Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Mathiơ 16:18: "Bài Tín Điều Các Sứ Đồ: Đức Chúa Trời có một đại gia đình—Phần 1: “Tôi Tin Hội Thánh Phổ Thông”



Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Đức Chúa Trời có một đại gia đình—Phần 1
“Tôi Tin Hội Thánh Phổ Thông”
- Mathiơ 16:18
Chúa Jêsus phán: “ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó” (Mathiơ 16:18).
Bài Tín Điều Các Sứ Đồ chép: “Tôi tin Hội Thánh phổ thông”.
Người ta nói: “Tôi thích Chúa Jêsus, nhưng tôi không màng đến nhà thờ”. “Tôi tin Đức Chúa Trời, nhưng tôi không tin nơi nhà thờ”. “Tôi sống thuộc linh, nhưng tôi không tôn giáo thành thử tôi không đi nhà thờ”. “Nhà thờ đầy dẫy những kẻ giả hình”. “Tôi có thể thờ phượng Đức Chúa Trời khi đang chơi golf. Đấy là nhà thờ của tôi”. “Tôi tin theo đường lối riêng của mình. Tôi không cần đi nhà thờ và nhờ ai đó nói cho tôi biết những điều phải tin”. “Nhà thờ đang chạy theo tiền bạc của tôi”. “Tôi ghét nhà thờ với tổ chức”.
Thế là chúng ta có nhiều nan đề với phần nầy của Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Một số người trong chúng ta vấp ngã với chữ “nhà thờ”. Nếu chúng ta là một nhà thờ Tin Lành, tại sao chúng ta nói chúng ta tin nơi Hội Thánh “phổ thông”? Có cái gì đó về cụm từ ấy khiến chúng ta cảm thấy không yên tâm, giống như thể chúng ta đang làm việc gì đó sai trái nếu chúng ta đọc Bài Tín Điều Các Sứ Đồ theo cách ấy. Có lẽ chúng ta nghĩ cách kín đáo (hay không phải kín đáo như thế) đọc Hội Thánh Phổ Thông là đúng — hay một điều gì giống như vậy. Khi tôi khởi sự loạt bài giảng nầy, tôi đã nhận được nhiều lời phê bình và thắc mắc từ những người nói cho tôi biết họ muốn nghe những điều tôi nói trong bài giảng nầy vì cụm từ đặc biệt đó đã làm cho họ phải bối rối. Tại sao chúng ta nói cụm từ ấy và cụm từ đó có nghĩa gì?
Để giúp chúng ta có được sự tập trung thích đáng, chúng ta hãy bắt đầu với từ ngữ “Hội Thánh”. Khi chúng ta chuyển ngược từ Anh ngữ về gốc Hylạp, chúng ta gặp chữ ekklesia. Chữ Hylạp đó gần như được dịch bằng chữ “church” (Hội Thánh). Khi bạn phân tích chữ ấy, bạn khám phá ra ekklesia ra từ hai chữ Hylạp khác: ek, nghĩa là “ra khỏi” và động từ kaleo, nghĩa là “kêu gọi”. Khi bạn ghép hai chữ nầy lại với nhau, bạn có chữ ekklesia, hội chúng của những người được kêu gọi ra khỏi thế gian mà vào trong gia đình của Đức Chúa Trời. Hãy suy nghĩ đến một vòng tròn to lớn bao gồm mọi người sống trên bề mặt quả đất. Cái vòng đó gồm có hơn 6 tỉ người. Giờ đây, hãy vẽ một vòng tròn nhỏ hơn (và vẫn có thật) bên trong cái vòng lớn kia. Vòng nhỏ hơn (khoảng 2 tỉ người xưng mình là Cơ đốc nhân) tiêu biểu cho Hội Thánh. Chữ Hội Thánh đề cập tới những người nào đã được Đức Chúa Trời kêu gọi ra khỏi thế gian để hiệp với nhau trong vai trò môn đồ của Đức Chúa Jêsus Christ. Vì thế Hội Thánh là một “hội chúng các tín đồ được kêu gọi ra khỏi”. Sự định nghĩa đó giúp đỡ rất nhiều vì nó cho chúng ta biết một vài sự thực chính:
1. Hội Thánh không phải là một toà nhà. Đấy là một lầm lỗi rất phổ thông. Chúng ta nói: “Hãy đến nhóm với tôi ở Hội Thánh”, nhưng chúng ta thực sự đang nói tới nhà thờ. Ngôi nhà thờ của chúng ta là một trường hợp rất kỳ diệu. Nó được thiết kế bởi W.G. Williamson vào năm 1902 cho Hội Thánh Trưởng Lão Đầu Tiên ở Oak Park. Nó xinh đẹp đến nỗi nó được nhắc tới trong Sách Hướng Dẫn của Chicago như một trong những ngôi nhà thờ đáng nhớ nhất ở Oak Park và sông Forest. Nhưng bất luận nó dễ thương đến ngần nào, toà nhà nầy không phải là Hội thánh và có thể không bao giờ là Hội thánh. Mặc dù nó được xây bằng đá, những hòn đá thì chết, còn Hội thánh Chúa Jêsus đang xây dựng được làm bằng những hòn đá sống (I Phierơ 2:5). Từ ngữ “Hội thánh” trong Tân Ước không hề đề cập tới một tòa nhà. Nó luôn luôn đề cập tới con người.
2. Hội thánh không phải là một hệ phái. Đôi khi chúng ta nói tới Hội thánh Giám Lý hay Hội thánh Luther hay Giáo hội Công giáo hoặc Hội thánh Tân giáo. Đấy là cách sử dụng cụ thể từ ngữ “Hội thánh”, nhưng đấy chẳng phải là ý nghĩa được thấy có trong Tân Ước. Những hệ phái là những tổ chức do con người lập ra cho phép các nhóm nhà thờ sinh hoạt chung với nhau. Đây chẳng phải là một quan niệm xấu đâu, và chẳng có gì sai trái khi là chi thể của một hệ phái — nhưng Tân Ước không sử dụng từ Hội thánh theo cách đặc biệt nầy.
Đây là những sự phân biệt rất có ích khi bạn suy nghĩ đến sự lộn xộn tôn giáo trong nước Mỹ. Có khoảng 400.000 nhà thờ địa phương trong nước Mỹ — và hơn 7.000 nhà thờ tính riêng cho Chicago. Không một người nào thực sự biết có bao nhiêu nhà thờ ở Chicago vì chúng ta có quá nhiều nhà thờ tư gia và nhà thờ ở mặt tiền. Một nghiên cứu nhanh ở Oak Park, một ngôi làng nhỏ thôi đã có hơn 55 ngôi nhà thờ. Tôi nói “hơn 55” vì con số có thể cao hơn.
Với điều đó làm lai lịch, chúng ta đến với cụm từ nầy trong Bài Tín Điều Các Sứ Đồ: “Tôi tin Hội Thánh phổ thông”. Nghe xong từng ấy lời lẽ, sẽ khiến bạn dừng lại mà suy nghĩ. Mãi cho tới điểm nầy, mọi sự trong Bài Tín Điều Các Sứ Đồ một là không thấy được hoặc có tính lịch sử xa xa. Khi Bài Tín Điều Các Sứ Đồ nhắc tới “Đức Chúa Trời Cha Toàn Năng”, chúng ta hiểu rằng chúng ta không thể nhìn thấy Đức Chúa Trời tận cốt lõi của Ngài được. Ngài bị giấu kín đối với hai con mắt của chúng ta. Đức Thánh Linh thì cũng một thể ấy. Khi chúng ta nói tới Đức Chúa Jêsus Christ, chúng ta tuyên bố niềm tin của mình nơi một Thân Vị đã từng bước đi trên đất cách đây 20 thế kỷ. Bài Tín Điều Các Sứ Đồ dẫn chúng ta đi xa đến chỗ tuyên xưng đức tin của mình nơi Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh linh. Nhưng giờ đây, chúng ta phải cẩn thận khi chúng ta nói: “Tôi tin … Hội thánh”. Hãy quên phần “phổ thông” kia một chút đi. Sau nhiều cụm từ tôn vinh kia, thật là khó chịu khi tai mình nghe nói: “Tôi tin Hội thánh”. Với những lời lẽ nầy, Bài Tín Điều Các Sứ Đồ ấn sâu vào chúng ta thực chất vấn đề của cuộc sống trong thế kỷ thứ 21. Bây giờ, chúng ta được yêu cầu phải khẳng định đức tin của mình nơi Hội thánh — một thể chế dường như là bất xứng đối với độ tin cậy của chúng ta. Bản tường trình lịch sử được kiểm tra với độ tối ưu. Những kẻ hay phê phán thích chỉ ra rằng nhiều cuộc chiến đổ máu nhất trong lịch sử đã diễn ra vì cớ tôn giáo — thường con người giết chóc lẫn nhau không thương xót trong danh của Đức Chúa Jêsus Christ. Hồng Y Giáo Chủ Francis George bình luận rằng có khi Hội thánh trông giống đám đông hỗn tạp hơn là một gia đình thánh của Đức Chúa Trời. Trong thời của chúng ta, chúng ta đã nhìn thấy các cấp lãnh đạo Cơ đốc đáng kính đã làm mồi cho tình trạng phi đạo đức và tham lam. Cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trong chức vụ linh mục của Công giáo đã làm nhơ nhuốc nhà thờ (tôi muốn nói nhà thờ giống như một thể chế — không những là Giáo Hội Công Giáo Lamã) trong con mắt của nhiều người — các tín đồ và người không tin Chúa như nhau. Có một ngày khi xã hội nhìn vào các nhà thờ chuyên cung ứng đạo đức và cấp lãnh đạo thuộc linh. Ngày ấy (cho tốt hơn hay tệ hơn) đã qua đi rồi.
Có lẽ bạn nhớ khi hai bàn tay nắm lại với nhau, với ngón tay của bạn xoắn lại rồi nói: “Đây là nhà thờ, đây là gác chuông. Hãy mở cửa ra rồi nhìn thấy tất cả mọi người”. Đấy là vấn đề, sự thách thức, ơn phước và hy vọng của nhà thờ — "tất cả mọi người”. Con người! Nếu chúng ta không phải xử lý với con người, nhà thờ sẽ trở thành một ngọn gió. Nhưng bên trong mỗi nhà thờ bạn tìm thấy …
Hạng người khó khăn,
Hạng người hay sinh sự,
Hạng người có tâm tình tầm thường,
Hạng người tham lam,
Hạng người không biết điều,
Hạng người không tử tế,
Hạng người thiếu suy nghĩ,
Hạng người hay phê phán,
Hạng người giận dữ,
Hạng người hay gắt gỏng.
Khi tôi đưa ra danh sách nầy vào sáng Chúa nhật, tôi nghe vài người nói: “Amen” và “đúng đấy, Mục sư ơi”. Nếu bạn nghi ngờ hạng người nầy có đang tồn tại trong nhà thờ hay không, chỉ hãy nhìn kỹ trong kính đi. Hết thảy chúng ta đều là hạng tội nhân đang có cần ân điển của Đức Chúa Trời. Như tôi đã nói với các bạn trước đây, nếu chúng ta biết rõ sự thật trần trụi về từng người khác trong nhà thờ, và họ biết rõ sự thật trần trụi về chúng ta, hết thảy chúng ta đều la hét bỏ chạy ra khỏi nơi thánh ngay.
Nan đề của nhà thờ và nan đề về con người. Một tác giả đã nói theo cách nầy:
Hãy sống cao lên với các thánh đồ mà chúng ta yêu mến, như thế là vinh hiển đấy.
Nhưng sống thấp kém với các thánh đồ mà chúng ta quen biết, đấy là một câu chuyện khác.
Nhưng nếu con người là nan đề, họ cũng là hy vọng của nhà thờ. Hãy xua hết người ta đi thì sẽ chẳng còn có nhà thờ chi nữa. Vì vậy Bài Tín Điều Các Sứ Đồ thách chúng ta phải gạt qua một bên mọi quan niệm sai lầm và các thất bại của chúng ta rồi nói: “Tôi thực sự tin nơi Hội thánh”. Chúng ta cần phải nói cho nhiều như chúng ta cần phải nói: “Tôi tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ”. Chúng ta cần phải khẳng định rằng Hội Thánh tồn tại vì cớ Đức Chúa Trời, rằng thể chế quá con người nầy rất thường thất bại vì nó đầy dẫy những con người vẫn dám tin vì có Đức Chúa Trời trong đó. Ngài đã khởi động nó, nó thuộc về Ngài, và nếu chúng đang ở trong Hội thánh, chúng ta cũng thuộc về Ngài nữa. Đây là những điều đáng kinh ngạc và thậm chí phản văn hóa nữa — nhưng chúng cũng hoàn toàn tùy thuộc theo Kinh thánh. Tôi biết có nhiều người đã trở nên phê phán, chỉ trích và thậm chí hoài nghi về Hội thánh nữa. Có người đã bị tổn thương nặng do thiếu suy nghĩ và thậm chí do các thuộc viên ác ý của Hội thánh. Nhưng chúng ta không nên để cho các hành động dại dột của người khác giữ chúng ta không thốt ra những gì Cơ đốc nhân đã nói qua nhiều thế kỷ: “Tôi tin Hội thánh”.
Bốn từ chìa khóa đã được sử dụng về mặt lịch sử để mô tả Hội thánh. Hai trong số chúng ra trực tiếp từ Bài Tín Điều Các Sứ Đồ, hai từ kia ra từ bài tín điều Nicene. Trong bài giảng nầy, chúng ta sẽ xem xét từ thứ nhứt trong mấy từ đó. Chúng ta hãy nhìn vào các từ chìa khóa kia vào Chúa nhật tới.
Hội thánh là Một
Từ chìa khóa thứ nhứt là một — Hội thánh là một. Khi Chúa Jêsus phán: “Ta sẽ xây Hội thánh ta”, Ngài sử dụng số ít, chớ không phải số nhiều — "Hội Thánh”. Chúa Jêsus hứa xây một Hội thánh và chỉ có một Hội thánh. Chỉ có một ekklesia thật — hội chúng của những người đã được kêu gọi ra khỏi thế gian mà đi theo Đấng Christ. Sự hiệp một của Hội thánh là cơ sở cho sự hiệp một Cơ đốc chơn thật. Hay nói theo cách tiêu cực, không có sự hiệp một đó, sự hội hiệp sẽ rất là khó. Phaolô giải thích nền tảng của sự chúng ta hội hiệp trong Đấng Christ bằng cách sử dụng từ ngữ “một” 7 lần trong Êphêsô 4:4-6: “Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh, như anh em bởi chức phận mình đã được gọi đến một sự trông cậy mà thôi; chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép báp tem; chỉ có một Đức Chúa Trời và một Cha của mọi người, Ngài là trên cả mọi người, giữa mọi người và ở trong mọi người”.
Một thân thể
Một Thánh Linh
Một sự trông cậy
Một Chúa
Một đức tin
Một phép báptêm
Một Cha
Hội thánh là một vì nó được xây trên Đức Chúa Jêsus Christ: “Vì, chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập, là Đức Chúa Jêsus Christ” (I Côrinhtô 3:11). Samuel Stone đã nói trong bài thánh ca nổi tiếng của ông: (TC 146)
Căn cơ duy nhất Jêsus thôi
Nàng Hội thánh nương trên Ngài,
Lời thiêng, Nước Thánh rửa tội xưa
Tân tạo nên trang hiền giai.
Ngài từ thượng thiên xuống kiếm nàng
Hứa khiến nên tân phụ Ngài;
Hy sinh đem huyết cao mua nàng
Vì nàng Chúa lâm hình cay.
Tuy dung thân trong khắp nhân gian,
Hiệp một thánh dân thiên thành;
Nấy qui tắc cứu rỗi quí nương,
Một Cha, một đức tin, trùng sanh;
Nàng ngợi một danh Chúa hiển vinh,
Bánh thánh hưởng chung tiệc linh,
Ngày đêm nôn nả trông mong luôn,
Nguyền đạt mỗi ơn Thần Linh.
Trước khi chúng ta đi tới nữa, chúng ta cần phải hiểu rõ ràng trọn vẹn về điều nầy. Chỉ có một Hội thánh vì chúng ta có một Chúa — chớ chẳng phải hai. Bất luận chúng ta có thể nghĩ gì về sự lộn xộn tôn giáo thật khó tin trong thời buổi của chúng ta — sự lộn xộn ấy không đến từ Đức Chúa Trời. Hội thánh là một vì Đấng Christ là một.
Giáo lý quan trong theo Kinh thánh về sự hiệp một của Hội thánh ra từ lẽ thật nầy. Khi Chúa Jêsus cầu nguyện ở Giăng 17:21 rằng “để cho ai nấy hiệp làm một”, Ngài đang cầu xin cho các tín đồ chứng tỏ ở trên đất sự hiệp một trọn vẹn đang tồn tại ở trên trời giữa Đức Cha và Đức Con. Đôi khi tôi nghe người ta nói về việc “dựng nên” sự hiệp một trong Hội thánh. Nhưng chúng ta không bao giờ nói “dựng nên” sự hiệp một; Đức Chúa Trời đã làm rồi sự ấy trong Đấng Christ. Chúng ta cần phải “duy trì” và “giữ lấy” sự hiệp một mà Đức Chúa Trời đã dựng nên rồi giữa vòng các tín đồ chơn thật. Đây là một lẽ đạo rất dễ nói về lý thuyết hơn là thể hiện qua cách thực hành.
“Joe phổ thông”
Khi tôi suy nghĩ về sự hiệp một trong Hội thánh, “Joe phổ thông” thoắt hiện đến trong lý trí tôi. Tên thật của ông ta là Joe Nast, nhưng ban trị sự gọi ông ta là “Joe phổ thông”. Joe là một người bạn cũ rất thân, là người đã có mặt quanh Hội thánh nầy từ ngày tôi mới đến đây. Joe đã ở vào cuối năm 70 tuổi, giờ đây ông đã qua đầu thập niên 80 (đấy chỉ là đoán tôi. Ông có thể già hơn thế) và sức khỏe của ông không được tốt, nhưng khi ông có thể đi tới đi lui, tôi thường đến với nhà thờ và tìm một cái gói nhỏ mà Joe đã chọn khi ông đến viếng các nhà thờ khác nhau. Trong những ngày đầu của tôi tại Hội thánh nầy, khi chúng tôi vẫn còn có những buổi thờ phượng tối Chúa nhật, Joe sẽ đến nghe tôi giảng luận Kinh thánh. Ông thường nói cho tôi biết, tôi là Mục sư Tin lành mà ông ưa thích nhất. Vào mùa thu năm 1989, chỉ mấy tuần lễ sau khi đến với Hội thánh nầy, tôi đã giảng dạy suốt Cựu Ước. Joe đã đến nghe tôi giảng gần như là mỗi tối Chúa nhật. Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên tôi gặp ông. Không có giới thiệu nhiều, ông bước tới rồi trao cho tôi một mãnh giấy với một số thắc mắc ghi trên đó. Tôi vẫn còn nhớ câu hỏi đầu tiên. Đại loại là như thế nầy đây: “Chúa Jêsus phán: ‘Ta sẽ xây Hội thánh ta’. Nhưng những người Tin Lành bị chia ra thành 20.000 hệ phái và đảng phái khác nhau. Làm sao họ có thể là Hội thánh mà Chúa Jêsus đã xây dựng khi chỉ có một Giáo Hội Công Giáo LaMã?” Tôi mĩm cười khi tôi viết bài giảng nầy vì đây là phần giới thiệu của tôi với Joe Nast. Trải qua nhiều năm tháng, chúng tôi đã có nhiều cuộc tranh luận. Chúng tôi hiển nhiên trở thành bạn hữu rất thân, và tôi đã học được một việc rất hay về Giáo Hội Công Giáo từ sự quan sát rất kiên nhẫn của Joe. Trong nhiều năm gần đây (cho tới lúc ông rất yếu) Joe thường đến với Hội thánh nầy vào sáng Chúa nhật, và thậm chí đi với nhóm Golden Heirs của chúng tôi trên các chuyến linh trình của họ. Tôi phải nhận rằng câu hỏi của Joe đã thách thức tôi khi lần đầu tiên tôi đọc nó. Giờ đây, tôi già dặn hơn và thêm một ít khôn khéo hơn (hay ít nhất đã kinh nghiệm nhiều hơn), tôi nghĩ tôi sẽ trả lời thắc mắc ấy theo cách nầy: Mặc dù Giáo Hội Công Giáo dường như là một giáo hội, thực sự nó giống như một cây dù lớn bao che cho nhiều nhóm và bè phái, trong nhiều trường hợp họ có ít việc phải làm với nhau. Bạn có Mel Gibson, nhà bảo thủ cực đoan, là Công Giáo Latinh ở một đầu. Ở đầu kia bạn có Những nhà thần học tự do và chắc chắn bạn có được những người như Cha John Dominic Crossan của đại học đường DePaul, ông tự do đến nỗi ông không tin vào sự sống lại cụ thể, theo phần xác của Chúa Jêsus. Trong nhiều phương thức, người Công giáo dường như bị phân chia tồi tệ giống như người Tin Lành. Chắc chắn có một sự chia rẽ lớn lắm giữa người Công giáo bảo thủ và tự do dẫn tới một cuộc chiến cho tấm lòng và linh hồn của giáo hội của họ.
Nhưng tôi muốn để vấn đề lại ở đó. Như Joe đã chỉ ra, hoàn toàn chính xác tôi nói thêm, người Tin lành quả thật đã bị chia ra thành nhiều nhóm. Trong phần đáp ứng với những sự phân chia nầy, các hệ phái chính đã nổ lực gắn bó với nhau qua phong trào thống nhất các giáo phái. Ao ước nầy kết hợp các nhà thờ khác nhau, họ đến với nhau từ một sự thôi thúc rất cao thượng — "Chúng ta hãy gạt qua một bên những dị biệt và hình thành một giáo hội lớn”. Sau 40 năm thương thảo, phong trào chẳng tỏ ra gì được bao nhiêu. Kết quả chính hầu như là nhấn mạnh hoàn toàn vào giáo lý của Kinh thánh. Làm thế nào bạn gom những người Báptít, những người Luther và những người Giám Lý, và Trưởng Lão cùng thờ phượng với nhau trong một nhà thờ? Phần chú trọng vào giáo lý như thế nầy dẫn tới một “mẫu số chung thấp nhất” tiếp cận với tín điều. Và điều đó dẫn tới chỗ nhiều, nhiều người đến với nhau, họ tin càng lúc càng kém đi cho tới chừng ai nấy đều chẳng tin vào một thứ gì nữa hết. Đấy là cách bạn có được những vị Mục sư vui vẻ. Bạn chỉ thôi đừng quá mấu với lẽ thật cho tới chừng chẳng có gì còn lại. Nhưng khi mọi sự cần có để nắm bắt, không một ai có thể nói cái nào đúng cái nào sai, và tại sao không có quí Mục sư thoải mái chứ?
Thành phố bị phân tán nhiều nhất trong nước Mỹ
Nhưng đấy chưa phải là phần cuối của câu chuyện đâu. Tôi chỉ nhắc tới những người Công giáo và những người Tin lành dòng chính hầu cho tôi có thể nói đôi điều về những người Tin lành. Đấy chính là chúng ta đây — những Cơ đốc nhân bảo thủ, tin theo Kinh thánh. Chúng ta có một loạt nan đề riêng của chúng ta. Chúng ta nói chúng ta thích làm việc chung với nhau, và chúng ta nói chúng ta tin vào sự hiệp một, và chúng ta nói chúng ta muốn cầu nguyện chung với nhau, và chúng ta nói đó là một việc tốt khi các Hội thánh góp tài nguyên của họ lại với nhau để làm một việc gì đó lớn lao cho Nước Trời. Nhưng chúng ta thường nói nhiều loại sự việc đó hơn là chúng ta bắt tay vào làm. Tôi tin Chicago là thành phố bị phân tán nhiều nhất trong nước Mỹ. Chúng ta phân chia về chủng tộc, về kinh tế, về dân tộc, về địa lý, và trong nhiều phương thức, chúng ta bị phân chia về mặt thuộc linh nữa. Kết thân thể của Đấng Christ lại với nhau ở Chicago là một công việc có tầm cỡ của Hercule. Chúng ta đã học biết điều nầy thật là khó nhọc trong suốt chiến dịch của Luis Palau vào năm 1996. Sau khi hình thành một liên minh gần 2.000 nhà thờ, và sau khi chi ra gần 2 triệu USD, và sau khi làm việc, hoạch định và cầu nguyện trong 5 năm, bản thân chiến dịch gần như thất bại hoàn toàn. Mặc dù sự việc đã làm lay động cả thành phố, Chicago chẳng cần biết Luis Palau có còn ở đây hay không nữa! Tôi nói ra điều nầy, tuy nhiên sự thực cho thấy rằng có nhiều việc tốt lành đã xảy ra và có nhiều người đã đến với Đấng Christ. Nhưng sự kiện đã rơi vào chỗ thiếu mất sự trông mong. Khi nhìn lại, tôi tin chiến dịch đã thất bại vì các nhà thờ không thể hay sẽ không chịu làm việc chung với nhau.
Mục tiêu thực sự của tôi ở đây là không chỉ ngón tay vào người Công giáo, người Chính thống giáo, người Tin lành, hay vào bạn hữu Tin lành của tôi. Hết thảy chúng ta đều có các nan đề của mình. Chúng ta phải nhìn xem sự hiệp một của Hội thánh theo ánh sáng những những sự phân tán to lớn trong Vương quốc của Đấng Christ như thế nào đây? Cách tốt nhứt là hiểu cho rõ những dị biệt của chúng ta, chúng ta vẫn có một lập trường lớn chung. Chúng ta chia sẻ đức tin chung trong Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời, về lẽ đạo Ba Ngôi Đức Chúa Trời, về sự ra đời bởi Nữ đồng trinh, về sự chết của Đấng Christ vì tội lỗi của chúng ta, và về sự sống lại từ kẻ chết của Ngài. Nói như thế không phải là chối bỏ hay hạ thấp những dị biệt trầm trọng đang tồn tại giữa những người tin lành và giáo hội Công giáo Lamã về nhiều vấn đề quan trọng rất đa dạng. Đây không phải là một sự thỏa hiệp để chú trọng vào những lãnh vực đức tin chung ngay cả khi giữ lấy những lẽ đạo có tính phân biệt của chúng ta. Chúng ta sẽ lấy làm vui sướng khi chúng ta tìm thấy nhiều người khác họ dự phần vào đức tin của chúng ta ở những điểm nhất định — thậm chí khi chúng ta khăng khăng vào lẽ thật quan trọng nói tới sự xưng công bình chỉ bởi một mình đức tin truyền xuống cho chúng ta trước tiên từ những nhà Cải Chánh — và hoàn toàn từ Tân Ước.
Vì vậy, khi chúng ta nói Hội thánh là một, thì chúng ta đang nói tới Hội thánh nào vậy? Chúng ta có ý nói tới Hội thánh theo ý nghĩa của Tân Ước – hội chúng của những người đã được kêu gọi ra khỏi thế gian để bước theo Đức Chúa Jêsus Christ. Người nào thực sự tin nơi Ngài thực sự là thuộc viên của Hội thánh, bất chấp mối quan hệ hệ phái của họ. Chúng ta mở rộng mối tương giao Cơ đốc với tất cả những tín hữu ở khắp mọi nơi vì chúng ta là thuộc viên trong gia đình của Đức Chúa Trời bởi đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Không phải ai tham gia vào trong một Hội thánh — bất kỳ Hội thánh nào — đều được sanh lại đâu. Có nhiều người đã nếm trải các động lực của tôn giáo. Một số chưa bao giờ hiểu rõ Tin lành. Nhiều người khác ưa thích một tôn giáo của các việc lành hơn thay vì tin lành ân điển. Có những thuộc viên Hội thánh chưa được cứu trong mỗi nhà thờ và từng hệ phái. Nhưng Chúa biết rõ bầy chiên của chính Ngài. Ngài gọi đích danh họ, họ nghe theo tiếng của Ngài, và họ bước theo Ngài (Giăng 10:27). Chúa biết kẻ thuộc về Ngài (II Timôthê 2:19). Ngài đang xây dựng Hội thánh của Ngài từng người từng lúc khi có nhiều người nam người nữ rời bỏ thế gian nầy và bắt đầu bước theo Ngài. Hội thánh ấy — số lượng đầy đủ các tín hữu thật — một con số chỉ có Đức Chúa Trời biết — là “Hội thánh duy nhứt” mà Chúa Jêsus đã xây dựng trong 2.000 năm.
Hầu hết chúng ta đều quan tâm tới việc chối bỏ ngày càng tăng về các giá trị Cơ đốc trong xã hội của chúng ta. Chúng ta dường như đang tự động rơi xuống một cái hố hỗn loạn xã hội. Nhưng trong áp lực của những ngày nầy, Cơ đốc nhân đã bắt đầu nhận ra rằng chúng ta có thể bất đồng trước các vấn đề phụ bao lâu chúng ta đứng với nhau trên những điều quan trọng của lẽ thật. Có lẽ chúng ta sẽ trở lại với việc trở thành “Cơ đốc nhân trước hết” và mọi sự khác đều là phụ thuộc.
Cơ đốc nhân trước hết — và Luther là phụ thuộc.
Cơ đốc nhân trước hết — và Báptít là phụ thuộc.
Cơ đốc nhân trước hết — và Giám Lý phụ thuộc.
Cơ đốc nhân trước hết — và Hội thánh nhà là phụ thuộc.
Chúa Jêsus đã phán: “Ta sẽ xây dựng Hội thánh ta, và các cửa âm phủ sẽ chẳng thắng được Hội đó”. Đức Chúa Trời có một đại gia đình — và nếu bạn nhìn biết Chúa Jêsus, nếu bạn đã tin cậy Ngài làm Chúa và Cứu Chúa của bạn — bạn là chi thể trong gia đình đó. Có nhiều điều nữa tôi sẽ nói về Hội thánh trong bài giảng kế tiếp, nhưng đây là chỗ mà chúng ta phải khởi sự. Hội thánh là một vì Chúa Jêsus là cái nền. Nếu bạn được xây trên nền đó, bạn là chi thể của một Hội Thánh thật duy nhứt. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét