Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

II Côrinhtô 2:12-17: "Ở về bên đắc thắng"



Ở về bên đắc thắng
II Côrinhtô 2:12-17

Chúa Jêsus lại có mặt trong phần tin tức vào tuần lễ nầy.
Chúa nhựt vừa qua, Brit Hume nhà bình luận tin tức hảng Fox, người ta hỏi ý kiến của ông về ngôi sao golf Tiger Woods, cuộc hôn nhân của ngôi sao nầy đang chao đảo vì cớ có nhiều tường trình về những vụ tà dâm. Các chương trình TV cũng như báo chí và các trang blog đã đăng tải câu chuyện từng chi tiết đến nín thở, kể hết những tên tuổi nầy đến tên tuổi khác các tình nhân của Tiger mà họ biết rõ. Câu chuyện đầy đủ đến nỗi hầu hết mọi người đều biết rõ về nó. Vì thế, khi Brit Hume được hỏi thăm về câu chuyện nầy trên diễn đàn tin tức của hảng Fox vào ngày Chúa nhựt, ông nói rằng ông nghĩ Tiger có thể cứu sự nghiệp chơi golf, còn phục hồi lại đời sống tư riêng của mình thì là một vấn đề khác. Khi ấy, lời bình luận của ông đã đi theo một hướng thật bất ngờ:
Chuyện Tiger Woods nổi bật lên trên phần tin tức khiến anh ta bị xem là đang dãy chết từ chính scandal nầy – mức độ mà anh ta có thể tái khôi phục – dường như đối với tôi phải nương vào đức tin của anh ta. Anh ta nói mình là một tín đồ Phật giáo; Tôi không nghĩ là niềm tin đó hiến cho loại tha thứ và sự chuộc tội giống như đức tin Cơ đốc hiến cho. Vì vậy, sứ điệp của tôi cho Tiger sẽ là: “Tiger ơi, hãy đổi sang đức tin Cơ đốc thì anh có thể thực hiện một sự phục hồi hoàn toàn và trở thành một tấm gương lớn cho cả thế giới”.
Không có gì phải ngạc nhiên, lời bình luận của ông đã kết quả trong một làn sóng thủy triều chỉ trích. Ông bị người ta gọi là một “kẻ mù quáng” và “tâm trí hẹp hòi”. Một nhà văn đã gọi câu nói của ông là “đáng sởn gai ốc” và “lối suy nghĩ ngu xuẫn”. Thậm chí đối với một số Cơ đốc nhân, dường như điều nầy gâỳ bối rối khi nhìn thấy một nhân vật có tính đại chúng như thế đã bị đem ra mà báng bổ.
Nhưng Brit Hume chưa nói hết. Qua ngày sau, ông đến với tờ The O’Reilly Factor và chỉ lặp lại những gì ông đã nói vào ngày Chúa nhựt vừa qua, đề ra một học thuyết rất hay cho quá trình ấy. Và khi đó ông còn đi xa hơn trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh, giải thích ý định của ông theo cách nầy:
Cơ đốc giáo rất đặc biệt và có một không hai về sự chuộc tội và sự tha thứ. Đấy là tiêu chuẩn của những gì đức tin ấy nói tới. Giờ đây, các niềm tin khác không phải là thù nghịch với ý tưởng nầy, nhưng hãy suy nghĩ tới những gì sứ điệp của Đấng Christ và Cơ đốc giáo đang hướng tới. Chính Đức Chúa Trời của vũ trụ đã sai Con độc sanh của Ngài, là Đấng đã chết cái chết rất ghê gớm trên thập tự giá, để chuộc lấy mọi tội chúng ta.
Ông chẳng nói một điều gì mới mẻ ở đây cả. Nhưng trong lời kêu gọi dành cho Tiger Woods nên đổi sang Cơ đốc giáo, ông đã vi phạm điều cấm kỵ, một là chẳng nói ra công khai về tôn giáo hay khen ngợi mọi tôn giáo về mặt cơ bản là tốt lành. Nhưng đối với sự tin tưởng của ông, Brit Hume đã từ chối không thối lui.
Ở gần cuối cuộc phỏng vấn của ông với Bill O’Reilly, ông nói rằng danh của Chúa Jêsus luôn luôn là dễ bùng nổ. Nói hay đấy. Câu nói đó nhắc cho tôi nhớ tới Rôma 1:16 và lời bình của Phaolô cho rằng Tin Lành là “quyền phép” của Đức Chúa Trời cung ứng ơn cứu rỗi cho bất cứ ai chịu tin. Một trong những nhà truyền đạo tôi ưa thích có một chương trình phát thanh dài hạn có danh xưng là “Tin Lành bùng nổ” dựa theo sự kiện từ ngữ Hylạp nói tới quyền phép là “dunamis”, từ đó chúng ta mới có từ “dynamite” theo Anh ngữ.
Và bài thánh ca xưa chép rằng “Danh Chúa Jêsus thật rất dịu dàng, tôi thích hát danh Ngài khắp nhân gian”.
Thật vậy, nhưng danh của Chúa Jêsus cũng là danh xưng dễ bùng nổ.
Không phải ai cũng yêu mến Chúa Jêsus đâu.
Có nhiều người thích đừng bao giờ nghe danh của Ngài được nhắc đến ở chỗ công cộng.
Nếu bạn không muốn một sự bùng nổ, hãy giữ im lặng về Chúa Jêsus. Brit Hume đã dám mở miệng mình ra rồi bình tỉnh nói ra những điều Cơ đốc nhân luôn luôn tin theo – rằng có ơn tha thứ và sự chuộc tội qua Đức Chúa Jêsus Christ.
Tôi hy vọng Tiger Woods sẽ để điều ấy vào lòng.
Và tôi mong mỏi nhiều Cơ đốc nhân sẽ có lòng dạn dĩ can đảm giống như Brit Hume.
Một việc khác ông ấy đã nói làm cho tôi phải để ý đến. Khi Bill O’Reilly hỏi ông ấy tại sao có nhiều lời bình tiêu cực về Cơ đốc giáo, Brit Hume đã đáp như sau:
“Ông đang nói ra danh của Đức Chúa Jêsus Christ . . . và mọi cửa âm phủ đều mở toang ra hết”.
Luôn luôn là như thế. Chính mình Chúa Jêsus đã nhắc cho chúng ta nhớ rằng: “Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an, mà là đem gươm giáo” (Mathiơ 10:34). Hãy nhớ rằng một thanh gươm có thể cắt cả hai chiều. Khi chúng ta rao giảng Tin Lành nói tới Chúa Jêsus, không phải ai cũng vui sướng với chúng ta đâu. Có người sẽ chế nhạo, nhiều người khác sẽ chẳng nghe chúng ta, và có người sẽ tin theo sứ điệp của chúng ta. Và chúng ta không hề biết rõ mình sẽ hứng chịu phản ứng nào! Bạn không thể nhìn vào một khán thính giả rồi nói: “Người kia sẽ tin nhưng người bạn ngồi kế ông ấy sẽ không tin”. Sự thể sẽ không tác động theo cách đó đâu.
Điều chi xảy ra cho Brit Hume xảy ra cho bất kỳ ai nói tới Chúa Jêsus.
Có người sẽ ưa thích.
Có người sẽ không ưa.
Có người sẽ chẳng quan tâm, dù là thế nào!
Làm sao chúng ta giữ lòng dạn dĩ được khi chúng ta biết có người không những sẽ chối bỏ sứ điệp của chúng ta mà còn chối bỏ cả chúng ta nữa? Thay vì phải lo lắng về những điều người khác sẽ nghĩ về chúng ta, chúng ta lo làm phần việc của mình như thế nào? II Côrinhtô 2:12-17 hiến cho chúng ta một câu trả lời rất rõ ràng cho sự mất can đảm bằng cách nhắc cho chúng ta nhớ rằng khi chúng ta hiệp với Đức Chúa Jêsus Christ, chúng ta đang ở về bên đắc thắng.
Chúng ta có thể thua một vài trận, nhưng sự đắc thắng thuộc về Chúa.
Nếu chúng ta ở về phía Ngài, lo làm công việc của Ngài, chúng ta không thể thua được.
Đây là phần nền của phân đoạn Kinh Thánh. Phaolô nhắc tới ở các câu 11-12 rằng ông đi đến thành Trôách (nằm ở bờ biển phía Tây của Thỗ Nhĩ Kỳ ngày nay) để giảng Tin Lành, song phải mau rời khỏi đó để băng qua Biển Aegean đến Maxêđoan vì ông đang trông Tít đem những tin tức đến từ Hội Thánh Côrinhtô. Rõ ràng ông đang lo ngại về những gì sẽ xảy ra tại Hội Thánh Côrinhtô. Vì thế, ông lấy làm bối rối lắm đến nỗi ông để một cánh cửa mở tại thành Trôách để đi tìm Tít tại Maxêđoan. Điều nầy dường như rất kỳ lạ đối với bạn bè của ông, vì là một nhà truyền đạo, ông rao giảng Tin Lành bất cứ đâu ông đi đến. Là một thành phố cảng, Trôách sẽ là một địa điểm quan trọng để thiết lập Hội Thánh. Nhưng Phaolô đã rời khỏi nơi đó không cứ cách nào. Tôi nghĩ ông bối rối trong tinh thần đến nỗi ông không thể tập trung vào công việc được.
Hết thảy chúng ta đều có mặt ở đó, có người đang có mặt ở đó trong lúc bây giờ, và có lẽ chúng ta nên có mặt ở đó một lần nữa. Đâu là những dấu hiệu của đức tin khiến cứ tiến tới đang khi ném mình vào tháp ngà là dễ dàng hơn? Tôi thấy có ba câu trả lời trong phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta. (Khi Ray Stedman giảng về phân đoạn Kinh Thánh nầy, ông đã sử dụng một bố cục rất đơn giản mà tôi sẽ áp dụng cho sứ điệp nầy).
I. Chắc chắn thành công
“Song tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài làm cho chúng tôi được thắng trong Đấng Christ luôn luôn, và bởi chúng tôi, Ngài rải mùi thơm về sự nhận biết Ngài khắp chốn!” (câu 14).
Phaolô nói rằng Đức Chúa Trời đang dẫn dắt chúng ta trong một đám rước đắc thắng trong Đấng Christ. Hãy chú ý ba từ nầy:
“God leads us” (trong bản Kinh Thánh tiếng Việt, ba từ nầy dịch là “Đức Chúa Trời làm cho chúng tôi”) .
Bạn muốn dự phần trong một cuộc diễu hành đắc thắng không? Phải biết chắc bạn đã ở cùng một phía với những người đắc thắng đó.
Vào tháng 10 năm 2008, Marlene và tôi đến giảng cho hội nghị chuyên đề về hôn nhân tại Hội Nghị Harvey Cedars Bible ở New Jersey. Muốn đến được đó, chúng tôi phải bay đến Philadelphia, có mấy người bạn đón chúng tôi tại đó rồi đưa chúng tôi đến Jersey Shore. Khi chúng tôi lên máy bay ở Atlanta, chúng tôi để ý thấy có nhiều người mặc loại áo nịt màu đỏ Philadelphia Phillies. Sở dĩ như vậy là sau giải World Series, và tôi nghĩ đây là những người hâm mộ đang trên đường về nhà của họ. Thậm chí họ còn ca hát về đội của họ, làm cho chuyến bay càng thêm phần náo nhiệt. Khi chúng tôi đến tại Philadelphia, chúng tôi ra khỏi máy bay bước vào biển áo đỏ. Hàng ngàn cổ động viên bóng chày đứng đầy ở sân ga. Trên đường ra khỏi thành phố, chúng tôi đi ngang qua vận động trường và nhìn thấy con đường dẫn vào trung tâm thành phố có đến hàng chục ngàn cổ động viên bóng chày vui sướng, reo hò. Sự thể cho thấy cả đội đã có một cuộc diễu hành mừng chiến thắng vào buổi trưa hôm ấy. Tin tức tường thuật lại sau đó nói rằng hơn cả triệu người nhóm lại ở khu vực thành phố để chào đón những anh hùng của họ, những người đã đánh bại đội Tampa Bay Rays trong giải World Series. Cuộc diễu hành mô tả sự nổi bật của nhiều người: những nhà tổ chức, quản lý, huấn luyện viên, và tất nhiên là những cầu thủ chiến thắng nữa. Một nhà bình luận đã sử dụng từ ầm ĩ để mô tả buổi lễ đó. Toàn bộ cuộc diễu hành chật ních với người ta.
Tại sao có quá nhiều sự vui mừng dành cho một đội bóng chày như thế chứ? Vì nếu bạn là một cổ động viên của đội Phillies, họ là đội “của bạn”, họ tiêu biểu cho thành phố “của bạn”, và theo một cách mầu nhiệm nào đó rất khó xác định, họ tiêu biểu cho bạn. Bạn thuộc về họ và họ thuộc về bạn. Cổ động viên thể thao thực đều hiểu rõ điều tôi đang nói. Cổ động viên bóng đá ở Anh đều biết rõ sống và chết với đội của bạn là như thế nào rồi. Cũng một thể ấy với các cổ động viên bóng đá ở Hoa kỳ. Cũng một thể ấy trên khắp thế giới.
Khi đội của bạn thắng, bạn cũng thắng.
Đấy là hình ảnh ở đàng sau lời lẽ của Phaolô. Ông đã nghĩ tới những cuộc diễu hành được tổ chức ở Rome khi một tướng lãnh chiến thắng đưa đoàn quân của mình trở về. Những luật lệ đặt cho những đám rước như thế nầy hoàn toàn nghiêm ngặt. Vị tướng lãnh phải chiến thắng thật hoàn toàn, ông ta phải bắt phục kẻ thù, và các binh sĩ chiến thắng phải được an toàn trở về nhà. Ít nhứt 5000 kẻ thù phải gục ngã trong một trận đánh. Vị tướng lãnh phải chiếm được một vùng lãnh thổ nhất định nào đó, không phải vùng lãnh thổ đã được bảo hộ, đã được Rome cai trị rồi đâu. Cuộc diễu hành khởi sự với những sĩ quan chỉ huy theo sau là đội kèn, sau đó là những chiến lợi phẩm thu được từ vùng đất bị chinh phục, theo sau đó nữa là một con bò màu trắng làm vật hy sinh, và những phu tù bị xiềng xích nối theo sau. Rồi mới tới đội quân nhạc. Lúc bấy giờ, vị tướng lãnh chiến thắng xuất hiện trên chiếc xe ngựa do bốn con bạch mã kéo. Rồi tới gia đình của ông ta theo sau bởi những binh sĩ trong đoàn quân chiến thắng. Khi đám rước đi ngang qua các đường phố, người ta hô to lên: “Chiến thắng!” “Chiến thắng!” “Chiến thắng!” Đây là một ngày huy hoàng đến nỗi có người chỉ kinh nghiệm được một lần trong đời.
Phaolô phác họa Đấng Christ như một vị tướng chiến thắng cùng với người của mình đang diễu hành với Ngài trong một cuộc diễu hành mừng chiến thắng huy hoàng. Sau khi bắt phục kẻ thù, Ngài diễu hành trong chiến thắng hoàn toàn, Đấng Tối Cao Không Hề Thất Bại và là Đấng Chiến Thắng Hoàn Toàn. Không một ai có thể chặn đứng được Ngài. Không một ai có thể đứng nghịch lại Ngài.
Và Phaolô nói: “Hết thảy những ai tin theo Ngài cùng diễu hành với Ngài trong cuộc diễu hành mừng chiến thắng của Ngài”. Khi Ngài chiến thắng, chúng ta chiến thắng vì chúng ta ở trong đội của Ngài. Ngài đoạt được chiến thắng, còn chúng ta dự phần trong sự đắc thắng đó. Ngài nhận lấy sự vinh hiển, còn chúng ta hiệp với Ngài trong buổi lễ huy hoàng đó.
II. Cái chạm không thể chối cãi được
“Vì chúng tôi ở trước mặt Đức Chúa Trời là mùi thơm của Đấng Christ, ở giữa kẻ được cứu, và ở giữa kẻ bị hư mất; cho kẻ nầy, mùi của sự chết làm cho chết; cho kẻ kia, mùi của sự sống làm cho sống" (các câu 15-16a). Phaolô gọi Cơ đốc nhân là “mùi thơm của Đấng Christ” và “mùi thơm và sự nhận biết Ngài”. Có lẽ ông đang suy nghĩ đến mùi hương mà các thầy tế lễ đưa qua đưa lại khi vị tướng lãnh cùng các binh sĩ của mình diễu hành ngang qua Rome. Mùi thơm ấy ý nói tới chiến thắng, nhừng đối với những kẻ phu tù bị xiềng xích kia là mùi thơm của sự chết. Trong khi đám dân đông cổ vũ, những kẻ phu tù biết rõ rằng họ đang tiến tới chính sự hành hình của họ.
Đúng là những gánh nặng lớn lao đang đè trên nhà truyền đạo Tin Lành!
Chúng ta giảng đạo và có người tin theo. Đối với họ sứ điệp của Tin Lành là sự sống làm cho sống.
Chúng ta giảng đạo và nhiều người khác chẳng muốn làm gì với đạo ấy. Đối với họ sứ điệp là sự chết làm cho sự chết.
Chính sứ điệp ấy tạo ra sự sống nơi người nầy và tỏ ra sự chết cho người kia. Đúng là những việc kinh hoàng treo trên cán cân mỗi lần chúng ta nói tới Đức Chúa Jêsus Christ. Điều nầy áp dụng không những cho nhà truyền đạo, mà còn cho từng Cơ đốc nhân ở khắp mọi nơi nữa. Tin Lành là thanh gươm hai lưỡi cắt cả hai chiều cùng một lúc. Nó tỏ ra tội lỗi của chúng ta và rồi hiến phương cứu chữa đời đời. Nó giải thích tội lỗi của chúng ta rồi tỏ ra cho thấy phương thức đến với ơn tha thứ. Nó gạt bỏ khỏi chúng ta từng lời cáo lỗi lấy cái tôi làm trọng mà chúng ta đang có, và rồi nó đề nghị mặc lấy cho chúng ta sự công bình trọn vẹn của Đức Chúa Jêsus Christ.
Hãy suy nghĩ tới mọi sự mà chúng ta nhận được khi chúng ta đến với Đấng Christ:
Sự tha tội.
Tha thứ.
Được làm con nuôi trong gia đình của Đức Chúa Trời.
Được sanh lại.
Đời mới.
Sự sống đời đời.
Hòa thuận lại với Đức Chúa Trời.
Chúng ta được xưng công bình.
Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời xây khỏi.
Chúng ta được Đức Chúa Trời tiếp nhận.
Chúng ta được chuộc khỏi tội lỗi của chúng ta.
Đức Thánh Linh ngự trong chúng ta.
Chúa Jêsus cầu thay cho chúng ta.
Đức Chúa Trời mời chúng ta gọi Ngài là “Cha”.
Chúng ta dự phần vào gia đình của Đức Chúa Trời trên khắp thế giới.
Chúng ta có một thầy tế lễ thượng phẩm ở trên trời cảm thương sự yếu đuối của chúng ta.
Chúng ta được trang bị để hầu việc Chúa.
Chúng ta có cơ nghiệp đời đời.
Chúng ta trở thành công dân thiên quốc.
Chúng ta được định cho phải giống như Đấng Christ.
Mọi sự hiệp lại vì ích cho chúng ta.
Chúng ta là những tạo vật mới trong Đấng Christ.
Giờ đây chúng ta được phục hòa lại với Đức Chúa Trời.
Đấng Christ ngự trong chúng ta.
Tên của chúng ta được ghi trong sổ sự sống của Chiên Con.
Chúng ta có một quê hương ở trên trời.
Một ngày kia chúng ta sẽ được sống lại, bất tử và không hay hư nát nữa.
Một ngày kia chúng ta sẽ đồng trị với Đấng Christ.
Nhưng có người không muốn được như thế, không thể hiểu được như thế, không tin như thế, họ nghĩ như thế là không thật, họ nghĩ chúng ta bị gạt gẫm để tin theo như thế, và có người không thích chúng ta nói cho người khác biết những gì Đấng Christ đã làm cho chúng ta. Và chắc chắn họ không ưa thích điều đó khi chúng ta nói cho người khác biết họ cũng cần đến Đấng Christ nữa.
Đấy là lý do tại sao Brit Hume đã nhận lãnh nhiều phản ứng tiêu cực như thế. Ông đã vi phạm điều luật số # 1 của loại xã hội trí thức. Bạn đừng bao giờ nói cho một người biết họ cần Chúa Jêsus. Đấy là điều hạng người theo trào lưu chính thống huênh hoang rỗng tuếch hay làm. Và chúng ta chắc chắn không muốn mình giống như “họ”, bất kể “họ” là ai.
Khi tôi viết về Brit Hume, tôi đã nhận được lá thư nầy từ một người xưng mình là tín đồ Phật giáo:
Tôi lớn lên trong một gia đình “cơ đốc” và chính những người trong gia đình đó giống như Brit Hume và ông đã khiến tôi phải nhắm đến sự lựa chọn. Ấy chẳng phải danh của Jêsus là dễ bùng nổ đâu, mà chính ông và cách hành đạo của ông đã tạo ra sự công kích đó.
Rõ ràng, có phải không?
Đấy là điều tôi muốn nói do “cái chạm không thể chối cãi được”. Danh của Chúa Jêsus vốn có quyền phép. Danh ấy cắt cả hai chiều. Có người không muốn nghe danh của Ngài chi hết. Nhưng đấy đúng là cái chạm.
Bất cứ đâu sứ điệp nói tới Đấng Christ được thả ra, nó luôn luôn tạo ra một cuộc tranh cãi. Có người tin theo danh ấy, tìm được hy vọng, sự bình an, và sự sống đời đời qua Đấng Christ. Nhiều người khác từ chối danh ấy, có khi lại giận dữ vì Đấng Christ đe dọa họ tới tận cốt lõi cuộc sống của họ. Chúa của chúng ta đứng như một sự quở trách cho từng người nào dám nghĩ: “Ta không cần Đức Chúa Trời” hay “Ta có thể làm việc nầy theo cách của ta” hoặc “Ta không cần sự tha tội”. Và có người lấy làm khó chịu về Tin Lành.
Bây giờ, điều đó đưa chúng ta đến đâu? Chúng ta có nên đóng kín miệng mình lại vì sợ làm mất lòng người khác chăng? Chúng ta có nên giả vờ đổ lỗi hết cho Đức Chúa Trời? Chúng ta có nên nói giống như thể người theo đạo Hồi, Cơ đốc nhân, Ấn giáo, Phật giáo, Do thái giáo cùng những nhà thế tục, hết thảy đều có cùng một địa vị khi đến với sự cứu rỗi không?
Chúng ta không dám giữ im lặng trong một ngày có sự tranh cãi thuộc linh. Chúng ta phải công bố những gì chúng ta biết là sự thật. Jim Elliot từng cầu nguyện: “Lạy Cha, xin biến con thành một kẻ lên cơn. Xin hãy đem những kẻ con tiếp xúc đến với quyết định. Xin đừng biến con thành một cột mốc đứng trên con đường trơ trọi. Xin biến con thành một người, mà người ta phải xây bên nầy hay bên kia lúc họ đối diện với Đấng Christ ở trong con”.
Một lời sau cùng. Chúng ta không nắm được cách thức mà người ta sẽ phản ứng. Ấy chẳng phải Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta phải trở thành “mùi thơm của Đấng Christ” cho thế gian. Chúng ta là mùi thơm ấy dù thích hay không thích. Những người không tin Chúa có thể ngửi được mùi thơm của Đấng Christ trong đời sống của chúng ta. Có người bị cuốn hút lấy, có người cự tuyệt. Chúng ta không chịu trách nhiệm về ai tiếp nhận sứ điệp của chúng ta và ai chối bỏ nó.
Khi Robert Rayburn rao giảng về phân đoạn Kinh Thánh nầy, ông nhắc tới nghiên cứu của Đại học đường Duke cho rằng hầu hết người Mỹ nói đã có ai đó ra sức trình bày Tin Lành cho họ. Và hầu hết họ đều nói đây là một kinh nghiệm không được vui cho lắm. Tôi dám chắc chính sự việc đó đã được nói với Sứ đồ Phaolô. Ông không bị đụng mạnh ở thành Athens. Êphêsô cũng là một thành phố rất khó ưa nữa. Ông đã chạy ra khỏi thành Têsalônica. Và khi ông đến thành Jerusalem, dân chúng ở đó đã không lấy làm vui sướng gì khi gặp ông. Nhưng qua đó, Phaolô đã cứ giữ việc đi tới, cứ đi, cầu nguyện, giảng đạo, rồi chính phục người ta cho Đấng Christ và mở mang Hội Thánh. Nhờ đó Tin Lành đã được rao giảng khắp thế giới Địa Trung Hải.
III. Sự toàn vẹn không phải tranh cãi
“Ai xứng đáng cho những sự nầy? Vả, chúng tôi chẳng giả mạo lời của Đức Chúa Trời như nhiều kẻ khác; nhưng chúng tôi lấy lòng chân thật, theo như đạo từ Đức Chúa Trời đến thể nào, thì giảng ra thể ấy trước mặt Đức Chúa Trời, trong Đấng Christ” (các câu 16b-17).
Nếu đời sống của chúng ta là mùi thơm của sự sống cho người nầy và mùi của sự chết cho người kia, thế thì chúng ta sẽ sống ra sao đây? Hay như Phaolô nói: “Ai xứng đáng cho những sự nầy?” Câu trả lời là, chẳng một ai! Không phải bạn, không phải tôi, không phải người nam nào lanh lợi nhứt hay người nữ nào được ơn nhứt ở trên đất. Trong bản thân của chúng ta, chúng ta không thể làm theo những gì Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta phải lo làm. Nhưng trong Đấng Christ, mọi sự đều khả thi. Vì lẽ đó, Phaolô nói: sau khi nhìn biết Tin Lành cắt cả hai chiều, chúng ta sống như vầy đây:
Thành thật – chúng ta không rao bán Lời của Đức Chúa Trời.
Chân thành – Chúng ta không phải là kẻ giả hình.
Dạn dĩ – chúng ta được Đức Chúa Trời sai phái.
Tôi biết chẳng có một thách thức nào lớn hơn là hãy là người như bạn vốn có thật vậy. Hầu hết chúng ta đều phấn đấu với sự ấy vì chúng ta không cảm thấy tốt đủ về chúng ta là ai!?! Tôi biết tôi đang phấn đấu và đã phấn đấu với điều đó trong một số phương thức trọn đời sống tôi. Thật dễ hạ mình xuống rồi suy nghĩ: “Ngươi đáng phải là người tốt hơn” hay “Ngươi chưa phải là một Cơ đốc nhân nhơn đức đâu” hoặc “Sẽ ra sao nếu người ta biết rõ con người thật của ngươi?” Và có sự thật trong tất cả những câu nói đó. Nhưng nếu bạn tỏ mình ra vẫn chưa đủ, giả mạo nó sẽ chẳng đưa bạn đi đến đâu hết. Hầu hết người ta đều có thể giả hình ở cách đó một dặm đường.
Phaolô nói: “Chúng ta không đảm đương chức vụ vì tiền bạc. Chúng ta đến tại thành Côrinhtô vì chúng ta yêu mến anh em. Và bất chấp anh em nghĩ gì, chúng ta chẳng phải là kẻ giả hình đâu. Anh em nhận lãnh những gì anh em đã trông thấy. Chúng ta có thể nói rằng vì Đức Chúa Trời đã sai phái chúng ta, và vì thế chúng ta không phải giả vờ để trở thành người khác được".
Khi chúng ta đối diện với những thách thức của thế kỷ thứ 21, chúng ta hãy để vào lòng lời lẽ của Ray Stedman:
Thật là vô vọng khi nhìn vào cấp lãnh đạo đời nầy muốn lôi chúng ta ra khỏi đống lộn xộn mà chúng ta đang ở trong đó. Nếu Hội Thánh không nói với thế gian những điều Đức Chúa Trời đã sai bảo Hội Thánh phải nói, chẳng có hy vọng gì cho xứ sở nầy hay bất kỳ xứ sở nào khác hôm nay. Đấy là lẽ thật mà chúng ta đang có cần. Đấy là sự sáng chiếu vào sự tối tăm mà chúng ta đang có cần.
Cho phép tôi trở lại với lời bình sau cùng về Brit Hume. Cuộc tranh cãi lời lẽ của ông đã khuấy lên tuần nầy minh chứng một điều mà tôi cảm thấy rất khích lệ:
Không một điều gì đã thay đổi!
Hai mươi thế kỷ đã đến rồi đi, kể từ khi Đấng Christ còn bước đi trên đất nầy, và vẫn là sự thực khi Ngài là Đấng phân chia dòng giống con người. Chẳng có một người nào giống như Ngài, chẳng có một ai có thể đem sánh với Ngài. Ngài đã đến để đem theo một thanh gươm, và thanh gươm ấy giờ đây đang đặt trong tay của chúng ta. Không phải để sử dụng như một vũ khí cho chiến trận, mà như một bằng chứng cho quyền phép thiêng liêng của Ngài.
Không một điều gì đã thay đổi!
Chúng ta vẫn là mùi thơm của Đấng Christ cho người được cứu và kẻ bị mất. Có người tin theo và được cứu. Nhiều người khác chối bỏ và bị mất. Đấy là sự thật, và vẫn là sự thật cho đến ngày nay. Đâu là sự kêu gọi của chúng ta chiếu theo phân đoạn Kinh Thánh gốc nầy? Muốn sống trung tín với Đấng yêu thương chúng ta và đã phó chính mình Ngài cho chúng ta, Ruth Bell Graham đã xác định một thánh đồ là một người tin theo Chúa Jêsus thật dễ dàng. Đừng ngã lòng khi có một sự va chạm nhỏ. Bởi ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta đã có mặt rồi trong cuộc diễu hành mừng chiến thắng với Chúa Jêsus. Một ngàn cuộc tấn công nghịch lại chúng ta không thể làm thay đổi sự thật đó.
Khi tôi viết bài giảng nầy, tôi được nhắc nhớ tới người bạn tôi là Jack Wyrtzen, nhà truyền đạo trẻ đã sáng lập Word of Life vào thập niên 1940 ở thành phố Nữu Ước. Chức vụ ông ấy khởi sự giờ đây đã lan rộng khắp thế giới, với những kỳ trại thanh niên và các học viện Kinh Thánh ở hơn 60 quốc gia. Trong hồ sơ của tôi, tôi có nhiều bức thư mà ông viết cho tôi qua nhiều năm tháng. Thường thì ông kết thúc bức thư như thế nầy:
“Ở về bên đắc thắng, Jack Wyrtzen”
Cách đây mấy năm, khi tôi đến giảng tại Word of Life ở Hồ Schroon Lake, Nữu Ước, tôi đi dạo và đi ngang một nghĩa trang của địa phương. Tôi quyết định vào đấy để xem ai được chôn ở đó. Sau khi đi một vòng, tôi thấy ngôi mộ của Jack Wyrtzen. Bia mộ được ghi như sau:
Jack Wyrtzen
1913-1996
Ở về bên đắc thắng
Đấy là cách từng Cơ đốc nhân phải sống và từng Cơ đốc nhân phải chết.
Ở về bên đắc thắng.
Phải dạn dĩ, hỡi các anh chị em.
Phải trung tín, hỡi anh em Cơ đốc.
Phải can đảm, hỡi các thánh đồ của Chúa.
Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời là Đấng trong Đấng Christ đã đặt chúng ta về bên đắc thắng cho đến đời đời. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét