Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

II Côrinhtô 3:12-4:6: "Giờ lại sáng"



Giờ lại sáng
II Côrinhtô 3:12-4:6

Lần nầy thì Christopher Hitchens đã nhận định rất chính xác.
Trong một chuyến đi mới đây đến Portland, Oregon, nhà vô thần nổi tiếng Christopher Hitchens đã đưa ra một số học thuyết rất hay. Hầu hết mọi người đều công nhận Hitchens là tác giả của quyển sách bán chạy nhất “God is Not Great: Why Religion Poisons Everything” [Đức Chúa Trời Chẳng Cao Trọng: Tại Sai Tôn Giáo Đầu Độc Mọi Sự]. Khi quyển sách được in ra vào năm 2007, Hitchens đã đi vòng quanh xứ tranh luận với một loạt các cấp lãnh đạo tôn giáo, kể cả những nhà tư tưởng truyền giáo nổi tiếng. Ông ta rất khéo léo, gay gắt, rất nhanh chân, và nói chung là một phát ngôn viên ăn nói rất lưu loát cho chủ nghĩa vô thần. Ở Portland, ông ta bị phỏng vấn bởi Marilyn Sewell, là mục sư theo thuyết nhất thể. Toàn bộ bản ghi cuộc phỏng vấn đã được dán trên mạng. Cuộc đấu khẩu sau đây đã diễn ra ngay phần khởi sự cuộc phỏng vấn:
Sewell: Tôn giáo mà ông nói đến trong quyển sách về mặt tổng quát đấy là đức tin cơ bản của nhiều loại tôn giáo. Tôi là một Cơ đốc nhân phóng khoáng, và tôi không lấy những truyện tích cụ thể trong Kinh Thánh. Tôi không tin giáo lý của sự chuộc tội (thí dụ, Chúa Jêsus chịu chết vì tội lỗi chúng ta). Ông có đưa ra một sự phân biệt nào giữa đức tin cơ bản và tôn giáo phóng khoáng không?
Hitchens: Tôi dám nói rằng nếu bà không tin Chúa Jêsus ở thành Naxarét là Đấng Christ và là Đấng Mêsi, và ông ấy đã sống lại từ kẻ chết và bởi sự hy sinh của ông ấy trên thập tự giá để tội lỗi của chúng ta được tha thứ, thực sự bà không nằm trong ý nghĩa là một Cơ đốc nhân.
Sewell chẳng muốn nói thêm gì về phần tranh luận ấy nữa, nên nói tiếp: “Cho phép tôi bước qua một chỗ khác".
Đoạn trích ngắn ngủi nầy chứng tỏ một điểm quan trọng về việc “bàn luận về Đức Chúa Trời” trong tôn giáo. Bạn có thể tự nhận mình như thế nào mặc ý, nhưng nếu bạn không tin rằng Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời là Đấng đã chịu chết trên thập tự giá vì tội lỗi của bạn và kế đó đã sống lại từ trong kẻ chết, bạn không “nằm trong ý nghĩa là một Cơ đốc nhân”.
Hãy nói cho hết ý vấn đề nầy.
Một trong những điều mỉa mai thú vị nhất trong thời của chúng ta, một kẻ vô thần nổi tiếng lại nắm bắt được lẽ đạo chính của Cơ đốc giáo còn chặt chẽ hơn nhiều Cơ đốc nhân nữa. Những gì bạn tin về Đức Chúa Jêsus Christ thực sự không tạo ra một sự khác biệt nào hết.
Nhưng phần đáng để ý đó dẫn chúng ta đến một loại mỉa mai hoàn toàn khác biệt. Làm sao một người có quan niệm rõ rệt như thế về Cơ đốc giáo lại không phải là một Cơ đốc nhân? Làm sao một người nói ra một điều giống như thể vấn đề đó phát ra từ Billy Graham, thế mà lại chối bỏ đức tin Cơ đốc chứ? Cách đây không lâu, Hitchens đã tranh luận với nhà văn Cơ đốc bảo thủ và là diễn giả có tên là Douglas Wilson với đề tài “Is Christianity Good for the World” [Cơ đốc giáo có tốt cho thế gian không?] Cuộc tranh luận diễn ra dẫn tới một phim DVD có tên là Collision [Xung đột]. Trong phần chú giải của ông về cuộc xung đột các quan điểm trên thế giới, Chuck Colson tóm tắt những khác biệt giữa hai người như sau:
Đối với mọi sự hiệp tác và tình giao hảo tốt đẹp của họ, Hitchens đưa ra những nguyên tắc rõ ràng khi ông ta tuyên bố: “Một trong hai chúng ta không những phải thua trong cuộc tranh luận, song thực sự phải nhìn nhận sự thất bại về mặt đạo đức. Tôi nghĩ người thất bại sẽ là ông ấy”.
Cuộn phim lấy đề tựa từ phần lưu ý của Wilson: “Về cơ bản, một cuộc tranh luận như thế nầy thì thêm một cuộc xung đột cho nhiều đời sống hơn là một cuộc trao đổi những quan điểm đơn thuần".
Hitchens đã đúng, cả hai quan điểm không thể là chính xác được. Và Wilson đã đúng khi cho rằng tranh luận như vầy là thêm một “cuộc xung đột cho nhiều đời sống”, không chỉ là cuộc tranh luận thân hữu về ai có cách làm tốt hơn cho cái bánh táo. Nếu người nầy đúng, thì người kia phải là sai.
Rõ ràng đối với tôi Christopher Hitchens đã bộc lộ Kinh Thánh ra và đã trao đổi với nhiều Cơ đốc nhân về mặt truyền giáo. Ông ta biết Kinh Thánh nói gì và ông ta biết những điều chúng ta tin, thế mà ông ta chẳng có phần gì ở trong đó. Ông ta biết một Cơ đốc nhân thì phải sống như thế nào, và ông ta biết rõ một Cơ đốc nhân không phải sống như thế nào nữa kìa. Đấy là lý do tại sao ông ta không bị vị Mục sư theo thuyết nhất thể đẩy lùi ở Portland. Bà ta tự nhận mình là một “Cơ đốc nhân hào phóng” (có nhiều người sử dụng từ ngữ ấy), nhưng bà ta không “nằm trong ý nghĩa là một Cơ đốc nhân”.
Vì vậy, làm sao một người nắm bắt rõ ràng trọng tâm đức tin Cơ đốc, thế mà lại chối bỏ hoàn toàn đức tin ấy chứ? Câu trả lời phải nằm trong lãnh vực thuộc linh, và ở đây chúng ta bắt đầu hướng về một góc vì bài giảng nầy thực sự không nói hoàn toàn về Christopher Hitchens đâu. Ông ta chỉ làm minh họa cho luận điểm, rằng bạn có thể có tri thức của đức tin Cơ đốc thế mà lại chối bỏ nó một cách hoàn toàn. Giả sử hết thảy chúng ta đều hiểu rõ về mặt trực giác, gần như là hết thảy chúng ta đều biết rõ người nào lớn lên trong Hội Thánh và rõ ràng rất chăm chú với sứ điệp, chỉ để chối bỏ nó hoàn toàn về sau trong cuộc sống. Điểm tôi muốn nhấn mạnh ở đây không nằm trong những sự chống đối của trí khôn đối với đức tin. Tôi muốn đào sâu hơn và hỏi: “Điều chi đã xảy ra trong tấm lòng của người nào biết rõ Tin Lành mà lại hoàn toàn chối bỏ Tin Lành ấy?"
Theo II Côrinhtô 3:12-4:6, họ không nhìn thấy lẽ thật vì họ không thể nhìn thấy lẽ thật. Họ hoàn toàn bị mù lòa đối với lẽ thật của Tin Lành, họ chỉ hiểu có phần nào đó thôi. Và cho tới chừng nào tình trạng mù lòa được Đức Chúa Trời dời đi, họ sẽ không bao giờ được cứu.
I. Những kẻ vô tín bị mù về mặt thuộc linh.
Phaolô nói ra điều nầy theo hai cách. Thứ nhứt, ông nói có một “cái màn” ở trên lòng của họ đến nỗi họ không thể hiểu được Tin Lành.
“Nhưng lòng họ đã cứng cỏi; vì đến ngày nay, khi họ đọc Cựu Ước, cái màn ấy vẫn còn chưa cất khỏi, bởi chưng ấy là trong Đấng Christ mà màn đó biến đi. Ấy vậy, cho đến ngày nay, mỗi lần người ta đọc sách Môi-se cho họ, cái màn ấy vẫn còn ở trên lòng họ” (II Côrinhtô 3:14-15).
Phaolô đang nghĩ tới Xuất Êdíptô ký 34:29-35, khi Môise từ trên núi đi xuống với gương mặt ông sáng rực lên từ cuộc gặp gỡ của ông với Đức Giêhôva. Nhưng sự “sáng rực” đó đã phai dần vì Đức Chúa Trời chẳng hề dự trù cho nó cứ còn mãi luôn. Môise đã che mặt mình lại để người Do thái sẽ không nhìn thấy sự vinh hiển đang phai dần đi. Cái “màn” ấy trở thành một biểu tượng cho sự vô tín của người Do thái. Chẳng có một thắc mắc nào gây tranh cãi nhiều trong Hội Thánh đầu tiên cho bằng câu nầy: “Nếu Chúa Jêsus là Đấng Mêsi của người Do thái, tại sao nhiều đồng bào của Ngài lại chối bỏ Ngài?” Phaolô đã trưng dẫn Rôma 9-11 để bàn bạc thật chi tiết về thắc mắc nầy. Ở II Côrinhtô, ông đưa ra một câu trả lời rất đơn sơ và ngắn ngủi. Họ không tin theo Chúa Jêsus vì có một cái “màn” trên lòng của họ. Họ tiếp tục chạy theo “Giao Ước Cũ” (hay Cựu Ước) cho dù sự vinh hiển đang phai tàn dần của nó đã bị thế chỗ bởi sự vinh hiển không phai của Giao Ước Mới được bảo đảm với huyết của Chúa Jêsus.
Và phần phân tích ấy vẫn là chắc chắn 2000 năm sau đó, trong đó các anh em của Chúa ở trên đất đã có nhiều người không tin theo Ngài. Trong khi sự thực là có nhiều người Do thái đã đến với đức tin nơi Đấng Christ trong thế hệ sau cùng, họ vẫn còn tượng trưng cho một thiểu số ít ỏi dân Do thái trên khắp thế giới. Cái màn vẫn còn ở nguyên chỗ của nó.
Thứ hai, Satan đã làm mù tâm trí của những kẻ không tin. Chúng ta thấy điều nầy ở II Côrinhtô 4:4, ở đây Phaolô tuyên bố rằng:
“chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời”.
Tôi thấy rất thú vị ở chỗ Phaolô nói Satan (chúa đời nầy) đã làm mù “tâm trí” của những kẻ không tin. Khi họ nghĩ đến Tin Lành, thì Tin Lành chẳng có nghĩa lý gì đối với họ. Khi họ nghe nói về Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, họ không thể hiểu làm sao cái chết của một người cách đây 2000 năm lại có một việc gì đó để làm với họ ngày hôm nay. Khi họ nghe nói Ngài đã sống lại từ kẻ chết, chính ý tưởng đó dường như rất lố bịch. Rốt lại, ai nấy đều biết kẻ chết cứ chết luôn. Khi họ nghe nói tới Cơ đốc nhân cùng nhau cầu nguyện, điều nầy dường như giống với việc tự dối mình theo tâm lý học. Khi họ nhìn thấy Cơ đốc nhân ra đi trong vai trò các giáo sĩ, họ đến với người Hồi giáo và Ấn giáo, điều nầy ở trước mặt họ chẳng khác gì là phí thì giờ và tệ hại nhất, là một loại học thuyết thống trị về mặt văn hóa. “Làm sao bạn dám nói cho người khác biết tôn giáo của bạn luôn là tốt hơn!” Khi chúng ta phản kháng, ấy chẳng phải về tôn giáo đâu, mà về mối quan hệ với Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đang sống ngày hôm nay, lời lẽ nghe như chẳng có chút ý nghĩa nào đối với họ cả.
Kết quả của tình trạng mù loà thuộc linh nầy rất rõ ràng: “họ không thể nhìn thấy sự sáng”. Bạn có thể nói về sự sáng, ca hát về sự sáng, làm chứng cho nhiều người khác biết những gì sự sáng đã làm cho bạn, song nếu họ bị mù, lời lẽ của bạn sẽ chẳng có ý nghĩa gì với họ hết. Lẽ thật nầy cần phải thấm nhuần thật khôn khéo vào công cuộc truyền giáo của chúng ta. Nếu chúng ta bắt giận dữ với kẻ bị mất vì họ bị mất, chúng ta đã bỏ sót luận điểm của bài giảng nầy rồi.
Có phải bạn bắt giận dữ với một người bị mù vì người không thể nhìn thấy màu xanh lá cây chăng?
Nếu người không thể nhìn thấy, người không thể thấy được. Nổi giận với người ấy sẽ chẳng giúp gì được cho tình huống của người.
Chúng ta không thể tranh luận với một người về Nước Trời. Có khi chúng ta hành động giống như thể cứu vớt kẻ bị mất là trách nhiệm của chúng ta vậy. Nhưng chúng ta không thể cứu kẻ bị mất hơn chúng ta có thể cứu tình trạng mù loà của ai đó. Có khi chúng ta bắt giận dữ với những người thân của mình, là những kẻ chẳng nhìn biết Chúa.
Và thật sự, có khi họ nói ra nhiều việc gây tổn thương chúng ta, hạ bệ chúng ta, rủa sả đức tin của chúng ta, chế giễu những điều chúng ta tôn trọng, và chế nhạo đức tin của chúng ta trong Đấng Christ. Trong những giây phút đó, sự cám dỗ muốn đánh trả lại dường như đang trên đà thắng thế. Với sự vùa giúp của Đức Chúa Trời, chúng ta đừng lấy ác trả ác hoặc lấy nhục trả nhục. Tại sao phải giận dữ khi kẻ bị mất hành động giống như kẻ bị mất chứ? Trong những giây phút ấy, cần phải nhớ rằng khi có ai nói về Tin Lành: “Tôi chẳng muốn nhìn xem nó”, họ không đưa ra một lời cáo lỗi đâu. Thực sự họ không nhìn thấy Tin Lành ấy.
II. Chỉ có Đức Chúa Trời mới ban ánh sáng cho người mù.
Hãy xem cách Phaolô trình bày vấn đề nầy ở II Côrinhtô 4:6.
“Vì Đức Chúa Trời, là Đấng có phán: Sự sáng phải soi từ trong sự tối tăm! đã làm cho sự sáng Ngài chói lòa trong lòng chúng tôi, đặng sự thông biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Jêsus Christ”.
Để giúp chúng ta hiểu rõ những điều ông nói, Phaolô trở lại với những giây phút tiên khởi của sự sáng tạo khi Đức Chúa Trời phán: “Sự sáng phải soi từ trong sự tối tăm”, hay như Sáng thế ký 1:3 có chép: “Phải có sự sáng, thì có sự sáng”. Nếu chúng ta có mặt ở đó, đây là những gì chúng ta đã kinh nghiệm:
Sự tối tăm.
Sự tối tăm dày đặc, không thể xuyên thủng qua được.
Sự tối tăm đầy dẫy vũ trụ.
Sự tối tăm dày đặc và đen đủi.
Sự tối tăm không có một dấu vết sự sáng nào, dù là ở đâu.
Thế rồi, thình lình . . . sự sáng!
Ánh sáng lóa mắt.
Ánh sáng soi rọi.
Ánh sáng đầy dẫy bầu trời.
Ánh sáng rực rỡ đến nỗi chúng ta phải che mắt mình lại.
Nếu chúng ta có mặt ở đó, chúng ta sẽ chẳng biết hay nghi ngờ điều gì cho tới chừng Đức Chúa Trời phán: “Phải có sự sáng". Ánh sáng xuất hiện vì Đức Chúa Trời khiến nó phải xuất hiện. Cũng thật như thế cho mọi sự trong chúng ta về mặt thuộc linh. Chúng ta nhìn thấy sự sáng vì Đức Chúa Trời trong ân điển tể trị của Ngài, Ngài mở mắt chúng ta rồi khiến cho chúng ta nhìn thấy. Còn nếu Ngài không làm như thế, chúng ta sẽ không bao giờ mở mắt ra theo sức riêng mình được. Chúng ta không thể tự cứu lấy mình chẳng khác gì kẻ bị mù kia không thể mở mắt mình ra để thấy được.
Sự cứu rỗi là thuộc về Chúa!
Sự cứu ấy bắt đầu với Đức Chúa Trời, tuôn tràn từ Đức Chúa Trời, chảy ra từ tấm lòng hay thương xót của Ngài, chảy xuống đến chúng ta trong một dòng sông ân điển bao la xuất phát từ thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ, và nhập vào lòng của chúng ta, ban cho chúng ta đôi mắt để nhìn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ.
Điều nầy có ý nghĩa như thế nào cho công cuộc truyền giáo của chúng ta và cho những lời cầu thay của chúng ta dành cho kẻ bị mất? Việc mở đôi mắt bị mù ra là công tác siêu nhiên của Đức Thánh Linh. Ngài và chỉ một mình Ngài mới có thể làm công việc ấy. Chỉ có Ngài mới có thể làm công việc ấy, và đây là nguồn hy vọng của chúng ta. Đây là lý do tại sao chúng ta cầu nguyện cho con cháu chúng ta và cho các thành viên trong gia đình chúng ta, cho bạn hữu và những người thân của chúng ta. Chúng ta cầu nguyện và kêu la với Đức Chúa Trời rồi nói: “Ôi Lạy Chúa, xin mở con mắt lòng của họ ra. Xin giúp cho họ nhìn thấy ánh sáng của chân lý”.
III. Chúng ta phải dạn dĩ, hạ mình xuống giảng Tin Lành cho kẻ bị mất.
Tất cả lẽ thật thuộc linh phải được gìn giữ trong sự cân đối. Trong khi ơn cứu rỗi là thuộc về Chúa, chúng ta vẫn có một việc phải lo làm. Phaolô giải thích điều đó theo hai cách:
Thứ nhứt, chúng ta phải sống với sự ngay thẳng để đời sống của chúng ta không đi ngược lại với sứ điệp của chúng ta. Đấy là gánh nặng của II Côrinhtô 4:1-2.
Chúng ta đoạn tuyệt với những đường lối tội lỗi.
Chúng ta không dối gạt.
Chúng ta không vặn cong Lời của Đức Chúa Trời.
Đây là cách Mục sư J. B. Phillips đề cập tới câu 2: “Chúng ta không sử dụng mánh khóe, không bẫy dò, không vận dụng trái lẽ Lời của Đức Chúa Trời”. Sử dụng thuật ngữ hiện đại, Phaolô không phải là loại “thầy thuốc lừa đảo”. Ông không sử dụng các phương tiện dối trá để chinh phục kẻ bị mất. Và ông đã không tìm cách bẫy người ta hay đưa ra những lời hứa giả dối.
Đây là cách chúng ta cần phải sống theo . . .
Chúng ta phải lấy lòng thành thật nói ra lẽ chơn thật.
Chúng ta rao giảng với sự nhận biết Đức Chúa Trời đang quan phòng và đang lắng nghe chúng ta.
Chúng ta rao giảng để người khác có thể tin cậy những điều chúng ta rao giảng.
Thứ hai, chúng ta rao giảng Đấng Christ chớ không rao giảng chính bản thân mình. Đấy là luận điểm của II Côrinhtô 4:5: “Vả, chúng tôi chẳng rao giảng chính mình chúng tôi, nhưng rao giảng Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Chúa; và vì tình yêu mến Đức Chúa Jêsus mà chúng tôi xưng mình là tôi tớ của anh em". Một nhà truyền đạo rao giảng chính mình mà không rao giảng Chúa Jêsus là như thế nào? Thật là khó xác định, nhưng bạn nhìn biết sự ấy khi bạn nghe giảng. Người nào rao giảng chính mình luôn luôn nói về bản thân, các thành tích, những tước hiệu, danh tánh, sự cao trọng của mình. Người ấy gây dựng đế quốc của mình bằng cách tuyển lựa những môn đồ nào theo mình. Phần cuối bài giảng của người ấy có khuynh hướng khiến người ta phải suy nghĩ: “Thiệt là một người cao trọng”. Người ta ra về nói về người ấy, chớ không nói tới Chúa Jêsus. Thực sự đây là một việc rất mánh lới vì rất dễ cho bạn nghĩ phải rao giảng sao cho thật tinh vi làm tăng thêm danh tiếng của chính mình. Đồng thời rao giảng lẽ thật theo một phương thức như thế hầu làm vinh hiển cho chính bản thân của mình. Phaolô không muốn rao giảng theo phong cách đó.
Rao giảng không nói về ông.
Mọi sự đều nói về Chúa Jêsus.
Đây là phần thử nghiệm tốt nhứt cho hết thảy những ai nhận biết Chúa. Tôi đang môn đồ hóa cho Chúa Jêsus hay biến họ thành môn đồ của tôi? Có phải người ta nói nhiều về bạn đến nỗi Chúa Jêsus chẳng có chỗ nào trong đó? Thái độ của Phaolô dường như là: “Bạn nghĩ về tôi thế nào thì chẳng thành vấn đề bao lâu bạn nghĩ nhiều về Chúa Jêsus".
Quan điểm nầy giúp chúng ta giữ lấy sự cân đối nơi quyền tể trị của Đức Chúa Trời và trách nhiệm của con người. Một khi Đức Chúa Trời tể trị cả phương tiện lẫn cứu cánh của ơn cứu rỗi, chúng ta luôn luôn có một việc phải lo làm. Chúng ta cần phải rao giảng và cầu nguyện, phải dâng hiến và phải đi ra, phải sống thành thực và nói năng cách dạn dĩ, luôn luôn nổ lực phục vụ tha nhân trong danh của Chúa Jêsus. Và khi chúng ta làm như thế, Đức Chúa Trời giàu ơn mở mắt người bị mù để sứ điệp của chúng ta có ý nghĩa đối với họ, và họ “nhìn thấy” điều gì từng bị kín giấu đối với họ, và nhìn thấy điều đó một cách thực sự để họ tin theo Tin Lành và được cứu.
Và điều gì xảy ra khi chúng ta lo làm phần của mình?
Cái màn bị dời đi (II Côrinhtô 3:14 & 16).
Đôi mắt bị mù giờ đây thấy rõ (II Côrinhtô 4:6).
Sự sáng bắt đầu soi rọi trong tấm lòng (II Côrinhtô 4:6).
Kẻ bị mất xây về với Chúa (II Côrinhtô 3:16).
Giờ đây họ đang “ở trong Đấng Christ” (II Côrinhtô 3:14).
Sự hiểu biết về Đức Chúa Trời đầy dẫy tấm lòng của họ (II Côrinhtô 3:6).
Họ “nhìn thấy” sự vinh hiển của Đức Chúa Trời được làm nên đẹp đẽ ở trong Chúa Jêsus (II Côrinhtô 3:6).
Đây là chương trình của Đức Chúa Trời!
Ngài dự định cứu nhiều người đúng y theo cách nầy.
Rõ ràng là không phải mọi người đều được cứu đâu. Có người sẽ hư mất vì họ không tin theo Tin Lành. Nhưng (và đây là chữ nhưng thiệt là lớn) chúng ta không biết được ai sẽ tin và ai sẽ không tin. Nói cách khác, chúng ta không có bất kỳ một thông tin nào về sự tuyển lựa và định trước, vì lẽ đó chúng ta không phải lo lắng chi hết. Phần của chúng ta là rao giảng Tin Lành bằng tất cả những phương tiện khả thi, thành thật, khiêm nhường, dạn dĩ, cầu nguyện khi chúng ta rao giảng rằng Đức Chúa Trời sẽ mở mắt mù lòa để “nhìn thấy” Chúa Jêsus là Cứu Chúa và là Chúa. Và khi chúng ta làm như thế, Đức Chúa Trời nắm lấy sự rao giảng của chúng ta và những lời cầu thay của chúng ta rồi khiến chúng ra có hiệu lực qua Thánh Linh của Ngài, làm cho sự sáng soi rọi trong tối tăm hầu cho kẻ bị mất đến với Đấng Christ.
Christopher Hitchens, nhà vô thần nổi tiếng, ông ta hiểu rõ sứ điệp Tin Lành nhiều lắm, thế mà lại chối bỏ nó hoàn toàn, tại sao chứ? Ông ta cũng như những kẻ vô tín đều có mặt ở một chỗ – bị che trong chỗ tối tăm thuộc linh. Trường hợp của ông minh họa một lẽ thật mà chúng ta cần phải nắm lấy. Có cái đầu đầy dẫy tri thức thì chưa đủ. Nhìn biết mọi sự kiện về Chúa Jêsus sẽ không đưa bạn lên thiên đàng đâu. Bạn có thể biết rõ Kinh Thánh đầy cả lòng mà vẫn bị hư mất. Hitchens hiểu đủ về Tin Lành để công nhận rằng người nào không tin Chúa Jêsus là Đấng Mêsi và là Con của Đức Chúa Trời, là Đấng đã chịu chết vì tội lỗi của họ và đã sống lại từ kẻ chết không “nằm trong ý nghĩa là một Cơ đốc nhân”.
Tôi rất vui khi thấy ông ấy biết nhiều như thế.
Tôi cầu nguyện để ông ấy sẽ đạt đến chỗ nhận biết nhiều hơn.
Có lẽ Chúa là Đấng phán trong chỗ tối tăm: “Phải só sự sáng” sẽ chiếu sáng lẽ thật trong tấm lòng của ông ấy, dời đi cái màn để ánh sáng từ trời có thể tràn ngập ở trong đó.
Một phân đoạn Kinh Thánh như vầy sẽ cung ứng niềm hy vọng to lớn và động lực cao cả nhứt cho những Cơ đốc nhân nào cầu xin sự cứu rỗi cho kẻ bị mất. Phaolô cho chúng ta thấy ba điều rất đơn sơ:
Tình trạng mù lòa thuộc linh của những người vô tín.
Bổn phận thiêng liêng phải rao giảng Tin Lành thật dạn dĩ và khiêm nhường.
Sự soi sáng thuộc linh chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể đem lại.
Về ba sự nầy, chúng ta chẳng có gì phải làm với điều đầu tiên và điều sau cùng. Chúng ta có thể rao giảng Tin Lành, chúng ta có thể cầu nguyện, và chúng ta có thể sống với lòng thành thật cung ứng sự đáng tin cho sứ điệp của chúng ta. Satan sẽ là mọi sự hắn có thể để giữ cho kẻ bị mất bị mù lòa và nhầm lẫn để họ không thể “nhìn thấy” Tin Lành. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể lột bỏ cái màn và phán dạy những lời đem lại sự sáng cho kẻ nào đang bước đi trong bóng tối tăm.
Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm việc ấy!
Nói như thế có nghĩa là chẳng có trường hợp nào là vô vọng cả. Có một số người bị mất, họ sẽ được cứu vào ngày mai, họ chẳng có ý tưởng gì hết về sự cứu ấy hôm nay.
Chúng ta không biết họ là ai hay họ ở đâu.
Chúng ta chỉ biết họ đang ở ngoài kia.
Đức Chúa Trời tôn cao đức tin nhìn tới phía trước. Chỉ vì những người thân của chúng ta chưa được cứu hôm nay không có nghĩa là họ không đến với Đấng Christ ở ngày mai. Ai biết Chúa sẽ làm gì nếu chúng ta chỉ trung tín cầu nguyện và lo rao giảng Tin Lành?
Một kẻ buôn nô lệ trở lại đạo
Ông chào đời vào năm 1725, con trai của một thuyền trưởng người Anh chuyên đi biển. Ở tuổi 11, ông ra biển lần đầu tiên. Hiển nhiên ông trở thành một thuyền trưởng tàu buôn nô lệ, đưa những người châu Phi da đen đến vùng biển Địa Trung Hải và phía Tây Ấn. Bị buộc phải tham gia Hải quân Hoàng Gia, ông tìm cách rời bỏ tàu của mình, nhưng hoài công với 96 roi trước đám đông. Ông trở thành nô lệ cho người vợ da đen của tay buôn nô lệ người da trắng. Trong hai năm ông đã sống trong đói khát và cơ cực.
Vào năm 1748, ông lên một chiếc tàu đến nước Anh, nhưng một cơn bão bạo lực ở Bắc Đại Tây Dương hòng làm đắm chiếc tàu, bắt đầu với việc đầy tràn nước. Các tấm gỗ vỡ ra từ bên hông. Một chiếc tàu bình thường sẽ tan nát đến tận đáy ngay tức khắc, nhưng chúng đang chở sáp ong và len còn nhẹ hơn cả nước nữa.
Ở giữa sự vật vã để cứu lấy con tàu, chàng thanh niên nhũ lòng gần như chẳng suy nghĩ: “Nếu sự nầy không xảy ra, nguyện Chúa giáng sự thương xót trên chúng con”. Do sự làm chứng của chính ông, đây là ước ao lần đầu tiên xin sự thương xót mà ông đã cảm nhận trong nhiều năm trời. Đấy là điểm xoay chiều trong cuộc đời của ông.
Thế rồi ông lìa bỏ nghề buôn nô lệ rồi sau đó bước vào chức vụ ở Olney, Anh quốc. Không lâu sau đó, ông nổi tiếng là một nhà truyền đạo tài ba, là người đã lôi cuốn nhiều đoàn dân đông. Ông đã viết gần 300 bài thánh ca, hầu hết những bài ca ấy đều bị lãng quên. Nhưng có bài chúng ta vẫn còn hát, kể cả bài “Glorious Things of Thee Are Spoken” và “Danh Jêsus” (TC 14) và một bài có lẽ là bài thánh ca nổi tiếng nhất trong mọi thời đại, có đề tựa là “Ơn Lạ Lùng” (TC 158, Baptist):
Ngợi ca Chúa từ ái ban ơn lạ lùng
Đời tôi vốn tràn những lệ đắng
Tôi đã hư mất bao ngày, lầm than trong nơi tội đầy
Mà ơn Chúa thương xót khoan nhân.
Trước khi ông qua đời, ông đã sửa soạn tấm bia mộ cho mình, được ghi như sau:
John Newton, từng không tin đạo và trụy lạc, một tôi tớ của những nô lệ tại châu Phi, bởi ơn thương xót của Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ, đã được gìn giữ, được phục hồi, được tha thứ, và được chỉ định phải rao giảng đức tin mà ông đã miệt mài lo hủy diệt.
Đấy là những gì Đức Chúa Trời có thể làm. Đấy là sự biến đổi rất chơn thật.
Chúng ta hãy tái dâng bản thân mình cho công việc của Đức Chúa Trời trên khắp thế gian.
Chúng ta hãy dâng hiến, ra đi và cầu nguyện.
Chúng ta không nên ngã lòng bởi bất cứ điều gì chúng ta nhìn thấy quanh chúng ta.
Chúng ta cứ tiến tới với sự hăng hái, quyết định, đức tin và với sự vui mừng.
Chúng ta hãy xăn tay áo lên rồi làm việc cho Đức Chúa Trời.
Và chúng ta hãy hát bài “Ơn Lạ Lùng” với sự hiểu biết mới, nhớ rõ rằng dòng sau cùng cũng là sự làm chứng của chúng ta nữa:
Tôi đã hư mất bao ngày, lầm than trong nơi tội đầy
Trước tôi mù giờ lại sáng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét