách khác nhau trong việc tìm kiếm một sự thành công. Bạn quen biết ai? Bạn gắn bó thể nào? Bạn có quen một thượng nghị sĩ không? Có bao nhiêu giáo sĩ đến nhóm lại trong Hội Thánh? Bạn có số cellphone của Bill Gates không? Bạn có biết Twitter với Shania Twain đang gắn bó với nhau không? Bạn có ghé thăm và chào “hi” với Donald Trump khi bạn có mặt ở Nữu Ước? Bạn có gặp Tổng thống Obama không? Will Peyton Manning trở lại với những sự kêu gọi của mình? Bạn có dùng bữa trưa với Chuck Colson vào tuần qua không? Còn nhiều điều nữa. Vì chúng ta đang sinh sống trong một nền văn hóa nổi cộm, ai chúng ta quen biết mới là vấn đề. Quen biết nhân vật quan trọng cung ứng cho bạn một sự tỉnh táo, nó giúp bạn làm ra thật nhiều việc, rồi nó nâng cao bạn trong tâm trí của nhiều người khác.
Nhưng các việc nầy, các bức “thư tiến cử” mà Phaolô đang nói tới, sự tán thưởng và công nhận của nhiều người khác và sự vỗ tay của thế gian, đây chẳng phải là những đánh giá thực về sự thành công.
Đức Chúa Trời xem xét sự thành công ấy rất khác.
II. Một việc có ý nghĩa nhiều nhất
Đấy là những đời sống đã được Đức Thánh Linh thay đổi. Hãy xem cách Phaolô giải thích điều nầy ở các câu 2-3:
“Ấy chính anh em là thơ gởi gắm của chúng tôi, viết trong lòng chúng tôi, mọi người đều biết và đều đọc. Vả, rõ thật rằng anh em là bức thơ của Đấng Christ, bởi chức vụ chúng tôi viết ra, chẳng phải viết bằng mực, nhưng bằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời hằng sống, chẳng phải viết trên bảng đá, nhưng trên bảng thịt, tức là trên lòng anh em”.
Phaolô đã dính dáng thật sâu, minh chứng thực cho chức vụ của ông là những đời sống được thay đổi trong số khán thính giả của ông. Khi ông giảng Tin Lành, Đức Thánh Linh đã áp dụng Tin Lành ấy cho khán thính giả của ông để họ tin theo Chúa Jêsus, đời sống họ hoàn toàn được thay đổi. Côrinhtô là một thành phố hoàn toàn theo tà giáo, thờ lạy hình tượng và phi luân nặng nề về tình dục. Là một thành phố cảng, nó có tiếng về sự hưởng thự thú nhục dục lên tới một điểm mà “Côrinhtô hóa” đã trở thành ngạn ngữ trong thế kỷ thứ nhứt. Ngạn ngữ ấy có ý nói tới sống theo cấp độ khát khao nhục dục như súc vật vậy. Côrinhtô là một nơi mà bạn có thể nói thực sự là “cái gì cũng được hết”. Vì vậy khi Tin Lành bước vào với lời hứa biến đổi sự sống của nó nhờ vào quyền phép của Đức Chúa Jêsus Christ, hạng tội nhân đã trở lại đạo, và một số trong họ đã được thay đổi một cách triệt để. Phaolô đã viết về sự ấy trong thư thứ nhứt ông gửi cho người thành Côrinhtô:
“Anh em há chẳng biết những kẻ không công bình chẳng bao giờ hưởng được nước Đức Chúa Trời sao? Chớ tự dối mình: phàm những kẻ tà dâm, kẻ thờ hình tượng, kẻ ngoại tình, kẻ làm giáng yểu điệu, kẻ đắm nam sắc, kẻ trộm cướp, kẻ hà tiện, kẻ say sưa, kẻ chưởi rủa, kẻ chắt bóp, đều chẳng hưởng được nước Đức Chúa Trời đâu” (I Côrinhtô 6:9-10).
Trong thế giới hôm nay, chúng ta có khuynh hướng xem đấy là một “phân đoạn khó chịu” làm cho chúng ta phải lúng túng vì dường như nó quá tiêu cực –và quả thật vậy! Nhưng đấy chưa phải là phần cuối của câu chuyện đâu. Hãy đọc tiếp ở câu 11:
“Trước kia anh em ít nữa cũng có một đôi người như thế; nhưng nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ, và nhờ Thánh Linh của Đức Chúa Trời chúng ta, thì anh em được rửa sạch, được nên thánh, được xưng công bình rồi”.
Phần quan trọng nhứt của câu nầy là cụm từ đầu tiên của câu 11: “Trước kia anh em ít nữa cũng có một đôi người như thế”. Trong cụm từ nầy chúng ta thấy toàn là đức tin Cơ đốc. Quyền phép tác động trong mọi sự chúng ta tin được tóm tắt trong cụm từ nầy. Cơ đốc giáo chắc chắn là một tôn giáo nói tới sự biến đổi. Mọi sự chúng ta nói và mọi sự chúng ta tin đều được xây dựng trên một lời hứa nền tảng và rất cấp tiến: Bạn không phải trụ lại ở phương thức bạn đang sinh sống đây. Đời sống của bạn có thể được biến đổi thật triệt để bởi Đức Chúa Trời. Phép lạ biến đổi xảy ra khi sự sống của Đức Chúa Trời bắt gặp và giao tiếp với nhân cách của con người. Đức Chúa Trời từng bước vào bức tranh, đời sống của bạn sẽ không bao giờ còn như nguyên cũ nữa. Cho tới khi ấy, có thể bạn sống rất tôn giáo và có thể bạn là một người rất nhơn đức và có thể bạn sẽ tuân theo những luật lệ của nhà thờ, nhưng bạn chưa được biến đổi.
Cơ đốc giáo chắc chắn là một tôn giáo nói tới sự biến đổi.
Chúng ta hãy viết ra để cho cả thế gian hiểu rõ. Những Cơ đốc nhân tại thành Côrinhtô đã . . .
Không còn sống gian ác nữa.
Không còn phi luân nữa.
Không còn là những kẻ thờ lạy hình tượng nữa.
Không còn là hạng tà dâm nữa.
Không còn là đồng tính luyến ái nữa.
Không còn trộm cắp nữa.
Không còn tham lam nữa.
Không còn say sưa nữa.
Không còn là hạng người vu khống nữa.
Không còn là hạng người lừa đảo nữa.
Hãy nói về một sự thay đổi. Bạn có thể tưởng tượng cái chạm trong thành Côrinhtô khi một người chuyên thờ lạy hình tượng đến với Đấng Christ và bạn bè của người tại đền thờ thần Aphrodite, là nữ thần tình yêu, họ lấy làm lạ không biết có sự gì đã xảy đến cho người! Tại sao người ấy chẳng còn đến ở quanh đấy nữa? Tại sao người không còn dâng của lễ nữa? Tại sao người tránh né không còn giao tiếp về tình dục với những nữ tế trong đền thờ? Tại sao người không dự phần vào những kỳ lễ say sưa chè chén nữa? Điều chi đã xảy đến cho người vậy? “Tôi đã gặp mấy người kia, họ nói cho tôi biết về Chúa Jêsus, và Ngài đã thay đổi đời sống tôi thật hoàn toàn".
Sự biến đổi là phép lạ bởi đó Đức Chúa Trời thay đổi những căng thẳng trong đời sống của bạn
Hay giả sử một phụ nữ kia là một trong những nữ tế, là người đã thực hành một hình thái mại dâm tôn giáo. Bạn bè của cô ấy nói gì khi đột nhiên cô ấy thôi không còn lao vào công việc ấy nữa? Câu trả lời của cô ấy sẽ làm nổ tung đầu óc của họ.
Hoặc ở đây là một người sống trong thành Côrinhtô đã sống theo lối sống đồng tính luyến ái. Nhưng không còn như thế nữa. Người đã được thanh tẩy, được rửa sạch, được nên thánh, được ban cho một tấm lòng mới, một đời mới, một hướng đi mới. Phải, những sự cám dỗ vẫn còn, nhưng hướng đi của đời sống người đã đổi khác cho đến đời đời. Bạn có thể tưởng tượng bạn bè của người ấy sẽ nói gì khi người tuyên bố: “Tôi sẽ không dính vào chuyện ấy nữa đâu"?
Có cách khác để nói ra điều đó. Sự biến đổi là phép lạ bởi đó Đức Chúa Trời thay đổi những căng thẳng trong đời sống của bạn:
Đây là điều bạn đã sống.
Đây là điều bạn đang sống.
Cơ đốc nhân tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ có thể làm sự thay đổi đó, và chúng ta tin rằng chỉ có Chúa Jêsus có quyền phép làm thay đổi đời sống mới biến đổi đời sống bạn một cách hoàn toàn từ trong ra ngoài. Đấy là điều đã xảy ra cho các tín hữu trong thế kỷ thứ nhứt ở thành phố cảng Côrinhtô. Điều đó sẽ xảy ra cho bạn ngay hôm nay khi bạn đọc những lời lẽ nầy.
Sự thay đổi triệt để nầy đã diễn ra như thế nào giữa vòng những kẻ đã nghe sứ điệp nầy? Những kẻ đã thờ lạy hình tượng trước kia giờ đây. . .
Đúng là một sự diệu kỳ khi sự biến đổi của bạn thực đến nỗi chẳng một ai có thể chối bỏ được sự đổi thay trong đời sống của bạn.
Khác biệt thấy rõ
“Ấy chính anh em là thơ gởi gắm của chúng tôi, viết trong lòng chúng tôi, mọi người đều biết và đều đọc” (câu 2). Đúng là một sự diệu kỳ khi sự biến đổi của bạn thực đến nỗi chẳng một ai có thể chối bỏ được sự đổi thay trong đời sống của bạn.
Là môn đồ của Đấng Christ
“Vả, rõ thật rằng anh em là bức thơ của Đấng Christ” (câu 3). Đời sống của họ giống như một bức thư ra từ Đấng Christ vậy, được viết ra trên bảng lòng của họ, đơn sơ và rõ ràng cho cả thế gian đều thấy.
Được thay đổi một cách siêu nhiên
“chẳng phải viết bằng mực, nhưng bằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời hằng sống” (câu 3). Họ không được thay đổi bằng sự “đi nhà thờ” hay “bước đi ở hành lang nhà thờ” hoặc “ký tên trên tấm thiệp". Những việc ấy chẳng có quyền phép gì để thay đổi chúng ta hết. Chỉ có Đức Thánh Linh đang tác động ở bên trong mới có thể viết ra lẽ thật của Đức Chúa Trời trên bảng lòng của chúng ta.
Được biến đổi từ bên trong
“chẳng phải viết trên bảng đá, nhưng trên bảng thịt, tức là trên lòng anh em” (câu 3). Mười Điều Răn đã được viết ra trên bảng đá, cung ứng cho họ thường trực như một luật sống cho Israel xưa kia. Nếu có ai nói: “Ngủ với vợ kẻ lân cận có sao không?” thì câu trả lời là: “Hãy kiểm tra lại hai bảng đá. Chúng nói gì thế?” Luật lệ có thể làm nhiều việc đấy. Chúng có thể nói cho bạn biết đúng sai, và chúng có thể cung ứng phần hướng dẫn trong những tình huống khó khăn. Chỉ có Tin Lành mới có thể thay đổi chúng ta từ trong ra ngoài mà thôi.
Cơ đốc nhân là “những bức thư sống”, những bức thư mà ai cũng có thể đọc được.
Cơ đốc nhân là “những bức thư sống”, những bức thư mà ai cũng có thể đọc được. Cơ đốc giáo được viết ra trên linh hồn là
Rõ ràng, dễ đọc
Có sức thuyết phục,
Lâu dài,
Không thể bài bác được.
Chúa Jêsus là tác giả, Đức Thánh Linh là mực, bạn là bức thư!
Bạn đang viết ra một Tin Lành,
Một chương mỗi ngày, bởi những việc bạn làm và bởi lời lẽ bạn nói ra. Người ta đọc những gì bạn viết ra, dù có trung tín hay thành thực hay không!?! Theo bạn, thì điều ấy giống với Tin Lành không?
Vì thế, đâu là dấu hiệu thật của một chức vụ thành công? Nó phải là những đời sống được thay đổi bởi sự rao giảng Tin Lành nhờ quyền phép của Đức Thánh Linh. Đấy là lý do tại sao phần minh chứng của chức vụ không được tính bằng một thứ gì khác hoặc bằng những sách báo được viết ra hay địa điểm được rao giảng hoặc tầm cỡ lớp trường Chúa nhựt hay bao nhiều buổi thờ phượng bạn có hoặc ngân sách bạn lớn lao chừng nào hay ai đến để giảng cho bạn nghe hoặc ai phục vụ trong Ban Trị Sự hay bạn ở bao lâu trong chức vụ.
Michael Andrus đưa ra một sự quan sát về điểm nầy:
Phaolô không hề cung ứng cho chúng ta bất kỳ một thông tin nào bằng số liệu những lần nhóm lại ở nhà thờ của ông; ông không hề nói cho chúng ta biết có bao nhiêu người chịu phép báptêm trong một năm; ông không hề tường trình lại con số những chương trình mới mà ông đã khởi sự; và thậm chí ông không hề nói cho chúng ta biết số tiền dâng hiến bao nhiêu trong ngân sách Hội Thánh!
Chúng ta tính toán những việc như thế rồi nói: “Đúng, nếu bạn có được những sự ấy, bạn đã có một chức vụ thành công”. Phaolô nói: “Tôi sẽ không chơi trò chơi ấy". Ông sẽ không hỏi han những bức thư để tham khảo, ông cũng không cung ứng một thư nào cả. Ông chỉ nói: “Nếu bạn muốn biết về chức vụ của tôi, hãy kiểm tra những người nào nghe tôi giảng. Hãy nhìn vào những điều Đức Chúa Trời đã làm trên đời sống của họ”.
Những bức thư sống.
Minh chứng sống.
Đấy là việc duy nhứt là vấn đề. Phần còn lại chỉ là những chi tiết thôi. Và phần lớn chỉ giống như thứ trang trí bên lề cửa.
III. Nguồn của sự thành công
Nếu bạn lấy phân đoạn Kinh Thánh nầy như một tiêu chuẩn, nó có nghĩa là Đức Chúa Trời đánh giá sự thành công của chúng ta theo những giới hạn những đời sống được thay đổi. Rõ ràng Ngài không thấy ấn tượng bởi tầm cỡ ngân sách của chúng ta hay bởi tấm kính bị bẩn trong nơi thánh của chúng ta. Đấng đã treo những ngôi sao trên bầu trời thực sự không quan tâm có bao nhiêu quyển sách được chúng ta viết ra hay bao nhiêu tiền bạc chúng ta làm ra hay chúng ta có nhìn thấy tên tuổi mình được ghi trong chỗ sáng láng hay không!?!
Ngài là Đức Chúa Trời Toàn Năng, là Đấng đã dựng nên trời và đất.
Chúng ta có nên gây ấn tượng cho Ngài không?
Tôi nghĩ là không rồi.
Đức Chúa Trời đánh giá sự thành công của chúng ta theo những giới hạn những đời sống được thay đổi.
Tôi đã nói rồi, minh chứng cho chức vụ của chúng ta là những đời sống được thay đổi bởi Đức Thánh Linh. Vậy, ai đang làm sự thay đổi đó? (Đây không phải là một câu hỏi lắt léo đâu).
Đức Thánh Linh (Ngài là Đức Chúa Trời).
Nếu những đời sống thực sự được thay đổi dưới chức vụ của chúng ta, Đức Chúa Trời đã làm sự thay đổi ấy!
Ngài đã sắp xếp mọi sự để chúng ta tiếp lấy vinh quang và đặc ân của sự hầu việc Ngài. Ngài đã giao phó sứ điệp nói tới sự phục hòa cho chúng ta và căn dặn chúng ta phải đi khắp thế gian rồi rao giảng sứ điệp ấy trong từng dân tộc, nói với từng người và cả thảy: “Hãy làm hòa lại với Đức Chúa Trời".
Chúng ta đang rao giảng đây.
Đức Chúa Trời đang cứu đây.
Chúng ta đang cầu nguyện đây.
Đức Chúa Trời đang đáp lời đây.
Và chính Đức Chúa Trời là Đấng bắt lấy sứ điệp chúng ta đang rao giảng rồi ghi nó trên bảng lòng của những người nghe. Và chúng ta hãy dâng lời cảm tạ về sự ấy. Nếu chúng ta muốn cứu người, chẳng một ai sẽ được cứu hết. Tôi có thể giảng từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn, tôi có thể giảng cho tới chừng bầy bò về đến chuồng, nhưng nếu Đức Chúa Trời không hành động, chẳng một ai sẽ được cứu đâu. Một bài thánh ca thật hay từ hồi thuộc địa viết như sau:
Anh em ơi, chúng ta nhóm lại đặng thờ lạy và chúc tụng Chúa là Đức Chúa Trời của chúng ta;
Bạn có hết sức cầu nguyện, đang khi chúng ta rao giảng Ngôi Lời không?
Mọi sự đều hư không trừ phi Thánh Linh của Đấng Thánh ngự xuống;
Anh em ơi, hãy cầu nguyện, và mana thánh sẽ được rải xuống khắp chốn.
Tôi không biết bạn cảm nhận thể nào về bài thánh ca nầy, nhưng tôi rất vui sướng khi thấy “Mọi sự đều hư không trừ phi Thánh Linh của Đấng Thánh ngự xuống”, vì câu ấy nói rằng chẳng có một điều gì phải trông vào tôi cả.
Sự thành công của tôi phải nương vào Chúa!
Không phải một phần, mà là toàn phần.
Ba kết luận đơn giản
Cho phép tôi đưa ra ba kết luận đơn giản từ chỗ nầy và chúng ta sẽ lần theo.
Sự thành công của tôi phải nương vào Chúa!
Thứ nhứt, tôi có một phần đóng góp và tôi phải lo phần đó. Tôi được kêu gọi để giảng dạy Lời của Đức Chúa Trời. Ở đâu, bằng cách nào, và khi nào không phải là điều đặc biệt đâu. Những hoàn cảnh đều thay đổi suốt. Hãy nhìn vào đời sống của Phaolô. Ông đã có sự thành công rất lớn trong một thành phố rồi ra khỏi đó để đến với thành phố khác. Ông ở lại trong thành nầy chỉ mấy tháng và ở thành khác trong ba hay bốn tuần lễ thôi. Ông được thương, bị ghét, được khen ngợi rồi bị mắng nhiếc, được ca tụng rồi bị chỉ trích bất cứ đâu ông đến. Một số Hội Thánh ông đã mở ra đã có những nan đề quan trọng. Không phải ai nghe ông giảng đều tin theo sứ điệp của ông đâu. Không phải tất cả các môn đồ của ông đều giữ lòng thành thật với Thầy. Tuy nhiên, ông đã quyết đi bất cứ đâu ông được hướng dẫn, để trở nên “mọi sự cho mọi người” bởi ân điển của Đức Chúa Trời, ông sẽ đem ít nữa một vài người đến với Đấng Christ.
Có phải Phaolô thành công không? Từ viễn cảnh của hai mươi thế kỷ sau, chúng ta biết rõ câu trả lời là “đúng”. Nhưng ông đã kết thúc ở trong tù tại Rome (hai lần!) và rõ ràng đã chịu chết vì bị chặt đầu do lịnh của hoàng đế Nero.
Ở I Côrinhtô 4:2, Phaolô tỏ ra bí quyết chính của sự thành công trong chức vụ: “Vả lại, cái điều người ta trông mong nơi người quản trị là phải trung thành". Ai cũng thấy được vấn đề ở chỗ nầy.
Phải trung thành.
Đấy là điều Đức Chúa Trời mong muốn từ bạn và tôi.
Phải trung thành với sự kêu gọi của chúng ta.
Phải trung thành với Chúa.
Phải trung thành khi rao giảng Ngôi Lời.
Đấy là phần của tôi và tôi phải lo phần của mình. Không một ai khác có thể làm điều đó thay tôi được.
Thứ hai, thực sự tôi không biết tôi đã thành công như thế nào cho tới chừng tôi bước vào trong thiên đàng. Cách đây mấy năm, tôi đã xem Larry King phỏng vấn Mục sư Billy Graham. Ở một điểm ông đã hỏi Mục sư Graham: “Có bao nhiêu người đã được cứu dưới chức vụ của ông?” Không phải chờ đợi, Mục sư Billy Graham đã đáp: “Tôi không biết” “Ông cũng chẳng biết đâu?” “Không, chỉ có Chúa mới biết con số đó".
Đây là một người đã rao giảng cho nhiều dân hơn bất cứ ai khác trong lịch sử. Và hàng triệu người đã nhìn thấy ông trên vô tuyến truyền hình. Ông là nhà truyền đạo được biết đến nhiều nhất trong lịch sử Cơ đốc. Nhưng khi bạn hỏi có bao nhiêu người đã được cứu, ông đáp: “Tôi không biết”. Bạn có thể đếm những kẻ đưa ra quyết định, nhưng chỉ có Chúa mới biết tình trạng thật của tấm lòng nơi những người tiến lên phía trước.
Thái độ của ông thật hoàn toàn chính xác.
Khi chúng ta không cứu được ai, mọi sự vinh hiển đều thuộc về một mình Chúa.
Bất cứ thành công nào chúng ta có trong sự hầu việc Chúa xảy đến vì chính mình Chúa đã ưng ban điều đó cho chúng ta. Khi chúng ta không cứu được ai, mọi sự vinh hiển đều thuộc về một mình Chúa.
Thứ ba, tôi không sánh mình với bất kỳ ai khác. Cách đây nhiêu năm, tôi có nghe Mục sư Vernon Grounds, là hiệu trưởng rất lâu của Thần Học viện Denver, chia sẻ một câu chuyện từ thời điểm mới ra hầu việc Chúa khi ông bị chỉ trích gay gắt vì một số vị trí mà ông đã nắm lấy. Những kẻ chỉ trích ông đều cảm thấy ông còn mạnh mẽ hơn hay nói ra những việc có sức mạnh hơn hoặc làm ra mọi sự theo một phương thức khác hơn. Họ lớn tiếng cho rằng ông không thể bất chấp họ. Hiển nhiên là ông đã phát giận dữ và ngã lòng. Thế rồi Chúa gây ấn tượng trên tấm lòng ông phân đoạn Kinh Thánh Giăng 21:20-22, ở đó Phierơ, chắc chắn là có đôi chút ganh tỵ, ông hỏi Chúa điều chi sẽ xảy ra cho sứ đồ Giăng. Đây là câu trả lời của Chúa ở câu 22: “Nếu ta muốn người cứ ở cho tới khi ta đến, thì can hệ gì với ngươi? Còn ngươi, hãy theo ta". Câu nói theo cách lịch sự thì là: “Điều chi xảy ra cho Giăng không phải là việc của ngươi”. Bản Kinh Thánh King James dịch cụm từ sau giống như bản Kinh Thánh tiếng Việt: "Còn ngươi, hãy theo ta”.
"Còn ngươi, hãy theo ta”
Mục sư Grounds nói, Chúa sử dụng câu nói nầy để buông tha cho ông.
“Hãy theo ta, và đừng lo lắng cho ai khác cả”.
“Hãy theo ta, và đừng lo lắng cho ai khác cả”.
“Hãy theo ta, và ta sẽ lo cho người khác”.
“Hãy theo ta, và ngươi sẽ có nhiều việc để làm”.
Đây là sự kêu gọi của chúng ta, nói đơn giản thôi:
Hãy chăn bầy chiên của Đức Chúa Trời.
Phải trung thành.
Hãy bước theo Chúa Jêsus.
Nếu chúng ta làm theo mọi sự ấy, chúng ta đã thành công rồi, và khi công tác của của chúng ta hoàn tất, chúng ta sẽ khám phá ra rằng Chúa đã làm nhiều hơn những gì chúng ta đã làm mà chúng ta đã biết đang khi chúng ta còn sống ở đây trên đất. Sự tán thưởng của thiên đàng sẽ chào đón chúng ta về tới quê hương, và đấy là sự thành công duy nhứt thực sự là vấn đề.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét