Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Khi Đức Chúa Trời Đến Gần: “Tôi Tin Thánh Linh”
Giăng 7:37-39
“Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Đức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy; bởi bấy giờ Đức Thánh Linh chưa ban xuống, vì Đức Chúa Jêsus chưa được vinh hiển” (Giăng 7:37-39).
Đây là giờ phút đáng xúc động nhất. Đây là ngày cuối cùng, ngày long trọng nhất, ngày thứ tám của kỳ lễ sau cùng trong năm, Lễ Lều Tạm. Lễ nầy thường diễn ra vào đầu tháng Mười, vào thời điểm mùa gặt. Và đây là kỳ lễ quan trọng. Trong bảy ngày người Do thái đã sống trong các túp lều dựng tạm bằng lá cây, bằng những nhánh cây to. Đây là cách tưởng nhớ của họ về 40 năm tổ phụ họ còn lang thang trong sa mạc. Đấy là thời kỳ dài, lắm nhọc nhằn và toàn bộ một thế hệ đã ngã chết trong khi đợi vào trong Đất Hứa. Tại sao phải kỷ niệm thời kỳ khó nhọc đó? Vì mỗi ngày, thậm chí trong đồng vắng, Đức Chúa Trời đã tiếp trợ cho mana và chim cút. Mặc dù họ sống trong sa mạc với cát, hơi nóng, muỗi mòng và sự hoang vu ở chung quanh họ, Đức Chúa Trời không hề vơi đối với họ. Họ khám phá ra Đức Chúa Trời có thể sửa soạn một bữa tiệc trong đồng vắng và nuôi họ sống trong 40 năm. Vì thế, trong bảy ngày mỗi năm, người Do thái đi lên thành Jerusalem tổ chức lễ kỷ niệm, và nhớ đến sự nhơn từ của Đức Chúa Trời.
Nhưng Đức Chúa Trời không những đã ban đồ ăn cho họ trong đồng vắng, mà Ngài còn ban nước uống cho họ nữa. Khi dân sự bị khát và chẳng có nước, họ tố cáo Môise về việc đưa họ vào trong đồng vắng để bị chết khát. Đức Giêhôva bảo Môise cầm lấy cây gậy ông đã sử dụng chia Biển Đỏ ra làm hai mà đập vào hòn đá tại Hô-rếp. Khi ông làm theo, nước tràn tuôn ra. Loại nước sạch, tươi mát, trong trẻo có dư cho tất cả mọi người. Đây là một phép lạ đáng kể — thậm chí còn lớn lao hơn nữa vì dân chúng đã lằm bằm nghịch cùng Đức Chúa Trời — và Ngài đã tiếp trợ cho họ cho dù là thế nào đi nữa. Vì vậy, mỗi ngày trong bảy ngày suốt Lễ Lều Tạm, thầy tế lễ sẽ tổ chức một đám rước từ Đền Thờ đến ao Silôê. Ở đó ông hốt đầy nước trong cái bình bằng vàng rồi đưa nó trở lại với Đền Thờ. Trong khi ông đổ nước ra ở phía Tây của bàn thờ, ca đoàn gồm 4.000 ca viên kèm theo 287 nhạc cụ bắt đầu trổi tiếng hát lên. Dân chúng reo mừng và hát Thi thiên 118, thiên nầy kết thúc với mấy lời nầy: “Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời”. Thầy tế lễ lặp lại nghi thức ấy mỗi ngày trong bảy ngày — và dân sự cứ reo mừng luôn trong mỗi lần như thế. Khi ngày thứ tám đến, mọi việc sẽ khác đi. Đây là ngày lễ sau cùng của cả năm. Đúng đây là một ngày lễ trọng đại nhất. Vào ngày nầy, có một sự hội hiệp long trọng, nhưng thầy tế lễ không đi tới ao Silôê để lấy nước nữa.
Vào ngày ấy — ngày long trọng nhất của lỳ lễ sau cùng — là ngày chẳng có nước — Chúa Jêsus đứng dậy phán với đoàn dân đông đang bao quanh Đền Thờ. Kỳ thực, Ngài đã đứng lên để lôi cuốn sự chú ý của họ một khi các rabi Do thái theo lệ thường thì họ ngồi lúc họ giảng dạy. Cái chạm của lời Ngài trong ngày lễ đặc biệt nầy rất là lớn lao. Vào chính cái ngày không có nước, Chúa Jêsus đã phán: “Nếu ai khát, người ấy hãy đến cùng ta mà uống”. Người Do thái hiểu Ngài ngay lập tức. Đối với Chúa Jêsus nói ra mấy lời nầy vào thời điểm ấy là có ý nói: “Ta là hòn đá tràn tuôn nước ra trong đồng vắng. Ta là nguồn thật của nước hằng sống. Hãy đến cùng Ta, tin theo Ta, thì Ta sẽ ban cho các ngươi nước sống đến từ trời”.
Với bấy nhiêu đó làm nền, tôi muốn chúng ta xem xét mấy lời nầy có cần cho chúng ta hôm nay. Chúng thốt ra một sứ điệp tràn đầy hy vọng cho một thế giới đang khao khát.
I. Chúng ta đến với Đấng Christ vì chúng ta khát.
Hầu hết chúng ta đều biết rất ít về việc bị khát. Nếu chúng ta bị khát, chúng ta bước tới tủ lạnh rồi rót một ít nước hay một chút sữa hoặc một ít trà hay lon coca. Chúng ta đến gần cái vòi rồi vặn nó ra, và nếu chúng ta không đóng lại được, nước sẽ cứ chảy ra 24 giờ trong một ngày. Vì vậy, hầu hết chúng ta thực sự hiếm khi trải nghiệm cơn khát. Cách đây mấy năm Gatorade tự khích lệ mình với khẩu hiệu nầy: “Gatorade — cho cơn khát cực kỳ của cơ thể”. Một bảng quảng cáo cho thấy một vận động viên ở cuối cuộc đua, đã băng qua mức đến hoàn toàn xuôi hai cánh tay mình xuống tận đầu gối, cơ thể anh ta đẩm mồ hôi. Bảng quảng cáo gửi một thông điệp nói rằng có khát lắm thì Coca-Cola không thể làm thỏa mãn đâu. Chúng ta biết rõ một người có thể sống trong nhiều tuần lễ mà chẳng có đồ ăn, nhưng người ấy chỉ có thể sống vài ngày thôi nếu không có nước. Một khi cơn khát bắt lấy, nó trở thành một con quỉ gầm rống lên và mọi sự bạn có thể nghĩ tới là tìm kiếm một vài giọt nước. Và khi cơn khát kềm chế một người, bạn sẽ làm bất cứ gì, bất cứ điều gì, để kiếm cho kỳ được vài giọt nước. Bạn sẽ nói dối hay lừa đảo hoặc trộm cắp hay giết người nếu cần thiết.
Bên trong chúng ta có một cơn khát mà chẳng một thứ gì trong đời nầy có thể làm cho thỏa mãn. Hết thảy chúng ta đều có một “khoảng trống do Đức Chúa Trời dựng nên” mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm cho đầy tràn. Có người khao khát về sự thỏa mãn tình dục, vì vậy họ nhảy từ mối quan hệ nầy sang mối quan hệ khác. Có người nghĩ việc thăng tiến sự nghiệp là chìa khóa cho hạnh phúc, vì vậy họ nhảy từ việc làm nầy sang chỗ làm khác. Những người chồng bỏ vợ mình để lấy người đàn bà khác, và họ vẫn không thấy có hạnh phúc. Những người vợ bỏ chồng mình để lấy người đàn ông khác, thì cũng vậy, họ chẳng thấy hạnh phúc đâu cả. Một số người trong chúng ta nghiện adrenalin, luôn luôn chạy tới chạy lui, tìm kiếm cái “phê” kế tiếp, cuộc mạo hiểm lớn nào đó phải tham dự, trận chiến lớn nào đó phải đánh, cố gắng làm phu phỉ cơn bốc của “tấm lòng hoang dại” mà chúng ta đang cảm thấy ở bên trong. Nhưng bản thân cuộc mạo hiểm không kéo dài lâu. Cuộc sống trở lại bình thường và chúng ta lấy làm lạ: “Bây giờ, chúng ta làm gì đây?” Có người khao khát địa vị, nhiều người khác khao khát quyền lực, nhiều người khác nữa khao khát nổi tiếng hay giàu có hoặc các mối quan hệ để rót cho đầy nổi trống vắng ở bên trong.
· Có sự khát khao về trí tuệ — chúng ta muốn biết lẽ thật.
· Có sự khát khao về lương tâm — chúng ta đã phạm tội và cần ơn tha thứ.
· Có sự khát khao về tấm lòng — chúng ta tìm kiếm hạnh phúc và không biết chỗ để tìm ra nó.
Chúng ta đến với Đấng Christ vì chúng ta bị khát, và cho tới chừng nào chúng ta nhìn thấy nhu cần của mình rồi kêu la xin cứu giúp, chúng ta sẽ không còn đến nữa. Như Chúa Jêsus đã phán, chỉ có kẻ đau mới cần đến thầy thuốc. Chỉ có kẻ khát mới cần được thỏa thích. Chỉ có kẻ bị mất mới cần được tìm gặp. Chỉ có kẻ khát mới cần uống nước hằng sống.
II. Khi chúng ta đến với Đấng Christ, cơn khát của chúng ta sẽ được dập tắt.
Được cứu quả là rất đơn giản làm sao ấy. Nó giống như uống một ly nước lạnh vào cái ngày oi bức. Hãy chú ý những động từ mà Chúa Jêsus sử dụng: Đến … uống … tin. Hết thảy chúng ta đều biết rõ những từ nầy nói gì rồi. Chúa Jêsus sử dụng những từ đơn giản hầu cho mọi người đều có thể hiểu được các tin tức tốt lành. Tuần nầy tôi có nhận được một bức thư từ một tù phạm ở Kansas có tên là Bennie gửi đến. Anh ta đã nhận được một quyển sách của tôi, Cái Neo Cho Linh Hồn, và đã gửi thư cho tôi sau khi anh ta đã đọc nó. Đây đúng là bức thư mà anh ta đã viết:
“Ngày 2 tháng 5 năm 2004
“Hello Mục sư Ray,
“Trước tiên, xin Đức Chúa Trời chúc phước cho ông. Tôi nguyện rằng bức thư nầy đến với ông trong lúc ông vui khỏe nhất. Còn tôi, tôi rất được phước, thưa ông, tôi mới vừa đọc xong quyển sách “Cái neo cho linh hồn” và hãy tin tôi, tôi là một mớ lộn xộn trong cả cuộc đời tôi, vợ con tôi đã được cứu: “hạng người tin kính”. Tôi là một người cha người chồng giống như mớ bòng bong, song sau khi đọc xong sách của ông — Ồ, tôi ở trong tù vì ma túy và lãnh lấy 58 tháng, số hiệu của tôi là 8-03-07, nhưng sau khi tôi đọc sách của ông, tôi đã xin Chúa Jêsus ngự vào đời sống tôi, và tôi không biết điều gì xảy ra, song tôi biết điều đó là tốt lành. Vì vậy, cảm ơn ông về mọi sự và tôi muốn xin ông giúp đỡ tôi hiểu biết thêm về Đấng Christ.
“Mục sư Ray ơi, tôi thực sự muốn nghe ông giảng lắm.
“Cảm ơn.
“Bennie”
Há đây chẳng phải là bức thư tuyệt vời sao? Sự thành thực thẳng thắn về quá khứ tội lỗi của anh ta đã chạm đến tôi, nhưng đây là phần tôi rất thích: “tôi không biết điều gì xảy ra, song tôi biết điều đó là tốt lành”. Đấy là lời lẽ của một người đã tìm được Nước Hằng Sống; anh ta không biết phải giải thích như thế nào đấy thôi.
E rằng bạn nghĩ điều nầy có việc phải làm với chỗ đứng của anh ta trong cuộc sống, hay thiếu học vấn, hoặc vì anh ta đang ở trong tù, cho phép tôi chia sẻ một phần bức thư mà tôi đã nhận được mấy ngày nay. Bức thư ấy gửi đến từ một người đã đến nhóm lại ở đây trong vài tháng. Giờ đây đời sống của người ấy đã thay đổi thật triệt để và đây là những gì ông ấy nói:
“Mục sư Ray,
“Hôm nay tôi viết thư cho ông để chia sẻ với ông thể nào Hội Thánh đã làm thay đổi đời sống tôi. Cách đây gần hai năm vì những lý nào đó không biết, tôi quyết định đến với Hội Thánh vào một sáng Chúa nhựt. Tôi thích những gì mình đã nghe và thấy rồi bắt đầu đến nhóm thật đều đặn.
“Khi ấy, một việc gì đó đã xảy ra trong đời sống của tôi thật rất khác biệt. Tôi tin như thế khi tôi phát triển một mối quan hệ riêng tư với Đức Chúa Jêsus Christ. Cái gì đó thình lình về mặt thuộc thể chẳng là vấn đề và tôi có sự bình an ở trong lòng mà tôi chưa hề có trước đây.
“Phần còn lại là lịch sử. Tôi bắt đầu đến nhóm mỗi Chúa nhựt và vì cớ sự khích lệ của ông, tôi đã là thuộc viên của thần học viện ABF, ở đây tôi có nhiều bạn mới và đã tiếp thu được nhiều việc mới.
“Tôi không thể giải thích mọi sự nầy đã xảy ra như thế nào, nhưng tôi rất biết ơn vì điều đó đã xảy ra”.
Tôi thích câu nói sau cùng đó — "“Tôi không thể giải thích mọi sự nầy đã xảy ra như thế nào”. Nghe thì giống như câu mà Bennie đã nói — “tôi không biết điều gì xảy ra, song tôi biết điều đó là tốt lành”. Theo một ý nghĩa, nó chẳng thành vấn đề trong trường hợp bạn ở trong tù hay ở bên ngoài vì tẻ tách đối với Đấng Christ, hết thảy chúng ta đều ở trong cùng một chiếc thuyền. Hết thảy chúng ta đều đói khát và tìm kiếm trong vô vọng điều chi đó mà chúng ta hoàn toàn không thấy được. Thế rồi một ngày kia, chúng ta gặp gỡ Chúa Jêsus, và thình lình mọi sự đổi ra khác hết.
Đây là một dấu hiệu của sự biến đổi — chúng ta được thay đổi cách sâu sắc bởi Chúa Jêsus và chúng ta nhìn biết sự ấy. Đấy là ý nghĩa của “sông nước sự sống sẽ chảy ra từ bên trong người”. Bản Hylạp sát nghĩa thì đọc là “ra từ bụng người”, ý nói ra từ chỗ sâu thẳm nhất, ngai của mọi cảm xúc. Khi chúng ta nói tới việc “cười bễ bụng”, chúng ta có ý nói tới cùng một việc ấy. “Cười bễ bụng” đến từ chỗ sâu thẳm bên trong chúng ta. Sự thay đổi sâu sắc mà Chúa Jêsus chạm đến chúng ta ngay cốt lõi của sự chúng ta là ai. Bạn sẽ nhìn biết mình đã được biến đổi khi bạn đến với Chúa Jêsus và một việc gì đó xảy ra cho bạn mà bạn không thể lý giải đủ được. Sự biến đổi thật còn hơn cả việc đi lên cầu thang, thốt ra lời cầu nguyện, hay giơ tay lên trời nữa. Sự biến đổi thật có ý nói rằng Đức Chúa Trời Toàn Năng ngự vào đời sống của bạn, trong phần sâu thẳm nhất, riêng tư nhất, rồi lập nơi ở bên trong đó. Bạn có thể thực sự nói: “Tôi đã được biến đổi”, khi bạn nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đã làm một việc gì đó cho bạn mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm được mà thôi. Cho phép tôi nói theo cách khác: Nếu mọi sự trong đời sống của bạn có thể được giải thích ngoài Đức Chúa Trời, thì bạn cần Đức Chúa Trời để làm gì? Sự biến đổi thật vượt trổi hơn cả tôn giáo — đấy là lý do tại sao hạng người tôn giáo thường là người cuối cùng được biến đổi. Hạng người tôn giáo tin cậy vào tôn giáo của họ — nhưng đời sống của họ không hề được thay đổi. Họ đi nhà thờ, nếm trải nhiều biến động, có thể họ đã dâng lên nhiều lời cầu nguyện và nói ra nhiều lời lẽ đúng đắn, nhưng họ có một tấm lòng Sahara — oi bức, nứt nẻ, trơ trụi, trống rỗng.
Khi Chúa Jêsus ngự vào, nước hằng sống liền tuôn ra. Và chúng cứ giữ việc chảy ra.
III. Khi cơn khát của chúng ta được dập tắt, chúng ta trở thành sông nước sự sống cho nhiều người khác.
Ở đây, chúng ta có toàn bộ dòng sự sống Cơ đốc đặt ở trước mặt chúng ta.
Chúng ta kêu la với Đức Chúa Trời.
Ngài ban cho chúng ta Nước Sống.
Chúng ta ban Nước Sống cho tha nhân.
Hay chúng ta có thể nói theo cách khác:
Tôi khát.
Tôi không còn khát nữa.
Tôi thỏa thích.
Tôi no đầy.
Hay chúng ta có thể nói đơn giản hơn:
Từ Đức Chúa Trời … đến với chúng ta … đến với nhiều người khác.
Điều chi khởi sự với Đức Chúa Trời, tràn xuống chúng ta, và rồi từ chúng ta chảy ra với người khác. Nước hằng sống tuôn chảy từ Đức Chúa Trời vào trong chúng ta, và rồi từ chỗ sâu thẳm trong chúng ta (từ cái “bụng” của sự sống), dòng sông tuôn chảy ra từ chúng ta vì ích cho nhiều người khác. Quan niệm về sông nước sự sống có thể tìm gặp ở nhiều chỗ khác nhau trong Cựu Ước, kể cả Êsai 44:3: “vì ta sẽ rót nước trên kẻ khát, cho suối chảy nơi đất khô. Ta sẽ đổ Thần ta trên dòng dõi ngươi, và phước lành ta trên những kẻ ra từ ngươi”. Ở câu 39, Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết nước hằng sống chính là Đức Thánh Linh. Điều đó gắn với Bài Tín Điều Các Sứ Đồ, ở đây chép: “Tôi tin Thánh Linh”. Và Đức Thánh Linh làm gì mới được chứ? Ngài đem Đức Chúa Trời đến với chúng ta. Khi Chúa Jêsus còn ở trên đất, danh Ngài là Emmanuên — Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Giờ đây, Ngài đã trở về trời, Đức Thánh Linh ngự đến và đem Đức Chúa Trời đến cùng chúng ta. Giờ phút chúng ta tin theo Chúa Jêsus, Đức Thánh Linh mở ra sông nước sự sống và một dòng sông nước sống bắt đầu tuôn chảy từ bên trong chúng ta.
Nhưng Đức Chúa Trời không hề ban ơn phước của Ngài chỉ để tích trữ đâu. Ngài ban ơn phước của Ngài cho chúng ta để chúng ta có thể chia sẻ chúng với nhiều người khác. Đây là một câu nói đơn giản giúp cho bạn suy nghĩ về lẽ thật nầy: Đức Thánh Linh đem Đức Chúa Trời đến với chúng ta để chúng ta đem Đức Chúa Trời đến cho nhiều người khác. Dòng sông tuôn chảy từ chúng ta đến với tha nhân. Một tín đồ chơn thật trong Đấng Christ không phải là người chỉ biết đến cái tôi của mình. Người nhũ thầm: “Ta đã được phước lớn. Ta phải chuyển các ơn phước nầy đến cho nhiều người khác. Chính mình ta phải giúp cho họ”.
Đức Chúa Trời ban cho tôi điều gì, tôi ban bố điều đó ra. Nếu đó là tiền bạc, thì nó chẳng phải là của tôi đâu. Nếu đó là thì giờ của tôi, tất cả thì giờ ấy đều thuộc về Đức Chúa Trời cả. Nếu đó là thứ mà tôi có, tôi có thể dâng nó đi vì tôi chẳng có gì hết; Đức Chúa Trời làm chủ mọi sự ấy. Nếu đó là một bàn tay giúp đỡ, tôi có thể làm việc ấy vì Đức Chúa Trời đã với xuống và trợ giúp cho tôi.
Điều Luật Vàng
Đàng sau nguyên tắc nầy là lẽ thật mà tôi gọi là Điều Luật Vàng: “Hãy làm cho người khác điều chi Đức Chúa Trời đã làm cho bạn”. Có phải Đức Chúa Trời đã chúc phước cho bạn không? Thế thì hãy làm phước cho tha nhân. Có phải Đức Chúa Trời đã tử tế với bạn không? Thế thì hãy tử tế với tha nhân. Có phải Đức Chúa Trời đã tỏ ra ân điển với bạn không? Thế thì hãy tỏ ra ân điển với tha nhân. Có phải Đức Chúa Trời đã tha thứ cho bạn? Thế thì hãy tha thứ cho người khác. Hãy trở thành sống nước hằng sống cho linh hồn nào khao khát trong tuần lễ nầy. Khi tôi đang lo soạn bài giảng nầy, một giai điệu Cơ đốc xưa thoạt đến trong trí tôi. Bài hát ấy đã có từ lâu rồi. Tôi nghĩ mình đã nghe giai điệu ấy lần đầu tiên khi còn ở tuổi thiếu niên. Giai điệu nầy còn nghe “sắc bén” lắm. Ngày nay, chúng ta ít hát bài ca ấy. Giai điệu ấy như thế nầy đây:
Giống như tia lửa nhỏ nhóm ngọn lửa lên,
Rồi ai nấy đều ấm áp trong hơi nóng của nó;
Hơi ấm ấy giống như tình yêu của Đức Chúa Trời,
Bạn đã từng trải nghiệm tình yêu đó,
Bạn rải tình yêu của Ngài cho mọi người
Bạn muốn chuyển nó đi.
Sự ấy kết thúc với lời nầy:
Tôi sẽ hô lên lớn tiếng từ trên núi —
NGỢI KHEN ĐỨC CHÚA TRỜI!
Tôi muốn thế gian nhìn biết
Chúa yêu thương đã đến với tôi
Tôi muốn chuyển tình yêu ấy đi.
Đấy chẳng phải là một mảng nhạc hay và chẳng ai lộn nó với bài “A Mighty Fortress” hay “Lớn Bấy Duy Ngài”, nhưng nó chứa một lẽ thật đầy năng quyền — bạn rải tình yêu của Ngài cho mọi người, bạn muốn chuyển tình yêu ấy đi. Đấy là những gì Đức Thánh Linh đang thực hiện khi Ngài ngự vào đời sống của bạn. Đời mới sôi sụt từ bên trong và bạn trở thành sông nước sự sống.
Bước thứ nhứt là đến với Chúa Jêsus. Mọi sự đều rất tư riêng. Chúa Jêsus phán: “Nếu ai khát, hãy đến cùng Ta”. Ngài không nói: “Nếu có ai khát, hãy khiến người ấy đền nhà thờ”. Hay “hãy đưa người đến với Mục sư”. Hoặc “dẫn người lên cầu thang hoặc ký lên tấm thiệp”. Hay “bảo người học giáo lý Kinh Thánh”. Chúa Jêsus mời thế giới đang khao khát đến với Ngài. Cơ đốc giáo là Đấng Christ. Đây chẳng phải là tôn giáo; đây là mối quan hệ.
Những tin tức tốt lành cho tội nhân
Không những là lời mời tiêng tư, mà còn là lời mời chung hết cả. “Nếu ai khát”. Đây là những tin tức tốt lành cho kẻ tồi tệ nhất trong hạng tội nhân. Đấng Christ chẳng xua ai đi đâu. Đây là những tin tức tốt lành dành cho hạng người đồng tính luyến ái đã bị bẫy trong tội lỗi của họ. Đây là những tin tức tốt lành dành cho kẻ giết người, kẻ tà dâm, kẻ trộm cướp và hạng người lừa đảo. Đây là những tin tức tốt lành dành cho những người nam người nữ có tánh giận dữ. Đây là những tin tức tốt lành dành cho những linh hồn thất bại, thất vọng, không thỏa lòng đang cảm thấy như thua cuộc. Đây là những tin tức tốt lành dành cho nhửng kẻ bị ma túy, rượu chè hủy hoại. Đây là những tin tức tốt lành dành cho hạng tội phạm — và cho tất cả những ai bị bẫy trong ngục tù tội lỗi. Đây là những tin tức tốt lành dành cho tội nhân tệ hại nhất trong hàng tội nhân. Nếu bạn đang khát, hãy đến mà uống Nước Hằng Sống.
Hãy chú ý Chúa Jêsus đang đứng kêu la với một giọng lớn tiếng. Ngài nài nĩ dân chúng hãy đến mà uống nước hằng sống. Bạn sẽ nghĩ đến thế giới hư mất đang kêu la cầu xin cứu giúp, nhưng chính mình Chúa đang nài nĩ với chúng ta. Đây là một việc lạ lùng. Chúng ta là hạng người chọn chết mất. Còn Đức Chúa Trời là Đấng nài nỉ với chúng ta nên sống. Ngài không nói: “Hãy tẩy sạch lòng đi tồi ta sẽ ban cho người nước sống”. Cảm tạ Đức Chúa Trời, chúng ta có thể đến với bẩn thỉu lọ lem của tội lỗi chúng ta, và chính nước hằng sống sẽ tẩy sạch cho chúng ta.
Thêm một lời khác nữa là xong phần bài giảng của tôi. Từ ngữ “sông nước” là số nhiều. Không phải một dòng sông — mà nhiều dòng sông của nước sống sẽ tuôn tràn ra từ chúng ta. Hãy suy nghĩ tới sông Nile, sông Danube, sông Amazon, sông Mississippi, sông Ganges cả thảy cộng thêm nhiều con sông lớn khác nữa. Mọi dòng sông đó dư dật không hề cạn kiệt. Hãy đến với Chúa Jêsus và những dòng sông bắt đầu tuôn chảy vì tất cả các dòng sông đều tuôn chảy ra từ Ngài.
Một bà cụ, một thánh đồ chơn thật của Đức Chúa Trời, đã qua đời. Trong nhiều năm bà đã nghiên cứu Kinh Thánh, học thuộc lòng nhiều câu Kinh Thánh lắm. Khi sức khỏe bà vơi đi, trí nhớ của bà loạng choạng và bà không thể nhớ hết các phân đoạn Kinh Thánh mà bà từng được lòng nhắc nhở. Bà trải qua nhiều ngày ngồi trên cái ghế đá trong gian phòng đầy ánh nắng mặt trời, bà ráng nhớ lại như có thể. Gần đến cuối cùng, bà chỉ có thể nhớ được câu: “vì biết ta đã tin Đấng nào, chắc rằng Đấng ấy có quyền phép giữ sự ta đã phó thác cho đến ngày đó” (II Timôthê 1:12). Bà mất đi từng chút một khả năng nói, thậm chí dù là một câu thôi. Hiển nhiên là bà chỉ có thể lặp lại một mệnh đề — và bà đã nhắc lại mệnh đề ấy thật nhiều lần — "giữ sự ta đã phó thác cho đến ngày đó”. Trong mấy ngày cuối của bà, gia đình bà đã nhìn thấy môi miệng bà mấp máy. Bà đã lặp lại điều gì đó thật nhiều lần. Khi họ nghiêng tai qua nghe, họ có thể nghe tiếng bà thì thào một từ: “Ngài … Ngài … Ngài”. Đến cuối cùng bà đã mất hết toàn bộ Kinh Thánh trừ ra một từ ấy, nhưng trong một từ ấy bà đã có cả Kinh Thánh. Mọi sự trong Kinh Thánh đều nói về Ngài.
Sự cứu rỗi luôn luôn là riêng tư. Hãy đến với Chúa Jêsus. Hãy tin nơi Ngài. Hãy tin cậy Ngài. Chúa Jêsus phán: “Nếu ai khát, hãy đến cùng Ta”. Đây không những là một lời dành cho những ai không có Chúa Jêsus; mà còn là một lời cho hết thảy chúng ta là những người nhận biết Ngài. Ngài phán với mỗi một người chúng ta: “Hãy đến cùng ta. Ngươi thế nào hãy đến thế ấy. Hãy đến, đừng chậm trễ. Đừng để một phút nào khác lo uống những dòng suối bị nhiễm bẫn. Hãy đến, Ta sẽ ban cho ngươi nước sống”.
Tôi đã nghe giọng nói của Chúa Jêsus: “Nầy, ta ban rời rộng nước sống; kẻ nào khát, hãy cúi xuống, hãy uống mà sống”.
Tôi đã đến với Chúa Jêsus, và tôi đã uống dòng nước ban sự sống ấy;
Cơn khát của tôi đã được dập tắt rồi, linh hồn tôi yên nghỉ, và giờ đây tôi đang sống ở trong Ngài.
Bạn đang khao khát điều chi đó tốt đẹp hơn, có phải không? Có phải bạn có cơn khát ở bề trong sâu sắc muốn có một đời mới không? Có phải linh hồn bạn bị nứt nẻ và khô hạn không? Bạn không cần phải ở lại với tư thế đó mà chi. Hãy đến với Chúa Jêsus và những dòng sông sẽ bắt đầu tuôn chảy.
Đúng là Đấng Christ!
Đúng là Cứu Chúa!
Đúng là lời mời gọi đáng kinh ngạc!
Nếu bạn đang khát, hãy đến ngay đi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét