Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

II Côrinhtô 2:5-11: "Năm Xí Xóa"



Năm Xí Xóa
II Côrinhtô 2:5-11
Bạn có nghe nói về ngày “xí xóa” chưa?
Có lẽ là chưa trừ phi bạn đã sinh sống tại thành phố Nữu Ước. Thứ Hai vừa qua (ngày 28 tháng Chạp) là Ngày Xí Xóa ở Quãng Trường Times. Những nhà tổ chức đã khích lệ dân chúng viết ra những lời than phiền của họ rồi ném bỏ chúng vào máy cắt giấy làm biểu tượng cho hành động bỏ đi những ký ức đau thương, những kinh nghiệm không tốt, các lỗi lầm dại dột, những quan hệ, các sự lựa chọn ngớ ngẩn, và những đố kỵ được cất giữ lâu nay tiềm ẩn ở trong họ. Những ai tham dự có thể sử dụng quả búa tạ trong trường hợp máy cắt giấy kia không đủ cung ứng được lối thoát về tình cảm.
Một tay viết blog rất thích ý tưởng nầy:
Tôi nghĩ ngày nầy đang trở thành một ngày lễ mà tôi rất ưa thích!!! Hôm nay là cơ hội để nói “Xí Xóa” đối với một việc gì đó... và tôi đang lập ra cả một danh sách đây!!!
Có cái gì đó gần như rất hấp dẫn về ý tưởng “bỏ đi cái cũ, nhận lấy cái mới”. Có khi chúng ta cần phải nói “xí xóa” đối với sự đau thương của quá khứ. Muốn làm như thế chúng ta phải có đủ can đảm để bỏ đi cơn giận, chào vĩnh biệt với nổi cay đắng, và quăng xa ác ý của mình đối với những kẻ gây tổn thương nhiều cho chúng ta.
Chúng ta phải học biết tha thứ. Cho tới chừng chúng ta biết tha thứ, chúng ta mới có thể thôi không chùng bước nữa. Bao lâu chúng ta sống với quá khứ, chúng ta sẽ bị xiềng xích vào quá khứ, và kẻ gây tổn thương nhiều cho chúng ta đang đạt được chiến thắng gấp bằng hai – lần thứ nhứt khi họ gây tổn thương cho chúng ta và lần thứ hai khi chúng ta từ chối không chịu bỏ qua và cứ chịu mãi như thế.
Tôi đã học được điều nầy cách đây nhiều năm trời trong Hội Thánh đầu tiên mà tôi làm chủ tọa ngay khi ra trường. Tôi đã nghiên cứu cả hội chúng trong một năm trời rồi yêu cầu họ chọn những đề tài trong loạt bài mà tôi đặt tên là “Dưỡng đường hôn nhân”. Sự nghiên cứu ấy thành công đến nỗi qua năm sau tôi đã làm y như thế cho loạt bài có tên là “Dưỡng đường gia đình”. Khi tôi tìm hiểu hội chúng hai năm liền, chỉ có một chủ đề được lặp lại. Và chủ đề đó kết thúc khi nhận được nhiều phiếu bầu chọn nhất cho cả hai năm. Chủ đề đó là: “Làm sao kềm giữ được cơn giận và sự cay đắng”. Tôi nhớ mình đã lặng người đi vì những kết quả, vì thế tôi đã hỏi vợ tôi lý do tại sao chủ đề ấy đã đạt tới mức # 1 trong cả hai năm. Với sự khôn ngoan bẩm sinh, nàng đáp: “Em đoán sở dĩ như thế là vì dân sự của chúng ta có nhiều sự giận và cay đắng”.
Hết thảy chúng ta đều phấn đấu với những mối quan hệ tan vỡ, với hạng người gây tổn thương chúng ta, với những lời lẽ gây đau lòng, với những hành vi dối gạt, với những người bạn xây lưng nghịch cùng chúng ta, và với lời lẽ không tử tế đã nói về chúng ta hay về những người thân yêu của chúng ta.
Kẻ làm cớ buồn rầu
Hai việc sau đây dường như rất thực về tình trạng của con người: Chúng ta luôn cần sự tha thứ và chúng ta luôn có ai đó chúng ta cần phải tha thứ. Chính ở chỗ nầy mà II Côrinhtô 2:5-11 tỏ ra rất thích đáng. Trong tiểu đoạn nầy, Phaolô thách thức các Cơ đốc nhân tại thành Côrinhtô nên chìa tay ra và tha thứ một người trong hội chúng, là kẻ đã phạm tội. Người ấy đôi khi được gọi là “kẻ làm cớ buồn rầu". Chúng ta không biết chính xác người ấy là ai hay chính xác người ấy đã làm gì, song việc ấy nhất định là xấu xa rồi. Về mặt lịch sử, những nhà giải kinh đã nối tiểu đoạn nầy với người mà Phaolô đã nhắc tới ở I Côrinhtô 5, là người đã ngủ với vợ của cha mình (rõ ràng có nghĩa là mẹ kế của người ấy). Còn tệ hại hơn nữa, Hội Thánh đang khoe khoang, với “ân điển” của Hội Thánh, họ đã cho phép người nầy cứ ở lại trong Hội Thánh. Phaolô căn dặn họ phải đến với nhau như một hội chúng và gạt người kia ra khỏi Hội Thánh, nghĩa là phải dứt phép thông công, cắt đứt mối tương giao Cơ đốc, người ấy phải đạt tới chỗ ăn năn. Nếu đấy là người trong nhận định ở II Côrinhtô 2, thì sự dứt phép thông công rõ ràng đã tác động vì người kia biết ăn năn và quay trở lại với Hội Thánh, nhưng hội chúng đã từ chối không nhận người trở lại. Và đấy chính là bối cảnh.
Thêm nhiều nhà giải kinh mới đây nói rằng nhân vật được nhắc tới ở I Côrinhtô 5, thay vì thế là một người khác, là kẻ lãnh đạo cuộc nổi loạn chống lại Sứ đồ Phaolô, hắn xưng rằng hắn không phải là sứ đồ “thật”, đang gây chia rẻ trong Hội Thánh và tạo ra sự tổn hại rất lớn. Phaolô đã viết thư cho Hội Thánh, nói cho họ biết phải loại bỏ người ấy ra. Họ đã làm theo y như thế, và rõ ràng hắn đã biết nhận thức và muốn được phục hồi. Vì thế, Phaolô viết thư để nói cho Hội Thánh biết rằng kẻ làm cớ buồn rầu đã chịu khổ đủ rồi và họ cần phải tha thứ cho người ấy để hắn sẽ không hoàn toàn bị ngã lòng.
Vì sự dạy cũng là một dù cho viễn cảnh như thế nào thì không thành vấn đề.
Có khi chúng ta phải sử sụng một hành động mạnh mẽ chống lại ai đó đang phạm tội.
Khi chúng ta làm thế, chúng ta phải bằng lòng tha thứ cho họ sau đó.
Đâu là điều khó hơn?
Xét đoán tội lỗi hay tha tội?
Chiếm lấy vị trí chống lại hành vi phạm tội ư?
Hay tin một người thực sự đã thay đổi đường lối của người ấy?
Đối với tôi dường như cả hai đều khó tương đương nhau nhưng với những phương thức khác biệt. Cả hai đều đòi hỏi sự dạn dĩ, khôn ngoan và yêu thương. Và chúng ta cần Đức Thánh Linh để chỉ cho chúng ta thấy con đường ở trước mặt.
Khi chúng ta nghiên cứu tiểu đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta hãy lưu ý 5 lợi ích của sự tha thứ:
1. Sự tha thứ tỏ ra ơn thương xót của Đức Chúa Trời.
Tiểu đoạn bắt đầu bằng cách nói tới sự thích nghi của Hội Thánh trong phần kỷ luật (các câu 5-6). Mọi điều họ đã thực thi rồi là rất đủ. Bằng cách gạt kẻ làm cớ buồn rầu ra khỏi Hội Thánh, họ đã hành động với một tư thế ngay thẳng. Nhưng kế đó thì bạn làm gì nữa vậy? Làm sao bạn nhìn biết lúc nào đủ là đủ? Bậc phụ huynh phấn đấu với điều nầy khi họ kỷ luật đứa con khó dạy. Đứa trẻ phải cúi xuống đất không? Bị quở trách? Bị nhốt vào phòng? Bị đánh đòn? Bị buộc phải viết một bức thư hay đưa ra một lời xin lỗi? Nó có phải làm một sự đền bù nào đó không? Nó sẽ bị phạt bao lâu? Châm ngôn 27:6 nhắc cho chúng ta nhớ rằng: “Bạn hữu làm cho thương tích, ấy bởi lòng thành tín; Còn sự hôn hít của kẻ ghen ghét lấy làm giả ngụy". Khi chúng ta kỷ luật người chúng ta yêu thương, trước hết chúng ta bị coi là một kẻ thù chớ không phải là một người bạn, là loại người giống như bậc phụ huynh hay nói: “Điều nầy làm đau lòng ba còn hơn nó làm đau lòng con nữa đấy”. Khi bố mẹ tôi kỷ luật tôi, tôi thực sự không hề tin như thế, gần như thế vì tôi có khi rất láu lỉnh và có khi bất tuân không nghe lời. Hình phạt dường như không hề làm cho họ phải bối rối nhiều như nó gây tổn thương cho lòng tôi. Song tất nhiên tôi không phải là một người quan sát khách quan đâu!
Ở đây, chúng ta đến với một vấn đề đòi hỏi phải khéo léo, một vấn đề mà chẳng có câu trả lời nào tuyệt đối cho nó hết. Làm sao bạn nhìn biết lúc nào thì đủ cho hình phạt? Tôi nói vấn đề phải khéo léo vì hết thảy bậc phụ huynh đều hiểu rằng trẻ con rất khác biệt, và cái điều tác động với đứa nầy sẽ không tác động với đứa kia. Tôi đã nghe bậc phụ huynh nói về con cái của họ (thường là con trai): “Không một việc nào chúng tôi làm là nhằm nhò với nó hết”, và về mấy đứa trẻ khác (thường là con gái): “Mọi sự tôi đã làm là nhìn thẳng vào mặt nó và tấm lòng nó bị tan vỡ”. Vì vậy trong việc xử lý với những vấn đề nầy, chúng ta cần sự can đảm, khéo léo, ân điển và khôn ngoan.
Phaolô muốn người thành Côrinhtô nhìn biết rằng những gì họ đã làm là đúng, nhưng bây giờ thời điểm đã đến để tha thứ và tiếp nhận người nầy quay trở lại bước vào mối tương giao của Hội Thánh. Sự tha thứ trong trường hợp ấy tỏ ra ơn thương xót của Đức Chúa Trời. Hãy xem lời lẽ của David ở Thi thiên 103:8-9.
“Đức Giê-hô-va có lòng thương xót, hay làm ơn, chậm nóng giận, và đầy sự nhân từ. Ngài không bắt tội luôn luôn, cũng chẳng giữ lòng giận đến đời đời”
Có khi chúng ta nghĩ lầm rằng nếu chúng ta tha thứ, chúng ta sẽ dễ dãi với tội lỗi. Nhưng nếu Đức Chúa Trời đối xử với chúng ta theo cách chúng ta đối xử với người khác, chúng ta sẽ chẳng được tha thứ chi hết. Có bao giờ bạn biết ai đó ưa tranh luận không? Hết thảy chúng ta đều biết rõ người nào thích lao vào tranh cãi vì họ quá giận dỗi. Đức Chúa Trời không thích hạng người ấy. Ngài bằng lòng kết thúc cuộc tranh cãi rồi tiếp đón chúng ta trở về quê hương. Có đôi lúc nan đề thực cho thấy chúng ta vẫn muốn giữ lấy việc chiến đấu với Ngài.
Chúng ta không hề giống với Đấng Christ được khi chúng ta tha thứ cho ai đó phạm tội nghịch cùng chúng ta.
2. Sự tha thứ phục hồi tội nhân.
Vì vậy, có nhiều lúc chúng ta sống y như người anh cả trong câu chuyện nói tới người con trai hoang đàng (Luca 15:11-32). Sâu lắng trong tội lỗi của người khác làm cho chúng ta ghê tởm đến độ chúng ta thực sự không muốn họ ăn năn. Sự tha thứ dường như quá rẻ rúng, quá nhanh, quá dễ dãi. Rốt lại, chúng ta là hạng người thi đấu bởi những luật lệ. Chúng ta không đòi sớm cơ nghiệp của mình, chúng ta không phung phí tài sản trong một “xứ xa”, và chúng ta chắc chắn không kết thúc trong việc dùng bữa với loài heo. Chúng ta không phải là hạng người lún sâu trong một mối hôn nhân tồi tệ. Con cái chúng ta không nhiễm sâu vào ma túy. Chúng ta đã xây dựng đời sống của mình quanh Hội Thánh. Chúng ta là những Cơ đốc nhân nhơn đức, tin theo Kinh Thánh, chúng ta hay đi nhà thờ, có Giờ Tĩnh Nguyện, dâng phần mười, tham dự các chuyến hành trình truyền giáo, và chúng ta cầu nguyện mỗi ngày. Chúng ta không thích “mấy người kia”. Nếu bạn yêu cầu chúng tôi, chúng tôi hết thảy đều biết tha thứ chiếu theo nền tảng thần học. Nhưng khi sự việc xảy đến với ai đó chúng tôi biết rõ và dù chúng tôi tin tưởng, người ấy đánh hạ chúng tôi xuống hay gây tổn thương chúng tôi thật sâu sắc, chúng tôi không mau mắn tha thứ đâu. Thành thực mà nói, chúng tôi nghĩ chúng tôi sống tốt hơn gã đó, là kẻ đưa ra mọi sự lựa chọn ngu xuẫn ấy. Tại sao chúng tôi phải muốn hắn ta trở lại với Hội Thánh chứ?
Chúng ta hiểu biết ân điển của Đức Chúa Trời ít ỏi là dường nào.
Chúng ta hiểu biết về bản thân mình ít ỏi là dường nào.
Khi chúng ta đọc câu chuyện nói tới người con trai hoang đàng, chúng ta phải thắc mắc: “Ai là kẻ tệ nhất chứ? Người con đã ra đi rồi trở lại ư? Hay người con chưa hề ra đi nhưng không muốn tha thứ cho em mình, là đứa đã ra đi?” Ổ phần cuối, dường như câu chuyện cho thấy người anh là tệ hại nhất vì anh ta không đặt mình vào sự vui mừng khi đứa em trở về.
Trong bài giảng của ông về tiểu đoạn Kinh Thánh nầy, Mục sư Robert Rayburn nói rằng khi chúng ta thấy ai đó bị sửa phạt vì tội lỗi của họ, chúng ta cần phải nhớ rằng chúng ta cũng là hạng tội nhân trầm trọng nữa đấy. Chúng ta nên nói với lòng mình theo cách nầy:
“Tôi là người ấy. Tôi là người ấy với cả ngàn phương thức. Tôi đã giết nhiều người nam người nữ ở trong lòng mình. Tôi đã đánh mất tên tuổi và danh tiếng của họ trong những vụ việc mà tôi suy nghĩ và đã nói về họ. Và những gì tôi đã làm đang chống nghịch lại nhiều người nam người nữ, tôi đã làm và đã phạm nhiều việc tệ hại hơn nghịch lại Đức Chúa Trời. Và, nếu tôi thực sự chưa hề phạm tội giết người hay trộm cướp, phải, tôi biết lòng tôi đủ để rõ rằng có nhiều việc phải làm với mọi hoàn cảnh trong cuộc sống của tôi hơn là phải làm với bất kỳ phẩm hạnh nào ở trong tôi. Với một sự dạy khác biệt, với một loạt những thử thách khác biệt, những gì tôi đã làm và những gì tôi không làm?”
Nếu chẳng có hy vọng nào về sự tha thứ cho tội nhân tệ lậu nhất trong số tội nhân, thế thì chẳng có hy vọng gì cho bất kỳ ai trong chúng ta. Sự tha thứ thật phục hồi lại tội nhân. Hãy nhìn vào cách Phaolô nói tới ơn ấy ở các câu 7-8:
“thà nay anh em tha thứ yên ủi, hầu cho người khỏi bị sa ngã vì sự buồn rầu quá lớn. Vậy tôi xin anh em hãy bày tỏ lòng yêu thương đối với người đó”.
Đồng thời, hãy chú ý một sự việc rất quan trọng. Ông không kể tên người đã dính dáng đến cũng chẳng nói tới loại tội lỗi đặc biệt đó. Đấy là điểm rất hay. Một lý do chúng ta bàn bạc tiểu đoạn Kinh Thánh nầy, ấy là Phaolô bung ra lời bình của ông không có ý chồng chất thêm trên cái đống xấu hổ kia. Người thành Côrinhtô vốn biết rõ Phaolô đang nói tới ai và đấy là vấn đề. Kỷ luật và sự tha thứ của chúng ta cần phải được tôi luyện bởi một ước muốn không bôi nhọ tiếng tăm của ai đó không cần thiết. Trong thời đại truyền thông mau mắn nầy, Facebook và Twitter và nhắn tin ngay tức khắc, khi chúng ta dán điều chi lên YouTube cho cả thế giới xem, chúng ta cần phải mau mau chạy theo tấm gương của Phaolô:
Yêu thương không bôi nhọ ai.
Yêu thương không sỉ nhục người khác.
Yêu thương che đậy muôn vàn tội lỗi.
Tôi được nhắc nhớ về một dòng từ bài hát: “Họ sẽ nhìn biết chúng ta là Cơ đốc nhân bởi tình yêu thương của chúng ta” nghĩa là: “Chúng ta sẽ xem trọng mỗi người và bảo lưu lòng tự hào của mỗi người". Đấy chính xác là điều Phaolô đang nói ở đây. Và đấy là những gì chúng ta phải làm khi chúng ta kỷ luật và khi chúng ta tha thứ. Hãy noi theo con đường thương xót, chớ không phải báo thù.
3. Sự tha thứ chứng tỏ thái độ vâng phục.
Hãy xem thể nào Phaolô đặt vấn đề nầy vào câu 9: “Bởi chưng tôi viết thơ cho anh em, cốt để thử anh em xem có vâng lời trong cả mọi sự cùng chăng".
Một lần nữa, điều nầy có hai mặt.
Bạn sẽ vâng theo khi bị kỷ luật không?
Bạn sẽ vâng theo khi hiến sự tha thứ không?
Trong trường hợp nầy, sự tha thứ minh chứng tính chân thành của đức tin Cơ đốc của chúng ta. Bạn có yêu thương đủ để tha thứ khi kỷ luật dẫn tới sự ăn năn? Điều nầy có thể là khó mà làm theo lắm, đặc biệt nếu người kia gây tổn thương nhiều cho chúng ta hoặc nếu người ấy gây tổn thương những người chúng ta yêu dấu. Nhưng sẽ có một điểm lúc chúng ta thôi không đau đớn nữa rồi chìa tay ra với tình yêu thương của Đức Chúa Trời mà nói: “Ngươi được tha thứ trong danh của Chúa Jêsus”. Tôi không bao giờ quên được trường hợp của một thuộc viên Hội Thánh, người nầy đã phạm tội tà dâm thường xuyên trải qua một thời gian rất dài. Không một ai trong Hội Thánh biết sự thể ấy cho tới chừng tội lỗi lộ ra trong ánh sáng. Kết quả ấy đưa cấp lãnh đạo Hội Thánh đến chỗ thử nghiệm. Thế rồi người nầy ăn năn tội của mình. Vợ ông ta sẽ làm gì đây? Trong sự xét đoán của tôi, bà ấy đã có từng lý do để xin ly dị. Tội lỗi của ông ta quá hiển nhiên và cứ lặp đi lặp lại hoài. Nhiều bà vợ sẽ nói: “Tôi không còn tin tưởng ông nầy nữa”. Nhưng tôi nhớ lại lời lẽ của bà ấy, thốt ra nhẹ nhàng với sự tin chắc: “Nếu Đấng Christ đã tha thứ cho tôi vì nhiều tội lỗi của tôi, làm sao tôi không thể tha thứ cho ông ấy chứ?” Và đấy chính xác là những gì bà ấy đã làm. Tôi không biết khi nói như thế bà ấy sẽ phải trả giá nào, nhưng nói như thế thì chẳng dễ dàng chút nào. Quyết định tha thứ của bà ấy đã cứu lấy mối hôn nhân của họ khi nó rất dễ sắp kết thúc.
4. Sự tha thứ phản ảnh bổn tánh của Đấng Christ.
Năm lần [theo bản Anh ngữ] trong trong câu 10 Phaolô sử dụng từ ngữ “tha” hay “tha thứ”.
“Nhưng anh em tha thứ ai, thì tôi cũng tha thứ. Vả, nếu tôi đã tha, là vì anh em mà tha, ở trước mặt Đấng Christ”.
Ông đang nói: “Hết thảy chúng ta cùng nhau có mặt ở chỗ nầy – bạn, tôi và người nào phạm tội”. Hết thảy chúng ta đều đứng trong chỗ có cần đến ân điển của Đức Chúa Trời.
Người kia cần ơn tha thứ.
Bạn cần được tha thứ.
Tôi lấy làm vui sướng tha thứ cùng với bạn.
Có người cho rằng chìa khóa cho sự tha thứ là mẫu tự đứng ở giữa [theo tiếng Anh] – sự tha thứ. Sự tha thứ [forgiveness] là một ơn mà chúng ta ban ra cho người nào không đáng được ơn ấy. Chúng ta không tha thứ vì điều gì đó người ấy đã làm, và không phải vì sự ăn năn của họ đã “kiếm được” ơn tha thứ đâu. Khi bạn bị tổn thương sâu sắc, không một lượng ăn năn nào, bất luận sự ăn năn ấy có chân thành đến đâu đi nữa, có thể “kiếm được” ơn tha thứ. Bạn vẫn phải ban ơn ấy ra, dù là cách thế nào.
Chúng ta sẽ không sống theo phương thức nầy cho tới chừng chúng ta nắm bắt được cụm từ sau cùng của câu 10: "Tôi đã tha ở trước mặt Đấng Christ".
Chúng ta tha vì chúng ta đã được tha.
Chúng ta buông tha cho người khác vì Đấng Christ đã buông tha chúng ta khỏi mọi tội lỗi của mình.
Tình yêu thương che đậy mọi tội lỗi của họ vì tình yêu thương của Đấng Christ đã che đậy mọi tội lỗi của chúng ta.
Sự tha thứ luôn luôn tuôn chảy ra theo cách nầy:
Từ Đấng Christ đến với chúng ta đến với tha nhân.
Chúng ta làm cho tha nhân những điều Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta. Chúng ta đã được tha; chúng ta biết rõ được tha là giống với điều gì rồi. Bây giờ hãy làm y như thế cho tha nhân. Chúng ta không bị bỏ lại để lấy làm lạ tha thứ cho kẻ làm tổn thương chúng ta có ý nghĩa như thế nào đâu.
Bạn không thể hiểu được tình yêu thương của Đức Chúa Trời trừ phi bạn bước lên thập tự giá.
Bạn không thể hiểu được thập tự giá trừ phi bạn nhìn xem nó bằng tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
Tội giết chóc của con người trở thành của lễ của Đức Chúa Trời. Một tội ác cực kỳ độc địa đã trả một món nợ không thể trả nổi. Qua sự chết của một người vô tội, chúng ta kẻ phạm tội được buông tha. Nếu chúng ta có mặt ở đó, mùi hôi thối của sự chết sẽ phỉ khắp chúng ta, nhưng thập tự giá được ngửi thơm tho đối với Đức Chúa Cha. Công tác cứu rỗi sau cùng đã hoàn tất.
Hãy nhìn xem, từ đầu của Ngài, hai bàn tay, hai bàn chân của Ngài. Buồn rầu và yêu thương pha trộn nhau mà tuôn chảy! Tình yêu thương và sự buồn rầu ấy gặp nhau, hay chiếc mão gai tạo ra mão triều thiên phong phú như thế?
Nếu bạn muốn biết tình yêu giống với điều gì, hãy đi đến đồi Gôgôtha rồi nhướng mắt mình nhìn vào nhân vật bị treo trên thập tự giá ở giữa kìa. Hãy học hỏi Ngài đã làm gì và bạn sẽ nhìn biết tình yêu chân thật.
Thế rồi, hãy bước đi và làm cho tha nhân những gì Đức Chúa Trời đã làm cho bạn.
5. Sự tha thứ ngăn trở mọi kế hoạch của Satan.
Phaolô kết thúc lời kêu gọi của ông bằng cách nhắc cho độc giả của mình nhớ tới cái giá cao của sự tha thứ. Chúng ta tha thứ “hầu đừng để cho quỉ Satan thắng chúng ta. Vì chúng ta chẳng phải là không biết mưu chước nó" (câu 11). Từ ngữ “mưu chước” nói tới một chiến lược quân sự. Nó có ý tưởng chỉ ra một lực lượng đặc công kẻ thù dưới sự che chở của bóng đêm lẫn trốn ở đàng sau phòng tuyến của chúng ta rồi dựng lên một căn cứ địa ở đó. Vì chúng ta đang say ngủ, chúng ta không hề nhìn thấy lực lượng ấy đang tới đến. Và đấy chính xác là những gì đã xảy ra cho nhiều Cơ đốc nhân. Sự chúng ta không tha thứ đã để cho Satan dựng lên một “căn cứ địa” trong tấm lòng chúng ta. Thậm chí chúng ta không biết điều gì đang diễn ra nữa, nhưng Satan (kẻ khủng bố thuộc linh) đang tấn công chúng ta khi chúng ta ít mong đợi nhất.
Chúng ta ươm giận không lý do.
Chúng ta mau phê phán quá.
Chúng ta tránh không trao đổi với những người nhất định nào đó.
Chúng ta trưởng dưỡng một nạn nhân trong lý trí.
Chúng ta nói xấu những kẻ làm tổn thương chúng ta.
Chúng ta đâm thẳng vào hạng người vô tội.
Chúng ta nói ra những việc không tử tế và rồi cười nhạo nó.
Chúng ta từ chối không chịu gặp gỡ với một số người nhất định.
Chúng ta suy nghĩ tới “hạng người ấy” cả đêm lẫn ngày.
Chúng ta bị sự cay đắng thiêu nuốt.
Chúng ta biết điều chi là sai nhưng chúng ta không thể chỉ ngón tay mình vào đó.
Sự thể giống như bị cơn sốt rét cấp thấp mà bạn lại cảm thấy quá tồi tệ, tuy chẳng phải bịnh hoạn đủ để khám bác sĩ. Bạn đang đau khổ chỉ vì bạn vẫn có thể hoạt động được, bạn có thái độ rùn vai coi thường, tánh mau nóng và cái lưỡi nhọn hoắc của bạn.
Satan đã thắng lúc ban ngày và bạn thậm chí không biết đến. Cho tới chừng nào bạn xử lý với “căn cứ địa” cay đắng kia, bạn sẽ cứ mãi đau khổ thôi. Và hầu hết mọi người sẽ chọn không đứng ở quanh bạn.
Có lẽ khi chúng ta sửa soạn bước vào năm 2010, bạn nên nhận ra một sự cay đắng, một sự buồn giận, một số vấn đề chưa giải quyết được mà bạn cần phải xử lý với để gạt bỏ “căn cứ địa” của Satan trong đời sống của bạn. Bất luận Chúa tỏ ra cho bạn điều gì, hãy xử lý nó. Hãy xử lý nó đi!
Khi chúng ta đến với phần kết thúc, tôi muốn chỉ ra lòng thương xót của Phaolô không những dành cho người nầy (bất luận người là ai) mà còn dành cho Hội Thánh Côrinhtô nữa. Mặc dù người nầy đã phạm tội rõ ràng chống nghịch Phaolô, ông chẳng tìm cách báo thù. Ông không gọi đích danh ai hết. Ông không nói: “Tôi sung sướng khi anh em lìa bỏ gã ấy”. Thay vì thế, ông nói: “Tôi tha thứ cho người ấy giống như anh em tha thứ cho người để Satan không dựng được căn cứ địa trong Hội Thánh". Đây là sự trưởng thành Cơ đốc thật đang tác động. Mối quan tâm của Phaolô không phải vì tiếng tăm của ông đâu. Ông chỉ muốn Hội Thánh tấn tới về mặt thuộc linh và trở nên giống như Đấng Christ.
Sự tha thứ là phương thuốc của Đức Chúa Trời dành cho một tấm lòng tan vỡ. Sự tha thứ chữa lành những vết thương sâu đậm nhất. Sự tha thứ chỉnh sửa lại những gì ma quỉ đã tàn hại. Sự tha thứ mở ra cánh cửa thậm chí cho những ơn phước lớn lao hơn.
Những người tha thứ mau mắn
Ồ, chúng ta nên trở thành hạng người luôn tha thứ. Ồ, chúng ta nên trở thành “những người tha thứ mau mắn”. Ồ, nguyện tình yêu của Đấng Christ đầy dẫy tấm lòng chúng ta để chúng ta là những kẻ đã được tha thứ, chúng ta sẽ rời rộng tha thứ cho những ai phạm tội nghịch cùng chúng ta.
Nhưng bạn nói: “Tôi không thể làm thế được. Ông không biết họ đã làm gì cho tôi đâu”. Sẽ ra sao nếu Đức Chúa Trời đối xử với bạn y như bạn đối xử với người khác? Bạn đã bị bỏ trong địa ngục rồi.
Sẽ ra sao nếu Đức Chúa Trời không tử tế giống như bạn vậy? Sẽ ra sao nếu Ngài cứ mãi giữ bản ghi chép về mọi tội lỗi của bạn chứ? Bạn sẽ không được tới gần thiên đàng cở hàng triệu dặm đấy.
“Tôi sẽ không xử tệ hắn y như hắn đã xử tệ với tôi”. Sẽ ra sao nếu Đức Chúa Trời nói thế về bạn?
“Tôi không biết mình phải đi bao xa nữa?” Chỉ đi bao xa Chúa Jêsus đã đi vì bạn thôi.
Tôi bắt đầu sứ điệp nầy bằng cách nói tới Ngày Xí Xóa. Người dân trong thành phố Nữu Ước nói rất hay nhưng cái điều tốt nhứt họ có thể ban hiến là tự cải thiện bằng cách băm nhỏ sự buồn rầu của bạn. Cơ đốc giáo còn đi xa hơn và sâu hơn vì nó căn cứ vào mọi sự mà Đấng Christ đã làm cho chúng ta. Sau khi được tha thứ nhiều như thế, với một giá rất lớn như thế, lẽ nào chúng ta không tha thứ cho những kẻ đã làm cớ buồn rầu cho chúng ta? Sự tha thứ dù buộc chúng ta phải trả giá nào (và có khi nó buộc chúng ta phải trả giá bằng cách xử sự rất thâm thúy nữa kìa), có khi nó không buộc chúng ta trả giá với cái giá mà Chúa Jêsus trả khi Ngài bị treo trên thập tự giá, Con của Đức Chúa Trời đã chịu chết vì tội lỗi của một dòng dõi loạn nghịch, Ngài kêu lên: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì” (Luca 23:34).
Nguyện chúng ta biến năm 2010 thành một Năm Xí Xóa, trong đó chúng ta nói vĩnh biệt với buồn giận, cay đắng, đổ thừa, chỉ tay, tự xưng công bình và một tinh thần phê phán, rồi cầu xin Đức Chúa Trời ưng ban cho chúng ta một bổn tánh tươi mới đầy ân điển Ngài trong mọi mối quan hệ của chúng ta.
Nhờ thế chúng ta mới có thể trở nên giống như Chúa Jêsus trong năm sắp đến, đầy dẫy ân điển và lẽ thật, dư dật trong ơn thương xót và mau tha thứ. Lạy Chúa Jêsus, xin buông tha cho chúng con đừng bị buồn giận gậm nhấm nữa để tình yêu của Ngài sẽ tuôn tràn từ chúng con sang một thế giới đang bị tổn thương. Xin dạy chúng con biết tha thứ giống như chúng con đã được tha thứ vậy. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét