Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Khải huyền 4:11: "Bài Tín Điều Các Sứ Đồ: Không phải là cơ hội: “là Đấng dựng nên trời đất”



Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Không phải là cơ hội: “là Đấng dựng nên trời đất”
Khải huyền 4:11

Thuyết tiến hóa đã có mặt trên phần tin tức vào tuần nầy.
Hiển nhiên cụm từ “tiến hóa” đã có mặt trong phần tin tức. Vị Hiệu trưởng trường học bang Georgia đã đề nghị rút cụm từ “tiến hóa” ta khỏi chương trình giảng dạy về môn sinh vật học. Điều nầy chẳng có gì là cực đoan một khi trường vẫn bị đòi hỏi dạy môn tiến hóa; họ đã không muốn sử dụng từ ngữ mà thôi. Cựu Tổng Thống Jimmy Carter đã cân nhắc với sự đối kháng của ông về lời đề nghị nầy. Ông nói ông rất bối rối bởi lời đề nghị đó, ông gọi đấy là một nổ lực để kiểm duyệt và vặn cong học vấn của các sinh viên bang Georgia. Trường đại học dần dần đối diện với một sự bất lợi trầm trọng và các trường học ở bang Georgia sẽ đối mặt với sự “chế nhạo của cả nước”. Các tạp chí khắp đất nước đã chỉa vào cuộc bút chiến nầy.
Làm ơn chú ý điểm quan trọng: Đây không phải là một cuộc tranh cãi về sự tiến hóa đâu; mà đây chỉ nói về cụm từ “tiến hóa” thôi. Các giới cầm quyền đã lo sợ bởi bất cứ thách thức nào trước nguyên trạng đến nỗi họ đã đỏ gấc mặt lên nếu có ai dám đề nghị phương thức khác. Sự tiến hoá được dạy dỗ chưa phải là đủ đâu; bản thân cụm từ ấy phải được sử dụng nữa kìa. Họ bảo vệ mảnh đất của họ với những gì được gọi là sự sốt sắng tôn giáo.
Chúng ta không phải là sản phẩm tình cờ và vô nghĩa của thuyết tiến hóa đâu. Mỗi một người chúng ta là kết quả của một suy tưởng của Đức Chúa Trời.
Trong câu chuyện mới đăng đây, tạp chí World kể tên Phillip Johnson, giáo sư luật tại Đại học đường California, với tác phẩm “Daniel of year” ông viết để lột bỏ đế quốc của Darwin đang thống trị nền văn hóa Hoa kỳ. Vào năm 1991, ông đã nhen lên cuộc bút chiến rộng khắp bằng cách cho in Darwin trên đà thử thách (InterVarsity Press). Bắt lấy những kẻ chạy theo thuyết Darwin với chính những thuật ngữ của họ, ông kết luận rằng những cuộc bàn bạc mà họ đưa ra đã thiếu bằng chứng đầy đủ để bảo đảm cho những kết luận gây ảnh hưởng sâu rộng của họ. Trong những năm tháng kể từ khi ông tiếp tục tấn công vào học thuyết Darwin qua một luồng bài viết, sách báo, diễn thuyết, tranh luận, và những lần xuất hiện khác trước công chúng. Ông lưu ý rằng nhiều nhà lãnh đạo Cơ đốc nghĩ cuộc tranh cãi về sáng tạo-tiến hóa không thực sự tạo ra vấn đề. Nhưng họ đã sai — và không những sai, mà còn lầm lạc khủng khiếp nữa. “Thắc mắc cơ bản là Đức Chúa Trời có thực hay chỉ là tưởng tượng!?! Toàn bộ phương thức suy tưởng, ấy là tuyết tiến hóa theo Darwin giả định rằng Đức Chúa Trời đang ở ngoài bức tranh”. Ông tiếp tục nói rằng sự thất bại lớn lao nhất của ông không đến từ việc xử lý với các nhà khoa học trần tục (hầu hết họ đều thù nghịch với những phần tranh luận của ông), mà từ các cấp lãnh đạo Cơ đốc nào tin thuyết tiến hóa và đức tin Cơ đốc có thể đem ví sánh với nhau.
Việc (thất bại) hơn nữa tôi nghĩ là các cấp lãnh đạo và quí Mục sư Cơ đốc, thậm chí là những vị Mục sư rất giỏi, đặc biệt là các giáo sư chủng viện và trường học Cơ đốc. Và ở đó nan đề không những thuyết phục họ rằng lý thuyết là sai lầm, mà nó còn tạo ra một sự khác biệt nữa. Nó quan trọng ở trường hợp nó đúng hay sai. Họ thích nghĩ như vầy hơn: ‘Được thôi, đấy chỉ là một trong những việc mà các nhà khoa học tranh luận đến và chúng ta sẽ để đó cho các nhà sinh vật học quyết định chỗ nào là tốt nhứt’. Cái điều thực sự nóng hổi không những chỉ là chương đầu tiên của sách Sáng thế ký, mà là cả Kinh Thánh từ đầu cho đến cuối, từ chữ đầu tiên cho tới chữ cuối cùng … (Tất cả những trưng dẫn đều rút từ trang blog của tạp chí World).
Giáo sư Johnson rất đúng trên mọi quan điểm. Chúng ta tiếp thu được gì từ cuộc bút chiến đang diễn ra nầy?
1) Đây là cái chạm của sự cạnh tranh thế giới quan.
Cuộc tranh cãi không phải về loài khủng long và NDA đâu. Đây thực sự là một cuộc tranh cãi giữa việc cạnh tranh về thế giới quan. Thuyết tiến hóa ở trọng tâm của nó nhìn vào thế giới qua thấu kính hoàn toàn theo tự nhiên. Nó đưa ra để giải thích toàn bộ vũ trụ mà chẳng nói gì đến Đức Chúa Trời cả. Như Johnson nói, nhà tiến hóa cho rằng Đức Chúa Trời đang đứng ở ngoài bức tranh. Một là Ngài không tồn tại hay Ngài không phải là vấn đề gì hết. Nói như thế thì có nghĩa là cuộc bút chiến nầy là cái điều còn quan trọng hơn việc tìm ra địa điểm chính xác con tàu của Nôê hoặc giải thích các lớp địa tầng hóa thạch ở Thác Grand. Những vấn đề thuộc phạm vi khoa học góp phần như một loại bình phong cho các vấn đề thuộc lý thuyết suông nói về toàn bộ lẽ thật. Đấy chẳng phải là việc nhỏ một khi suy tưởng về thuyết tiến hóa, chẳng có một việc nào là lẽ thật hoàn toàn cả — chỉ có một loạt những học thuyết không dứt trước tiên được tin theo, rồi nghi ngờ, rồi thải hồi đi. Nhà thần học Tin Lành Al Mohler đưa ra lời giải thích nầy:
Trong hơn 100 năm, sự chứng minh của khoa học đã chuyển tới chỗ chính thống bắt buộc về chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa vật chất, và chủ nghĩa thế tục. Theo thế giới quan nầy, vũ trụ là một cái hộp đóng kín có thể hiểu được chỉ với những giới hạn của chính nó — với mọi sự bên trong cái hộp được giải thích chỉ bởi thứ khác và những quy trình ở bên trong cái hộp đó. Bản thân cái hộp được giải thích như một sự tình cờ trong vũ trụ, và khoa học tự nhiên không chừa một chỗ nào cho nhà thiết kế hay một thiết kế nào trong toàn cõi vũ trụ. (Trích trang blog của ông, ngày 30 tháng Giêng năm 2004) .
Tiến hóa là một thế giới quan loại bỏ Đức Chúa Trời. Một là Ngài không là vấn đề chi hết hay Ngài không tồn tại. Đấy là lý do tại sao học thuyết vô thần chẳng có chỗ đứng nào hết. Họ nổ lực để kết hợp hai việc — sáng tạo và tiến hóa — là những điều không thể sánh được về mặt cơ bản. Tôi nhìn nhận có nhiều Cơ đốc nhân — kể cả một số người đang có nhận thức rất cao về Kinh Thánh — họ tin theo thuyết tiến hóa như là lời giải thích tốt nhứt về nguồn gốc dòng giống con người. Thế rồi ở chỗ tốt nhứt, họ không bền đỗ với niềm tin của họ. Ở chỗ tệ hại nhứt, họ làm suy giảm thẩm quyền của Kinh Thánh bằng cách cung ứng một thế giới quan đầy mâu thuẫn.
Muôn vật khởi sự với Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên chúng ta. Khởi sự ở chỗ nào khác thì bạn sẽ rơi vào chỗ sai lầm vĩnh viễn.
2) Thế giới quan của Cơ đốc nhân đặt trên lẽ thật cho rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên muôn vật.
“Chúng ta đã dựng nên thần linh theo ảnh tượng của chính chúng ta!” Diễn viên hài George Carlin đã nói như thế, và ông đã đúng song không theo cách ông trình bày đâu. Chúng ta không “dựng nên” Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta đã “dựng nên” một vị thần giống y như chúng ta, và đấy là nan đề cơ bản của dòng giống con người. Đấy cũng là lý do tại sao Bài Tín Điều đặt giáo lý nói về sự sáng tạo vào dòng thứ nhì. Thế giới quan của Cơ đốc nhân đứng 180o đối với thế giới quan của thuyết tiến hóa. Các trước giả Kinh Thánh lặp đi lặp lại, họ gắn mọi sự sáng tạo cho công việc của Đức Chúa Trời:
“Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” (Sáng thế ký 1:1).
“Bởi đức tin, chúng ta biết rằng thế gian đã làm nên bởi lời của Đức Chúa Trời, đến nỗi những vật bày ra đó đều chẳng phải từ vật thấy được mà đến” (Hêbơrơ 11:3).
Sáng thế ký 1 cho chúng ta biết một việc rất quan trọng về phương thức Đức Chúa Trời đã sáng tạo. Câu gốc được lặp đi lặp lại luôn: “Đức Chúa Trời phán rằng”. Trước tiên, có lời sáng tạo của Đức Chúa Trời. Ngài phán, thì sự sáng bèn có. Khi ấy nước được chia ra. Thế rồi có đất khô. Rồi rau cỏ. Tiếp đến là mặt trời, mặt trăng cùng các ngôi sao được dựng nên. Rồi đến loài cá và các loài chim. Tiếp đến là các loài vật bò trên mặt đất. Rồi sau cùng, Ađam và Êva. Tám lần cụm từ được lặp đi lặp lại trong Sáng thế ký 1 — "Đức Chúa Trời phán rằng”. Ngài đã phán thì sự sáng bèn chiếu vào bóng tối tăm. Ngài phán thì nước rút xa ra khỏi đất. Ngài phán thì đất khô hiện ra. Ngài phán thì rau cỏ mọc lên. Ngài phán thì mặt trời đầy dẫy bầu trời lúc ban ngày và hàng triệu ngôi sao lấp lánh lúc ban đêm. Ngài phán thì biển đầy với các loài cá và các loài chim bắt đầu bay. Ngài phán thì bầy gia súc ra đồng ăn cỏ, bầy sóc lo thu thập những quả hạch, bầy rái cá nô đùa trong các dòng suối, và con kangaroo bắt đầu nhảy từ chỗ nầy sang chỗ kia. Sau cùng, Ngài phán trở lại rồi dựng nên Ađam. Ngài hà hơi sự sống vào ông và Ađam trở nên một linh hồn sống. Khi Ađam chỉ có một mình, Đức Chúa Trời đã lấy cái xương sườn từ hông của ông rồi dựng nên Êva. Thế là dòng giống con người bắt đầu.
Kinh Thánh nói cho chúng ta biết rất đơn giản rằng vũ trụ tồn tại tùy theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Ngài phán thì việc liền có. Kinh Thánh nhấn mạnh sự thực nầy ở một số chỗ:
Thi Thiên 33:6: “Các từng trời được làm nên bởi lời Đức Giê-hô-va, cả cơ binh trời bởi hơi thở của miệng Ngài mà có”.
Thi Thiên 33:9: “Vì Ngài phán, thì việc liền có; Ngài biểu, thì vật bèn đứng vững bền”.
Thi Thiên 148:5: “Cả thảy khá ngợi khen danh Đức Giê-hô-va; Vì Ngài ra lịnh, thảy bèn được dựng nên”.
II Phierơ 3:5: “Chúng nó có ý quên lững đi rằng buổi xưa bởi lời Đức Chúa Trời có các từng trời và trái đất, đất ra từ Nước và làm nên ở giữa nước”.
Tuần nầy, tôi đã suy gẫm về Khải huyền 4:11. Ở trên trời 24 vị trưởng lão (họ tiêu biểu cho tất cả các thời đại) đã quăng mão triều thiên của họ trước ngai của Đức Chúa Trời rồi thờ lạy Ngài. Đây là những gì họ đã nói: “Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên”. Một số câu sau đó ở Khải huyền 5, bạn khám phá ra cũng chính mấy vị trưởng lão nầy, họ sấp mình xuống rồi thờ lạy Chiên Con, là Đức Chúa Jêsus Christ, vì sự cứu chuộc mà Ngài đã mua bằng chính huyết của Ngài: “Ngài đáng lấy quyển sách mà mở những ấn ra; vì Ngài đã chịu giết lấy huyết mình mà chuộc cho Đức Chúa Trời những người thuộc về mọi chi phái, mọi tiếng, mọi dân tộc, mọi nước” (câu 9). Hãy chú ý sự sáng tạo đến trước hết, rồi mới tới sự cứu chuộc. Hai mươi bốn vị trưởng lão trước hết đã thờ lạy Đức Chúa Trời vì Ngài là Đấng Tạo Hóa. Tiếp đến họ thờ lạy Đấng Christ vì Ngài là Đấng Cứu Chuộc. Nếu chúng ta đánh mất giáo lý nói tới sự sáng tạo, chúng ta sẽ chắc chắn đánh mất luôn giáo lý nói tới sự cứu chuộc. Nhiều nhà truyền giáo dường như đã bỏ qua sự kiện nầy. Câu chuyện nói tới sự sáng tạo dẫn tới thực tại về sự sa ngả. Sáng thế ký 1-2 cho chúng ta biết chúng ta xuất thân từ đâu. Sáng thế ký 3 giải thích thể nào tội lỗi đã bước vào dòng giống con người và lý do tại sao chúng ta cần một Đấng Cứu Thế. Tách ra khỏi thực tại của ba chương đầu tiên của Kinh Thánh thì phần còn lại sẽ không còn đáng tin cậy nữa. Đấy là điều mà Phillip Johnson muốn nói khi ông cho rằng cái điều quan trọng không những là các chương đầu tiên của sách Sáng thế ký, mà từng lời lẽ trong Kinh Thánh, từ câu đầu cho đến câu cuối. Không có gì là lạ những vị trưởng lão trước tiên ca ngợi Đức Chúa Trời vì công việc của Ngài trong sự sáng tạo. Không có sự sáng tạo thì chẳng có sự cứu chuộc, chẳng có Đấng Christ chịu chết trên thập tự giá, chẳng có sự tha tội, chẳng có thiên đàng, và chẳng có hy vọng gì về sự sống đời đời nữa.
Nếu chúng ta đánh mất giáo lý nói tới sự sáng tạo, chắc chắn chúng ta sẽ đánh mất giáo lý nói tới sự cứu chuộc.
Nhưng có một việc khác mà chúng ta cần phải chú ý từ Khải huyền 4:11. Đức Chúa Trời đã dựng nên muôn vật theo ý muốn của chính Ngài. Bản Kinh Thánh King James chép Ngài đã làm công cuộc sáng tạo ấy theo khoái lạc của chính Ngài. Ngài đã dựng nên vũ trụ vì Ngài muốn dựng nên — không phải vì Ngài có cần đâu. Có khi người ta cho rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta vì Ngài sống cô độc ở trên trời, vì vậy Ngài đã dựng nên con người để Ngài có ai đó mà trò chuyện với. Đấy là một quan niệm theo tình cảm chẳng có một cơ sở nào cả. Đức Chúa Trời không dựng nên bạn và tôi vì Ngài cô đơn đâu. Chúng ta thờ lạy một Đức Chúa Trời hằng hữu đời đời là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Một Đức Chúa Trời, ba Thân Vị. Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh hiệp một tương giao với nhau. Đức Cha yêu thương Đức Con và Đức Con yêu thương Đức Cha. Đức Cha yêu thương Đức Thánh Linh và Đức Thánh Linh yêu thương Đức Cha. Đừng bao giờ nói rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên thế gian vì nơi chính mình Ngài có gì đó thiếu sót. Ngài đã dựng nên chúng ta bằng một hành động của ý muốn Ngài — theo khoái lạc của chính Ngài. Đây là một nhận định rất cao về quyền tể trị của Đức Chúa Trời — và điều nầy đặt chúng ta vào một địa vị thích ứng — sấp mặt xuống đất, hạ mình xuống trước mặt Đấng Tạo Hóa Toàn Năng của chúng ta.
3) Bạn sẽ không bao giờ hiểu rõ vũ trụ cho tới chừng nào bạn nhìn biết Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên nó.
Nếu bạn loại bỏ Đức Chúa Trời, bạn đã bó sót lẽ thật cơ bản nói về vũ trụ! Nói như thế có nghĩa là muốn hiểu rõ nguồn gốc của con người và lịch sử thật của vũ trụ, chúng ta phải bắt đầu – không phải với những suy tưởng viễn vông của khoa học – mà với sự hiểu biết của Đức Chúa Trời y như Ngài đã tỏ ra cho chúng ta thấy trong Lời của Ngài. Hãy khởi sự ở đó thì bạn đang khởi sự trên một cái nền chắc chắn. Còn khởi sự ở chỗ khác, bạn sẽ chìm vào bãi cát vô tín của chủ nghĩa nhân văn.
Tách ra khỏi thực tại của ba chương đầu tiên của Kinh Thánh thì phần còn lại không đáng tin cậy nữa.
Chúng ta phải khởi sự với Đức Chúa Trời. Đấy là lý do tại Bài Tín Điều Các Sứ Đồ bắt đầu với cụm từ nầy: “Tôi tin Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha, là Đấng dựng nên trời đất”. Khi chúng ta đặt Đức Chúa Trời vào đúng trọng tâm của muôn vật, thế thì mọi sự khác sẽ tìm được chỗ thích ứng của nó ngay. “Kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan; Sự nhìn biết Đấng Thánh, đó là sự thông sáng” (Châm ngôn 9:10). Điều nầy chạm thẳng vào nhu cần về tri thức Cơ đốc thực sự. Không một ai có thể nhìn biết vũ trụ và những câu trả lời cho những thắc mắc quan trọng của cuộc sống mà không có sự nhận biết Đức Chúa Trời. Có những thắc mắc quan trọng trong cuộc sống:
Chúng ta từ đâu tới?
Sao tôi lại ở đây?
Rồi tôi sẽ đi đâu?
Thắc mắc đầu tiên là thắc mắc cơ bản nhất. Cho tới chừng bạn trả lời được câu hỏi ấy, bạn không thể trả lời thích đáng cho hai câu hỏi sau kia. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã tiến hóa lên từ đống bùn kia, nếu bạn tin rằng bạn đến với đất do cơ hội như kết quả của sự tiến hóa mù quáng trải qua hàng triệu và hàng tỉ năm, nếu bạn tin rằng bạn là sản phẩm của một dòng tiến hóa khởi sự khi một tia chớp đánh trúng tô cháo nguyên thủy trong bóng tối từ một khoảng cách thật xa, nếu đấy là những gì bạn tin về bản thân mình, thế thì bạn thực sự không biết mình ra từ đâu hay lý do tại sao bạn có mặt ở đây hoặc bạn sẽ đi đâu.
Khi Đức Chúa Trời dựng nên bạn, Ngài đã nặn cái khuôn.
Ba cụm từ tóm tắt sự dạy của Kinh Thánh về chúng ta ra từ đâu: được dựng nên, chớ không phải tiến hóa. Hãy dạy câu nói đơn sơ ấy cho con cái của bạn: “Được dựng nên, chớ không phải tiến hóa”. Hãy viết câu nói ấy bằng những dòng chữ thật to để chúng có thể đọc dễ dàng. Phải biết chắc chúng nhận rõ ý nghĩa của câu nói ấy. Hãy bắt chúng học thuộc lòng rằng chúng được dựng nên chớ chúng không phải do tiến hóa mà có. Thế rồi khi chúng lớn lên rồi bắt gặp những quan niệm tiến hóa trong hệ thống trường học, hãy nói cho chúng biết đưa ra những câu trả lời khi làm bài tập sinh vật học và khi ấy hãy viết ở phần cuối tờ giấy bài làm câu “được dựng nên, chớ không phải do tiến hóa”. Con cái của chúng ta cần phải biết điều nầy trước khi chúng phải đối mặt với sự dạy của thuyết tiến hóa. Và chúng cần điều nầy rất lâu trước khi chúng lên trung hay đại học. Chẳng có gì làm nền tảng hơn lớp người trẻ sẽ được trang bị cho với lẽ thật oai nghi của Kinh Thánh rằng chúng được dựng nên bởi Đức Chúa Trời và chúng không phải là sản phẩm của thuyết tiến hòa mù quáng kia. Trong bài diễn văn đầu tiên của ông trước công chúng, Giáo Hoàng Benedict XVI đã phát biểu vấn đề nầy: “Chúng ta không phải là sản phẩm tình cờ và vô nghĩa của thuyết tiến hóa. Mỗi một người chúng ta là kết quả của một tư tưởng của Đức Chúa Trời. Mỗi một người chúng ta đều có ý chí, mỗi một người chúng ta đều biết yêu thương, mỗi một người chúng ta đều rất cần thiết”.
Khi Đức Chúa Trời hiệp thế gian lại với nhau, Ngài đặt tôi trong đó, y như tôi thể nào, đúng chỗ tôi ở, đúng tôi là ai. Ngài đã nắn tay tôi, đúc xương tôi, và gắn tôi lại với nhau trong tử cung của mẹ tôi. Ngài đã dựng nên tôi với hai con mắt màu xanh, cận thị, thuận tay trái, hai chân dài, tóc nâu, viết tay rất khó đọc, và giọng nói của miền Nam. Ngài đặt trong tôi một thứ tình yêu ưa thích bánh pizza, bánh bao sôcôla, và thịt gà chiên. Ngài kêu gọi tôi giảng đạo, ban cho tôi một sự ưa thích viết lách, rồi chúc phước cho tôi trổi hơn bất cứ điều chi tôi đáng được với một người vợ tuyệt vời cùng ba đứa con trai đẹp đẽ. Tôi đi tắm hai lần một ngày, tôi không quan tâm về cây cải Brussels, tôi là một tay nghiện Internet, tôi lái xe mô tô gần như là mỗi ngày, và những gì họ nói là sự thật, tôi không thể nhảy được. Tôi không khiêu vũ giỏi và tôi không phải là tay hát giỏi nữa. Nói ngắn gọn, Đức Chúa Trời đã dựng nên tôi y như thế. Tôi nguyên là một bản thiết kế, một người tử tế, một phiên bản có hạn của một người, đặc biệt giống như bất kỳ một bông tuyết nào từng rơi xuống đất. Đức Chúa Trời đã dựng nên tôi y như thế, với mọi thói tật đó - và chúng thật là nhiều.
Đức Chúa Trời đã dựng nên bạn y như bạn vốn có. Bạn nguyên là một bản thiết kế, một phiên bản giới hạn của một người. Những gì chúng ta nói về những người khác cũng đều là sự thật của chúng ta. Khi Đức Chúa Trời dựng nên bạn, Ngài đã nắn một cái khuôn. Ngài dựng nên bạn với mọi thói tật của bạn – chúng thật là nhiều. Vì Đức Chúa Trời đã dựng nên bạn, bạn rất thích ứng với cái khuôn kia. Bạn thuộc về ở đây. Hãy suy nghĩ theo cách nầy đi: Bạn có mặt ở đây vì Đức Chúa Trời muốn bạn phải ở đây. Nếu bạn là một sự ngạc nhiên đối với bố mẹ của bạn, thì chẳng phải là vấn đề. Bạn không phải là một sự ngạc nhiên đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời, Ngài đã dựng nên chúng ta theo cách chúng ta vốn có, và chúng ta không thể tránh né Ngài cho dù chúng ta có nổ lực đi nữa. Chúng ta sẽ không sống phước hạnh cho tới chừng nào chúng ta nhìn biết Ngài cách mật thiết. Ngài đặt một khoảng trống Đức Chúa Trời hình thành bên trong tấm lòng của bạn mà chỉ có Ngài mới có thể làm cho đầy dẫy. Ngài đã dựng nên bạn, Ngài yêu thương bạn bất chấp tội lỗi của bạn, và Ngài sai Con Ngài đến chịu chết trên thập tự giá rồi sống lại từ kẻ chết để bạn có thể được lên thiên đàng. Đấng Tạo Hóa của bạn đã trở thành Cứu Chúa của bạn. Đấy là cách Đức Chúa Trời yêu thương bạn đấy.
Muôn vật khởi sự với Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên chúng ta. Khởi sự ở chỗ nào khác thì bạn sẽ bị lầm lẫn vĩnh viễn. Bạn sẽ không bao giờ nhìn biết bạn là ai cho tới chừng nào bạn nhìn biết Ngài là ai. Đấy là lý do tại sao Bài Tín Điều gọi Ngài là “Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha, là Đấng dựng nên trời đất”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét